Academia.eduAcademia.edu
TRAO DUYÊN – NGUYỄN DU ĐỀ 1: Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ: “Cậy em, em có chịu lời, … Duyên này thì giữ, vật này của chung.” A. MB: - Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc, là danh nhân VHTG. Những tác phẩm Nguyễn Du để lại góp phần tạo nên sự bề thế sâu sắc cho nền VHVN. - “Truyện Kiều” là kiệt tác chữ Nôm của Nguyễn Du đồng thời là kiệt tác số 1 của văn học dân tộc. Không ít nhà nghiên cứu cho rằng “Truyện Kiều” là “quốc hồn, quốc túy” của dân tộc. Tp’ là sự kết tinh tài năng nghệ thuật bậc thầy, kết tinh thình cảm nhân đạo sâu sắc, quảng đại của Nguyễn Du. - Đoạn trích “Trao duyên” là 1 trong những đoạn đặc sắc vừa thể hiện rõ nét tình cảm nhân đạo vừa minh chứng cho tài năng Nguyễn Du trong việc khám phá chiều sâu TG nội tâm nhân vật. B. TB: I. Tổng quát: 1. KQ về nguồn gốc và ND của Truyện Kiều: “Truyện Kiều” là tên gọi vắn tắt của tp’ chữ Nôm “Đoạn trường Tân Thanh” – tp’ có nguồn gốc từ VHTQ đó là tp’ “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm tài nhân. So với sự bề thế của VHTQ, “KVKT” Là 1 tp’ nhỏ bé, mờ nhạt. Nguyễn Du = tài năng nghệ thuật bậc thầy và những trăn trở khôn nguôi trước “những điều trông thấy” đã khiến “Truyện Kiều” trở thành kiệt tác số 1 của VHVN. Thông qua số phận bi thảm của 1 người con gái có sắc có tài có tình, Nguyễn Du đã khắc họa bức tranh hiện thực XH rộng lớn TK XVII – XVIII, ở đó đầy rẫy những kẻ bất nhân tham lam, tàn bạo, dâm ô. Những con người lương thiện, thanh cao phải gánh chịu bao bi kịch, đau thương, bao oan trái. 2. KQ về đoạn trích: Đoạn thơ trích từ câu 723 -> 756 trong tổng số 3254 câu thơ của tp’. Trước đó, TK và KT đã có 1 cuộc gặp gỡ “tình trong như đã mặt ngoài còn e”, rồi vượt lên trên mọi lễ giáo PK họ đã có 1 đêm thề nguyền thiêng liêng và say đắm. Không lâu sau tai họa ập xuống gđ TK, nàng phải bán mình để chuộc cha và em. Trước khi ra đi theo MGS nàng đã trao duyên cho em, nhờ em tiếp nối duyên tình với KT. II. Phân tích: 1. Hai câu thơ đầu: Lời nhờ cậy tha thiết của TK: “Cậy em, em có chịu lời, Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.” - Độc giả ngay lập tức chú ý đến các từ láy “cậy, chịu”, các hành động “lạy, thưa”. Hai chữ “cậy, chịu” với 2 thanh trắc đi liền nhau như kéo câu thơ nặng trĩu xuống, cũng là tỏ ý cậy nhờ tha thiết. Từ “cậy” cũng có nghĩa là nhờ nhưng còn bao hàm cả niềm tin, niềm hi vọng, sự cầu khẩn mang ơn. Từ “chịu” cũng có nghĩa là nhận nhưng còn có ý ràng buộc để TV không thể từ chối. Từ “chịu” còn cho thấy TK ý thức được sự thua thiệt của em, KT là người trong mộng của TK nhưng không phải là vị hôn phu lí tưởng của TV. Hôn nhân là chuyện hệ trọng của đời người mà chuyện đó lại do chị sắp đặt, TK hiểu những thiệt thòi của em nên lựa chọn từ ngữ cẩn trọng. Chỉ qua 2 từ, độc giả đã cảm nhận đc vẻ đẹp tâm hồn TK. Trong đau khổ tột cùng nàng vẫn luôn nghĩ đến ngời khác, vẫn rất sâu sắc, tinh tế, nhạy cảm, vị tha. - Không chỉ vậy TK còn có những hành động rất lạ trước TV: lạy em, thưa chuyện với em. Hành động “lạy” của TK đã làm thay đổi trật tự trong gia đình PK. Nàng còn nói với em trong tâm thế của người bề dưới, tâm thế của người phải đi nhờ cậy. Như vậy, từ ngôn ngữ cho đến hành động của TK đều nhằm tới 1 mđ cao nhất: TV nhận lời. Điều đó đồng nghĩa với việc KT đỡ đau buồn, hụt hẫng và bản thân nàng vơi bớt cảm giác phụ bạc, tội lỗi. 2. Tiếp đó TK nhắc lại kỉ niệm tình yêu thiêng liêng và những biến cố bất ngờ: “Giữa đường dứt gánh tương tư, Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em. Kể từ khi gặp chàng Kim, Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.” - Trong những lời lẽ ngắn gọn TK đã nhắc lại những ngày hạnh phúc