Academia.eduAcademia.edu
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG TRẺ EM KHUYẾT TẬT GIAO THỦY BÁO CÁO SÁNG KIẾN Biện pháp phát triển vốn từ kí hiệu cho học sinh khuyết tật nghe nói lớp 1DB Ngôn ngữ kí hiệu (25)/TH Tác giả: Nguyễn Thị Mai Trình độ chuyên môn: Đại học Chức vụ: Giáo viên chủ nhiệm Nơi công tác: Trường Trẻ em Khuyết tật Giao Thủy Nam Định, tháng 5 năm 2020 THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. TÊN SÁNG KIẾN: Biện pháp phát triển vốn từ kí hiệu cho học sinh khuyết tật nghe nói lớp 1DB 2. LĨNH VỰC (MÃ)/CẤP HỌC: Ngôn ngữ kí hiệu(25)/THS 3. THỜI GIAN ÁP DỤNG SÁNG KIẾN: Từ ngày 06 tháng 9 năm 2019 đến ngày 03 tháng 7 năm 2020. 4. TÊN TÁC GIẢ: Họ và tên: Nguyễn Thị Mai. Năm sinh: 1994. Nơi thường trú: Giao Xuân – Giao Thủy – Nam Định. Trình độ chuyên môn: Đại học. Chức vụ công tác: Giáo viên. Nơi làm việc: Trường Trẻ em khuyết tật huyện Giao Thủy. Điện thoại: 0369298075. Tỉ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100% 5. ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN: Tên đơn vị: Trường Trẻ em khuyết tật huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Địa chỉ: xã Giao Nhân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. BÁO CÁO SÁNG KIẾN Biện pháp phát triển vốn từ cho học sinh khuyết tật nghe nói lớp 1DB Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến Ngôn ngữ là công cụ của tư duy, là phương tiện giao tiếp giúp cho con người thể hiện hiểu biết, kinh nghiệm, thái độ của bản thân về sự vật hiện tượng của thế giới xung quanh. Đồng thời, ngôn ngữ cũng giúp cho con người lĩnh hội các tri thức kinh nghiệm của xã hội loài người. Muốn cho ngôn ngữ của trẻ phát triển thuận lợi, một trong những điều kiện quan trọng là trẻ được tích lũy nhiều vốn từ và trên cơ sở hiểu biết đầy đủ ý nghĩa của những từ đó, trẻ biết cách sử dụng “số vốn từ” đó một cách thành thạo. Vốn từ là nền móng để phát triển ngôn ngữ, mà ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển về trí tuệ của trẻ. Vốn từ được sử dụng trong lời nói được coi là một phương tiện tác động mạnh mẽ tinh tế trong hệ thống xậy dựng môi trường sư phạm có định hướng, bởi ngôn ngữ nói không chỉ có thông tin mà còn có ý nghĩa tình cảm. Ngôn ngữ nói có thể tạo nên hiện thực tâm lý có sức mạnh đặc biệt. Nhưng đối với HS khiếm thính mà nói, ngôn ngữ nói được chuyển đạt bằng các kí hiệu từ của người điếc nên việc biểu đạt ngôn ngữ nói cũng cần số vốn từ kí hiệu tương đương để biểu đạt. Trong trường số lượng HS khiếm thính chiếm một nửa số HS, khi lên lớp HS khiếm thính thiếu thốn số vốn từ tạo nên hoàn cảnh khó khăn trong giảng dạy của giáo viên. HS khiếm thính với số vốn từ ít ỏi, giáo viên đưa các kiến thức cần có phù hợp với lứa tuổi của HS cần có, nhưng HS không hiểu được giáo viên đang nói gì. Vì vậy việc thêm vốn từ kí hiệu cho HS khiếm thính là việc cần thiết phải làm để HS có thể tiếp thu các bài học tốt hơn nên tôi chọn đề tài “ Biện pháp phát triển vốn từ kí hiệu cho trẻ khiếm thính ” làm vấn đề nghiên cứu trong sáng kiến kinh nghiệm của mình. II. Mô tả giải pháp: Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến Hiện nay với trẻ bình thường thì độ tuổi của trẻ 5 tuổi có thể sử dụng được từ 2500 đến 2600 từ, còn trẻ 6 tuổi có khoảng 3000 từ đến 4000 từ, trong đó tính từ và các từ loại khác đã chiếm một tỷ lệ cao hơn. Trẻ mẫu giáo bé có khả năng nắm được những từ mang ý nghĩa cụ thể như những từ là tên gọi các đồ vật trong gia đình ( bát, đĩa, bàn, ghế…) tên gọi động vật, thực vật ( lợn, chó, gà, vịt, cây chuối, quả na…). Vật thể xung quanh thu hút sự chú ý của trẻ và nhận được tên gọi chỉ trong trường hợp trẻ được giáo tiếp với chúng: đụng đến, sờ mó đến vật, mân mê trong tay,vuốt ve, sờ mó, nghe, ngửi, ăn…Ngay khoảng 2 tuổi, trẻ nhớ tên gọi đối tượng khó khăn nếu chỉ nhìn nó. Quá trình nắm bắt ý nghĩa của từ đi từ các hình ảnh cảm giác đến sự khái quát ý nghĩa. Đầu tiên trẻ hiểu từ “bàn” có tính chất cảm giác ( nhìn, sờ, mó ) các cảm giác gắn với từ “bàn” chỉ một đối tượng duy nhất như một danh từ riêng. Sau đó, trẻ làm quen với các bàn khác, khác về hình dáng, kích thước. Cảm giác về chúng khác nhau nhưng có cái chung giống nhau, tất cả đều là “ bàn ”. Từ này nhận được nghĩa rộng hơn, tách khỏi các cảm giác trực tiếp, trẻ hiểu được “ bàn ” nói chung, chứ không phải cái bàn cự thể. Hoàn toàn xa rời các cảm giác trực tiếp là từ “ đồ vật ”, khái quát ở bậc cao hơn dùng để gọi các đồ gỗ ( giường, tủ, bàn, ghế ), đồ nấu bếp ( nồi, chậu, bát đĩa) v.v…Từ “ đồ vật ” có ý nghĩa trừu tượng, trẻ hiểu nó không bằng cảm giác mà bằng sự trừu tượng hóa. Đến 6 tuổi, để nắm từ với ý nghĩa khái quát, trẻ không đòi hỏi các cảm giác trực tiếp nữa. Động từ đầu tiên là những dấu hiệu đơn giản kích thích những hành động cụ thể nào đó. Đối với trẻ từ 1 năm 1 tháng. “ đi ” có nghĩa là cầm lấy tay nó, đối với trẻ 1 năm 6 tháng “ đi ” được trẻ sử dụng trong ý nghĩa từ vụng của nó : đi chơi, đi vào bếp, đi vào nhà…Việc tiếp thu danh từ đối với trẻ dễ dàng hơn là việc tiếp thu tính từ. Các khái niệm về tính chất của sự vật chứa đựng trong tính từ phải từ nhiều sự vật mà khái quát lên. Nhưng ở đây với trẻ khiếm thính, đa số các em chưa được đi học ở nhà trẻ, mầm non. Việc đến trường đối với các em là một việc khó khăn khi các em không nghe, nói được các động từ đơn bình thường phù hợp với độ tuổi của trẻ. Khi đến trường vào lớp, các kỹ năng bình thường trẻ em 6 tuổi đã biết thì đối với các em nó lại là một điều hoàn toàn mới, em không biết nên biểu đạt điều đó như thế nào để người khác hiểu được ý nghĩ của mình. Các em chỉ giống các em nhỏ bắt đầu học nói nhưng không phải nói bằng âm phát ra mà em nói bằng ngôn ngữ của người điếc ngôn ngữ kí hiệu. Có đôi khi, chỉ một kí hiệu đơn giản, các em cũng nhớ rất khó khăn, các biện pháp thông thường chỉ giúp các em tiếp thu được một phần kí hiệu chỉ các hoạt động bình thường. Nhưng không giúp được các em hiểu được các kí hiệu mở rộng, cũng như sử dụng kí hiệu đó phù hợp với ngữ cảnh. Ngoài ra kí hiệu ngôn ngữ được cộng đồng người điếc sử dụng rộng rãi. Đây là ngôn ngữ sử dụng hình dạng của bàn tay, chuyển động của cơ thể, cử chỉ điệu bộ và sự thể hiện cảm xúc trên khuôn mặt để trao đổi với nhau, nói lên suy nghĩ, nhu cầu và cảm xúc. Đây là hình thức giao tiếp thuận lợi và hiệu quả nhất đối với người khiếm thính. Trẻ khiếm thính học được các từ vựng ngôn ngữ kí hiệu dễ dàng hơn nếu chúng được nhìn thấy trực tiếp nên ta cần rèn thêm cho trẻ phát triển trí tưởng tượng, kết hợp tay chân, thân thể, nét mặt, khẩu hình và cho trẻ thực hành nhiều hơn để trẻ có thể học và sử dụng ngôn ngữ kí hiệu không quá khó khăn. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến: Để thực hiện được các yêu cầu về kiến thức kĩ năng khi dạy phân môn kí hiệu ngôn ngữ cho HS khiếm thính, tôi có biện pháp sau : Nắm vững nội dung chương trình, mức độ yêu cầu và từng đối tượng HS. Trên cơ sở đó, xác định và nắm rõ chủ đề bài học HS cần biết. Từ đó tìm các kí hiệu , kiến thức có liên quan để vận dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cho HS. Với mục tiêu phát triển số vốn từ kí hiệu cho HS khiếm thính để HS có thể vận dụng chúng vào trong giao tiếp một cách linh hoạt, thiết thực thì việc sử dụng các phương pháp và hình thức dạy học trong một tiết học là cần thiết. Cũng như các môn học khác, khi dạy môn kí hiệu ngôn ngữ việc dùng thiết bị tranh ảnh, đồ dùng dạy học để cho tiết học sinh động hứng thú cũng không kém phần quan trọng. Ngoài ra giáo viên có thể sử dụng các phần mềm dạy học như powerpoint, hệ thống các câu hỏi gợi ý phù hợp, hay như cung cấp bài hát có sự vật hay sự việc... liên quan để học sinh học thêm các kí hiệu có trong bài. VD : Chủ đề thiên nhiên GV cho HS xem một số tranh ảnh liên quan đến các hiện tượng thiên nhiên (mưa, nắng, gió, bão,...) HS nêu các hiện tượng trên bằng các kí hiệu tự phát, các cử chỉ điệu bộ. GV cung cấp kí hiệu ngôn ngữ thống nhất chung, giải nghĩa từ cho trẻ hiểu sau đó GV cho HS lặp lại cá nhân, nhóm, cả lớp về kí hiệu vừa học. GV cung cấp thêm cả chữ viết để HS đánh vần, tập viết các từ vừa học. (Hình minh họa 1, 2– Phụ lục) GV cho HS học hát bài “Trời nắng, trời mưa” để cung cấp thêm một số từ mới trong bài hát. Và để HS nhớ được các từ mới trong bài hát tốt hơn, GV có thể viết các từ, các kí hiệu từ đó, ảnh minh họa từ ra từng tấm giấy kết hợp với các hình ảnh thể hiện từ đó vừa đủ HS nhìn rõ, học và ghi nhớ được từ đó mọi lúc để tăng thêm vốn từ về kí hiệu cho HS. GV gợi ý cho HS thảo luận về các hiện tượng trên, liên hệ với thực tế như đặt một số câu hỏi “ Ngày hôm nay trời thế nào?”, “ Trời nắng ta làm gì?”, “Gió thổi làm sao?”... Và thông qua các hoạt động trò chơi HS được khắc sâu thêm kí hiệu: Trời nắng – Làm động tác “trời nắng” – “đội mũ” Trời mưa – Làm động tác “mưa” – “che ô” (Hình minh họa 3 – Phụ lục) Một số dạng bài cụ thể: Các kí hiệu đầu tiên Đối với HS khiếm thính thì việc học những kí hiệu đồ vật gần gũi và người thân là rất quan trọng. Do đó việc dạy kí hiệu đầu tiên ta chú ý đến những người gần gũi nhất đối với HS. VD : ông, bà, cha, mẹ, anh, chị,... GV cho HS xem các bức tranh, ảnh về người thân của HS. Cho HS gọi tên những người thân đó bằng các kí hiệu tự phát. GV cung cấp từ và kí hiệu thống nhất chung, sau đó cho HS thực hành theo cá nhân, nhóm , lớp làm kí hiệu, đánh vần. (Hình ảnh minh họa 4 – Phụ lục) GV chuẩn bị các ảnh tương tự về gia đình, có ghi tên các từ, có hí hiệu chỉ ông, bà, bố, mẹ...để cho HS cùng nhìn, ghi nhớ kí hiệu, nhớ từ để tăng them vốn từ về người thân trong gia đình. GV đưa ra bài hát “Cả nhà thương nhau” hoặc “Cháu yêu bà”... để cho HS biết thêm một số kí hiệu mới trong bài hát và ôn tập các kí hiệu vừa học. GV cho HS chơi trò chơi “ Năm ngón tay ngoan” Ngón tay thứ nhất – Làm kí hiệu “ông” – chỉ tranh ông Ngón tay thứ hai – Làm kí hiệu “ bà” – chỉ tranh bà Ngón tay thứ ba – Làm kí hiệu “bố” – Chỉ tranh bố Ngón tay thứ tư – Làm kí hiệu “mẹ” – Chỉ tranh mẹ Ngón tay thứ năm – Làm kí hiệu chỉ bản thân – Chỉ tranh của mình (Hình ảnh minh họa 5 – Phụ lục) Các từ chỉ hành động, cảm xúc, mô tả. VD : vui vẻ, buồn, tức giận... GV cho trẻ xem các bức tranh, ảnh hoặc biểu thị trên khuôn mặt của mình các cảm xúc vui vẻ, buồn, tức giận... GV gợi ý cho HS hiểu ý nghĩa của của từ và cho HS làm các kí hiệu tự phát. GV cung cấp từ và kí hiệu thống nhất chung. GV cho HS thực hành theo cá nhân, nhóm, lớp và đánh vần, làm kí hiệu các từ vừa học. (Hình ảnh minh họa 6, 7 – Phụ lục) GV cho HS kể các câu chuyện vui vẻ mà mình đã gặp phải, hay nhưng sự việc đã làm trẻ tức giận... Để từ đó trẻ có thể nhớ và tăng thêm được số vốn từ cần thiết để kể các sự việc mình đã gặp. Các khái niệm trừu tượng, không cụ thể hoặc từ tượng thanh Các khái niệm trừu tượng, không cụ thể và nhất là từ tượng thanh đối với HS khiếm thính là các từ khó hình dung và khó tưởng tượng nhất. Do vậy GV cần phải cụ thể hóa, hình tượng hóa các khái niệm sau đó dùng đồ dùng trực quan (tranh ảnh, đồ vật thật, phim ảnh) hoặc đóng vai kết hợp ngôn ngữ kí hiệu, cử chỉ điệu bộ để giúp các em hiểu khái niệm, ý nghĩa từ. VD : Với từ “yêu thương” để giải nghĩa được từ, GV làm cách sau : GV cho HS đóng vai theo bức tranh ảnh người mẹ ôm con có cử chỉ gần gũi. GV làm kí hiệu “yêu thương” và cung cấp chữ viết. GV cho HS làm kí hiệu, đánh vần theo cá nhân, nhóm, cả lớp. GV thiết kế kết hợp tranh minh họa chỉ từ yêu thương kết hợp từ yêu thương và kí hiệu từ để HS học tập. Từ đó, HS nhìn thấy bức tranh hiểu, biết bức tranh đó là tranh thể hiện từ yêu thương và nhớ được kí hiệu của từ yêu thương là như thế nào. (Hình ảnh minh họa 8 – Phụ lục) GV cũng cung cấp cho HS thơ bài “Yêu mẹ” và cho HS được đọc bằng kí hiệu cũng như cung cấp thêm