Academia.eduAcademia.edu
Đa dạng hóa các hình thức tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị gạo ở Việt Nam Trịnh Thị Thúy Hồng, Đặng Thị Thơi Trường Đại học Quy Nhơn Tóm tắt: Nghiên cứu về đa dạng hóa các hình thức tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị gạo ở Việt Nam giúp các ngân hàng thương mại Việt Nam có thể đa dạng hóa có các dịch vụ của mình, đồng thời có thể mở rộng thị trường, hạn chế rủi ro tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp. Nếu các ngân hàng thương mại có hướng đi thích hợp cho phân khúc tín dụng này thì Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ phải có những chính sách hỗ trợ cho các NHTM, đồng thời Chính phủ cũng phải có những biện pháp thúc đẩy liên kết chuỗi giá trị theo nhiều mô hình khác nhau nhằm tăng thu nhập cho người trồng lúa nói riêng và cho các thành viên trong chuỗi giá trị gạo nói chung. Từ khóa: tín dụng, chuỗi giá trị nông nghiệp, chuỗi giá trị gạo, Việt Nam 1. Đặt vấn đề Gạo là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu đem lại hàng tỷ USD cho Việt Nam [7], sản xuất gạo đã đem lại thu nhập cho người nông dân và là mặt hàng nông sản truyền thống của người dân Việt Nam. Tuy nhiên, sản lượng lúa, gạo được sản xuất ra ở Việt Nam trong 10 năm gần đây tăng không đáng kể (hình 1) mà còn giảm trong 2 năm 2016 và 2017 bởi vì nhiều nguyên nhân: Thứ nhất, hiệu quả sản xuất lúa thấp, nên người nông dân chuyển diện tích trồng lúa sang nuôi trồng cây, con khác. Thứ hai, những khu vực sản xuất lúa chính giảm diện tích vì hạn hán, xâm nhập mặn, thời tiết khắc nghiệt hơn cho việc trồng lúa. Thứ ba, sản lượng gạo dư thừa, năm nào dư thừa 7 - 8 triệu tấn gạo [8] nên giá gạo có xu hướng giảm, xuất khẩu cũng khó khăn hơn. Hình 1. Tổng sản lượng lúa, gạo, sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam Nguồn: Niêm giám thống kê Việt Nam – Tổng cục thống kê Bên cạnh đó, xuất khẩu gạo của Việt Nam ngày càng khó khăn do cạnh tranh ngày càng gia tăng, nên sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam không tăng trong 10 năm gần đây mà còn giảm (năm 2016), tỷ lệ đóng góp về mặt giá trị của ngành gạo giảm đáng kể trong tổng giá trị xuất khẩu của cả nước (hình 2). Hình 2. Tổng sản lượng lúa, gạo, sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam Nguồn: Niêm giám thống kê Việt Nam – Tổng cục thống kê Với thực trạng trên, theo các chuyên gia [8], ưu tiên hàng đầu của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn hiện nay phải là phải đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu ngành theo hướng gia tăng giá trị, cải thiện thu nhập cho người trực tiếp làm ra lương thực. Không thể năm nào cũng gia tăng diện tích và sản lượng, năm nào cũng dư thừa gạo, mà phải hướng đến nền nông nghiệp thông minh, thích hợp với thị trường và biến đổi khí hậu, nâng cao thu nhập cho nông dân. Để giải quyết vấn đề trên, liên kết chuỗi giá trị là một giải pháp hiệu quả. Vì vậy, đã có nhiều thay đổi trong sản xuất và kinh doanh trong về mặt hàng gạo cho tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, việc liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gạo được thúc đẩy trên toàn quốc nhằm gia tăng giá trị cho tất cả các thành viên trong chuỗi. Tuy nhiên, có tình trạng người tiêu dùng trong nước mua gạo Thái Lan nhập khẩu mặc dù giá giá gạo nhập của Thái Lan cao hơn nhiều so với giá trung bình của gạo Việt Nam. Bên cạnh đó, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam thua Ấn Độ, kém Thái Lan và thấp nhất trong 12 năm trở lại đây (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (họp báo quý III/2019). Nguyên nhân chủ yếu gây ra giá trị gạo bình quân của Việt Nam thấp và có xu hướng giảm (hình 3) là vấn đề về giống, sơ chế và kiểm tra an toàn về chất lượng của mặt hàng gạo. Vấn đề này sẽ được cải thiện đáng kể nếu người nông dân được hỗ trợ giống lúa tốt, phân bón và hỗ trợ về mặt kỹ thuật chăm sóc… Tất cả điều này sẽ được cải thiện nếu có sự hỗ trợ về mặt tài chính cho các thành viên trong chuỗi giá trị gạo. Để thực hiện tài trợ về mặt tài chính cho chuỗi giá trị gạo, thì việc đa dạng các sản phẩm tín dụng ngân hàng cho chuỗi giá trị gạo nói riêng và các sản phẩm nông sản nói chung là hết sức cấp thiết, để có thể thích hợp các điều kiện khác nhau của các thành viên trong chuỗi. Hình 3: Giá gạo xuất khẩu bình quân của Việt Nam Nguồn: Niêm giám thống kê Việt Nam – Tổng cục thống kê 2. Tín dụng theo chuỗi giá trị nông nghiệp Tín dụng Theo Luật Các tổ chức tín dụng (2010) của Việt Nam: Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác. Theo tác giả Hà Thanh Việt và các cộng sự (2019): Tín dụng là một giao dịch giữa hai bên, trong đó một bên (trái chủ, hoặc người cho vay) chu cấp tiền, hàng hóa hoặc dịch vụ dựa vào lời hứa thanh toán lại trong tương lai của bên kia (thụ trái hoặc người đi vay). Như vậy, nghĩa của tín dụng có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau. Những nội dung cơ bản của các định nghĩa này là thống nhất: nếu phản ánh một bên là người cho vay, còn bên kia là người đi vay, quan hệ giữa hai bên được ràng buộc bởi cơ chế tín dụng, thỏa thuận thời gian cho vay, lãi suất phải trả,...Việc chuyển giao giá trị hay hiện vật giữa người đi vay và người cho vay có kỳ chuyển giao ngược lại. Lượng giá trị hay hiện vật khi người đi vay hoàn trả cho người cho vay phải lớn hơn lượng họ nhận được ban đầu, hay nói cách khác người đi vay phải trả thêm phần lợi tức cho người cho vay. Tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị nông nghiệp Tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị nông nghiệp là việc thỏa thuận để các tác nhân trong chuỗi giá trị nông nghiệp sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ tín dụng. 3. Các hình thức tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị gạo Theo các đề xuất của các nhà nghiên cứu về tài trợ chuỗi giá trị nông nghiệp [5], [6], và tài chính khu vực nông thôn [4], thì các trung gian tài chính, mà cụ thể là các ngân hàng thương mại (NHTM) có thể cung cấp các hình thức tín dụng sau cho chuỗi giá trị nông nghiệp. Hình 4: Các hình thức tín dụng mà các NHTM có thể cung cấp cho các thành viên trong chuỗi giá trị nông nghiệp Sản phẩm tín dụng Tác nhân chuỗi giá trị Cho vay, bảo lãnh, BTT, chiết khấu… Ngân hàng thương mại Cho vay VLĐ, cho vay theo KPT, BTT Người xuất khẩu & Người bán sỉ Doanh nghiệp/ nhà máy/ cơ sở chế biến, xay xát Cho vay, biên nhận lưu kho Người thu gom (thương lái) Biên nhận lưu kho, Cho vay theo nhóm… Nông dân Cho vay ngắn - trung hạn, cho thuê TC… Những người cung cấp đầu vào Nguồn: tổng hợp của nhóm tác giả Tuy nhiên, khi thực hiện cấp tín dụng cho chuỗi giá trị thì các NHTM sẽ không thực hiện cấp tín dụng cho từng thành viên trong chuỗi mà sẽ cấp tín dụng cho thành viên là đầu mối (leader), từ đó đơn vị đầu mối sẽ cung ứng tín dụng cho các thành viên khác trong chuỗi giá trị gạo. Vì vậy, các NHTM có thể cấp tín dụng theo ba hình thức (hình 5) sau: i. Tín dụng nhà cung cấp đầu vào Trong hình thức này, nhà cung cấp đầu vào là đầu mối nhận tiền vay từ ngân hàng, từ đó nhà cung cấp đầu vào sẽ cấp tín dụng cho người nông dân khi có hợp đồng mua bán hàng hóa. Một nhà cung cấp đầu vào cung cấp các sản phẩm đầu vào (phân bón, giống lúa, máy móc…) cho quá trình sản xuất lúa cho nông dân (hoặc những tác nhân khác trong chuỗi giá trị) chấp nhận cho nông dân trả nợ khi thu hoạch hoặc thời gian thỏa thuận khác không phải lúc mua hàng. Chi phí tín dụng (lãi) thường được cộng vào giá. Tín dụng nhà cung cấp đầu vào cho phép nông dân trồng lúa tiếp cận các đầu vào cần thiết trong khi tăng doanh số của nhà cung cấp. ii. Tín dụng người mua (thu mua) Theo hình thức này, ngân hàng cung cấp tín dụng cho đơn vị đầu mối là những người thu mua lúa (các công ty này có thể thêm hoạt động xay xát lúa), sau đó những người thu mua cung cấp tín dụng bằng tiền mặt cho nông dân, thương nhân địa phương hoặc các doanh nghiệp khác trong chuỗi giá trị. Trả nợ thường là hiện vật. Các nhà buôn có thể mua sản sản đầu ra và chốt giá mua, thay vào đó nông dân và những tác nhân khác trong chuỗi có thể tiếp cận được nguồn tín dụng và vật tư cũng như được đảm bảo thị trường đầu ra cho sản phẩm của họ. Hình 5: Các hình thức tài trợ với các đầu mối (leader) khác nhau Ngân hàng thương mại 1 3 2 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 Những người cung cấp đầu vào, có thể thu mua Nông dân, tổ hợp tác Người thu gom (thương lái) 2 Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu Doanh nghiệp/ nhà máy/ cở sở chế biến, xay xát Người xuất khẩu & Người bán sỉ 3 Dòng sản phẩm Dòng tài trợ vốn của NHTM cho thành viên trong chuỗi Dòng tài trợ nội chuỗi iii. Tín dụng doanh nghiệp đầu mối Ngân hàng cung cấp tín dụng cho đơn vị đầu mối là các doanh nghiệp chế biến, xay xát (doanh nghiệp này cũng có thể đồng thời là doanh nghiệp thu mua lúa). Một doanh nghiệp đầu mối hoặc cung cấp tài chính trực tiếp cho các tác nhân trong chuỗi giá trị bao gồm nông dân hoặc ký kết các thỏa thuận mua bán nông sản và các thỏa thuận này có thể đảm bảo cho nông dân hoặc các thành viên khác tiếp cận nguồn tài chính từ ngân hàng. Tài trợ của doanh nghiệp đầu mối, thường ở dạng hợp đồng canh tác với điều khoản mua lại, cung cấp tài chính cho nông dân, hỗ trợ kỹ thuật và tiếp cận thị trường, và đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như việc cung cấp sản phẩm kịp thời cho doanh nghiệp. Ngoài ra còn có thể có thể có hình thức tín dụng cho người bán sĩ, mô hình này phổ biến ở các nước Châu Phi (Miller, C. & Jones, L. 2010). 