« Home « Kết quả tìm kiếm

Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp địa phương tỉnh Bắc Ninh.


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN Chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương cần thiết và rất quan trọng, nhưng ở Việt Nam vẫn tương đối mới mẻ, chưa được quan tâm đúng mức một cách có hệ thống.
- Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn ấy tôi chọn đề tài “Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp địa phương tỉnh Bắc Ninh” làm luận văn thạc sỹ cho mình.
- Mục tiêu của Luận văn là trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng chính sách phát triển công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh, Luận văn đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh nhằm đẩy nhanh phát triển công nghiệp của tỉnh theo hướng CNH-HĐH.
- Tổng hợp cơ sở lý luận về chính sách phát triển công nghiệp nói chung và chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương nói riêng.
- Phân tích đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp và chính sách phát triển công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn 1997-2010.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp của Tỉnh Bắc Ninh giai đoạn đến năm 2020.
- Chương 1: Đã hệ thống hoá và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển công nghiệp trong quá trình CNH-HĐH, về công nghiệp tại địa phương.
- vai trò của chính quyền địa phương trong việc đề ra chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương dưới giác độ khoa học quản lý.
- Chương này tác giả cố gắng làm rõ những quan điểm về phát triển công nghiệp địa phương và chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương.
- đồng thời hệ thống hoá lý luận cơ bản về chính sách công nghiệp và chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương, làm rõ khái niệm, nội dung cơ bản, nguyên tắc hoạch định, quá trình hoạch định, quá trình thực hiện và đánh giá chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương.
- Tác giả đưa ra các cách phân loại chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương, đồng thời đi sâu nghiên cứu và đề ra 7 nhóm chính sách cơ bản nhằm đẩy mạnh phát triển công nghiệp tại địa phương.
- Quá trình đánh giá chính sách là khâu rất quan trọng, nhưng trong thực tế thường xem nhẹ khâu này.
- Tác giả đưa ra các nội dung đánh giá chính sách dưới phương thức tiếp cận 3 giác độ: Đánh giá và dự báo vị thế.
- đánh giá và dự báo nội lực.
- đánh giá và dự báo các tác nhân, làm cơ sở cho việc đề ra chính sách và đánh giá chính sách.
- Đồng thời tác giả đưa ra 6 tiêu chí cơ bản để đánh giá chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương làm cơ sở áp dụng cho quá trình thực hiện đánh giá chính sách.
- Chương 2: Đánh giá tình hình phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh giai đoạn .
- Nhờ có những chính sách phù hợp thúc đẩy kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh đã bước đầu đạt được những thành tựu nhất định.
- Chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương đã tác động thúc đẩy phát triển các khu vực sản xuất, bao gồm cả khu vực làng nghề truyền thống và các khu công nghiệp.
- Phát huy đa dạng nguồn vốn trong đầu tư, thu hút được số lượng lớn nguồn vốn từ bên ngoài cho phát triển.
- Cơ cấu ngành công nghiệp có sự chuyển định theo hướng hiện đại, nhất là trong giai đoạn đã phát huy lợi thế so sánh đối với các nhóm ngành có ưu thế, xuất hiện một số ngành mới, ngành sử dụng công nghệ cao.
- Chương này đã tập trung nghiên cứu đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp và chính sách phát triển công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn 1997-2010.
- Từ phân tích, đánh giá kết quả, tìm ra các hạn chế và xác định các nguyên nhân của hệ thống chính sách phát triển công nghiệp của tỉnh trong thời kỳ từ khi tái lập tỉnh đến nay.
- Luận văn đã rút ra bài học kinh nghiệm để giúp cho việc nghiên cứu những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện chính sách.
- Chương 3: Trên cơ sở các mục tiêu đề ra cho phát triẻn công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh đến năm 2015, định hướng đến năm 2020.
- Luận văn đã tập trung phân tích, xác định rõ những quan điểm trong việc hoạch định chính sách để từ đó đề xuất các chính sách phát triển công nghiệp của Tỉnh Bắc Ninh cho giai đoạn mới, phù hợp với tiến trình phát triển và xu thế hội nhập với sự phát triển của khu vực và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
- Luận văn xác định và đề ra quan điểm, định hướng nhằm đẩy mạnh phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh, được đảm bảo bằng các giải pháp để thực hiện thành công định hướng đó.
- Để thực hiện các chính sách đề ra có hiệu quả, luận văn đề xuất các giải pháp chủ yếu trên cơ sở khắc phục các hạn chế, lựa chọn phương án tối ưu nhằm mang lại hiệu quả thiết thực nhất.
- Bằng cách tiếp cận hệ thống và lôgíc, luận văn đã hệ thống một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển công nghiệp tại địa phương và chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương.
- Đồng thời tác giả đưa ra 6 tiêu chí cơ bản để đánh giá chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương làm cơ sở áp dụng cho quá trình thực hiện đánh giá chính sách của địa phương.
- Tác giả đưa ra 7 nhóm chính sách chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển công nghiệp tại địa phương: phát triển công nghiệp.
- phát triển nguồn nhân lực.
- phát triển công nghiệp bền vững.
- Trong đó xác định chính sách đầu tư công nghiệp.
- chính sách phát triển khoa học, công nghệ với sự ưu tiên phát triển nhóm ngành công nghiệp hỗ trợ là những chính sách đột phá.
- Tiếp cận vấn đề từ góc độ thực tiễn, luận văn đã phân tích và nhận định rằng, quá trình phát triển công nghiệp ở Bắc Ninh những năm qua đã thu được những thành tựu quan trọng, tình hình công nghiệp đã có những biến đổi sâu sắc, tạo ra sức bật mới của kinh tế tỉnh Bắc Ninh;

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt