« Home « Kết quả tìm kiếm

Chính trị trong Quản lý công


Tóm tắt Xem thử

- ĐẢNG CHÍNH TRỊ 1.1.
- Chính trị Thuật ngữ “Chính trị” theo tiếng Hy Lạp là Politika, có nguồn gốc từ chữ Pólis – nghĩa là Nhà nước.
- Với tư cách là một phạm trù, “Chính trị” đã được con người khám phá trong quá trình lịch sử lâu dài và nghĩa cơ bản của nó cũng dần dần được xác định theo thời gian.
- Trong tác phẩm kinh điển “Chính trị luận” của Platon, tác giả đã xem chính trị là “nghệ thuật cung đình liên kết trực tiếp các chuẩn mực của người anh hùng và sự thông minh.
- Nhà xã hội học Đức đầu thế kỷ XX- Marx Weber đã xem “Chính trị” là khát vọng tham gia vào quyền lực hay ảnh hưởng đến sự phân chia quyền lực giữa các quốc gia, bên trong quốc gia hay giữa các tập đoàn người trong một quốc gia.
- Trong quyển Bách Khoa Triết Học (Liên Xô) thì “Chính trị” là những công việc nhà nước, là phạm vi hoạt động gắn với những quan hệ giai cấp, dân tọc và các nhóm xã hội khác nhau mà hạt nhân của nó là vấn đề giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước”.
- Theo “Từ điển Chính trị văn tắt” (Liên Xô) đã định nghĩa “Chính trị” là hoạt động trong lĩnh vực quan hệ giữa các nhóm xã hội lớn, trước hết là các giai cấp, cũng như các dân tộc và các nhà nước”.
- Ngoài ra còn có nhiều cách thức tiếp cận khác nhưng về cơ bản nội hàm của khái niệm chính trị có thể hiểu theo những nội dung cơ bản sau.
- Chính trị là quan hệ lợi ích giữa các giai cấp thông quan việc giải quyết vấn đề quyền lực nhà nước.
- Chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế đồng thời là chủ thể của kinh tế.
- Chính trị còn là sản phẩm bởi sự phát triển văn hóa chung trong xã hội.
- Như vậy, Chính trị là quan hệ lợi ích mà cơ bản nhất là lợi ích kinh tế giữa các giai cấp, các nhóm xã hội và của nhân dân trong cuộc đấu tranh giải quyết các vấn đề quyền lực nhà nước vì sự tiến bộ của xã hội ở một trình độ phát triển văn hóa và văn minh nhất định.
- Đảng Chính trị 1.2.1.
- Khái niệm Đảng chính trị Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lenin thì Đảng chính trị là sản phẩm tất yếu của cuộc đấu tranh giai cấp.
- Ăngghen cho rằng đấu tranh chính trị giữa các giai cấp biểu hiện tập trung nhất ở cuộc đấu tranh giữa các chính đảng.
- Đảng chính trị là “con đẻ” của cuộc đấu tranh giai cấp, ra đời một cách tự giác khi cuộc đấu tranh giai cấp phát triển ở trình độ cao đến mức cần phải có một tổ chức tham mưu lãnh đạo, điều hành thống nhất về tư tưởng và hành động của cả giai cấp.
- Lịch sử đấu tranh giai cấp của nhân loại bao giờ cũng có những tổ chức tương tự như đảng chính trị song lịch sử thật sự của đảng chính trí là bắt đầu từ cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến mà cụ thể là gắn liền với các cuộc cách mạng tư sản ở Châu Âu cuối thế kỷ XVIII và phát triển mạnh mẽ trong xã hội ngày này.
- 8 Đảng chính trị bao giờ và trước hết là mang bản chất giai cấp.
- Đảng chính trị là đội ngũ tiên phong, là tổ chức cao nhất.
- Đảng chính trị đại diện cho hệ tư tưởng, quyền lực và lợi ích của một giai cấp nhất định, không có đảng nào là phi giai cấp hay siêu giai cấp.
- Các đảng chính trị đều hướng đến giành, sử dụng hay chi phối, khống chế quyền lực nhà nước để phụ vụ cho mục đích chính trị của mình.
- Cũng như Nhà nước, Đảng chính trị cũng giải quyết các xung đột chung, những vấn đề chung của cả xã hội nhằm ổn định và phát triển xã hội theo định hướng mà Đảng mong muốn.
- Vậy, Đảng chính trị là một tổ chức chính trị bao gồm những đại biểu của một giai cấp hay tầng lớp xã hội, dựa trên hệ tư tưởng hay quan điểm chính trị nhất định phản ánh lợi ích của giai cấp hay tầng lớp mà đảng đại diện.
- Đảng cầm quyền là khái niệm chỉ một đảng chính trị đại diện cho một giai cấp đang nắm giữ và lãnh đạo chính quyền để điều hành, quản lý đất nước nhằm thực hiện lợi ích của giai cấp mình đại diện.
- Ở các nước theo chế độ đại nghị thì Đảng cầm quyền là Đảng chính trị đang chiếm đa số ghế trong cơ quan Lập pháp của Nhà nước.
- Một số trường hợp khi có Đảng chính trị nào giành đa số quá bán số ghế trong cơ quan Lập pháp thì Đảng chiếm tỷ lệ phần trăm cao phải liên kết với các Đảng khác nhỏ hơn để thành lập Liên minh cầm quyền nhằm giành được quyền thành lập Chính phủ.
- Vai trò của Đảng chính trị Theo các nhà nghiên cứu tư sản phương Tây thì vai trò của các đảng chính trị đối với đời sống xã hội là vô cùng to lớn.
- Đảng lãnh đạo, điều hành chính quyền nhà nước, tổ chức giai cấp và các lực lượng chính trị tiến hành đấu tranh chính trị.
- đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tiến hành giáo dục chính trị cho công chúng.
- Tuy nhiên, Đảng chính trị cũng gây chia rẽ nhân dân, tách nhân dân ra khỏi chính trị.
- kích thích sự tham vọng 8 chính trị.
- Mặc dù vậy, hiện nay vai trò của đảng chính trị vẫn còn mang tính tích cực đối với đời sống chính trị và là thành phần cơ bản của các chế độ dân chủ.
- Vai trò tích cực hay tiêu cực của một đảng chính trị đối với sự phát triển của xã hội còn tùy vào nhiều yếu tố khác nhau trong những điều kiện cụ thể nhưng cơ bản là địa vị lịch sử và bản chất giai cấp mà đảng đó là người đại diện, cương lĩnh chính trị cùng mức độ ủng hộ của giai cấp cách mạng mà quan trọng nhất là hiệu quả chính trị - xã hội của nó.
- Theo V.I.Lenin thì “Nhận rõ được cuộc đấu tranh của các đảng, thì không nên tin ở lời nói, mà nên nghiên cứu lịch sử thật sự của đảng, nghiên cứu chủ yếu là việc làm chứ không phải là những lời họ nói về bản thân họ, xem họ giải quyêt các vấn đề chính trị như thế nào, xem thái độ họ như thế nào trong những vấn đề có liên quan đến lợi ích thiết thân của các giai cấp khác nhau trong xã hội”.
- PHƯƠNG THỨC TÁC ĐỘNG CỦA ĐẢNG CHÍNH TRỊ CẦM QUYỀN 2.1.
- Chế độ đa nguyên chính trị Chế độ đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập đã trở thành phổ biển trong nền chính trị tư sản.
- Đa nguyên chính trị được hiểu là một thể chế chính trị mà ở đó tồn tại nhiều đảng phái chính trị đối lập và đấu tranh với nhau đòi chia sẽ quyền lãnh đạo chính trị đối với toàn xã hội.
- Sự đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập trong nền chính trị tư sản là một tất yếu khách quan, xuất phát từ bản chất bóc lột của giai cấp tư sản và sự bất công xã hội của chế độ tư bản chủ nghĩa.
- Vì vậy ngay trong quá trình giành chính quyền, cách mạng tư sản đã mang trong mình nó một cố kết chính trị nhiều đảng.
- Khi các tổ chức độc quyền xuất hiện, đa nguyên chính trị mất dần ý nghĩa ban đầu, trở thành thủ đoạn để điều chỉnh lợi ích trên nguyên tắc cạnh tranh giữa các nhóm, các tổ chức độc quyền có lực lượng ngang bằng nhau và là bình phông “dân chủ” che đậy sự bất công, bất bình đẳng trong xã hội do các tổ chức độc quyền lũng đoạn.
- 8 Khi chủ nghĩa xã hội xuất hiện, đa nguyên chính trị trở thành công cụ tư tưởng để giai cấp tư sản chống lại các nước xã hội chủ nghĩa, phong trào cộng sản và các trào lưu tiến bộ trên thế giới bằng việc đòi mở rộng tự do dân chủ vô chính phủ nhằm chống lại nguyên tắc tập trung dân chủ, đòi thực hiện chế độ đa đảng và các tổ chức chính trị đối lập nhằm vô hiệu hóa sự lãnh đạo của đảng Cộng sản, từng bước đẩy đảng Cộng sản ra khỏi vị trí lãnh đạo xã hội, đòi xây dựng nhà nước theo mẫu pháp quyền tư sản – bề ngoài đại diện cho lợi ích của tất cả các nhóm và các đảng phái đối lập nhau nhưng thực chất là đại diện cho lợi ích của giai cấp tư sản.
- Sự đa nguyên chính trị hay đa đảng đối lập của nền dân chủ tư sản nói chung, hệ thống thể chế chính trị tư bản chủ nghĩa nói riêng cũng chủ yếu diễn ra trong tranh cử vào Nghị viện và các chức vụ như Tổng thống, Thủ tướng hay các cuộc tranh giành quyền lực giữa các phe phái.
- Nhưng thực tế, chỉ có những đảng lớn, có thế lực, có sự hậu thuẩn thuật lợi, mới có khả năng thắng cử và trở thành đảng cầm quyền, thực hiện sự lãnh đạo hệ thống chính trị và toàn xã hội.
- Phương thức tác động của Đảng chính trị cầm quyền - Lập Pháp: phương thức tác động của Đảng chính trị nói chung và Đảng chính trị cầm quyền vào cơ quan lập pháp là hành vi chính trị căn bản để tạo lập công cụ quyền lực theo một mô hình chính trị nhất định.
- Việc làm này được thực hiện bằng cách đưa những sách lược chính trị, đường lối chính trị của đảng mình vào khuôn khổ của pháp luật, nghĩa là thể chế hóa những quan điểm của đảng thành Hiến pháp, pháp luật, cơ chế chính sách, quy định pháp lý.
- Thứ hai, thông qua cơ quan Lập pháp hay thông qua bầu cử trực tiếp chọn người đứng đầu cơ quan hành pháp mà đảng chính trị tìm mọi cách đưa người vào, tác động đến dân chúng đặc biệt là cử tri để tranh thủ phiếu cầu cho ứng cử viên của mình hay người mình muốn.
- Quyền lập tòa án đặc biệt, xét xử các nhân vật chính trị cao cấp, các quan chức hành chính cao cấp thường thuộc về Nghị viện mà Nghị viện là nơi thi thố thực lực chính trị của các đảng phái.
- Chính quyền địa phương: Đối chính quyền địa phương thì các đảng chính trị tiếp tục tranh cử ở cơ quan chính quyền địa phương để giữ quyền điều hành hoặc thông qua mối quan hệ chấp hành của chính quyền địa phương đối với chính quyền Trung ương mà chi phối hoạt động của chính quyền địa phương.
- Tại các nước chế độ nhất nguyên chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản 2.2.1.
- Chế độ nhất nguyên chính trị Nhất nguyên chính trị của một Đảng Cộng sản cầm quyền là vấn đề cốt tử của chủ nghĩa xã hội nói chung, của việc xây dựng hệ thống thể chế chính trị của nhân dân lao động nói riêng.
- Nhất nguyên chính trị được hiểu là một chế độ chính trị mà trong một quốc gia, vai trò chi phối định hướng và điều hành xã hội thuộc về một lực lượng chính trị với một tư tưởng chính trị và một đảng chính trị chủ yếu.
- Trong chế độ chính trị nhất nguyên, cũng có thể có nhiều đảng phái chính trị cùng tồn tại.
- Tuy nhiều đảng khác nhau nhưng các đảng không đối lập về tư tưởng, cùng chung mục đích chính trị.
- Ngược lại trong nền chính trị đa đảng cũng có thể là nhất nguyên nếu trong nền chính trị đó, chỉ có một đảng (hay vài đảng dù có lợi ích cụ bộ khác nhau nhưng cùng bản chất, một lợi ích cơ bản, một lý tưởng) cẩm quyền, còn đảng đối lập thì yếu ớt, không có cơ hội cầm quyền, hoạt động trong khuôn khổ cho phép của đảng cầm quyền thông qua pháp luật thì thực chất chế độ chính trị đó cũng là chế độ nhất nguyên.
- Mác và Ăngghen đã nói trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” về việc xác định vai trò lịch sử và nguyên tắc xây dựng đảng chính trị của giai cấp công nhân.
- Từ đó, để hoàn thành sứ mạng là đội tiên phong chính trị của giai cấp công nhân, nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh cho thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản, những đảng viên của Đảng phải là bộ phận tích cực nhất, có ý thức giác ngộ nhất của giai cấp công nhân.
- Những luận điểm trên đã giúp Lênin xây dựng và phát triển học thuyết về Đảng kiểu mới nói chung, về vai trò, chức năng, nhiệm vụ…của Đảng Cộng sản trong hệ thống chính trị nói riêng.