4. Thực trạng đa dạng các hình thức tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị gạo Trong giai đoạn thực hiện thí điểm theo Quyết định số 1050/QĐ-NHNN của NHNN về chương trình cho vay thí điểm phục vụ sản xuất nông nghiệp, đã có 06 NHTM tham gia vào cho vay thí điểm các chuỗi giá trị gạo tại các tỉnh: Thanh Hóa, Tiền Giang, Thái Bình, Đồng Tháp, Nam Định, An Giang, Cần Thơ. Sau đó chương trình cho vay thí điểm kết thúc khi Nghị định số 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn ra đời. Vì vậy, hiện nay các NHTM tiếp tục thực hiện cấp tín dụng theo chuỗi giá gạo ở một số tỉnh thành phố đặc biệt là các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long chiếm hơn 40% sản lượng gạo cung cấp cho cả nước và xuất khẩu [3]. Hiện nay, việc triển khai cấp tín dụng theo chuỗi giá trị tại các NHTM hiện nay là chưa phổ biến và nhiều NHTM còn khá dè dặt trong việc phát triển hình thức cấp tín dụng này. Hình thức tín dụng mà các NHTM đang áp dụng theo chuỗi giá trị gạo chủ yếu là hình thức cho vay, các hình thức tín dụng khác gần như chưa được áp dụng và chưa đa dạng. Điều này thấy rõ trong phân tích ở bảng 1. Bảng 1: So sánh sự đa dạng các dịch vụ tín dụng ngân hàng được áp dụng theo chuỗi giá trị gạo ở Việt Nam và trên thế giới Các hình thức tín dụng ngân hàng theo chuỗi Các hình thức tín dụng theo giá trị nông nghiệp trên thực tế đã áp dụng trên chuỗi giá trị gạo trên thực tế đã thế giới [5], [6] áp dụng tại NHTM Việt Nam Cho vay Cho vay ngắn hạn Phổ biến Cho vay trung và dài hạn Phổ biến Cho vay theo khoản phải Còn hạn chế thu (KPT) Cho vay theo biên nhận Chưa áp dụng lưu kho Chiết khấu Còn hạn chế Bảo lãnh Còn hạn chế Bao thanh toán (BTT) Chưa áp dụng Nguồn: khảo sát của nhóm nghiên cứu Bên cạnh đó, các hình thức tín dụng được áp dụng tại các NHTM theo chuỗi giá trị gạo ở Việt Nam chỉ dừng lại ở hình thức thứ ba là chủ yếu (hình 5), tức là ngân hàng cho vay đối với doanh nghiệp (DN) đầu mối là doanh nghiệp chế biến, xay xát, rồi từ đó DN đầu mối này cấp vốn lại đối với các thành viên khác trong chuỗi. Vậy, các NHTM hầu như chưa cấp tín dụng theo hình thức thứ nhất (đầu mối là người cung cấp đầu vào) và thứ hai (đầu mối là thương lái, người thu mua lúa, gạo). Hạn chế trên là do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ yếu là liên kết trong chuỗi giá trị còn lỏng lẻo, dễ bị phá vỡ và nông dân không tuân thủ quy trình sản xuất theo thỏa thuận với doanh nghiệp đi vay (hoặc còn gọi là bể kèo, phá vỡ chuỗi của người nông dân) do không có chế tài; yếu tố về thay đổi bất thường của thời tiết, thiếu các biện pháp bảo hiểm thời tiết xấu [9]. Điều này gây ra nhiều rủi ro cho các NHTM khi mở rộng cấp tín dụng theo chuỗi giá trị gạo và đa dạng các hình thức khác nhau. 5. Kết luận và khuyến nghị chính sách Từ kết quả phân tích trên cho thấy, các hình thức tín dụng theo chuỗi giá trị gạo còn một số hạn