Academia.eduAcademia.edu
. TIỂU BAN TÀI NGUYÊN SINH VẬT TRI THỨC BẢN ĐỊA VỀ SỬ DỤNG THỰC VẬT LÀM MEN RƢỢU CỦA CỘNG ĐỒNG CHƠ RO TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN - VĂN HÓA ĐỒNG NAI, TỈNH ĐỒNG NAI Nguyễn Văn Hợp, Nguyễn Thị Lƣơng, Đoàn Thị Thảo Phân hiệu – Trường Đại học Lâm nghiệp Từ ngàn xưa việc uống rượu đã trở thành bản sắc, nét văn hóa đặc trưng cho mỗi cộng đồng của người Việt. Tri thức bản địa về sử dụng thực vật làm men rượu được hình thành, phát triển và lưu giữ bằng hình thức “truyền miệng”. Đây thực sự là một kho báu còn nhiều điều chưa được khám phá có giá trị khoa học và ý nghĩa thực tiễn cao. Ở một góc nhìn khác, do quá trình phát triển kinh tế - xã hội đã làm cho nguồn nguyên liệu sử dụng làm men rượu bị mất đi. Trong khi đó, số hộ gia đình hiện còn nấu rượu không nhiều và mang tính nhỏ lẻ. Do vậy, việc nghiên cứu tri thức bản địa về sử dụng các loài thực vật làm men rượu là một tất yếu khách quan. Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai được thành lập năm 2004 với tổng diện tích tự nhiên trên 100.303 ha, là một trong những trung tâm đa dạng sinh học ở Việt Nam, không chỉ đa dạng về kiểu rừng mà còn đa dạng về thành phần loài, nguồn gen với 1.401 loài thực vật, thuộc 589 chi, 156 họ thuộc 06 ngành thực vật (http://dongnaireserve.org.vn). Chơ Ro là một trong số 54 dân tộc ở Việt Nam chủ yếu sinh sống ở vùng đồi núi thấp phía đông nam tỉnh Đồng Nai với dân số khoảng 15.174 người, chiếm 56,5% tổng số người Chơ Ro ở nước ta (https://vi.wikipedia.org). Xã Phú Lý thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai hiện có 136 hộ người Chơ Ro/2.931 hộ gia đình (chiếm 4,6%), 608 người Chơ Ro/13.712 người (chiếm 4,4%) (https://sites.google.com). Nơi đây tập trung cộng đồng người Chơ Ro sinh sống, đang lưu giữ kho tàng tri thức về sử dụng các loài thực vật cho LSNG có giá trị cao. Đặc biệt là các loài thực vật làm men rượu cần, nhưng hiện nay đang bị mai một. Do đó, nghiên cứu này đã được thực hiện. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn trong việc khôi phục, duy trì và phát triển nghề nấu rượu cần truyền thống cũng như gìn giữ và phát huy giá trị bản sắc văn hóa, nâng cao nhận thức của cộng đồng người dân trong việc bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thực vật mang giá trị “sinh thái-văn hóa” nơi đây. I. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tƣợng nghiên cứu: Các loài thực vật được cộng đồng Chơ Ro sử dụng để lên men lá rượu cần tại xã Phú Lý thuộc Khu BTTN - Văn hóa Đồng Nai. Địa điểm và thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành tại xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, thời gian 2016-2017. Phƣơng pháp nghiên cứu: - Điều tra ngoài thực địa trên 15 tuyến để thu thập mẫu tiêu bản và mẫu nguyên liệu làm men rượu cần (Nguyễn Nghĩa Thìn, 2004). - Thu thập thông tin: Điều tra nghiên cứu tri thức bản địa về sử dụng thực vật làm men rượu cần tại khu vực nghiên cứu bằng phương pháp PRA có sự tham gia của cộng đồng dân tộc Chơ Ro, nhằm điều tra, phỏng vấn các hộ gia đình đã và đang nấu rượu cần, những người có kinh nghiệm về sử dụng thực vật làm men rượu cần tại khu vực nghiên cứu: Thành phần loài, bộ phận sử dụng, phương thức sơ chế, bảo quản và quy trình chế biến rượu cần,... (Gary J. Martin, 2002). 