- 8 Nhất nguyên chính trị của một Đảng cộng sản cầm quyền là do bản chất của giai cấp công nhân quy định.
- Thực tiển tại Hiệp chúng quốc Hoa Kỳ Hoa Kỳ luôn tự xem mình là “thành trì” của thế giới tự do, luôn sử dụng chiêu bài “đa nguyên, đa đảng” và “nhân quyền cao hơn chủ quyền” nhưng thực chất tại quốc nội thì quyền lực chính trị không hề thuộc về người dân.
- Chính thức từ năm 1860 đến nay, nền chính trị Hoa Kỳ đều bị chi phối bởi hai đảng là Đảng Dân Chủ ( còn gọi là phe Bồ Câu) và Đảng Cộng Hòa 8 (còn gọi là phe Diều Hâu).
- Hai đảng này tuy bề ngoài mâu thuẩn nhau cả về đường lối đối nội lẫn đối ngoại nhưng thực chất là thống nhất với nhau trong việc chia sẽ quyền lực chính trị và bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản tài phiệt cầm quyền sau lưng.
- Không giống các quốc gia khác, cơ cấu tổ chức của các đảng chính trị tại Mỹ rất lỏng lẻo.
- Đây là nơi hai đảng chính trị cầm quyền tìm cách nắm giữ để thông qua các dự Luật nhằm bảo vệ nhóm lợi ích mà mình đại diện nói riêng và lợi ích chung của giai cấp tư sản nói chung.
- Tổng thống Hoa Kỳ là người nắm trong tay toàn bộ quyền Hành pháp cấp liên bang và ảnh hưởng đến cả Lập pháp và Tư pháp nên luôn là mục tiêu của cả hai đảng trong cuộc chay đua giành quyền lực chính trị.Bởi đại diện của đảng nào trở thành Tổng thống thì quan điểm chính trị của đảng đó trở thành quan điểm của cả hệ thống hành pháp và tác động đến cả 2 nhánh kia.
- Vào năm 2010, Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ tuyên bố “Quyên góp chính trị là một hình thức tự do ngôn luận” và bỏ mọi quy định về trần của quyên góp bầu cử ở Mỹ.
- Tư Pháp: Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ là định chế quyền lực cao nhất của nhánh tư pháp trong Chính trị Hoa Kỳ, Tối cao Pháp viện là tòa án duy nhất được thiết lập bởi Hiến pháp.
- Ảnh hưởng của Đảng chính trị đối với Tối cao Pháp viện khá mờ nhạt nhưng thực chất là ảnh hưởng mang tính ngầm.
- Và tại đây, vẫn diễn cuộc đua tranh quyền chính trị giữa hai đảng.
- Như vậy mặc dù theo thể chế đa nguyên chính trị nhưng thật ra là sự thống nhất của giai cấp tư sản cẩm quyền.
- Hai đảng chính trị là Dân chủ và Cộng hòa vừa cạnh tranh vừa thống nhất nhau trong việc giành, giữ và sử dụng quyền lực Nhà nước nhằm phục vụ lợi ích của số ít nhà tài phiệt cầm quyền chứ không hề đại diện cho người dân.
- Đảng lãnh đạo Nhà 8 nước thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng thành chính sách, pháp luật của Nhà nước và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật.
- Là đảng cầm quyền, lại có nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nên phương thức lãnh đạo của Đảng “phải chủ yếu bằng Nhà nước và thông qua Nhà nước”.
- Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân do Đảng lãnh đạo.
- Đảng lãnh đạo Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội rốt cuộc cũng nhằm thực thi quyền lực của nhân dân, quyền làm chủ của nhân dân.
- Cụ thể hóa phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước có thể nêu ra những định hướng sau đây.
- Đảng lãnh đạo bằng định hướng giải quyết các vấn đề trọng đại của quốc kế dân sinh, hoặc các vấn đề cụ thể nhưng có ý nghĩa chính trị quan trọng quan hệ tới các tầng lớp nhân dân đông đảo hoặc quan hệ đến lĩnh vực đối ngoại.
- Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị đã ra các nghị quyết để đưa ra Quốc hội những định hướng lớn về bổ sung, sửa đổi Hiến pháp.
- Bộ Chính trị quyết định việc giới thiệu nhân sự bầu vào chức vụ Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm các ủy ban của Quốc hội.
- Sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là Bộ Chính trị đối với Quốc hội thể hiện ở tầm quan điểm, chủ trương, chính sách lớn.
- Vai trò lãnh đạo của Đảng mà trực tiếp là Bộ Chính trị đối với Quốc hội ngày càng theo phương thức là Đảng chỉ nêu định hướng, nguyên tắc, quan điểm, chủ trương, giải pháp lớn.
- còn để Quốc hội thảo luận, dân chủ quyết định theo thẩm quyền những điều khoản của các đạo luật, chỉ tiêu kinh tế - xã hội hằng năm,… Có những vấn đề tuy lớn nhưng Bộ Chính trị chỉ nêu phương hướng để Quốc hội thảo luận một cách dân chủ, quyết định về mặt nhà nước, không áp đặt.
- Bố trí một số Ủy viên Bộ Chính trị và Ủy viên Trung ương Đảng cần thiết tham gia vào Ủy ban Thường vụ Quốc hội và làm chủ nhiệm các ủy ban, hội đồng của Quốc hội.
- Trung ương Đảng và Bộ Chính trị thông qua Đảng đoàn Quốc hội và các đảng viên là đại biểu Quốc hội để lãnh đạo hoạt động của Quốc hội.
- thực hiện đúng đắn đường lối, chủ trương của Đảng, quyết định những vấn đề về tổ chức, cán bộ theo sự phân công, phân cấp của 8 Bộ Chính trị.
- Kiểm tra việc thực hiện đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng trong hoạt động của Quốc hội.
- Bộ Chính trị chỉ đạo Đảng đoàn Quốc hội, các cơ quan có liên quan thực hiện tốt việc chuẩn bị cho các kỳ họp của Quốc hội, bảo đảm cho dự án luật, những vấn đề quan trọng khác trình tại kỳ họp và các quyết định của Quốc hội phù hợp với đường lối của Đảng, đồng thời lắng nghe để tiếp thu ý kiến xây dựng của đại biểu Quốc hội, tôn trọng quyết định của Quốc hội, tăng cường thảo luận, tranh luận, chất vấn đại biểu Quốc hội, phát huy dân chủ trong sinh hoạt Quốc hội.
- Xác định ngày càng rõ hơn mối quan hệ giữa Đảng và Chính phủ, giữa Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị với Ban Cán sự đảng của Chính phủ.
- Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị xem xét, quyết định những phương hướng, chủ trương, chính sách lớn trên các lĩnh vực bảo đảm đúng định hướng chính trị của Đảng.
- Chẳng hạn, về kinh tế - xã hội, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị xem xét, quyết định mục tiêu, phương hướng kế hoạch, phương hướng ngân sách nhà nước, chính sách về các thành phần kinh tế, cơ cấu kinh tế, cơ chế quản lý, quy hoạch phát triển một số vùng, ngành trọng yếu, chủ trương xây dựng những công trình lớn, trọng điểm quốc gia.
- Ban Cán sự đảng lãnh đạo quán triệt và tổ chức thực hiện đường lối, chính sách của Đảng.
- lãnh đạo công tác kiểm tra việc chấp hành đường lối, chính sách của Đảng.
- Ban Cán sự đảng Chính phủ chịu trách nhiệm chính trước Trung ương Đảng toàn bộ hoạt động của Chính phủ về thực hiện đường lối, chính sách, chủ trương của Đảng trong Chính phủ, là người trình các đề án về chủ trương, chính sách trước Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị.
- Đặc biệt, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 2 tháng 1 năm 2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới và Nghị quyết số 49 ngày 2 tháng 6 năm 2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020,trong đó quy định tương đối toàn diện, có hệ thống mục tiêu, quan điểm, phương thức, nhiệm vụ cải cách tư pháp đến năm 2020.
- Bộ Chính trị đã thành lập Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp để xây dựng Đề án cải cách tư pháp và chương trình công tác hằng năm của Ban Chỉ đạo.
- Tổ chức đảng tại địa phương có 02 chức năng quan trọng: Một là: lãnh đạo thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước ở địa phương.
- Hai là, lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị, phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao hiệu quả công tác của địa phương.
- 8 KẾT LUẬN Đảng chính trị là một tổ chức đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống chính trị hiện nay.
- Đảng chính trị là sản phẩm tất yêu của cuộc đấu tranh giai cấp nhưng cũng là phương tiên tiện quan trọng để các giai cấp sử dụng trong cuộc đấu tranh giành quyền lực chính trị cho giai cấp mình.
- Đảng chính trị là đội tiên phong, là bộ tham mưu chiến đấu cho quyền lực và lợi ích của giai cấp mà mình đại diện trong một giai đoạn lịch sử nhất định.
- Đối với các nước Xã hội Chủ nghĩa nói chung và Việt Nam nói riêng, vai trò của Đảng Cộng sản cầm quyền là vô cùng lớn