Academia.eduAcademia.edu
A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT ÔN TẬP GIẢM PHÂN * Giảm phân gồm 2 lần phân bào nhưng bộ NST chỉ nhân đôi duy nhất 1 lần Các kỳ GP Kỳ trước Kỳ giữa Kỳ sau Những diễn biến cơ bản của NST trong giảm phân Lần phân bào I - Có sự tiếp hợp của các NST kép theo từng cặp tương đồng. Sau tiếp hợp NST dần co xoắn lại. - Thoi phân bào hình thành. Màng nhân và nhân con dần tiêu biến. NST kép co xoắn cực đại. Các NST tập trung thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạocủa thoi phân bào. Mỗi NST kép trong cặp NST tương đồng di chuyển theo thoi phân bào đi về 2 cực của TB. Lần phân bào II Các NST ở trạng thái co xoắn. Các NST kép tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo. Mỗi NST kép tách nhau ra ở tâm động và đi về 2 cực của tế bào. Các NST kép dãn xoắn. NST dãn xoắn. Màng nhân và nhân con dần Màng nhân và nhân con dần xuất hiện. xuất hiện. Thoi phân bào tiêu biến. Thoi phân bào tiêu biến. Kỳ cuối + Tế bào chất phân chia tạo +Tế bào chất phân chia tạo thành 2 tế bào con có số lượng NST đơn giảm đi một nửa. thành 2 tế bào con có số lượng NST kép giảm đi một nửa. * Ý nghĩa của giảm phân: Về mặt lí luận: - Nhờ giảm phân giao tử được tạo thành mang bộ NST đơn bội (n). Thông qua thụ tinh mà bộ NST (2n) của loài được khôi phục. - Sự kết hợp 3 quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh mà bộ NST của loài sinh sản hữu tính được duy trì ổn định qua các thế hệ cơ thể. Về mặt thực tiễn: Sử dụng lai hữu tính giúp tạo ra nhiều biến dị tổ hợp phục vụ trong công tác chọn giống.. B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1: Sự tiếp hợp và trao đổi chéo nhiễm sắc thể diễn ra ở kỳ nào trong giảm phân? A. Kỳ đầu I. B. Kỳ giữa I. C. Kỳ đầu II. D. Kỳ giữa II. Câu 2: Giảm phân xảy ra ở loại tế bào nào? A. Tế bào sinh dưỡng. B. Tế bào xô ma. C. Giao tử. D. Tế bào sinh dục chín. Câu 3: Trong kỳ giữa, nhiễm sắc thể có đặc điểm A. đơn, bắt đầu co xoắn. B. kép, bắt đầu co xoắn. C. đơn, co xoắn cực đại. D. kép, co xoắn cực đại. Câu 4: Kết quả của quá trình giảm phân là từ 1 tế bào (2n) tạo ra A. 2 tế bào con, mỗi tế bào có 2n NST. B. 2 tế bào con, mỗi tế bào có n NST. C. 4 tế bào con, mỗi tế bào có 2n NST. D. 4 tế bào con, mỗi tế bào có n NST. Câu 5: Trong giảm phân, NST kép co xoắn cực đại và tập trung thành 2 hàng trên trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào xảy ra ở kì A. đầu I. B.giữa I. C. sau I. D. cuối I. Câu 6: Trong giảm phân, các NST tập trung thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào xảy ra ở kì A. đầu II. B. giữa II. C. sau II. D. cuối II. Câu 7: Mỗi NST kép trong cặp NST kép tương đồng di chuyển theo thoi vô sắc đi về 2 cực của tế bào là diễn biến của kì nào của giảm phân? A. Sau I. B. Sau II. C. Đầu I. D. Đầu II. Câu 8: Các NST kép đi về 2 cực của tế bào và dãn xoắn là diễn biến của kì nào của giảm phân? A. Cuối I. B. Cuối II. C. Giữa I. D. Giữa II. Câu 9: Hiện tượng các nhiễm sắc thể kép co xoắn cực đại ở kỳ giữa nhằm chuẩn bị cho hoạt động nào? A. Phân li. B. Trao đổi chéo. C. Tiếp hợp. D. Nhân đôi. Câu 10: Nhiễm sắc thể có hình thái đặc trưng và dễ quan sát nhất vào kỳ nào của phân bào? A. kỳ cuối. B. kỳ đầu. C. kỳ sau. D. kỳ giữa. Câu 11: Phát biểu sau đây đúng khi nói về giảm phân là A. Chỉ xảy ra ở các tế bào xô ma. B. Có một lần phân bào. C. Có hai lần nhân đôi nhiễm sắc thể. D. Tế bào con có số nhiễm sắc thể đơn bội. Câu 12: Bộ NST đặc trưng của mỗi loài sinh sản hữu tính ổn định qua các thế hệ cơ thể là nhờ quá trình nào? A. Nguyên phân và giảm phân B. Giảm phân và thụ tinh C. Thụ tinh và nguyên phân D. Nguyên phân, giảm phân và thụ tinh. Câu 13: Kết quả quá trình giảm phân I là tạo ra 2 tế bào con, mỗi tế bào chứa A. n NST đơn. B. n NST kép. C. 2n NST đơn. D. 2n NST kép. Câu 14: Kết thúc giảm phân II, mỗi tế bào con có số NST so với tế bào mẹ ban đầu là A. tăng gấp đôi. B. bằng. C. giảm một nửa. D. ít hơn một vài cặp. Câu 15: Đặc điểm NST của lần phân bào II trong giảm phân là A. không xảy ra tự nhân đôi NST. B. luôn ở trạng thái kép. C. luôn ở trạng thái đơn. D. có sự tiếp hợp nhiễm sắc thể. Câu 16: Ý nghĩa của sự trao đổi chéo nhiễm sắc thể trong giảm phân về mặt di truyền là: A. Làm tăng số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào. B. Tạo ra sự ổn định về thông tin di truyền. C. Góp phần tạo ra sự đa dạng về kiểu gen ở loài. D. Duy trì tính đặc trưng về cấu trúc nhiễm sắc thể. Câu 17: Vào kỳ giữa I của giảm phân và kỳ giữa của nguyên phân có hiện tượng giống nhau là A. Các nhiễm sắc thể xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. B. Nhiễm sắc thể dãn xoắn. C. Thoi phân bào biến mất. D. Màng nhân xuất hiện trở lại. Câu 18: Trong giảm phân, ở kỳ sau I và kỳ sau II có điềm giống nhau là A. Sự phân li các nhiễm sắc thể về 2 cực tế bào. B. Các nhiễm sắc thể đều ở trạng thái đơn. C. Sự dãn xoắn của các nhiễm sắc thể. D. Các nhiễm sắc thể đều ở trạng thái kép. Câu 19: Điểm giống nhau giữa nguyên phân và giảm phân là A. đều có một lần nhân đôi NST. B. đều xảy ra ở tế bào sinh dưỡng. C. đều xảy ra ở tế bào sinh dục chín. D. đều có hai lần nhân đôi NST. Câu 20: Đặc điểm có ở giảm phân mà không có ở nguyên phân là A. có sự phân chia tê bào chất. B. có 2 lần lần phân bào. C. NST tự nhân đôi. D. xảy ra sự co và dãn xoắn NST. Câu 21: Điều gì xảy ra nếu tất cả các cặp NST ở giảm phân I không phân li? A. Tạo ra giao tử 2n NST. B. Tạo ra giao tử bất thường. C. Tạo ra giao tử có 2n NST và các NST khác về nguồn gốc. D. Tạo ra giao tử có bộ NST giống như ở TB mẹ ban đầu. Câu 22: Ở động vật, 1 TB sinh tinh trùng qua giảm phân có thể sinh ra bao nhiêu giao tử đực? A. 1. B. 2. C. 4. D. 8. Câu 23: Hoạt động quan trọng nhất của NST trong phân bào là A. sự tự nhân đôi và sự đóng xoắn. B. sự phân li đồng đều về 2 cực của tế bào. C. sự tự nhân đôi và sự phân li. D. sự đóng xoắn và tháo xoắn. Câu 24: Trong giảm phân, cấu trúc của nhiễm sắc thể có thể thay đổi do hiện tượng nào? A. Nhân đôi. B. Tiếp hợp. C. Trao đổi chéo. D. Co xoắn. Câu 25. Một nhóm tế bào sinh dục đực giảm phân đã tạo ra 512 tinh trùng. Vậy số tế bào sinh dục đực ban đầu là A. 16. B. 32. C. 64. D. 128. Câu 26: Ở người, bộ NST 2n = 46, một TB sinh tinh diễn ra quá trình giảm phân. Ở kì đầu II, TB có bao nhiêu NST? A. 46 NST kép. B. 46 NST đơn. C. 23 NST kép. D. 23 NST đơn. Câu 27: Một TB ruồi giấm (2n = 8) ở kì giữa của giảm phân I có A.16 NST kép. B. 8 NST đơn. C.16 NST đơn. D. 8 NST kép.. Câu 28: Một tế bào sinh trứng có n cặp NST thì qua giảm phân có thể sinh ra bao nhiêu loại trứng khác nhau về nguồn gốc NST? A. 1. B. 2. C. 4. D. 2n. Câu 29: Một tế bào có bộ NST 2n=14 đang thực hiện quá trình giảm phân, ở kì cuối I số NST trong mỗi tế bào con là A. 7 NST kép. B. 7 NST đơn. C. 14 NST kép. D. 14 NST đơn. Câu 30: Một nhóm tế bào sinh tinh tham gia quá trình giảm phân đã tạo ra 512 tinh trùng. Số tế bào sinh tinh là A. 16. B. 32. C. 64. D. 128.