1186 . HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 7 * Xác định tên khoa học: Tiến hành xử lý và giám định tên khoa học theo phương pháp so sánh hình thái truyền thống và các tài liệu chuyên ngành: Cây cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ, 1999-2000); Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi, 2011); Danh lục các loài thực vật Việt Nam (2001, 2003, 2005). II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Thành phần loài và bộ phận của thực vật đƣợc sử dụng làm men rƣợu cần Kết quả điều tra ngoài thực địa và phỏng vấn người dân tại xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, chúng tôi đã xác định được 65 loài thuộc 58 chi và 45 họ thực vật được cộng đồng người Chơ Ro sử dụng làm men rượu cần. Kết quả được tổng hợp ở bảng 1. Bảng 1 Thành phần loài, bộ phận của thực vật đƣợc sử dụng làm men rƣợu cần TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Tên khoa học Tên họ Dạng sống Nơi sống Sóng trắng nhiều lá Bộ phận sử dụng Mimosaceae Cây bụi Vỏ Trong rừng Riềng Zingiberaceae Thân thảo Củ Trong rừng Cỏ đầu nai Commelinaceae Thân thảo Cả cây Vách đá, bìa rừng Myrsinaceae Cây bụi Lá Trong rừng Myrsinaceae Cây bụi Lá Trong rừng Myrsinaceae Gỗ nhỏ Lá Trong rừng Marantaceae Thân thảo Lá Trong rừng Verbenaceae Cây bụi Lá Bìa rừng Rhizophoraceae Gỗ nhò Lá Trong rừng Vitaceae Dây leo Thân Trong rừng Tên Việt Nam Albiza myriophylla Benth. Alpinia conchigera Griff. Amischolotype mollissima var. monoperma (C.B. Cl.) Ardisia oxyphlla Wall. ex A.DC. Ardisia solanacea Thunb. Ardisia sylvestris Pitard Cơm nguội lá nhọn Cơm nguội cà Cơm nguội rừng Calathea sp. Callicarpa japonica Thunb. Carallia suffruticosa Ridl. Cayatia sp. Ngải lơ Tử châu nhật bổn Săng mã răng cưa Vác Cinnamomum sp. Costus specious Smith. Crossonephelis thorelii (Pierre) Leenh. Croton dongnaiensis Pierre ex Gagn. Ô đước Lauraceae Gỗ nhỏ Lá Trong rừng Mía dò Costaceae Dây leo Cả cây Trong rừng Tiết đĩa Sapindaceae Cây bụi Lá Trong rừng Cù đèn đồng nai Euphorbiaceae Cây bụi Lá, vỏ Ven đường Croton sp. Trắng ngực Euphorbiaceae Cây bụi Lá Trong rừng 1187 . TIỂU BAN TÀI NGUYÊN SINH VẬT 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 Cryptocarya ferrea Blume Curculigo latifolia Dryand. ex Ait Curculigo orchioides Gaertn. Dalbergia hancei Benth. Desmos chinensis Lour. Desmos cochinchinensis Lour. Dioscorea cirrhosa Lour. Diospyros Maritima Blume. Diplospora singularis Korth. Drynaria delavayi H. Christ Eurycoma longifolia W.Jack. Evodia lepta (Spreing) Merr. Fagraea fragrans Roxb. Ficus chartacea (Wall. ex Kurz) Wall. ex King Gnetum gnemon L. Goniothalamus gabriacianus (Baill.) Ast Gonocaryum lobbianum (Miers) Kurz Grewia paniculata Roxb. Ex DC. Heliciopsis lobata (Merr.) Sleumer Hibiscus macrophyllus Roxb. Homalomena occulta L. Schott Ziziphus poilanei Tardieu 38 1188 Ixora laotica Pit. Cà đuối trắng Cồ nốc lá rộng Lauraceae Gỗ lớn Vỏ Trong rừng Hypoxidaceae Thân thảo Rễ, củ Trong rừng, vườn nhà Sâm cau Hypoxidaceae Thân thảo Củ Trong rừng Trắc hance Fabaceae Dây leo Lá Trong rừng Gié trung quốc Annonaceae Gỗ nhỡ Lá Trong rừng Bân Annonaceae Gỗ nhỡ Lá Trong rừng Củ nâu Dioscoreaceae Dây leo Củ Bìa rừng Vàng nghệ Ebenaceae Gỗ nhỡ Lá Trong rừng Song tử dị biệt Rubiaceae Gỗ lớn Lá Trong rừng Ổ rồng Polypodiaceae Phụ sinh Thân Bìa rừng Bá bệnh Simaroubaceae Gỗ nhỏ Lá, rễ Trong rừng Ba chạc Rutaceae Gỗ lớn Vỏ, lá Trong rừng Trai Loganiaceae Gỗ nhỏ Lá, vỏ Trong rừng Ngái giấy Moraceae Gỗ nhỏ Vỏ, lá Bìa rừng Bép Gnetaceae Cây bụi Lá Trong rừng Giác đế sài gòn Annonaceae Gỗ nhỏ Lá Trong rừng Cuống vàng Icacinaceae Gỗ nhỏ Lá Trong rừng Cò ke Tiliaceae Gổ nhỡ Lá Trong rừng Bàn tay ma Proteaceae Cây bụi Lá Trong rừng Bụp lá lớn Malvaceae Gỗ nhỏ Lá Bìa rừng Araceae Cây cỏ Củ Trong rừng Rhamnaceae Cây bụi Vỏ Bìa rừng Rubiaceae Cây bụi Lá, vỏ Trong rừng Thiên nhiên kiện Táo rừng poilance Trang lào . HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 7 39 40 41 42 43 Ixora finlaysoniana Wall. ex G. Don Lasianthus hoaensis Pierre. Linociera ramiflora Wall. Lygodium subareolatum Christ. Mallotus paniculatus (Lamk.) Muell-Arg. 44 Micrososum sp. 45 Murraya sp. 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 Trang trắng Rubiaceae Gỗ nhỏ Lá Trong rừng Xú hương biên hòa Rubiaceae Gỗ nhỡ Lá Trong rừng Hổ bì Oleaceae Gỗ nhỡ Lá, vỏ, thân, rễ Bìa rừng Lygodiaceae Dây leo Lá, thân Trong rừng Euphorbiaceae Gỗ nhỏ Lá Trong rừng Polypodiaceae Phụ sinh Thân, lá Trong rừng Rutaceae Gổ nhỡ Lá Trong rừng Bòng bòng ổ Ba bét, bông bệt Ráng vi quân Hồng bì rừng Phoebe lanceolata (Wall. ex Nees) Nees Phyllanthus amarus Schum. et Thonn. Sụ thon Lauraceae Gỗ nhỡ Lá Trong rừng Chó đẻ răng cưa Euphorbiaceae Bụi Cả cây Vườn nhà, bìa rừng Piper sp. Trầu ké Piperaceae Phụ sinh Lá Trong rừng Platycerium grande J. Sm ex Hook Pothos gigantipes Buchet. Psychotria adenophylla Wall. Ổ rồng Polypodiaceae Phụ sinh Cả cây Bìa rừng Ráy thân to Araceae Phụ sinh Cả cây Trong rừng Lấu tuyến Rubiaceae Gỗ nhỏ Lá, củ Trong rừng Pteris venusta Ktze. Ráng chân xỉ đẹp Pteridaceae Phụ sinh Thân, lá Trong rừng Huỳnh mai Ochnaceae Gỗ nhỏ Lá Trong rừng Cà pháo Solanaceae Cây bụi Lá Ven đường, bìa rừng Hà thủ ô trắng Asclepiadaceae Dây leo Lá Trong rừng Trâm vỏ đỏ Myrtaceae Gỗ lớn Vỏ Trong rừng Sâm đất Hypoxidaceae Thân thảo Rễ, củ Trong rừng, vườn nhà Dây chiều Dilleniaceae Dây leo Lá, vỏ Bìa rừng Tiliaceae Dây leo Lá Trong rừng Menispermaceae Dây leo Thân Trong rừng Bồ quả lá to Annonaceae Dây leo Lá Trong rừng Chuối con chồng Annonaceae Gỗ nhỡ Lá, vỏ Trong rừng Schna integerrima (Lour.) Merr. Solanum lasiocarpum Dulan. Streptocaulon juventas (Lour.) Merr. Syzygium zeylanicum (L.) DC. Talinum crassifolium Wild. Tetracera indica (Houtt.) Merr. Grewia sp. Tiliacora triandra (Colebr.) Diels Uvaria cordata (Dun.) Wall. Ex Alston. Uvaria grandiflora Roxb. Nhao (Nhau) Dây sương sâm 1189 . TIỂU BAN TÀI NGUYÊN SINH VẬT 63 Willughbeia cochinchinensis Pierre ex Pit. Guồi Apocynaceae Dây leo Lá Trong rừng 64 Urena lobata L Ké hoa đào Malvaceae Cây bụi Cả cây Bìa rừng, vườn nhà 65 Zingiber sp. Gừng Zingiberaceae Thân thảo củ Trong rừng Kết quả điều tra cho thấy, các hộ gia đình sử dụng thành phần, số lượng các loài cây làm men lá có sự khác nhau, tùy thuộc vào nguồn nguyên liệu kiếm được nhiều hay ít. Tuy nhiên, trong tổng số 65 loài thực vật có 24 loài bắt buộc phải có mặt trong thành phần men lá (quả men) bao gồm: Sâm cau; Sâm đất; Ô đước; Cù đèn đồng nai; Ba chạc; Bép; Ổ rồng; Riềng rừng; Lấu; Trang trắng; Hà thủ ô trắng; Ráy thân to; Dây rít lá nhỏ; Tổ Rồng cánh gà; Trầu ké; Ba bét; Vác; Chuối con chồng; Củ nâu; Cốt toái bổ; Trắc hance; Gừng; Cơm nguội rừng. Trong số đó, đáng chú ý là các loài có tính cay, nóng, có tinh dầu (Riềng rừng, Gừng, Trầu ké, Ba chạc, Ô đước), điều này hoàn toàn phù hợp với tính chất cay, nóng của rượu cần. Các loài thực vật được người dân nơi đây sử dụng làm men lá để nấu rượu cần chủ yếu là dạng thân thảo, cây bụi, dây leo mọc dưới tán rừng và phân bố chủ yếu ở bìa rừng, ven đường mòn, trong rừng. Tỷ lệ nguyên liệu của các loài cây làm men lá không giống nhau. Đối với những loài có tính chất bắt buộc trong thành phần làm men lá thông thường có trọng lượng 4-5 g, các loài có tỷ lệ ít thường từ 1-2 g (trong tổng số 160 g trọng lượng khô/1 lít rượu). 2. Kiến thức bản địa trong sơ chế, bảo quản các loài cây làm men rƣợu cần Các loài cây sau khi thu hái về được phân loại thành 2 nhóm: Nhóm 1 bao gồm các loài sử dụng lá để làm men rượu cần. Các loài cây thuộc nhóm này không cần rửa lá bằng nước mà chỉ cần băm (thái) lá nhỏ ra để phơi khô; Nhóm 2 gồm các loài sử dụng vỏ, thân, rễ, củ thì đem rửa sạch bằng nước sau đó đem hong cho ráo nước rồi đem băm nhỏ. Các loài thuộc 2 nhóm này sau khi thái, cắt hoặc thái (lá) và băm nhỏ (rễ, vỏ, thân) thì đem phơi khô dưới ánh sáng mặt trời một nắng. Sau đó đem trộn lá, rễ, vỏ, củ, thân (đã phơi khô) với gạo tẻ để làm men lá. Trong trường hợp dùng không hết nguyên liệu hoặc trong thời gian rảnh rỗi người dân đi lấy nguyên liệu về dự trữ thì các sản phẩm sau khi lấy về phải được phơi khô hoàn toàn dưới ánh sáng mặt trời sau đó dùng bọc ni lông để bảo quản hoặc sau khi tạo thành bánh men lá, người dân dùng dây xuyên qua những bánh men treo gác bếp để bảo quản. Tuy nhiên, cần lưu ý một số vấn đề sau: - Sau khi thu hái các loài thực vật rừng làm men rượu (lá, rễ, thân, củ) trong ngày nếu số lượng chưa đủ để làm bắt buộc thái ra, băm ngay trong ngày thu hái về, phơi cho thật khô để khỏi bị mốc rồi bỏ vào bịch cất đi, khi nào dùng thì lấy ra. - Bánh men trong thời gian phơi phải để nơi cao ráo, thoáng mát. Trong thời gian phơi thường xuyên kiểm tra men. - Bánh men khi khô đã được nướng thì bỏ vào nia phải treo lên gác bếp tránh bị hư. 3. Kiến thức bản địa trong chế biến men rƣợu để nấu rƣợu cần (rƣợu ịch) của cộng đồng Chơ Ro Bước 1: Lấy nguyên liệu Nguyên liệu bao gồm 65 loài cây khác nhau được sử dụng từ các bộ phận: Vỏ, Rễ, Thân, Lá. Nguyên liệu chủ yếu vào rừng lấy. Số lượng mỗi loại ít, nhiều khác nhau. Trong đó 24 loài bắt buộc phải có để làm men lá gồm: Sâm cau (Rễ, Củ); Sâm đất (Rễ, Củ); Ô dước (Lá); Cù đèn 1190 . HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 7 đồng nai (Lá, Vỏ); Ba chạc (Vỏ); Bép (Lá); Ổ rồng (Lá); Riềng rừng (Củ); Lấu (Củ, Lá); Trang trắng (Lá); Hà thủ ô trắng (Lá); Ráy thân to; Dây rít lá nhỏ (cả cây); Tổ rồng cánh gà (Cả cây); Trầu ké (Lá); Ba bét (Lá); Vác (Thân); Chuối con chồng (Lá); Củ nâu (Củ); Cốt toái bổ (Cả cây); Trắc hance (Vỏ); Gừng (Củ); Cơm nguội rừng (Cả cây). Bước 2: Làm men Đối với những loài lấy lá để làm men thì không cần rửa, lấy củ và rễ thì rửa sạch. Các loại lá làm men thái nhỏ còn rễ củ băm nhỏ (Vỏ cây Dâu đất băm nhỏ bỏ riêng để trộn với Gạo và men sau). Sau đó trộn lá, thân, vỏ, rễ với nhau mang ra phơi một nắng. Ngâm gạo tẻ qua đêm, trộn gạo tẻ với lá, vỏ, rễ đã phơi. Sau đó bỏ ít một vào cối đâm khoảng 15 phút để thành bột. Lấy nước bỏ vào bột rồi nặn thành bánh men, phía trên làm các lỗ để phơi bánh men nhanh khô hơn (kích thước bánh men tùy thuộc vào người làm khoảng 6-10 cm). Lấy nia dải 1 lớp trấu sau đó bỏ bánh men mới nặn vào và phủ 1 lớp lá cây Bụp lá lớn (Hibiscus macrophyllus Roxb.) hoặc phủ 1 lớp lá cây Cà ông (Solanum lasiocarpum Dulan.) lấy nia khác úp lại. Ủ trong thời gian 3 ngày đảo men một lượt rồi ủ tiếp 3 ngày. Sau đó mang men ra phơi cho khô (1 tuần hoặc 2 tuần) lúc men gần khô lấy dây mây đâm qua các lỗ buộc lại để men nhanh khô (Cách bảo quản men không hư ban ngày mang phơi nắng, tối mang treo ở gác bếp). Bánh men sau khi khô đem nướng vàng lên. Sau đó bỏ vào cối giã ra thành bột. Bước 3: Ủ rượu Lấy lá cây Vàng nghệ (Diospyros maritima Blume.) đun sôi để sát trùng bình. Bình ủ rượu phải là bình sứ. Tiếp theo lấy gạo trộn với trấu nấu chín như cơm (gạo 3 phần, trấu 1 phần), bới ra để nguội rồi trộn chung với bánh men đã giã thành bột sau đó giã qua (3 bát gạo, 4 miếng men). Lấy vỏ cây Dâu đất đã giã thành bột (3 chén bột men, 1 chén bột vỏ cây Dâu đất). Bỏ tất cả vào bình. Lấy bịch bóng bịt kín miệng bình. Bình 10 lít: 2 kg gạo, 7 miếng men, 0,7-1 kg bột vỏ cây Dâu đất. Bước 4: Uống rượu Ủ khoảng 5 ngày ra nước, muốn rượu ngon để khoảng 15 ngày hoặc 1 tháng. Đặc biệt rượu này uống bằng cách dùng cần để hút (rượu cần). 4. Đề xuất một số giải pháp phát triển sản xuất rƣợu cần tại KVNC Rượu cần Chơ Ro là sản phẩm mang đậm nét văn hóa truyền thống của cộng đồng người dân nơi đây. Do đó, bảo tồn và phát triển rượu cần là một vấn đề cốt lõi hiện nay trong bối cảnh nguồn nguyên liệu bị suy giảm (nhiều loài hiện không còn), số hộ gia đình duy trì việc nấu rượu còn rất ít, nhỏ lẻ (dưới 10 hộ), đặc biệt là thế hệ trẻ ngày càng xa rời nấu truyền thống nấu rượu cần. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đạt được nhóm nghiên cứu đưa ra một số đề xuất sau: (1) Nghiên cứu gây trồng và phát triển các loài cây làm men rượu cần, ưu tiên 24 loài bắt buộc có trong thành phần men lá nhằm giảm áp lực lên tài nguyên rừng, đồng thời không làm mất đi nguồn nguyên liệu, tăng cường công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng tại khu vực nghiên cứu; (2) Xây dựng thương hiệu, sản xuất rượu phải đảm bảo chất lượng, được cơ quan chức năng kiểm định và