nhất, những kỉ niệm tình yêu thiêng liêng nhất. “Khi ngày quạt ước” là để nhắc lại lần KT, TK gặp nhau trong khu vườn giữa 2 nhà. KT đã tặng nàng vòng vàng, khăn tay còn TK tặng KT chiếc quạt và chiếc khăn gấm: “Sẵn tay khăn gấm, Với cành hoa ấy tức thì đổi trao.” - Hình ảnh “khi đêm chén thề” gợi nhớ chén rượu thờ 2 người cùng uống và cùng nói lời chung thủy: “Vầng trăng vằng vặc giữa trời Đinh ninh 2 miệng 1 lời song song.” Nàng còn dùng cả điển cố keo loan để KĐ sự gắn bó khắng khít nồng thắm của mình và KT. Tuy nhiên hạnh phúc ngọt ngào đã trở thành QK, “sóng gió bất kì” đã chia rẽ lứa đôi, chuyện tình yêu thiêng liêng đã “giữa đường đứt gánh”. Những từ ngữ, hình ảnh cho thấy bao đau khổ, nuối tiếc của TK. Chuyện tình yêu với chàng Kim đã đem đến cho nàng bao niềm hạnh phúc và cả bao nỗi khổ đau. Nàng bày tỏ hết với em để em biết, em hiểu và cũng để nói với em rằng mình trao cho em 1 tình yêu vô giá. 3. Mặc dù đau khổ nhưng lúc này lí trí TK vẫn rất tỉnh táo, kỉ niệm tình yêu nàng không nhắc lại quá nhiều, nàng vẫn nhớ mđ quan trọng nhất của cuộc trò chuyện. Bởi vậy, nàng tìm những lí lẽ để thuyết phục TV: “Ngày xuân em hãy còn dài, Xót tình máu mủ thay lời nước non. Chị dù thịt nát xương mòn, Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.” “Ngày xuân” là hình ảnh ẩn dụ để nói về tuổi trẻ của TV. TK khẳng định Vân còn rất trẻ, rất đẹp, rất tương xứng với KT. Nàng còn nói đến cả quan hệ huyết thống máu mủ để ràng buộc em, thậm chí TK còn nhắc đến cái chết để thể hiện sự an lòng, mãn nguyện. Hành động của TV thật đẹp đẽ, nhân văn, TK dẫu có chết cũng không băn khoăn điều gì. Có thể nói TK đã tìm đc những lí lẽ xác đáng nhất để thuyết phục em. Nàng càng cố gắng bao nhiêu càng chứng tỏ tình yêu tha thiết với KT, chứng tỏ đức hi sinh và lòng vị tha vô bờ. 4. Cuối cùng TK trao những kỉ vật tình yêu cho TV: “Chiếc vành với bức tờ mây, Duyên này thì giữ, vật này của chung.” 2 kỉ vật tình yêu thiêng liêng nàng trao cho TV là chiếc vòng và bức thư ghi lời thề nguyền trung thủy. Tâm trạng đau đớn nuối tiếc hé lộ qua 2 chữ “của chung”. Theo nhà phê bình Hoài Thanh “Biết bao đau đớn trong 2 tiếng đơn sơ”. Những kỉ vật tình yêu là tài sản tinh thần vô giá của 2 người. Giờ đây, nó đc trao lại cho người thứ 3. Trước đó, TK đã giữ cho lí trí tỉnh táo, lời lẽ thật tế nhị sâu sa để thuyết phục TV. Đến lúc phải trao đi cả những kỉ vật tình yêu thì cảm xúc trong lòng nàng trỗi dậy. Trong 2 chữ “của chung” có biết bao bối rối, đau khổ giằng xé. Nàng như muốn khẳng định kỉ vật tình yêu từ nay sẽ thuộc quyền sở hữu của TV nhưng nàng vẫn có phần trong đó. Nghĩa là nàng trao kỉ vật mà không trao đc tình cảm, trao duyên mà không thể trao tình. III. Đánh giá: - Nguyễn Du đã khắc họa tinh tế cảm động những đau khổ dằn vặt của TK trong đêm trao duyên. Nàng trao duyên nhưng không muốn không thể trao tình, duyên trao nhưng tình giữ. Đó là lí do khiến nàng không hề thanh thản, nhẹ nhõm sau khi trao duyên. Ngược lại, đó là cảm giác đau khổ, mất mát, tuyệt vọng. - Tuy nhiên trong đau khổ tột cùng độc giả vẫn cảm nhận đc vẻ đẹp tâm hồn TK. Con người nàng nghĩa thì nặng, tình thì sâu. Nàng vừa sâu sắc tinh tế vừa giàu lòng vị tha, đức hi sinh. Có thể khẳng định ở TK hội tụ tất cả giá trị Người cao đẹp. - Qua đoạn thơ độc giả vừa cảm động trước tấm lòng sâu sắc của Nguyễn Du, cảm phục trước tài năng bậc thầy: khả năng khám phá nội tâm nv sâu sắc, khéo léo, hiệu quả. Ngôn ngữ biểu cảm tinh tế kết hợp hài hòa điển tích điển cố với từ thuần Việt, Hán Việt giản dị. C. KB: “Truyện Kiều” xứng đáng đc đánh giá là viên ngọc toàn bích, “quốc hồn quốc túy” của dân tộc VN. Tp’ khẳng định hiện thực sâu sắc giá trị nhân đạo cao cả của văn học.