chế: hạn chế về sự đa dạng các dịch vụ tín dụng, hạn chế về đối tượng vay trong chuỗi: chủ yếu là doanh nghiệp xay xát và chế biến (doanh nghiệp đầu mối – lead firm). Hạn chế này chỉ có thể được giải quyết khi có giải pháp đồng bộ từ các chính sách của Chính Phủ, Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại tham gia cung cấp tín dụng cho chuỗi giá trị gạo nói riêng và chuỗi giá trị nông nghiệp nói chung. Đối với Chính phủ. Quan trọng nhất là cần có một sự quan tâm đáng kể từ Chính phủ đối với chuỗi giá trị gạo để xây dựng thương hiệu và nâng cao giá trị sản phẩm gạo cả trong nước và xuất khẩu ra thế giới. Từ đó, có một kế hoạch toàn diện cho việc thúc đẩy liên kết chuỗi giá trị gạo hiệu quả hơn nữa bao gồm cả cơ chế về luật pháp cho liên kết chuỗi, chính sách tín dụng, chính sách hỗ trợ về đào tạo kỹ thuật, quản trị, hiệu quả tài chính chuỗi giá trị cho các thành viên trong chuỗi. Hiệu quả hoạt động của chuỗi là căn cứ chủ yếu giúp các NHTM mạnh dạng mở rộng cung cấp các dịch vụ của mình đối với chuỗi giá trị. Đối với các ngân hàng thương mại. Cần có nghiên cứu kỹ và tập huấn cho cán bộ của mình khi mở rộng các hình thức cấp tín dụng cho chuỗi giá trị gạo. Bên cạnh đó các ngân hàng cũng cần linh hoạt hơn khi đưa ra các hình thức cấp tín dụng cho chuỗi, đặc biệt biệt đối với chuỗi giá trị gạo, vì thương lái đóng vai trò quan trọng (thu mua lúa chính), hoặc những người cung cấp đầu vào (phân bón, giống, vật tư…), hợp tác xã (vừa đóng vai trò là cung ứng đầu vào vừa đóng vai trò là người thu mua) thường có vị trí gần nông dân trồng lúa và gắn kết chặt chẽ với người nông dân, nhưng hiện nay họ chưa được xem xét là người đầu mối (leader) nhận các khoản tín dụng từ các NHTM. Vì vậy, việc các ngân hàng thương mại đa dạng các hình thức cấp tín dụng cho chuỗi giá trị gạo là cấp bách và cần được quan tâm đúng mức. Tài liệu tham khảo 1. Hà Thanh Việt (2019), Tài chính - Tiền tệ, Nhà xuất bản Lao động – xã hội. 2. Quốc Hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng. 3. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (2017), Báo cáo rà soát thể chế chuỗi giá trị lúa gạo, Hà Nội. 4. Joanna Ledgerwood, Julie Earne and Candace Nelson (2013), The New Microfnance Handbook: A Financial Market System Perspective, The World Bank, 1818 H Street NW, Washington, DC 20433, USA 5. Miller, C. & Jones, L. (2010). Agricultural value chain finance: Tools and lessons. Food and Agriculture Organization of the United Nations and Practical Action Publishing. 6. KIT and IIRR (2010), Value chain fnance: Beyond microfnance for rural entrepreneurs, Royal Tropical Institute, Amsterdam; and International Institute of Rural Reconstruction, Nairobi. 7. http://vneconomy.vn/7-mat-hang-nong-san-xuat-khau-mang-ve-hang-ty-usd-cho-vietnam-20180909085202982.htm, ngày truy cập 25/11/2019 8. http://daibieunhandan.vn/ONA_BDT/NewsPrint.aspx?newsId=418435, ngày truy cập 25/11/2019. 9. http://khoahocnganhang.org.vn/news/vi/cho-vay-theo-chuoi-gia-tri-chien-luoc-chovay-nong-nghiep-hieu-qua-va-giai-phap-cho-he-thong-ngan-hang-tai-viet-nam, ngày truy cập 22/11/2019.