có đăng ký bản quyền; (3) Có thể sản xuất bánh men lá để bán và hướng dẫn du khách cách nấu nhằm tiết kiệm thời gian, công sức cho người bán và người mua; (4) Xây dựng quy trình sản xuất rượu cần với công suất lớn nhằm giảm hao phí nguyên liệu, nâng cao hiệu quả sản xuất rượu cần. 1191 . TIỂU BAN TÀI NGUYÊN SINH VẬT III. KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu bước đầu đã xác định được 65 loài thực vật được sử dụng làm men rượu cần thuộc 58 chi, 45 họ thực vật, trong đó 24 loài bắt buộc phải có trong quá trình làm men rượu cần (Sâm cau; Sâm đất; Ô dước; Cù đèn đồng nai; Ba chạc; Bép; Ổ rồng; Riềng rừng; Lấu; Trang trắng; Hà thủ ô trắng; Ráy thân to; Dây rít lá nhỏ; Tổ rồng cánh gà; Trầu ké; Ba bét; Vác; Chuối con chồng; Củ nâu; Cốt toái bổ; Trắc hance; Gừng; Cơm nguội rừng). Các loài cây được lấy làm men rượu cần thường được khai thác tự nhiên, chủ yếu dạng cây bụi, dây leo, thân thảo, phân bố ở bìa rừng, trong rừng là chủ yếu. Nghiên cứu cũng đã xác định được nguyên liệu làm men rượu cần, cách sơ chế, bảo quản (Lá, rễ, củ, thân của cây sau khi làm sạch, băm nhỏ, phơi khô; gạo tẻ; men giống và nước sạch) và quy trình 4 bước để làm men rượu cần truyền thống của cộng đồng Chơ Ro. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Tiến Bân, 1997. Cẩm nang nhận viết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam. NXN. KH&KT, Hà Nội. 2. Nguyễn Tiến Bân (chủ biên), 2001-2005. Danh lục các loài thực vật Việt Nam. NXB. Nông nghiệp, Hà Nội. 3. Võ Văn Chi, 2011. Từ điển cây thuốc Việt Nam, tập 1, 2. NXB. Y học, Hà Nội. 4. Phạm Hoàng Hộ, 1999-2000. Cây cỏ Việt Nam, tập 1, 2, 3. NXB. Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh. 5. Gary J. Martin, 2002. Thực vật dân tộc học. NXB. Nông nghiệp, Hà Nội. 6. Nguyễn Nghĩa Thìn, 2004. Phương pháp nghiên cứu thực vật. NXB. ĐHQGHN, Hà Nội. 7. http://dongnaireserve.org.vn/gioithieu/tabid/177/language/viVN/Default.aspx 8. https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di_Ch%C6%A1_Ro 9. https://sites.google.com/site/ethnicityinvietnam/choro-people---nguoi-choro/dong-nai INDIGENOUS KNOWLEDGE OF USING PLANTS FOR ALCOHOL YEAST BY THE CHO RO COMMUNITY IN DONG NAI CULTURE AND NATURE RESERVE, DONG NAI PROVINCE Nguyen Van Hop, Nguyen Thi Luong, Doan Thi Thao SUMMARY Cho Ro community at Dong Nai Culture and Nature Reserve, Dong Nai Province has indigenous knowledge of using plants to produce alcohol yeast. Research results show that there are 65 plant species of 58 genera belonging to 45 families; of which 24 species are considered to be used in the process of making alcohol yeast. These 24 species are herbs and climbers; most of them live in the forest, forest edge, some species are planted in the garden. The Cho Ro community often use leaf, root, tuber, stem inside alcohol yeast. The materials for production of alcohol yeast include dry plant materials, rice, original yeast and freshwater. This study proposes strategies to develop the economy of the Cho Ro community in Dong Nai province from indigenous knowledge by using plants for the production of alcohol yeast. 1192