các từ mới có trong đó qua giới thiệu tranh, từ, kí hiệu. GV cũng giới thiệu cho HS biết đây cũng là một cách nói của yêu thương. Với các khái niệm : hạnh phúc, đau khổ, tí tách,... GV có thể dùng cách tương tự để cung cấp khái niệm cho các em. Để HS hiểu và nhớ tốt khái niệm, GV cũng cần phải nắm bắt được những tình huống xảy ra trong thực tế hàng ngày để nhắc lại khái niệm đã học. Các khái niệm về ngành nghề. GV dạy 1 nghề nào đó giáo viên đưa ra thêm các công việc phải làm, các dụng cụ sử dụng, nơi làm việc, trang phục của ngành nghề đó để HS hiểu biết thêm về các nghề đó. Từ đó tăng thêm được vốn từ của mình để trình bày, giới thiệu được về nghề nghiệp của bố mẹ mình cho các bạn và mọi người xung quanh biết. VD : Với nghề “bác sĩ” GV đưa ra các tranh về nghề bác sĩ, nơi làm việc là bệnh viện, quần áo của bác sĩ hay mặc, công việc của bác sĩ như thế nào. Và bên cạnh đó cũng đưa ra các từ , các kí hiệu thích hợp về các bức tranh đó. Cũng tương tự như dạy các kí hiệu trên, GV cũng để HS đưa ra các kí hiệu tự phát của mình, sau đó GV đưa ra từ, kí hiệu thống nhất phù hợp các tranh ảnh đó. Và cho HS thực hành, luyện tập làm kí hiệu, đánh vần các từ đó. (Hình ảnh minh họa 9 – Phụ lục) Dựa trên các kí hiệu từ đã cung cấp cho HS GV có thể cung cấp cho HS các câu hỏi đơn giản mà HS quen dùng hàng ngày để khắc sâu và nhớ hơn về các từ kí hiệu đã học. Từ đó nâng cao số vốn từ kí hiệu cho HS sử dụng trong ngôn ngữ nói hằng ngày, để biểu đạt nhu cầu, mong muốn của bản thân. để khi học tập HS sẽ hiểu được bài GV đang dạy một cách tốt hơn. Để áp dụng sáng kiến hiệu quả hơn ta nên sử dụng kí hiệu trong mọi lúc, mọi nơi, mọi hoàn cảnh trong cuộc sống và GV cũng không ngừng học hỏi, trau dồi thêm vốn kí hiệu cho bản thân, không ngại khi học hỏi thêm từ trẻ, sử dụng thành thạo kí hiệu ngôn ngữ. Tổ chức các hoạt động với những hình thức phong phú để giúp trẻ học tập tốt và hứng thú hơn. Để đánh giá được kết quả sau khi áp dụng sáng kiến trên ta sẽ đánh giá HS qua quan sát, các bài kiểm tra, qua các hoạt động giao tiếp hàng ngày với bạn bè, người thân, qua việc tiếp thu bài học. Hoặc có thể thực hiện kiểm tra qua hoạt động cho dịch đọc bài đọc, qua các trò chơi, hát các bài hát đã học. III. Hiệu quả do sáng kiến đem lại: Hiệu quả xã hội Việc áp dụng sáng kiến này vào trong dạy học kí hiệu sẽ giúp cho trẻ có được số vốn từ nhiều hơn, dễ thực hiện và có thể mang lại cho HS hứng thú hơn khi học tập hằng ngày. HS được tiếp thu nhiều từ, kí hiệu mới, học được các bài hát thể hiện tình yêu thương với người thân, đồ vật, sự vật xung quanh. Biết biểu đạt cảm xúc của bản thân, có các hành động phù hợp trong các tình huống ứng xử hàng ngày. Khả năng áp dụng và nhân rộng Sáng kiến này áp dụng vào trong dạy học sẽ nâng cao chất lượng giảng dạy, góp phần hình thành và hoàn thiện nhân cách của học sinh. Giúp học sinh có hứng thú trong học tập, sống có ý thức trách nhiệm với bản thân, sống nhân văn và có lý tưởng cao đẹp. Sáng kiến này cũng có thể nhân rộng ra dùng trong các lớp khuyết tật nghe nói khác, cũng có thể áp dụng cho cả học sinh khuyết tật nghe nói lứa tuổi lớn hơn, giúp học sinh khắc sâu hơn về ý nghĩa của từ. IV. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền Tôi xin cam kết sáng kiến kinh nghiệm này là sản phẩm cá nhân của tôi. Không sao chép và vi phạm bản quyền của người khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về cam kết của mình. TÁC GIẢ VIẾT SÁNG KIẾN Nguyễn Thị Mai CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN (Xác nhận) .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................. (Kí tên, đóng dấu) XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD & ĐT (Xác nhận) .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................. (Kí tên, đóng dấu) PHỤ LỤC Hình minh họa 1 mưa Hình minh họa 2 nắng Hình minh họa 3 Trời nắng Đội mũ Trời mưa Che ô Hình minh họa 4 bà Hình minh họa 5 Hình minh họa 6 vui Hình minh họa 7 buồn Hình minh họa 8 yêu thương Hình minh họa 9 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng Khoa học cấp trường Trẻ em khuyết tật Hội đồng khoa học phòng Giáo dục và Đào tạo Tôi là: STT Họ và tên Ngày tháng năm sinh Nơi công tác Chức danh Trình độ chuyên môn Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến 1 Nguyễn Thị Mai 10/02/1994 Trường TEKT Giáo viên ĐHSP 100% - Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Biện pháp phát triển vốn từ kí hiệu cho học sinh khuyết tật nghe nói lớp 1DB ”. - Lĩnh vực(mã)/cấp học: Ngôn ngữ kí hiệu lớp(25)/TH - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Tháng 9 năm 2019. - Mô tả bản chất của sáng kiến: Sáng kiến được trình bày logic khoa học, sáng rõ giúp học sinh học tốt phân môn ngôn ngữ kí hiệu. - Những điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Giáo viên có đầy đủ các tài liệu tham khảo, chương trình khung, tranh ảnh thực tế. - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Nâng cao chất lượng giảng dạy, góp phần hình thành và hoàn thiện nhân cách của học sinh. Giáo viên có điều kiện tự bồi dưỡng và nâng cao chuyên môn; học sinh có hứng thú trong học tập, sống có ý thức trách nhiệm với bản thân, sống nhân văn và có lý tưởng cao đẹp. - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử ( nếu có): Áp dụng cho các lớp có học sinh khuyết tật nghe nói. Danh sách những người tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng lần đầu (nếu có): STT Họ và tên Ngày tháng năm sinh Nơi công tác Chức danh Trình độ chuyên môn Nội dung công việc hỗ trợ 1 Nguyễn Thị Chi 10/01/1993 Trường TEKT Giáo viên CĐSP Thực nghiệm sáng kiến 2 Bùi Thị Minh Hương 23/06/1968 Trường TEKT Giáo viên ĐHSP Thực nghiệm sáng kiến Tôi xin cam đoan mọi thông tin trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Giao Thủy, tháng 5 năm 2020 Người nộp đơn Nguyễn Thị Mai PAGE \* MERGEFORMAT 23