« Home « Kết quả tìm kiếm

Dự án đầu tư công trình thủy điện Bảo Lâm - Tỉnh Hà Giang


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Dự án đầu tư công trình thủy điện Bảo Lâm - Tỉnh Hà Giang Tác giả luận văn: Vũ Lưu Chinh Khóa Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền Nội dung tóm tắt: a) Lý do chọn đề tài Liên tục trong các năm gần đây, sản lượng điện các nhà máy thủy điện, nhiệt điện Việt Nam không đáp ứng tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là vào mùa nắng nóng.
- Nhu cầu điện năng của Việt Nam là rất lớn, việc đầu tư xây dựng công trình sẽ bổ sung đáng kể nguồn năng lượng cho hệ thống điện quốc gia, góp phần đáp ứng yêu cầu tăng trưởng khoảng 17  22% /năm của phụ tải cũng như là tiền đề để phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm là 8,5 – 9%/năm.
- Xuất phát từ nhu cầu trên nên hiện nay Chính phủ đang khuyến khích các doanh nghiệp, thành phần kinh tế đầu tư xây dựng phát triển nguồn điện.
- Công trình thủy điện Bảo Lâm với công suất lắp đặt 190MW, hàng năm sẽ cung cấp điện lượng 761,67 triệu kWh cho hệ thống, sẽ đáp ứng một phần nhu cầu điện năng trong khu vực, giảm bớt tình hình thiếu hụt điện năng của hệ thống, đặc biệt là trong giờ cao điểm.
- Sau khi xây dựng công trình sẽ tạo ra hồ chứa lớn, góp phần cải thiện khí hậu môi trường khu vực, tạo cảnh quan du lịch và thúc đẩy phát triển các ngành du lịch dịch vụ vốn đang là một tiềm năng lớn của tỉnh Cao Bằng, phát triển ngành nghề nuôi trồng thuỷ sản.
- Vì vậy, trên cơ sở kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn trong phạm vi hiểu biết của mình tôi đã chọn đề tài : “Phân tích đánh giá dự án đầu tư Công trình thuỷ điện Bảo Lâm tỉnh Hà Giang dưới góc độ bền vững.
- Thứ nhất, hệ thống hóa những vấn đề lý thuyết cơ bản về dự án đầu tư và phát triển bền vững  Thứ hai, phân tích đánh giá hiệu quả dự án và phân tích rủi ro của dự án Công trình thuỷ điện Bảo Lâm tỉnh Hà Giang dưới góc độ bền vững  Thứ ba, phân tích hiệu quả kinh tế xã hội của dự án thủy điện và đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo phát triển bền vững thuỷ điện Bảo Lâm tỉnh Hà Giang 1.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những lý luận cơ bản về dự án đầu tư và phát triển bền vững.
- Phạm vi nghiên cứu: dự án Công trình thuỷ điện Bảo Lâm tỉnh Hà Giang hiệu quả kinh tế xã hội của dự án thủy điện .
- Từ đó, đề xuất về phát triển bền vững thuỷ điện Bảo Lâm tỉnh Hà Giang.
- Thu thập số liệu: các báo cáo, tài liệu của dự án thủy điện, thông tin trên báo chí và internet.
- Những đóng góp của luận văn  Về lý luận : Hệ thống hóa và làm rõ một số vấn đề lý luận của quản lý dự án  Về thực tiễn : Xuất phát từ thực trạng dự án Công trình thuỷ điện Bảo Lâm tỉnh Hà Giang và hiệu quả kinh tế xã hội của dự án thủy điện .Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo phát triển bền vững thuỷ điện Bảo Lâm tỉnh Hà Giang.
- Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu với kết luận, luận văn chia làm 3 chương: Chương 1 : Cơ sở phương pháp luận về dự án đầu tư và phát triển bền vững Chương 2 : Phân tích và đánh giá hiệu quả dự án Thủy điện Bảo Lâm Chương 3 : Phân tích hiệu quả kinh tế xã hội của dự án Thủy điện Bảo Lâm, Một số giải pháp nhằm đảm bảo phát triển bền vững phát triển bền vững của thủy điện.
- c) Kết luận Các kết quả tính toán cho thấy công trình thủy điện Bảo Lâm khả thi về mặt kỹ thuật và thi công tại mức giá bán điện 6.5cent/kwh.
- Bên cạnh đó công trình thủy điện Bảo Lâm khi được xây dựng sẽ tạo cơ hội để phát triển kinh tế cho khu vực, cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương mang lại hiệu ích về mặt chính trị, kinh tế xã hội cho khu vực dự án.
- Hồ Bảo Lâm với dung tích phòng lũ 500tr m3, sẽ làm giảm mực nước tại Tuyên Quang khoảng 0,5m.
- Công trình thủy điện Bảo Lâm sớm đi vào vận hành sẽ sớm mang lại lợi ích cho nền kinh tế quốc dân và cho Chủ đầu tư

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt