« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu quá trình áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 22000:2005 tại Nhà máy bia Việt Đức


Tóm tắt Xem thử

- 1TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài Nghiên cứu quá trình áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO tại Nhà máy Bia Việt Đức.
- Do đó, yếu tố chất lượng sản phẩm đối với người tiêu dùng luôn được đặt lên hàng đầu.
- Chế biến thực phẩm là một ngành công nghiệp đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cơ bản của người dân, trong đó bia, rượu, nước giải khát là những thức uống không thể thiếu trong đời sống hàng ngày.
- Một trong những đặc tính cơ bản của bia, rượu, nước giải khát là nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng cho nên vấn đề chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm luôn được đặt lên hàng đầu.
- ISO Food safety management systems- Requirements for any organizations in the food chain - Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm- Yêu cầu cho mọi tổ chức trong chuỗi cung ứng thực phẩm) là tiêu chuẩn do tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế ISO ban hành đưa ra các yêu cầu đối với hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của mọi tổ chức trong suốt chuỗi cung ứng thực phẩm.
- ISO được coi như là một bộ tiêu chuẩn khuôn mẫu có thể áp dụng cho tất cả các tổ chức tham gia chuỗi thực phẩm nhằm cung cấp những sản phẩm thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng.
- Để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng và các thị trường xuất khẩu, Nhà máy bia Việt Đức đã sớm áp dụng hệ thống ISO trong sản xuất, mặc dù đã xây dựng và được chứng nhận ISO song trong điều kiện hiện nay vẫn còn những tồn tại trong quá trình triển khai, áp dụng cần thiết phải nghiên cứu, đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao kết quả của việc áp dụng hệ thống này nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu của khách hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua hệ thống cải tiến liên tục b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2Dựa trên bộ các nguyên tắc xây dựng ISO nghiên cứu quá trình áp dụng ISO tại Nhà máy bia Việt Đức, tìm hiểu thực trạng về quản lý chất lượng tiêu chuẩn ISO hiện nay tại Nhà máy để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, duy trì hệ thống ISO và tiến tới nâng cao hiệu qủa của hệ thống quản lý chất lượng của Nhà máy.
- c) Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả Với khuôn khổ nội dung đề tài, luận văn được kết cấu thành 3 phần và đã đạt được những kết quả sau: Chương I: Luận văn đã trình bày cơ sở phương pháp luận về quản lý chất lượng, giới thiệu về hệ thống quản lý chất lượng ISO 22000:2005.
- Đánh giá những lợi ích khi triển khai áp dụng ISO tại doanh nghiệp chế biến thực phẩm.
- Chương II: Thực trạng công tác quản lý chất lượng sản phẩm và tác động của nó tới tình hình sản xuất kinh doanh của Nhà máy bia Việt Đức, qua đó cho thấy sự cần thiết phải áp dụng ISO tại Nhà máy.
- Phân tích, nghiên cứu quá trình áp dụng ISO tại Nhà máy và đánh giá hiệu quả, tìm ra những tồn tại trong việc áp dụng ISO tại Nhà máy.
- Chương III: Một số giải pháp duy trì và phát huy hiệu quả việc áp dụng ISO tại Nhà máy bia Việt Đức và một số khuyến nghị đối với hệ thống chất lượng của Nhà máy.
- d) Phương pháp nghiên cứu.
- Phân tích văn bản, thu thập và xử lý số liệu từ nguồn tài liệu lưu hành và từ thực tiễn áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO tại Nhà máy.
- Sử dụng các phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, tham khảo ý kiến của các chuyên gia về việc triển khai áp dụng và hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng theo ISO tại Nhà máy.
- Phương pháp chuyên gia: Thực hiện việc phỏng vấn các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý chất lượng, lãnh đạo NM, Ban ISO để xác định được bối cảnh quá trình áp dụng ISO cũng như hiểu được nhận thức của những người quản lý ISO trực tiếp thực hiện ISO để đề xuất những giải pháp phù hợp.
- 3- Điều tra khảo sát bằng phiếu câu hỏi để có số liệu phản hồi về thực trạng áp dụng Hệ thống ISO .
- Việc điều tra xác định đối tượng là người lao động, các nhân viên tại NM có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến việc khai thác, sử dụng hệ thống.
- Phương pháp tiếp cận phân tích so sánh và tổng hợp: phân tích các yếu tố tác động, đánh giá thực trạng và nguyên nhân để đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả áp dụng ISO vào hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy.
- e) Kết luận: Việc xây dựng, áp dụng ISO tại doanh nghiệp đòi hỏi sự chuẩn bị về nhân sự, cơ sở vật chất và cần chi phí lớn, do vậy cần có kế hoạch triển khai và sự cam kết, quyết tâm từ lãnh đạo công ty.
- Hiện nay mặc dù Nhà máy bia Việt Đức đã áp dụng ISO và hệ thống này cũng đang phát triển thuận lợi và nhiều hiệu quả.
- Tuy nhiên, Nhà máy vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục để quá trình áp dụng ISO luôn được cải tiến và đổi mới không ngừng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, bảo đảm chất lượng sản phẩm ổn định, tốt nhất đến người tiêu dùng.
- Những đề xuất cải tiến quá trình áp dụng ISO tại Nhà máy bia Việt Đức và khuyến cáo đối với các Nhà máy là kết quả dựa trên quá trình nghiên cứu tại một thực tiễn áp dụng cụ thể là Nhà máy bia Việt Đức.
- Trong quá trình tìm hiểu và thực hiện luận văn, do còn nhiều hạn chế về kinh nghiệm nên tác giả không thể tránh khỏi những sai sót và những nhận định chủ quan, cũng như những giải pháp đưa ra còn nhiều hạn chế… Rất mong quý thầy cô và mọi người quan tâm góp ý, bổ sung để luận văn có tính thực tiễn hơn

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt