Academia.eduAcademia.edu
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN –––––––––––––––––– NGUYỄN HẢI BẮC NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội - 2010 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ––––––––––––––––– NGUYỄN HẢI BẮC NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Kinh tế Công nghiệp Mã số: 62.31.09.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS Vũ Phán 2. TS.Dương Đình Giám Hà Nội - 2010 ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi; các thông tin, số liệu, kết quả nêu trong Luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Những kết quả nghiên cứu của Luận án chưa từng được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả Luận án Nguyễn Hải Bắc iii MỤC LỤC MỤC LỤC ...........................................................................................................................iii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .......................................................................................vi U DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ..........................................................................................viii DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC............................................................................................ix DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.....................................................................................x MỞ ĐẦU ............................................................................................................................1 U Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÔNG NGHIỆP .........................................................................9 1.1. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÔNG NGHIỆP.........9 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản......................................................................................9 1.1.2. Mối quan hệ giữa phát triển bền vững và tăng trưởng kinh tế...........................19 1.1.3. Tiến trình thể chế hoá cơ chế, chính sách về phát triển bền vững ở Việt Nam .27 1.2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÔNG NGHIỆP ..........30 1.2.1. Duy trì tăng trưởng công nghiệp nhanh và ổn định trong dài hạn .....................30 1.2.2. Thực hiện quá trình công nghiệp hóa sạch ........................................................31 1.2.3. Tổ chức không gian lãnh thổ và phân bố công nghiệp hợp lý ...........................34 1.2.4. Đảm bảo và nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.............................35 1.2.5. Khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên..........................................................................................................36 1.3. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÔNG NGHIỆP..................39 1.3.1. Tăng trưởng bền vững........................................................................................39 1.3.2. Doanh nghiệp bền vững .....................................................................................43 1.3.3. Tổ chức không gian lãnh thổ và phân bố công nghiệp ......................................47 1.4. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÔNG NGHIỆP TẠI ĐỊA PHƯƠNG ...................................................................49 1.4.1. Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên ..................................................................49 1.4.2. Nhóm nhân tố về dân số và nguồn nhân lực ......................................................52 1.4.3. Nhóm nhân tố về kinh tế - xã hội.......................................................................52 1.5. NHỮNG KINH NGHIỆM VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM. ..........................................................................57 iv 1.5.1. Chiến lược phát triển bền vững của Nhật Bản...................................................57 1.5.2. Chiến lược phát triển bền vững của Trung Quốc...............................................62 1.5.3. Chương trình hành động phát triển bền vững của NewZealand ........................66 1.5.4. Bài học cho Việt Nam........................................................................................67 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ..................................................................................................69 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2001-2008............70 2.1. SƠ LƯỢC VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN .............................................................70 2.1.1. Vài nét về con đường phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên .......................70 2.1.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật và kết quả hoạt động của ngành công nghiệp ..............70 2.2. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN .................................76 2.2.1. Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên ..................................................................76 2.2.2. Nhóm nhân tố về dân số và nguồn nhân lực ......................................................80 2.2.3. Nhóm nhân tố về kinh tế - xã hội.......................................................................81 2.3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN .............................................................86 2.3.1. Tăng trưởng bền vững........................................................................................87 2.3.2. Doanh nghiệp bền vững .....................................................................................99 2.3.3. Tổ chức không gian lãnh thổ và phân bố công nghiệp ....................................111 2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN ...........................................................119 2.4.1. Những tiềm năng, lợi thế và cơ hội phát triển của Thái Nguyên.....................119 2.4.2. Những khó khăn và thách thức đặt ra cho Thái Nguyên trong thời gian tới ...121 2.4.3. Đánh giá chung về tình hình phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong thời gian qua..............................................................125 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ................................................................................................127 Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN .....................128 3.1. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN ...............................128 3.1.1. Quan điểm phát triển........................................................................................128 3.1.2. Định hướng phát triển ......................................................................................129 v 3.2. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN ...............................130 3.2.1. Lựa chọn ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn và phát triển công nghiệp phụ trợ. ........................................................................................130 3.2.2. Điều chỉnh phân bố công nghiệp, xây dựng và phát triển đồng bộ các khu công nghiệp...............................................................................................140 3.2.3. Thực hiện chính sách phòng ngừa, bảo vệ môi trường trong công nghiệp và phát triển công nghiệp môi trường ..............................................................144 3.2.4. Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ......................151 3.2.5. Thực hiện tốt mối liên kết, hợp tác với các địa phương lân cận và cả nước, đặc biệt là với Hà Nội nhằm mục tiêu phát triển bền vững .............................159 3.2.6. Nâng cao vai trò quản lý nhà nước, có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp nhằm phát triển công nghiệp theo hướng bền vững.........................................161 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ................................................................................................163 KẾT LUẬN.......................................................................................................................164 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................166 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU .....................................................173 U PHỤ LỤC ........................................................................................................................174 vi DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2. 1: Số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp theo ngành công nghiệp giai đoạn 2004-2008 .......................................................................................71 Bảng 2. 2: Số lượng lao động làm việc trong các cơ sở sản xuất công nghiệp giai đoạn 2004-2008 .......................................................................................72 Bảng 2. 3: Giá trị còn lại tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn của các doanh nghiệp công nghiệp giai đoạn 2004-2008............................................72 Bảng 2. 4: Vốn sản xuất kinh doanh bình quân năm của các doanh nghiệp công nghiệp giai đoạn 2004-2008 ..................................................................73 Bảng 2. 5: Giá trị sản xuất công nghiệp Thái Nguyên giai đoạn 2004-2008 ...................74 Bảng 2. 6: Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp giai đoạn 2004-2008 ..................................................................74 Bảng 2. 7: Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp giai đoạn 2004-2008 ..................................................................75 Bảng 2. 8: Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2004-2008 .........................................84 Bảng 2. 9: Tốc độ tăng trưởng công nghiệp Thái Nguyên theo ngành công nghiệp giai đoạn 2001-2008 .......................................................................................87 Bảng 2. 10: So sánh tốc độ tăng trưởng công nghiệp và kinh tế tỉnh Thái Nguyên với cả nước giai đoạn 2001-2008 ...................................................................88 Bảng 2. 11: Giá trị gia tăng và tỷ lệ VA/GO ngành công nghiệp Thái Nguyên giai đoạn 2001-2008 .......................................................................................89 Bảng 2. 12: Cơ cấu kinh tế tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2001-2008 ..................................93 Bảng 2. 13: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp Thái Nguyên theo ngành công nghiệp giai đoạn 2001-2008 .......................................................................................95 Bảng 2. 14: Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp các lĩnh vực chủ yếu giai đoạn 2001-2008 .......................................................................................97 Bảng 2. 15: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế giai đoạn 2001-2008 .......................................................................................98 Bảng 2. 16: Công nghệ sản xuất và tác động đến môi trường của các doanh nghiệp công nghiệp...................................................................................................100 Bảng 2. 17: Một số sản phẩm chủ yếu của công nghiệp Thái Nguyên năm 2008............107 Bảng 2. 18: Tình hình tạo việc làm cho người lao động của tỉnh Thái Nguyên...............108 vii Bảng 2. 19: Tình hình lao động và thu nhập của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ..........................................................................................109 Bảng 2. 20: Giá trị sản xuất công nghiệp theo địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2004-2008 .....................................................................................114 Bảng 2. 21: Danh sách các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên...................115 Bảng 2. 22: Danh sách các cụm công nghiệp đi vào hoạt động trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ..........................................................................................117 Bảng 3. 1: Danh mục và cơ cấu các ngành công nghiệp chủ yếu của Thái Nguyên giai đoạn 2010-2020 .....................................................................................132 Bảng 3. 2: Mục tiêu phát triển công nghiệp cơ khí chế tạo, lắp ráp, gia công kim loại của Thái Nguyên đến năm 2020 ...................................................................134 Bảng 3. 3: Mục tiêu phát triển công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, đồ uống của Thái Nguyên đến năm 2020 ...................................................................136 Bảng 3. 4: Mục tiêu phát triển công nghiệp dệt may, da giầy của Thái Nguyên đến năm 2020................................................................................................137 Bảng 3. 5: Mục tiêu phát triển công nghiệp luyện kim của Thái Nguyên đến năm 2020................................................................................................138 Bảng 3. 6: Mục tiêu phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng của Thái Nguyên đến năm 2020 ...................................................................139 Bảng 3. 7: Mục tiêu phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản của Thái Nguyên đến năm 2020 ...................................................................140 Bảng 3. 8: Giải pháp xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ......................................................................155 viii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1. 1: Mô hình phát triển bền vững kiểu ba vòng tròn ............................................13 Hình 1. 2: Mô hình phát triển bền vững kiểu tam giác...................................................14 Hình 1. 3: Mô hình phát triển bền vững kiểu quả trứng .................................................14 Hình 2. 1: Vị trí tỉnh Thái Nguyên trong vùng Đông Bắc..............................................77 Hình 2. 2: Tổng sản phẩm công nghiệp và tốc độ tăng trưởng công nghiệp Thái Nguyên giai đoạn 2001-2008 ................................................................88 Hình 2. 3: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2008 ......................................92 Hình 2. 4: Cơ cấu kinh tế tỉnh Thái Nguyên 2001-2008 ................................................93 Hình 2. 5: Cơ cấu kinh tế tỉnh Thái Nguyên năm 2008..................................................94 Hình 2. 6: Cơ cấu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên năm 2008 .........................................96 Hình 2. 7: Sơ đồ tổ chức không gian lãnh thổ tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 .........112 Hình 2. 8: Ma trận SWOT về PTBVCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên......................124 ix DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Bản đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên .............................................................175 Phụ lục 2: Tài nguyên khoáng sản tỉnh Thái Nguyên ......................................................176 Phụ lục 3: Bảng tổng hợp các dự án đầu tư chủ yếu giai đoạn 2006-2010 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ........................................................................177 Phụ lục 4: Đặc trưng gây ô nhiễm môi trường của các loại hình, ngành nghề công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên .................................................................183 Phụ lục 5: Tiêu chí đánh giá các cơ sở gây ô nhiễm môi trường .....................................184 Phụ lục 6: Hiện trạng công nghệ và công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở luyện kim, sản xuất than cốc...........................................................................186 Phụ lục 7: Hiện trạng công nghệ và công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở khai khoáng.....................................................................................................188 Phụ lục 8: Hiện trạng công nghệ và công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng ..............................................................................189 Phụ lục 9: Hiện trạng công nghệ và công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở sản xuất cơ khí ................................................................................................191 Phụ lục 10: Hiện trạng công nghệ và công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở chế biến nông – lâm sản, thực phẩm, đồ uống................................................192 Phụ lục 11: Hiện trạng công nghệ và công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy ............................................................193 Phụ lục 12: Bản đồ hiện trạng ô nhiễm trong nguồn nước thải trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ............................................................................................194 Phụ lục 13: Bản đồ hiện trạng ô nhiễm môi trường không khí trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ............................................................................................195 Phụ lục 14: Bản đồ hiện trạng ô nhiễm môi trường không khí trên địa bàn TP Thái Nguyên..............................................................................................196 x DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT TIẾNG ANH GDP Tổng sản phẩm quốc nội Gross Domestic Product CSR Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Corporate Social Responsibility GO Giá trị sản xuất công nghiệp Gross Output VA Giá trị gia tăng Value Added Phát triển bền vững Sustainable development Phát triển bền vững công nghiệp Ecologically Sustainable Industrial Development Hội đồng thế giới về môi trường và phát triển World Commission on Environment and Development Bộ Kế hoạch và Đầu tư Ministry of Planning and Investment Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc United Nations Development Programme DANIDA Cơ quan phát triển quốc tế Đan Mạch Danish International Development Authority SIDA Cơ quan phát triển quốc tế Thuỵ Điển Swedish International Development Authority IUCN Liên minh quốc tế về bảo vệ thiên nhiên International Union for Conservation Nature Tổ chức Phát triển Công nghiệp của Liên hợp quốc (UNIDO) United Nation Industrial Development Organization PTBV PTBVCN WCED MPI UNDP UNIDO CNH, HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá BVMT Bảo vệ môi trường KCN Khu công nghiệp CCN Cụm công nghiệp TDMN Trung du miền núi ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài Phát triển bền vững (PTBV) với “ba trụ cột” là phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường (BVMT) là một quá trình toàn diện, bao gồm những biến đổi về kinh tế, cũng như những biến đổi về xã hội, về văn hoá và giáo dục, khoa học và công nghệ, về môi trường và sự phát triển của con người. PTBV là nhu cầu tất yếu và đang là thách thức cho mọi quốc gia, nhất là trong điều kiện toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế. Việc lựa chọn con đường, biện pháp và thể chế, chính sách bảo đảm PTBV luôn là mối quan tâm hàng đầu của mọi nước trong quá trình phát triển. Đối với Việt Nam, để thực hiện mục tiêu PTBV đất nước và thực hiện cam kết quốc tế, ở cấp quốc gia, Chính phủ Việt Nam đã ban hành "Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam" (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam) [52]. Theo đó, định hướng chiến lược PTBV ở Việt Nam là một chiến lược khung, bao gồm những định hướng lớn làm cơ sở pháp lý để các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức và cá nhân có liên quan triển khai thực hiện, đồng thời thể hiện sự cam kết của Việt Nam với quốc tế. Tuy nhiên, ở cấp địa phương, vấn đề PTBV cần được xem xét một cách có hệ thống và cụ thể hoá để có thể triển khai thực hiện, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp – lĩnh vực có ảnh hưởng quyết định đến sự PTBV của một quốc gia. Thái Nguyên là một tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, có nhiều lợi thế so sánh về vị trí địa lý, khí hậu thuận lợi, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng đa dạng phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng cao để phát triển một nền kinh tế đa dạng theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH). Công nghiệp Thái Nguyên được hình thành từ những năm đầu của thập niên 60 thế kỷ XX với sự ra đời của hai khu công nghiệp nặng của Việt Nam là khu gang thép Thái Nguyên (đầu thập kỷ 60) và khu cơ khí Gò Đầm (đầu thập kỷ 70). Trải qua quá trình hơn 40 năm, công nghiệp Thái Nguyên đã có lúc thăng trầm do hậu quả của chiến tranh, do sự thay đổi cơ chế quản lý... Mặc dù vậy, trong những năm gần đây, nhất là từ khi tái lập tỉnh Thái Nguyên (năm 1997), nhờ có những chủ trương, chính sách phát triển kinh tế xã hội, phát triển công nghiệp đúng đắn nên bước đầu đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ: tính đến 31/12/2008 số doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên là 2 381 doanh nghiệp với 37.649 lao động [24]; giá trị sản xuất công nghiệp năm 2008 (theo giá thực tế) đạt 19.208,7 tỷ đồng [24] tăng gấp hơn 7 lần so với năm 2000; tốc độ tăng trưởng công nghiệp giai đoạn 2001-2008 là 14,7% [24], cao hơn so với mức tăng trưởng công nghiệp chung của cả nước trong giai đoạn này là 9,8% [64]; nhìn chung công nghiệp Thái Nguyên đã có một cơ cấu tương đối đầy đủ với sự có mặt của hầu hết các ngành công nghiệp như chế biến nông lâm sản thực phẩm, khai thác chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, luyện kim, hoá chất, sản xuất điện... Tỷ trọng công nghiệp trong GDP của tỉnh năm 2008 là 39,8% [24], tương đương với mức bình quân chung của cả nước là 39,7% [64]. Những kết quả đạt được nêu trên là khả quan, nhưng so với tiềm năng, lợi thế của Thái Nguyên thì chưa đáp ứng được yêu cầu, từng được coi là trung tâm công nghiệp của cả nước, tuy nhiên cho đến nay công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên phát triển vẫn còn ở mức khiêm tốn và thiếu bền vững, trong đó: tốc độ tăng trưởng cao nhưng không ổn định; giá trị gia tăng (VA) thấp, tỷ suất giá trị gia tăng trên giá trị sản xuất công nghiệp (VA/GO) có xu hướng giảm dần; công nghệ lạc hậu, chậm đổi mới; năng lực cạnh tranh yếu; trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) còn hạn chế là những biểu hiện cơ bản. Bên cạnh đó, việc gia tăng mạnh mẽ, thiếu cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng trong các ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, luyện kim, hoá chất, sản xuất điện; sự hình thành các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) tập trung; việc tổ chức không gian lãnh thổ và phân bố công nghiệp... đang đặt ra các vấn đề về mặt xã hội và các vấn đề về môi trường, đe đoạ đến sự PTBV và ổn định của địa phương. Xuất phát từ thực tế đó, đề tài “Nghiên cứu vấn đề phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” đã được lựa chọn nghiên cứu. 2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Vấn đề PTBV đã được nghiên cứu, phát triển trong một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nước: 2.1/ Tình hình nghiên cứu trên thế giới (1) Hội đồng thế giới về môi trường và phát triển của Liên hợp quốc (WCED) 3 trong báo cáo “Tương lai của chúng ta” (Our common future) đưa ra năm 1987, đã phân tích các nguy cơ và thách thức đe doạ sự PTBV của các quốc gia trên thế giới. Trong đó, quan trọng nhất phải kể đến khái niệm về PTBV là “sự đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không gây trở ngại cho các thế hệ mai sau” đang được sử dụng rộng rãi hiện nay [89]. (2) Peter P. Rogers, Kazi F. Jalal và John A. Boyd trong cuốn “Giới thiệu về phát triển bền vững” (An Introduction to Sustainable Development) xuất bản năm 2007 đã giới thiệu những kiến thức cơ sở về PTBV, trong đó đã tập trung phân tích những vấn đề đo lường và chỉ số đánh giá tính bền vững; vấn đề đánh giá, quản lý và chính sách đối với môi trường; cách tiếp cận và mối liên kết với giảm nghèo; những ảnh hưởng và phát triển cơ sở hạ tầng; các vấn đề về kinh tế, sản xuất, tiêu dùng, những trục trặc của thị trường và về vai trò của xã hội dân sự [84]. (3) John Blewitt trong cuốn “Tìm hiểu về phát triển bền vững” (Understanding Sustainable Development) xuất bản năm 2008 cũng đóng góp một phần quan trọng vào lý thuyết về PTBV, trong đó phải kể đến những phân tích về mối quan hệ giữa xã hội và môi trường, PTBV và điều hành của Chính phủ; các công cụ, hệ thống để PTBV, phác thảo về một xã hội bền vững [83]. (4) Simon Dresner trong cuốn “Các nguyên tắc của phát triển bền vững” (The Principles of Sustainability) xuất bản năm 2008 đã tổng hợp và phân tích các vấn đề có liên quan như: lịch sử phát triển khái niệm PTBV, các cuộc tranh luận hiện nay về con đường để đạt được sự PTBV; các trở ngại và triển vọng về PTBV [85]. (5) Simon Bell và Stephen Morse trong cuốn “Các chỉ số phát triển bền vững: đo lường những thứ không thể đo?” (Sustainability Indicators: Measuring the Immeasurable?) xuất bản năm 2008 đã có đóng góp lớn về lý luận và thực tiễn trong việc sử dụng các chỉ số PTBV. Các tác giả đã giới thiệu hệ thống các quan điểm và một loạt các công cụ, kỹ thuật có khả năng giúp làm sáng tỏ hơn những vấn đề phức tạp trên cơ sở tiếp cận định tính hơn là tiến hành các biện pháp đo lường định lượng [86]. 2.2/ Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 4 Nghiên cứu cơ bản và có hệ thống nhất về vấn đề PTBV ở Việt Nam được thực hiện trong khuôn khổ Dự án “Hỗ trợ xây dựng và thực hiện Chương trình nghị sự 21 quốc gia Việt Nam” – VIE/01/021 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI) chủ trì thực hiện với sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương và sự hỗ trợ hợp tác của Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Cơ quan phát triển quốc tế Đan Mạch (DANIDA), Cơ quan phát triển quốc tế Thuỵ Điển (SIDA), gồm 4 hợp phần chính trong đó có hợp phần nghiên cứu chính sách PTBV. Nghiên cứu này (được thực hiện bởi nhiều nhà nghiên cứu trong các lĩnh vực khác nhau) đã hệ thống, phân tích và cụ thể hoá chính sách PTBV vào điều kiện cụ thể của Việt Nam trên các lĩnh vực: nông, lâm nghiệp, thuỷ sản; phát triển các KCN; chính sách phát triển công nghiệp; chính sách năng lượng; chính sách đô thị hoá; chính sách khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài; tổng kết các mô hình PTBV. Về chính sách công nghiệp, các tác giả - PGS.TS Phan Đăng Tuất và Lê Minh Đức (2006) trong tài liệu “Chính sách công nghiệp theo định hướng phát triển bền vững ở Việt Nam” trên cơ sở đánh giá tổng quan các chính sách phát triển công nghiệp thời kỳ 1986-2005 đã phân tích các chính sách phát triển công nghiệp dưới góc độ PTBV trên ba khía cạnh: kinh tế, xã hội, môi trường từ đó đề xuất các chính sách phát triển bền vững công nghiệp của Việt Nam [12]. Đối với Thái Nguyên, trong những năm vừa qua vấn đề phát triển kinh tế xã hội nói chung và công nghiệp nói riêng luôn giành được sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên, điều này được thể hiện trong Nghị quyết của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVII và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2010; đã có nhiều biện pháp, chính sách phát triển công nghiệp được đưa ra trong từng giai đoạn nhất định, tuy nhiên đó thường chỉ là tập hợp của những biện pháp mang tính chất tình thế, đơn lẻ, chứ chưa phải là những nghiên cứu căn bản và có hệ thống. Các nghiên cứu đáng kể nhất gần đây phải kể đến đó là: (i) Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 20062015, có tính đến 2020 [72] do Sở Công thương tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách công nghiệp - Bộ Công thương thực hiện, được Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên phê duyệt năm 2005; (ii) Chương trình phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006-2010 [69] được Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên thông qua năm 2006; (iii) Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 [71]. Đây là các nghiên cứu khá cơ bản, có hệ thống 5 về công nghiệp Thái Nguyên, nghiên cứu này bước đầu đã phân tích được tiềm năng, nguồn lực và hiện trạng công nghiệp Thái Nguyên, phác thảo quy hoạch công nghiệp Thái Nguyên đến năm 2015. Tuy nhiên, cách tiếp cận của các nghiên cứu này nhằm mục tiêu chính là phác thảo quy hoạch công nghiệp Thái Nguyên mà chưa đặt sự quan tâm thích đáng đến các vấn đề về chính sách phát triển công nghiệp và các vấn đề có liên quan về xã hội, môi trường... tổng quát hơn là vấn đề phát triển công nghiệp theo hướng bền vững. Liên quan đến vấn đề PTBV, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã ban hành “Định hướng chiến lược phát triển bền vững tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 (Chương trình nghị sự 21 Thái Nguyên)” [70]. Đây là văn kiện cụ thể hoá định hướng chiến lược PTBV của quốc gia vào điều kiện cụ thể của tỉnh Thái Nguyên, trong đó khái quát thực trạng kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2001-2005 gắn với PTBV, đưa ra định hướng chiến lược PTBV tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 với những lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường cần ưu tiên PTBV. Tuy nhiên, tài liệu này mới chỉ dừng lại ở việc xác định một khung pháp lý nhằm hướng tới PTBV cho các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên, chưa đặt trọng tâm vào việc nghiên cứu vấn đề phát triển bền vững công nghiệp (PTBVCN). Qua khảo sát các công trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước, điều dễ nhận thấy là cho tới thời điểm này chưa có một công trình nghiên cứu nào bàn về vấn đề PTBVCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu của luận án là trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và phân tích thực trạng phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên theo yêu cầu PTBV, đề xuất các giải pháp về chính sách nhằm PTBVCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, góp phần đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH và PTBV của đất nước. Để đạt được mục tiêu nêu trên, luận án xác định một số nhiệm vụ cụ thể sau đây trong quá trình nghiên cứu: (i) Luận giải những vấn đề lý luận cơ bản về PTBV, trên cơ sở đó vận dụng, làm rõ được những khía cạnh cơ bản về PTBVCN trên vùng lãnh thổ. 6 (ii) Xây dựng hệ thống các tiêu chí để đánh giá PTBVCN trên vùng lãnh thổ. Trong việc xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá PTBVCN trên vùng lãnh thổ, việc đưa ra các chỉ tiêu đánh giá định lượng là cần thiết nhằm nâng cao tính trực quan và đảm bảo tính khách quan trong quá trình đánh giá. Tuy nhiên, xuất phát từ một thực tế là PTBVCN không có một mô hình, khuôn mẫu thống nhất, chắc chắn đúng cho tất cả các địa phương cũng như mọi quốc gia và luôn hàm chứa những yếu tố động, ảnh hưởng của nhiều nhân tố sau một thời gian dài mới hiện hữu và con người mới có thể nhận biết được, bên cạnh đó nhiều nhân tố chưa thể lượng hoá, nhiều nhân tố phụ thuộc vào đánh giá chủ quan của con người, của xã hội và có sự biến đổi theo thời gian, không gian lãnh thổ, tuỳ thuộc những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể nhất định; nên trong nghiên cứu này, luận án xác định nhiệm vụ nghiên cứu giới hạn ở việc đánh giá định lượng các chỉ tiêu về mặt kinh tế, đối với các chỉ tiêu có liên quan về mặt xã hội và môi trường, luận án tập trung sử dụng các nguồn thông tin, số liệu có liên quan để phân tích định tính nhằm đưa ra các nhận xét, đánh giá về đối tượng nghiên cứu. (iii) Nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm quốc tế về PTBV để áp dụng vào điều kiện thực tiễn của Việt Nam. (iv) Đánh giá thực trạng PTBVCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2001-2008. (v) Tìm ra những khiếm khuyết, bất cập trong việc phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên theo yêu cầu PTBV. (vi) Đề xuất các giải pháp về chính sách nhằm PTBVCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và có tính đến 2050. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: luận án đi sâu nghiên cứu những vấn đề về PTBVCN trên vùng lãnh thổ. - Phạm vi nghiên cứu của luận án là tỉnh Thái Nguyên và được đặt trong mối quan hệ với nền kinh tế quốc dân nói chung. Bên cạnh đó, luận án còn đề cập đến kinh nghiệm PTBV của một số quốc gia trên thế giới để làm rõ hơn về đối tượng nghiên cứu. 7 PTBVCN được thực hiện bởi sự tương tác của nhiều đối tượng: Chính phủ (các cơ quan quản lý nhà nước các cấp), các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư, nên các giải pháp để PTBVCN là hết sức đa dạng và được xem xét trên nhiều góc độ khác nhau. Trong nghiên cứu này, luận án tập trung và giới hạn ở việc đề xuất các giải pháp về chính sách của các cơ quan quản lý nhà nước nhằm PTBVCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Bởi lẽ trong giai đoạn đầu của quá trình CNH, HĐH và phát triển kinh tế như của chúng ta hiện nay, thì các giải pháp về chính sách có vai trò hết sức quan trọng, nhằm thiết lập một khuôn khổ pháp lý, định hướng chính sách và hình thành quỹ đạo hoạt động vì mục tiêu PTBV cho toàn xã hội. - Về mặt thời gian: luận án tập trung nghiên cứu tình hình PTBVCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2001-2008. Đề xuất các giải pháp về chính sách nhằm PTBVCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và có tính đến 2050. 5. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, trong quá trình thực hiện luận án, các phương pháp nghiên cứu kinh tế thông dụng được sử dụng để giải quyết các vấn đề đặt ra trong quá trình nghiên cứu bao gồm: - Phân tích và tổng hợp, kết hợp phân tích định lượng và định tính để giải thích số liệu, liên hệ với các nguyên nhân từ thực tiễn. - Thống kê và so sánh, sử dụng số liệu theo chuỗi thời gian và tại một thời điểm để so sánh dọc, so sánh chéo giữa các lĩnh vực, các ngành công nghiệp với nhau, giữa Thái Nguyên với các địa phương khác và với cả nước. Các hàm thống kê như tỷ trọng, trung bình, tỷ lệ tăng trưởng được ứng dụng để phân tích, so sánh. - Phương pháp chuyên gia: phỏng vấn, tham khảo ý kiến của các chuyên gia có uy tín về các lĩnh vực có liên quan để làm rõ hơn về đối tượng nghiên cứu. Số liệu sử dụng trong luận án là số liệu thứ cấp thu thập từ các nguồn: Tổng cục Thống kê, Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách Công nghiệp, Viện Công nghệ môi trường Việt Nam, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên và các sở, ban, ngành của tỉnh Thái Nguyên. Trong đó, hai bộ số liệu quan trọng được sử dụng để phân tích trong luận án 8 từ kết quả các cuộc điều tra, khảo sát trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên là của (i) Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên và Viện Công nghệ môi trường Việt Nam (2007), Báo cáo tổng hợp kế hoạch điều tra các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường, xác định cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải xử lý trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên [40]; (ii) Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Nguyên (2008), Báo cáo kết quả điều tra tình hình lao động, việc làm và thu nhập trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên [39]. 6. Những đóng góp của luận án (i) Hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản về PTBV, trên cơ sở đó vận dụng, làm rõ được những khía cạnh cơ bản về PTBVCN trên vùng lãnh thổ. (ii) Xây dựng hệ thống các tiêu chí để đánh giá PTBVCN trên vùng lãnh thổ. (iii) Phân tích tình hình phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2001-2008 theo yêu cầu PTBV, từ đó rút ra những đánh giá tổng quát về khiếm khuyết, bất cập trong việc phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên theo yêu cầu PTBV. (iv) Đề xuất các giải pháp về chính sách nhằm PTBVCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 7. Giới thiệu khái quát kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, bảng biểu, các hình vẽ minh hoạ và danh mục các tài liệu tham khảo, nội dung của luận án được chia thành 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển bền vững công nghiệp. Chương 2: Thực trạng phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2001-2008. Chương 3: Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 9 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÔNG NGHIỆP 1.1. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÔNG NGHIỆP 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1.1. Phát triển Trước hết cần làm rõ khái niệm “phát triển”, “phát triển” tuy ban đầu được các nhà kinh tế học định nghĩa là “tăng trưởng kinh tế”, nhưng nội hàm của nó từ lâu đã vượt khỏi phạm vi này, được nâng cấp sâu sắc hơn và chính xác hơn. Theo Từ điển Tiếng Việt “phát triển” được hiểu là quá trình vận động, tiến triển theo hướng tăng lên, ví dụ phát triển kinh tế, phát triển văn hoá, phát triển xã hội… [81]. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam thì “phát triển là phạm trù triết học chỉ ra tính chất của những biến đổi đang diễn ra trong thế giới. Phát triển là một thuộc tính của vật chất. Mọi sự vật và hiện tượng của hiện thực không tồn tại trong trạng thái khác nhau từ khi xuất hiện đến lúc tiêu vong,… nguồn gốc của phát triển là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập” [67]. Phát triển kinh tế là phạm trù kinh tế xã hội rộng lớn, trong khuôn khổ một định nghĩa hay một khái niệm ngắn gọn không thể bao hàm hết được nội dung rộng lớn của nó. Song nhất thiết khái niệm đó phải phản ánh được các nội dung cơ bản sau: - Sự tăng lên về quy mô sản xuất, làm tăng thêm giá trị sản lượng của vật chất, dịch vụ và sự biến đổi tích cực về cơ cấu kinh tế, tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý, có khả năng khai thác nguồn lực trong nước và ngoài nước. - Sự tác động của tăng trưởng kinh tế làm thay đổi cơ cấu xã hội, cải thiện đời sống dân cư. - Sự phát triển là quy luật tiến hoá, song nó chịu tác động của nhiều nhân tố, trong đó nhân tố nội lực của nền kinh tế có ý nghĩa quyết định, còn nhân tố bên ngoài có vai trò quan trọng. 10 Từ trước đến nay, có nhiều định nghĩa, khái niệm khác nhau về phát triển kinh tế, nhưng một cách chung nhất “phát triển kinh tế” được xem là tiến trình mà theo đó các nước tăng cường khả năng sản xuất các hàng hoá và dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội. Vì vậy, phát triển kinh tế là phương thức duy nhất giúp cho tất cả các dân tộc trên khắp thế giới sống tốt hơn, đặc biệt là các nước có mức thu nhập thấp và trung bình. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế, dù muốn hay không muốn, tất cả các nước dù nghèo hay giàu đều phải đối mặt với những thách thức lớn về môi trường và những vấn đề này lại luôn liên quan chặt chẽ đến các nỗ lực nhằm xoá đói, giảm nghèo và cải thiện mức sống. Việc sử dụng khái niệm “phát triển” thay thế “tăng trưởng kinh tế” từ lâu đã là bằng chứng cho sự hạn chế của việc sử dụng các thông số đo lường như GDP để đánh giá sự phồn vinh của quốc gia. Thực tiễn phát triển ngày nay cho thấy, khái niệm “phát triển” liên quan nhiều đến những vấn đề rộng hơn, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống như thành tựu giáo dục, tình trạng dinh dưỡng, giá trị những quyền tự do cơ bản và đời sống tinh thần… Sự chú trọng vào tính bền vững của phát triển đã đưa ra cách nhìn mới, cho rằng điều quan trọng là các nỗ lực của chính sách phải nhằm đạt được những thành tựu phát triển dài lâu trong tương lai. Theo cách tiếp cận này, nhiều nỗ lực phát triển trong lịch sử chỉ mang lại lợi ích trước mắt. 1.1.1.2. Phát triển bền vững Trong quá trình phát triển hướng tới cuộc sống tốt đẹp hơn, các nhu cầu của con người lại luôn tạo nên sự mâu thuẫn gần như không sao khắc phục được. Ví dụ, con người ta cần không khí sạch để thở nhưng đồng thời lại rất cần ô tô để đi lại, cần có củi để sưởi nhưng lại rất cần rừng để bảo vệ đất khỏi xói mòn và chống nước mặn xâm nhập hoặc các doanh nghiệp luôn cần sử dụng lao động với giá rẻ lại không có tiếng nói chung với những công nhân luôn cần được trả lương cao để có thể sống tốt hơn… Nếu mở rộng phạm vi ra một cộng đồng, một thành phố, một đất nước hay cả hành tinh này, điều gì sẽ xảy ra khi một quốc gia được công nghiệp hoá lại gây ra những trận mưa axít nguy hiểm cho các sông ngòi, hồ ao của các nước khác? Vấn đề đặt ra là loài người sẽ quyết định ra sao nếu trong bản thân họ lại luôn có những nhu cầu đối lập, mâu thuẫn nhau? Nhu cầu của ai sẽ được đáp ứng? Của người giàu hay người nghèo? Của công dân nước mình hay những người di tản từ 11 nước khác đến? Của dân đô thị hay nông thôn? Dân nước này hay nước khác? Của ta hay là hàng xóm? Môi trường hay doanh nghiệp? Thế hệ này hay thế hệ sau?... Ai sẽ là người chịu trách nhiệm khi phải thoả hiệp để cân bằng các nhu cầu đối lập nhau? Những người quan tâm đến phát triển cho rằng việc đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai luôn phụ thuộc rất nhiều vào cách mà thế hệ hiện tại cân bằng các mục tiêu phát triển xã hội, kinh tế và môi trường. Sự cân bằng các nhu cầu kinh tế, xã hội và môi trường trong việc ra quyết định của một thế hệ sẽ ảnh hưởng lớn đến việc đáp ứng các nhu cầu phát triển của các thế hệ tiếp theo. Theo cách đặt vấn đề như vậy, việc ra đời một khái niệm mới, khắc phục sự phiến diện của “tăng trưởng kinh tế” hay “phát triển” là vô cùng cần thiết. Điều quan trọng là phải đưa ra được một định nghĩa thật đơn giản về PTBV và một khuôn khổ các điều kiện tối thiểu để phát triển mang tính bền vững – những điều kiện mà sự tồn tại của chúng dựa trên cơ sở tồn tại bền vững của các nguồn dự trữ thiên nhiên theo thời gian. Nguồn dự trữ thiên nhiên ở đây là nguồn dự trữ của tất cả các nguồn lực tài nguyên môi trường và tự nhiên, từ dầu mỏ dưới lòng đất đến chất lượng đất và nước ngầm, từ nguồn dự trữ cá dưới đại dương đến khả năng của trái đất tái sinh và hấp thụ các-bon… Khái niệm “phát triển bền vững” xuất hiện trong phong trào BVMT từ những năm đầu của thập niên 70 của thế kỷ XX, từ đó đến nay đã có nhiều định nghĩa về PTBV được đưa ra, như: - PTBV là sự phát triển kinh tế - xã hội lành mạnh, dựa trên việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên và BVMT, nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại nhưng không làm ảnh hưởng bất lợi cho các thế hệ mai sau. - PTBV là sự phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ tăng trưởng cao, liên tục trong thời gian dài dựa trên việc sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên mà vẫn bảo vệ được môi trường sinh thái. Phát triển kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội hiện tại, song không làm cạn kiệt tài nguyên, để lại hậu quả về môi trường cho thế hệ tương lai. - PTBV là phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm thương tổn đến khả năng của các thế hệ tương lai đáp ứng nhu cầu của họ. 12 Năm 1987, trong Báo cáo “Tương lai của chúng ta” (Our common future) của Hội đồng Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED) của Liên hợp quốc [89], “phát triển bền vững” được định nghĩa “là sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau”. Định nghĩa này được nhiều tổ chức và quốc gia trên thế giới thừa nhận và được sử dụng rộng rãi trong các ấn phẩm về PTBV vì nó mang tính khái quát hoá cao về mối quan hệ giữa các thế hệ về thoả mãn các nhu cầu về đời sống vật chất, tinh thần, từ đó tạo ra PTBV, vì suy cho cùng, bản chất của PTBV tức là sự tồn tại bền vững của loài người trên trái đất không phân biệt quốc gia, dân tộc và trình độ kinh tế, xã hội, ở đây sự tồn tại của loài người luôn gắn với sự tồn tại của môi trường kinh tế, xã hội và tự nhiên mà con người cần phải có. Tuy nhiên, định nghĩa này thiên về đưa ra mục tiêu, yêu cầu cho sự PTBV, mà chưa nói đến bản chất các quan hệ nội tại của quá trình PTBV là thế nào? Chính vì vậy, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã đưa ra định nghĩa cụ thể hơn, đó là: “phát triển bền vững là một loại hình phát triển mới, lồng ghép một quá trình sản xuất với bảo toàn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường. PTBV cần phải đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không phương hại đến khả năng của chúng ta đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ tương lai”. Định nghĩa này đã đề cập cụ thể hơn về mối quan hệ ràng buộc giữa sự đáp ứng nhu cầu hiện tại với khả năng đáp ứng nhu cầu tương lai, thông qua lồng ghép quá trình sản xuất với các biện pháp bảo toàn tài nguyên, nâng cao chất lượng môi trường. Tuy vậy, định nghĩa này vẫn chưa đề cập được tính bản chất của các quan hệ giữa các yếu tố của PTBV và chưa đề cập đến các nhóm nhân tố cụ thể mà quá trình PTBV phải đáp ứng (tuân thủ) cùng một lúc, đó là nhóm nhân tố tạo ra tăng trưởng kinh tế, nhóm nhân tố tác động thay đổi xã hội, bao gồm thay đổi cả văn hoá và nhóm nhân tố tác động làm thay đổi tài nguyên, môi trường tự nhiên. Theo hướng phân tích đó, Luận án đề xuất một cách định nghĩa cụ thể hơn về PTBV, đó là: PTBV là một phương thức phát triển kinh tế- xã hội nhằm giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội và BVMT với mục tiêu đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của thế hệ hiện tại đồng thời không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau. Hay nói cách khác: đó là sự phát triển hài hoà cả về kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường ở các thế 13 hệ nhằm không ngừng nâng cao chất lượng sống của con người. Định nghĩa này có thể mở rộng với ba cấu thành cơ bản về sự PTBV: - Về mặt kinh tế: Một hệ thống bến vững về kinh tế phải có thể tạo ra hàng hoá và dịch vụ một cách liên tục, với mức độ có thể kiểm soát của chính phủ và nợ nước ngoài, tránh sự mất cân đối giữa các khu vực làm tổn hại đến sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. - Về mặt xã hội: Một hệ thống bền vững về mặt xã hội phải đạt được sự công bằng trong phân phối, cung cấp đầy đủ các dịch vụ xã hội bao gồm y tế, giáo dục, bình đẳng giới, sự tham gia và trách nhiệm chính trị của mọi công dân. - Về môi trường: Một hệ thống bền vững về môi trường phải duy trì nền tảng nguồn lực ổn định, tránh khai thác quá mức các hệ thống nguồn lực tái sinh hay những vận động tiềm ẩn của môi trường và việc khai thác các nguồn lực không tái tạo không vượt quá mức độ đầu tư cho sự thay thế một cách đầy đủ. Điều này bao gồm việc duy trì sự đa dạng sinh học, sự ổn định khí quyển và các hoạt động sinh thái khác mà thường không được coi như các nguồn lực kinh tế. PTBV có thể được minh hoạ theo các mô hình sau đây: Xã hội Kinh tế PPT TB BV V Môi trường Hình 1. 1: Mô hình phát triển bền vững kiểu ba vòng tròn 14 Mục tiêu kinh tế PPT BV V TB Mục tiêu môi trường Mục tiêu xã hội Hình 1. 2: Mô hình phát triển bền vững kiểu tam giác Phát triển bền vững = Con người ở điều kiện tốt + Hệ sinh thái ở điều kiện tốt Hệ sinh thái Áp lực và lợi ích từ con người lên hệ sinh thái Áp lực và lợi ích từ hệ sinh thái lên con người Con người Hình 1. 3: Mô hình phát triển bền vững kiểu quả trứng 15 Mô hình 1.1 và mô hình 1.2 được sử dụng rộng rãi trong các ấn phẩm về PTBV thời gian gần đây, chúng có điểm giống nhau và được gọi chung là mô hình “ba trụ cột” do đều được xây dựng dựa trên ba trụ cột của PTBV là: tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và BVMT. Tuy nhiên giữa hai mô hình này cũng có những điểm khác biệt nhất định: trong khi mô hình PTBV kiểu ba vòng tròn nhấn mạnh đến việc để PTBV nhất thiết phải đảm bảo cả ba mục tiêu: kinh tế, xã hội và môi trường thì mô hình tam giác lại nhấn mạnh vào sự ràng buộc, chi phối và tác động thuận nghịch giữa ba thành tố: mục tiêu kinh tế, mục tiêu xã hội và mục tiêu môi trường để PTBV. Bên cạnh đó, một số ý kiến cho rằng hai mô hình này chưa tính toán một cách đầy đủ, rõ ràng đến yếu tố “chất lượng cuộc sống của con người” [82]. Mô hình PTBV kiểu quả trứng do Liên minh quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (IUCN) đưa ra năm 1994. Mô hình này minh hoạ mối quan hệ giữa con người và hệ sinh thái như là một vòng tròn nằm trong một vòng tròn khác, giống như lòng đỏ và lòng trắng của một quả trứng gà. Điều này hàm ý rằng, con người nằm trong hệ sinh thái và hai đối tượng này hoàn toàn phụ thuộc, tác động, chi phối lẫn nhau. Giống như một quả trứng chỉ thực sự tốt khi cả lòng đỏ và lòng trắng đều tốt, lòng trắng là môi trường để lòng đỏ phát triển, một xã hội chỉ PTBV khi cả con người và hệ sinh thái ở điều kiện tốt [82]. Như vậy, mỗi mô hình có những thế mạnh cũng như những hạn chế nhất định. Luận án đồng nhất lựa chọn và sử dụng mô hình PTBV kiểu ba vòng tròn để phân tích, do mô hình này phản ánh rõ nhất PTBV là miền giao thoa giữa phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội và BVMT. Nói cách khác, PTBV đạt được trên cơ sở đảm bảo hài hoà được cả ba mục tiêu: kinh tế, xã hội và môi trường. 1.1.1.3. Phát triển bền vững công nghiệp Trên đây chúng ta đã nói nhiều về những khái niệm, định nghĩa về PTBV nói chung, nhưng đó là những khái niệm mang tính tổng quát. Công nghiệp là lĩnh vực đặc thù, vì vậy để hiểu rõ hơn phạm vi, nội dung cụ thể của PTBVCN, cần có những tiếp cận gần gũi hơn, mang tính đặc trưng hơn. Tổ chức Phát triển Công nghiệp của Liên hợp quốc (UNIDO) trong nhiều năm đã cố gắng đưa ra các giải thích làm rõ hơn khái niệm này nhằm giúp định hướng cho các hành động. Định nghĩa đầu tiên về phát triển bền vững công nghiệp – Ecologically Sustainable Industrial Development (ESID) 16 được đưa ra vào những năm 80 cho rằng PTBVCN là một cách tiếp cận đối với phát triển công nghiệp, cho phép giải quyết hài hoà giữa tăng dân số, tăng trưởng công nghiệp và BVMT. Với khái niệm này, những vấn đề cốt lõi nhất của phát triển công nghiệp đã được đề cập đến là: tăng trưởng công nghiệp, tăng dân số và BVMT. Phát triển công nghiệp tất yếu sinh ra phát thải ô nhiễm, phát triển cũng đồng nghĩa với những hy sinh nhất định về môi trường, đó là hai nội dung không thể tách rời, hết sức mâu thuẫn nhưng luôn tồn tại trong bất kỳ sự phát triển nào. Bên cạnh đó, công nghiệp góp phần quan trọng giải quyết vấn đề dân số bằng cách thoả mãn ngày càng cao các nhu cầu của họ. Song chính nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của dân cư buộc sản xuất công nghiệp phải tạo ra nhiều sản phẩm hơn và hệ quả là làm gia tăng quá trình khai thác tài nguyên và tác động xấu tới môi trường là không thể tránh khỏi. Làm thế nào để hài hoà giữa các vấn đề hết sức mâu thuẫn nhưng thống nhất và đâu là giới hạn của sự bền vững cần phải tìm kiếm, đó là mấu chốt của tiếp cận PTBV. Nhưng như vậy đã đủ chưa cho việc hướng dẫn các hành động đáp ứng của công nghiệp. Rõ ràng vẫn còn những khái niệm hết sức trừu tượng và hoàn toàn không dễ hiểu đối với công nghiệp với tư cách là một phân ngành kinh tế có những quan tâm và lợi ích riêng rất cụ thể. Hơn nữa, BVMT có nội dung rất rộng, vậy đâu là những tác động môi trường đặc trưng của công nghiệp cần phải ưu tiên. Những vấn đề đặt ra ngày càng nhiều trong tiến trình tiếp cận với bản chất của khái niệm. Khắc phục nhược điểm trên, tại Hội nghị Copenhagen (Đan Mạch) tháng 10/1991, một khái niệm mới được đưa ra với những nội dung cụ thể hơn và bám sát hơn các khái niệm gốc. Khái niệm PTBVCN được UNIDO tiếp tục phát triển như là: “Những mô hình (pattern) công nghiệp hoá hướng vào các lợi ích về kinh tế và xã hội của thế hệ hiện tại và các thế hệ sau mà không làm tổn hại tới quá trình sinh thái nền”. Tại hội nghị này, những tiêu chí cụ thể hơn cũng đã được đề cập đến, trong đó có 3 tiêu chí quan trọng của quá trình PTBVCN: - Bảo vệ năng lực sinh thái - Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực con người, nguyên vật liệu và năng lượng. - Công bằng trong chia sẻ gánh nặng về môi trường, xã hội và các thành quả công nghiệp hoá. 17 Đã có một bước tiến quan trọng trong việc làm rõ các nội dung của khái niệm. Trong định nghĩa này đã gợi mở hướng tiếp cận thông qua những mô hình công nghiệp hoá có cân nhắc. Đó là các mô hình hướng vào các lợi ích kinh tế và xã hội của thế hệ hiện tại và các thế hệ sau mà không để lại những hậu quả về môi trường sinh thái. Ở đây, những lợi ích tương lai được nhấn mạnh song song với lợi ích trước mắt, một sự phát triển trong tổng hoà các lợi ích và tư duy cân bằng hơn. Rõ ràng, một sự phát triển không thể bền vững nếu không tạo ra được năng lực đáp ứng hiện tại và có được những bảo đảm, khả năng duy trì tăng trưởng trong tương lai. Những vấn đề đặt ra đã trở nên ngày càng cụ thể hơn với công nghiệp như sử dụng hiệu quả các nguồn lực con người, nguyên vật liệu và năng lượng, công bằng trong chia sẻ gánh nặng về môi trường và xã hội. Tuy nhiên, liệu có tồn tại một mô hình chung cho phát triển công nghiệp bền vững như định nghĩa đã nêu và đâu là mô hình tốt nhất để tham khảo? Rất tiếc một mô hình lý tưởng như vậy dường như không có. Các chuyên gia đều cho rằng sẽ khó có một mô hình chung cho các nước và về cơ bản các khái niệm trên vẫn chỉ là nguyên lý và mỗi nước vẫn phải chọn cho mình một cách đi riêng thích hợp nhất với hoàn cảnh. Đối với Việt Nam, nhiều người cho rằng PTBVCN đơn giản là khả năng tồn tại lâu dài. Tồn tại đồng nghĩa với duy trì được lợi ích doanh nghiệp và quốc gia. Tuy nhiên, làm thế nào để đạt được điều đó thì câu trả lời trở nên phức tạp và bắt đầu khác nhau. Các ý kiến chung cho rằng phát triển bền vững công nghiệp là quá trình hài hoà các lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường. Khó khăn ở chỗ công nghiệp là một thực thể kinh tế, không dễ tách được đâu là mục tiêu xã hội và môi trường. Trong thực tiễn triển khai, đã có sự nhầm lẫn giữa tiêu chí và mục tiêu làm phát sinh một chiến lược riêng về PTBV, tồn tại song song và độc lập với các chiến lược phát triển với các mục tiêu riêng rẽ về kinh tế, xã hội và môi trường. Có quan niệm cho rằng PTBV là sự tổng hợp của ba chiến lược phát triển kinh tế, chiến lược phát triển xã hội và chiến lược BVMT. Song liệu có thể cộng dồn một cách cơ học ba vấn đề đó được không? Trên thực tế, nhiều hoạt động công nghiệp vốn tự thân đã hàm chứa các nội dung bền vững đan xen rất khó phân biệt. Như vấn đề giảm tiêu hao năng lượng, nguyên liệu rất phổ biến trong sản xuất thực chất là vấn đề kinh tế hay môi trường do tính đa mục tiêu vừa hướng tới hiệu quả của sản xuất nhưng đồng thời lại làm giảm phát thải. Những vấn đề cải thiện điều kiện, môi trường làm việc của công nhân, phát triển công nghiệp nông 18 thôn lâu nay vẫn đang được hiểu như là vấn đề môi trường và kinh tế hơn là xã hội. Rõ ràng PTBVCN không thể là phép cộng máy móc của những vấn đề tách rời mà chỉ có thể lồng ghép hoặc được nhấn mạnh hơn do tính chất và đặc trưng rất riêng của sản xuất công nghiệp. Thực ra PTBV không phải là mục tiêu mặc dù có vẻ như mọi quá trình hành động phát triển đang hướng đến đó. PTBV là một cách phát triển, bản chất là một tiêu chuẩn hay thước đo đối với quan điểm và hành động. Trong các định nghĩa của UNIDO, PTBV được giải thích như là một cách tiếp cận hay mô hình đối với phát triển công nghiệp. Với tư cách là thước đo hay tiêu chuẩn hay cách tiếp cận, PTBV được đem ra soi rọi các chiến lược đã có, xem xét các quan điểm, hành động dưới góc nhìn rộng hơn, với những yêu cầu đòi hỏi toàn diện hơn mà có thể trước đây nhiều khía cạnh chưa được tính đến. PTBV giống như sự bổ sung các điều kiện của bài toán phát triển, đặt ra các tiêu chí nhằm sàng lọc và kiểm chứng các quan điểm và hành động giúp tìm kiếm các lựa chọn tốt hơn, cân bằng được nhiều mục tiêu hơn không chỉ là những lợi ích kinh tế duy nhất. PTBV chính vì vậy góp phần tạo ra nhiều hơn các đảm bảo cho phát triển lâu dài. Một chiến lược phát triển công nghiệp được xét qua lăng kính hay sàng lọc bởi tiêu chí của PTBV có thể phải thay đổi, làm mới, bổ sung và điều chỉnh, song đó vẫn chỉ là chiến lược phát triển. Ở đây sự điều chỉnh hữu cơ xảy ra bên trong nội hàm của chiến lược không phải là phép cộng 3 nội dung chiến lược. Rõ rệt nhất có thể thấy, trước đây nguồn lực (tự nhiên và xã hội) chỉ được xem xét thuần tuý như một hình thức đầu vào của quá trình sản xuất, được đánh giá đơn giản là “đủ hay thiếu” như một nhu cầu đối với phát triển công nghiệp, thì nay trong cách tiếp cận mới nguời ta bắt đầu chú trọng nhiều hơn đến cách thức khai thác và sử dụng chúng sao cho ít “ảnh hưởng nhất”, tiết kiệm nhất và lâu dài hơn đem lại hiệu quả tổng thể cao nhất. Cũng như vậy, sản xuất trước đây mới chỉ tập trung mục tiêu sản phẩm và lợi nhuận thì nay đã cân nhắc nhiều hơn đến ảnh hưởng của phát thải và ô nhiễm, cố gắng tìm kiếm các tiếp cận thân thiện hơn. Những vấn đề phân bố công nghiệp ngày nay được xem xét toàn diện hơn, bởi mỗi phương án hàm chứa các nội dung và những tác động kinh tế, xã hội và môi trường khác nhau phản ánh các xu hướng lựa chọn. Sự phân bố sai lệch có thể ảnh hưởng đến tương lai phát triển lâu dài 19 của doanh nghiệp xét trên khía cạnh kinh tế, môi trường và xã hội cần phải cân nhắc đến. Cũng từ trong cách nhìn mới, người ta bỗng nhận thấy rằng cùng một đầu vào nhưng bằng những cách thức hay lựa chọn khác nhau vẫn có thể vừa đảm bảo tăng trưởng nhưng phát thải ô nhiễm lại ít hơn, góp phần lớn hơn trong giải quyết những vấn đề xã hội. Chính vì vậy, sự lựa chọn càng ngày càng nghiêng về những cách thức mới bền vững. Từ những phân tích trên đây, nghiên cứu sinh đưa ra khái niệm về PTBVCN như sau: PTBVCN là phát triển công nghiệp một cách ổn định, lâu dài trên cơ sở đảm bảo cân bằng giữa tăng trưởng, giải quyết các vấn đề xã hội và BVMT. 1.1.2. Mối quan hệ giữa phát triển bền vững và tăng trưởng kinh tế Các nhà kinh tế học khi tham gia giải quyết vấn đề PTBV tập trung vào ba vấn đề chính: (i) Liệu có sự tương thích giữa phát triển kinh tế và BVMT và đảm bảo xã hội hay không? Nói cách khác, liệu việc BVMT và bảo đảm xã hội có phải là cản trở đối với quá trình tăng trưởng kinh tế? (ii) Sự mất cân bằng trong PTBV được giải thích như thế nào về mặt kinh tế học? (iii) Để đảm bảo PTBV, chính phủ cần phải làm gì? Trên thực tế, có không ít nhà kinh tế phát triển có quan điểm rằng BVMT, đảm bảo công bằng xã hội là những hàng hoá xa xỉ và việc đưa ra những điều kiện, những quy định cho sự PTBV có thể làm cho tăng trưởng kinh tế chậm lại. Tuy nhiên, trước những tác động tiêu cực của vấn đề môi trường đối với chất lượng cuộc sống và đe doạ sự phát triển về lâu dài, những quan điểm phản đối PTBV đã trở nên yếu ớt. Việc tranh luận về tính tương thích của tăng trưởng kinh tế và PTBV, từ đó được thay bằng việc mổ xẻ những nguyên nhân kinh tế của sự mất cân bằng trong PTBV, những yếu tố tác động đến sự xuống cấp của chất lượng môi trường, của công bằng xã hội... Từ những nghiên cứu, đánh giá thực tế về chất lượng môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, các nhà kinh tế học đã đưa ra một loạt những giải pháp kinh tế nhằm duy trì sự PTBV. 1.1.2.1. Tính tương thích của phát triển bền vững và tăng trưởng kinh tế PTBV bao gồm trong nó ba khía cạnh: tăng trưởng kinh tế, BVMT và công bằng xã hội. Tuy không phải là bỏ qua vấn đề công bằng xã hội, nhưng các nhà kinh tế học trong môn kinh tế phát triển khi xem xét vấn đề PTBV thường mổ xẻ quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và BVMT. Về tương quan này, các nhà kinh tế học phát triển có 20 nhiều quan điểm tương đối khác biệt. Quan điểm đầu tiên cho rằng tài nguyên là có hạn, và vì vậy, các nguồn lực phát triển kinh tế cũng là có hạn và chính vì thế các nền kinh tế không thể phát triển vượt quá giới hạn tài nguyên. Theo quan niệm này, với mô hình phát triển kinh tế truyền thống, sự phát triển kinh tế không sớm thì muộn cũng dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống sinh thái toàn cầu. Từ quan niệm này, giải pháp của vấn đề không phải là cách nào khác mà là hạn chế một cách quyết liệt việc tiêu dùng tất cả các tài nguyên dù đó là tài nguyên có thể tái tạo được hay không tái tạo được và chỉ có như vậy, các thế hệ sau mới có thể có cơ hội để tiếp cận với các nguồn tài nguyên phục vụ cho nhu cầu của mình. Một quan niệm khác của kinh tế học lại cho rằng tài nguyên là có hạn, nhưng nó không phải là có hạn theo nghĩa tuyệt đối, mà có hạn theo nghĩa tương đối. Khi tài nguyên trở nên khan hiếm, một mặt con người sẽ tìm ra những tài nguyên khác để thay thế và mặt khác họ cũng sẽ có những giải pháp sử dụng một cách có hiệu quả các tài nguyên có sẵn. Một định luật trung tâm của kinh tế học môi trường về mối tương quan giữa tăng trưởng kinh tế và mức độ phá huỷ môi trường được biểu diễn qua mô hình đường cong Kuznets [87]. Đường cong này có hình chữ U ngược hàm ý rằng, mức độ phá huỷ môi trường sẽ tăng lên cùng với quá trình phát triển kinh tế (mức GDP theo đầu người) và khi kinh tế phát triển đến mức độ nhất định, mức độ phá huỷ sẽ giảm xuống và chất lượng môi trường sẽ được cải thiện. Điều này có nghĩa là trong giai đoạn đầu của phát triển, con người do nhu cầu tiêu dùng gia tăng đã khai thác quá mức các tài nguyên cho nền sản xuất vật chất, vì vậy, chất lượng môi trường sẽ giảm xuống. Khi đời sống vật chất của con người gia tăng, nhu cầu về chất lượng cuộc sống cũng gia tăng và lúc này con người có đủ điều kiện vật chất và kỹ thuật để có thể đưa ra những giải pháp vừa phát triển kinh tế vừa giảm thiểu mức độ huỷ hoại môi trường. Quan niệm về quan hệ giữa môi trường và tăng trưởng này đã được chứng minh qua số liệu thống kê của các nước, tuy nhiên, cũng còn nhiều những quan điểm khác nhau về mối quan hệ này. Ở một cách tiếp cận khác có tính chất thực tiễn nhiều hơn, theo một số nhà kinh tế môi trường, dường như không có sự dung hợp giữa phát triển kinh tế và PTBV. Theo các tác giả này, mô hình phát triển kinh tế hiện nay mà loài người trải qua là mô hình khai thác tài nguyên để phục vụ tiêu dùng của con người và vì vậy sự phát triển 21 kinh tế thường dẫn đến việc phá huỷ môi trường. Quan niệm này được bắt nguồn từ thực tế ở một số nước thuộc thế giới thứ Ba - nơi mà sự phát triển kinh tế đã có những tiến bộ đáng kể nhưng đi cùng với nó là chất lượng môi trường bị xuống cấp. Suy luận một cách ngược lại, người ta cho rằng sự xuống cấp của môi trường là cái giá của sự phát triển và việc kiểm soát quá chặt chẽ vấn đề môi trường có thể làm hạn chế quá trình phát triển (và hậu quả có thể lại làm trầm trọng thêm các vấn đề xã hội như tình trạng thất nghiệp và nghèo đói gia tăng). Tuy nhiên, các nhà kinh tế môi trường có quan điểm này cho rằng giải pháp cho tình thế này là việc hướng sự phát triển kinh tế vào sự PTBV, tức là nền kinh tế vẫn được khuyến khích phát triển nhưng có tính đến vấn đề môi trường và vấn đề tài nguyên thiên nhiên. Nghiên cứu sinh đồng thuận với quan niệm này. Quan niệm này cũng được thống nhất và phát động bởi Hội đồng Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED) của Liên hợp quốc với định nghĩa về PTBV được nhắc lại nhiều lần: “PTBV là sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau” [89]. 1.1.2.2. Nguyên nhân của sự không bền vững trong phát triển Dù có quan niệm khác nhau về mặt lý thuyết về tính tương thích giữa phát triển kinh tế và PTBV, các nhà kinh tế đều thừa nhận rằng trên thực tế, môi trường đang bị phá huỷ một cách nghiêm trọng và cần phải tìm ra căn nguyên của vấn đề và từ đó đưa ra những giải pháp nhằm duy trì sự PTBV. Về phương diện kinh tế học, sự phá huỷ môi trường tự nhiên cũng như môi trường xã hội được quy lại thành hai nhóm nguyên nhân chính: (i) Các chính sách phát triển kinh tế đã coi nhẹ (bỏ qua) những quan tâm về vấn đề môi trường và xã hội, và (ii) sự thất bại của thị trường trong việc bảo đảm sự PTBV. (1) Sự bất cập của các chính sách kinh tế vĩ mô trong việc BVMT và gia tăng phúc lợi xã hội Trong cuộc chiến chống lại nghèo nàn và lạc hậu, nhiều quốc gia đã nỗ lực phi thường nhằm đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo nàn. Tất cả các giải pháp có thể huy động được các nguồn lực cho phát triển đều được đưa ra thực hiện, kết quả là nền kinh tế của nhiều nước đã có những cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, ngày nay người ta thấy rằng phương thức huy động tối đa các nguồn lực cho tăng trưởng đã có những ảnh hưởng tiêu cực đến vấn đề PTBV. 22 Chính sách khuyến khích xuất khẩu là một ví dụ. Hầu hết các nước chậm phát triển đều quan niệm xuất khẩu là một chìa khoá cho sự phát triển và cùng với quan niệm này, hàng loạt các chính sách khuyến khích xuất khẩu đã được áp dụng trên thực tế, bất chấp những giá về môi trường là thế nào. Con đường xuất khẩu ban đầu của các nước chậm phát triển không phải là con đường nào khác ngoài việc khai thác tối đa những tài nguyên có sẵn và phát triển các hàng hoá nông sản. Khai thác các tài nguyên rừng, khoáng sản đã được triển khai trên quy mô lớn, cùng với đó các trang trại gia tăng quy mô, diện tích canh tác được mở rộng thông qua việc phá rừng hoặc khai thác cạn kiệt đất đai hiện có. Chất lượng môi trường đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng của chính sách này, ở nhiều quốc gia rừng đã bị triệt phá, nguồn nước và chất lượng nước bị giảm sút nghiêm trọng. Các chính sách công nghiệp hoá cũng có những tác động không tốt đến vấn đề môi trường. Hầu hết các quốc gia khi bước vào tiến trình công nghiệp hoá đều có khả năng tài chính hạn chế, các công nghệ thực hiện công nghiệp hoá đều là kỹ thuật lạc hậu, không đảm bảo vấn đề chất lượng môi trường. Năng lượng sử dụng nhiều làm ô nhiễm không khí, nước thải không được xử lý làm ô nhiễm các dòng sông... Tiến trình công nghiệp hoá và quá trình đô thị hoá thường diễn ra đồng thời, việc hình thành các đô thị lớn không đi liền với việc xây dựng hạ tầng đã làm cho môi trường tự nhiên và môi trường xã hội của các đô thị trở nên bị ô nhiễm nặng nề. Sự tác động của các chính sách kinh tế vĩ mô đến sự suy giảm chất lượng môi trường cũng được thể hiện qua kênh các vấn đề xã hội. Nói chung, quá trình phát kinh tế của nhiều nước, mặc dù mức sống trung bình có gia tăng, nhưng tình trạng nghèo đói lại trở nên phổ biến, bất bình đẳng xã hội gia tăng. Thực tế ở nhiều nước, mặc dù nền kinh tế vẫn tăng trưởng đều đặn, nhưng một tầng lớp xã hội bị bỏ rơi và lâm vào tình cảnh đói nghèo. Người ta cho rằng, tầng lớp dân cư nghèo khó đã làm cho vấn đề môi trường thêm phần nghiêm trọng. Tình trạng phá rừng hoặc khai thác quá mức đất đai thường phổ biến ở các cộng đồng dân cư nghèo hoặc các nước nghèo, hậu quả là tình trạng lũ lụt, hạn hán đang phổ biến và ngày càng trở nên trầm trọng ở nhiều quốc gia. Sự tồn tại của một bộ phận khá lớn dân cư sống trong tình trạng nghèo khổ đã làm cho cuộc sống của họ phải lệ thuộc vào các nguồn tài nguyên nguyên thuỷ. Do 23 nghèo khó, người ta không đủ điều kiện tiếp cận đến các nguồn năng lượng an toàn như điện, năng lượng mặt trời, mà phải dùng các nguồn nguyên liệu nguyên thuỷ như than, củi. Nghèo khó cũng làm cho họ không có đủ điều kiện tài chính để tổ chức cuộc sống vệ sinh hơn và tình trạng chất thải được phóng uế bừa bãi ra môi trường sống cũng khá phổ biến trong các cộng đồng người nghèo. Như vậy, phát triển bền vũng phụ thuộc mạnh mẽ vào việc xoá đói giảm nghèo và công bằng xã hội. Tuy nhiên, việc cải thiện các quan hệ xã hội lại phụ thuộc mạnh mẽ vào các chính sách phát triển kinh tế. Tuy rằng, sự công bằng xã hội có được phải dựa vào nhiều chính sách khác nhau, nhưng các chính sách kinh tế vĩ mô đóng vai trò trung tâm. Chỉ khi người nghèo được tiếp cận đến các cơ hội phát triển, đến các cơ hội nâng cao thu nhập thì lúc đó môi trường mới được bảo vệ tốt hơn, và chỉ lúc đó các giải pháp BVMT, cải thiện môi trường mới có thể thực thi một cách hiệu quả. (2) Khủng hoảng kinh tế và sự giảm sút của chất lượng môi trường Suy thoái hay khủng hoảng kinh tế là một hiện tượng của kinh tế thị trường, khi điều đó xảy ra, hậu quả của nó không chỉ là sự giảm sút trong tăng trưởng kinh tế, mà còn có sự giảm sút về môi trường tự nhiên và các điều kiện xã hội. Nền kinh tế thế giới đã chứng kiến nhiều những biến động mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường như các cuộc đại khủng hoảng những năm 1930 ở Mỹ hay cuộc khủng hoảng tài chính châu Á cách đây gần hai thập kỷ. Khi suy thoái hoặc khủng hoảng kinh tế xảy ra, các cân bằng tài chính bị đảo lộn, lạm phát gia tăng, ngân sách thâm thủng, đồng tiền mất giá... Để chống các mất cân đối do khủng hoảng kinh tế gây nên, biện pháp đầu tiên được áp dụng là cắt giảm chi tiêu công. Rất nhiều lĩnh vực bị ảnh hưởng khi chi tiêu của chính phủ bị cắt giảm, nhưng người ta thường chứng kiến việc cắt giảm mạnh mẽ trong các vấn đề như BVMT, trợ cấp xã hội. Chất lượng môi trường và các bảo đảm xã hội có xu hướng giảm sút cùng với việc cắt giảm chi tiêu cho các hoạt động này. Cùng với những chương trình cắt giảm chi tiêu công, các biện pháp tăng thuế và cắt giảm trợ cấp cũng được áp dụng trên nhiều lĩnh vực, trong đó bao gồm cả lĩnh vực môi trường và xã hội. Khi nền kinh tế đang vận hành bình thường, để BVMT các biện pháp trợ cấp sử dụng phế liệu, trợ cấp sử dụng ít năng lượng... được áp dụng. Nhưng khi khủng hoảng nổ ra, 24 do ngân sách bị eo hẹp, các loại trợ cấp cũng sẽ bị giảm xuống cùng với các hoạt động tiết kiệm ngân sách khác, và như vậy, đây cũng là một nguy cơ của vấn đề chất lượng môi trường giảm xuống khi khủng hoảng xảy ra. Những biện pháp khôi phục nền kinh tế cũng luôn được áp dụng đi liền với các biện pháp chống suy thoái, khủng hoảng kinh tế như vừa nêu. Khuyến khích đầu tư, khuyến khích xuất khẩu luôn là những biện pháp được lựa chọn cho việc khôi phục kinh tế. Có nhiều giải pháp khuyến khích đầu tư và xuất khẩu khác nhau, nhưng việc nới lỏng các điều kiện, những ràng buộc về môi trường có thể cũng sẽ được áp dụng. (3) Sự thất bại của thị trường trong việc BVMT và các vấn đề xã hội Người ta đã chứng kiến sự xuống cấp của môi trường, xã hội không chỉ trong điều kiện kinh tế suy thoái mà cả khi nền kinh tế đang trong giai đoạn tăng trưởng tốt. Ô nhiễm môi trường, thiên tai, lũ lụt không chỉ xảy ra ở những nước kém phát triển mà còn ở những nước phát triển, nơi có mức thu nhập khá cao. Như vậy, sự xuống cấp của môi trường, xã hội trong điều kiện suy thoái kinh tế cũng chỉ là một phần của vấn đề. Sự thật, những hậu quả gần đây về chất lượng môi trường không phải là do ý chí chủ quan hoặc là sự vô tình của con người, các nhà kinh tế cho rằng vấn đề này là do sự thất bại của thị trường trong việc BVMT. Kinh tế học giải thích sự suy giảm chất lượng môi trường trong nền kinh tế thị trường là do việc không bao hàm chi phí ngoại sinh vào chi phí sản xuất. Chi phí ngoại sinh là chi phí mà người sản xuất không phải chịu, mặc dù xã hội vẫn phải trả giá cho nó. Khi có một khoản kinh phí mà người sản xuất không phải tính đến trong quá trình sản xuất, thì thông thường khoản chi phí đó thường được sử dụng mang tính chất lạm dụng quá mức. Kinh tế học coi đây là một dạng thất bại của thị trường, cái mà đã không hoạt động có hiệu quả để đảm bảo chi phí sản xuất cân bằng với giá trị đầu ra và vì sự thất bại của thị trường trong việc điều tiết này đã dẫn đến việc môi trường tự nhiên bị phá huỷ. Ví dụ một nhà máy sản xuất giấy nằm ở vùng thượng nguồn của một con sông, trong quá trình sản xuất, nhà máy này đã sử dụng nhiều hoá chất và chất thải của quá trình sản xuất đã làm ô nhiễm nguồn nước ở phía hạ lưu. Chi phí để khôi phục chất lượng nguồn nước dưới hạ lưu lại do người hạ lưu chịu chứ không phải người sản xuất giấy chịu. Chính vì không phải chịu chi phí này nên người sản xuất giấy sẵn sàng 25 dùng và thải các loại hoá chất ra dòng sông và vì vậy làm huỷ hoại môi trường dưới hạ lưu. Sự thất bại của thị trường trong PTBV cũng được hiểu là tình trạng thiếu hoặc không có thị trường. Thị trường dường như không hoạt động trong vấn đề BVMT hoặc nếu có thì đó là những thị trường không hoàn thiện. Sự thực là không tồn tại cơ chế lợi ích khuyến khích các cá nhân, các công ty tham gia kinh doanh BVMT. Môi trường được hiểu trong kinh tế học là một hàng hoá công cộng, tức là một loại hàng hoá mà tất cả mọi người đều có quyền tiếp cận và sử dụng. Một khó khăn trong việc quản lý hàng hoá công cộng là làm thế nào người tiêu dùng trả tiền cho hàng hoá này vì người tiêu dùng luôn có một tâm lý sử dụng miễn phí đối với các hàng hoá công cộng. Không có cơ chế lợi ích rõ ràng, thị trường BVMT luôn là một thị trường kém phát triển và không hoàn thiện, ít người sẵn sàng tham gia cung cấp các dịch vụ BVMT. Thị trường là không hoàn thiện trong BVMT và thị trường hoạt động cũng không hoàn thiện trong việc duy trì các bảo đảm xã hội, như nghèo đói và công bằng xã hội. Do những điều kiện khác nhau, con người có những khả năng tiếp cận đến các cơ hội việc làm và thu nhập khác nhau, vì vậy sự khác biệt về thu nhập là không tránh khỏi trong phát triển kinh tế thị trường. Các dịch vụ xã hội như cơ sở hạ tầng, dịch vụ y tế, sức khoẻ... cũng thường được hiểu là những hàng hoá công cộng, chính vì vậy thị trường của những dịch vụ xã hội cũng luôn kém phát triển, làm cho vấn đề nghèo đói và bất bình đẳng ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn trong nhiều quốc gia và cộng đồng. Sự nghèo khó này đến lượt mình lại tác động một cách tiêu cực đến việc bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường như đã phân tích ở trên. 1.1.2.3. Những can thiệp của chính phủ trong phát triển bền vững Sự thất bại của thị trường luôn đồng nghĩa với việc cần có những can thiệp trực tiếp của con người và ngày nay sự can thiệp của con người vào vấn đề môi trường và xã hội đang trở nên phổ biến. Mức độ can thiệp có thể khác nhau tuỳ từng chương trình và mục tiêu. Ở tầm vĩ mô, những can thiệp của chính phủ vào vấn đề PTBV được thể hiện ở chỗ các chính phủ đã đưa những vấn đề BVMT, duy trì bảo đảm xã hội như là những nội hàm của các chương trình phát triển kinh tế. Hầu hết các chính phủ đã nhận thức rõ ràng rằng việc bỏ qua các vấn đề môi trường và vấn đề xã hội về lâu dài sẽ có những tác động tiêu cực đến sự phát triển cũng như phúc lợi xã hội. Nhiều 26 chương trình riêng biệt đã được hình thành như chương trình phủ xanh đất trống, chương trình bảo vệ sinh thái, các chương trình xoá đói giảm nghèo, chương trình giúp đỡ những người yếu thế... đã được ban hành và thực hiện ở nhiều quốc gia. Ở tầm vĩ mô, đây chính là các biện pháp nhằm thiết lập và duy trì PTBV ở các quốc gia. Cùng với các chương trình BVMT, bảo đảm xã hội, trên thực tế đã có nhiều các chính sách cụ thể được ban hành và thực hiện nhằm đảm bảo sự PTBV về lâu dài. Trong lĩnh vực môi trường, các nhà kinh tế đã có nhiều chính sách nhằm BVMT, các chính sách này có thể chia thành ba nhóm sau: (1) Các biện pháp hành chính và kiểm soát: Cơ chế hành chính với những biện pháp xử phạt rõ ràng luôn được nhiều nước áp dụng trong việc BVMT. Để thực hiện biện pháp này, người ta phải đưa ra được các chuẩn mực, chỉ số về môi trường để vừa kiểm soát vừa ngăn ngừa khả năng xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường. Đây là biện pháp rất quan trọng, trong khi các biện pháp kinh tế, giáo dục luôn có tác dụng hạn chế. (2) Các biện pháp trao quyền: Như đã đề cập ở trên, tình trạng ô nhiễm môi trường thường bắt đầu từ vấn đề chi phí ngoại sinh, do người sản xuất đã không đưa toàn bộ chi phí môi trường vào quá trình sản xuất và xã hội phải gánh chịu hậu quả của quá trình này với việc chất lượng môi trường giảm sút. Để giải quyết tình trạng này, một giải pháp được đưa ra là trao quyền giải quyết cho những đối tượng liên quan để tự họ cùng đi đến một thoả thuận bảo đảm quyền lợi của các bên. (3) Các biện pháp dựa trên lợi ích kinh tế: - Thuế (phí): Thuế môi trường là một khoản thu dựa theo khối lượng chất thải mà một người hoặc doanh nghiệp thải ra. Giống như lao động hay các nguồn đầu vào vật chất khác, khi người ta phải trả một giá nào đó thì người ta có xu hướng tiêu dùng tiết kiệm và có hiệu quả, vì vậy, thuế (phí) sẽ khuyến khích các đối tượng sử dụng hạn chế các nguồn nguyên liệu có thể gây ô nhiễm môi trường. - Trợ cấp hạn chế chất thải: cùng với việc thu thuế (phí), phương pháp trợ cấp cũng được áp dụng khá phổ biến. Trợ cấp hạn chế chất thải là khoản tiền mà Chính 27 phủ sẽ trả cho doanh nghiệp trên mỗi đơn vị chất thải mà đơn vị đó đã hạn chế thải ra môi trường. - Chuyển nhượng cô-ta chất thải: theo đó một đơn vị sản xuất, trong một đơn vị thời gian, theo luật, được cho phép thải ra môi trường một khối lượng chất thải nhất định mà không bị đánh thuế, nếu doanh nghiệp không sử dụng hết cô-ta chất thải này thì cô-ta đó có thể được chuyển nhượng cho những doanh nghiệp khác có nhu cầu. 1.1.3. Tiến trình thể chế hoá cơ chế, chính sách về phát triển bền vững ở Việt Nam PTBV là nhu cầu cấp bách và xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, vì vậy đã được hầu hết các quốc gia trên thế giới dễ dàng đồng thuận xây dựng thành Chương trình nghị sự cho từng thời kỳ phát triển của lịch sử loài người và mỗi quốc gia. Tuy nhiên, nhận thức về PTBV ở nhiều quốc gia trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã trải qua nhiều thời kỳ khác nhau và ngày càng rõ nét. Tư tưởng PTBV đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm từ khá sớm và là vấn đề nhất quán trong các chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ và Quốc hội, đã được thể hiện trong các văn kiện, các chương trình, kế hoạch phát triển đất nước phù hợp với từng thời kỳ khác nhau. - Tư tưởng và mong muốn về PTBV ở Việt Nam đã được hình thành ngày từ năm 1945, khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, điều đó được thể hiện trong lời bài quốc ca của chúng ta là xây dựng “nước non Việt Nam ta vững bền”. - Năm 1960, trong Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ III, PTBV được thể hiện bằng cụm từ “tiến vững chắc” và đã được khẳng định “đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên Chủ nghĩa xã hội”. - Ngày 12/6/1991 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ban hành Quyết định số 187-CT về việc triển khai thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về môi trường và PTBV giai đoạn 1991-2000. 28 - Năm 1992, Việt Nam chính thức ký Bản tuyên ngôn về môi trường và PTBV tại Hội nghị về môi trường và PTBV tại Rio de Janeiro với sự tham gia của các nguyên thủ của 179 quốc gia trên thế giới. - Năm 1993, Luật Bảo vệ môi trường đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/01/1994. Luật này đã cụ thể hoá Điều 29 của Hiến pháp năm 1992 trong công tác quản lý nhà nước về môi trường: giao trách nhiệm cho chính quyền các cấp, các cơ quan và mọi công dân trong việc BVMT, tuân thủ các nguyên tắc BVMT, là cơ sở pháp lý để điều chỉnh các hoạt động, các hành vi của mỗi cá nhân, mỗi tổ chức và toàn xã hội. Luật Bảo vệ môi trường được ban hành để nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, đảm bảo quyền con người được sống trong môi trường lành mạnh, phục vụ sự nghiệp phát triển lâu bền của đất nước, góp phần BVMT khu vực toàn cầu [36]. - Năm 1998, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 36-CT/TW trong đó nhấn mạnh: “BVMT là nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối, chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tất cả các cấp, các ngành là cơ sở quan trọng bảo đảm PTBV” [25]. - Năm 2001, tại Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IX, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2001-2010) Đảng ta đã khẳng định quan điểm xây dựng đất nước là: “phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và BVMT” và “phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, đảm bảo sự hài hoà giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học” [26]. - Năm 2002, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược toàn diện về tăng cường xoá đói, giảm nghèo và định hướng PTBV ở Việt Nam. - Năm 2003, Chính phủ Việt Nam chính thức phê quyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, trong đó quan điểm về PTBV được tái khẳng định: “BVMT mang tính quốc gia, khu vực và toàn cầu cho nên phải kết hợp giữa phát huy nội lực với tăng cường hợp tác quốc tế trong BVMT và PTBV”. 29 - Ngày 17/8/2004, tại Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam) [52]. Định hướng này thực chất là một chiến lược khung bao gồm: những định hướng lớn về kinh tế, xã hội và môi trường làm cơ sở pháp lý để các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức và cá nhân có liên quan triển khai thực hiện nhiệm vụ của mình và cùng phối hợp hành động nhằm bảo đảm sự PTBV của đất nước. - Cũng trong năm 2004, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 41-NQ/TW về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, trong đó nêu rõ các quan điểm là “BVMT vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ bản của PTBV, phải được thể hiện trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành, từng địa phương. Khắc phục tư tưởng chỉ chú trọng phát triển kinh tế xã hội mà coi nhẹ BVMT. Đầu tư cho BVMT là đầu tư cho PTBV” [27]. - Năm 2005, Chính phủ đã triển khai Chương trình hành động cụ thể hoá các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ Chính trị về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước nhằm ngăn ngừa, hạn chế, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường, phục hồi và từng bước nâng cao chất lượng môi trường, kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, thực hiện tiến bộ xã hội và BVMT phục vụ mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. - Năm 2005, tại kỳ họp thứ VII Quốc hội khoá XI đã thông qua Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi. Theo đó quán triệt, thể chế hoá quan điểm Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng: “phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và BVMT” [37]. - Năm 2006, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, quan điểm PTBV đã được khẳng định đậm nét hơn và đã trở thành khẩu hiệu hành động của Đại hội: “Đại hội của trí tuệ, đổi mới, đoàn kết và phát triển vững” [29]. - Kế hoạch 5 năm 2006-2010 đã xác định rõ các mục tiêu PTBV về kinh tế, xã hội và môi trường. Nhiều chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội đã được rà soát theo hướng PTBV. Đặc biệt các chỉ tiêu kế hoạch về môi trường đã được chú trọng 30 nhiều hơn, nhiều chỉ tiêu PTBV đã được cụ thể hoá như: Đến năm 2010 đưa tỷ lệ che phủ rừng lên trên mức 43%, tăng diện tích cây xanh ở các khu đô thị; 95% dân cư thành thị và 75% dân cư ở vùng nông thôn được sử dụng nước sạch; Đến năm 2010, 100% các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải áp dụng công nghệ sạch hoặc được trang bị các thiết bị giảm thiểu ô nhiễm, xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn về môi trường; 40% các khu đô thị và 70% các KCN, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn về môi trường, 90% chất thải rắn được thu gom, xử lý được trên 60% chất thải nguy hại và 100% chất thải bệnh viện... [29]. Có thể khẳng định chắc chắn rằng tư tưởng, quan điểm chỉ đạo nhất quán của Đảng, hành động cụ thể của Chính phủ, ý chí của toàn dân, nó xuyên suốt mọi chủ trương chính sách của Đảng và Chính phủ và được cụ thể hoá thành mục tiêu PTBV ở nước ta, được thể chế hoá bằng những văn kiện của Đảng, chương trình hành động của Chính phủ và chỉ tiêu kế hoạch của nhà nước. 1.2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÔNG NGHIỆP PTBVCN có nội dung rất rộng và biến đổi theo thời gian, tuỳ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn của đất nước. Do đó, xác định rõ nội dung PTBVCN với các lĩnh vực ưu tiên trong kế hoạch phát triển là rất cần thiết. Xác định rõ nội dung vừa đảm bảo thực hiện các mục tiêu trước mắt trong PTBVCN, với các điều kiện kinh tế - xã hội và nguồn lực cho phép vừa tạo ra những điều kiện thuận lợi để từng bước thực hiện tổng thể chiến lược PTBVCN. Trong giai đoạn hiện nay, phát triền bền vững công nghiệp ở Việt Nam bao gồm các nội dung cơ bản và tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên chính sau: 1.2.1. Duy trì tăng trưởng công nghiệp nhanh và ổn định trong dài hạn Để có thể duy trì lâu dài một tốc độ tăng trưởng công nghiệp nhanh và ổn định trong dài hạn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, tạo động lực thúc đẩy các lĩnh vực khác phát triển, chúng ta cần thực hiện một số định hướng chính sau đây: Một là, Chuyển nền kinh tế từ tăng trưởng chủ yếu theo chiều rộng sang phát triển chủ yếu theo chiều sâu trên cơ sở sử dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến để tăng năng suất lao động và nâng cao sức cạnh tranh của các sản 31 phẩm hàng hoá và dịch vụ, nâng cao hiệu quả của nền kinh tế nói chung và hiệu quả của vốn đầu tư nói riêng. Hai là, Chuyển nền kinh tế từ khai thác và sử dụng tài nguyên dưới dạng thô sang chế biến tinh xảo hơn, nâng cao giá trị gia tăng từ mỗi một đơn vị tài nguyên được khai thác. Chuyển dần sự tham gia thị trường bên ngoài, thị trường quốc tế bằng những sản phẩm thô sang dạng các sản phẩm chế biến tinh và dịch vụ. Chú trọng nâng cao hàm lượng khoa học, công nghệ của sản phẩm hàng hoá và dịch vụ. Ba là, Triệt để tiết kiệm các nguồn lực trong phát triển, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên khan hiếm và hạn chế tiêu dùng lấn vào phần của các thế hệ mai sau. Bốn là, Xây dựng hệ thống hạch toán kinh tế môi trường. Nghiên cứu để đưa thêm môi trường và các khía cạnh xã hội vào khuôn khổ hạch toán tài khoản quốc gia (SNA). Hệ thống hạch toán kinh tế, xã hội và môi trường hợp nhất sẽ bao gồm ít nhất một hệ thống hạch toán phụ về tài nguyên thiên nhiên. 1.2.2. Thực hiện quá trình công nghiệp hóa sạch Đẩy mạnh công nghiệp hoá là nhiệm vụ trung tâm của Việt Nam trong thời gian 10-20 năm tới. Thực hiện một chiến lược "công nghiệp hóa sạch" là ngay từ ban đầu phải quy hoạch sự phát triển công nghiệp với cơ cấu ngành nghề, công nghệ, thiết bị bảo đảm nguyên tắc thân thiện với môi trường; tích cực ngăn ngừa và xử lý ô nhiễm công nghiệp, xây dựng nền "công nghiệp xanh". Những tiêu chuẩn môi trường cần được đưa vào danh mục tiêu chuẩn thiết yếu nhất để lựa chọn các ngành nghề khuyến khích đầu tư, công nghệ sản xuất và sản phẩm, quy hoạch các KCN, khu chế xuất và xây dựng các kế hoạch phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý và kiểm soát ô nhiễm. Những hoạt động ưu tiên nhằm thực hiện quá trình công nghiệp hóa sạch bao gồm: (1) Về pháp luật: - Rà soát quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch phát triển công nghiệp của quốc gia, các vùng lãnh thổ và các địa phương theo hướng gắn với PTBV, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất thải một cách có hiệu quả. 32 - Thể chế hóa việc đưa yếu tố môi trường vào quy trình lập quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội hàng năm, 5 năm và dài hạn của cả nước, các bộ, ngành và địa phương, từ cấp Trung ương đến cấp cơ sở. Hoàn thiện quy trình đánh giá tác động môi trường và giám sát chặt chẽ việc thực hiện các nội dung đánh giá tác động môi trường; thực hiện nghiêm ngặt quy định phải đánh giá tác động môi trường trước khi cấp phép đầu tư cho doanh nghiệp. - Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật và cơ chế chính sách để thúc đẩy quá trình thay thế công nghệ sản xuất lạc hậu, tốn nhiều năng lượng, nguyên liệu bằng những công nghệ tiên tiến, hiện đại và thân thiện với môi trường. - Khuyến khích sản xuất sạch; tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp về tầm quan trọng và lợi ích của sản xuất sạch trong quá trình PTBV. - Xây dựng các tiêu chuẩn và nguyên tắc đối với sản xuất sạch phù hợp với trình độ phát triển kinh tế. Nghiên cứu và phát triển công nghệ và thiết bị sản xuất sạch, tăng cường sự phối hợp giữa các cơ sở sản xuất và các nhà nghiên cứu công nghệ sản xuất sạch, đồng thời đẩy mạnh ứng dụng trong sản xuất. - Nghiên cứu, ban hành một số chế tài buộc các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh quy mô lớn và vừa phải thiết lập các hệ thống tự quan trắc, giám sát về môi trường để cung cấp thông tin về chất thải và mức độ ô nhiễm do các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp gây nên. Nghiên cứu, ban hành các chỉ tiêu về mức ô nhiễm tối đa cho phép ở các KCN. Nhanh chóng hình thành một lực lượng cán bộ được đào tạo về quản lý môi trường trong các KCN. (2) Về kinh tế: - Trong quá trình cơ cấu lại ngành công nghiệp, phải ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp sạch, thân thiện với môi trường. Phát triển và đẩy mạnh việc sử dụng công nghệ, thiết bị BVMT thích hợp và tiên tiến; lập các dự án với luận chứng đầy đủ, chi tiết về các biện pháp kiểm soát ô nhiễm và BVMT. 33 - Thành lập mới và phát triển khu công nghệ cao. Ban hành các tiêu chuẩn an toàn và BVMT trong các ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ, công nghiệp điện, điện tử và công nghiệp sản xuất ô tô, mô tô, xe máy. - Từng bước nâng dần tỷ lệ đầu tư phát triển công nghệ sạch. - Hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý, bảo đảm tỷ trọng công nghệ sạch ngày càng tăng. (3) Về kỹ thuật và công nghệ: - Phòng ngừa ô nhiễm do các cơ sở công nghiệp mới tạo ra, bao gồm việc hoàn thiện quy trình thẩm định đánh giá tác động môi trường, đặc biệt là đưa ra yêu cầu về việc đánh giá tác động môi trường phải được thực hiện trước khi cấp giấy phép đầu tư. - Giảm thiểu ô nhiễm do các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các cơ sở hiện có gây ra. Tiến hành xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, buộc các cơ sở này phải lắp đặt các thiết bị kiểm soát và xử lý ô nhiễm, nâng cấp hoặc đổi mới công nghệ sản xuất, di dời toàn bộ hoặc từng bộ phận ra khỏi khu vực dân cư đông đúc và ở mức cao nhất là đình chỉ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các cơ sở này. Hàng năm, tiến hành thống kê, đánh giá lại những cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong phạm vi cả nước, tiến tới kiểm soát được ô nhiễm. - Thực hiện việc đánh giá tác động môi trường đối với các mỏ quy mô vừa và lớn trong toàn quốc và báo cáo về tình trạng quản lý môi trường trong ngành khai khoáng và các ngành công nghiệp chế biến có liên quan. Những mỏ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhất sẽ bị buộc phải đầu tư để giảm thiểu mức độ ô nhiễm xuống mức cho phép hoặc bị đóng cửa. Các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện đánh giá tác động môi trường đối với các hoạt động khai khoáng quy mô nhỏ và các hoạt động chế biến trong phạm vi tỉnh. Tất cả các dự án khai khoáng mới phải được xem xét, sàng lọc cẩn thận và phải thực hiện đánh giá tác động môi trường chi tiết, đặc biệt là xem xét, đánh giá các công nghệ khai khoáng và chế biến, việc sử dụng và thải bỏ hóa chất, công tác duy tu các bãi phế thải và việc xây dựng cơ sở hạ tầng. 34 (4) PTBV một số ngành công nghiệp có tác động đặc biệt đối với môi trường: Một số ngành công nghiệp có tác động mạnh tới môi trường như năng lượng, luyện kim, khai thác mỏ, xây dựng,… phải sớm xây dựng những chương trình hành động nhằm bảo đảm PTBV, trong đó đặc biệt chú trọng tới việc ứng dụng những công nghệ khai thác và chế biến tiên tiến cho phép tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, giảm lượng phát thải và ô nhiễm, khuyến khích sử dụng các dạng năng lượng tái tạo được, cải thiện môi trường sinh thái ở những khu vực khai thác tài nguyên. 1.2.3. Tổ chức không gian lãnh thổ và phân bố công nghiệp hợp lý Nguyên tắc của chính sách phân bố công nghiệp là nhằm tạo ra một không gian phân bố công nghiệp hợp lý hơn, kích thích công nghiệp phát triển nhưng vẫn hài hoà được các lợi ích về môi trường. Dưới góc độ phát triển bền vững, không gian phân bố phản ánh sức chứa hay giới hạn chịu đựng của môi trường đối với các hoạt động kinh tế - xã hội nói chung, công nghiệp nói riêng theo từng vùng. Nhìn tổng thể, không gian đó vẫn còn sức chứa rất lớn, tuy nhiên do phân bố không hợp hợp lý đang tạo ra sự quá tải cục bộ tại một số vùng hay còn gọi là điểm nóng môi trường không đáng có. Quan trọng hơn, cách thức phân bố như hiện nay đã không cho phép khai thác các lợi thế môi trường, đang và ngày càng trở thành “hàng hoá’ có giá trị và góp phần làm tăng sức mạnh cạnh tranh đáng kể. Để khắc phục các vấn đề đó, nội dung cơ bản của chính sách phân bố công nghiệp hướng vào 3 điều chỉnh lớn sau đây: (1) Định hướng phát triển tập trung, theo đó phân bố công nghiệp tại địa phương, tiếp tục quy hoạch định hướng về các KCN, khu chế xuất. Sự phát triển các KCN và khu chế xuất thời gian qua mặc dù còn nhiều bất cập xong cũng đã góp phần làm giảm đáng kể các nguy cơ lan toả ô nhiễm. Nội dung chính sách tới đây cũng sẽ vẫn tiếp tục theo hướng tập trung, hạn chế tối đa các phân bố công nghiệp phân tán xen lẫn dân cư, khu đô thị và ở ngoài các KCN. Theo định hướng này địa phương vẫn nên được khuyến khích hình thành các KCN, khu chế xuất với các cơ chế, chính sách ưu đãi nhằm thu hút đầu tư, trên cơ sở khai thác và phát huy được tối đa các thế mạnh của địa phương, của vùng và của đất nước cho phát triển công nghiệp. 35 Vấn đề lớn nhất hiện nay trong định hướng phát triển tập trung là làm sao cùng lúc gắn việc thu hút đầu tư với quản lý môi trường, hình thành và phát triển đồng bộ các KCN, đây là hai vấn đề còn chưa tương xứng. Trước hết, giải quyết dứt điểm vấn đề xử lý nước thải tập trung tại các KCN, phấn đấu đảm bảo tất cả các KCN có công trình xử lý nước thải tập trung. Vấn đề thứ hai là thu gom và xử lý chất thải rắn công nghiệp, đặc biệt là chất thải nguy hại tại các KCN hiện cũng chưa hoàn thiện và còn chậm được khắc phục. Thứ ba là việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ với sự phát triển của các KCN nhằm giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến KCN như vấn đề nhà ở cho công nhân, đáp ứng và thoả mãn các nhu cầu về văn hoá, y tế, giáo dục, vui chơi, giải trí… của công nhân trong KCN. (2) Tạo các liên kết công nghiệp bền vững: Mục tiêu tạo ra các phân bố có tính liên kết, phân công chuyên môn hoá theo hướng thân thiện môi trường. Theo đó, có nhiều dạng liên kết như liên kết công nghiệp – vùng nguyên liệu, liên kết theo lĩnh vực chuyên ngành (hoá chất, dệt may, luyện kim), liên kết trao đổi chất thải, công nghiệp sinh thái, liên kết đồng phát... Trong các quy hoạch và phân công công nghiệp theo ngành, vùng phải thể hiện tính liên kết và tận dụng các lợi thế của nhau. Các KCN hiện phân bố thiếu hợp lý, dẫn đến không chia sẻ được các cơ sở hạ tầng, lãng phí trong đầu tư và đất đai buộc phải chịu chi phí cao hơn cần từng bước khắc phục. (3) Di dời các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng: Mục tiêu là góp phần cải thiện và giải quyết các vấn đề môi trường do lịch sử để lại dựa trên cơ sở di dời kết hợp đổi mới công nghệ. Về lâu dài, cần quy hoạch cấm và hạn chế phát triển một số loại hình công nghiệp ô nhiễm tiềm năng tại một số khu vực làng nghề và đô thị. 1.2.4. Đảm bảo và nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp - Corporate Social Responsibility (CSR) chính là trách nhiệm của doanh nghiệp đối với sản xuất, môi trường và xã hội. Bền vững trước hết phải bắt nguồn từ trong ý thức, quyết định hành động và ứng xử của mỗi doanh nghiệp. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được hiểu là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua những việc làm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên trong gia đình họ, cho cộng đồng và toàn xã hội theo cách có lợi cho doanh nghiệp, cũng như sự phát triển chung của xã hội. Các doanh nghiệp muốn PTBV luôn phải tuân thủ những chuẩn 36 mực về BVMT, bình đẳng giới, an toàn lao động, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng,… và thực hiện trách nhiệm xã hội của mình thông qua việc áp dụng các bộ Quy tắc ứng xử (CoC) và các tiêu chuẩn như SA 8000 (tiêu chuẩn lao động trong các nhà máy sản xuất), WRAP (trách nhiệm toàn cầu trong ngành may mặc), ISO 14000 (hệ thống quản lý môi trường trong doanh nghiệp),… Điều quan trọng là ý thức về trách nhiệm xã hội phải là kim chỉ nam trong hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực, bất kể họ tuân thủ bộ quy tắc ứng xử nào, hay thậm chí thực hiện trách nhiệm xã hội theo các quy tắc đạo đức mà họ cho là phù hợp với yêu cầu của xã hội và được xã hội chấp nhận. Một doanh nghiệp hiện đại chỉ được xem là có trách nhiệm xã hội khi: đảm bảo được hoạt động của mình không gây ra những tác hại đối với môi trường sinh thái, tức là phải thể hiện sự thân thiện với môi trường trong quá trình sản xuất của mình, đây là một tiêu chí rất quan trọng đối với người tiêu dùng; Phải biết quan tâm đến người lao động, người làm công cho mình không chỉ về mặt vật chất mà còn về mặt tinh thần, buộc người lao động làm việc đến kiệt sức hoặc không có giải pháp giúp họ tái tạo sức lao động của mình là điều hoàn toàn xa lạ với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; Phải tôn trọng quyền bình đẳng nam nữ, không được phân biệt đối xử về mặt giới tính trong tuyển dụng lao động và trả lương mà phải dựa trên sự công bằng về năng lực của mỗi người; Không được phân biệt đối xử, từ chối hoặc trả lương thấp giữa người bình thường và người bị khiếm khuyết về mặt cơ thể hoặc quá khứ của họ; Phải cung cấp những sản phẩm có chất lượng tốt, không gây tổn hại đến sức khoẻ người tiêu dùng, đây cũng là một tiêu chí rất quan trọng thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng; Dành một phần lợi nhuận của mình đóng góp cho các hoạt động trợ giúp cộng đồng. Vì cộng đồng và san sẻ gánh nặng với cộng đồng đang là một mục tiêu mà các doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội đang hướng tới bên cạnh mục tiêu phát triển lợi nhuận của mình. 1.2.5. Khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên Khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên nói chung và tài nguyên khoáng sản nói riêng là nội dung không thể thiếu trong chương trình phát triển bền vững của quốc gia, là một nội dung cần được đặc biệt ưu 37 tiên, bao gồm các hoạt động về khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả tài nguyên khoáng sản, trong đó sử dụng tiết kiệm là chủ đạo. So với nhiều nước trên thế giới và trong khu vực, Việt Nam có những lợi thế quan trọng về tài nguyên khoáng sản. Nếu biết bảo vệ, khai thác và sử dụng hợp lý, bền vững nguồn tài nguyên này thì chúng sẽ trở thành một lợi thế trong cạnh tranh quốc tế cả trong hiện tại và tương lai lâu dài. Khoáng sản là loại tài nguyên không tái tạo được, hiện nay cả nước có hơn 1.000 mỏ lớn nhỏ đang được khai thác với trên 50 loại khoáng sản khác nhau. Do quản lý chưa chặt chẽ nên tình trạng khai thác thiếu quy hoạch, rất bừa bãi đối với các mỏ nhỏ, đã gây ra tình trạng thất thoát tài nguyên khoáng sản, huỷ hoại môi trường đất, thảm thực vật và gây nhiều sự cố môi trường như sụt lở, sập hầm lò khai thác...Đặc biệt các mỏ nhỏ nằm phân tán ở các các địa phương không được tổ chức quản lý thống nhất, đồng bộ nên tình trạng thất thoát tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường càng trầm trọng hơn. Bên cạnh việc làm lãng phí tài nguyên do không tận thu được hàm lượng khoáng sản hữu ích, việc khai thác bằng công nghệ lạc hậu còn gây ra tình trạng mất rừng, xói lở đất, bồi lắng và ô nhiễm sông suối, ven biển. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên được phân chia thành loại không tái tạo được và loại có thể tái tạo được, trong đó khoáng sản là loại tài nguyên không tái tạo được. Việc bảo vệ và sử dụng tiết kiệm, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên cần được chú ý đối với cả 2 loại nói trên với những chính sách và biện pháp quản lý thích hợp đối với mỗi loại, nhưng loại tài nguyên không tái tạo được cần đặc biệt chú ý hơn. Phương thức khai thác, chế biến và sử dụng tài nguyên thiên nhiên cũng như phương thức tiêu dùng chúng hiện nay còn nhiều bất cập, chưa thân thiện với môi trường nên đã có tác động xấu đến môi trường ở nhiều vùng trong cả nước, đe dọa sự phát triển bền vững, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống xã hội hiện tại và tương lai. Vì vậy việc bảo vệ và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên nói chung và tài nguyên khoáng sản nói riêng phải trở thành một mục tiêu quan trọng trong tất cả các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch cũng như các dự án phát triển ở Việt Nam. Để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản, cần thực hiện những hoạt động ưu tiên sau: 38 (1) Về chính sách, pháp luật: - Cân nhắc và khai thác một cách có tính toán, có chiến lược lâu dài đối với các tài nguyên thiên nhiên của đất nước, đặc biệt là đối với các loại tài nguyên không thể tái tạo và các loại tài nguyên mà với công nghệ và trình độ hiện tại của chúng ta chưa thể khai thác một cách có hiệu quả. - Sử dụng các công cụ kinh tế, hành chính và chế tài pháp luật nhằm thực hiện kiên quyết và có hiệu quả hơn Luật Khoáng sản. - Kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý tài nguyên khoáng sản ở Trung ương và các địa phương. (2) Về kinh tế: - Xây dựng quy hoạch thống nhất sử dụng các nguồn tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường. - Tổ chức trình tự khai thác mỏ một cách hợp lý, tránh tình trạng mỏ dễ thì làm trước, mỏ khó thì bỏ lại, làm ảnh hưởng tới việc theo dõi, đánh giá và quy hoạch khai thác khoáng sản. Hạn chế và sớm tiến tới nghiêm cấm tình trạng khai thác mỏ một cách tự phát, bừa bãi. - Đối với tài nguyên khoáng sản ở dưới lòng sông, cần khoanh khu vực khai thác, tránh làm sạt lở bờ và thay đổi dòng chảy. - Tăng đầu tư cho khâu phục hồi, tái tạo và cải thiện môi trường sinh thái ở các địa bàn khai thác mỏ. (3) Về kỹ thuật: - Đổi mới công nghệ khai thác, sàng tuyển và chế biến nhằm tận dụng tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường. - Áp dụng các công nghệ tiên tiến để sử dụng các loại quặng có hàm lượng thấp nhằm triệt để sử dụng khoáng chất trong các mỏ, đồng thời giảm khối lượng đất đá thải, thu hẹp diện tích bãi thải. 39 - Thu hồi các chất hữu ích từ các bãi thải quặng để làm sạch môi trường và tránh lãng phí tài nguyên. - Thực hiện bồi hoàn các dạng tài nguyên sau khai thác như: hoàn thổ, trồng cây xanh, khôi phục thảm thực vật, hệ sinh thái, tái sử dụng chất thải ở những vùng mỏ đã khai thác... (4) Về nhận thức: - Nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư về việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm và bảo vệ tài nguyên khoáng sản. - Khuyến khích cộng đồng dân cư tham gia vào các hoạt động bảo vệ mỏ khoáng sản, đặc biệt đối với các mỏ nhỏ, phân tán và các loại khoáng sản có độ nhạy cảm cao về kinh tế, dễ gây ô nhiễm môi trường. 1.3. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÔNG NGHIỆP Tiêu chí để đánh giá PTBV là sự tăng trưởng kinh tế ổn định; thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội; khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao được chất lượng môi trường sống. Đối với lĩnh vực công nghiệp, để PTBVCN, đương nhiên điều kiện cần là chúng ta phải có một nền công nghiệp phát triển, không những thế mà phải là một nền công nghiệp phát triển theo hướng bền vững hay nói cách khác là có thể phát triển lâu dài; để đánh giá PTBVCN, chúng ta sử dụng tổng hợp các tiêu chí sau đây: 1.3.1. Tăng trưởng bền vững Tăng trưởng bền vững bao hàm cùng lúc các đòi hỏi về tốc độ tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng. Trong đó, tốc độ tăng trưởng đã được đề cập nhiều trong các nghiên cứu và chiến lược thời gian qua. Thực tế là Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng rất cao trong nhiều năm, tuy nhiên chất lượng tăng trưởng vẫn chậm được cải thiện. Trong các công trình nghiên cứu, vấn đề chất lượng tăng trưởng còn ít được đề cập hoặc chưa tương xứng với nội dung tăng trưởng. Rõ ràng bền vững chỉ đạt được khi tăng trưởng có hiệu quả hay tạo ra các giá trị đóng góp (thu được) ngày càng lớn. Chất lượng tăng trưởng thể hiện ở 3 yếu tố chính: giá trị gia tăng (VA), năng lực cạnh 40 tranh và cơ cấu công nghiệp. Như vậy, tăng trưởng bền vững được thể hiện qua 4 yếu tố sau: 1.3.1.1. Tốc độ tăng trưởng Tốc độ tăng trưởng là chỉ tiêu quan trọng hàng đầu đánh giá mặt lượng của sự phát triển, nó phản ánh sự gia tăng về quy mô của tổng sản phẩm trong nước (GDP) hoặc tổng sản phẩm trong tỉnh (đối với một địa phương) năm sau so với năm trước và giữa các thời kỳ với nhau. Nếu tính chung cho cả nền kinh tế, chúng ta có tốc độ tăng trưởng kinh tế còn nếu tính cho từng ngành: công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ chúng ta có tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp, tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp, tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) hoặc tổng sản phẩm trong tỉnh (đối với một địa phương) là giá trị mới của hàng hoá và dịch vụ được tạo ra của toàn bộ nền kinh tế của một quốc gia (hoặc của một địa phương) trong một khoảng thời gian nhất định. Tổng sản phẩm trong nước (trong tỉnh) được tính theo giá thực tế và giá so sánh. Tổng sản phẩm trong nước (trong tỉnh) theo giá thực tế thường được dùng để nghiên cứu cơ cấu kinh tế, mối quan hệ tỷ lệ giữa các ngành trong sản xuất, mối quan hệ giữa kết quả sản xuất với phần huy động vào ngân sách. Tổng sản phẩm trong nước (trong tỉnh) theo giá so sánh đã loại trừ biến động của yếu tố giá cả qua các năm, dùng để tính tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, của các ngành kinh tế, nghiên cứu sự thay đổi về khối lượng hàng hoá và dịch vụ sản xuất. Đối với ngành công nghiệp, tốc độ tăng trưởng công nghiệp được xác định bằng tỷ lệ phần trăm tăng thêm (hoặc giảm đi) giữa giá trị tổng sản phẩm công nghiệp tạo ra trong năm (theo giá so sánh) so với giá trị tổng sản phẩm công nghiệp của năm trước đó (theo giá so sánh). Tốc độ Giá trị tổng sản phẩm công nghiệp năm n tăng trưởng = ---------------------------------------------------- x 100 công nghiệp Giá trị tổng sản phẩm công nghiệp năm n-1 (1.1) Quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm 41 giữa các thời kỳ. Muốn có nền công nghiệp phát triển nhanh, trước hết công nghiệp cần phải có tốc độ tăng trưởng cao và được duy trì trong dài hạn. 1.3.1.2. Giá trị gia tăng (VA) Giá trị gia tăng (còn được gọi là giá trị tăng thêm) là giá trị hàng hoá và dịch vụ mới sáng tạo ra của các ngành kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Giá trị gia tăng là một bộ phận của giá trị sản xuất, bằng chênh lệch giữa giá trị sản xuất (GO) và chi phí trung gian (IC), bao gồm: thu nhập của người lao động từ sản xuất, thuế sản xuất, khấu hao tài sản cố định dùng trong sản xuất và thặng dư sản xuất. Mối quan hệ giữa VA, GO và IC được biểu diễn như sau: VA = GO – IC (1.2) Giá trị gia tăng là chỉ tiêu lõi phản ánh tăng trưởng kinh tế, đồng thời là chỉ tiêu định lượng phản ánh chất lượng tăng trưởng kinh tế. Chỉ số VA thường xét cho đơn vị sản xuất kinh doanh hoặc trên giác độ ngành hoặc nhóm ngành kinh tế, còn chỉ tiêu GDP được xác định trên giác độ toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Theo cách tính trên, VA tỷ lệ thuận với GO và tỷ lệ nghịch với IC, do đó người ta thường sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ VA/GO để phản ánh xu thế tăng trưởng có chất lượng của một ngành. Tỷ lệ VA/GO càng cao thì chất lượng tăng trưởng ngành công nghiệp càng cao và ngược lại. Thông thường, tỷ lệ VA/GO thấp trong ngành công nghiệp là hệ quả của việc sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu, năng suất lao động thấp, sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên và lao động thủ công, hàm lượng chất xám và công nghệ trong giá thành sản phẩm chiếm tỷ trọng nhỏ. Đây cũng là một biểu hiện đặc trưng cho thời kỳ đầu phát triển, đẩy mạnh công nghiệp hoá dựa vào gia công và khai thác tài nguyên thiên nhiên, nếu không nhận diện và điều chỉnh kịp thời sẽ tạo ra các mầm mống thiếu bền vững trong tương lai. 1.3.1.3. Năng lực cạnh tranh Phản ánh những giá trị lợi thế vô hình và hữu hình, những cơ hội thu hút đầu tư và tạo ra lợi nhuận của các ngành kinh tế. Năng lực cạnh tranh là yếu tố quan trọng để đánh giá chất lượng tăng trưởng. Năng lực cạnh tranh được xem xét ở các góc độ khác nhau như năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, năng lực cạnh 42 doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ. Việc lượng hoá chỉ tiêu này là tương đối khó khăn. Về mặt định tính, năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và năng lực cạnh tranh doanh nghiệp biểu hiện ở hình ảnh, vị thế, sức hấp dẫn của quốc gia, của tỉnh, của doanh nghiệp, còn năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ biểu hiện ở khả năng cạnh tranh của các sản phẩm, dịch vụ hay nói cách khác là chỗ đứng của các sản phẩm, dịch vụ trên thị trường trong và ngoài nước. 1.3.1.4. Cơ cấu công nghiệp Cơ cấu công nghiệp là số lượng các bộ phận hợp thành công nghiệp và mối quan hệ tương tác giữa các bộ phận ấy. Một nền công nghiệp chỉ được coi là phát triển khi nó có một cơ cấu cân đối và hợp lý. Về mặt lượng, cơ cấu công nghiệp được xác định bằng tỷ trọng giá trị sản lượng (hoặc GDP) của từng bộ phận chiếm trong tổng giá trị sản lượng (hoặc GDP) của toàn bộ công nghiệp. Tỷ trọng này phụ thuộc vào vị trí của mỗi bộ phận trong hệ thống. Những ngành công nghiệp then chốt, mũi nhọn thường chiếm tỷ trọng lớn, vì chúng luôn được ưu tiên về đầu tư phát triển. Những ngành công nghiệp “mới” lúc đầu thường chiếm tỷ trọng nhỏ, tỷ trọng này sẽ tăng dần lên cùng với sự trưởng thành của chúng. Phân theo ngành cấp 1, công nghiệp Việt Nam có 3 nhóm ngành: công nghiệp khai thác mỏ; công nghiệp chế biến và công nghiệp sản xuất, phân phối ga, điện, nước. Cơ cấu công nghiệp là một trong ba nội dung tạo nên chất lượng tăng trưởng. Cơ cấu bền vững là cơ cấu phản ánh được xu thế phát triển chung (sản phẩm, công nghệ), đảm bảo các cân đối nội tại thượng-hạ nguồn, công nghiệp phụ trợ...và xuất nhập khẩu. Đó là cơ cấu đa dạng nhưng thống nhất và có khả năng hỗ trợ tốt cho nhau cho phép tạo ra các giá trị gia tăng lớn nhất. Trong đó, hàm lượng công nghệ và chế biến sâu trở thành động lực chính của tăng trưởng, quyết định nội dung về chất của cơ cấu. Bên cạnh đó, công nghiệp bền vững còn phải được hỗ trợ bởi hệ thống đổi mới và nghiên cứu triển khai có năng lực, cơ sở thúc đẩy năng suất và chất lượng. Việc xác định thế nào là một cơ cấu ngành công nghiệp cân đối và hợp lý cho mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ và mỗi địa phương là khác nhau và không có một khuôn mẫu thống nhất. Một cơ cấu ngành công nghiệp được coi là cân đối và hợp lý khi nó khai thác, tận dụng được các nguồn lực, thế mạnh và lợi thế so sánh của quốc 43 gia, vùng lãnh thổ, địa phương để tạo điều kiện tốt cho phát triển công nghiệp, đồng thời cơ cấu ngành công nghiệp đó phải chuyển dịch theo hướng hiện đại hóa. Ngoài việc xác định cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp, chúng ta còn phải quan tâm đến đóng góp của công nghiệp vào cơ cấu kinh tế nói chung, nói cách khác là quan tâm đến tỷ trọng của công nghiệp trong GDP. Một địa phương, quốc gia chỉ được coi là có nền công nghiệp phát triển khi tỷ trọng công nghiệp trong GDP ngày càng tăng và đóng vai trò quyết định. 1.3.2. Doanh nghiệp bền vững Doanh nghiệp là cấu thành quan trọng nhất của công nghiệp, mỗi doanh nghiệp phải thực sự bền vững mới tạo ra nền công nghiệp bền vững. Thuật ngữ doanh nghiệp bền vững được nhắc đến nhiều trong thời gian gần đây, phản ánh năng lực tự điều chỉnh và thích nghi trong môi trường luôn biến động (bền vững động), hàm chứa không chỉ các nội dung về kinh tế mà còn trách nhiệm xã hội - Corporate Social Responsibility (CSR) của doanh nghiệp. Mặc dù vậy, cho đến nay chưa thấy có tài liệu nào đưa ra một khái niệm chuẩn tắc về doanh nghiệp bền vững. Theo quan điểm của tác giả luận án, doanh nghiệp bền vững là doanh nghiệp có thể phát triển ổn định, lâu dài và có đóng góp tích cực cho sự phát triển của cộng động, xã hội; sự đóng góp này không chỉ là đem lại sự thịnh vượng về kinh tế mà còn góp phần bảo vệ môi trường và giải quyết tốt các vấn đề về mặt xã hội. Ngoài các chỉ tiêu đánh giá mặt lượng hiệu quả sản xuất, kinh doanh của một doanh nghiệp như năng suất lao động, lợi nhuận, tăng trưởng… về mặt chất doanh nghiệp bền vững được đánh giá trên các mặt sau: a) Quá trình sản xuất sạch, hiệu quả: nguyên tắc quan trọng nhất của PTBV là hài hoà giữa phát triển và BVMT. Trong công nghiệp, phát triển phải đi đôi với giảm thiểu ô nhiễm và phát thải, điểm mấu chốt của vấn đề BVMT trong công nghiệp chính là quá trình sản xuất, bởi sản xuất công nghiệp là nguyên nhân cơ bản tạo ra chất thải và các tác động tới môi trường và xã hội. Sản xuất công nghiệp không tránh khỏi tiêu dùng tài nguyên thiên nhiên như đất đai, nước, năng lượng, nguyên vật liệu và cả sản phẩm do chính công nghiệp tạo ra. Song quá trình sản xuất thế nào để phát thải ít nhất, tiết kiệm nhất để các tài nguyên tái tạo có thể tái tạo được và giảm thiểu mất mát các tài nguyên không tái tạo. Quá trình sản xuất sạch, hiệu quả chính là cách tốt nhất, đảm bảo cả ba lợi ích: kinh tế, xã hội, môi trường không những cho thế hệ hiện tại mà còn 44 cho cả thế hệ mai sau. Để PTBV, doanh nghiệp cần phải sở hữu một quá trình sản xuất sạch, hiệu quả dựa trên công nghệ sản xuất hiện đại, phù hợp với năng lực, khả năng của doanh nghiệp. b) Sản phẩm thân thiện môi trường: việc tiêu dùng sản phẩm công nghiệp đang tạo ra lượng chất thải rất lớn như hàng tiêu dùng, bao gói, hoá chất... nếu không được xử lý sẽ gây ra ô nhiễm rất lớn nhưng nếu xử lý sẽ rất tốn kém. Như vậy, để PTBV doanh nghiệp phải sở hữu quá trình sản xuất sạch, hiệu quả không thôi là chưa đủ mà cần hướng tới việc sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường, sản phẩm không chất thải, các mô hình công nghiệp sinh thái trong đó các sản phẩm và chất thải được quay vòng, tái sử dụng, trao đổi trong một "vòng đời khép kín (life cycle)". Mặc dù đây là đòi hỏi khá cao, chỉ có thể đáp ứng khi công nghiệp phát triển đến trình độ nhất định và sẽ là khó khăn cho phần lớn các địa phương của Việt Nam hiện nay chủ yếu dựa vào các ngành công nghiệp như: khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng, năng lượng, gia công, sơ chế, sản xuất các sản phẩm thô... Tuy nhiên, tiếp cận này hiện đang trở lên phổ biến trên thế giới và bước đầu được thực hiện ở Việt Nam. c) Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đầy đủ: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp - Corporate Social Responsibility (CSR) chính là trách nhiệm của doanh nghiệp đối với sản xuất, môi trường và xã hội. Bền vững trước hết phải bắt nguồn từ trong ý thức, quyết định hành động và ứng xử của mỗi doanh nghiệp. Trách nhiệm xã hội phản ánh cách ứng xử của doanh nghiệp đối với môi trường xung quanh và các vấn đề có liên quan đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó. Doanh nghiệp chỉ được coi là bền vững khi nó đảm bảo được trách nhiệm đối với xã hội của mình. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được hiểu là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua những việc nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên trong gia đình họ, cho cộng đồng và toàn xã hội theo cách có lợi cho doanh nghiệp, cũng như sự phát triển chung của xã hội. Các doanh nghiệp muốn PTBV luôn phải tuân thủ những chuẩn mực về BVMT, bình đẳng giới, an toàn lao động, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng,… và thực hiện trách nhiệm xã hội của mình thông qua việc áp dụng các bộ Quy tắc ứng xử (CoC) và các tiêu chuẩn như SA 8000 (tiêu chuẩn lao động trong các nhà máy sản xuất), WRAP (trách nhiệm toàn cầu trong ngành may mặc), ISO 14000 45 (hệ thống quản lý môi trường trong doanh nghiệp),… Điều quan trọng là ý thức về trách nhiệm xã hội phải là kim chỉ nam trong hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực, bất kể họ tuân thủ bộ quy tắc ứng xử nào, hay thậm chí thực hiện trách nhiệm xã hội theo các quy tắc đạo đức mà họ cho là phù hợp với yêu cầu của xã hội và được xã hội chấp nhận. Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, rào cản và thách thức cho việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm: nhận thức về khái niệm trách nhiệm xã hội còn hạn chế; năng suất bị ảnh hưởng khi phải thực hiện đồng thời nhiều bộ quy tắc ứng xử; thiếu nguồn tài chính và kỹ thuật để thực hiện các chuẩn mực trách nhiệm xã hội (đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ); sự nhầm lẫn do khác biệt giữa qui định của bộ quy tắc ứng xử và Bộ Luật Lao động; và những quy định trong nước ảnh hưởng tới việc thực hiện các bộ quy tắc ứng xử. Như vậy, việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là một vấn đề không dễ dàng. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp cần phải quan tâm và thực hiện trách nhiệm xã hội, vì người tiêu dùng, nhà đầu tư, nhà hoạch định chính sách và các tổ chức phi chính phủ trên toàn cầu ngày càng quan tâm hơn tới ảnh hưởng của việc toàn cầu hoá đối với quyền của người lao động, môi trường và phúc lợi cộng đồng. Những doanh nghiệp không thực hiện trách nhiệm xã hội có thể sẽ không còn cơ hội tiếp cận thị trường. Ngày nay, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao hàm nhiều khía cạnh hơn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một doanh nghiệp hiện đại chỉ được xem là có trách nhiệm xã hội khi: đảm bảo được hoạt động của mình không gây ra những tác hại đối với môi trường sinh thái, tức là phải thể hiện sự thân thiện với môi trường trong quá trình sản xuất của mình, đây là một tiêu chí rất quan trọng đối với người tiêu dùng; Phải biết quan tâm đến người lao động, người làm công cho mình không chỉ về mặt vật chất mà còn về mặt tinh thần, buộc người lao động làm việc đến kiệt sức hoặc không có giải pháp giúp họ tái tạo sức lao động của mình là điều hoàn toàn xa lạ với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; Phải tôn trọng quyền bình đẳng nam nữ, không được phân biệt đối xử về mặt giới tính trong tuyển dụng lao động và trả lương mà phải dựa trên sự công bằng về năng lực của mỗi người; Không được phân biệt đối xử, từ chối hoặc trả lương thấp giữa người bình thường và người bị khiếm khuyết về mặt cơ 46 thể hoặc quá khứ của họ; Phải cung cấp những sản phẩm có chất lượng tốt, không gây tổn hại đến sức khoẻ người tiêu dùng, đây cũng là một tiêu chí rất quan trọng thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng; Dành một phần lợi nhuận của mình đóng góp cho các hoạt động trợ giúp cộng đồng. Vì cộng đồng và san sẻ gánh nặng với cộng đồng đang là một mục tiêu mà các doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội đang hướng tới bên cạnh mục tiêu phát triển lợi nhuận của mình. Quả thực, sẽ có nhiều trẻ em được cứu sống hơn, nhiều trẻ em được đến trường hơn…, nếu các doanh nghiệp sẵn sàng chia sẻ lợi ích với cộng đồng. Ở Việt Nam, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đang trở thành một nội dung được quan tâm, nó sẽ đem lại cho các doanh nghiệp những lợi ích và cơ hội như: khả năng gia tăng các hợp đồng mới và hợp đồng gia hạn từ các công ty đặt hàng nước ngoài; năng suất lao động của các công ty tăng lên do công nhân có sức khoẻ tốt hơn và hài lòng với công việc hơn. Khi lợi thế về giá nhân công rẻ hay nguồn tài nguyên phong phú không còn là của riêng Việt Nam, thì việc thực thi trách nhiệm xã hội đặc biệt có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp này vì nó chính là một công cụ đắc lực giúp cho doanh nghiệp nội địa chiếm được ưu thế so với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng đặt ra ở đây là cần phải hiểu đúng và thống nhất thế nào là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Trên thực tế rất dễ hiểu lầm khái niệm trách nhiệm xã hội theo nghĩa “truyền thống”, tức là doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội như là một hoạt động tham gia giải quyết các vấn đề xã hội mang tính nhân đạo, từ thiện. Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp còn tương đối mới mẻ ở Việt Nam, vì vậy việc thực hiện cho đến nay vẫn còn hạn chế. Chỉ một số doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá tới các quốc gia có quy định chặt chẽ trách nhiệm này thì mới áp dụng. Một số doanh nghiệp cho là chỉ cần tham gia một vài chương trình từ thiện tức là đã làm tốt trách nhiệm trong khi thực tế lại chẳng hề quan tâm đến đời sống của công nhân viên trong doanh nghiệp - những người có vai trò quyết định tới chất lượng sản phẩm. Công nhân không được đóng bảo hiểm, phải làm việc quá giờ quy định, đời sống không đảm bảo, môi trường làm việc không an toàn về sức khoẻ. Do chưa thấy được vai trò quan trọng cũng như lợi ích từ việc thực hiện trách nhiệm xã hội đem lại, nên nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã không làm tròn trách nhiệm của mình với xã hội, như xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người tiêu dùng, gây ô nhiễm môi trường,… chẳng hạn như trong vấn đề lạm phát: khi lạm 47 phát tăng cao làm chi phí đầu vào tăng mạnh, các doanh nghiệp thường có xu hướng tăng giá các mặt hàng để bảo toàn lợi nhuận. Việc này lại khiến cho lạm phát trở nên trầm trọng hơn và càng khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh. Thực tế, nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn giải pháp chia sẻ gánh nặng với người tiêu dùng. Tuy nhiên, vẫn có nhiều doanh nghiệp cố tình tăng giá, đầu cơ nhằm trục lợi trong bối cảnh nền kinh tế bị lạm phát. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã lợi dụng các sự kiện bão lụt, ngập úng,… để tăng giá, hoặc không chịu giảm giá. Có thể thấy rõ rằng, hầu hết người dân bình thường với thu nhập trung bình hoặc thấp đều bị ảnh hưởng lớn từ mặt bằng giá cả quá cao. Trong vấn đề gây ô nhiễm môi trường: Để doanh nghiệp có thể cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp phải đảm bảo hoạt động của mình không gây ra những tác hại đối với môi trường sinh thái, tức là phải thể hiện sự thân thiện với môi trường trong quá trình sản xuất của mình. Đây là một tiêu chí rất quan trọng đối với người tiêu dùng, việc các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường đang trở nên nhức nhối và gây bất bình trong xã hội, như vụ phát hiện Công ty Vedan Việt Nam xả nước thải chưa qua xử lý ra sông Thị Vải, cùng các hành vi gây ô nhiễm môi trường có hệ thống của nhiều công ty khác. Như vậy, đối với trường hợp Vedan, việc kinh doanh của họ là không có đạo đức và hành xử vô trách nhiệm với môi trường, người lao động và ngay cả với xã hội đang nuôi dưỡng công ty. 1.3.3. Tổ chức không gian lãnh thổ và phân bố công nghiệp Phân bố công nghiệp, quy hoạch các KCN, CCN có vai trò quan trọng đối với hiệu quả của sản xuất công nghiệp cũng như giải quyết các vấn đề khác có liên quan về mặt xã hội, môi trường. Việc bố trí hợp lý các cơ sở sản xuất công nghiệp, các KCN, CCN theo vùng lãnh thổ, địa phương ngoài việc khai thác tốt các tiềm năng, nguồn lực và thế mạnh sẵn có về nguồn nguyên liệu, cơ sở hạ tầng, lao động, thị trường, thu hút vốn đầu tư... còn giải quyết được các vấn đề về cấp điện, cấp nước, xử lý chất thải, chống ô nhiễm môi trường, phân bố dân cư và hình thành các khu đô thị... Phân bố công nghiệp và quy hoạch phát triển công nghiệp không chỉ đáp ứng các yêu cầu trước mắt mà còn phải tính đến các yếu tố trong tương lai, nói cách khác quy hoạch phải có tầm nhìn rộng và dài. 48 Vấn đề tổ chức không gian lãnh thổ và phân bố công nghiệp là một tiêu chí quan trọng khi xem xét đánh giá PTBVCN. Để PTBV cần thiết phải tổ chức không gian lãnh thổ và phân bố công nghiệp hợp lý. Đây là một tiêu chí gần như không thể định lượng và có nội dung bao trùm, đan xen trên cả ba lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường. Một cách tổng quát, tính hợp lý trong tổ chức không gian lãnh thổ và phân bố công nghiệp thể hiện ở chỗ khai thác và phát huy được tối đa tiềm năng, lợi thế của đất nước, của vùng và của địa phương phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo cho nền kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng phát triển ổn định, lâu dài nhưng không gây áp lực và làm nảy sinh những bất ổn về mặt xã hội, cũng như không làm phá vỡ cảnh quan, môi trường sinh thái, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. Nói tóm lại, việc tổ chức không gian lãnh thổ và phân bố công nghiệp được coi là hợp lý khi nó đảm bảo hài hoà được cả ba mục tiêu: kinh tế, xã hội và môi trường trong suốt quá trình vận động, phát triển của đất nước, của vùng và của địa phương. Những luận cứ trên đây phác thảo các nội dung tiêu chí PTBVCN của Việt Nam. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất vẫn ở phía trước do còn phải đo lường và định lượng được các tiêu chí đó làm cơ sở hướng dẫn các hành động. Trên thực tế, đánh giá ảnh hưởng của các tiêu chí không phải là việc dễ dàng, định lượng các mức độ ảnh hưởng càng khó hơn, trong đa phần các trường hợp cũng chỉ mang tính tương đối và rất nhạy cảm. Đối với một ngành, việc quy hoạch tính năng công nghiệp (lựa chọn công nghệ/sản phẩm) không chỉ phụ thuộc vào thị trường mà còn phụ thuộc vào lựa chọn bối cảnh không gian và thời gian với các mức độ bền vững khác nhau. Làm thế nào định lượng được mức độ phù hợp của các phân bố không gian và thời gian, làm thế nào xác định được các sắc thái xã hội hoặc chất lượng cuộc sống vào trong các chỉ tiêu, làm thế nào đo lường các mức độ cải thiện hay đáp ứng môi trường của công nghiệp? Chưa nói, trong nhiều trường hợp vấn đề lượng hoá còn đòi hỏi những chứng minh khoa học tốn nhiều thời gian và tiền của. Stephen Viederman viết “Bền vững không phải là vấn đề kỹ thuật cần giải quyết mà là tầm nhìn vào tương lai, đảm bảo cho chúng ta một lộ trình và giúp tập trung chú ý vào một tập hợp các giá trị và những nguyên tắc mang tính luân lý và đạo đức để hướng dẫn hành động của chúng ta”. Song khó khăn ở chỗ làm thế nào để đo lường được các mức độ đó [48]. 49 Eric Rodenburg cho rằng khó có thể quan trắc sự bền vững do thiếu thông tin. John O’Connor lại cho rằng thách thức lớn nhất không phải là thiếu mà là quá tải thông tin, chính vì vậy không biết chỉ tiêu nào trong số các chỉ tiêu được đặt ra có ý nghĩa và lợi ích nhiều nhất. Fulai Sheng cho rằng ở các dạng thức hiện nay, những chỉ tiêu kinh tế quốc gia đều không có khả năng trắc lượng được tính bền vững về mặt kinh tế, chứ chưa nói gì đến việc phản ánh chính xác các khía cạnh sinh thái và xã hội của sự PTBV. Walter Corson đã điểm lại những nỗ lực nhằm liên kết những chỉ tiêu về tính bền vững với các mục tiêu phát triển cụ thể, trong đó chú trọng tới các chỉ tiêu mang tính quốc gia, đã đi đến kết luận rằng việc liên kết các chỉ tiêu như vậy mang lại các lợi ích thiết thực. Tuy nhiên, tác giả cũng phải thừa nhận rằng không phải chỉ tiêu nào cũng có thể định lượng được, mấu chốt cuối cùng vẫn là làm được gì trong rất nhiều những vấn đề đặt ra đó [48]. Thực tế ở Việt Nam, có rất nhiều phương án lựa chọn trong phát triển công nghiệp, nguyên tắc đặt ra là phải ưu tiên các lựa chọn theo tiếp cận bền vững. Mặc dù điều này không dễ dàng thống nhất do cảm nhận khác nhau xuất phát từ việc “không thể định lượng” được, thậm chí nhiều trường hợp còn phải trả giá do mất thời gian để kiểm chứng. Chính vì vậy, tiếp cận PTBV mang tính tự nhiên, bản chất và không phải lúc nào cũng cần phải giải thích. Giống như cảm nhận “sống chung với lũ” không phải xuất phát từ các chứng minh khoa học mà là cảm nhận tự nhiên của sự tồn tại, vốn có. 1.4. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÔNG NGHIỆP TẠI ĐỊA PHƯƠNG PTBVCN tại địa phương chịu tác động tổng hợp của rất nhiều nhân tố khác nhau, vai trò và mức độ ảnh hưởng của mỗi nhân tố trong từng giai đoạn, hoàn cảnh lịch sử nhất định là khác nhau, trong đó những nhân tố có ảnh hưởng lớn có thể kể đến gồm: 1.4.1. Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên 1.4.1.1. Vị trí địa lý Vị trí địa lý là nhân tố có ảnh hưởng quan trọng đến PTBVCN của một địa phương cũng như của một quốc gia. Sự ảnh hưởng của vị trí địa lý đến PTBVCN được biểu hiện theo hai hướng: (i) thúc đẩy PTBV (ảnh hưởng tích cực) và (ii) cản trở 50 tiến trình PTBV, tạo ra những nhân tố không bền vững trong sự phát triển (ảnh hưởng tiêu cực). Vị trí địa lý tạo điều kiện thúc đẩy PTBVCN của địa phương khi nó đáp ứng được ít nhất một trong các yêu cầu sau: - Gần hệ thống giao thông chính như: đường cao tốc, đường sắt, sân bay, cảng biển, cảng sông, cửa khẩu quốc tế lớn… - Gần nguồn nguyên liệu phục vụ các ngành sản xuất công nghiệp. - Gần thị trường tiêu thụ lớn, tiềm năng. - Gần các trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị lớn; gần các địa phương phát triển nhanh, năng động, các trung tâm khoa học, công nghệ cao; nằm trong hoặc gần các vùng kinh tế trọng điểm, các hành lang kinh tế… Ngược lại, vị trí địa lý sẽ tạo ra những yếu tố không bền vững trong sự phát triển của địa phương trong các trường hợp: - Nằm trong hoặc gần các khu vực không ổn định về chính trị, an ninh, quốc phòng, xung đột sắc tộc, tôn giáo. - Nằm trong hoặc gần các khu vực thường xảy ra thiên tai: lũ lụt, động đất… - Ở khu vực không thuận lợi về giao thông, thị trường tiêu thụ,… 1.4.1.2. Tài nguyên khoáng sản Tài nguyên khoáng sản là điều kiện cần và có tác động mạnh đến PTBVCN, nếu nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng, phong phú và có trữ lượng khá sẽ tạo điều kiện cung cấp nguyên liệu đầu vào ổn định cho các ngành sản xuất công nghiệp, tạo ra lợi thế so sánh và đảm bảo an ninh nguyên liệu cho các ngành công nghiệp phát triển ổn định và bền vững, nhất là trong điều kiện các nguồn nhiên liệu hoá thạch như than, dầu mỏ, khí đốt và các nguồn tài nguyên khoáng sản không thể tái tạo khác ngày càng trở nên cạn kiệt, khan hiếm và đang là nguyên nhân gây ra các các cuộc tranh chấp, xung đột ở nhiều khu vực và quốc gia trên thế giới. Rõ ràng là các địa phương giàu tài nguyên khoáng sản có lợi thế trong việc phát triển đa dạng, bền vững các ngành công nghiệp và tạo ra lợi thế cạnh tranh không nhỏ so với các địa phương khác. Tuy nhiên, cũng cần nhận thức một vấn đề là việc các địa 51 phương có nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú lại luôn tiềm ẩn những yếu tố không bền vững trong quá trình phát triển do việc lạm dụng và khai thác quá mức các nguồn tài nguyên không tái tạo của địa phương mình, gây ra tình trạng cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, phá vỡ cảnh quan và quy hoạch. Bên cạnh đó, một đặc điểm cơ bản đối với các địa phương ở nước ta hiện nay là mới ở giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá, trình độ công nghệ, sản xuất còn thô sơ, lạc hậu; do đó, các ngành công nghiệp chủ yếu tập trung vào lĩnh vực khai thác, sơ chế khoáng sản, công nghiệp chế biến mới chỉ dừng lại ở mức độ gia công, sơ chế là chủ yếu, ít có những ngành chế biến sâu và chưa xuất hiện những ngành sản xuất có kỹ thuật cao, trình độ sản xuất hiện đại. Do đó, nguy cơ không bền vững trong phát triển công nghiệp của các địa phương này là rất lớn. 1.4.1.3. Tài nguyên nước Xét về tính cần thiết cho công nghiệp thì đối với nhiều ngành công nghiệp, nước đóng vai trò đặc biệt quan trọng, mặc dù trong nhiều trường hợp nước không phải là yếu tố đầu vào trực tiếp tạo ra sản phẩm công nghiệp, nhưng nó lại là yếu tố đầu vào không thể thiếu đối với hầu hết mọi quá trình sản xuất công nghiệp đặc biệt là đối với các ngành công nghiệp như năng lượng, luyện kim, cơ khí, khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến… Vai trò của nước đối với sản xuất công nghiệp còn quan trọng hơn cả nguyên liệu đầu vào, bởi lẽ các nguyên liệu đầu vào nhiều khi có thể vận chuyển từ nơi khác đến phục vụ cho quá trình sản xuất, nhưng việc vận chuyển nước ở quy mô công nghiệp là rất tốn kém. Bên cạnh đó, các cơ sở công nghiệp còn cần được bố trí gần các nguồn nước (sông, ngòi, ao, hồ,…) để thuận tiện trong quá trình thoát nước thải ra môi trường, nhất là trong điều kiện phần lớn các địa phương của chúng ta đều chưa có khả năng đầu tư được hệ thống thu gom, thoát nước thải công nghiệp một cách đầy đủ, đồng bộ. Tài nguyên nước phục vụ cho sản xuất công nghiệp gồm 2 nguồn chính là: nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm, tuy nhiên hiện nay chỉ mới có nguồn nước mặt được khai thác chủ yếu thông qua hệ thống sông, ngòi, ao, hồ… trong khi nguồn nước ngầm ít được khai thác do chi phí khai thác, sử dụng còn lớn. 52 1.4.2. Nhóm nhân tố về dân số và nguồn nhân lực Dân số quyết định quy mô của nguồn nhân lực, để PTBVCN chúng ta cần một nguồn nhân lực đủ về số lượng và có chất lượng, bởi lẽ muốn làm chủ và vận hành được những công nghệ sản xuất hiện đại, tiên tiến đỏi hỏi nguồn nhân lực phải được đào tạo, có trình độ kỹ thuật và tay nghề cao, cùng với đó là đội ngũ các nhà khoa học, các nhà quản lý giỏi, có kinh nghiệm. Dân số và nguồn nhân lực quá ít hoặc quá đông đều có ảnh hưởng đến PTBVCN, nếu quá ít sẽ không đủ lực lượng để tham giá quá trình sản xuất của cải vật chất cho xã hội và đương nhiên công nghiệp không thể phát triển được. Ngược lại, trường hợp dân số và nguồn nhân lực quá đông lại gây áp lực trong việc giải quyết công ăn việc làm và các vấn đề xã hội có liên quan. Ngoài số lượng dân số và nguồn nhân lực, cơ cấu dân số và nguồn nhân lực về độ tuổi, giới tính, dân tộc, tôn giáo, trình độ, ngành nghề lao động… cũng có ảnh hưởng quan trọng đến phát triển kinh tế xã hội nói chung và PTBVCN nói riêng. Điều đó, đòi hỏi chúng ta phải biết khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực và có kế hoạch, lộ trình đào tạo, củng cố nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng các yêu cầu của phát triển. 1.4.3. Nhóm nhân tố về kinh tế - xã hội 1.4.3.1. Thể chế chính sách về phát triển bền vững Muốn PTBV điều kiện đầu tiên và tiên quyết là chính quyền nhà nước các cấp phải xây dựng được các thể chế, chính sách về PTBV, nó thể hiện quan điểm chính thức của quốc gia và địa phương đối với vấn đề phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển công nghiệp nói riêng theo hướng bền vững. Một nền kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng không thể PTBV nếu như những người điều hành nó không mong muốn đạt được trạng thái đó. Quan điểm, thể chế về phát triển kinh tế xã hội của quốc gia và các địa phương là cơ sở để xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp và quy hoạch công nghiệp của địa phương. Chiến lược phát triển công nghiệp xác định trạng thái tương lai của công nghiệp và chỉ ra cách thức để đưa nền công nghiệp đạt tới trạng thái tương lai ấy. Chiến lược phát triển công nghiệp bao gồm chiến lược của cả quốc gia và chiến lược của các 53 vùng, các địa phương, trong đó chiến lược phát triển công nghiệp vùng phải được xây dựng trên cơ sở chiến lược phát triển công nghiệp của quốc gia, tiếp theo đó chiến lược phát triển công nghiệp của các địa phương phải được xây dựng trên cơ sở chiến lược của vùng và chiến lược phát triển chung của cả nước. Chiến lược phát triển công nghiệp thường được xây dựng cho khoảng thời gian từ 10 đến 20 năm và tầm nhìn từ 40 đến 50 năm. Để thực hiện chiến lược, trong mỗi giai đoạn phát triển thường có một hoặc một số chính sách công nghiệp khác nhau được thực hiện nhằm đạt được mục tiêu chung của chiến lược. PTBVCN phải được đặt ra và là một bộ phận không thể tách rời trong chiến lược phát triển của quốc gia, vùng lãnh thổ, địa phương và doanh nghiệp. Để PTBVCN, ngoài đỏi hỏi phải có chiến lược phát triển công nghiệp, chúng ta cần có quy hoạch phát triển công nghiệp của quốc gia, các vùng và các địa phương. Nếu như chiến lược phát triển công nghiệp xác định trạng thái tương lai của công nghiệp và chỉ ra cách thức để đưa công nghiệp đến trạng thái tương lai ấy, thì quy hoạch phát triển công nghiệp chỉ ra cách bố trí, sắp xếp, phân bố các cơ sở công nghiệp, các ngành công nghiệp theo không gian và thời gian trên các vùng lãnh thổ, các địa phương sao cho khai thác được tối đa lợi thế của đất nước về tài nguyên, sử dụng các nguồn lực cho phát triển công nghiệp trên cơ sở giải quyết tốt các vấn đề xã hội, BVMT sinh thái. 1.4.3.2. Nguồn lực tài chính huy động cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội Để PTBV cần tập trung đầu tư không chỉ cho phát triển kinh tế mà còn giải quyết tốt các vấn đề về xã hội và BVMT do đó đòi hỏi nguồn vốn đầu tư ban đầu lớn. Nhiều nhà kinh tế học cho rằng PTBV là một thứ hàng hoá xa xỉ, có nghĩa là chỉ khi có thu nhập cao, khi đã trở nên giàu có người ta mới tính đến chuyện PTBV. Điều này, xét trên góc độ chi phí phản ảnh một thực tế là cần có nguồn lực tài chính đủ lớn để đầu tư PTBVCN, không thể nói đến chuyện PTBV chỉ bằng ý muốn chủ quan của cộng đồng và xã hội thông qua việc hô khẩu hiệu, tuyên truyền nâng cao ý thức của cộng đồng và doanh nghiệp về PTBV. Rõ ràng là việc đầu tư công nghệ hiện đại, công nghệ sạch, sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu lớn hơn so với việc sử dụng các công nghệ sản xuất truyền thống; việc áp dụng và thực hiện các bộ quy tắc ứng xử, các chuẩn mực xã hội, các tiêu chuẩn đảm bảo điều kiện 54 làm việc cho người lao động, quản lý, kiểm soát môi trường sẽ làm tăng chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Như vậy, quy mô nguồn lực tài chính huy động cho phát triển kinh tế xã hội có tác động lớn đến PTBV. Đối với một địa phương nguồn lực tài chính huy động cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội được lượng hoá thông qua chỉ tiêu tổng vốn đầu tư toàn xã hội, chỉ tiêu này phụ thuộc vào các yếu tố sau: - Cân đối thu chi ngân sách địa phương: nếu địa phương có thặng dư ngân sách (thu ngân sách > chi ngân sách để thực hiện các nhiệm vụ, chính sách chế độ mang tính chất thường xuyên) thì địa phương sẽ có nguồn kinh phí dành cho đầu tư phát triển. Mức thặng dư càng lớn thì nguồn kinh phí dành cho đầu tư phát triển càng lớn và ngược lại. - Nguồn vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp. - Nguồn vốn hình thành từ thu hút đầu tư nước ngoài. - Nguồn vốn tín dụng đầu tư. - Nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương, vốn ODA và viện trợ. Nếu phân theo chủ thể quản lý, các nguồn tài chính nêu trên có thể được chia thành hai loại, đó là vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và vốn đầu tư từ các tổ chức, doanh nghiệp và dân cư. Trong đó vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước chủ yếu dùng để xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ, tạo lập môi trường hoạt động cho các doanh nghiệp và nền kinh tế; còn vốn đầu tư từ các tổ chức, doanh nghiệp và dân cư là nguồn lực vật chất chủ yếu để hình thành nên hệ thống các doanh nghiệp và duy trì hoạt động của các doanh nghiệp, do đó cần chú trọng khai thác, khuyến khích, tạo điều kiện để thu hút nguồn vốn này. 1.4.3.3. Sự đồng thuận và tham gia rộng rãi của cộng đồng trong việc thực hiện phát triển bền vững PTBV là đỏi hỏi tất yếu của mỗi quốc gia, mỗi địa phương và vùng lãnh thổ trong quá trình phát triển, xuất phát từ thể chế, chính sách, chiến lược và quy hoạch phát triển công nghiệp của đất nước. Tuy nhiên, để có thể thực hiện thành công nhiệm vụ đó, đòi hỏi phải có sự đồng thuận, phối hợp, chung sức, tham gia rộng rãi của mọi thành viên trong xã hội: các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và chính phủ. Muốn vậy, 55 ngoài việc xây dựng thể chế, chính sách, cũng như các chế tài của nhà nước, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyên, giáo dục, nâng cao nhận thức của mọi người, mọi nhà, mọi doanh nghiệp, mọi tổ chức trong xã hội về PTBV và khuyến khích sự tham gia rộng rãi của cộng đồng trong việc thực hiện PTBV là một trong những yếu tố không thể thiếu để có thể đảm bảo phát triển một cách thực sự bền vững. 1.4.3.4. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước tạo ra cho các địa phương những cơ hội và thách thức lớn trong phát triển kinh tế và có tác động không nhỏ đến PTBVCN của các địa phương này. Về những tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế đến PTBVCN có thể kể đến là: - Tiếp cận được với công nghệ sản xuất hiện đại, công nghệ sản xuất sạch của các nước có trình độ công nghiệp phát triển. - Thị trường của các nước phát triển luôn là thị trường có đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm hàng hoá, đảm bảo môi trường, các vấn đề xã hội… do đó, để thâm nhập vào các thị trường này, các doanh nghiệp của Việt Nam buộc phải tự cải tiến công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, áp dụng các quy trình sản xuất, các bộ Quy tắc ứng xử (CoC) và các tiêu chuẩn như SA 8000 (tiêu chuẩn lao động trong các nhà máy sản xuất), WRAP (trách nhiệm toàn cầu trong ngành may mặc), ISO 14000 (hệ thống quản lý môi trường trong doanh nghiệp),… và do vậy góp phần đảm bảo yếu tố bền vững trong phát triển. - Việc Chính phủ Việt Nam tham gia vào các hiệp định, nghị định thư và công ước quốc tế về các vấn đề có liên quan đến BVMT, chống biến đổi khí hậu như Nghị định thư Kyoto về cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính; Chương trình nghị sự 21; Mục tiêu thiên niên kỷ… đã buộc các doanh nghiệp trong nước phải thực hiện theo các chương trình hành động, các kế hoạch của Chính phủ nhằm thực hiện các thoả thuận và cam kết đã ký kết với các nước và quốc tế. - Phân công lao động và hợp tác quốc tế phát triển tạo điều kiện cho các địa phương khắc phục được những hạn chế, bất lợi về điều kiện tự nhiên, để phát triển 56 công nghiệp trên cơ sở khai thác các lợi thế so sánh động của mình và tận dụng những cơ hội do việc tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế và chuỗi giá trị quốc tế mang lại. Tuy nhiên, ngoài những tác động tích cực, hội nhập kinh tế quốc tế cũng có tác động tiêu cực đến PTBVCN, do xu hướng chung của các nước công nghiệp phát triển, có thu nhập cao là chuyển các ngành sử dụng nhiều lao động, tài nguyên thiên nhiên, tiêu tốn năng lượng và các ngành có khả năng gây ô nhiễm cao sang các nước đang phát triển có thu nhập thấp, nguồn lao động dồi dào và giàu tài nguyên thiên nhiên. Các nước đang phát triển này (trong đó có Việt Nam), do những khó khăn về nguồn vốn và để đạt được mục tiêu tăng trưởng buộc phải chấp nhận và cho phép phát triển các cơ sở công nghiệp trong những ngành này, do đó tạo nên những yếu tố không bền vững trong phát triển. 1.4.3.5. Thị trường trong và ngoài nước Thị trường là nhân tố có tác động không nhỏ đến phát triển bền vững công nghiệp, bởi lẽ đương nhiên công nghiệp chỉ có thể phát triển nếu sản phẩm do ngành công nghiệp sản xuất ra có thể tiêu thụ được trên thị trường và với việc mở rộng quy mô sản xuất công nghiệp thì không chỉ dừng ở việc phát triển thị trường trong nước mà cần thiết phải mở rộng và chiếm lĩnh thị trường khu vực và quốc tế. Để phát triển bền vững, doanh nghiệp cần có thị trường tiêu thụ sản phẩm và phải chiếm được thị phần nhất định bằng việc nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá, bởi lẽ cầu thị trường là yếu tố luôn luôn động. Thị trường không những chỉ là nơi tiêu thụ sản phẩm công nghiệp, mà còn có tác động định hướng phát triển sản phẩm, công nghệ và quá trình tổ chức sản xuất đối với các doanh nghiệp. Việc tham gia vào các thị trường có đòi hỏi, yêu cầu cao về chất lượng hàng hoá, nguồn gốc, xuất xứ (sản phẩm tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường, quá trình sản xuất sạch, đảm bảo tuân thủ các chuẩn mực xã hội, các tiêu chuẩn, quy tắc ứng xử…) cũng như đáp ứng những đòi hỏi nhất định về trách nhiệm xã hội của chủ doanh nghiệp trong quá trình sản xuất buộc các doanh nghiệp nếu muốn tồn tại và phát triển phải hướng tới và đáp ứng các yêu cầu của phát triển bền vững. 57 1.5. NHỮNG KINH NGHIỆM VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM. Mỗi một quốc gia đều có chiến lược PTBV của quốc gia. Điều đó thể hiện quyết tâm chung của các quốc gia trong cuộc chiến PTBV và thể hiện cam kết của họ với Tuyên bố Phát triển bền vững. Tuy nhiên, do đặc điểm và điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi nước khác nhau, nên cách tiếp cận của mỗi quốc gia thường không giống nhau. Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đã có nhiều nước trên thế giới thực hiện thành công phát triển kinh tế gắn với yêu cầu phát triển bền vững. Sau đây, chúng ta sẽ tham khảo kinh nghiệm xây dựng, thực hiện chiến lược PTBV của một số quốc gia trên thế giới. 1.5.1. Chiến lược phát triển bền vững của Nhật Bản 1.5.1.1. Những vấn đề đặt ra trong phát triển kinh tế - xã hội Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Nhật Bản lâm vào tình trạng kiệt quệ và khủng hoảng trầm trọng: năng lượng thiếu, lạm phát phi mã, thất nghiệp gia tăng. Nhưng nhờ có đường lối đúng đắn: “kinh tế là trên hết”, tất cả “hướng về sản xuất”, nền kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng vượt qua giai đoạn tái thiết (hàn gắn vết thương chiến tranh) để bước vào giai đoạn tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao: 6,9%/năm giai đoạn 1952-1960 và đặc biệt cao 10%/năm trong thập kỷ 60 của thế kỷ XX. Đầu thập kỷ 70, Nhật Bản trở thành một trong những nền kinh tế hùng mạnh nhất thể giới, chỉ đứng sau Mỹ và EU. Song tăng trưởng đối với nền kinh tế Nhật Bản không phải là không có điểm dừng. Từ giữa thập kỷ 70 của thế kỷ XX, nền kinh tế Nhật Bản bắt đầu suy thoái. Do vấp phải 3 cuộc đại khủng hoảng kinh tế 1973-1975, 1981-1982, 1985-1986 dẫn đến tốc độ tăng trưởng kinh tế Nhật Bản giảm sút nhanh và liên tục: năm 1983 đạt 3,2%, năm 1993 đạt 0,3% và đến năm 1998 tăng trưởng -0,7%. Từ năm 2000, bức tranh tăng trưởng kinh tế Nhật Bản trở nên ít sáng sủa. Hàng loạt công ty uy tín, nổi tiếng thế giới như Mitsubishi, Hitachi… rơi vào tình cảnh khó khăn, có trường hợp lâm vào tình trạng phá sản như hãng Nissan, một số tổ chức tài chính, ngân hàng bị phá sản hoặc thôn tính…Trải qua những thăng trầm trong phát triển kinh tế, mặc dù vẫn là một cường quốc kinh tế, nhưng Nhật Bản đã và đang phải đối mặt với nhiều thách thức, đó là: 58 - Về phát triển kinh tế: nền kinh tế phát triển không ổn định, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chưa đáp ứng mục tiêu: chuyển từ cơ cấu tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào thị trường bên ngoài sang cơ cấu tăng trưởng kinh tế dựa chủ yếu vào thị trường trong nước. Đặc biệt do theo đuổi chiến lược “kinh tế là trên hết”, cố gắng phát triển kinh tế để đuổi kịp và vượt các nước công nghiệp phát triển, dẫn đến tình trạng sử dụng công nghệ có hàm lượng chất xám thấp, tiêu hao và lãng phí nguyên liệu trong thời kỳ có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao (1952-1960) là phổ biến. - Về phát triển xã hội: mặc dù đời sống nhân dân đã được cải thiện và nâng cao rõ rệt, nhưng do quá chạy theo mục tiêu tăng trưởng kinh tế, nhấn mạnh mục tiêu lợi nhuận của các nhà tư bản độc quyền, dẫn đến tình trạng phát triển vùng không cân đối. Có những vùng (Tokyo, Yokohama, Osaka…) tập trung cao độ về vốn, nhân lực để công nghiệp hoá nên phát triển không cân đối và hài hoà, phân hoá rõ rệt giữa các vùng đô thị hoá nhanh với những vùng nông thôn ít được đầu tư, gây quá tải về nhà ở, kết cấu đô thị, giá cả đắt đỏ ở những vùng công nghiệp hoá quá mức. - Về môi trường: do sử dụng máy móc thiết bị có hàm lượng công nghệ không cao, chạy theo lợi nhuận, gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường nặng nề. Đặc biệt vào cuối những năm 60, đầu những năm 70 của thế kỷ XX, tình trạng ô nhiễm môi trường đã đến mức báo động: mưa axít, hiệu ứng nhà kính, nước nhiễm bẩn, chất thải rắn ở đô thị… rất nghiêm trọng. Đã xuất hiện nhiều cuộc biểu tình đấu tranh đòi phát triển kinh tế đi đôi với BVMT. Những thách thức trên đây buộc chính phủ Nhật Bản phải điều chỉnh chiến lược phát triển của đất nước theo hướng PTBV. 1.5.1.2. Quá trình xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển bền vững Để thực hiện thành công công cuộc tái thiết nền kinh tế sau chiến tranh, tiến tới đuổi kịp và vượt các nước công nghiệp phát triển, Nhật Bản đã tổ chức lấy ý kiến, thảo luận rộng rãi về chiến lược phát triển kinh tế từ các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, các quan chức Chính phủ và địa phương. Thực chất là xác định mục tiêu đã được cụ thể hoá trong chính sách phát triển kinh tế gắn với phát triển xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường. Nhật Bản đã xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội bền vững bao gồm 6 lĩnh vực sau: 59 - Chính sách quản lý cầu vĩ mô: đó là chính sách kinh tế theo những tiêu chuẩn cơ bản của Mỹ, trọng tâm là chính sách tài khoá và tiền tệ trong nền kinh tế thị trường Nhật Bản cũng như của thế giới. Hàng năm, Cục Quy hoạch kinh tế Nhật Bản cho xuất bản hai cuốn sách: “sách trắng về kinh tế” và “sách trắng về kinh tế thế giới”. Đó chính là những quan điểm chính thống, hướng dẫn cộng đồng kinh doanh theo đường lối của Chính phủ. - Chính sách công nghiệp: bản chất của chính sách công nghiệp là trọng cung, giúp khu vực tư nhân phát triển các ngành công nghiệp mới, khi nền kinh tế Nhật Bản gia nhập vào thị trường thế giới. Chính sách công nghiệp nhằm 2 mục tiêu: + Phát triển các ngành công nghiệp xuất khẩu đặc biệt quan trọng ở mỗi giai đoạn phát triển. + Hỗ trợ các ngành công nghiệp yếu kém tái cấu trúc cơ cấu, giúp đỡ doanh nghiệp vừa và nhỏ (có chọn lọc một số ngành) cải tiến công nghệ và quản lý để tồn tại và phát triển. - Chính sách phân phối: đây là chính sách mang tính điều tiết phát triển nền kinh tế gắn với PTBV về mặt xã hội rất rõ: Chính phủ Nhật Bản chú ý tới chủ nghĩa bình đẳng trong phúc lợi của nhân dân. Chính sách phân phối hướng đến ngăn ngừa những lệch lạc trong phân phối thu nhập và phúc lợi, đảm bảo không ngừng cải thiện phúc lợi cho nhân dân. Trong đó chính sách thuế thể hiện rõ chủ trương của Chính phủ, hệ thống thuế của Nhật Bản đánh thuế thừa kế rất nặng, thu thuế thu nhập luỹ tiến cao, tạo nên sự phân phối phúc lợi bình đẳng, giảm dần khoảng cách giàu nghèo. Ngoài ra một số chính sách đưa ra còn chú trọng những khoản trợ cấp cho những gia đình không may mắn, cùng với hệ thống chăm sóc y tế rộng rãi, đặc biệt là những người già trên 70 tuổi được chăm sóc y tế miễn phí, chú ý tới những người nghèo ở vùng nghèo (Hokkaido và Okinawa) thông qua các chính sách kinh tế khác. - Chính sách phát triển vùng: chính sách phát triển vùng của Nhật Bản hướng tới phát triển đồng đều tương đối, phát huy thế mạnh của từng vùng, tránh phát triển tập trung quá mức KCN ở các thành phố lớn, đặc biệt là thủ đô Tokyo; ngăn ngừa tình trạng cách biệt quá mức về trình độ phát triển giữa các vùng và các khu đô thị. Trọng tâm của chính sách phát triển vùng là xây dựng kế hoạch phát triển tổng thể quốc gia, 60 thiết kế và hướng dẫn phân bổ các hoạt động công nghiệp và dân số theo vùng hướng mạnh về PTBV. - Chính sách nhân lực và giáo dục: chính phủ Nhật Bản nhận thức rất rõ được sự cần thiết, tầm quan trọng của chính sách tác động đến cung – cầu lao động cho nền kinh tế. Mọi chủ trương, đường lối phát triển nguồn nhân lực và phát triển giáo dục đều thể hiện tập trung trong cuốn “sách trắng về giáo dục”, “sách trắng về lao động” và “khảo sát cơ bản về giáo dục”. - Chính sách nghiên cứu và triển khai (R&D): sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã từng được mệnh danh là đất nước của “vay mượn” công nghệ phương Tây, rồi cải tiến những công nghệ đó. Vì vậy, chính phủ quyết tâm xây dựng chính sách R&D, hướng tới khuyến khích các nhà khoa học sáng chế thông qua nhiều biện pháp, trong đó nổi bật là tăng chi ngân sách cho nghiên cứu và triển khai, trọng dụng nhân tài, khuyến khích nghiên cứu công nghệ mới, sử dụng ít nguyên liệu để tiết kiệm tài nguyên và BVMT. Để thực hiện các chính sách nêu trên, Nhật Bản đã thực hiện các biện pháp: (1) Phân công trách nhiệm đối với các chính sách phát triển: - Quản lý cầu vĩ mô: Bộ Tài chính chịu trách nhiệm chính, Cục Quy hoạch kinh tế, Ngân hàng Nhật Bản phối hợp thực hiện. - Chính sách công nghiệp: Bộ Thương mại quốc tế và Công nghiệp chịu trách nhiệm chính, Bộ Nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp phối hợp thực hiện. - Chính sách phân phối: Bộ Phúc lợi. - Chính sách nhân lực và giáo dục: Bộ Giáo dục - Chính sách phát triển vùng: Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm chính, Bộ Giao thông và Liên lạc, Cục Quản lý đánh giá, Cơ quan phát triển Hokkaido và Cơ quan phát triển Okinawa phối hợp thực hiện. - Chính sách R&D: Cục Khoa học và kỹ thuật. 61 Việc phân công trách nhiệm cụ thể cho các bộ, ban ngành đối với những chính sách phát triển tạo nên một sự thống nhất chung, có thể kết hợp hài hoà giữa các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ tài nguyên môi trường ở từng vùng, địa phương và giữa các ngành, các tổ chức xã hội, tạo sự đồng thuận, nhất trí giữa các tổ chức cơ quan. (2) Xây dựng kế hoạch phát triển tổng thể quốc gia và kế hoạch phát triển vùng theo từng giai đoạn với những mục tiêu cụ thể, có sự điều chỉnh phù hợp. (3) Sử dụng các công cụ thực hiện chiến lược PTBV: - Sử dụng công cụ pháp luật: định hướng và bắt buộc tuân thủ pháp luật hướng tới PTBV. - Sử dụng công cụ quản lý kinh tế vĩ mô, nhất là các chính sách về tài chính, tiền tệ, giá cả để điều tiết hành vi của từng người dân, của toàn xã hội hướng tới PTBV. - Sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng: hướng dẫn, tuyên truyền giáo dục, thuyết phục nhằm PTBV kinh tế, xã hội và BVMT. (4) Huy động tổng lực các lực lượng tham gia PTBV như các tổ chức xã hội: phụ nữ, thanh thiếu niên, nông dân, công nhân, công đoàn, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, tôn giáo… (5) Hợp tác quốc tế về PTBV - Hỗ trợ tài chính và hỗ trợ kỹ thuật công nghệ cho các nước đang phát triển thực hiện chiến lược PTBV. - Cam kết thực hiện tốt Chương trình nghị sự 21 về PTBV. Đánh giá một cách tổng quát, xây dựng chiến lược PTBV ở Nhật Bản là một quá trình lịch sử, cụ thể và phát triển. Không phải ngay sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã nhận thức và thực hiện chiến lược PTBV toàn diện cả về kinh tế, xã hội và môi trường. Ở thập kỷ 50, 60 và 70 của thế kỷ XX, nhất là sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật bản chỉ chú trọng phát triển kinh tế bằng mọi giá, chưa thực sự tính đến vấn đề xã hội, đặc biệt là về môi trường. Khi Nhật Bản trở thành một cường quốc 62 kinh tế trên thế giới, nhiều vấn đề đặt ra gay gắt: làm gì và làm thế nào để nền kinh tế không suy thoái – khủng hoảng, thuyết phục người dân cần mẫn, sáng tạo trong sản xuất? Làm gì và làm thế nào để hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên?... Để thực hiện chiến lược PTBV một cách toàn diện, Nhật Bản đã phải điều chỉnh các chiến lược phát triển, trong đó rõ nhất là từ thập kỷ 90 trở lại đây, hướng vào 4 mục tiêu cơ bản và dài hạn sau: - Khuyến khích lối sống thân thiện với môi trường. - Hình thành và phát triển các đô thị phát triển hiện đại, bền vững. - Phát triển hệ thống kinh tế, xã hội gắn kết hài hoà với môi trường. - Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong PTBV quốc gia và BVMT toàn cầu, thông qua hỗ trợ vốn, khoa học – công nghệ cho các nước đang phát triển và các nước nghèo cùng chung sức thực hiện chiến lược PTBV. Đồng thời, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học, thúc đẩy PTBV toàn cầu. Trên thực tế, chương trình nghị sự 21 của Nhật Bản đã thực hiện lần đầu tiên vào năm 1993. 1.5.2. Chiến lược phát triển bền vững của Trung Quốc 1.5.2.1. Những vấn đề đặt ra trong phát triển kinh tế - xã hội Sau hơn 20 năm cải cách và mở cửa, nền kinh tế Trung Quốc trở thành một trong những trung tâm hội nhập kinh tế quốc tế năng động và hiệu quả. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đứng vào hàng cao nhất thể giới (9,5-9,8%) trong 10 năm gần đây. Cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu lao động chuyển dịch rất tích cực theo xu hướng toàn cầu hoá, hướng mạnh về xuất khẩu. Trung Quốc đang nỗ lực phấn đấu để trở thành một cường quốc kinh tế thế giới trong thế kỷ XXI. Nhờ đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế, các vấn đề xã hội ở Trung Quốc được giải quyết theo hướng tích cực: mức sống của dân cư không ngừng được cải thiện; chi phí cho giáo dục tăng lên, đạt 2,1% GDP; công tác chăm sóc sức khoẻ dân cư đã được tăng cường, ngân sách nhà nước chi cho y tế đạt 1,9% GDP; công tác xoá đói giảm nghèo thực hiện có hiệu quả, tỷ lệ dân cư sống dưới mức nghèo khổ (2 USD/ngày) đã giảm từ 55-60%, xuống còn 25-30%. 63 Tuy nhiên, cùng với những thành quả trên đây, Trung Quốc đã và đang gặp phải những mặt trái của sự tăng trưởng, đó là: - Nền kinh tế tăng trưởng nóng: hệ thống kinh tế của Trung Quốc phát triển quá rộng trong một thời gian dài. Dường như cả đất nước là một công trường xây dựng khổng lồ, tiêu tốn nhiều tài nguyên thiên nhiên. Năm 2003, Trung Quốc tiêu thụ 40% xi măng, 27% thép và 31% than của thế giới. Do chạy theo tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức cao bằng mọi giá, nên tính hiệu quả không được đảm bảo. Bên cạnh đó, Trung Quốc đẩy nhanh tăng trưởng nền kinh tế hướng mạnh về xuất khẩu. Điều này có nghĩa là sản xuất công nghiệp của Trung Quốc phụ thuộc lớn vào thị trường ngoài nước và để thâm nhập vào thị trường ngoài nước, Trung Quốc luôn vấp phải những rào cản thương mại khó lường. - Dân số Trung Quốc quá lớn, khoảng cách giữa người giàu – nghèo, giữa thành thị - nông thôn, giữa ven biển và nội địa ngày càng rộng tới mức báo động, tình trạng thất nghiệp gia tăng. - Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trở lên nghiêm trọng. - Quá trình đô thị hoá nhanh làm nhiều nông dân mất đất, thiếu việc làm. Những thách thức trên đây buộc chính phủ Trung Quốc phải điều chỉnh chiến lược phát triển đất nước theo hướng PTBV, nhằm giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội. môi trường nảy sinh do sự tăng trưởng quá “nóng” của nền kinh tế. 1.5.2.2. Quá trình xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển bền vững Chương trình nghị sự 21 hay chiến lược PTBV của Trung Quốc được xây dựng năm 1994 và được chính phủ Trung Quốc thông qua với tên gọi “Chương trình Nghị sự 21 Trung Quốc - sách trắng về dân số, môi trường và phát triển của Trung Quốc trong thế kỷ 21”. Do đặc thù của Trung Quốc là quốc gia đông dân nhất thế giới, nên trong Chương trình nghị sự 21 của mình, vấn đề dân số được đặt ở vị trí quan tâm hàng đầu. Chiến lược PTBV được lồng ghép vào trong tất cả các chính sách và kế hoạch của các bộ ngành và địa phương. Sự quan tâm của công chúng đối với phát triển bền vũng đã gia tăng; nhiều văn bản pháp luật nhà nước có liên quan đến PTBV đã được phê duyệt và có hiệu lực. 64 Chiến lược PTBV của Trung Quốc gồm 4 nội dung lớn là: chiến lược tổng thể về PTBV; phát triển xã hội bền vững; phát triển kinh tế bền vững; bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường và được xây dựng dựa trên các định hướng và nguyên tắc cơ bản sau: - Tập trung vào con người. - Hài hoà giữa xã hội và tự nhiên. - Phát triển kinh tế gắn liền với hoàn thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân. - Tìm kiếm sự đột phá thông qua khoa học công nghệ và đổi mới thể chế. - Cam kết về sự phát triển kinh tế - xã hội với dân số, nguồn tài nguyên và môi trường. Để thực hiện thành công chiến lược PTBV, Trung Quốc đã đặt sự quan tâm thích đáng đến các điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện chiến lược, đó là: - Xây dựng hệ thống pháp luật mạnh về PTBV và đảm bảo việc thực hiện luật. - Đảm bảo nguồn tài chính, xây dựng các chế tài và cơ chế thúc đẩy PTBV. - Đẩy mạnh công tác giáo dục và xây dựng năng lực PTBV. - Huy động tổng lực sức mạnh quần chúng và đông đảo các tầng lớp dân cư, các tổ chức xã hội tham gia vào công cuộc PTBV. Trong giai đoạn đầu, chiến lược PTBV của Trung Quốc ưu tiên tập trung vào thực hiện các nội dung sau: (1) Xây dựng năng lực PTBV, bao gồm: ban hành và sửa đổi luật pháp, xây dựng các chính sách, giáo dục và đào tạo, huy động lực lượng tham gia. (2) Phát triển nông nghiệp bền vững: hình thành chiến lược phát triển nông nghiệp và xây dựng các dự án thí điểm về phát triển nông nghiệp thân thiện với môi trường và các sản phẩm xanh. (3) Thực hiện sản xuất sạch hơn và phát triển công nghiệp BVMT. (4) Xây dựng và phát triển năng lượng sạch và giao thông. 65 (5) Bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên theo địa phương, vùng lãnh thổ. (6) Phòng chống ô nhiễm môi trường. (7) Thực hiện giảm nghèo và phát triển vùng. (8) Giải quyết vấn đề ô nhiễm, bảo vệ sức khoẻ cho cộng đồng. (9) Góp phần thay đổi môi trường toàn cầu và bảo tồn đa dạng sinh học. Những hành động và tiến bộ trong việc thực hiện Chiến lược PTBV của Trung Quốc bao gồm các nội dung chính sau: - Đưa yêu cầu PTBV vào quá trình quy hoạch và ra quyết định. - Ban hành và cải thiện luật pháp và quy chế. - Sự tham gia và ủng hộ sâu rộng của công chúng. - Xây dựng các chiến lược phát triển hoặc kế hoạch hành động để thực hiện. - Dựa vào khoa học công nghệ. Kinh nghiệm của Trung Quốc cũng cho thấy, để xây dựng và thực thi thành công chiến lược PTBV cần lưu ý một số vấn đề quan trọng, cấp bách là: - Cần có sự đồng thuận của tất cả các bên có liên quan. - Nỗ lực tập thể của các cơ quan chính phủ. - Quy trình từ trên xuống. Chiến lược PTBV của Trung Quốc đã đặt ra những mục tiêu và hướng dẫn hành động cho phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp, hài hoà với các yêu cầu về môi trường, tài nguyên và dân số. Đó chính là sự thể hiện lòng quyết tâm và mong muốn của chính phủ và nhân dân Trung Quốc cùng hành động với thế giới nhằm tìm kiếm con đường phát triển tối ưu, đảm bảo cho sự PTBV. Phát triển bền vững chưa từng có tiền lệ trong lịch sử, nhưng Trung Quốc đã cam kết và thực hiện trên thực tế, thông qua các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước góp phần vào quá trình PTBV của thế giới. 66 1.5.3. Chương trình hành động phát triển bền vững của NewZealand Nếu như PTBV của Nhật Bản và Trung Quốc được xây dựng thông qua chiến lược PTBV quốc gia, thì Chính phủ New Zealand phê duyệt Chương trình hành động quốc gia PTBV (Programme of Action) nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động của các cơ quan chính phủ đi đúng khái niệm PTBV và mọi quyết định của Chính phủ phải đảm bảo mong muốn của các thế hệ hôm nay và mai sau. Chương trình hành động thiết lập một hệ thống các nguyên tắc hoạt động cho việc xây dựng chính sách, đòi hỏi Chính phủ phải chịu trách nhiệm với các hệ quả về kinh tế, xã hội, môi trường và văn hoá của các quyết định. Yêu cầu được chú ý là: - Tập trung vào những hệ quả dài hạn. - Tìm kiếm cách giải quyết đổi mới đòi hỏi sự hỗ trợ lẫn nhau hơn là tập trung vào một lĩnh vực. - Sử dụng những nguồn thông tin tốt nhất phục vụ cho quyết định. - Lưu ý đến những vấn đề rủi ro, thiếu chắc chắn khi đưa ra các quyết định. - Khuyến khích minh bạch, công khai và tham gia của những ai có liên quan. - Quan tâm đến tác động mang tính toàn cầu cũng như đối với New Zealand. - Giảm thiểu sức ép tăng trưởng kinh tế với môi trường. - Hạn chế tác động đến môi trường, bảo vệ sinh thái và khuyến khích quản lý lồng ghép: đất, nước, nguồn sinh thái. - Hợp tác với đối tác nhằm đưa người Maori (người bản xứ) tham gia vào quá trình quyết định. - Quyền con người, luật và đa dạng văn hoá. Chương trình hành động tập trung áp dụng thực tế của PTBV vào những vấn đề chủ yếu: chất lượng và phân bố nước; năng lượng; thành phố bền vững; đầu tư vào trẻ em, thế hệ trẻ. 67 PTBV phải là hạt nhân của các chính sách của Chính phủ. Đây là loại văn bản nhằm tập trung và định hướng chính sách của Chính phủ cho PTBV. Bài học từ New Zealand có thể thấy rất cụ thể thông qua quyết tâm đòi hỏi mọi chính sách của chính phủ ban hành đều phải quan tâm đến khía cạnh PTBV. Phát triển bền vững không phải chỉ trong tầm nhìn trước mắt của chính sách của chính phủ mà phải đặt trong tổng thể tầm nhìn dài hạn và có sự lồng ghép với nhiều chính sách. Đây cũng là điều mà các nhà hoạch định chính sách, quyết định đầu tư thường ít quan tâm. Hay câu hỏi thẩm định về “đánh giá tác động bền vững như thế nào” thường thiếu luận cứ và không được coi là trọng số khi xây dựng, phê duyệt chính sách. 1.5.4. Bài học cho Việt Nam Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng và thực hiện chiến lược PTBV của các quốc gia trên thế giới, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam như sau: 1.5.4.1. Vai trò của chính phủ trong phát triển bền vững là hết sức quan trọng Từ cách tiếp cận về PTBV của một số quốc gia trên thế giới chúng ta thấy mỗi quốc gia đều có một cách tiếp cận riêng với PTBV. Nhưng mọi quốc gia đều thống nhất cho rằng để PTBV của bất kỳ quốc gia nào vai trò lãnh đạo của nhà nước, chính phủ là rất quan trọng. Vai trò đó thể hiện ở các nội dung chủ yếu sau: - Xây dựng năng lực đảm bảo thực hiện chiến lược PTBV, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đảm bảo cho việc thực hiện chiến lược PTBV: xác định mục tiêu, chiến lược PTBV trong hiến pháp; xây dựng và ban hành hệ thống luật, các văn bản dưới luật; đảm bảo việc thực hiện luật trên thực tế. - Huy động các nguồn lực đảm bảo thực hiện chiến lược PTBV. 1.5.4.2. Phát triển bền vững phải là hạt nhân trong các chính sách của Chính phủ Cần tập trung và định hướng chính sách của Chính phủ cho PTBV. Mọi chính sách của chính phủ, của các bộ ngành và địa phương ban hành đều phải quan tâm đến khía cạnh PTBV. Phát triển bền vững không phải chỉ trong tầm nhìn trước mắt mà phải đặt trong tổng thể tầm nhìn dài hạn và phải được lồng ghép vào trong tất cả các chính sách và kế hoạch của chính phủ, của các bộ ngành và địa phương. 68 1.5.4.3. Cần có sự tham gia rộng rãi của cộng đồng và đồng thuận của tất cả các bên có liên quan. Từ cách tiếp cận về PTBV của một số các quốc gia trên thế giới chúng ta thấy mỗi quốc gia đều có một cách tiếp cận riêng với PTBV. Nhưng mọi quốc gia đều thống nhất cho rằng để PTBV của bất kỳ quốc gia nào vai trò lãnh đạo của nhà nước, chính phủ là rất quan trọng, nhưng nó không thể hành động nếu thiếu sự tham gia rộng rãi của cộng đồng và sự đồng thuận của tất cả các bên có liên quan (yếu tố con người). PTBV hàm chứa nội dung rộng lớn, bao trùm tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội loài người, do đó để PTBV cần huy động sự tham gia rộng rãi và đồng thuận của toàn dân từ các nhà lãnh đạo, quản lý các cấp, các nhà khoa học, các chuyên gia, cộng đồng doanh nghiệp và mọi tầng lớp dân cư… Muốn vậy, ngoài các biện pháp về hành chính, luật pháp cần tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức cho cộng đồng và tất cả các bên có liên quan trong việc thực hiện chiến lược PTBV của đất nước. 1.5.4.4. Xác định rõ nội dung phát triển bền vững và các lĩnh vực ưu tiên trong kế hoạch phát triển bền vững PTBV có nội dung rất rộng lớn. Do đó, xác định rõ nội dung PTBV với các lĩnh vực ưu tiên trong kế hoạch là rất cần thiết. Xác định rõ nội dung vừa đảm bảo thực hiện các mục tiêu trước mắt trong PTBV, với các điều kiện kinh tế - xã hội - nguồn lực cho phép, vừa tạo ra những điều kiện thuận lợi để từng bước thực hiện tổng thể chiến lược PTBV. Nói cách khác, PTBV cần có lộ trình thực hiện phù hợp theo từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và trong từng giai đoạn cụ thể, các lĩnh vực ưu tiên PTBV có thể và cần thiết được điều chỉnh cho phù hợp. Trong giai đoạn đầu của PTBV, mục tiêu phát triển kinh tế có thể được ưu tiên chú trọng hơn, tuy nhiên cần tuân thủ những nguyên tắc cơ bản sau: - Con người luôn là trung tâm và mục tiêu của PTBV. - Tổ chức không gian lãnh thổ, thực hiện phân bố công nghiệp đảm bảo việc phát triển ổn định, lâu dài; tuân thủ quy hoạch tổng thể, dài hạn. - Không khai thác, sử dụng một cách thiếu cân nhắc tài nguyên thiên nhiên. - Lựa chọn và phát triển những ngành, công nghệ sản xuất phù hợp với xu thế của thế giới. 69 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Trong chương 1, nghiên cứu sinh đã hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản về PTBV, trên cơ sở đó vận dụng, làm rõ được những khía cạnh cơ bản về PTBVCN trên vùng lãnh thổ với những đóng góp chủ yếu sau: 1. Đưa ra khái niệm PTBVCN: là phát triển công nghiệp một cách ổn định, lâu dài trên cơ sở đảm bảo cân bằng giữa tăng trưởng, giải quyết các vấn đề xã hội và BVMT. 2. Xác định các nội dung cơ bản của PTBVCN gồm: (i) Duy trì tăng trưởng công nghiệp nhanh và ổn định trong dài hạn; (ii) Thực hiện quá trình công nghiệp hóa sạch; (iii) Tổ chức không gian lãnh thổ và phân bố công nghiệp hợp lý; (iv) Đảm bảo và nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; (v) Khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên. 3. Xây dựng các tiêu chí đánh giá PTBVCN với 3 nhóm tiêu chí: (i) Tăng trưởng bền vững; (ii) Doanh nghiệp bền vững; (iii) Tổ chức không gian lãnh thổ và phân bố công nghiệp. 4. Phân tích 3 nhóm nhân tố tác động đến PTBVCN trên vùng lãnh thổ: nhân tố về điều kiện tự nhiên; dân số và nguồn nhân lực; nhân tố về kinh tế - xã hội. 5. Nghiên cứu kinh nghiệm về PTBV của một số nước trên thế giới (Nhật Bản, Trung Quốc, New Zealand) và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam như: (i) Vai trò của chính phủ trong PTBV là hết sức quan trọng; (ii) PTBV phải là hạt nhân trong các chính sách của Chính phủ; (iii) Cần có sự tham gia rộng rãi của cộng đồng và đồng thuận của tất cả các bên có liên quan vào tiến trình PTBV; (iv) Xác định rõ nội dung PTBV và các lĩnh vực ưu tiên trong kế hoạch PTBV trong từng giai đoạn phát triển của đất nước. 70 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2001-2008 2.1. SƠ LƯỢC VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN 2.1.1. Vài nét về con đường phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên Công nghiệp Thái Nguyên được hình thành từ những năm đầu của thập niên 60 thế kỷ XX (khi đó còn là tỉnh Bắc Thái - thành lập năm 1961) với sự ra đời của hai trung tâm công nghiệp nặng Việt Nam là khu gang thép Thái Nguyên (đầu thập kỷ 60) và khu cơ khí Gò Đầm (đầu thập kỷ 70). Trải qua quá trình gần 50 năm, công nghiệp Thái Nguyên đã có lúc thăng trầm do hậu quả của chiến tranh, do sự thay đổi cơ chế quản lý... nhưng đến nay công nghiệp Thái Nguyên đã có một cơ cấu tương đối đầy đủ với sự có mặt của hầu hết các ngành công nghiệp như chế biến nông lâm sản thực phẩm, cơ khí, luyện kim, khai khoáng, hoá chất, sản xuất vật liệu xây dựng v.v... Tính đến 31/12/2008 số doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên là 381 doanh nghiệp với khoảng 37.650 lao động. Giá trị sản xuất công nghiệp (giá hiện hành) năm 2008 đạt 19.208,7 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm công nghiệp giai đoạn 2001-2008 trung bình đạt 14,7%. Một số sản phẩm chủ yếu năm 2008 có sản lượng sản xuất khá cao như than sạch 1.124.000 tấn, thiếc thỏi 1.200 tấn, xi măng 750.000 tấn, thép cán 698.000 tấn, gạch nung 150 triệu viên [24]. 2.1.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật và kết quả hoạt động của ngành công nghiệp 2.1.2.1. Số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp Đến 31/12/2008 toàn tỉnh có 381 cơ sở sản xuất công nghiệp, tăng gần 3 lần (293%) so với năm 2004 (năm 2004 có 130 cơ sở sản xuất), trong đó phân theo ngành công nghiệp có 27 cơ sở khai khoáng (chiếm 7,1%), 223 cơ sở chế biến, chế tạo (chiếm 58,5%), 131 cơ sở sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước (chiếm 34,4%) [24]. Số lượng các cơ sở sản xuất phân theo ngành công nghiệp giai đoạn 2004-2008 được thể hiện trong bảng 2.1. 71 Bảng 2. 1: Số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp theo ngành công nghiệp giai đoạn 2004-2008 Đơn vị: doanh nghiệp TT NGÀNH CÔNG NGHIỆP Tổng số I 2004 2005 2006 2007 2008 130 229 252 266 381 12 19 18 17 27 Khai thác than 2 1 2 2 3 Khai thác quặng kim loại 1 3 3 3 6 Khai khoáng khác 9 15 13 12 18 114 139 159 174 223 23 27 27 26 32 Dệt 1 1 May mặc 2 2 2 4 SX da và các SP có liên quan 2 2 1 1 11 12 19 26 35 SX giấy và SP từ giấy 4 5 7 6 6 In ấn 3 3 4 5 8 SX hóa chất và SP hóa chất 1 2 2 2 2 2 1 SX vật liệu xây dựng 13 16 18 20 22 SX kim loại 23 27 29 28 37 SX SP từ kim loại đúc sẵn (ko kể MMTB) 18 28 38 42 54 1 2 Công nghiệp khai khoáng II Công nghiệp chế biến, chế tạo SX, chế biến thực phẩm và đồ uống Chế biến gỗ và SX sản phẩm từ gỗ, tre, nứa 1 SX các SP từ cao su và plastic SX thiết bị điện 6 SX xe có động cơ, rơ moóc 1 2 2 5 5 SX dụng cụ y tế, dụng cụ chính xác 3 5 5 3 4 SX máy móc thiết bị khác 4 3 3 1 2 CN chế biến,chế tạo khác 5 4 2 2 6 III SX và PP điện, khí đốt, nước 4 SX và PP điện, khí đốt, điều hòa không khí 71 75 75 131 67 71 71 126 Khai thác, xử lý và cung cấp nước 1 1 1 1 1 Thu gom, xử lý, tiêu huỷ rác thải; tái chế phế liệu 3 3 3 3 4 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2004-2008) 2.1.2.2. Lực lượng lao động Số lượng lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên tính đến 31/12/2008 là 37.649 người, trong đó số lao động nữ chiếm 36% (13.552 người), tăng 18,8% so với năm 2004 [24]. Mặc dù số doanh nghiệp trong giai đoạn 2004-2008 tăng lên nhiều (293%), nhưng số lao động tăng rất khiêm tốn (18,8%), đây là hệ quả của việc ra đời hàng loạt các doanh nghiệp tư nhân, 72 công ty TNHH quy mô vừa và nhỏ trong thời gian gần đây. Về cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp năm 2008: lực lượng lao động trong lĩnh vực khai khoáng là 5,7%; công nghiệp chế biến, chế tạo là 85,3%; sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước là 9% [24]. Số lượng lao động theo phân ngành công nghiệp được thống kê trong bảng 2.2. Bảng 2. 2: Số lượng lao động làm việc trong các cơ sở sản xuất công nghiệp giai đoạn 2004-2008 Đơn vị: lao động TT NGÀNH CÔNG NGHIỆP Tổng số I Công nghiệp khai khoáng II Công nghiệp chế biến, chế tạo III SX và PP điện, khí đốt, nước 2004 2005 2006 2007 2008 31.693 32.297 31.892 32.425 37.649 806 1.127 1.075 2.039 2.153 30.294 29.949 29.579 29.103 32.125 593 1.221 1.238 1.283 3.371 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2004-2008) 2.1.2.3. Giá trị còn lại tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn Giá trị còn lại tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn của các doanh nghiệp công nghiệp Thái Nguyên năm 2008 là 4.227,2 tỷ đồng, tăng 216% so với năm 2004, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng 52,1%, ngành sản xuất phân phối điện, khí đốt có sự tăng đột biến trong năm 2008 chiếm 44,6% (do Công ty Nhiệt điện Cao Ngạn mới đưa vào hoạt động 01 Nhà máy Nhiệt điện có công suất 100MW), ngành khai khoáng chiếm 3,3 % [24]. Giá trị còn lại tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn của các doanh nghiệp trong các năm 2004-2008 được thể hiện trong bảng 2.3 Bảng 2. 3: Giá trị còn lại tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn của các doanh nghiệp công nghiệp giai đoạn 2004-2008 Đơn vị: tỷ đồng TT NGÀNH CÔNG NGHIỆP Tổng số I Công nghiệp khai khoáng II Công nghiệp chế biến, chế tạo III SX và PP điện, khí đốt, nước 2004 2005 2006 2007 2008 1.958,0 2.453,2 2.674,1 2.884,2 4.227,2 13,6 19,6 26,5 104,5 138,2 1.881,2 2.324,3 2.451,6 2.584,2 2.203,5 63,2 109,3 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2004-2008) 196,0 195,4 1.885,5 73 2.1.2.4. Vốn sản xuất kinh doanh Vốn sản xuất kinh doanh bình quân năm của các doanh nghiệp công nghiệp Thái Nguyên năm 2008 là 8.968,6 tỷ đồng, tăng 250% so với năm 2004, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng 72,2%, ngành sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước có sự tăng đột biến trong năm 2008 chiếm 25,6% (do Công ty Nhiệt điện Cao Ngạn mới đưa vào hoạt động 01 Nhà máy Nhiệt điện có công suất 100MW trong năm 2008), công nghiệp khai khoáng chiếm 2,2 % [24]. Vốn sản xuất kinh doanh bình quân năm của các doanh nghiệp công nghiệp trong các năm 2004-2008 được thể hiện trong bảng 2.4 Bảng 2. 4: Vốn sản xuất kinh doanh bình quân năm của các doanh nghiệp công nghiệp giai đoạn 2004-2008 Đơn vị: tỷ đồng TT NGÀNH CÔNG NGHIỆP Tổng số I Công nghiệp khai khoáng II Công nghiệp chế biến, chế tạo III SX và PP điện, khí đốt, nước 2004 2005 2006 2007 2008 3.586,8 4.483,1 5.400,4 5.892,9 8.968,6 25,4 36,0 54,3 147,1 199,9 3.505,1 4.318,9 5.162,8 5.511,2 6.475,5 56,3 128,2 183,3 234,6 2.293,2 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2004-2008) 2.1.2.5. Giá trị sản xuất công nghiệp Giá trị sản xuất công nghiệp (giá cố định 1994) của tỉnh Thái Nguyên năm 2008 là 8.685,4 tỷ đồng, tăng 193% so với năm 2004, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng lớn, năm 2008 là 86,1% [24]. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân trong giai đoạn 2004-2008 là khá cao (19%/năm), tuy nhiên tốc độ tăng trưởng giữa các năm là không ổn định. Giá trị sản xuất công nghiệp (giá cố định 1994) của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2004-2008 được thể hiện trong bảng 2.5 74 Bảng 2. 5: Giá trị sản xuất công nghiệp Thái Nguyên giai đoạn 2004-2008 TT CHỈ TIÊU I Giá trị SXCN (GO) Đơn vị tính 2004 Tỷ đồng 4.499,6 5.175,6 5.850,0 7.339,7 8.685,4 2005 193,8 2006 228,4 265,7 2007 278,1 2008 BQ cả giai đoạn 6.310,0 1 Công nghiệp khai khoáng - 298,7 252,9 2 Công nghiệp chế biến, chế tạo - 3.924,1 4.532,4 5.122,9 6.424,9 7.476,6 5.496,2 3 SX phân phối điện, nước - 381,7 414,8 461,4 636,7 910,1 560,9 II Tốc độ tăng trưởng GO % 23,7 15,0 13,0 25,5 18,3 19,0 1 Công nghiệp khai khoáng - 18,8 17,9 16,3 4,6 7,4 12,9 2 Công nghiệp chế biến, chế tạo - 24,0 15,5 13,0 25,4 16,4 18,8 3 SX phân phối điện, nước - 22,6 8,7 11,2 38,0 42,9 23,9 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2004-2008) 2.1.2.6. Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh Doanh thu thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp Thái Nguyên năm 2008 là 13.368,1 tỷ đồng, tăng 321% so với năm 2004, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng 93,4%, ngành sản xuất phân phối điện, khí đốt mặc dù có tỷ trọng khá cao về vốn và giá trị tài sản cố định do Công ty Nhiệt điện Cao Ngạn mới đưa vào hoạt động, nhưng chỉ đóng góp 4,2% trong tổng doanh thu của cả tỉnh, doanh thu của công nghiệp khai khoáng chiếm 2,4 % [24]. Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp Thái Nguyên giai đoạn 2004-2008 được thể hiện trong bảng 2.6 Bảng 2. 6: Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp giai đoạn 2004-2008 Đơn vị: tỷ đồng TT NGÀNH CÔNG NGHIỆP Tổng số I Công nghiệp khai khoáng II Công nghiệp chế biến, chế tạo III SX và PP điện, khí đốt, nước 2004 2005 2006 2007 2008 4.160,4 5.714,9 6.359,7 7.956,6 13.368,1 43,2 52,1 67,0 212,2 320,7 4.089,2 5.615,7 6.228,6 7.660,1 12.485,7 28,0 47,0 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2004-2008) 64,1 84,2 561,7 75 2.1.2.7. Lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong các năm 2004-2008 được thể hiện trong bảng 2.7 Bảng 2. 7: Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp giai đoạn 2004-2008 Đơn vị: triệu đồng TT NGÀNH CÔNG NGHIỆP Tổng số I Công nghiệp khai khoáng II Công nghiệp chế biến, chế tạo III SX và PP điện, khí đốt, nước 2004 2005 2006 1.579 46.134 41.566 131.961 270.956 688 1.267 -497 42.719 1.388 2.148 1.409 2007 4.126 2008 11.879 48.230 132.473 340.091 -8.073 -4.638 -81.014 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2004-2008) Qua số liệu trong bảng 2.7 ta thấy: lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp Thái Nguyên năm 2008 là 270,956 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận trên vốn là 3,02% và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là 2,03%. Còn nhiều doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thua lỗ, kém hiệu quả. Nhìn chung, sự phát triển công nghiệp Thái Nguyên trong thời gian qua đã biết dựa vào lợi thế các tiềm năng sẵn có của tỉnh như tài nguyên khoáng sản, nguồn lao động dồi dào... Đã khắc phục được tình trạng manh mún, tản mạn của thời bao cấp, trình độ quản lý của các doanh nghiệp được nâng lên rõ rệt, trang thiết bị được đổi mới từng phần, một số doanh nghiệp đã tích cực ứng dụng công nghệ mới, thực hiện đa dạng hoá sản phẩm. Kết quả đạt được bước đầu là khả quan và đáng khích lệ, nhưng so với tiềm năng và lợi thế của tỉnh thì chưa đáp ứng được yêu cầu, công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên phát triển vẫn còn ở mức độ khiêm tốn, cần có sự bứt phá tăng trưởng nhanh, nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng CNH, HĐH, đồng thời cũng cần đảm bảo yêu cầu PTBV. 76 2.2. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN 2.2.1. Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên 2.2.1.1. Vị trí địa lý Thái Nguyên là một tỉnh miền núi nằm ở vùng Trung du miền núi phía Bắc Việt Nam, có diện tích tự nhiên 3.534,4 km2, chiếm 1,07% diện tích cả nước. Về mặt hành chính, sau khi chia tách tỉnh kể từ ngày 01/01/1997 (theo Nghị quyết của Quốc hội tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá IX, tỉnh Bắc Thái cũ được chia tách thành 2 tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn) Thái Nguyên có 7 huyện, một thành phố và một thị xã, với tổng số 180 xã, phường và thị trấn, trong đó có 14 xã vùng cao, 106 xã vùng núi, còn lại là các xã trung du và đồng bằng. Thành phố Thái Nguyên với diện tích 177,08 km2 là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa của tỉnh Thái Nguyên. Thái Nguyên giáp các tỉnh: Bắc Kạn ở phía Bắc, Vĩnh Phúc và Tuyên Quang ở phía Tây, Lạng Sơn, Bắc Giang ở phía Đông và Thủ đô Hà Nội ở phía Nam. Với vị trí địa lý như vậy, Thái Nguyên là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng Trung du miền núi phía Bắc và là cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa vùng Trung du miền núi phía Bắc với vùng Đồng bằng sông Hồng. Sự giao lưu này được thực hiện thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình dẻ quạt mà thành phố Thái Nguyên là đầu mối. Đường quốc lộ số 3 từ Hà Nội lên Bắc Cạn, Cao Bằng cắt dọc toàn bộ tỉnh Thái Nguyên chạy qua thành phố Thái Nguyên là cửa ngõ phía Nam nối Thái Nguyên với Hà Nội, các tỉnh đồng bằng sông Hồng, với các tỉnh khác trong cả nước, đồng thời còn là cửa ngõ phía Bắc qua tỉnh Bắc Kạn lên Cao Bằng thông sang biên giới Trung Quốc. Các quốc lộ 37, 1B cùng với hệ thống tỉnh lộ, huyện lộ là những mạch giao thông quan trọng nối Thái Nguyên với các tỉnh xung quanh. Tuyến đường sắt Hà Nội - Quán Triều, Lưu Xá - Kép - Đông Triều nối với KCN Sông Công, khu Gang Thép và thành phố Thái Nguyên. Bên cạnh đó, Thái Nguyên còn có cảng sông Đa Phúc và đường sông đến Bắc Giang, Hải Phòng; từ trung tâm thành phố Thái Nguyên đến Sân bay quốc tế Nội Bài khoảng 50km với hệ thống giao thông đường bộ đi lại thuận tiện. Vị trí này đã và đang tạo điều kiện cho Thái Nguyên trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng TDMN phía Bắc, nhất là sau khi tuyến đường cao tốc Thái Nguyên - Hà Nội được xây dựng xong trong tương lai. 77 Hình 2. 1: Vị trí tỉnh Thái Nguyên trong vùng Đông Bắc Đánh giá chung, Thái Nguyên có vị trí địa lý khá thuận lợi cho phát triển kinh tế nói chung và phát triển công nghiệp nói riêng do gần hệ thống giao thông chính như: đường cao tốc, đường sắt, sân bay, cảng biển, cảng sông, cửa khẩu quốc tế lớn… Bên cạnh đó, Thái Nguyên còn nằm tiếp giáp Hà Nội - trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị lớn, trung tâm khoa học, công nghệ cao của cả nước; gần các địa phương phát triển nhanh, năng động thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Quảng Ninh, Hải Phòng…), hành lang kinh tế Côn Minh – Hà Nội – Hải Phòng. Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của vùng Hà Nội, hành lang kinh tế Côn Minh – Hà Nội – Hải Phòng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Hà Nội Hải Phòng - Quảng Ninh – Bắc Ninh – Vĩnh Phúc) là các khu vực có tốc độ công nghiệp hoá cao, tăng trưởng nhanh, năng động, đã và đang tạo ra sự lan toả, cơ hội và động lực thúc đẩy sự phát triển công nghiệp của Thái Nguyên, nhưng đồng thời cũng tạo ra sự cạnh tranh và sức ép không nhỏ đối với sự phát triển của tỉnh. 78 2.2.1.2. Tài nguyên khoáng sản Thái Nguyên nằm trong vùng sinh khoáng Đông Bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương. Hiện đã phát hiện 177 điểm quặng và mỏ khoáng sản với hơn 30 loại hình khoáng sản khác nhau phân bố tập trung ở các huyện Đại Từ, Phú Lương, Đồng Hỷ, Võ Nhai… Tài nguyên khoáng sản của tỉnh Thái Nguyên có thể chia thành bốn nhóm: Nhóm nguyên liệu cháy gồm than đá và than mỡ với tổng trữ lượng gần 100 triệu tấn (hiện còn lại khoảng 63,8 triệu tấn), đứng thứ hai trong cả nước, chất lượng tương đối tốt. Các mỏ có trữ lượng lớn là Khánh Hòa (46 triệu tấn), Núi Hồng (15,1 triệu tấn); hai mỏ Làng Cẩm và Âm Hồn mỗi mỏ có trữ lượng trên 3,5 triệu tấn than mỡ (Thái Nguyên là tỉnh có trữ lượng than mỡ đứng đầu trong cả nước), đáp ứng cơ bản các nhu cầu về luyện kim, sản xuất nhiệt điện và các nhu cầu khác của địa phương. Nhóm khoáng sản kim loại gồm cả kim loại đen như sắt, mangan, titan và kim loại mầu như chì, kẽm, đồng, niken, nhôm, thiếc, vonfram, altimoan, thuỷ ngân, vàng… Khoáng sản kim loại là một trong những ưu thế của Thái Nguyên không chỉ so với các tỉnh trong vùng mà còn có ý nghĩa đối với cả nước. - Quặng sắt: có trữ lượng khoảng gần 34,6 triệu tấn với hàm lượng Fe 58,861,8%, được xếp vào loại chất lượng tốt. - Quặng ti-tan: có tổng trữ lượng còn lại đạt xấp xỉ 54,4 triệu tấn. - Quặng mangan - sắt có hàm lượng Mn+Fe khoảng 40-60%, trữ lượng thăm dò khoảng 5 triệu tấn. - Quặng thiếc, vonfram: đây là các loại khoáng sản có tiềm năng ở Thái Nguyên, tổng trữ lượng SnO2 còn lại của cả ba mỏ chính là 18.650 tấn. Quặng vonfram - đa kim có trữ lượng trên 100 triệu tấn, thuộc loại mỏ lớn của thế giới. Riêng mỏ vonfram ở khu vực Đá Liền được đánh giá là mỏ có quy mô lớn với trữ lượng khoảng 227.500 tấn. - Quặng chì, kẽm: tổng trữ lượng quặng chì, kẽm còn lại ước khoảng 27,2 triệu tấn, hàm lượng chì kẽm trong quặng đạt từ 8% đến 30%. 79 Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh ở nhiều nơi còn tìm thấy vàng, bạc, đồng, niken, thuỷ ngân... Trữ lượng các loại này tuy không lớn nhưng có ý nghĩa về mặt kinh tế. Nhóm khoáng sản phi kim loại gồm pyrit, barit, phốt-pho-rít, graphit…, trong đó đáng chú ý nhất là phốt-pho-rít với tổng trữ lượng khoảng 89.500 tấn. Khoáng sản vật liệu xây dựng: Thái Nguyên có nhiều khoáng sản vật liệu xây dựng như đá xây dựng, đất sét, đá vụn, cát sỏi… trong đó sét xi măng có trữ lượng khoảng 84,6 triệu tấn. Sét ở đây có hàm lượng các chất dao động như SiO2 từ 51,9 đến 65,9%, Al2O3 khoảng từ 7-8%, Fe2O3 khoảng 7-8%. Ngoài ra, Thái Nguyên còn có sét làm gạch ngói, cát sỏi dùng cho xây dựng… Đáng chú ý nhất trong nhóm khoáng sản phi kim loại của tỉnh là đá carbonat bao gồm đá vôi xây dựng có trữ lượng xấp xỉ 100 tỷ m3, đá vôi xi măng ở Núi Voi, La Giang, La Hiên có trữ lượng 194,7 triệu tấn. Nhìn chung tài nguyên khoáng sản của Thái Nguyên rất phong phú về chủng loại, trong đó có nhiều loại có ý nghĩa trong phạm vi cả nước như quặng sắt, than (đặc biệt là than mỡ). Đây là một lợi thế lớn của tỉnh trong việc phát triển các ngành công nghiệp như luyện kim, khai khoáng, sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng… do có nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định, phong phú, tạo ra lợi thế so sánh và đảm bảo an ninh nguyên liệu cho các ngành công nghiệp phát triển ổn định và bền vững. Nhưng đồng thời cũng là sức ép đối với công tác BVMT, PTBV của địa phương do luôn tiềm ẩn nguy cơ lạm dụng và khai thác quá mức các nguồn tài nguyên không tái tạo của mình, gây ra tình trạng cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, phá vỡ cảnh quan và quy hoạch. Bên cạnh đó, một đặc điểm cơ bản đối với các địa phương ở nước ta hiện nay, trong đó có Thái Nguyên là mới ở giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá, trình độ công nghệ, sản xuất còn thô sơ, lạc hậu; do đó, các ngành công nghiệp chủ yếu tập trung vào lĩnh vực khai thác, sơ chế khoáng sản, công nghiệp chế biến mới chỉ dừng lại ở mức độ gia công, sơ chế là chủ yếu, ít có những ngành chế biến sâu và chưa xuất hiện những ngành sản xuất có kỹ thuật cao, trình độ sản xuất hiện đại. Do đó, nguy cơ không bền vững trong phát triển công nghiệp của Thái Nguyên là rất lớn. 2.2.1.3. Tài nguyên nước Tài nguyên nước mặt: Nguồn nước mặt của Thái Nguyên chủ yếu do hệ thống sông ngòi cung cấp. Thái Nguyên có hai sông chính là sông Công và sông Cầu. 80 - Sông Công: có lưu vực 951 km2 bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá huyện Định Hoá chạy dọc theo chân núi Tam Đảo, nằm trong vùng mưa lớn nhất của tỉnh Thái Nguyên. Dòng sông đã được ngăn lại ở Đại Từ tạo thành Hồ Núi Cốc có mặt nước rộng khoảng 25 km2 với sức chứa lên tới 175 triệu m3 nước. Hồ này có thể chủ động điều hoà dòng chảy, chủ động tưới tiêu cho 12 nghìn ha lúa hai vụ, màu, cây công nghiệp và cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công. - Sông Cầu: nằm trong hệ thống sông Thái Bình có lưu vực 3.480 km2 bắt nguồn từ Chợ Đồn chảy theo hướng Bắc - Đông Nam. Tổng lượng nước sông Cầu khoảng 4,5 tỷ m3. Hệ thống thuỷ nông của con sông này có khả năng tưới cho 24 nghìn ha lúa hai vụ của huyện Phú Bình và các huyện Hiệp Hoà, Tân Yên của tỉnh Bắc Giang. Ngoài ra, tỉnh Thái Nguyên còn nhiều sông nhỏ khác thuộc hệ thống sông Kỳ Cùng và hệ thống sông Lô. Theo đánh giá của các cơ quan chuyên môn thì trên các con sông nhánh chảy trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có tiềm năng thuỷ điện kết hợp với thuỷ lợi quy mô nhỏ. Tài nguyên nước ngầm: Bên cạnh nguồn nước mặt Thái Nguyên còn có trữ lượng nước ngầm khá lớn, khoảng 3 tỷ m3, nhưng việc khai thác sử dụng còn hạn chế. Việc có nguồn tài nguyên nước phong phú là cơ hội tốt để Thái Nguyên PTBVCN, do nước là yếu tố đầu vào không thể thiếu đối với hầu hết mọi quá trình sản xuất công nghiệp đặc biệt là đối với các ngành công nghiệp như năng lượng, luyện kim, cơ khí, khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến… đồng thời hệ thống sông, ngòi, ao, hồ,… cũng là nơi thu nhận nước thải ra môi trường của các cơ sở công nghiệp. Tuy nhiên, cũng cần phải sử dụng hợp lý, có ý thức nguồn nước, nếu không sẽ đứng trước các nguy cơ, thảm hoạ về môi trường và đe doạ đến sự PTBV của địa phương. 2.2.2. Nhóm nhân tố về dân số và nguồn nhân lực Dân số toàn tỉnh Thái Nguyên năm 2008 là 1.150.000 người, bằng 1,34% so với dân số cả nước, dân số thành thị chiếm 24,5%. Mật độ dân số bình quân là 325 người/km2, cao nhất là ở thành phố Thái Nguyên (1.366 người/km2), thấp nhất là huyện Võ Nhai (78 người/km2). Mật độ dân số này thuộc loại cao so với các tỉnh miền 81 núi Bắc Bộ. Giống như hầu hết các tỉnh trong vùng, dân số hoạt động nông nghiệp của tỉnh chiếm tỷ lệ rất lớn, năm 2008 chiếm 75,5% dân số toàn tỉnh [24]. Tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế của tỉnh năm 2008 là 666.903 người, chiếm 1,48% lực lượng lao động của cả nước. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 29,36%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 14,29%, cao hơn so với vùng trung du miền núi phía Bắc (tương ứng là khoảng 21% và trên 11%) nhưng thấp hơn một chút so với mức bình quân cả nước (24,79% và 12,41%) [24]. Số liệu năm 2008 cho thấy chỉ số phát triển con người (HDI) ở Thái Nguyên đạt 0,66, đứng thứ 32/64 tỉnh, thành phố; chỉ số giáo dục đạt 0,86, đứng thứ 11/64 tỉnh, thành phố [24], [64]. Đây là những thế mạnh của Thái Nguyên so với nhiều tỉnh khác. Cùng với vị trí trung tâm của vùng Việt Bắc, Thái Nguyên còn là nơi hội tụ nền văn hoá của các dân tộc miền núi phía Bắc và là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực cho cả vùng. Đến hết năm 2008 Thái Nguyên có 437 trường học phổ thông với 6.017 lớp, 11.046 giáo viên và có 184.763 học sinh. Trên địa bàn tỉnh tập trung nhiều cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề với 6 trường đại học, 13 trường cao đẳng, 03 trường trung học chuyên nghiệp và một số trung tâm dạy nghề. Giáo viên đại học có 1.824 người, số sinh viên đại học và cao đẳng tốt nghiệp hàng năm khoảng 11.850 người [24]. Sự nghiệp giáo dục - đào tạo của tỉnh từ năm 1997 đến nay có nhiều chuyển biến tích cực, đã đem lại những đóng góp đáng kể cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Thái Nguyên: quy mô học sinh tăng, hệ thống trường lớp và cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy được tăng cường theo phương châm đa dạng hoá các loại hình đào tạo, xã hội hoá công tác giáo dục, đào tạo, tăng cường công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên. 2.2.3. Nhóm nhân tố về kinh tế - xã hội 2.2.3.1. Thể chế chính sách về phát triển bền vững PTBV đã trở thành đường lối, quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước. Để thực hiện mục tiêu PTBV, nhiều chỉ thị, nghị quyết khác của Đảng, nhiều văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước đã được ban hành và triển khai thực hiện; nhiều chương trình, đề tài nghiên cứu về lĩnh vực này đã được tiến hành và thu được những kết quả bước đầu; nhiều nội dung cơ bản về PTBV đã đi vào cuộc sống và dần dần trở 82 thành xu thế tất yếu trong sự phát triển của đất nước. Ở cấp quốc gia, hệ thống các văn bản, chính sách đã được ban hành nhằm thực hiện PTBV gồm: - "Kế hoạch quốc gia về Môi trường và Phát triển bền vững giai đoạn 19912000" (ban hành kèm theo Quyết định số 187-CT ngày 12/6/1991), tạo tiền đề cho quá trình PTBV ở Việt Nam. - Quan điểm PTBV đã được khẳng định trong Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác BVMT trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước, trong đó nhấn mạnh: "BVMT là một nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối, chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tất cả các cấp, các ngành, là cơ sở quan trọng bảo đảm PTBV, thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nước" [25]. - Quan điểm PTBV đã được tái khẳng định trong các văn kiện của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam và trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2001-2010 là: "Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và BVMT" và "Phát triển kinh tế-xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hoà giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học" [26]. - Để thực hiện mục tiêu PTBV đất nước như Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã đề ra và thực hiện cam kết quốc tế, tại Quyết định số 153/2004/QĐTTg ngày 17/8/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành "Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam" (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam) [52]. Theo đó, Định hướng Chiến lược PTBV ở Việt Nam là một chiến lược khung, bao gồm những định hướng lớn làm cơ sở pháp lý để các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức và cá nhân có liên quan triển khai thực hiện và phối hợp hành động nhằm bảo đảm PTBV đất nước trong thế kỷ 21. Định hướng chiến lược về PTBV ở Việt Nam nêu lên những thách thức mà Việt Nam đang phải đối mặt, đề ra những chủ trương, chính sách, công cụ pháp luật và những lĩnh vực hoạt động ưu tiên cần được thực hiện để PTBV trong thế kỷ 21. Định hướng chiến lược PTBV ở Việt Nam không thay thế các chiến lược, quy hoạch tổng thể và kế hoạch hiện có, mà là căn cứ để cụ thể hóa Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2001-2010, Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 83 và định hướng đến năm 2020, xây dựng kế hoạch 5 năm 2006-2010, cũng như xây dựng chiến lược, quy hoạch tổng thể và kế hoạch phát triển của các ngành, địa phương, nhằm kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa phát triển kinh tế, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và BVMT, bảo đảm sự PTBV đất nước. Trong quá trình triển khai, thực hiện, Định hướng chiến lược PTBV ở Việt Nam sẽ thường xuyên được xem xét để bổ sung và điều chỉnh cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển, cập nhật những kiến thức và nhận thức mới nhằm hoàn thiện hơn nữa về con đường PTBV ở Việt Nam. Trên cơ sở hệ thống kế hoạch hóa hiện hành, Định hướng chiến lược PTBV ở Việt Nam tập trung vào những hoạt động ưu tiên cần được chọn lựa và triển khai thực hiện trong 10 năm trước mắt. Đối với Thái Nguyên, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và BVMT thế kỷ 21, tỉnh Thái Nguyên được xác định là trung tâm kinh tế, chính trị xã hội, giáo dục – đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của vùng trung du và miền núi phía bắc, do đó đòi hỏi Thái Nguyên phải có tốc độ phát triển kinh tế cao trong suốt thời kỳ 2005-2020 và các năm sau đó; nhưng hiện tại, sự phát triển kinh tế của tỉnh đang dựa vào nền công nghiệp khai khoáng, luyện kim và khai thác sản xuất vật liệu xây dựng là chủ yếu, đa số với công nghệ lạc hậu, tiêu tốn nhiều nguyên liệu, năng lượng và tạo ra chất thải gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, cần phải hài hoà các yếu tố tăng trưởng với sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, BVMT cho PTBV thông qua việc huy động toàn dân và mọi nguồn lực trong xã hội tham gia. Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội và BVMT giai đoạn 2001-2005 và nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2006-2020 theo định hướng PTBV, tỉnh Thái Nguyên đã xây dựng và ban hành “Định hướng chiến lược phát triển bền vững tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020” - Chương trình nghị sự 21 Thái Nguyên (ban hành kèm theo Quyết định số 1188/QĐ-UBND ngày 14/6/2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên) thể hiện cam kết của chính quyền và nhân dân tỉnh Thái Nguyên nhằm thực hiện PTBV [70]. Như vậy, ở cấp quốc gia cũng như cấp địa phương, quan điểm và các chính sách nhằm thực hiện PTBV là rõ ràng và nhất quán. Quan điểm và các chính sách này có ảnh hưởng quyết định đến PTBV nói chung và PTBVCN nói riêng và phải được thể 84 hiện trong chiến lược, quy hoạch tổng thể và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, các ngành cũng như của tỉnh Thái Nguyên. 2.2.3.2. Nguồn lực tài chính huy động cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội Quy mô nguồn lực tài chính huy động cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội có tác động lớn đến PTBV và thường được đo lường thông qua chỉ tiêu tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Đối với Thái Nguyên, tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2008 là 6.123,4 tỷ đồng, tăng 174,4% so với năm 2004 và bằng 45,6% GDP. Trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, vốn vay chiếm 36%; vốn của dân cư chiếm 20,6%; vốn của các doanh nghiệp dân doanh chiếm 17,1%; vốn ngân sách nhà nước chiếm 15,8% và các nguồn vốn khác chiếm tỷ trọng không đáng kể [24]. Qua đó, có thể thấy vốn vay chiếm tỷ trọng rất lớn (36%) trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội của tỉnh, điều này chứng tỏ nội lực của Thái Nguyên là hạn chế, còn phụ thuộc rất nhiều vào các nguồn lực từ bên ngoài, đây có thể là yếu tố tiềm ẩn đe doạ sự PTBV của địa phương. Bảng 2. 8: Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2004-2008 Đơn vị: tỷ đồng TT CHỈ TIÊU I Tổng vốn đầu tư toàn xã hội II Tỷ lệ % so với GDP 2004 2005 2006 2007 2008 3.511,6 3.729,6 4.723,0 5.538,1 6.123,4 64,1 56,6 58,9 55,0 45,6 58,6 56,3 60,9 49,2 53,9 Vốn ngân sách nhà nước 12,6 14,7 19,2 14,7 15,8 Vốn vay 37,8 31,8 33,7 30,3 36,0 8,3 9,7 8,1 4,2 2,1 37,9 37,0 31,7 40,8 37,7 Vốn của doanh nghiệp 20,2 13,8 11,4 17,0 17,1 Vốn của dân cư 17,7 23,2 20,2 23,8 20,6 III Cơ cấu theo nguồn vốn 1 Vốn khu vực kinh tế nhà nước Vốn tự có của các doanh nghiệp 2 Vốn ngoài nhà nước 3 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 1,8 4,5 3,7 8,1 5,9 4 Nguồn vốn khác 1,6 2,2 3,7 1,9 2,5 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2004-2008 và tính toán của tác giả) 85 2.2.3.3. Sự đồng thuận và tham gia rộng rãi của cộng đồng trong việc thực hiện phát triển bền vững Tỉnh Thái Nguyên đã xây dựng và ban hành “Định hướng chiến lược phát triển bền vững tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020” - Chương trình nghị sự 21 Thái Nguyên (ban hành kèm theo Quyết định số 1188/QĐ-UBND ngày 14/6/2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên) [70], đồng thời tỉnh cũng đã thành lập cơ quan chuyên môn triển khai Chương trình nghị sự 21 là Văn phòng Phát triển bền vững tỉnh Thái Nguyên trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư. Tuy nhiên, có một thực tế là kết quả triển khai chiến lược PTBV cho đến nay mới chỉ dừng lại ở việc ban hành các văn kiện mang tính định hướng và cam kết chung; việc tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp dân cư còn rất hạn chế, khái niệm PTBV còn xa lạ đối với rất nhiều người dân cũng như đối với nhiều doanh nghiệp. Bên cạnh đó, một trong những hạn chế lớn nhất, có ảnh hưởng quan trọng đến PTBVCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên là định hướng PTBV chưa được lồng ghép một cách đầy đủ và có hệ thống trong Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006-2015 có tính đến 2020 đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên phê duyệt cũng như trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020. 2.2.3.4. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước tạo ra cho Thái Nguyên những cơ hội và thách thức lớn trong phát triển kinh tế và có tác động không nhỏ đến PTBVCN của Thái Nguyên. Việc tham gia vào tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Thái Nguyên chủ yếu được thực hiện theo tiến trình và trong khuôn khổ hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, việc thực biện mở rộng quan hệ và giao lưu kinh tế quốc tế trực tiếp của Thái Nguyên với nước ngoài còn rất hạn chế, một số ít doanh nghiệp có mối quan hệ bạn hàng và trao đổi công nghệ, kỹ thuật sản xuất với nước ngoài, trong đó chủ yếu là với các nước trong khối ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. 2.2.3.5. Thị trường trong và ngoài nước Quá trình hội nhập mang lại thị trường rộng lớn hơn cho hàng hoá và dịch vụ của Thái Nguyên, trong đó thị trường bên ngoài sẽ trở nên ngày càng quan trọng hơn. Hội nhập cũng cho phép hàng nhập khẩu thâm nhập thị trường Thái Nguyên dễ dàng 86 hơn. Giá cả hàng hoá và dịch vụ sẽ ngày càng mang tính cạnh tranh hơn và được quyết định bởi quan hệ cung - cầu trên thị trường. Những xu thế này sẽ có những tác động thuận lợi và cả bất lợi đối với Thái Nguyên. Việc thị trường ngày càng mở rộng cho phép tỉnh mở rộng thêm quy mô sản xuất, phát triển thêm nhiều sản phẩm mới, tăng thêm kim ngạch xuất khẩu... nhưng đồng thời cũng đặt tỉnh trước những thách thức cạnh tranh ngày càng gay gắt. Thái Nguyên có thế mạnh trên thị trường trong nước ở những sản phẩm luyện kim, khoáng sản (than, thiếc; quặn sắt, quặng kẽm, ti tan…), cơ khí, vật liệu xây dựng, chè, sản phẩm may mặc... Đối với thị trường ngoài nước, Thái Nguyên mới chỉ xuất khẩu được chủ yếu là khoáng sản, một ít sản phẩm luyện kim, chè và hàng may mặc gia công cho nước ngoài (năm 2008 xuất khẩu được 439 tấn thiếc; 6.879 tấn quặng titan; 30.000 tấn gang, thép cán các loại; 6,6 triệu sản phẩm may mặc; 5.030 tấn chè khô [24]). Mặc dù quy mô và tiềm năng thị trường trong và ngoài nước là rất lớn, tuy nhiên mức độ cạnh tranh cũng rất khốc liệt, do đó các sản phẩm công nghiệp của Thái Nguyên nếu không được cải tiến, nâng cao chất lượng, mẫu mã, hạ giá thành sản phẩm và có chính sách phân phối thích hợp sẽ đứng trước nguy cơ bị thu hẹp và đánh mất thị trường tiêu thụ. 2.3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN Để phân tích thực trạng PTBVCN Thái Nguyên trong thời gian qua, chúng ta sẽ sử dụng các tiêu chí đánh giá PTBVCN đã phân tích trong chương 1. Tuy nhiên, cũng cần phải chấp nhận một thực tế là trong các tiêu chí đánh giá PTBV đã đưa ra, có một số tiêu chí còn mang tính chất định tính, đặc biệt là những tiêu chí đánh giá về mặt chất của sự phát triển, những tiêu chí đánh giá tính bền vững của sự phát triển. Nguyên nhân là do còn nhiều yếu tố chưa thể lượng hoá, nhiều nhân tố phụ thuộc vào đánh giá chủ quan của con người, của xã hội và có sự biến đổi theo thời gian, không gian lãnh thổ, tuỳ thuộc những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể nhất định. Có nhân tố có khả năng lượng hoá, tuy nhiên hệ thống thống kê hiện nay của Việt Nam chưa cung cấp, mặt khác đây là những chỉ tiêu hết sức nhạy cảm, việc thực hiện điều tra không nhận được sự ủng hộ của các doanh nghiệp và cũng khó có khả năng thực hiện với tư cách cá nhân do nằm ngoài khả năng về tài chính và chi phí lớn về thời gian. 87 2.3.1. Tăng trưởng bền vững 2.3.1.1. Tốc độ tăng trưởng Tốc độ tăng trưởng là chỉ tiêu quan trọng hàng đầu đánh giá mặt lượng của sự phát triển, nó phản ánh sự gia tăng về quy mô của tổng sản phẩm trên địa bàn năm sau so với năm trước và giữa các thời kỳ với nhau. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp Thái Nguyên trong các năm 2001-2008 được thể hiện trong bảng 2.9 Bảng 2. 9: Tốc độ tăng trưởng công nghiệp Thái Nguyên theo ngành công nghiệp giai đoạn 2001-2008 Đơn vị tính: % TT CHỈ TIÊU GDP 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Cả giai đoạn 8,9 9,1 9,3 9,0 9,4 11,1 12,5 11,5 10,1 4,1 5,3 3,2 5,3 5,0 4,0 4,6 4,5 4,5 II Công nghiệp, xây dựng 16,3 15,0 9,6 10,9 10,7 14,3 18,4 15,8 13,8 Trong đó : Công nghiệp 19,0 16,4 8,5 12,9 12,4 13,4 20,0 15,8 14,7 1 Công nghiệp khai khoáng 24,3 25,0 10,2 16,5 14,9 7,5 4,9 5,7 13,4 2 Công nghiệp chế biến, chế tạo 18,8 15,5 7,7 12,6 12,4 14,0 20,8 14,8 14,5 3 SX phân phối điện, nước 15,2 16,9 17,5 12,7 8,3 13,0 32,0 41,0 19,2 6,7 6,8 15,6 10,5 11,9 13,9 12,0 11,5 11,1 I Nông lâm ngư nghiệp III Dịch vụ (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2001-2008) Qua số liệu trong bảng 2.9 cho thấy công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên trong các năm từ 2001-2008 đã luôn giữ được tốc độ tăng trưởng khá cao, ngoại trừ năm 2003 tăng trưởng ở mức 8,5%, các năm còn lại công nghiệp đều có tốc độ tăng trưởng ở mức 2 con số và đều tăng cao hơn mức tăng trưởng GDP của tỉnh. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp cà giai đoạn 2001-2008 đạt 14,7% - đây là mức tăng trưởng khá ấn tượng so với mức tăng trưởng chung của công nghiệp cả nước là 9,8%. Cả ba phân ngành công nghiệp đều có mức tăng trưởng khá: khai khoáng 13,4%; chế biến, chế tạo 14,5% và sản xuất phân phối điện, nước 19,2%. Tổng sản phẩm công nghiệp trên địa bàn (theo giá so sánh 1994) và tốc độ tăng trưởng chung của công nghiệp tỉnh Thái Nguyên trong các năm 2001-2008 được minh hoạ qua hình 2.2 88 Tỷ đồng % 25,0 2.500 20,0 2.000 19,0 1.000 12,9 759 20,0 1.654 16,4 1.500 1.915 883 1.216 1.082 958 15,8 1.378 13,4 15,0 12,4 10,0 8,5 500 5,0 0 0,0 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng SP công nghiệp 2006 2007 2008 Tốc độ tăng trưởng Hình 2. 2: Tổng sản phẩm công nghiệp và tốc độ tăng trưởng công nghiệp Thái Nguyên giai đoạn 2001-2008 So sánh tốc độ tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng công nghiệp tỉnh Thái Nguyên với mức tăng trưởng chung của cả nước được thể hiện trong bảng 2.10 Bảng 2. 10: So sánh tốc độ tăng trưởng công nghiệp và kinh tế tỉnh Thái Nguyên với cả nước giai đoạn 2001-2008 Đơn vị tính: % TT CHỈ TIÊU 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Cả giai đoạn I CẢ NƯỚC 1 Tăng trưởng kinh tế 6,9 7,1 7,3 7,8 8,4 8,2 8,5 6,2 7,5 2 Tăng trưởng công nghiệp 9,7 9,2 10,4 10,6 10,6 10,2 9,7 8,0 9,8 8,9 9,1 9,3 9,0 9,4 11,1 12,5 11,5 10,1 19,0 16,4 8,5 12,9 12,4 13,4 20,0 15,8 14,7 II THÁI NGUYÊN 1 Tăng trưởng kinh tế 2 Tăng trưởng công nghiệp (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2001-2008) 89 Qua số liệu trong bảng 2.10, chúng ta thấy tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng công nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên giai đoạn 2001-2008 luôn duy trì được tốc độ cao hơn so với mức bình quân chung của cả nước. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng công nghiệp là không ổn định. 2.3.1.2. Giá trị gia tăng (VA) Giá trị gia tăng (còn được gọi là giá trị tăng thêm) là giá trị hàng hoá và dịch vụ mới sáng tạo ra của các ngành kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Giá trị gia tăng là một bộ phận của giá trị sản xuất, bằng chênh lệch giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian, bao gồm: thu nhập của người lao động từ sản xuất, thuế sản xuất, khấu hao tài sản cố định dùng trong sản xuất và thặng dư sản xuất. Giá trị gia tăng (VA) là chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng tăng trưởng. Thông thường, người ta hay sử dụng một chỉ tiêu tương đối là tỷ lệ giữa giá trị gia tăng (VA) và giá trị sản xuất công nghiệp (GO) để so sánh và đánh giá mức độ giá trị gia tăng của sản xuất công nghiệp. Tỷ lệ VA/GO càng cao thì mức độ phát triển của công nghiệp càng cao và ngược lại. Giá trị gia tăng và tỷ lệ VA/GO của Thái Nguyên giai đoạn 2001-2008 được thể hiện trong bảng 2.11 Bảng 2. 11: Giá trị gia tăng và tỷ lệ VA/GO ngành công nghiệp Thái Nguyên giai đoạn 2001-2008 TT CHỈ TIÊU Đơn vị 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 tính 1 Giá trị gia tăng (VA) Tỷ đồng 2 Giá trị SX công nghiệp (GO) Tỷ đồng 759 883 958 1.082 1.216 1.378 1.654 1.915 2.822 3.325 3.638 4.500 5.176 5.850 7.340 8.685 3 Tốc độ tăng trưởng VA % 19,0 16,4 8,5 12,9 12,4 13,4 20,0 15,8 4 Tốc độ tăng trưởng GO % 30,1 17,8 9,4 23,7 15,0 13,0 25,5 18,3 5 Tỷ lệ VA/GO % 26,9 26,6 26,3 24,0 23,5 23,6 22,5 22,0 6 Tỷ lệ VA/GO của cả nước % 36,8 35,0 33,1 31,4 29,6 28,0 26,3 24,9 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2001-2008 và tính toán của tác giả) Trong giai đoạn 2001-2008 tỷ lệ VA/GO của Thái Nguyên có xu hướng giảm dần từ 26,9% năm 2001 xuống còn 22% vào năm 2008 và tỷ lệ VA/GO này cũng thấp hơn so với mức bình quân chung của cả nước. Như vậy, rõ ràng mặc dù có tốc độ tăng 90 trưởng khá và cao hơn so với mức bình quân chung của cả nước, nhưng giá trị gia tăng thấp và tỷ lệ VA/GO có xu hướng giảm dần, biểu hiện chất lượng tăng trưởng của công nghiệp Thái Nguyên trong các năm qua là thấp. Qua tìm hiểu thực tế tại nhiều doanh nghiệp cho thấy giá trị gia tăng của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên thấp do hoạt động chủ yếu của các doanh nghiệp này chỉ là khai thác khoáng sản dưới dạng thô hoặc sơ chế; các doanh nghiệp chế biến, chế tạo cũng mới chỉ dừng lại ở hoạt động gia công, lắp ráp là chủ yếu. Giá trị gia tăng thấp thường là một biểu hiện đặc trưng cho thời kỳ đầu phát triển công nghiệp hoá dựa vào gia công và khai thác khoáng sản. Việc lạm dụng khai thác quá mức tài nguyên, khoáng sản nếu không nhận diện và điều chỉnh kịp thời sẽ tạo ra các mầm mống thiếu bền vững trong tương lai. 2.3.1.3. Năng lực cạnh tranh Phản ánh những giá trị lợi thế vô hình và hữu hình, những cơ hội thu hút đầu tư và tạo ra lợi nhuận của các ngành kinh tế. Năng lực cạnh tranh là yếu tố quan trọng để đánh giá chất lượng tăng trưởng. Năng lực cạnh tranh được xem xét ở các góc độ khác nhau như năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, năng lực cạnh tranh doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ. Việc lượng hoá chỉ tiêu này là tương đối khó khăn. Về mặt định tính, năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và năng lực cạnh tranh doanh nghiệp biểu hiện ở hình ảnh, vị thế, sức hấp dẫn của quốc gia, của tỉnh, của doanh nghiệp, còn năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ biểu hiện ở khả năng cạnh tranh của các sản phẩm, dịch vụ hay nói cách khác là chỗ đứng của các sản phẩm, dịch vụ trên thị trường trong và ngoài nước. Về khả năng cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp của Thái Nguyên, trong số những sản phẩm công nghiệp chủ yếu của Thái Nguyên, ngoại trừ các sản phẩm khai khoáng (than, quặng kim loại…) là những sản phẩm phụ thuộc nhiều vào đặc điểm tự nhiên và ít chịu sự tác động của yếu tố cạnh tranh do đặc tính ngày càng trở nên khan hiếm của các nguồn tài nguyên không có khả năng tái tạo, thì chỉ một số ít sản phẩm công nghiệp có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước như sản phẩm thép cán (chiếm 14% sản lượng của cả nước) gắn với thương hiệu, vị thế của Công ty Gang thép Thái Nguyên (TISCO) và sản phẩm chè chế biến (chiếm 15% sản lượng của cả nước) gắn với thương hiệu chè Thái Nguyên [64], [81]. Các sản phẩm công nghiệp còn 91 lại như xi măng, vật liệu xây dựng,… chủ yếu tiêu thụ trong tỉnh và trong ngành thông qua các chính sách phân phối, tiêu thụ sản phẩm hướng nội, hoặc các sản phẩm may mặc, cơ khí chủ yếu sản xuất dưới hình thức gia công, chế tạo cho các hãng có tên tuổi trong và ngoài nước. Đối với năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, do số liệu thống kê còn hạn chế, nên trong nghiên cứu này sẽ sử dụng chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện đánh giá và công bố hàng năm để phân tích. PCI đo chất lượng thực tế của điều hành kinh tế địa phương thông qua cảm nhận của doanh nghiệp đang hoạt động tại địa bàn tỉnh, không phải dựa vào các kế hoạch, chính sách, hay dự định của tỉnh. Thực chất, chỉ số PCI nhằm khuyến khích sự năng động sáng tạo của địa phương để hướng các thành phần dễ bị tổn thương nhất: các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đóng góp cụ thể nhất cho PTBV chính là lắng nghe họ, xem họ cần gì để phục vụ. Nói cách khác, chỉ số là nhằm hướng địa phương vào tinh thần của dân, do dân, vì dân, đo mức độ vì dân thực của chính quyền tỉnh, xem dân, doanh nghiệp đánh giá thế nào về hoạt động của chính quyền. Giống như việc thành phố Hồ Chí Minh giao các đơn vị đánh giá mức độ hài lòng của dân cư về điện, nước..., chỉ số PCI như một công cụ để doanh nghiệp kiểm tra lại việc thực hiện công cụ của nhà nước, từ đó hoàn thiện ở từng địa phương. Vì thế, ý nghĩa của PCI không nằm ở việc thu hút được bao nhiêu đầu tư. Cạnh tranh về thu hút đầu tư còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác: địa lý, khả năng mở rộng thị trường... Những yếu tố đó không thể kéo Thái Nguyên lại gần thành phố Hồ Chí Minh được, Thái Nguyên mãi mãi là Thái Nguyên, dù tỉnh này có cố gắng để có vị trí xếp hạng PCI cao bao nhiêu đi chăng nữa. Tuy nhiên, trong cùng điều kiện hạ tầng, địa lý gần nhau, thì PCI trở thành tham số để các nhà đầu tư xem xét ra quyết định bỏ vốn vào đâu. Theo công bố của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, PCI năm 2008 của Thái Nguyên là 46,03 đứng thứ 53/64 địa phương trong cả nước và được đánh giá vào nhóm có chỉ số PCI “tương đối thấp” (đứng đầu là Đà Nẵng với chỉ số PCI là 72,10 và đứng cuối cùng là Điện Biên với chỉ số PCI là 36,39). Như vậy, qua chỉ số PCI tương đối thấp của Thái Nguyên có thể thấy môi trường hoạt động của các doanh nghiệp tại địa phương là không tốt và lẽ đương nhiên là Thái Nguyên đã đánh mất lợi thế cạnh tranh và khả năng hấp dẫn, thu hút vốn đầu tư. Điều này, cũng đã lý giải phần 92 nào việc mặc dù có nhiều lợi thế về tài nguyên, khoáng sản, nguồn nguyên liệu, nguồn nhân lực và cùng có vị trí địa lý thuận lợi là giáp với Hà Nội như các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên nhưng kết quả thu hút vốn đầu tư nước ngoài cũng như đầu tư trong nước của Thái Nguyên là rất khiêm tốn so với các địa phương trên. Hình 2. 3: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2008 2.3.1.4. Cơ cấu công nghiệp Trước khi đi vào phân tích cơ cấu công nghiệp của Thái Nguyên, chúng ta sẽ xem xét cơ cấu kinh tế của tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2001-2008 (được thể hiện qua các số liệu trong Bảng 2.12). 93 Bảng 2. 12: Cơ cấu kinh tế tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2001-2008 Đơn vị tính: % TT NGÀNH KINH TẾ 2001 Tổng số 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 I Nông lâm ngư nghiệp 31,4 31,0 33,7 26,9 26,2 24,7 24,0 24,0 II Công nghiệp xây dựng 33,2 34,6 30,4 38,5 38,7 38,8 39,5 39,8 III Dịch vụ 35,4 34,4 35,9 34,6 35,1 36,5 36,5 36,2 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2001-2008) Qua số liệu về cơ cấu kinh tế của tỉnh Thái Nguyên trong bảng 2.12, chúng ta thấy tỷ trọng nông nghiệp có xu hướng giảm (từ 31,4% năm 2001 giảm xuống còn 24% vào năm 2008), tỷ trọng công nghiệp có xu hướng tăng lên (từ 33,2% năm 2001 tăng lên 39,8% vào năm 2008), trong khi tỷ trọng dịch vụ có biến động không đáng kể (dao động ở mức 35-36%). Như vậy, cơ cấu kinh tế của Thái Nguyên trong những năm qua đã có sự chuyển dịch tích cực và đúng hướng. Cơ cấu kinh tế tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2001-2008 được minh hoạ qua hình 2.4, trong đó riêng năm 2008 được minh hoạ chi tiết qua hình 2.5 2008 24,0 39,8 36,2 2007 24,0 39,5 36,5 2006 24,7 38,8 36,5 2005 26,2 38,7 35,1 2004 26,9 38,5 34,6 2003 33,7 30,4 35,9 2002 31,0 34,6 34,4 2001 31,4 33,2 35,4 0% 20% Nông nghiệp 40% 60% Công nghiệp 80% 100% Dịch vụ Hình 2. 4: Cơ cấu kinh tế tỉnh Thái Nguyên 2001-2008 94 Công nghiệp 39,8% Dịch vụ 36,2% Nông nghiệp 24,0% Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ Hình 2. 5: Cơ cấu kinh tế tỉnh Thái Nguyên năm 2008 Với tỷ trọng công nghiệp năm 2008 chiếm 39,8%, dịch vụ chiếm 36,2% và nông nghiệp chiếm 24% GDP, có thể nói Thái Nguyên là một tỉnh có tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ khá cao, tương đương với mức bình quân chung của cả nước (tỷ trọng từng khu vực trong cơ cấu GDP của cả nước tương ứng là 39,7% - 38,2% 22,1%), đây là cơ sở vững chắc cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách thức không nhỏ cho công tác BVMT, giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh do phát triển công nghiệp, dịch vụ đặt ra. Cơ cấu công nghiệp nhìn từ góc độ ngành: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo ngành của tỉnh Thái Nguyên được thống kê trong bảng 2.13. Có thể thấy đối với Thái Nguyên công nghiệp chế biến chế tạo chiếm tỷ trọng lớn gần như tuyệt đối và có xu hướng tăng lên (năm 2001 là 86,79% đến năm 2008 tăng lên là 89,31%), công nghiệp khai khoáng và công nghiệp sản xuất phân phối điện, nước chiếm tỷ trọng nhỏ và có xu hướng giảm dần (năm 2001 lần lượt là 4,02% và 9,19% giảm xuống 3,17% và 7,52% vào năm 2008). 95 Bảng 2. 13: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp Thái Nguyên theo ngành công nghiệp giai đoạn 2001-2008 Đơn vị tính: % TT NGÀNH CÔNG NGHIỆP Tổng số I Công nghiệp khai khoáng 2001 2004 2005 2006 2007 2008 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 4,02 3,32 3,94 3,84 3,72 3,17 Khai thác than 3,02 2,32 3,02 2,86 2,90 2,46 Khai thác quặng kim loại 0,40 0,35 0,31 0,36 0,39 0,33 Khai khoáng khác 0,60 0,65 0,60 0,62 0,42 0,38 86,79 88,90 88,21 88,56 88,36 89,31 SX, chế biến thực phẩm và đồ uống 3,35 3,50 4,19 4,51 3,92 3,19 Dệt 0,24 0,02 0,03 0,05 0,04 0,04 May mặc 3,45 1,38 1,70 2,38 2,63 3,66 SX da và các SP có liên quan 0,04 0,10 0,06 0,02 0,06 0,05 Chế biến gỗ và SXSP từ gỗ, tre, nứa 0,52 1,17 1,23 1,07 0,87 0,93 SX giấy và SP từ giấy 1,90 1,43 1,51 1,29 0,93 1,48 In ấn 0,57 0,29 0,27 0,17 0,13 0,15 0,01 0,01 0,03 0,04 0,12 0,01 0,01 0,01 II Công nghiệp chế biến, chế tạo SX than cốc SX hóa chất và SP hóa chất 0,00 0,09 0,11 SX các SP từ cao su và plastic SX vật liệu xây dựng SX kim loại 8,61 9,99 11,04 9,69 8,06 10,61 52,85 58,06 52,86 52,93 56,62 49,04 0,01 0,02 0,02 SX thiết bị điện SX xe có động cơ, rơ moóc 0,24 0,66 0,37 4,62 4,37 6,10 SX máy móc thiết bị khác 6,56 5,01 5,25 6,66 5,69 8,01 SX SP từ kim loại đúc sẵn (trừ MMTB) 1,38 1,59 2,09 2,72 2,59 3,28 SX dụng cụ y tế, dụng cụ chính xác 6,14 4,83 6,58 1,62 1,74 1,96 CN chế biến, chế tạo khác 0,91 0,76 0,91 0,76 0,62 0,65 9,19 7,78 7,86 7,60 7,92 7,52 SX và phân phối điện, khí đốt 8,71 7,32 7,28 7,01 7,41 6,98 Khai thác, xử lý và cung cấp nước 0,23 0,29 0,33 0,36 0,29 0,29 Thu gom, xử lý và tiêu huỷ rác thải; tái chế phế liệu 0,25 0,18 0,25 0,23 0,23 0,25 III SX và phân phối điện, khí đốt, nước (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2001-2008) Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo ngành của tỉnh Thái Nguyên năm 2008 được minh hoạ qua hình 2.6 96 Chế biến chế tạo 89,3% Khai khoáng 3,2% Khai khoáng Chế biến chế tạo SX phân phối điện, nước 7,5% SX phân phối điện, nước Hình 2. 6: Cơ cấu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên năm 2008 Nhìn vào cơ cấu công nghiệp theo ngành của tỉnh Thái Nguyên trong bàng 2.13 ta thấy công nghiệp Thái Nguyên chủ yếu tập trung vào một số lĩnh vực như: - Sản xuất kim loại (gang, thép, thiếc thỏi....), với tỷ trọng năm 2008 là 49,04%, trong đó tập trung chủ yếu ở Công ty Gang thép Thái Nguyên. - Sản xuất các sản phẩm từ khoáng phi kim loại (xi măng, vật liệu xây dựng...), với tỷ trọng năm 2008 là 10,61%. - Sản xuất máy móc thiết bị (chủ yếu là động cơ diezel và các loại phụ tùng máy móc thiết bị khác...), với tỷ trọng năm 2008 là 8,01%. - Sản xuất và phân phối điện, với tỷ trọng năm 2008 là 6,98%, chủ yếu là của Nhà máy Nhiệt điện Cao Ngạn (công suất 100MW). - Sản xuất xe có động cơ, với tỷ trọng năm 2008 là 6,1%. - Ngành may mặc, với tỷ trọng năm 2008 là 3,66%. - Các ngành còn lại chiếm tỷ trọng nhỏ như: sản xuất sản phẩm từ kim loại chiếm 3,28%; sản xuất, chế biến thực phẩm, đồ uống chiếm 3,19%; khai thác than chiếm 2,46%; sản xuất dụng cụ y tế chiếm 1,96%; sản xuất giấy và các sản phẩm từ 97 giấy chiếm 1,48%; sản xuất chế biến gỗ, tre nứa chiếm 0,93%. Số liệu chi tiết về tỷ trọng của các ngành công nghiệp chủ yếu được minh hoạ qua bảng 2.14 Bảng 2. 14: Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp các lĩnh vực chủ yếu giai đoạn 2001-2008 Đơn vị tính: % TT NGÀNH CÔNG NGHIỆP 1 SX kim loại 2 2001 2004 2005 2006 2007 2008 52,85 58,06 52,86 52,93 56,62 49,04 SX vật liệu xây dựng 8,61 9,99 11,04 9,69 8,06 10,61 3 SX máy móc thiết bị 6,56 5,01 5,25 6,66 5,69 8,01 4 SX và phân phối điện, khí đốt 8,71 7,32 7,28 7,01 7,41 6,98 5 SX xe có động cơ, rơ moóc 0,24 0,66 0,37 4,62 4,37 6,10 4 May mặc 3,45 1,38 1,70 2,38 2,63 3,66 5 SX SP từ kim loại đúc sẵn (trừ MMTB) 1,38 1,59 2,09 2,72 2,59 3,28 6 SX, chế biến thực phẩm và đồ uống 3,35 3,50 4,19 4,51 3,92 3,19 7 Khai thác than 3,02 2,32 3,02 2,86 2,90 2,46 8 SX dụng cụ y tế, dụng cụ chính xác 6,14 4,83 6,58 1,62 1,74 1,96 9 SX giấy và SP từ giấy 1,90 1,43 1,51 1,29 0,93 1,48 0,52 1,17 1,23 1,07 0,87 0,93 10 Chế biến gỗ và SXSP từ gỗ, tre, nứa (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2001-2008) Nhận xét chung, về cơ cấu theo ngành công nghiệp của Thái Nguyên trong thời gian qua có thể thấy: - Có sự mất cân đối lớn giữa công nghiệp thượng nguồn và hạ nguồn, các nghành công nghiệp phụ trợ còn ít, thiếu vắng nhiều ngành công nghiệp có kỹ thuật cao, công nghệ tinh xảo: công nghiệp Thái Nguyên tập trung chủ yếu vào ngành luyện kim và chủ yếu cũng chỉ sản xuất thép cán từ phôi thép nhập khẩu, trong đó Công ty Gang thép Thái Nguyên là doanh nghiệp đóng vai trò chủ yếu (năm 2008 chiếm 70% sản lượng thép cán, chiếm 70% giá trị sản xuất công nghiệp ngành luyện kim và chiếm 24,4% giá trị sản xuất công nghiệp của cả tỉnh Thái Nguyên [24]). - Cơ cấu theo ngành thiếu thân thiện với môi trường và tiềm ẩn nguy cơ không bền vững cao do tập trung chủ yếu vào các ngành thâm dụng tài nguyên, có ảnh hưởng và tác động lớn đến môi trường như luyện kim, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất điện, khai thác khoáng sản, sản xuất giấy, chế biến thực phẩm và đồ uống.... Bên cạnh đó, một trong những yếu tố tiềm ẩn đe doạ sự phát triển không bền vững công nghiệp Thái Nguyên là tỷ trọng quá lớn của Công ty Gang thép Thái Nguyên trong cơ cấu 98 công nghiệp của Thái Nguyên, sự hưng thịnh, thăng trầm của Công ty Gang thép Thái Nguyên sẽ kéo theo sự hưng thịnh, trồi sụt của công nghiệp Thái Nguyên, nói cách khác công nghiệp Thái Nguyên phụ thuộc quá nhiều vào 01 doanh nghiệp. Cơ cấu công nghiệp nhìn từ góc độ sở hữu: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế của tỉnh Thái Nguyên được thống kê trong bảng 2.15. Có thể thấy đối với Thái Nguyên, đóng góp trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ hoặc chi phối giảm dần từ 80,4% năm 2001 xuống còn 61,1% năm 2008 (trong đó công nghiệp trung ương chiếm tỷ trọng gần như tuyệt đối, năm 2008 là 99,2%), tuy nhiên các doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ vẫn còn chiếm tỷ trọng rất lớn. Trong khi đó, giá trị sản xuất công nghiệp của thành phần kinh tế ngoài nhà nước (trong đó chủ yếu là của doanh nghiệp tư nhân) tăng từ 10,2% năm 2001 lên 34,1% năm 2008. Đây là một sự chuyển dịch đúng hướng, thể hiện sự tham gia ngày càng nhiều của các doanh nghiệp tư nhân vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên, sự tham gia này vẫn còn hạn chế, thể hiện ở tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp còn ở mức khiêm tốn. Một điều đáng nói nữa về cơ cấu công nghiệp nhìn từ góc độ sở hữu là tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn rất nhỏ và có xu hướng giảm (năm 2001 là 9,4%, giảm xuống 4,8% vào năm 2008), chứng tỏ việc thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp của Thái Nguyên còn rất hạn chế. Bảng 2. 15: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế giai đoạn 2001-2008 Đơn vị tính: % TT I THÀNH PHẦN KINH TẾ Kinh tế Nhà nước - State 2001 2004 2005 2006 2007 2008 80,4 75,0 70,9 66,6 59,2 61,1 77,6 73,8 70,1 66,0 58,7 60,6 2,8 1,2 0,8 0,6 0,5 0,5 10,2 18,2 21,6 26,8 32,8 34,1 Tập thể - Collective 0,4 0,4 0,6 0,8 0,8 0,5 Tư nhân - Private 2,8 12,9 16,0 21,0 28,5 30,3 Cá thể - Households 7,0 4,9 5,0 4,9 3,5 3,3 9,4 6,8 7,5 6,6 8,0 4,8 Trung ương - Central Địa phương - Local II Kinh tế ngoài Nhà nước - Non-State III Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2001-2008) 99 2.3.2. Doanh nghiệp bền vững Doanh nghiệp là cấu thành quan trọng nhất của công nghiệp, mỗi doanh nghiệp phải thực sự bền vững mới tạo ra nền công nghiệp bền vững. Khái niệm doanh nghiệp bền vững được thế giới phổ biến gần đây phản ánh năng lực tự điều chỉnh và thích nghi trong môi trường luôn biến động (bền vững động), hàm chứa không chỉ các nội dung về kinh tế mà còn trách nhiệm xã hội đầy đủ - Corporate Social Responsibility (CSR) của doanh nghiệp. Ngoài các chỉ tiêu đánh giá mặt lượng hiệu quả sản xuất, kinh doanh của một doanh nghiệp như năng suất lao động, lợi nhuận, tăng trưởng… về mặt chất doanh nghiệp bền vững được đánh giá trên các mặt sau: 2.3.2.1. Quá trình sản xuất sạch, hiệu quả Nguyên tắc quan trọng nhất của PTBV là hài hoà giữa phát triển và BVMT. Trong công nghiệp, phát triển phải đi đôi với giảm thiểu ô nhiễm và phát thải, điểm mấu chốt của vấn đề BVMT trong công nghiệp chính là quá trình sản xuất, bởi sản xuất công nghiệp là nguyên nhân cơ bản tạo ra chất thải và các tác động tới môi trường và xã hội. Sản xuất công nghiệp không tránh khỏi tiêu dùng tài nguyên thiên nhiên như đất đai, nước, năng lượng, nguyên vật liệu và cả sản phẩm do chính công nghiệp tạo ra. Song quá trình sản xuất thế nào để phát thải ít nhất, tiết kiệm nhất để các tài nguyên tái tạo có thể tái tạo được và giảm thiểu mất mát các tài nguyên không tái tạo. Quá trình sản xuất sạch, hiệu quả chính là cách tốt nhất, đảm bảo cả ba lợi ích: kinh tế, xã hội, môi trường không những cho thế hệ hiện tại mà còn cho cả thế hệ mai sau. Để PTBV, doanh nghiệp cần phải sở hữu một quá trình sản xuất sạch, hiệu quả dựa trên công nghệ sản xuất hiện đại, phù hợp với năng lực, khả năng của doanh nghiệp. Thực tế tình hình sản xuất của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cho thấy các ngành công nghiệp chủ yếu của Thái Nguyên đều là những ngành có khả năng gây ô nhiễm môi trường cao (các đặc trưng ô nhiễm cơ bản của các loại hình ngành nghề công nghiệp khác nhau trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên được thể hiện chi tiết tại phụ lục 4) Kết quả điều tra, khảo sát đánh giá quá trình sản xuất và tác động đối với môi trường của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên được Sở Tài 100 nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Viện Công nghệ môi trường Việt Nam thực hiện và công bố trong năm 2007 (điều tra, khảo sát 245 cơ sở, chọn lọc ra 73 cơ sở thực hiện đánh giá hiện trường, trong đó có 53 cơ sở công nghiệp – tiêu chí đánh giá các cơ sở gây ô nhiễm môi trường chi tiết theo phụ lục 5) cho thấy số lượng doanh nghiệp có công nghệ sản xuất sạch, không gây ảnh hưởng đến môi trường là không nhiều. Đại đa số các doanh nghiệp đều có công nghệ sản xuất ở mức độ trung bình, chắp vá, không đồng bộ, chủ doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến biện pháp BVMT cũng như để khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên [40]. Kết quả điều tra, khảo sát được tổng hợp trong bảng 2.16 Bảng 2. 16: Công nghệ sản xuất và tác động đến môi trường của các doanh nghiệp công nghiệp Đơn vị tính: doanh nghiệp Trình độ công nghệ sản xuất TT LĨNH VỰC Tổng cộng 1 Luyện kim, sản xuất than cốc Số DN Lạc khảo hậu, đã Trung sát Lạc hậu bình cải tiến 1 phần Hiện đại Tác động đến môi trường Gây ô Có ảnh nhiễm hưởng không môi trường đáng kể 53 9 1 26 17 39 14 17 4 1 6 6 13 4 7 2 2 Công nghiệp khai khoáng 9 3 Sản xuất vật liệu xây dựng 12 4 Cơ khí 9 4 3 8 4 3 2 1 2 1 Chế biến nông, lâm sản, thực phẩm, đồ uống 6 2 4 6 0 6 Sản xuất giấy và các SP từ giấy 5 3 2 2 3 7 Sản xuất điện 1 1 1 5 5 (Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên, 2007 [40]) Tổng quan về trình độ công nghệ sản xuất và tình hình ảnh hưởng đến môi trường của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cụ thể như sau: a) Các cơ sở luyện kim, sản xuất than cốc Thái Nguyên là tỉnh có nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá, đặc biệt là các mỏ khoáng sản phục vụ cho ngành luyện kim (quặng sắt, quặng kẽm, quặng chì, 101 quặng thiếc, than mỡ luyện cốc,...) với trữ lượng khá lớn so với các địa phương trong vùng, do vậy luyện kim là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh Thái Nguyên và đang chiếm một tỷ trọng lớn trong giá trị sản xuất công nghiệp. Trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế Thái Nguyên đến năm 2020, ngành công nghiệp luyện kim được xác định là một trong những khâu đột phá của tỉnh Thái Nguyên, đảm bảo tỷ trọng công nghiệp luyện kim chiếm trên 40% giá trị sản xuất công nghiệp [71]. Nhìn chung, các cơ sở hoạt động trong nghành công nghiệp luyện kim, sản xuất than cốc của tỉnh có công nghệ, thiết bị sản xuất đa phần được đầu tư trước những năm tám mươi của thế kỷ XX, qua thời gian đã được cải tạo nâng cấp nhưng phần lớn thiết bị, công nghệ còn lạc hậu, tiêu hao nhiều nguyên nhiên liệu, việc đầu tư cho xây dựng công trình xử lý chất thải gặp rất nhiều khó khăn, do vậy luyện kim là một trong những ngành phát thải gây ô nhiễm môi trường lớn nhất trên địa bàn tỉnh. Trong danh sách 53 cơ sở được lựa chọn đánh giá hiện trường, số cơ sở trong ngành luyện kim được lựa chọn nhiều nhất với 17 cơ sở (có 02 KCN) và 02 cơ sở sản xuất than cốc phục vụ cho ngành luyện kim. (Thực trạng công nghệ sản xuất và tình hình công tác BVMT tại các cơ sở hoạt động trong nghành công nghiệp luyện kim, sản xuất than cốc được thể hiện chi tiết tại phụ lục 6). Quá trình khảo sát, điều tra, lấy mẫu đánh giá hiện trường và bảng kết quả phân tích chất lượng môi trường cho thấy còn rất nhiều (13/17) cở sở luyện kim, công tác BVMT không được chú trọng quan tâm đúng mức, nhiều cơ sở (đặc biệt là các cơ sở luyện kim màu) phát sinh nước thải, khí thải có chứa nhiều chất ô nhiễm nguy hại như trong nước thải có chứa các kim loại nặng, cyanua, phenol,...vượt nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép; phát sinh khí thải với các tác nhân gây ô nhiễm: bụi, bụi kim loại, SO 2, NOx, CO, hơi axit, hơi phenol, gây tác động nghiêm trọng tới môi trường, nhiều cơ sở, môi trường không khí khu vực sản xuất, môi trường không khí xung quanh đã bị ô nhiễm rõ rệt như tại khu vực Lưu Xá, KCN Sông Công, Công ty Luyện kim màu, về các thống số bụi, bụi Pb, hơi axit, hơi phenol vượt nhiều lần so với tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí xung quanh; chất thải rắn sản xuất với nhiều thành phần ô nhiễm nguy hại không được quản lý, xử lý, thải đổ tự do, luôn tiểm ẩn khả năng gây ra những hậu quả về môi trường (ô nhiễm nguồn nước ngầm, ô nhiễm đất). b) Các cơ sở khai khoáng 102 Thái Nguyên là một trong những tỉnh có trữ lượng khoáng sản lớn ở Việt Nam, đặc biệt là các khoáng sản phục vụ cho ngành luyện kim và chế biến vật liệu xây dựng như sắt, chì, kẽm, titan, than, đá, sét. Với tiềm năng lớn về khoáng sản, trên địa bàn tỉnh có rất nhiều cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản từ quy mô nhỏ đến lớn và đây là một trong những ngành phát thải lớn các chất gây ô nhiễm môi trường. Trong danh sách 53 cơ sở công nghiệp được lựa chọn đánh giá hiện trường, có 10 cơ sở hoạt động trong ngành khai khoáng, (thực trạng công nghệ sản xuất và tình hình công tác BVMT tại các cơ sở hoạt động trong nghành công nghiệp khai khoáng được thể hiện chi tiết tại phụ lục 7). Quá trình khảo sát thực tế hiện trường, quan trắc lấy mẫu phân tích tại từng cơ sở khai khoáng nhận thấy tại khu vực các mỏ khai thác, khu chế biến khoáng sản, tuyến đường vận chuyển đất đá thải, sản phẩm mức độ gây ô nhiễm môi trường không khí là rất lớn, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm bụi với hàm lượng bụi vượt tiêu chuẩn cho phép hàng chục lần. Ngoài ra, tại các cơ sở khai thác, tận thu khoáng sản như Mỏ sắt Trại Cau, Xí nghiệp thiếc Đại Từ, Mỏ chì kẽm Phú Đô ngoài ô nhiễm về môi trường không khí còn gây ô nhiễm do nguồn nước thải phát sinh từ quá trình chế biến, tuyển rửa quặng với đặc thù ô nhiễm về kim loại nặng, chất rắn lơ lửng. Tại các cơ sở khai thác than, nguồn nước phát sinh tại các moong có hàm lượng chất rắn lơ lửng lớn, nước có màu; nước thải phát sinh từ các hoạt động tuyển khoáng, nước tích dưới đáy moong khai thác, có chứa nhiều kim loại, đặc biệt là kim loại nặng. Quá trình khảo sát điều tra các cơ sở khai khoáng cho thấy, nước thải chỉ được xử lý lắng cặn tại các hồ chứa sau đó tuần hoàn lại quá trình sản xuất. Nước thải sau xử lý lắng cặn chưa đạt tiêu chuẩn cho phép thải ra môi trường. Có thể kết luận hầu hết các cơ sở khai thác và chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh chưa áp dụng công nghệ xử lý nước thải phù hợp. Khối lượng chất thải rắn khổng lồ phát sinh từ các cơ sở khai thác khoáng sản là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước. Hơn thế nữa việc sử dụng đất với mục đích chứa đất đá thải làm mất đi một diện tích lớn đất nông nghiệp, lâm nghiệp ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của nhân dân địa phương bị mất đất. Hầu hết các cơ sở khai thác khoáng sản chưa áp dụng công nghệ xử lý chất thải rắn và chất thải nguy hại, đặc biệt đối với các cơ sở khai thác chì, kẽm. 103 c) Các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng Với quy mô thị trường rất lớn, có tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng phong phú và trữ lượng lớn, ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng tại Thái Nguyên phát triển rất mạnh. Tuy nhiên, đây là một trong những ngành sản xuất phát thải một lượng lớn chất thải gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là vấn đề gây ô nhiễm môi trường không khí, nhất là những cơ sở có công nghệ sản xuất lạc hậu (xi măng lò đứng, lò đốt gạch thủ công). Trong danh sách 53 cơ sở lựa chọn đánh giá hiện trường, số cơ sở trong ngành sản xuất vật liệu xây dựng được lựa chọn là 12 cơ sở, (thực trạng công nghệ sản xuất và tình hình công tác BVMT tại các cơ sở hoạt động trong nghành sản xuất vật liệu xây dựng được thể hiện chi tiết tại phụ lục 8). Qua khảo sát thực tế tại hiện trường, lấy mẫu phân tích các thông số ô nhiễm môi trường đặc trưng tại các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng cho thấy mức độ gây ô nhiễm trong các cơ sở là rất lớn, đặc biệt tại những cơ sở sản xuất xi măng, gạch với công nghệ cũ, lạc hậu (các nhà máy xi măng lò đứng, lò đốt gạch thủ công), trong đó vấn đề gây ô nhiễm môi trường không khí là lớn nhất. Tại các cơ sở sản xuất xi măng lò đứng, hàm lượng bụi trong môi trường không khí khu vực sản xuất, khu vực xung quanh vượt tiêu chuẩn rất nhiều lần, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, tại khu vực Nhà máy Xi măng Lưu Xá, Nhà máy Xi măng Núi Voi, Nhà máy Xi măng Cao Ngạn, Nhà máy Xi măng La Hiên, nồng độ bụi có thời điềm vượt tiêu chuẩn cho phép trên 10 lần. Tại các khu vực lò đốt gạch thủ công, ngoài ô nhiễm về bụi còn ô nhiễm về khí SO2, CO với hàm lượng đo vượt tiêu chuẩn cho phép. d) Các cơ sở công nghiệp cơ khí Cơ khí là một ngành công nghiệp tương đối phát triển ở Thái Nguyên và được gắn liền với ngành công nghiệp luyện kim, gắn với sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn. Vấn đề môi trường lớn nhất là ô nhiễm từ nước thải do công đoạn mạ kim loại, nhuộm, tẩy do sử dụng nhiều hoá chất và ô nhiễm tiếng ồn, bụi kim loại từ quá trinh gia công sản phẩm cơ khí. Trong danh sách 53 cơ sở đánh giá hiện trường có 03 cơ sở trong ngành cơ khí được lựa chọn, (thực trạng công nghệ sản xuất và tình hình công tác BVMT tại các cơ 104 sở hoạt động trong nghành sản xuất co khí được thể hiện chi tiết tại phụ lục 9). Với các cơ sở sản xuất gia công cơ khí, đặc biệt là các cơ sở mạ sản phẩm kim loại như Công ty Diezel Sông Công, Công ty cổ phần Meinfa, mức độ ô nhiễm trong nước thải là rất lớn, đặc biệt là ô nhiễm về kim loại nặng, cyanua, dầu mỡ. Ngoài ra, tại Công ty Diezel Sông Công có hoạt động luyện thép mà không có hệ thống thu gom xử lý bụi khí thải nên đã gây ô nhiễm bụi tại khu vực xung quanh với hàm lượng bụi vượt tiêu chuẩn cho phép. e) Các cơ sở chế biến nông – lâm sản, thực phẩm, đồ uống Là một trong những ngành quan trọng của tỉnh, thu hút một số lượng lớn lao động, đóng góp trên 3% giá trị sản xuất công nghiệp của toàn tỉnh [24]. Tuy nhiên, đây là ngành tiểm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm lớn tới môi trường, đặc biệt là ô nhiễm môi trường nước do nước thải có chứa nồng độ chất ô nhiễm cao phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất. Trong danh sách 53 cơ sở tiến hành điều tra, đánh giá hiện trường có 6 cơ sở hoạt động trong nghành công nghiệp chế biến nông – lâm sản, thực phẩm, đồ uống được lựa chọn, (thực trạng công nghệ sản xuất và tình hình công tác BVMT tại các cơ sở hoạt động trong nghành sản xuất chế biến nông – lâm sản, thực phẩm, đồ uống được thể hiện chi tiết tại phụ lục 10). Tại các cở sở sản xuất chế biến nông - lâm, thực phẩm, đồ uống với sử dụng và phát sinh một lượng lớn nước thải, đặc thù ô nhiễm chính là ô nhiễm hữu cơ. Mức độ ô nhiễm trong nước thải là rất lớn, phần lớn các cơ sở không có hệ thống xử lý nước thải và cơ sở có hệ thống xử lý nước thải thì hệ thống xử lý không đảm bảo yêu cầu, nguồn nước thải ra môi trường còn có nhiều thông số vượt tiêu chuẩn cho phép như giá trị BOD, COD, amoni, coliform, tổng N, tổng P vượt tiểu chuẩn cho phép hàng chục lần; tại cơ sở sản xuất chế biến tinh bột sắn, ngoài vấn đề ô nhiễm hữu cơ còn chứa cyanua với hàm lượng rất lớn gây nguy hại nghiêm trọng tới môi trường nước. f) Các cơ sở sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy Là ngành sản xuất có đặc thù gây ô nhiễm lớn tới môi trường nước do nước thải phát sinh trong quá trình hoạt động có chứa nồng độ cao các chất ô nhiễm. Trên địa bàn tỉnh có 05 cơ sở sản xuất với các loại sản phẩm giấy là giấy bao gói xi măng, giấy bao bì, giấy đế xuất khẩu, giấy trắng với nguyên liệu đầu vào là giấy phế, giấy bìa nhập ngoại, tre, nứa, vầu, bột giấy nhập ngoại, (thực trạng công nghệ sản xuất và tình 105 hình công tác BVMT tại các cơ sở hoạt động trong nghành sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy được thể hiện chi tiết tại phụ lục 11). Với ngành sản xuất giấy đòi hỏi nhu cầu sử dụng nước rất nhiều và phát sinh một lượng nước thải rất lớn với mức độ ô nhiễm trong nước thải cao. Tuỳ theo từng công nghệ sản xuất giấy khác nhau, từ các nguyên liệu đầu vào mà mức độ ô nhiễm trong các cơ sở sản xuất giấy là khác nhau. Tại các cơ sở sản xuất giấy đế, với nguồn nguyên liệu đầu vào là tre, nứa, thì mức độ ô nhiễm trong nước thải là lớn nhất với các thông số ô nhiễm BOD, COD, phenol vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Các cơ sở Nhà máy Giấy gỗ Denta - Định Hoá, Công ty cổ phần Giấy xuất khẩu Thái Nguyên, Công ty TNHH giấy Trường Xuân đã có đầu tư công nghệ xử lý nước thải, tuần hoàn lại nước thải trong sản xuất, giảm lượng nước thải ra môi trường nhưng lượng nước thải ra môi trường vần còn rất ô nhiễm với nhiều thông số vượt so với tiêu chuẩn. g) Nhà máy nhiệt điện Thái Nguyên có nhà máy nhiệt điện đốt than tại phường Quán Triều, thành phố Thái Nguyên công suất 100 MW với 02 tổ máy, công nghệ mới, hiện đại của Trung Quốc. Tuy nhiên, nhà máy nhiệt điện đốt than phát sinh lượng khí thải là rất lớn với lưu lượng thải 100 m3/s, trong thành phần khí thải có chứa các chất gây ô nhiễm là bụi, SO2, CO, NO2, CO2,... Ngoài ra còn sử dụng một lượng lớn nước trong quá trình làm mát. Về hiện trạng mức độ ô nhiễm do các nguồn thải của nhà máy nhiệt điện gây ra: trong nước thải có chứa một hàm lượng lớn dầu mỡ, nhiệt độ cao và một số thành phần kim loại nặng. Mức độ gây ô nhiễm môi trường không khí là lớn hơn cả, với lượng khí thải phát sinh rất lớn, tuy đã được xử lý nhưng vẫn gây ảnh hưởng đến môi trường không khí xung quanh với các chất ô nhiễm là bụi, SO2, CO, NOx. (Tình trạng ô nhiễm môi trường của tỉnh Thái Nguyên được thể hiện trên bản đồ tại các phụ lục 12, 13, 14) Đánh giá trình độ công nghệ của các doanh nghiệp công nghiệp, ảnh hưởng của phát triển công nghiệp đến môi trường: Công nghiệp Thái Nguyên được đầu tư trên dưới 50 năm, một vài nơi đầu tư mới cũng đã 15-20 năm. Nhìn chung công nghệ lạc hậu, chủ yếu là của Liên Xô cũ, Trung Quốc và các nước Đông Âu. Máy móc thiết bị cồng kềnh song hiệu quả không 106 cao, tỷ lệ phế phẩm cao. Do đầu tư từ lâu theo công nghệ cổ điển, lạc hậu lại chậm đổi mới, hiện đại hoá. Các dây chuyền bố trí khép kín bằng các thiết bị vạn năng nên khả năng chuyên môn hoá đạt thấp. Việc đưa chương trình số vào các máy trong dây chuyền sản xuất (hệ thống CNC, CAD/CAM) diễn ra còn chậm, thiếu các thiết bị phân tích, kiểm tra hiện đại nên khả năng cạnh tranh của sản phẩm đạt thấp. Trình độ công nghệ các ngành công nghiệp trung ương đánh giá ở mức trung bình thấp, công nghiệp địa phương ở mức thô sơ, lạc hậu, chắp vá, thiếu đồng bộ. Cùng với sự phát triển của công nghiệp, các ngành sản xuất phát triển đã kéo theo những vấn đề về chất thải, ô nhiễm môi trường ngày một gia tăng. Tác nhân gây ô nhiễm là các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các hoạt động khai thác khoáng sản v.v... đã thải ra môi trường khí độc, tiếng ồn, chất thải rắn và nước thải làm ô nhiễm không khí, nguồn nước (nước thải chủ yếu thải ra sông Cầu, sông Công...). Hiện nay, công nghệ xử lý chất thải của các cơ sở sản xuất còn đơn giản: chất thải rắn mới quy hoạch khu vực để chôn lấp, nước thải chủ yếu lắng lọc qua hệ thống bể lắng thông thường. Ngoài ra, sự quan tâm của các chủ doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất đến vấn đề môi trường và thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm còn bị xem nhẹ, việc kiểm soát của các cơ quan chức năng còn thiếu cương quyết nên tình trạng ô nhiễm vẫn còn là vấn đề cần giải quyết cấp thiết trong thời gian tới. Thực hiện Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, Thái Nguyên có một số cơ sở gây ô nhiễm gồm Công ty Giấy Hoàng Văn Thụ, Công ty cổ phần Giấy xuất khẩu,... cần tuân thủ triệt để vấn đề xử lý ô nhiễm và có kế hoạch xử lý nước thải, chất thải rắn trước khi thải ra môi trường [51]. 2.3.2.2. Sản phẩm thân thiện môi trường Việc tiêu dùng sản phẩm công nghiệp đang tạo ra lượng chất thải rất lớn như hàng tiêu dùng, bao gói, hoá chất... nếu không được xử lý sẽ gây ra ô nhiễm rất lớn nhưng nếu xử lý sẽ rất tốn kém. Như vậy, để phát triển bền vững doanh nghiệp phải sở hữu quá trình sản xuất sạch, hiệu quả không thôi là chưa đủ mà cần hướng tới việc sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường, sản phẩm không chất thải, các mô hình công nghiệp sinh thái trong đó các sản phẩm và chất thải được quay vòng, tái sử dụng, trao đổi trong một "vòng đời khép kín (life cycle)". Mặc dù đây là đòi hỏi khá cao, chỉ có 107 thể đáp ứng khi công nghiệp phát triển đến trình độ nhất định và sẽ là khó khăn cho phần lớn các địa phương của Việt Nam chủ yếu dựa vào các ngành công nghiệp như: khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng, năng lượng, gia công, sơ chế, sản xuất các sản phẩm thô... Tuy nhiên, tiếp cận này hiện đang trở lên phổ biến trên thế giới và bước đầu được thực hiện ở Việt Nam. Đối với Thái Nguyên, nhìn vào danh mục các sản phẩm công nghiệp chủ yếu của tỉnh trong bảng 2.17, ta thấy phần lớn các sản phẩm công nghiệp chủ yếu của tỉnh đều là các sản phẩm sơ cấp, sản phẩm trung gian, sản phẩm mới qua chế biến thô, chưa phải là các sản phẩm tinh xảo, công nghệ cao, sản phẩm cuối cùng, việc hướng tới sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường, sản phẩm không chất thải, các mô hình công nghiệp sinh thái còn là vấn đề của tương lai. Bảng 2. 17: Một số sản phẩm chủ yếu của công nghiệp Thái Nguyên năm 2008 TT Tên sản phẩm Đơn vị tính Sản lượng 1 Than sạch 1.000 tấn 1.124 2 Thép cán kéo 1.000 tấn 697,9 3 Thiếc thỏi Tấn 1.200 4 Nước máy triệu m3 9,23 5 Bia hơi triệu lít 2,37 6 Xi măng nghìn tấn 750,2 7 Gạch nung triệu viên 150,4 8 Giấy bìa các loại 1.000 tấn 17,69 Ghi chú (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2008) 2.3.2.3. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đầy đủ Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp - Corporate Social Responsibility (CSR) chính là trách nhiệm của doanh nghiệp đối với sản xuất, môi trường và xã hội. Bền vững trước hết phải bắt nguồn từ trong ý thức, quyết định hành động và ứng xử của mỗi doanh nghiệp. Trách nhiệm xã hội phản ánh cách ứng xử của doanh nghiệp đối 108 với môi trường xung quanh và các vấn đề có liên quan đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó. Doanh nghiệp chỉ được coi là bền vững khi nó đảm bảo được trách nhiệm đối với xã hội của mình. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được hiểu là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua những việc làm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên trong gia đình họ, cho cộng đồng và toàn xã hội theo cách có lợi cho doanh nghiệp, cũng như sự phát triển chung của xã hội. Các doanh nghiệp muốn PTBV luôn phải tuân thủ những chuẩn mực về BVMT, bình đẳng giới, an toàn lao động, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng,… và thực hiện trách nhiệm xã hội của mình thông qua việc áp dụng các bộ Quy tắc ứng xử (CoC) và các tiêu chuẩn như SA 8000 (tiêu chuẩn lao động trong các nhà máy sản xuất), WRAP (trách nhiệm toàn cầu trong ngành may mặc), ISO 14000 (hệ thống quản lý môi trường trong doanh nghiệp),… Điều quan trọng là ý thức về trách nhiệm xã hội phải là kim chỉ nam trong hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực, bất kể họ tuân thủ bộ quy tắc ứng xử nào, hay thậm chí thực hiện trách nhiệm xã hội theo các quy tắc đạo đức mà họ cho là phù hợp với yêu cầu của xã hội và được xã hội chấp nhận. Tình hình tạo việc làm cho người lao động của tỉnh Thái Nguyên trong các năm từ 2004-2008 được thể hiện trong bảng 2.18, qua đó có thể thấy, số lao động được tạo việc làm hàng năm là khá cao, trung bình mỗi năm có khoảng 14.500 lao động được tạo việc làm mới, chiếm khoảng 1,3% dân số của tỉnh. Điều này giúp cải thiện tình hình giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp của tỉnh, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội. Bảng 2. 18: Tình hình tạo việc làm cho người lao động của tỉnh Thái Nguyên TT CHỈ TIÊU 1 Dân số trung bình Số lao động được tạo việc làm trong năm Tỷ lệ LĐ được tạo việc làm so 3 với dân số 2 Đơn vị người người % 2004 2005 2006 2007 2008 1.095.991 1.109.955 1.125.577 1.137.671 1.150.000 13.320 13.347 14.800 15.000 16.250 1,22 1,20 1,31 1,32 1,41 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2008) 109 Bên cạnh đó, đối với tỉnh Thái Nguyên, theo kết quả điều tra 1.132 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh do Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Nguyên thực hiện trong năm 2008 [39], tình hình lao động và thu nhập của người lao động trong các doanh nghiệp được thể hiện trong bảng 2.19 Bảng 2. 19: Tình hình lao động và thu nhập của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Lao động TT LĨNH VỰC Tổng cộng Số Số lao Tỷ lệ doanh động nghiệp Tổng số lao được động ký nữ HĐLĐ 1.132 Thu nhập BQ DN có tháng DN có DN có của HĐ nội thoả người hoà quy ước LĐ giải cơ LĐ LĐ (1000đ) sở Trách nhiệm của DN đối với người LĐ Số LĐ DN có tham thang gia bảng BHXH lương 55.090 31,1 49.247 28.374 415 750 306 92 1.710 1 DN Nhà nước trung ương 4 8.125 26,7 8.125 8.125 4 4 4 4 1.910 2 DN Nhà nước địa phương 5 153 35,3 153 153 5 5 5 5 1.690 3 Cty TNHH Nhà nước trung ương 2 1.346 34,5 1.346 1.346 2 2 2 2 1.820 4 Cty TNHH Nhà nước địa phương 2 770 52,7 770 770 2 2 2 2 1.780 5 Cty CP, TNHH >50% vốn nhà nước 14 2.668 27,2 2.663 1.615 13 14 13 12 2.050 182 3.771 20,1 3.536 645 37 89 20 7 1.050 6 Hợp tác xã 7 Doanh nghiệp tư nhân 484 7.288 27,6 6.459 1.264 144 291 96 12 1.520 8 Cty TNHH ≤50% vốn nhà nước 255 7.282 28,0 6.825 2.868 106 197 77 13 1.770 9 Cty CP không có vốn nhà nước 153 17.279 36,7 13.319 6.195 77 118 65 22 1.730 10 Cty CP có ≤50% vốn nhà nước 21 5.131 31,4 4.822 4.228 20 19 18 12 1.750 11 DN 100% vốn nước ngoài 7 1.049 50,8 1.000 937 3 7 2 0 1.870 12 DNNN liên doanh với nước ngoài 1 208 6,3 209 208 1 1 1 1 2.130 13 DN ≠ có liên doanh với nước ngoài 2 20 25,0 20 20 1 1 1 0 1.540 (Nguồn: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Nguyên, 2008 [39]) Qua số liệu trong bảng 2.19 cho thấy, tỷ lệ lao động nữ trong các doanh nghiệp của Thái Nguyên là 31,1% thấp hơn nhiều so với tỷ lệ chung của cả nước là 44%. Số 110 lao động tham gia bảo hiểm xã hội trong tổng số lao động có ký hợp đồng lao động (có thời hạn ≥ 1 năm) trong các doanh nghiệp chiếm tỷ lệ thấp, chỉ đạt 57,5% và chiếm 51,5% tổng số lao động. Số doanh nghiệp có xây dựng hệ thống thang bảng lương để làm căn cứ trả lương cho người lao động là 415 doanh nghiệp, chiếm 36,7% trong tổng số doanh nghiệp; số doanh nghiệp có xây dựng nội quy lao động là 750 doanh nghiệp, chiếm 66,3%; số doanh nghiệp có thoả ước lao động với người lao động là 306 doanh nghiệp, chiếm 27%; số doanh nghiệp có hội đồng hoà giải cơ sở là 92 doanh nghiệp, chiếm 8,1%. Các số liệu thống kê nêu trên cho thấy vấn đề bình đẳng giới, vấn đề quan tâm và trách nhiệm của các doanh nghiệp đối với người lao động còn ở mức hạn chế, đặc biệt là trong các doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, công ty cổ phần, công ty TNHH do tư nhân nắm quyền chi phối. Về mức thu nhập bình quân của người lao động trong các doanh nghiệp của Thái Nguyên năm 2008 là khoảng 1,7 triệu đồng/người/tháng, đây là mức thu nhập bình quân không phải là quá thấp, tuy nhiên mức thu nhập này cũng chỉ đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của bản thân người lao động, chưa thể đảm bảo và nâng cao đời sống cho các thành viên khác trong gia đình của họ. Về tình hình áp dụng các bộ quy tắc ứng xử (CoC) và các tiêu chuẩn về quản lý môi trường, chuẩn mực xã hội như SA 8000, WRAP, ISO 14000 trong các doanh nghiệp của Thái Nguyên: cho đến hết năm 2008, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên chưa có doanh nghiệp nào có đủ điều kiện để áp dụng, thực hiện các bộ quy tắc ứng xử và các tiêu chuẩn nêu trên, mới chỉ có một số ít các doanh nghiệp lớn có điều kiện, khả năng triển khai áp dụng, thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 và trên thực tế việc thực hiện tiêu chuẩn này vẫn còn mang nặng tính hình thức. Như vậy, nhìn chung việc thực hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với môi trường và xã hội của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên còn nhiều hạn chế, các doanh nhiệp (nhất là các doanh nghiệp dân doanh) thường chỉ quan tâm và tập trung vào mục tiêu phát triển sản xuất mà ít quan tâm đến vấn đề xã hội và môi trường, họ sẵn sàng vì những cái lợi trước mắt mà đánh đổi sự PTBV của xã hội, của cộng đồng. Nhiều doanh nghiệp vì khả năng tài chính hạn chế đã không thực hiện đầy đủ các biện pháp BVMT, đảm bảo điều kiện làm việc cho người lao động, các chính sách đãi ngộ và bảo hộ lao động cho công nhân. Nhiều doanh nghiệp mặc dù có đầu tư hàng 111 tỷ đồng để xây dựng hệ thống xử lý chất thải, khí thải, nước thải,… tuy nhiên nhiều khi lại không vận hành hệ thống này một cách đầy đủ và có hiệu quả nhằm cắt giảm chi phí sản xuất của doanh nghiệp (do chi phí vận hành cao). 2.3.3. Tổ chức không gian lãnh thổ và phân bố công nghiệp Để PTBV, ngoài các đòi hỏi về tăng trưởng bền vững, doanh nghiệp bền vững, thì vấn đề tổ chức không gian lãnh thổ và phân bố công nghiệp hợp lý, khai thác được tối đa các thế mạnh địa phương, của vùng và của đất nước là một nội dung không thể thiếu. Tổ chức không gian lãnh thổ, phân bố công nghiệp, quy hoạch các KCN, CCN có vai trò quan trọng đối với hiệu quả của sản xuất công nghiệp cũng như giải quyết các vấn đề khác có liên quan về mặt xã hội, môi trường, đồng thời đảm bảo cho công nghiệp có thể phát triển ổn định, lâu dài. Việc bố trí hợp lý các cơ sở sản xuất công nghiệp, các KCN, CCN theo vùng lãnh thổ, địa phương ngoài việc khai thác tốt các tiềm năng, nguồn lực và thế mạnh sẵn có về nguồn nguyên liệu, cơ sở hạ tầng, lao động, thị trường, thu hút vốn đầu tư... còn giải quyết được các vấn đề về cấp điện, cấp nước, xử lý chất thải, chống ô nhiễm môi trường, phân bố dân cư và hình thành các khu đô thị... Phân bố công nghiệp và quy hoạch phát triển công nghiệp không chỉ đáp ứng các yêu cầu trước mắt mà còn phải tính đến các yếu tố trong tương lai, nói cách khác quy hoạch phải có tầm nhìn rộng và dài. 2.3.3.1. Tổ chức sản xuất không gian lãnh thổ Về bố trí tổ chức sản xuất không gian lãnh thổ, theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 (được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 58/2007/QĐ-TTg ngày 04/5/2007), tỉnh Thái Nguyên được chia thành 3 vùng lớn là vùng núi cao, vùng núi thấp – đồi cao và vùng gò đồi – vùng trung tâm (chi tiết minh hoạ như hình 2.7) [71], cụ thể: ∗ ) Vùng 1: vùng núi cao Vùng núi cao bao gồm huyện Võ Nhai, Định Hoá và phần núi cao phía Tây Nam huyện Đại Từ và phía Bắc huyện Phú Lương. Đây là vùng có địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn, đất đai bị rửa trôi xói mòn nghiêm trọng, giao thông còn nhiều khó 112 khăn; kinh tế nông, lâm nghiệp là chủ yếu; hệ thống kết cấu hạ tầng và ngành nghề nông thôn kém phát triển; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân còn khó khăn, trình độ dân trí còn thấp. Tài nguyên của vùng này chủ yếu là lâm nghiệp nhưng đã và đang bị tàn phá nặng nề. Hình 2. 7: Sơ đồ tổ chức không gian lãnh thổ tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 Hướng phát triển công nghiệp của vùng 1 là: phát triển công nghiệp chế biến lâm sản (tập trung phát triển sản xuất hàng mây tre đan, sơ chế nguyên liệu cho làm bột giấy, ván dăm, sản xuất hàng mộc dân dụng; phát triển công nghiệp chế biến nông 113 sản thực phẩm: tập trung vào xay xát gạo, ngô, chế biến màu (sản xuất mỳ, miến dong, bún), chế biến chè thủ công, bảo quản sơ chế hoa quả, chế biến lợn sữa đông lạnh xuất khẩu; phát triển công nghiệp khai thác vật liệu xây dựng: tập trung khai thác đá vật liệu xây dựng, khai thác cát, sản xuất gạch nung, vôi. ∗ ) Vùng 2 - Vùng núi thấp, đồi cao: Vùng núi thấp, đồi cao gồm huyện Đồng Hỷ, khu vực phía Nam huyện Phú Lương và khu vực phía Nam huyện Đại Từ. Đây là vùng có địa hình gồm các dãy núi đan chéo với các dải đồi cao tạo thành các bậc thềm lớn và nhiều thung lũng, có điều kiện phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn đa dạng, phong phú; kinh tế tương đối phát triển, trình độ dân trí tương đối khá. Hướng phát triển công nghiệp của vùng là: phát triển công nghiệp chế biến lâm sản (tập trung phát triển sản xuất hàng mây tre đan, sơ chế nguyên liệu cho làm bột giấy, ván dăm, sản xuất hàng mộc dân dụng; phát triển công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm: tập trung vào xay xát gạo, ngô, chế biến màu (sản xuất mỳ, miến dong, bún), chế biến chè thủ công, bảo quản sơ chế hoa quả, chế biến lợn sữa đông lạnh xuất khẩu; phát triển công nghiệp khai thác vật liệu xây dựng: tập trung khai thác đá vật liệu xây dựng, khai thác cát, sản xuất gạch nung, vôi. ∗ ) Vùng 3: Vùng gò đồi và vùng trung tâm: Vùng đồi gò và vùng trung tâm bao gồm huyện Phú Bình, huyện Phổ Yên, thị xã Sông Công, thành phố Thái Nguyên và một số xã giáp thành phố của huyện Đồng Hỷ, huyện Phú Lương. Đây là vùng có địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai tương đối tốt; là trung tâm phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Hướng phát triển của vùng này là hình thành các KCN tập trung dọc quốc lộ 3 và quốc lộ 1B. Đẩy mạnh ngành du lịch, đặc biệt là du lịch hồ Núi Cốc. Phát triển hệ thống dịch vụ dọc quốc lộ 3 nối Hà Nội với Thái Nguyên. Phát triển các KCN trọng điểm, khu công nghệ cao. Nhìn chung, việc tổ chức sản xuất không gian lãnh thổ của tỉnh Thái Nguyên nêu trên là tương đối hợp lý và phù hợp với đặc điểm, điều kiện của từng vùng cũng như khai thác và phát huy được lợi thế của mỗi vùng. 114 2.3.3.2. Phân bố công nghiệp, quy hoạch các khu công nghiệp, cụm công nghiệp a) Tình hình phân bố công nghiệp Các cơ sở công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên phân bố chủ yếu tập trung tại những khu vực có địa hình thuận lợi, cơ sở hạ tầng phát triển, gần các trục giao thông lớn và những vùng kinh tế phát triển khác, đồng thời cũng là nơi bố trí các KCN tập trung của tỉnh như khu vực thành phố Thái Nguyên, huyện Phổ Yên, thị xã Sông Công. Điều này được chứng minh qua cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp (giá cố định 1994) theo lãnh thổ của tỉnh Thái Nguyên được thể hiện trong bảng 2.20, trong đó ba khu vực chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh là thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công và huyện Phổ Yên (huyện Phổ Yên và thị xã Sông Công là 2 đơn vị hành chính cấp huyện nằm ở phía nam của tỉnh Thái Nguyên, giáp với thành phố Hà Nội), với tỷ trọng năm 2008 lần lượt là 68,2%; 11,4% và 10,5%. Qua số liệu trong bảng 2.20 cũng cho thấy xu hướng chuyển dịch trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên từ khu vực thành phố Thái Nguyên (giảm từ 74,8% năm 2004 xuống 68,2% năm 2008) và các địa phương khác sang khu vực thị xã Sông Công (tăng từ 8,4% năm 2004 lên 11,4% năm 2008) và huyện Phổ Yên (tăng 4,8% năm 2004 lên 10,5% năm 2008). Bảng 2. 20: Giá trị sản xuất công nghiệp theo địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2004-2008 Năm 2004 TT KHU VỰC Tổng số Giá trị SXCN (tỷ.đ) Tỷ trọng (%) Năm 2005 Giá trị SXCN (tỷ.đ) Tỷ trọng (%) Năm 2006 Giá trị SXCN (tỷ.đ) Tỷ trọng (%) Năm 2007 Giá trị SXCN (tỷ.đ) Tỷ trọng (%) Năm 2008 Giá trị SXCN (tỷ.đ) Tỷ trọng (%) 4.500 100,0 5.176 100,0 5.850 100,0 7.340 100,0 8.685 100,0 3.364 74,8 3.802 73,5 4.132 70,6 5.204 70,9 5.923 68,2 2 TX Sông Công 378 8,4 460 8,9 608 10,4 795 10,8 992 11,4 3 Huyện Phổ Yên 217 4,8 293 5,7 338 5,8 437 6,0 914 10,5 4 Huyện Võ Nhai 161 3,6 186 3,6 258 4,4 314 4,3 352 4,0 83 1,8 98 1,9 135 2,3 176 2,4 193 2,2 6 Huyện Đại Từ 140 3,1 163 3,2 177 3,0 175 2,4 167 1,9 7 Huyện Đồng Hỷ 133 2,9 149 2,9 172 2,9 197 2,7 101 1,2 8 Huyện Định Hoá 8 0,2 9 0,2 13 0,2 20 0,3 22 0,3 9 Huyện Phú Bình 15 0,3 16 0,3 17 0,3 20 0,3 22 0,3 1 TP Thái Nguyên 5 Huyện Phú Lương (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2008) 115 b) Tình hình phân bố, quy hoạch và hoạt động của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, điểm công nghiệp Tính đến hết năm 2008, toàn tỉnh Thái Nguyên đã và đang quy hoạch đầu tư xây dựng 6 KCN tập trung, 25 CCN, với tổng diện tích trên 2.000 ha. Trong đó, diện tích được quy hoạch chi tiết và đầu tư xây dựng là 650 ha; có 61 dự án được cấp phép đầu tư với tổng vốn đăng ký 2.955 tỷ đồng, trong đó vốn thực hiện khoảng 1.114 tỷ đồng [38]. Tình hình cụ thể như sau: ∗ ) Tình hình phân bố, quy hoạch và hoạt động của các khu công nghiệp Danh sách các KCN đã và đang quy hoạch của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn từ nay đến năm 2020 được thể hiện trong bảng 2.21 Bảng 2. 21: Danh sách các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên TT Tên khu công nghiệp 1 KCN Sông Công I 2 3 4 5 6 Vị trí Diện tích (ha) TX. Sông Công (phường Mỏ Chè 320 và xã Tân Quang) Tính chất – chức năng Ghi chú Hướng phát triển chính là các ngành sản xuất dụng cụ y tế, phụ tùng, chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng, may mặc Đã thành lập và đi vào hoạt động Hướng phát triển chính là các ngành chế TX. Sông Công tạo động cơ diesel, phụ tùng, chế biến KCN Sông Công II 250 (xã Tân Quang) nông sản thực phẩm, vật liệu xây dựng, may mặc, điện tử... Lắp ráp ô tô, cơ khí, điện tử; chế biến thực phẩm, đồ uống; chế biến thức ăn Huyện Phổ Yên nhanh; chế biến rau, củ; hoá dược; dụng (xã Thuận 200 cụ y tế; dụng cụ thú y; dệt may, da giầy, KCN Nam Phổ Yên Thành, Trung thủ công mỹ nghệ; gốm sứ, thủy tinh; Thành) chiết nạp gas; cấu kiện bê tông, sản xuất vật liệu xây dựng. Các ngành công nghiệp luyện kim, cơ khí, chế tạo máy, công nghiệp vật liệu Huyện Phú Bình 350 KCN Điềm Thuỵ xây dựng, công nghiệp ôtô, công nghiệp (xã Điềm Thuỵ) điện tử, công nghiệp phần mềm TP.Thái Nguyên Công nghiệp công nghệ cao (vườn ươm KCN Quyết Thắng (xã Quyết 200 công nghệ, công nghệ phầm mềm), điện, Thắng) điện tử. Huyện Phổ Yên Thu hút các ngành công nghiệp công (xã Minh Đức, 200 nghệ cao, sản xuất phụ tùng ôtô, lắp ráp KCN Tây Phổ Yên Đắc Sơn, Phúc ôtô, công nghiệp quốc phòng... Thuận) (Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên, 2009 [38]) Đã thành lập Đang quy hoạch Đang quy hoạch Đang quy hoạch Đang quy hoạch 116 Nếu không kể KCN Gang thép Thái Nguyên đã được hình thành và đi vào hoạt động từ những năm 60 của thế kỷ trước. Trong số các KCN đã và đang quy hoạch xây dựng nêu trên, duy nhất KCN Sông Công I đã đi vào hoạt động. Khu công nghiệp này được thành lập theo quyết định số 181/1999/QĐ-TTg ngày 01/9/1999 của Thủ tướng Chính phủ. Tổng diện tích quy hoạch là 320 ha, trong đó diện tích giai đoạn I là 69,37 ha (khu A là 39,07 ha; khu B là 30,3 ha), diện tích giai đoạn II là 99,21 ha,. Tính đến hết năm 2008 đã lấp đầy 70 ha (bằng 100% giai đoạn I và bằng 22% diện tích quy hoạch của cả KCN). Từ năm 2000 đến hết năm 2008 KCN Sông công I đã thu hút được 32 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký quy đổi là 1.602 tỷ đồng. Tổng số vốn đã thực hiện quy đổi ước là 814 tỷ đồng, chiếm 51%. Trong tổng số 32 dự án có 04 dự án có vốn đầu tư nước ngoài; 28 dự án có vốn đầu tư trong nước; đã có 23 dự án đã kết thúc quá trình đầu tư, đi vào sản xuất kinh doanh. + Tổng doanh thu ước đạt: 2.420 tỷ đồng. chiếm 28,13 % giá trị sản suất công nghiệp của tỉnh. + Tổng giá trị xuất khẩu đạt: 17 triệu đô la, trong đó chủ yếu là hàng xuất khẩu dệt may. + Tổng giá trị nhập khẩu đạt 73,56 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là nhập khẩu thiết bị, máy móc để tạo tài sản cố định và nhập khẩu nguyên liệu phục vụ sản xuất. + Tổng số lao động trong KCN Sông Công I là 5.200 người [38]. ∗ ) Tình hình hoạt động của các cụm công nghiệp Tính đến 31/12/2008, trong tổng số 25 CCN đã và đang được quy hoạch có 15 CCN đi vào hoạt động, trong đó 10 CCN đã có nhà đầu tư [38]. Danh sách các CCN đã đi vào hoạt động của tỉnh Thái Nguyên được thể hiện trong bảng 2.22 Đến hết năm 2008 các CCN trên địa bàn tỉnh đã thu hút được 29 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký đầu tư quy đổi là 1.353 tỷ đồng với số vốn thực hiện ước đạt gần 300 tỷ đồng. Hầu hết các doanh nghiệp tại các CCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đang trong thời gian thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản. Đến hết năm 2008 có 8 doanh nghiệp đi vào sản xuất kết quả sơ bộ ước đạt như sau: 117 + Tổng doanh thu ước đạt: 65 tỷ đồng. + Tổng giá trị nhập khẩu ước đạt: 22 tỷ đồng, trong đó chủ yếu nhập khẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp. + Tổng số lao động sử dụng trên 400 người. + Nộp ngân sách ước đạt 650 triệu đồng [38]. Bảng 2. 22: Danh sách các cụm công nghiệp đi vào hoạt động trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên TT Tên cụm công nghiệp Địa điểm Diện tích đất theo quy hoạch (ha) Số lượng dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư Diện tích thuê đất của dự án (ha) 34,58 02 4,7 6,0 01 3,5 20 02 4,25 16,63 04 3,2 25,6 03 3,0 25 05 18,5 1 Số 1 2 Số 2 3 Khuynh Thạch 4 Nguyên Gon 5 Động Đạt 6 Sơn Cẩm 7 Cao Ngạn Huyện Đồng Hỷ 29,98 06 13,6 8 Điềm Thuỵ Huyện Phú Bình 14,69 02 8,2 9 Trúc Mai Huyện Võ Nhai 12,24 03 8,0 10 Trung Thành Huyện Phổ Yên 48,5 01 48,3 233,52 29 115,45 TP. Thái Nguyên Thị xã Sông Công Huyện Phú Lương Tổng cộng 11 Trung Hội Huyện Định Hoá 7 12 Phú Lạc Huyện Đại Từ 52 13 Nam Hoà Huyện Đồng Hỷ 35,5 14 Cảng Đa Phúc Huyện Phổ Yên 95,5 15 Úc Sơn Huyện Phú Bình 7 (Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên, 2008 [38]) Trong quá trình phát triển, các CCN của Thái Nguyên đang ngày càng gắn kết chặt chẽ với các KCN, bởi vì: 118 Các CCN tập trung chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có khả năng chuyển đổi sản xuất linh hoạt, khả năng tiếp cận nhanh chóng với các doanh nghiệp trong KCN để thực hiện các dịch vụ: cung cấp nguyên liệu, gia công sản phẩm, thu gom chế biến phế liệu, cung cấp lao động, dịch vụ vận tải… Các CCN còn là bước đệm chủ yếu cho các doanh nghiệp trong nước phát triển và di dời vào các KCN. Bởi vì vào KCN có yêu cầu nghiêm ngặt về môi trường, quy mô và chất lượng đầu tư. Cho nên, trong giai đoạn đầu các doanh nghiệp trong nước đều muốn vào các CCN để tiết kiệm chi phí. Nhưng khi sản xuất phát triển đến trình độ nhất định và ổn định về thị trường tiêu thụ thì các doanh nghiệp lại muốn mở rộng sản xuất vào KCN để lấy hình ảnh, thương hiệu KCN nhằm tăng uy tín trên thị trường. Cho nên các CCN lại trở thành bước phát triển trung gian của các doanh nghiệp. ∗ ) Tình hình hoạt động của các điểm công nghiệp Hiện tại, Thái Nguyên có nhiều điểm công nghiệp được hình thành nằm dải dọc theo Quốc lộ 3, Quốc lộ 1B và một số điểm công nghiệp nằm gần các trung tâm thị trấn, thị tứ với quy mô nhỏ. Nhìn chung, tình hình hoạt động của các điểm công nghiệp này còn nhiều hạn chế, cụ thể: - Hạn chế trong việc tiếp cận thị trường trong và ngoài nước, đa số chưa xây dựng được thương hiệu sản phẩm; chất lượng sản phẩm, khả năng cạnh tranh thấp. - Công nghệ sản xuất phổ biến là lạc hậu, việc tiếp cận với nguồn vốn tín dụng phát triển sản xuất thấp. - Chưa giải quyết được triệt để vấn đề gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường xung quanh do bố trí xen kẽ tại các khu vực dân cư. c) Thực trạng phân bố công nghiệp, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp - Các cơ sở công nghiệp, KCN, CCN đa số phân bố tập trung dọc trục Quốc lộ 3, Quốc lộ 1B, Quốc lộ 37, các trục tỉnh lộ và chủ yếu tập trung ở khu vực thành phố Thái Nguyên và các huyện phía Nam của tỉnh (Phổ Yên và Sông Công). - Việc lựa chọn địa điểm xây dựng KCN, CCN còn chưa thực sự phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, lợi thế về vị trí, nguồn nguyên liệu và thị trường, 119 nhất là trong việc tạo sức hấp dẫn, thu hút các dự án đầu tư trong và ngoài nước. Kết quả là các dự án sản xuất kinh doanh công nghiệp thu hút vào các KCN, CCN có quy mô nhìn chung còn nhỏ, số lượng dự án không nhiều. Nhiều cơ sở công nghiệp được đầu tư ngoài các KCN, CCN đã quy hoạch và xây dựng. - Hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài hàng rào của các KCN, CCN đã được quan tâm đầu tư, song nhìn chung còn chậm, không đồng bộ và chưa đáp ứng được yêu cầu, ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư và hoạt động của các KCN, CCN. Hạ tầng xã hội (như nhà ở cho công nhân, các cơ sở văn hoá, giáo dục, y tế, dịch vụ vui chơi giải trí...) chưa được đầu tư phát triển đồng bộ với sự phát triển của các KCN và CCN. Nhận định chung: Phân bố công nghiệp còn chưa hợp lý, việc cho phép các cơ sở công nghiệp hình thành và phát triển dọc theo các tuyến quốc lộ, gần các khu đô thị, khu vực dân cư và nằm ngoài các KCN, CCN đang gây sức ép lớn về mặt môi trường, xử lý chất thải, cung cấp điện, nước cũng như các vấn đề về mặt xã hội khác. Việc hình thành và phát triển đồng bộ các KCN còn hạn chế. Nguyên nhân là do việc tuân thủ quy hoạch tổng thể, dài hạn trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung và công nghiệp nói riêng còn chưa thực sự được quan tâm chú trọng. 2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN 2.4.1. Những tiềm năng, lợi thế và cơ hội phát triển của Thái Nguyên 2.4.1.1. Tiềm năng, lợi thế Thứ nhất, Thái Nguyên có nhiều cơ sở đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học - công nghệ phục vụ cho nhu cầu của tỉnh và vùng. Đây là lợi thế rất quan trọng để tỉnh bảo đảm nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đưa nhanh khoa học - công nghệ vào sản xuất và đời sống. Việc Chính phủ sẽ đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất và nâng cao năng lực đào tạo cho Đại học Thái Nguyên theo hướng đa ngành gắn với việc hình thành các trung tâm nghiên cứu khoa học - công nghệ sẽ tạo điều kiện để tỉnh phát huy vai trò trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học - công nghệ của vùng. Thứ hai, vị trí địa lý là một trong những lợi thế của Thái Nguyên. Đánh giá chung, Thái Nguyên có vị trí địa lý khá thuận lợi cho phát triển kinh tế nói chung và 120 phát triển công nghiệp nói riêng do gần hệ thống giao thông chính như: đường cao tốc, đường sắt, sân bay, cảng biển, cảng sông, cửa khẩu quốc tế lớn… Bên cạnh đó, Thái Nguyên còn nằm tiếp giáp Hà Nội - trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị lớn, trung tâm khoa học, công nghệ cao của cả nước; gần các địa phương phát triển nhanh, năng động thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Quảng Ninh, Hải Phòng…), hành lang kinh tế Côn Minh – Hà Nội – Hải Phòng. Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của vùng Hà Nội, hành lang kinh tế Côn Minh – Hà Nội – Hải Phòng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh – Bắc Ninh – Vĩnh Phúc) là các khu vực có tốc độ công nghiệp hoá cao, tăng trưởng nhanh, năng động, đã và đang tạo ra sự lan toả, cơ hội và động lực thúc đẩy sự phát triển công nghiệp của Thái Nguyên, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho Thái Nguyên trong việc liên kết, hợp tác đầu tư, trao đổi hàng hoá với các địa phương này. Thứ ba, Thái Nguyên có nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá. So với nhiều địa phương khác trong vùng và cả nước, Thái Nguyên có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển công nghiệp luyện kim, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng và chế biến nông sản… Những lợi thế này cho phép tỉnh có đầy đủ điều kiện để trở thành một trung tâm công nghiệp luyện kim, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm sản của vùng TDMN Bắc Bộ và dần dần mang tầm cỡ quốc gia. Cùng với đó, điều kiện đất đai, khí hậu - thuỷ văn của tỉnh thuận lợi cho phát triển trồng cây công nghiệp (chè, lạc…), cây ăn quả, cây dược liệu và chăn nuôi gia súc, gia cầm tạo nguồn nguyên liệu phong phú cho công nghiệp chế biến phát triển. Thứ tư, Thái Nguyên là tỉnh có truyền thống phát triển công nghiệp từ những năm 60 - 70 của thế kỷ trước với nhiều cơ sở công nghiệp có quy mô trung bình và lớn ở đủ các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Sau nhiều năm xây dựng và tích luỹ, đến nay cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành công nghiệp Thái Nguyên là tương đối phát triển so với nhiều địa phương khác trong cả nước. 2.4.1.2. Cơ hội Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng cao của vùng đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ - những nơi có khoảng cách địa lý gần với Thái Nguyên - trong thời gian qua, hiện nay cũng như trong thời gian sắp tới theo dự báo là cơ hội rất lớn để Thái Nguyên hội nhập vào xu thế tăng trưởng này. 121 Thứ hai, trong bối cảnh hội nhập quốc tế và khu vực, nước ta nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng có nhiều cơ hội để mở rộng thị trường xuất khẩu của mình. Quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc trong việc hình thành hai hành lang và một vành đai kinh tế đang được xúc tiến và có bước phát triển mới cũng mở ra cho Thái Nguyên phát triển quan hệ thương mại với với Trung Quốc, nhất là vùng Tây Nam Trung Quốc - nơi có tới trên 350 triệu dân (gấp hơn 4 lần dân số Việt Nam) - thông qua các cửa khẩu thuộc Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang. Bên cạnh đó, việc Việt Nam gia nhập WTO cùng với lộ trình cắt giảm thuế đối với nhiều loại hàng hoá công nghiệp, thiết bị điện tử, nông thuỷ sản nhập khẩu vào các nước ASEAN trong đó có nước ta sẽ là cơ hội thuận lợi để Thái Nguyên tham gia vào “sân chơi” thương mại thế giới, nâng cao sức cạnh tranh của nhiều ngành sản xuất và sản phẩm của mình. Bên cạnh đó, với việc tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa nước ta và Hoa Kỳ, triển vọng xuất khẩu sang thị trường này rất khả quan: hàng may mặc, bao bì, giày dép, giấy bao gói... (các mặt hàng truyền thống) và có nhiều khả năng mở rộng sang các mặt hàng mới: nông sản, thủ công mỹ nghệ, điện tử... Thứ ba, Nghị quyết số 37/NQ-TW ngày 01/7/2004 của Bộ Chính trị xác định phát triển Thái Nguyên thành một trong những trung tâm kinh tế của vùng TDMN Bắc Bộ chắc chắn tạo điều kiện rất quan trọng để Thái Nguyên khai thác các lợi thế, tiềm năng của mình, tăng nhanh mức thu hút đầu tư từ bên ngoài vào địa bàn nhằm phát triển thành một trung tâm kinh tế quan trọng của vùng. 2.4.2. Những khó khăn và thách thức đặt ra cho Thái Nguyên trong thời gian tới Bên cạnh những tiềm năng, lợi thế và cơ hội phát triển to lớn nêu trên, Thái Nguyên cũng gặp phải những khó khăn và thách thức lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển công nghiệp nói riêng, cụ thể: 2.4.2.1. Khó khăn Thứ nhất, đầu tư cho công nghiệp nhất là để đảm bảo PTBV, đòi hỏi vốn lớn, rủi ro cao và chậm thu hồi vốn, trong khi Thái Nguyên lại là một tỉnh nghèo, có nguồn thu ngân sách thấp, hàng năm phải nhận trợ cấp ngân sách từ trung ương, khả năng tích luỹ của nền kinh tế còn hạn chế (tỷ lệ tích luỹ chiếm chưa đến 20% GDP) nên 122 nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư phát triển công nghiệp cũng như đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng và phát triển đồng bộ các KCN có nhiều hạn chế, phụ thuộc chủ yếu vào sự hỗ trợ của ngân sách trung ương. Thứ hai, công nghiệp Thái Nguyên có thế mạnh và phần lớn tập trung vào những ngành công nghiệp như khai thác khoáng sản, luyện kim, sản xuất vật liệu xây dựng, nhiệt điện... đây đều là những ngành thâm dụng tài nguyên, sử dụng nhiều năng lượng và có tác động rất lớn đến môi trường, đe doạ đến sự PTBV của địa phương cũng như các khu vực lân cận. Thứ ba, quá trình thực hiện và điều chỉnh phân bố công nghiệp của Thái Nguyên có nhiều khó khăn do yếu tố lịch sử của các cơ sở sản xuất công nghiệp quy mô trung bình và lớn đã được hình thành, xây dựng từ những năm 60-70 của thế kỷ trước. 2.4.2.2. Thách thức Thứ nhất, một trong những thách thức lớn nhất đối với Thái Nguyên trong 1015 năm tới là nguy cơ tụt hậu so với cả nước. Tuy có những lợi thế về địa lý, tài nguyên và nguồn nhân lực, nhưng gần một thập kỷ qua nền kinh tế Thái Nguyên vẫn phát triển chậm chạp trong khi các tỉnh xung quanh Hà Nội đã nắm bắt tốt các cơ hội, tạo ra sự phát triển mạnh và nhảy vọt về kinh tế. Khoảng cách giữa Thái Nguyên với cả nước còn rất lớn: GDP bình quân đầu người tính theo giá hiện hành năm 2008 mới bằng gần 70% mức bình quân chung của cả nước (11,7 triệu đồng/người-năm so với mức 17,14 triệu đồng/người-năm của cả nước) [24], [64]. Thứ hai, nhiều sản phẩm của tỉnh, kể cả các sản phẩm có truyền thống sản xuất lâu đời, thiếu khả năng cạnh tranh ngay cả trên thị trường nội địa. Việc những cam kết của nước ta trong khuôn khổ AFTA, WTO đã và sẽ được thực hiện đầy đủ trong thời gian tới sẽ gây nên áp lực rất lớn đối với các ngành sản xuất của tỉnh khi hàng ngoại nhập có cơ hội tự do xâm nhập thị trường trong nước. Thứ ba, nguy cơ phá vỡ cảnh quan, môi trường, khai thác cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, cũng như áp lực trong việc giải quyết các vấn đề xã hội khi duy trì và đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng công nghiệp. 123 Để đạt mục tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình khoảng 12%/năm, trong đó tốc độ tăng trưởng công nghiệp khoảng 15-16%/năm trong giai đoạn 2011 – 2020; cơ cấu kinh tế năm 2020 đạt: công nghiệp 47,5%, dịch vụ 42,2%, nông lâm nghiệp 9,3%, việc huy động các nguồn lực đặc biệt là các nguồn tài nguyên thiên nhiên như đất, nước, khoáng sản,... cho đầu tư phát triển sẽ tăng lên nhiều so với các năm trước [71]. Theo tính toán của các chuyên gia môi trường, cứ tăng 1% GDP thì chất lượng môi trường giảm đi 2% [40]. Tốc độ phát triển đô thị, phát triển công nghiệp ở mức cao, đến năm 2015 sẽ có khoảng 2.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp và 20 đô thị các loại, dân số toàn tỉnh ước tính khoảng 1,2 triệu người trong đó dân số đô thị chiếm 35%; như vậy sẽ gia tăng sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ sản xuất và gia tăng khối lượng lớn các chất thải. Lượng nước thải sinh hoạt sẽ lên tới khoảng 0,5 triệu m3/ngày, nước thải công nghiệp khoảng hơn 1 triệu m3/ngày, lượng chất thải rắn sinh hoạt sẽ lên tới 1.300 tấn/ngày, chất thải rắn công nghiệp và xây dựng ước tính lên tới 16.500 tấn/ngày, rác thải y tế khoảng 18 tấn/ngày sẽ gây nguy cơ ô nhiễm nguồn nước bởi các chất hữu cơ, vô cơ, kim loại nặng, dầu mỡ [40] Nhu cầu sử dụng nước cho sản xuất sẽ rất lớn, chỉ tính riêng cho 3 dự án tuyển quặng sắt Mỏ sắt Tiến Bộ, dự án khai thác và chế biến khoảng sản đa kim Núi Pháo và dự án cải tạo mở rộng giai đoạn II KCN luyện kim Lưu Xá là rất lớn - ước tính trên 35.000 m3/ngày. Lượng khoáng sản khai thác sẽ tăng gấp nhiều lần so với hiện nay như quặng sắt 1,8 triệu tấn/năm (tăng gấp 4,5 lần), quặng Titan đạt 370.000 tấn/năm (tăng gấp 3,7 lần), đất sét để sản xuất xi măng đạt trên 2 triệu tấn/năm (gấp 50 lần), than Antraxit đạt 600.000 tấn/năm (tăng 2,7 lần). Đồng thời khi dự án cải tạo mở rộng sản xuất giai đoạn II tại KCN Lưu Xá và Mỏ sắt Tiến Bộ hoàn thành cùng với Nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn có công suất 100MW (2 x 50MW) mới đi vào hoạt động, sẽ thải ra lượng khí thải gấp 2 - 4 lần so với trước đây. Hoạt động sản xuất của các Nhà máy Xi măng: La Hiên, Cao Ngạn, Lưu Xá và Nhà máy Xi măng Quang Sơn công suất 1,4 triệu tấn/năm, ước tính sẽ thải vào môi trường không khí mỗi năm 900 tấn bụi, 600 tấn SO2 và 700 tấn NO2. Lượng ô tô, xe máy tăng lên 20%/năm so với hiện nay sẽ dẫn đến khả năng nồng độ bụi và khí độc hại trên các tuyến đường giao thông vượt 124 tiêu chuẩn cho phép. Các vấn đề trên sẽ gây ra sức ép lớn đối với vấn đề môi trường đô thị, KCN, quy hoạch sử dụng đất, ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí… Tổng hợp những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong việc PTBVCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên được minh hoạ qua bảng ma trận SWOT như trong hình 2.8 Opportunities (Cơ hội): Threats (Nguy cơ): - Hội nhập vào xu thế tăng trưởng cao, năng động của các tỉnh lân cận: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh… - Sản phẩm có cơ hội tiếp cận, thâm nhập thị trường nước ngoài do quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước - Được ưu tiên, chú trọng phát triển theo Nghị quyết số 37/NQTW của Bộ Chính trị. - Tụt hậu so với các địa phương khác trong cả nước. - Sản phẩm không có khả năng cạnh tranh với hàng ngoại khi Việt Nam gia nhập và thực hiện các cam kết trong khuôn khổ AFTA, WTO… - Phá vỡ cảnh quan, môi trường, khai thác cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên khi đẩy mạnh tăng trưởng công nghiệp. Strengths (Điểm mạnh): *Kết hợp điểm mạnh và cơ hội: *Kết hợp điểm mạnh và nguy cơ - Có nhiều cơ sở đào tạo, đảm bảo nguồn nhân lực có chất lượng cao. - Có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và nguồn nguyên liệu cho phát triển công nghiệp - Có vị trí địa lý thuận lợi. - Cơ sở vật chất kỹ thuật của 1 số ngành công nghiệp tương đối phát triển: cơ khí, luyện kim, sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác chế biến khoáng sản. - Xác định ngành công nghiệp mũi nhọn là ngành cơ khí chế tạo, bên cạnh đó vẫn ưu tiên chú trọng các ngành công nghiệp truyền thống và có thế mạnh khác của địa phương: luyện kim, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến… - Bước đầu xây dựng và dần hình thành các ngành công nghiệp mới, có kỹ thuật cao, công nghệ hiện đại như: công nghệ thông tin, sản xuất vật liệu mới… - Nâng cao chất lượng sản phẩm, giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh của các ngành công nghiệp truyền thống. * Kết hợp điểm yếu và cơ hội: * Kết hợp điểm yếu và nguy cơ: - Tận dụng và tranh nguồn vốn đầu tư ương để phát triển tầng, xây dựng và đồng bộ các KCN. - Không vì lợi ích trước mắt mà thực hiện công nghiệp hoá bằng mọi giá theo kiểu “gặp gì ăn nấy”. Ma trận phân tích SWOT Wecknesses (Điểm yếu): - Nội lực yếu, nguồn lực đầu tư phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển công nghiệp còn hạn chế.. - Những ngành có thể mạnh đều là những ngành có tác động rất lớn đến môi trường. - Điều chỉnh phân bố công nghiệp gặp nhiều khó khăn do yếu tố lịch sử của các cơ sở sản xuất công nghiệp hiện có. thủ tối đa của trung cơ sở hạ phát triển - Có chính sách thu hút đầu tư và cạnh tranh lành mạnh với các tỉnh lân cận trong việc thu hút đầu tư trong và ngoài nước. - Việc phát triển các ngành công nghiệp truyền thống phải gắn với yêu cầu PTBV bằng cách thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các biện pháp BVMT, giải quyết thoả đáng các vấn đề xã hội. - Tập trung nguồn lực để đầu tư phát triển ngành công nghiệp mũi nhọn và các lĩnh vực ưu tiên, với lộ trình, kế hoạch thích hợp. Hình 2. 8: Ma trận SWOT về PTBVCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 125 2.4.3. Đánh giá chung về tình hình phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong thời gian qua Qua phân tích thực trạng, có thể rút ra nhận xét chung là trong những năm qua công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã phát triển không bền vững, biểu hiện cụ thể trên một số khía cạnh sau đây: Thứ nhất, nếu xét về khía cạnh tăng trưởng thì trong những năm qua ngành công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên đã tăng trưởng với tốc độ khá cao (cao hơn mức bình quân chung của cả nước). Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng là không ổn định do phụ thuộc nhiều vào sự tăng trưởng của Công ty Gang thép Thái Nguyên. Thứ hai, giá trị gia tăng thấp và tỷ lệ VA/GO có xu hướng giảm dần, biểu hiện chất lượng tăng trưởng của công nghiệp Thái Nguyên trong các năm qua là thấp. Nguyên nhân là do hoạt động của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên chỉ là khai thác khoáng sản dưới dạng thô hoặc sơ chế; các doanh nghiệp chế biến, chế tạo cũng mới chỉ dừng lại ở hoạt động gia công, lắp ráp là chủ yếu; các ngành công nghiệp phụ trợ còn yếu và kém phát triển. Thứ ba, Thái Nguyên đã từng được coi là một trung tâm công nghiệp lớn của cả nước, song hiện nay phần lớn các cơ sở công nghiệp này chậm đổi mới công nghệ, sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp không cao; cùng với đó là năng lực cạnh tranh cấp tỉnh yếu. Nguyên nhân là do nguồn vốn đầu tư toàn xã hội cho phát triển công nghiệp nói riêng và kinh tế - xã hội của Thái Nguyên nói chung còn hạn chế. Trong khi công nghiệp lại là một ngành đòi hỏi vốn đầu tư lớn. Bên cạnh đó, môi trường đầu tư của tỉnh chưa thật thuận lợi, thông thoáng, để tạo sức hấp dẫn, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh cũng như các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh tại Thái Nguyên. Thứ tư, quá trình chuyển dịch trong nội bộ ngành công nghiệp diễn ra theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp chế biến (là ngành có giá trị gia tăng cao). Tuy nhiên, xu hướng chuyển dịch còn chậm, chưa rõ ràng, có sự mất cân đối lớn giữa công nghiệp thượng nguồn và hạ nguồn, các ngành công nghiệp phụ trợ còn yếu và kém phát triển, chưa có những ngành, sản phẩm mang tính đột phá, chưa xuất hiện các ngành có trình độ cao, chất xám cao hơn như công nghiệp điện tử, công nghệ thông 126 tin, cơ khí chế tạo tinh xảo, hoá chất cơ bản, chế tạo vật liệu mới... Cơ cấu công nghiệp theo ngành còn thiếu thân thiện với môi trường và tiềm ẩn nguy cơ không bền vững cao do tập trung chủ yếu vào các ngành thâm dụng tài nguyên, sử dụng nhiều năng lượng, có ảnh hưởng và tác động lớn đến môi trường như luyện kim, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất điện, khai thác khoáng sản, sản xuất giấy, chế biến thực phẩm và đồ uống.... Nguyên nhân là do còn lúng túng, chưa rõ ràng trong việc xác định các ngành công nghiệp ưu tiên và lĩnh vực mũi nhọn; bên cạnh đó nguồn vốn đầu tư toàn xã hội cho phát triển công nghiệp nói riêng và kinh tế - xã hội của Thái Nguyên nói chung còn hạn chế. Thứ năm, quá trình sản xuất của phần lớn các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn chưa đáp ứng được yêu cầu về quá trình sản xuất sạch, sản phẩm thân thiện môi trường, một phần là do công nghệ sản xuất lạc hậu, không đồng bộ, một phần là do ý thức của chủ doanh nghiệp trong việc BVMT chưa tốt, các yêu cầu về BVMT chưa được đặt ra một cách gắt gao, đến nay ô nhiễm môi trường đã có biểu hiện gia tăng. Rất nhiều cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cần phải được xử lý triệt để. Thứ sáu, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp còn hạn chế, các doanh nhiệp (nhất là các doanh nghiệp dân doanh) thường chỉ quan tâm và tập trung vào mục tiêu phát triển sản xuất mà thiếu quan tâm đến vấn đề xã hội và môi trường, họ sẵn sàng vì những cái lợi trước mắt mà đánh đổi sự PTBV của xã hội, của cộng đồng. Nhiều doanh nghiệp vì khả năng tài chính hạn chế đã không thực hiện đầy đủ các biện pháp BVMT, đảm bảo điều kiện làm việc cho người lao động, các chính sách đãi ngộ và bảo hộ lao động cho công nhân, thiếu quan tâm đến các vấn đề về bình đẳng giới, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng…. Bên cạnh đó, việc thực hiện trách nhiệm xã hội thông qua áp dụng các bộ quy tắc ứng xử (CoC) và các tiêu chuẩn như SA 8000, WRAP, ISO 14000 trong các doanh nghiệp của Thái Nguyên cũng rất ít được quan tâm thực hiện. Thứ bảy, phân bố công nghiệp còn chưa hợp lý, việc cho phép các cơ sở công nghiệp hình thành và phát triển dọc theo các tuyến quốc lộ, gần các khu đô thị, khu vực dân cư và nằm ngoài các KCN, CCN đang gây sức ép lớn về mặt môi trường, xử lý chất thải, cung cấp điện, nước cũng như các vấn đề về mặt xã hội khác. Việc hình 127 thành và phát triển đồng bộ các KCN còn hạn chế. Nguyên nhân là do việc tuân thủ quy hoạch tổng thể, dài hạn trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung và công nghiệp nói riêng còn chưa thực sự được quan tâm chú trọng. TÓM TẮT CHƯƠNG 2 Tóm lại, trong chương 2 nghiên cứu sinh đã tập trung đi sâu phân tích thực trạng PTBVCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên với những đóng góp chủ yếu sau: 1. Khái quát về con đường phát triển công nghiệp Thái Nguyên và tình hình phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2001-2008. 2. Phân tích các nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên, dân số và nguồn nhân lực, kinh tế - xã hội tác động đến PTBVCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 3. Sử dụng các tiêu chí đánh giá PTBVCN đã được xây dựng và đưa ra ở chương 1 với 3 nhóm tiêu chí: (i) Tăng trưởng bền vững; (ii) Doanh nghiệp bền vững; (iii) Tổ chức không gian lãnh thổ và phân bố công nghiệp để đánh giá về thực trạng PTBVCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2001-2008. Từ đó, đưa ra đánh giá chung là trong những năm qua công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã phát triển không bền vững, đồng thời chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến sự phát triển không bền vững làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp giải quyết trong chương 3. 128 Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN 3.1. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN 3.1.1. Quan điểm phát triển Trên cơ sở Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam), Định hướng chiến lược phát triển bền vững tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 (Chương trình nghị sự 21 Thái Nguyên), quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội cả nước, của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, căn cứ Nghị quyết số 37-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du miền núi Bắc Bộ đến năm 2010 và Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVII, xuất phát từ tình hình trong nước và quốc tế, từ các tiềm năng, lợi thế, hạn chế và thực trạng phát triển công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên trong những năm qua, có thể xác định các quan điểm cơ bản PTBVCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 như sau: (1) Phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam theo các vùng lãnh thổ đến năm 2020, gắn với sự phát triển công nghiệp của vùng TDMN Bắc Bộ, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và vùng Hà Nội. Yêu cầu phát triển bền vững phải được đặt ra và lồng ghép trong chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển công nghiệp của địa phương. (2) Phát triển bền vững công nghiệp là nhiệm vụ trung tâm, quan trọng hàng đầu để đưa Thái Nguyên trở thành tỉnh công nghiệp trước năm 2020 và là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Thực hiện phương châm khai thác triệt để, huy động tối đa mọi nguồn lực trong và ngoài nước với nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia, coi trọng và nâng cao hiệu quả của hợp tác quốc tế, hợp tác liên tỉnh, liên vùng, liên ngành trong phát triển công nghiệp. 129 (3) Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong phát triển công nghiệp. Cân nhắc và khai thác một cách có tính toán, có chiến lược lâu dài đối với các tài nguyên thiên nhiên của tỉnh, đặc biệt là đối với các loại tài nguyên không thể tái tạo và các loại tài nguyên mà với công nghệ và trình độ hiện tại chưa thể khai thác một cách có hiệu quả. Hạn chế tiêu dùng lấn vào phần của các thế hệ mai sau. (4) Phát triển bền vững công nghiệp trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại, phát triển nguồn nhân lực có tri thức, trình độ cao, đáp ứng và phục vụ nhu cầu phát triển công nghiệp. (5) Phát triển bền vững công nghiệp cần có lộ trình thích hợp và phù hợp với lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. 3.1.2. Định hướng phát triển (1) Phát triển công nghiệp đa ngành, đa lĩnh vực. Trong đó, ưu tiên tập trung vào một số ngành truyền thống có lợi thế của tỉnh, trên cơ sở khai thác có hiệu quả các lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực trình độ cao, vị trí trung tâm vùng. (2) Các ngành công nghiệp truyền thống và có thế mạnh của tỉnh Thái Nguyên như: công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, công nghiệp luyện kim, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng... vẫn được ưu tiên phát triển. Tuy nhiên, cần chuyển dần sang tập trung phát triển các ngành công nghiệp có công nghệ và kỹ thuật cao, chế biến sâu, có giá trị gia tăng lớn, ít thâm dụng tài nguyên và ít ảnh hưởng đến môi trường như ngành công nghiệp cơ khí chế tạo và gia công kim loại; công nghiệp phần mềm; sản xuất sản phẩm từ công nghệ mới, năng lượng mới, năng lượng tái tạo; chế tạo vật liệu mới; sản xuất linh kiện điện, điện tử, lắp ráp các thiết bị kỹ thuật số, viễn thông và công nghệ thông tin... Trong đó xác định ngành công nghiệp cơ khí chế tạo, gia công kim loại là ngành công nghiệp mũi nhọn và được ưu tiên phát triển số một của tỉnh, đóng vai trò quan trọng trong hoạch định thay đổi cơ cấu nội bộ ngành, chiếm tỷ trọng lớn sau năm 2020. (3) Từng bước hình thành và phát triển ngành công nghiệp môi trường với các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực như: tái chế, xử lý chất thải; sản xuất các thiết bị đồng bộ, công nghệ về bảo vệ môi trường; cung cấp dịch vụ môi trường. 130 3.2. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN 3.2.1. Lựa chọn ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn và phát triển công nghiệp phụ trợ. Thái Nguyên là tỉnh có nhiều cơ sở công nghiệp nặng như luyện kim đen, luyện kim mầu, cơ khí chế tạo động cơ, phụ tùng máy động lực, khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng. Tuy phần lớn các cơ sở công nghiệp này trình độ công nghệ chưa tiên tiến, thậm chí lạc hậu, nhưng trải qua nhiều năm hoạt động đã tạo dựng được một cơ sở vật chất khá cùng với đội ngũ công nhân có tay nghề, đội ngũ chuyên gia kỹ thuật đông đảo. Mặc dù là những ngành sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên, năng lượng, có tác động ảnh hưởng rất lớn đến môi trường và tiềm ẩn những yếu tố không bền vững cao, nhưng trong giai đoạn trước mắt (đến năm 2020) công nghiệp luyện kim, khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng vẫn phải tiếp tục được ưu tiên đầu tư, không phải để mở rộng quy mô, nâng công suất mà để đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, tạo sản phẩm chất lượng cao có khả năng cạnh tranh mạnh trên thị trường, khai thác tốt hơn chuỗi giá trị sản xuất sản phẩm, nhằm tận dụng tốt lợi thế về nguồn nguyên liệu, công nghệ, cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có để giải quyết công ăn, việc làm; gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp; tích luỹ nguồn lực cho tỉnh. Tuy nhiên, để hạn chế đến mức thấp nhất các tác động đến sự PTBV do những ngành này gây ra, tỉnh cần thực hiện tốt và nghiêm ngặt các biện pháp và quy định bắt buộc về công tác BVMT; từng bước đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ sản xuất của các ngành này nhằm sử dụng hợp lý, có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, tuyệt đối không vì lợi ích trước mắt mà sản xuất và xuất khẩu khoáng sản thô hoặc mới chỉ qua sơ chế dưới mọi hình thức; huỷ hoại môi trường tự nhiên; làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là các nguồn tài nguyên không thể tái tạo. Bên cạnh đó, trong quá trình phát triển, tỉnh cần tập trung nguồn lực, thu hút đầu tư, cải tiến công nghệ, phát triển thị trường để tập trung định hướng phát triển công nghiệp sang các ngành: cơ khí chế tạo; chế biến nông sản thực phẩm đồ uống; dệt may, da giầy; từng bước hình thành các ngành công nghiệp công nghệ cao nhất là công nghiệp phần mềm, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ sản xuất vật liệu mới. Trong đó, đặc biệt quan tâm chú trọng phát triển các ngành công nghiệp 131 phụ trợ trong các lĩnh vực cơ khí chế tạo; sản xuất thiết bị điện tử, viễn thông và công nghệ thông tin. Với quan điểm định hướng trên, sau khi phân tích các quan hệ kinh tế trong tỉnh, trên cơ sở định hướng phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên, ngành công nghiệp mũi nhọn giai đoạn 2007 - 2010, tầm nhìn đến năm 2020 của quốc gia (ban hành kèm theo Quyết định số 55/2007/QĐ-TTg ngày 23/4/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục các ngành công nghiệp ưu tiên, ngành công nghiệp mũi nhọn giai đoạn 2007 - 2010, tầm nhìn đến năm 2020 và một số chính sách khuyến khích phát triển), xác định các ngành công nghiệp mũi nhọn của Thái Nguyên bao gồm: 1. Cơ khí chế tạo, lắp ráp, gia công kim loại (ô tô, động cơ diezen, thiết bị toàn bộ, phụ tùng, máy nông nghiệp, cơ điện tử). 2. Công nghiệp ứng dụng công nghệ cao như công nghiệp phần mềm; sản xuất sản phẩm từ công nghệ mới, năng lượng mới, năng lượng tái tạo; chế tạo vật liệu mới; sản xuất linh kiện điện, điện tử, lắp ráp các thiết bị kỹ thuật số, viễn thông và công nghệ thông tin (máy tính, điện thoại, màn hình...). Trong hai nhóm ngành nêu trên, ngành cơ khí chế tạo, gia công kim loại của Thái Nguyên là ngành đã có truyền thống phát triển, tuy nhiên cần tập trung đầu tư chiều sâu và phát triển công nghiệp phụ trợ. Đây sẽ được xác định là ngành công nghiệp mũi nhọn và được ưu tiên phát triển số một của tỉnh, đóng vai trò quan trọng trong hoạch định thay đổi cơ cấu nội bộ ngành, chiếm tỷ trọng lớn sau năm 2020. Còn đối với nhóm ngành còn lại là những ngành hoàn toàn mới đối với Thái Nguyên, đối với các ngành này chưa đưa ra mục tiêu cụ thể, chỉ đề ra những định hướng cần tập trung để thu hút các dự án đầu tư lớn, từng bước hình thành khi có điều kiện và nâng cao tỷ trọng các ngành này trong cơ cấu công nghiệp của Thái Nguyên. Cùng với hai ngành công nghiệp mũi nhọn nêu trên, trong giai đoạn 2010-2020 tỉnh Thái Nguyên cần tập trung phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên theo thứ tự sau: 1. Công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, đồ uống 2. Công nghiệp dệt may, da giầy 132 3. Công nghiệp luyện kim 4. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng 5. Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản Trong những ngành công nghiệp mũi nhọn và công nghiệp ưu tiên ở trên, các ngành luyện kim, khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng sẽ có tỷ trọng giảm dần trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp. Các ngành cơ khí chế tạo; công nghiệp ứng dụng công nghệ cao; chế biến nông sản, thực phẩm, đồ uống; dệt may, da giầy sẽ có tỷ trọng ngày càng tăng trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp. Danh mục và cơ cấu các ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp ưu tiên của Thái Nguyên giai đoạn 2010-2020 được thể hiện trong bảng 3.1 Bảng 3. 1: Danh mục và cơ cấu các ngành công nghiệp chủ yếu của Thái Nguyên giai đoạn 2010-2020 TT CHỈ TIÊU ĐVT 2010 2015 2020 Tỷ đồng 12.200 28.500 66.000 TỔNG CỘNG I Tổng giá trị SXCN (giá CĐ 1994) II Tốc độ tăng giá trị SXCN 18 - 19 %/năm III Tỷ trọng giá trị SXCN các ngành 1 Cơ khí chế tạo, lắp ráp, gia công kim loại % 20,0 27,4 41,4 2 Công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, đồ uống % 4,1 4,7 5,5 3 Công nghiệp dệt may, da giầy % 7,7 9,0 10,5 4 Công nghiệp luyện kim % 31,3 23,6 15,0 5 Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng % 16,7 16,4 11,4 6 Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản % 3,0 2,1 1,1 7 Các ngành công nghiệp khác % 17,1 16,8 15,1 Mục tiêu, định hướng phát triển cụ thể của từng ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp ưu tiên đến năm 2020 như sau: 133 3.2.1.1. Công nghiệp cơ khí chế tạo, lắp ráp, gia công kim loại * Định hướng phát triển: - Ngành công nghiệp cơ khí chế tạo, lắp ráp, gia công kim loại được định hướng là ngành công nghiệp mũi nhọn số 1 của tỉnh, là ngành quan trọng trong hoạch định thay đổi cơ cấu nội bộ ngành, chiếm tỷ trọng lớn sau năm 2015 (đến năm 2020 chiếm trên 40% trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh). - Phát triển công nghiệp cơ khí gắn với phát triển các ngành công nghiệp khác, đặc biệt là với công nghiệp sản xuất kim loại, với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn và với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Thực hiện chuyên môn hóa và hợp tác hóa sản xuất cơ khí trên địa bàn, giữa các thành phần kinh tế, giữa các cơ sở sản xuất; phấn đấu trở thành ngành sản xuất thiết bị đồng bộ, ngành công nghiệp phụ trợ quan trọng cho các dây chuyền sản xuất, lắp ráp của các tập đoàn đa quốc gia. - Phát triển công nghiệp cơ khí đáp ứng cơ bản các nhu cầu trong tỉnh về các thiết bị, máy móc phục vụ nông nghiệp và nông thôn (dụng cụ, nông cụ cầm tay và các dịch vụ sửa chữa, bảo hành máy và thiết bị); đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước theo phân công của ngành cơ khí vùng và cả nước (đặc biệt là sản phẩm động cơ diezen đến 400 HP và các loại dụng cụ, phụ tùng); từng bước sản xuất một số sản phẩm, vật tư, phụ tùng phục vụ công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, luyện kim thay thế cho sản phẩm nhập khẩu; mở rộng thêm các sản phẩm xuất khẩu, tiến tới xuất khẩu một số loại phụ tùng. - Đây là ngành công nghiệp phụ trợ cần được ưu đãi đặc biệt cho phát triển; tập trung thu hút đầu tư, đi thẳng vào công nghệ tiên tiến, hiện đại; đầu tư có trọng điểm, tập trung, không dàn trải nhằm phục vụ cho sản xuất: máy động lực, máy nông nghiệp, phụ tùng ôtô, xe máy, thiết bị chế biến bảo quản sau thu hoạch, công cụ, dụng cụ, phụ tùng. Khuyến khích, tạo thuận lợi để mọi thành phần kinh tế tham gia chương trình phát triển công nghiệp cơ khí, đặc biệt là cơ khí phục vụ nông nghiệp, nông thôn. Hướng chuyên môn hóa, phân công, phân bố sản xuất như sau: 134 + Các KCN thuộc thị xã Sông Công và huyện Phổ Yên: Sản xuất và lắp ráp động cơ diezen, động cơ thủy đến 400 HP, xe tải nhẹ và xe nông dụng, sản xuất và lắp ráp máy kéo, máy nông nghiệp; sản xuất thiết bị điện, điện dân dụng; thiết bị đồng bộ cho ngành cơ khí; phụ tùng xe máy, ôtô các loại; trục động cơ diesel, hộp số máy kéoôtô; sản xuất công cụ, dụng cụ... + Các KCN thuộc thành phố Thái Nguyên: Sản xuất thiết bị cán, kéo thép (cán thép tấm, thép hình), thiết bị khai thác, chế biến khoáng sản và sửa chữa máy các loại. + Các cụm, điểm công nghiệp thuộc địa bàn các huyện: Chủ yếu là các xưởng sửa chữa cơ khí, ngoài ra còn sản xuất các loại thiết bị chế biến nông, lâm sản cỡ nhỏ và vừa; thiết bị bảo quản sau thu hoạch. * Mục tiêu phát triển: Mục tiêu phát triển ngành công nghiệp cơ khí chế tạo, lắp ráp, gia công kim loại của Thái Nguyên đến năm 2020 được nêu chi tiết trong bảng 3.2 Bảng 3. 2: Mục tiêu phát triển công nghiệp cơ khí chế tạo, lắp ráp, gia công kim loại của Thái Nguyên đến năm 2020 Chỉ tiêu Giá trị SXCN (giá cố định 1994) Tỷ trọng giá trị SXCN trong cơ cấu công nghiệp Tốc độ tăng trưởng bình quân Đơn vị 2010 2015 2020 tỷ đồng 2.440 7.810 27.350 % 20,0 27,4 41,4 2011-2015 26,2 2016-2020 28,5 %/năm 3.2.1.2. Công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tinh xảo. * Định hướng phát triển: - Ngoài những công đoạn của một số lĩnh vực như gia công cơ khí, chế tạo máy đã ứng dụng công nghệ cao; tiếp tục nghiên cứu ứng dụng công nghệ này, đặc biệt là những công đoạn sản xuất có lượng sản phẩm lớn, đòi hỏi chất lượng cao ổn định; những công đoạn sản xuất có điều kiện làm việc khắc nghiệt 135 - Ưu tiên đầu tư có chọn lọc một số lĩnh vực công nghiệp ứng dụng công nghệ cao phù hợp với điều kiện của Thái Nguyên và định hướng phát triển chung của cả nước như: công nghiệp phần mềm; sản xuất sản phẩm từ công nghệ mới, năng lượng mới, năng lượng tái tạo; chế tạo vật liệu mới; sản xuất linh kiện điện, điện tử, lắp ráp các thiết bị kỹ thuật số, viễn thông và công nghệ thông tin (máy tính, điện thoại, màn hình...). - Hướng chuyên môn hóa, phân công sản xuất như sau: + Ứng dụng từng công đoạn được thực hiện trong các đơn vị sản xuất có điều kiện kỹ thuật, vốn đầu tư cho phép. + Đầu tư những nhà máy lớn, công viên phần mềm tại KCN Quyết Thắng, KCN Tây Phổ Yên. * Mục tiêu phát triển: Lĩnh vực này chưa đưa ra mục tiêu cụ thể, chỉ đề ra những định hướng cần tập trung để thu hút các dự án lớn, từng bước hình thành khi có điều kiện và nâng cao tỷ trọng các ngành này trong cơ cấu công nghiệp của Thái Nguyên. 3.2.1.3. Công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, đồ uống * Định hướng phát triển: - Trên cơ sở quy hoạch chung của tỉnh về các vùng nguyên liệu phục vụ cho chế biến nông sản, thực phẩm, đồ uống đã được hoạch định theo hướng chuyên canh để có phương án phát triển nguồn nguyên liệu ổn định, chất lượng cao, quy mô lớn. - Các cơ sở chế biến hiện tại cần xử lý theo hướng: chỉ đầu tư chiều sâu đổi mới thiết bị, công nghệ tiên tiến đối với các cơ sở nằm trong vùng quy hoạch phát triển ngành (các cơ sở còn lại sẽ có phương án bỏ hoặc di chuyển). - Xây dựng các cơ sở chế biến tập trung mới theo quy mô nguồn nguyên liệu. Không ngừng đa dạng hóa sản phẩm và công tác phát triển thị trường, nâng cao chất lượng sức cạnh tranh và hạ giá thành sản phẩm. Tăng nhanh các sản phẩm chủ lực như: chế biến chè cao cấp; bia lon-chai-hơi chất lượng cao, nước hoa quả; rau-củ-quả qua chế biến, thịt hộp, đồ ăn nguội... Giảm dần các sản phẩm sơ chế, phát triển chế 136 biến sâu, chế biến các sản phẩm tiêu dùng cuối cùng, nhằm tăng giá trị gia tăng, chất lượng sản phẩm đủ sức cạnh tranh thị tường trong nước và xuất khẩu. * Mục tiêu phát triển: Mục tiêu phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, đồ uống của Thái Nguyên đến năm 2020 được nêu chi tiết trong bảng 3.3 Bảng 3. 3: Mục tiêu phát triển công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, đồ uống của Thái Nguyên đến năm 2020 Chỉ tiêu Giá trị SXCN (giá cố định 1994) Tỷ trọng giá trị SXCN trong cơ cấu công nghiệp Tốc độ tăng trưởng bình quân Đơn vị 2010 2015 2020 tỷ đồng 500 1.350 3.600 % 4,1 4,7 5,5 2011-2015 22,0 2016-2020 22,0 %/năm 3.2.1.4. Công nghiệp dệt may, da giầy Công nghiệp dệt may, da giầy là ngành có tiềm năng tăng trưởng khá cao, có triển vọng phát triển do nhu cầu sản phẩm ngày càng tăng và là ngành có kỹ thuật, công nghệ không phức tạp, suất đầu tư thấp, thời gian thu hồi vốn nhanh, thời gian đào tạo tay nghề ngắn, thích hợp với lao động nông nghiệp chuyển sang và thu hút nhiều lao động. * Định hướng phát triển: - Nâng cao năng lực sản xuất các cơ sở may công nghiệp hiện có: từng bước cải tiến, đầu tư mới trang thiết bị tiên tiến để sản xuất các sản phẩm có chất lượng nhằm giảm dần và hướng tới thay thế việc thực hiện các hợp đồng gia công bằng sản xuất hàng xuất khẩu trực tiếp; - Đầu tư liên hợp sợi, dệt, nhuộm và các nhà máy may, sản xuất giày dép lớn chuyên làm hàng xuất khẩu, trung tâm đào tạo và thiết kế mẫu mốt thời trang tại các KCN: Sông Công, Nam Phổ Yên. 137 * Mục tiêu phát triển: Mục tiêu phát triển ngành công nghiệp dệt may, da giầy của Thái Nguyên đến năm 2020 được nêu chi tiết trong bảng 3.4 Bảng 3. 4: Mục tiêu phát triển công nghiệp dệt may, da giầy của Thái Nguyên đến năm 2020 Chỉ tiêu Giá trị SXCN (giá cố định 1994) Tỷ trọng giá trị SXCN trong cơ cấu công nghiệp Tốc độ tăng trưởng bình quân Đơn vị 2010 2015 2020 tỷ đồng 950 2.550 6.900 % 7,7 9,0 10,5 2011-2015 22,0 2016-2020 22,0 %/năm 3.2.1.5. Công nghiệp luyện kim Công nghiệp luyện kim là ngành công nghiệp truyền thống, đang chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của Thái Nguyên. Đây là ngành công nghiệp có tác động rất lớn đến môi trường và tiềm ẩn những yếu tố không bền vững cao. Mặc dù vậy, ngành này vẫn nằm trong danh sách được ưu tiên phát triển trong giai đoạn 2010-2020 nhằm tận dụng tốt lợi thế về nguồn nguyên liệu, công nghệ, cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có nhằm giải quyết công ăn, việc làm; gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp; tích luỹ nguồn lực cho tỉnh. Bên cạnh đó, để hạn chế đến mức thấp nhất các tác động đến sự PTBV do ngành công nghiệp này gây ra, tỉnh cần thực hiện tốt và nghiêm ngặt các biện pháp và quy định bắt buộc về công tác BVMT; từng bước đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ sản xuất của ngành này nhằm sử dụng hợp lý, có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên. * Định hướng phát triển: - Phát triển ngành sản xuất kim loại trên cơ sở quy mô phù hợp với nguồn tài nguyên hiện có và đúng với quy hoạch được duyệt. - Tạo điều kiện thuận lợi nhất để các dự án lớn về luyện kim đen và luyện kim mầu đang đầu tư xây dựng trên địa bàn đi vào sản xuất đúng tiến độ như: Dự án hiện 138 đại hoá và nầng công suất Công ty Gang thép Thái Nguyên giai đoạn II, Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Kim loại màu Thái Nguyên, Công ty Kim loại màu Việt Bắc, Công ty Cổ phần Luyện kim đen... Các nhà máy hiện có trên địa bàn cần có phương án đầu tư chiều sâu đổi mới thiết bị công nghệ, để phát huy hết công suất và đảm bảo chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. - Khuyến khích mọi thành phần kinh tế ứng dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến đầu tư vào ngành luyện kim để sản xuất các sản phẩm luyện kim cao cấp mang thương hiệu Thái Nguyên trên thị trường. Chuyển dần định hướng sản xuất sang chế tạo các sản phẩm thép mác cao, thép dụng cụ làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp cơ khí chế tạo. * Mục tiêu phát triển: Mục tiêu phát triển ngành công nghiệp luyện kim của Thái Nguyên đến năm 2020 được nêu chi tiết trong bảng 3.5 Bảng 3. 5: Mục tiêu phát triển công nghiệp luyện kim của Thái Nguyên đến năm 2020 Chỉ tiêu Giá trị SXCN (giá cố định 1994) Tỷ trọng giá trị SXCN trong cơ cấu công nghiệp Tốc độ tăng trưởng bình quân Đơn vị 2010 2015 2020 tỷ đồng 3.800 6.700 9.900 % 31,3 23,6 15,0 2011-2015 12,0 2016-2020 8,0 %/năm 3.2.1.6. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng * Định hướng phát triển: - Tạo điều kiện thuận lợi nhất để các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng lớn hiện có trên địa bàn phát huy hết công suất như: Nhà máy Xi măng Thái Nguyên (1,5 triệu tấn/năm), Nhà máy Xi măng La Hiên (0,75 triệu tấn/năm), Nhà máy Xi măng Quan Triều (0,77 triệu tấn/năm); các dây chuyền gạch ceramic của Công ty Cổ phần 139 Prime, Công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất công nghiệp; các dây chuyền sản xuất gạch tuynen, gạch không nung, đá ốp lát... - Trong các KCN, CCN trên địa bàn tiếp tục thu hút đầu tư các dự án lớn sản xuất các sản phẩm mới với công nghệ tiên tiến như: đá ốp lát cao cấp, cấu kiện bê tông đúc sẵn, vật liệu chịu lửa, xi măng cao dolomit, các dây chuyền sản xuất gạch tuynen, gạch không nung, gạch ceramic, tấm lợp sinh thái-chịu nhiệt và cách nhiệt; các dự án đầu tư sản xuất gốm, sứ cao cấp... * Mục tiêu phát triển: Mục tiêu phát triển ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng của Thái Nguyên đến năm 2020 được nêu chi tiết trong bảng 3.6 Bảng 3. 6: Mục tiêu phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng của Thái Nguyên đến năm 2020 Chỉ tiêu Giá trị SXCN (giá cố định 1994) Tỷ trọng giá trị SXCN trong cơ cấu công nghiệp Tốc độ tăng trưởng bình quân Đơn vị 2010 2015 2020 tỷ đồng 2.040 4.670 7.530 % 16,7 16,4 11,4 2011-2015 18,0 2016-2020 10,0 %/năm 3.2.1.7. Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản * Định hướng phát triển: - Tập trung khai thác và chế biến các khoáng sản có giá trị kinh tế cao, trữ lượng lớn như quặng sắt, thiếc, volfram...; có phương án đầu tư chiều sâu đổi mới thiết bị công nghệ hiện đại trong chế biến sâu; đảm bảo đủ nguyên, vật liệu cho các cơ sở luyện kim và sản xuất vật liệu xây dựng của tỉnh; tận thu tài nguyên và bảo vệ môi trường; không xuất khẩu tinh quặng và các sản phẩm khoáng sản thô. - Phát triển ngành khai thác chế biến khoáng sản phù hợp với nguồn tài nguyên hiện có của tỉnh và đúng quy hoạch khai thác chế biến các loại khoáng sản trên địa bàn 140 tỉnh đã được phê duyệt; Chế biến sâu khoáng sản nên đầu tư tập trung ở một số CCN như: Trúc Mai, Phú Lạc, Động Đạt... - Đa dạng hoá quy mô khai thác và chế biến khoáng sản trên cơ sở không lãng phí tài nguyên và có sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước; chú trọng công tác thăm dò tìm kiếm mỏ mới, trữ lượng mới. * Mục tiêu phát triển: Mục tiêu phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản của Thái Nguyên đến năm 2020 được nêu chi tiết trong bảng 3.7 Bảng 3. 7: Mục tiêu phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản của Thái Nguyên đến năm 2020 Chỉ tiêu Giá trị SXCN (giá cố định 1994) Tỷ trọng giá trị SXCN trong cơ cấu công nghiệp Tốc độ tăng trưởng bình quân Đơn vị 2010 2015 2020 tỷ đồng 370 590 760 % 3,0 2,1 1,1 2011-2015 10,0 2016-2020 5,0 %/năm 3.2.2. Điều chỉnh phân bố công nghiệp, xây dựng và phát triển đồng bộ các khu công nghiệp. Nguyên tắc của chính sách phân bố công nghiệp là nhằm tạo ra một không gian phân bố công nghiệp hợp lý hơn, kích thích công nghiệp phát triển nhưng vẫn hài hoà được các lợi ích về môi trường. Dưới góc độ phát triển bền vững, không gian phân bố phản ánh “sức chứa” hay giới hạn chịu đựng của môi trường đối với các hoạt động kinh tế - xã hội nói chung công nghiệp nói riêng theo từng vùng. Nhìn tổng thể, không gian đó vẫn còn sức chứa rất lớn, tuy nhiên do phân bố không hợp hợp lý đang tạo ra sự quá tải cục bộ tại một số vùng hay gọi là “điểm nóng” môi trường không đáng có. Quan trọng hơn, cách thức phân bố như hiện nay đã không cho phép khai thác các lợi thế môi trường, đang và ngày càng trở thành “hàng hoá’ có giá trị và góp phần làm tăng sức mạnh cạnh tranh đáng kể. 141 Để khắc phục các vấn đề đó, nội dung cơ bản của chính sách phân bố công nghiệp hướng vào 3 điều chỉnh lớn sau đây: (1) Định hướng phát triển tập trung, theo đó phân bố công nghiệp tại địa phương, tiếp tục quy hoạch định hướng về các KCN, khu chế xuất. Sự phát triển các KCN và khu chế xuất thời gian qua mặc dù còn nhiều bất cập xong cũng đã góp phần làm giảm đáng kể các nguy cơ lan toả ô nhiễm. Nội dung chính sách tới đây cũng sẽ vẫn tiếp tục theo hướng tập trung, hạn chế tối đa các phân bố công nghiệp phân tán xen lẫn dân cư và ở ngoài các KCN. Theo định hướng này địa phương vẫn nên được khuyến khích hình thành các KCN, khu chế xuất với các cơ chế chính sách ưu đãi. Vấn đề lớn nhất hiện nay trong định hướng phát triển tập trung là làm sao cùng lúc gắn việc thu hút đầu tư với quản lý môi trường, đây là hai vấn đề còn chưa tương xứng. Trước hết, giải quyết dứt điểm vấn đề xử lý nước thải tập trung tại các KCN, phấn đấu đến hết năm 2010, 100% KCN đang hoạt động có trạm xử lý nước thải tập trung. Vấn đề thứ hai là thu gom và xử lý chất thải rắn công nghiệp, đặc biệt là chất thải nguy hại tại các KCN hiện cũng chưa hoàn thiện và còn chậm được khắc phục. Quản lý môi trường KCN cũng cần đổi mới và chuyên sâu hơn. Ban quản lý KCN cần được bổ sung cán bộ chuyên trách môi trường, tăng cường năng lực quản lý và kiểm soát một cách chủ động không chỉ dựa vào các cam kết của doanh nghiệp mà thiếu đi sự giám sát chủ động của các ban như hiện nay. Những bất cập trong quản lý môi trường tại các KCN cần phải được giải quyết đồng bộ mới mong phát huy hiệu quả của giải pháp chiến lược này. ∗ Đối với việc xây dựng và phát triển đồng bộ các khu công nghiệp: Tỉnh Thái Nguyên đã quy hoạch xây dựng 6 KCN tập trung và 25 CCN với tổng diện tích trên 2.000 ha. Việc định hướng phát triển tập trung các ngành công nghiệp vào các KCN và CCN của tỉnh Thái Nguyên là một chủ trương đúng đắn. Tuy nhiên, về KCN tính đến 31/12/2008 tỉnh Thái Nguyên mới chỉ có duy nhất 01 KCN (KCN Sông Công I) đi vào hoạt động với tổng diện tích quy hoạch là 320 ha (trong đó diện tích giai đoạn I là 69,37 ha, diện tích giai đoạn II là 99,21 ha), thu hút được 32 doanh nghiệp đăng ký đầu tư, hiện nay đã lấp đầy 70 ha (bằng 100% giai đoạn I và bằng 22% diện tích quy hoạch của cả KCN). Về cụm công nghiệp, tính đến 31/12/2008, trong 142 tổng số 25 CCN đã và đang được quy hoạch có 15 CCN đi vào hoạt động, trong đó 10 CCN đã có nhà đầu tư với 29 dự án đầu tư (mỗi CCN có từ 2-3 doanh nghiệp đăng ký hoạt động). Có một thực tế là, mặc dù đã quy hoạch tới 6 KCN và 25 CCN, nhưng có rất nhiều các doanh nghiệp đã không chọn KCN làm nơi đầu tư cho dự án sản xuất của mình mà phần lớn trong số đó tập trung vào khu vực TP Thái Nguyên, thị xã Sông Công, huyện Phổ Yên và dọc theo 2 bên trục đường quốc lộ số 3 đoạn từ TP Thái Nguyên – Cầu Đa Phúc (ranh giới giữa tỉnh Thái Nguyên và TP Hà Nội) các doanh nghiệp này nằm xen kẽ với các khu vực dân cư và trung tâm đô thị, tạo ra áp lực trong việc cung cấp điện, cấp nước và công tác BVMT (xử lý nước thải, chất thải rắn, khí thải, tiếng ồn…). Nguyên nhân là do công tác quy hoạch đã không được thực hiện và tuân thủ một cách nghiêm túc và đầy đủ. Ngay đối với KCN đầu tiên và duy nhất đang hoạt động của tỉnh là KCN Sông Công I cũng chưa được xây dựng hoàn chỉnh và đồng bộ, đến hết năm 2008 tỉnh mới hoàn thành giải phóng mặt bằng đưa vào khai thác giai đoạn I là 70 ha trong tổng diện tích quy hoạch của cả KCN là 320 ha và cũng dừng lại ở mức độ là giải phóng mặt bằng, xây dựng đường giao thông trong KCN, việc cung cấp điện và cấp nước do các đơn vị cung ứng các dịch vụ này chịu trách nhiệm đảm bảo; không có hệ thống xử lý nước thải tập trung trong KCN; không có hệ thống cung cấp các dịch vụ cơ bản, nhà ở cho công nhân, các trung tâm văn hoá, giải trí cho công nhân đồng bộ với KCN. Qua tình hình phát triển KCN và CCN của Thái Nguyên có thể thấy: - Số lượng các KCN và CCN được quy hoạch là đầy tham vọng, tuy nhiên nguồn lực để thực hiện quy hoạch này là rất hạn chế. - Do nguồn lực hạn chế, việc đầu tư phát triển KCN được tiến hành theo cách vừa làm vừa thu hút đầu tư, nên thiếu đồng bộ, chưa có khả năng đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung trong KCN cũng như các công trình hạ tầng ngoài KCN như: nhà ở cho công nhân và các công trình công cộng (y tế, văn hoá, thể thao…). - Việc lựa chọn ưu tiên và vị trí xây dựng KCN là chưa thật sự phù hợp, do đó chưa thu hút được nhiều dự án đầu tư, nhất là đầu tư từ bên ngoài vào tỉnh. 143 - Việc cho phép phát triển các điểm công nghiệp dọc theo 2 bên trục đường quốc lộ số 3 đoạn từ TP Thái Nguyên – Cầu Đa Phúc (ranh giới giữa tỉnh Thái Nguyên và TP Hà Nội) và tại các trung tâm đô thị, xen kẽ với các khu vực dân cư, nằm ngoài KCN đã phá vỡ việc hình thành các KCN tập trung, tạo ra áp lực trong việc cung cấp điện, cấp nước và công tác BVMT (xử lý nước thải, chất thải rắn, khí thải, tiếng ồn…) Do vậy, đối với Thái Nguyên, hướng tới mục tiêu PTBV, giai đoạn từ nay đến năm 2020 cần tập trung phát triển các KCN, CCN theo hướng: - Dừng việc bố trí các điểm công nghiệp dọc theo 2 bên trục đường quốc lộ số 3 đoạn từ TP Thái Nguyên – Cầu Đa Phúc và tại các trung tâm đô thị, xen kẽ với các khu vực dân cư, nằm ngoài KCN. - Giảm số lượng các CCN xuống còn từ 10 – 15 cụm và chỉ bố trí tại các vùng nguyên liệu để sơ chế nguyên liệu và tại các khu vực khai thác khoáng sản. - Hoàn thiện việc giải phóng mặt bằng, xây dựng phát triển đồng bộ các hạng mục hạ tầng kỹ thuật của KCN Sông Công I đang hoạt động; xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải tập trung. Khuyến khích và có chính sách thu hút các doanh nghiệp đã đầu tư ngoài các CCN, KCN chuyển cơ sở sản xuất vào trong KCN. - Tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng và phát triển KCN Nam Phổ Yên nhằm thu hút các nhà đầu tư ngoài tỉnh, nhà đầu tư nước ngoài đầu tư các dự án sản xuất vào KCN. Vì đây là vị trí rất thuận lợi và hấp dẫn đối với các nhà đầu tư (nằm ở vị trí tiếp giáp với Hà Nội theo trục Quốc lộ 3), chi phí giải phóng mặt bằng không lớn, có khả năng phát triển thành một KCN lớn, hấp dẫn, có lợi thế cạnh tranh tốt để cạnh tranh được với các KCN đang phát triển rất thành công tại Bắc Ninh, Hải Dương, Vĩnh Phúc và Hà Nội. (2) Tạo các liên kết công nghiệp bền vững Mục tiêu tạo ra các phân bố có tính liên kết, phân công chuyên môn hoá theo hướng thân thiện môi trường. Theo đó, có nhiều dạng liên kết như liên kết công nghiệp – vùng nguyên liệu, liên kết theo lĩnh vực chuyên ngành (hoá chất, dệt may, luyện kim), liên kết trao đổi chất thải, công nghiệp sinh thái, liên kết đồng phát... Trong các quy hoạch và phân công công nghiệp theo ngành, vùng phải thể hiện tính liên kết và 144 tận dụng các lợi thế của nhau. Các KCN hiện phân bố thiếu hợp lý, dẫn đến không chia sẻ được các cơ sở hạ tầng, lãng phí trong đầu tư và đất đai buộc phải chịu chi phí cao hơn cần từng bước khắc phục. Đối với Thái Nguyên, việc thực hiện và áp dụng dạng liên kết công nghiệp – vùng nguyên liệu cần được xác định là hình thức phổ biến và có tính hiện thực cao bằng việc bố trí và xây dựng các cụm công nghiệp gần các nguồn nguyên liệu đối với các ngành khai thác, chế biến khoáng sản; chế biến nông, lâm sản; luyện kim; sản xuất vật liệu xây dựng… Đồng thời để hình thành các liên kết công nghiệp bền vững ở cấp độ cao hơn cần tập trung xây dựng và phát triển đồng bộ các KCN hiện có, không bố trí các cơ sở sản xuất công nghiệp ra ngoài KCN, trước mắt là để chia sẻ được cơ sở hạ tầng và tạo điều kiện thuận lợi để dần hình thành các mối liên kết, trao đổi về công nghệ và sản phẩm. Việc tập trung xây dựng KCN thứ hai là KCN Nam Phổ Yên có cự ly cách KCN hiện có là KCN Sông Công không lớn (khoảng 15 km) ngoài yếu tố về vị trí thuận lợi để thu hút đầu tư còn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành các mối liên kết giữa các doanh nghiệp trong 2 KCN này với nhau và với các KCN khác của TP Hà Nội, tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Bắc Ninh. 3.2.3. Thực hiện chính sách phòng ngừa, bảo vệ môi trường trong công nghiệp và phát triển công nghiệp môi trường Để PTBV, cần thiết phải thực hiện đồng bộ các giải pháp BVMT trong sản xuất công nghiệp, trong đó phải kể đến các giải pháp sau: - Thực hiện chính sách phòng ngừa, BVMT trong công nghiệp. - Phát triển công nghiệp môi trường. 3.2.3.1. Thực hiện chính sách phòng ngừa, bảo vệ môi trường trong công nghiệp Chính sách BVMT trong công nghiệp lấy nguyên tắc chỉ đạo là phòng ngừa, trong đó doanh nghiệp là mắt xích quan trọng nhất. Tư tưởng chủ đạo xuyên suốt là phòng ngừa ngay từ sớm dựa trên 3 nội dung sau: - Phòng ngừa ngay từ doanh nghiệp, tạo ra các năng lực cần thiết để tự kiểm soát và giải quyết BVMT ngay từ doanh nghiệp. - Phòng ngừa ngay trong quá trình xây dựng chiến lược, chính sách phát triển. 145 - Thực hiện chiến lược liên tục về sản xuất sạch hơn. Đây là 3 cấu thành nội dung quan trọng nhất trong chính sách BVMT công nghiệp. *) Phòng ngừa từ doanh nghiệp là cấu thành quan trọng nhất của toàn bộ chính sách. Nội dung cơ bản là xây dựng năng lực tự kiểm soát và chủ động BVMT của doanh nghiệp. Bản chất của những vấn đề môi trường trong doanh nghiệp cũng vẫn là những vấn đề của sản xuất, mấu chốt là năng lực lựa chọn. Những điều chỉnh ngày nay về sản phẩm/công nghệ có xu hướng cùng lúc đạt cả lợi ích về môi trường và hiệu quả/cạnh tranh của doanh nghiệp. Đây là những đòi hỏi mới trong xu thế phát triển hội nhập nhiều biến động và trong bối cảnh khủng hoảng nguyên liệu, năng lượng luôn đe doạ. Muốn vậy đòi hỏi quá trình nhận thức và liên tục đào tạo, tổ chức của doanh nghiệp phải đổi mới và trang bị những năng lực cần thiết để ứng phó chủ động. Bên cạnh đó, yếu tố quyết định không thể thiếu là những thay đổi trong định chế về tài chính của doanh nghiệp, làm sao đưa các hạch toán môi trường vào bảng cân đối chung như là những chi phí hợp pháp trước thuế. Không có những cơ chế tài chính thích hợp doanh nghiệp cũng không thể giải quyết vấn đề tự đầu tư cho BVMT tại doanh nghiệp. - Kiểm soát ô nhiễm công nghiệp, được đổi mới chuyển sang kiểm soát theo chuỗi sản xuất và tăng cường sự tham gia của cộng đồng thay thế cho tiếp cận kiểm soát đầu cuối như trước đây. Hiện tại cách thức kiểm soát dựa trên các cam kết của doanh nghiệp và đánh giá tác động môi trường là chưa đầy đủ. Vấn đề này sẽ được điều chỉnh nhấn mạnh nhiều hơn tới chế độ báo cáo và quan trắc môi trường doanh nghiệp. - Kiểm soát môi trường tại doanh nghiệp, sẽ bắt đầu từ kiểm soát nguyên liệu đầu vào, từ nguồn cung cấp (các vùng nuôi trồng, khai thác) đến quá trình sản xuất và đầu ra của sản phẩm. Các quy định và nội dung kiểm soát sẽ được lồng ghép trong Báo cáo môi trường bắt buộc của doanh nghiệp. Chế độ báo cáo bắt buộc sẽ được thể chế hoá thành các quy định/quy chế và chi tiết hoá theo đặc điểm từng ngành. - Tăng cường tham gia của cộng đồng vào việc giám sát các hoạt động công nghiệp, các quá trình ra quyết định liên quan tới các dự án gây ô nhiễm. Khuyến khích 146 doanh nghiệp có những cam kết với cộng đồng, tăng cường tiếp xúc và trao đổi thông tin với cộng đồng về những hoạt động sản xuất của mình. *) Phòng ngừa từ trong chiến lược, quy hoạch mấu chốt là phải đánh giá được tác động môi trường của chiến lược, quy hoạch. Điều chỉnh và lồng ghép các nội dung BVMT ngay từ trong quy hoạch chiến lược. Để làm được điều đó phải xây dựng hệ thống các chỉ tiêu và tiêu chí đánh giá và lồng ghép. Xây dựng các chỉ tiêu chi tiết cho ngành và địa phương làm thước đo đánh giá và dự báo. *) Thực hiện sản xuất sạch hơn là nội dung quan trọng của chiến lược phòng ngừa bởi cùng lúc đem lại lợi ích kinh tế và môi trường. Nếu như tiếp cận đầu cuối làm tăng chi phí giá thành thì sản xuất sạch hơn tự nó có thể tạo ra các lợi ích, trang trải chi phí. Quan trọng hơn, tiếp cận sản xuất sạch hơn phù hợp với triết lý phòng ngừa là BVMT từ ngay trong quá trình sản xuất, nhấn mạnh đến tiết kiệm và giảm chi phí trên cơ sở đó giảm phát thải. Một chiến lược liên tục gắn sản xuất với BVMT, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh phù hợp với các loại hình doanh nghiệp. Điểm chốt trong chiến lược sản xuất sạch hơn ở Việt Nam nói chung và Thái Nguyên nói riêng là phải chọn bước đi phù hợp, hướng đến diện rộng trước mắt với các giải pháp ít tốn kém hơn là tiếp cận sao chép nhưng khó khả thi. Thách thức lớn nhất để thực hiện chính sách theo hướng phòng ngừa là năng lực chưa tương xứng và thể chế còn yếu kém. - Thiếu các quy định và chính sách tương thích. - Cơ cấu quản lý và năng lực thực hiện. - Nguồn lực con người. Để thực hiện đánh giá môi trường chiến lược, phải có bộ máy, con người và cả những năng lực cần thiết trong đó bao gồm cả hệ thống văn bản liên quan. Nhất là phải trao quyền chủ động cho các bộ ngành thực hiện. Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi gần đây đã đưa các điều chỉnh này vào trong Luật, tuy nhiên vẫn còn thiếu các văn bản dưới luật hướng dẫn thực hiện. Tổ chức và nguồn lực con người phải sớm được ưu tiên giải quyết nhằm tạo các năng lực nền tảng cho thực hiện chiến lược. BVMT trong quá trình hoạch định chiến 147 lược đòi hỏi những hiểu biết và kỹ năng nhất định. Trong doanh nghiệp, những kỹ năng và năng lực quản lý môi trường doanh nghiệp cho phép phát hiện, kiểm soát và thực hiện các điều chỉnh cần thiết trong quá trình sản xuất vẫn còn yếu kém và chưa đáp ứng yêu cầu đề ra nhất là trong điều kiện hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó, cũng cần có sự phối hợp của các thể chế liên quan. Liên quan đến việc thực hiện chính sách phòng ngừa, BVMT trong công nghiệp, một khái niệm được nhắc đến nhiều trong thời gian gần đây là tiêu dùng bền vững công nghiệp Tiêu dùng bền vững công nghiệp là một khái niệm mới, mở rộng bao hàm các khía cạnh tổng hợp về tiêu dùng sao cho hiệu quả và ít ảnh hưởng nhất. Hoạt động công nghiệp không tránh khỏi tiêu dùng tài nguyên, đây là nhân tố quyết định hiệu quả và cạnh tranh của công nghiệp. Không dừng ở đó, tiêu dùng bền vững đặt ra mục tiêu giảm thiểu thấp nhất chất thải công nghiệp trong quá trình tiêu dùng kể cả từ sản phẩm sau sản xuất trên nguyên tắc “vòng đời sản phẩm” và chịu trách nhiệm đến cùng. Trong nguyên tắc “tiêu dùng bền vững”, không chỉ đầu vào công nghiệp: đất đai, khoáng sản, năng lượng và nguyên liệu công nghiệp mà toàn bộ đầu ra cũng phải được “chi tiêu” một cách hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả, bảo đảm giữ được cân bằng sinh thái, tạo khả năng tái tạo những nguồn tài nguyên có thể tái tạo được và giảm những mất mát đối với tài nguyên không tái tạo. Những nội dung chính sách bao hàm: - Tiêu dùng bền vững tài nguyên đất hướng tới việc sử dụng hợp lý tài nguyên, chống suy giảm và suy thoái đất là định hướng mục tiêu rất quan trọng. Công nghiệp Thái Nguyên do phân bố không hợp lý đang góp phần làm ô nhiễm thoái hoá đất. Các vùng “đất đai dành cho công nghiệp” theo nghĩa nào đó đã không được tận dụng, trong khi đó những vùng đất phù sa châu thổ quý giá lại bị lãng phí cho các mục đích công nghiệp. Nhiều vùng khai thác khoáng sản khó có thể khôi phục lại được do cách khai thác thiếu cân nhắc dẫn đến mất đất, mất rừng. Rõ ràng cách thức tiêu dùng đất hiện nay cần phải thay đổi nhằm khắc phục những bất cập nêu trên mới có thể tạo ra các đảm bảo cho PTBV. 148 - Tiêu dùng bền vững tài nguyên nước đặt ra mục tiêu khai thác nhưng bảo tồn được khả năng tái tạo và chống ô nhiễm làm suy giảm nguồn nước. Đây là vấn đề rất bức xúc, bởi nguồn tài nguyên nước lâu nay vẫn được coi như là của cải vô tận của thiên nhiên ban tặng và không phải trả phí, chính vì vậy đã bị lạm dụng và khai thác hết sức lãng phí. Kết quả là, không những tài nguyên bị suy giảm mà còn bị ô nhiễm nghiêm trọng tại một số lưu vực sông như sông Cầu, sông Công, các tầng chứa nước. Một số khu vực làng nghề hiện tại đã xuất hiện nguy cơ thiếu nước rất nghiêm trọng do ảnh hưởng của các hoạt động công nghiệp. Tiết kiệm và sử dụng hợp lý các nguồn nước chính vì vậy trở thành nội dung chiến lược quan trọng không thể tách rời. - Tiêu dùng bền vững năng lượng, hướng tới một cơ cấu sử dụng hợp lý, tiết kiệm, cân bằng các nguồn năng lượng khó tái tạo, năng lượng hoá thạch bằng các nguồn năng lượng mới sạch hơn giảm thiểu phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính. Những nội dung đó đã thể hiện rõ trong cơ chế phát triển sạch, hướng mục tiêu quan trọng mà chiến lược bền vững công nghiệp đang thực hiện. - Tiêu dùng bền vững tài nguyên, trước hết là khoáng sản vấn đề đã được nhắc đến nhiều. Tài nguyên khoáng sản hiện nay đang được khai thác lãng phí như phần nào đã đề cập ở trên. Tuy nhiên, mất mát lớn nhất là các nguồn tài nguyên không tái tạo này phần lớn không thể lấy lại được, do khai thác lựa chọn và không có công nghệ phù hợp. Mục tiêu chiến lược điều chỉnh tới đây là tăng cường hiệu quả khai thác/chế biến bằng các giải pháp công nghệ, khai thác tổng hợp khoáng sản giảm thất thoát và ô nhiễm, đảm bảo khả năng phục hồi môi trường ở các vùng khai thác. Tiêu dùng bền vững trong sản xuất công nghiệp hướng tới mục tiêu sử dụng hiệu quả, tiết kiệm và an toàn nguyên liệu, nhất là an toàn sử dụng hoá chất và an toàn vệ sinh thực phẩm. Bền vững nguyên liệu còn bao gồm cả quá trình nuôi trồng, khai thác các vùng nguyên liệu sao cho sạch và an toàn, chống làm suy giảm và thoái hoá đất, lạm dụng các phương thức nuôi trồng cao sản làm biến đổi chất lượng nguyên liệu (biến đổi gen). Đây là những định hướng gắn liền với hội nhập, trở thành tiêu chí cạnh tranh rất quan trọng. - Tiêu dùng bền vững các sản phẩm công nghiệp bao gồm cả chất thải và sản phẩm công nghiệp – đầu ra của toàn bộ quá trình sản xuất cũng phải được “tiêu dùng” 149 sao cho bền vững ít gây ảnh hưởng nhất tới môi trường. Nội dung đầu tiên của chiến lược đề cập đến các cách thức đối xử với chất thải như một loại sản phẩm đặc biệt và làm sao để có thể sử dụng lại chúng tạo ra các giá trị mới. Theo hướng này, đã có rất nhiều sáng kiến được áp dụng như quay vòng tái sử dụng chất thải, tái chế và trao đổi chất thải... Về căn bản, phải tạo ra ngày càng nhiều các ngành công nghiệp mới sử dụng lại chất thải của nhau như là nguyên liệu đầu vào của một chu trình sản xuất mới hướng tới nền công nghiệp sinh thái. Trong nội dung thứ hai, lần đầu tiên đưa ra khái niệm sản phẩm như là nguồn chất thải tiềm tàng trong tương lai khi hết thời hạn sử dụng. Câu hỏi đặt ra là “Ai sẽ là người chịu trách nhiệm đối với chất thải đặc biệt đó?” và “làm thế nào để giảm ảnh hưởng của nó tới môi trường?”. Cộng hoà Liên bang Đức là nước đi đầu trong việc thể chế hoá các tiếp cận đó thành quy định gắn trách nhiệm đến cùng của nhà sản xuất đối với sản phẩm cho đến khi tiêu huỷ. Khái niệm về “vòng đời sản phẩm” cũng sinh ra từ đây và ngày càng được phổ biến tại nhiều nước, như một tiếp cận mới đầy đủ hơn đối với chất thải. Từ đây nảy sinh hàng loạt các cách thức mới trong giải quyết các vấn đề chất thải sản phẩm đặt ra. Sản phẩm công nghiệp không chất thải trở thành mục tiêu và định hướng chiến lược BVMT quan trọng trong kỷ nguyên mới. Trong cách thức tiếp cận này, đối tượng xem xét và trách nhiệm của nhà sản xuất đã mở rộng không chỉ chất thải trực tiếp mà cả đối với sản phẩm ra khỏi nhà máy. Các nhà sản xuất buộc phải cân nhắc liên tục ngay từ đầu các loại nguyên liệu, cơ cấu sản phẩm để giảm thiểu ảnh hưởng lâu dài của đầu ra tới môi trường, lựa chọn các công nghệ, thiết kế sản phẩm hướng đến các sản phẩm thân thiện ít chất thải, sản phẩm dễ quay vòng, tái sử dụng lại hay sản phẩm xanh. - Cơ cấu tiêu dùng bền vững là một cấu thành nội dung quan trọng của chiến lược tiêu dùng bền vững. Một cơ cấu cùng lúc phải đảm bảo tính cân đối và thân thiện. Trong đó có hai nội dung nổi bật phải xem xét đến: + Thay đổi thói quen tiêu dùng. + Thay thế nguyên liệu bằng tài nguyên tri thức. 150 3.2.3.2. Phát triển công nghiệp môi trường Công nghiệp môi trường tự thân đã có trong các lĩnh vực công nghiệp và đang trở thành các thực thể kinh tế rõ nét. BVMT đang thu hút nhiều luồng đầu tư và thành phần kinh tế tham gia, tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm với doanh thu ngày càng gia tăng. Tại một số quốc gia như Mỹ, Tây Âu ngành công nghiệp môi trường đang ngày càng khẳng định vị thế với doanh thu lên tới hàng chục tỷ USD mỗi năm. Nguyên tắc của chính sách là liên kết các nỗ lực tạo ra một cơ cấu công nghiệp bền vững trên cơ sở cân đối đầu ra của công nghiệp, vừa thu được giá trị kinh tế cao và đóng góp giảm thiểu chất thải trong công nghiệp. Các bước đi cơ bản đến năm 2015 vẫn dựa trên nền tảng quan trọng của các xu hướng hiện nay. Sau năm 2015 và đến 2020, sẽ định hình các hướng chuyên sâu như tái chế, xử lý chất thải, sản xuất thiết bị và dịch vụ môi trường. (1) Ngành công nghiệp tái chế chất thải ngoài những lĩnh vực tái chế hiện nay như giấy, nhựa và kim loại sẽ phát triển các các hình thức mới như tái chế/sơ chế và trao đổi chất thải thông qua doanh nghiệp trung gian. Trước hết tập trung giải quyết vấn đề chất thải tại các KCN và khu chế xuất, sau năm 2015 phát triển đa dạng các doanh nghiệp thu gom và tái chế tạo cầu cho phần lớn chất thải công nghiệp. (2) Sản xuất các thiết bị đồng bộ /công nghệ về bảo vệ môi trường - Hình thành một số đầu mối doanh nghiệp chuyên sản xuất các thiết bị đồng bộ /công nghệ về BVMT quy mô công nghiệp. - Hình thành một số hướng sản xuất các thiết bị thử, chất thử, các nguyên liệu thay thế nhập ngoại trong công nghệ BVMT. Phấn đấu tăng dần tỷ lệ thay thế các công nghệ thiết bị môi trường bằng sản phẩm nội địa. (3) Cung cấp dịch vụ môi trường đa dạng và theo xu hướng hình thành các doanh nghiệp dịch vụ: - Thực hiện chiến lược phòng ngừa chủ động hình thành các hướng dịch vụ về đào tạo, tư vấn tăng cường năng lực, quan trắc và kiểm toán môi trường. - Phát triển mạnh các dịch vụ tư vấn về chuyển giao công nghệ. 151 - Phát triển các mô hình doanh nghiệp dịch vụ thu gom và xử lý chất thải gắn với từng loại hình doanh nghiệp - Phát triển các dịch vụ phân tích và kiểm soát ô nhiễm, đánh giá rủi ro và tư vấn áp dụng ISO 14000, GMP... Giải pháp chính sách cơ bản là phát triển ngày càng nhiều, đa dạng các doanh nghiệp môi trường, nhằm thoả mãn nhu cầu thị trường hoạt động BVMT trong tỉnh, trong vùng và các khu vực lân cận, hướng tới xuất khẩu. Doanh nghiệp công nghiệp về lâu dài sẽ phải trả phí cho các dịch vụ làm sạch môi trường, đó là cơ sở để tạo ra các nhu cầu phát triển ngành công nghiệp môi trường. Bên cạnh đó, các chính sách quy định môi trường cần tiếp tục hoàn thiện nhằm tạo ra các nhu cầu mới. Đối với Thái Nguyên, hiện nay chưa có bất cứ cơ sở xử lý, tái chế rác thải tập trung nào, rác thải sinh hoạt thu gom và chôn lấp tại các bãi chứa rác thải, rác thải công nghiệp do các cơ sở công nghiệp tự xử lý, bán hoặc chôn lấp. Do vậy, việc đầu tư xây dựng các cơ sở xử lý, tái chế chất thải tập trung là hết sức cần thiết, trước mắt tập trung đầu tư xây dựng nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt và hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các KCN, khuyến khích và có chính sách ưu đãi cao đối với các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này. 3.2.4. Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng 3.2.4.1. Xây dựng các tiêu chí xem xét giải pháp xử lý triệt để Rõ ràng đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, thì không chỉ bản thân các cơ sở mà các cơ quan chức năng cũng phải cần vào cuộc một cách tích cực. Việc giải quyết triệt để các yếu tố gây ô nhiễm môi trường ở các cơ sở này là con đường duy nhất không chỉ đảm bảo nhiệm vụ quản lý nhà nước về mặt môi trường mà còn giải quyết sức ép từ cộng đồng và phát triển bền vững. Xử lý triệt để được hiểu là sử dụng tổng hợp các biện pháp kỹ thuật công nghệ, kinh tế - xã hội nhằm đảm bảo cho các cơ sở (không phân biệt các cơ sở đó là các thành phần kinh tế nào: tư nhân, quốc doanh, liên doanh, nước ngoài, hay tổ chức quần chúng, xã hội, chính trị) chấp hành đầy đủ Luật Bảo vệ môi trường của Nhà nước 152 Cộng hoà XHCN Việt Nam, do vậy nội dung các tiêu chí đề nghị xem xét xử lý triệt để gồm: a) Tiêu chí kỹ thuật công nghệ: ∗ Áp dụng kỹ thuật xử lý chất thải - Chưa xử lý: chưa có hoặc có hệ thống nhưng mất công năng xử lý. - Xử lý một phần: có hệ thống xử lý hiệu quả một phần. ∗ Công nghệ sản xuất - Công nghệ cũ lạc hậu. - Áp dụng một phần công nghệ mới tiên tiến (công nghệ sạch ít chất thải, tiết kiệm năng lượng). b) Tiêu chí kinh tế - xã hội * Vị trí cơ sở: (đến các khu dân cư, công trình văn hoá, khu di tích lịch sử, bảo tồn thiên nhiên, công trình cấp nước sinh hoạt...) - Nằm trong khu quy hoạch tổng thể phát triển của nhà nước địa phương. - Rất gần nửa trong của các đới phòng hộ vệ sinh các công trình hoặc các khu dân cư cách công trình < 50m. - Gần nửa ngoài các đới phòng hộ vệ sinh các công trình hoặc các cụm dân cư cách công trình từ 50m đến 100m. ∗ Lịch sử: - Các cơ sở hoạt động từ trước khi có Luật Bảo vệ môi trường (Luật cũ 1994). - Các cơ sở hoạt động sau khi có Luật Bảo vệ môi trường. ∗ Kinh tế: - Hiệu quả kinh tế rất yếu kém: sản xuất không có lãi, hoàn toàn không đủ khả năng tái sản xuất và cải thiện môi trường do mình gây ra. 153 - Hiệu quả kinh tế kém, khả năng cải tạo môi trường hạn chế vì lãi không đủ chi phí để vừa tái đầu tư sản xuất vừa cải tạo môi trường ∗ Xã hội: - Bế tắc chưa có khả năng giải quyết công việc cho cán bộ công nhân viên trong vòng từ ba đến năm năm tới, nếu phải ngừng hoạt động để thực hiện các quyết định môi trường. - Rất khó khăn: Có khả năng giải quyết công việc cho cán bộ công nhân viên trong vòng ba đến năm năm tới, nếu phải ngừng hoạt động để thực hiện các quyết định môi trường. - Không khuyến khích: sản xuất có lãi nhưng sản phẩm không có lợi cho sức khoẻ cộng đồng. ∗ Tính chất đặc biệt - Các cơ sở có tính chất đặc biệt liên quan đến an ninh, quốc phòng, kinh tế, chính trị của quốc gia. - Các cơ sở có tính chất đặc biệt liên quan đến an ninh, quốc phòng, kinh tế, chính trị của địa phương. c) Tiêu chí quản lý hành chính * Thủ tục hành chính: Các cơ sở chưa lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, hoặc đã lập nhưng chưa thực hiện. * Ý thức chấp hành: Không chấp hành các quyết định quản lý môi trường, đã bị xử phạt nhưng vẫn không chấp hành. Trên cơ sở xem xét toàn diện nội dung các vấn đề kỹ thuật công nghệ, kinh tế xã hội nêu trên, các phương án xử lý triệt để cụ thể như sau: - Tăng cường kỹ thuật và công nghệ xử lý chất thải để đảm bảo các quy định về môi trường. - Thay đổi công nghệ từng phần hay thay toàn bộ để đảm bảo sản xuất ít chất thải, tiết kiệm nguyên vật liệu, năng lượng. 154 - Di dời một phần hay toàn bộ đến địa điểm khác nhằm đảm bảo môi trường. - Đình chỉ hoạt động một phần, hay toàn phần, tạm thời, hay vĩnh viễn. - Phục hồi lại môi trường. Qua phương pháp đánh giá phân loại các cơ sở gây ô nhiễm nêu trên, rõ ràng càng lượng hoá được càng nhiều đối với các tiêu chí thì công việc càng thuận lợi, vì có thể so sánh các giá trị qua số liệu dẫn chứng. Nhưng đây là một việc khá khó, hiện còn nằm ngoài tầm tay của khoa học công nghệ và khả năng tài chính. Khái niệm về một số chất ô nhiễm thì dễ nhận thức được. Nhưng nếu muốn so sánh được chất này có ô nhiễm hơn chất kia hay không thì lại là một vấn đề khó và nếu giải quyết xử lý một cơ sở ô nhiễm thì càng phức tạp. Vì bản thân mỗi chất ô nhiễm có thể tác động tức thời hoặc lâu dài, nhiều khi còn tác động tiềm ẩn gián tiếp qua nhiều móc nối sinh học. Khi muốn đánh giá một chất ô nhiễm, nhiều khi phải đánh giá trên toàn bộ vòng đời của sản phẩm mới thấy hết tác hại của nó. Khi đưa ra quyết định xử lý còn bị ràng buộc nhiều yếu tố không chỉ yếu tố công nghệ mà còn liên quan đến kinh tế - xã hội. Với các lý do trên trong thực tế bài toán xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng không hoàn toàn chỉ dựa vào các thông số đo lường mà còn dựa vào ý kiến của các chuyên gia để so sánh và ra quyết định. 3.2.4.2. Các giải pháp xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng Với các tiêu chí xem xét xử lý triệt để như trên, các giải pháp xử lý triệt để các cở sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng là: - Đình chỉ hoạt động sản xuất, đóng cửa - Di rời cơ sở sản xuất - Nâng cập cải tạo, đổi mới công nghệ - Cải tạo lại, xây dựng mới công trình xử lý chất thải Các giải pháp xử lý đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng của tỉnh Thái Nguyên được thể hiện tại bảng 3.8 155 Bảng 3. 8: Giải pháp xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên TT Tên cơ sở công nghiệp Giải pháp xử lý A Cơ sở luyện kim 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Công ty Gang thép Thái Nguyên Công ty cổ phần Hợp kim sắt gang thép Thái Nguyên Công ty cổ phần Luyện cán thép Gia Sàng Nhà máy Kẽm điện phân Thái Nguyên Nâng cấp cải tạo, đổi mới công nghệ, xây dựng công trình xử lý nước thải, bụi, khí thải Nâng cấp cải tạo, đổi mới công nghệ, xây dựng công trình xử lý bụi, khí thải Nâng cấp cải tạo, đổi mới công nghệ, xây dựng công trình xử lý bụi, khí thải KCN Sông Công Xây dựng hệ thống xử lý nước thải Công ty cổ phần Hợp kim sắt Trung Việt Công ty TNHH MTV mỏ và luyện kim Thái Nguyên Nhà máy Cán thép Thăng Long Công ty TNHH nhà nước MTV Diezel Sông Công 10 Công ty cổ phần Meinfa Cải tạo công trình xử lý nước thải, khí thải Cải tạo công trình xử lý nước thải, bụi, khí thải Cải tạo công trình xử lý nước thải, khí thải Xây dựng công trình xử lý bụi, khí thải Cải tạo hệ thống xử lý nước thải, xây dựng công trình xử lý bụi, khí thải Cải tạo công trình xử lý nước thải B Cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng 1 2 3 4 5 6 7 8 Nâng cấp cải tạo, đổi mới công nghệ, xây dựng công trình xử lý bụi, khí thải Chi nhánh Nhà máy xi măng Nâng cấp cải tạo, đổi mới công nghệ, xây dựng công Núi Voi trình xử lý bụi, khí thải Công ty cổ phần Xi măng Cao Nâng cấp cải tạo, đổi mới công nghệ, xây dựng công Ngạn trình xử lý bụi, khí thải Nâng cấp cải tạo, đổi mới công nghệ, xây dựng công Nhà máy Xi măng La Hiên trình xử lý bụi, khí thải Công ty cổ phần Vật liệu chịu Nâng cấp cải tạo, đổi mới công nghệ, xây dựng công lửa Thái Nguyên trình xử lý bụi, khí thải Nhà máy Bê tông xây dựng Nâng cấp cải tạo, đổi mới công nghệ, xây dựng công Lưu Xá trình xử lý bụi, khí thải, nước thải Khu sản xuất gạch nung thủ Cải tiến thay đổi công nghệ sản xuất công xã Đắc Sơn Nhà máy Ván dăm Thái Cải tiến, nâng cấp công trình xử lý bụi, khí thải Nguyên Nhà máy Xi măng Lưu Xá C Cơ sở khai khoáng Ghi chú 156 TT Tên cơ sở công nghiệp Giải pháp xử lý 1 Mỏ sắt Trại Cau Cải tạo, nâng cấp hệ thống xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm bụi 2 Xí nghiệp thiếc Đại Từ Cải tạo, nâng cấp hệ thống xử lý nước thải Công ty TNHH MTV than Khánh Hoà -VVMI Chi nhánh than Núi Hồng VVMI Cải tạo, giảm thiểu ô nhiễm bụi, loại bỏ các lò nung clinke theo công nghệ lạc hậu Cải tạo, giảm thiểu ô nhiễm bụi, loại bỏ các lò đốt gạch thủ công theo công nghệ lạc hậu Cải tạo, nâng cấp hệ thống xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm bụi Cải tạo, nâng cấp hệ thống xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm bụi 3 4 5 Mỏ than Phấn Mễ 6 Mỏ than Bá Sơn Ghi chú D Cơ sở sản xuất giấy 1 2 Công ty cổ phần giấy Hoàng Cải tạo nâng câp hệ thống xử lý nước thải Văn Thụ Công ty cổ phần giấy xuất Cải tạo nâng cấp hệ thống xử lý nước thải khẩu Thái Nguyên E Cơ sở sản xuất đồ uống 1 2 Công ty cổ phần Chế biến thực Đầu tư xây dựng công trình xử lý nước thải phẩm Thái Nguyên Công ty cổ phần bia và nước Đầu tư xây dựng công trình xử lý nước thải giải khát Thái Nguyên 3 Doanh nghiệp bia Sông Công Đầu tư xây dựng công trình xử lý nước thải 4 Cơ sở bia Hà Thành Đầu tư xây dựng công trình xử lý nước thải 5 6 Công ty cổ phần Elovi Việt Cải tạo, nâng cấp hệ thống xử lý nước thải Nam Công ty TNHH sản xuất tinh Cải tạo, nâng cấp, đầu từ xây dựng hệ thống xử lý bột sắn Sơn Lâm nước thải F Cơ sở sản xuất than cốc 1 Nhà máy luyện cốc - Công ty TNHH kim khí Gia Sàng Cải tiến công nghệ sản xuất, đầu tư công trình xử lý bụi, khí thải Qua bảng 3.8 cho thấy, biện pháp xử lý đề xuất đối với tất cả các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng của tỉnh Thái Nguyên chủ yếu là: - Tăng cường kỹ thuật và công nghệ xử lý chất thải để đảm bảo các quy định về môi trường . 157 - Thay đổi công nghệ từng phần hay thay toàn bộ để đảm bảo sản xuất ít chất thải, tiết kiệm nguyên vật liệu, năng lượng. 3.2.4.3. Các hỗ trợ, ưu đãi cho các cơ sở phải xử lý triệt để - Về nguồn vốn: đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư để thực hiện (vốn tự có, vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng và các nguồn vốn khác). + Chủ cơ sở chịu trách nhiệm chính trong việc đầu tư vốn để xử lý ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do mình gây ra; được phép sử dụng các nguồn tài trợ, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện; được xem xét vay vốn ưu đãi từ Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam theo quy định. + Các bộ, ngành và địa phương là cơ quan chủ quản các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng bố trí kế hoạch hỗ trợ một phần vốn từ ngân sách nhà nước để thực hiện (phần thuộc trách nhiệm của bộ, ngành và địa phương). - Về chính sách thuế, đất đai: chủ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc diện phải xử lý được hưởng các chính sách miễn giảm thuế hoặc ưu đãi về thuế suất, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị tiên tiến, công nghệ sản xuất sạch và thân thiện với môi trường; được hưởng các chính sách ưu đãi đầu tư hoặc miễn giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất theo các quy định của Luật Đầu tư. 3.2.4.4. Giải pháp cải tạo, xây dựng công trình xử lý chất thải Đây là giải pháp mà hầu hết các cơ sở trên địa bàn tỉnh đều phải thực hiện (giải pháp xử lý cuối đường ống), nó có tính chất triệt để và hiệu quả ngay, tuy nhiên đây là giải pháp tốn kém không chỉ trong đầu tư xây dựng mà ngay cả trong vận hành, vì vậy giải pháp này coi như giải pháp tối hậu sau khi đã vận dụng hết các giải pháp về công nghệ như công nghệ sạch, thay đổi công nghệ, tái sử dụng, tuần hoàn chất thải..... Đối với giải pháp xử lý cuối đường ống cho các cơ sở tại Thái Nguyên mà phần lớn nguồn thải là chất hữu cơ thì công nghệ xử lý chung nên dùng giải pháp xử lý sinh học. Đây là công nghệ rất kinh tế, chi phí đầu tư thấp, ít để lại hậu quả xấu về môi 158 trường. Tuy nhiên, lĩnh vực công nghệ sinh học thuộc loại công nghệ cao, mỗi chủng loại vi sinh có tính riêng biệt và rất nhạy cảm theo trạng thái môi trường mà nó tồn tại. Mỗi công trình xử lý chất thải nói chung cần một số bước thực hiện đó là: - Chọn dây chuyền công nghệ đúng. - Thiết kế xây dựng hệ thống phù hợp. - Nắm được kỹ thuật vận hành. Trong thời gian tới để thực hiện nhiệm vụ xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, một mặt các chủ đầu tư nâng cao nhận thức về môi trường, một mặt các cơ quan quản lý tăng cường giới thiệu thông tin, giáo dục triển khai BVMT cho chủ đầu tư, đặc biệt là kiến thức về môi trường công nghiệp, tăng cường công tác quan trắc giám sát, tạo áp lực buộc nhà đầu tư đi vào quỹ đạo BVMT. 3.2.4.5. Giải pháp đổi mới công nghệ, nâng cấp cải tạo cơ sở sản xuất Nhìn chung công nghệ sản xuất của các cơ sở công nghiệp tại Thái nguyên thuộc loại cũ, công nghệ này có lợi thế lúc lập nghiệp (vốn ít, dễ vận hành). Tuy nhiên, trong điều kiện cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, các doanh nghiệp với công nghệ cũ, lạc hậu sẽ ít có cơ hội tồn tại và đứng vững, đây không phải chỉ riêng về vấn đề môi trường mà còn là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Thay đổi công nghệ không có nghĩa là cứ phải lựa chọn công nghệ hiện đại nhất, sạch nhất, vấn đề quyết định chính là hiệu quả của công nghệ lựa chọn. Vì vậy người ta thường chọn công nghệ thích hợp. Nó phù hợp với lợi thế so sánh của người sản xuất đồng thời cũng phù hợp với người tiêu dùng, đem lại lợi nhuận cao nhất cho đơn vị sản xuất và đáp ứng được các đòi hỏi của xã hội. Để có sự lựa chọn tốt nhất cần có nguồn thông tin phong phú và khả năng phân tích lựa chọn, điều này liên quan đến đội ngũ chuyên gia tại địa phương, đội ngũ chuyên gia bản địa không chỉ có giá trị ban đầu mà còn có ý nghĩa quan trọng trong suốt quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Việc sớm đào tạo, xây dựng đội ngũ chuyên gia có trình độ, nắm bắt được những kiến thức khoa học công nghệ hiện đại là giải pháp cơ bản cho sự phát triển hiệu quả hơn, sạch hơn và bền vững hơn. 159 3.2.5. Thực hiện tốt mối liên kết, hợp tác với các địa phương lân cận và cả nước, đặc biệt là với Hà Nội nhằm mục tiêu phát triển bền vững Trong điều kiện phân công lao động xã hội ngày càng phát triển, tính hiệp tác liên kết sản xuất liên vùng ngày càng chặt chẽ và trở nên phổ biến, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, để phát triển bền vững Thái Nguyên cần đẩy mạnh, mở rộng và thực hiện tốt mối liên kết, hợp tác với các địa phương trong vùng và cả nước, đặc biệt là với Hà Nội trong phát triển công nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung, tham gia sâu vào chuỗi phân công lao động xã hội nhằm khai thác có hiệu quả, phát huy lợi thế so sánh động của tỉnh, đồng thời tận dụng thế mạnh của các địa phương khác để khắc phục những hạn chế, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các địa phương lân cận có tốc độ phát triển nhanh, năng động như: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh. Thực hiện liên kết, hợp tác với các địa phương lân cận theo cơ chế phối hợp có phân công, hợp tác cùng phát triển, trong đó tập trung vào một số lĩnh vực chủ yếu sau: - Phối hợp cung ứng nguyên, vật liệu cho sản xuất công nghiệp. Khai thác và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá. Phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và có thế mạnh của mỗi địa phương (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ). - Phối hợp trong đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực. - Phối hợp trong việc tham gia chuỗi cung ứng, sản xuất sản phẩm, hàng hoá, đặc biệt là đối với các ngành công nghiệp phụ trợ trong các lĩnh vực cơ chí chế tạo, lắp ráp, sản xuất linh kiện, thiết bị điện, điện tử... - Phối hợp với các địa phương trong thu hút vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. - Phối hợp, chia sẻ thông tin về công nghệ, thị trường, sản phẩm mới..., quy hoạch, phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng, trao đổi kinh nghiệm về các lĩnh vực quản lý kinh tế - xã hội. - Phối hợp trong công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là với các tỉnh thượng nguồn và hạ nguồn của các con sông chảy qua Thái Nguyên (sông Cầu, sông Công) trong sử dụng nguồn nước và chống ô nhiễm nguồn nước. 160 - Phối hợp trong việc giải quyết tốt các vấn đề xã hội như: tình trạng di dân tự do vào thành phố; trong hoạt động phòng chống thiên tai, dịch bệnh, tìm kiếm cứu nạn, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội... Riêng đối với Hà Nội, cần có sự phối hợp sâu hơn, đặc thù hơn và có chọn lọc hơn, tập trung vào các lĩnh vực sau: - Trong lĩnh vực công nghiệp: Phối hợp phát triển công nghiệp phụ trợ trong các lĩnh vực cơ khí chế tạo, lắp ráp, sản xuất linh kiện, thiết bị điện, điện tử, công nghệ thông tin, công nghiệp phần mềm; may mặc, chế biến nông sản, thực phẩm, đồ uống. Hai bên sẽ hợp tác sản xuất và cung ứng cho nhau các sản phẩm cơ khí, điện, điện tử, hệ thống thiết bị đồng bộ phục vụ công - nông - lâm nghiệp - thủy sản. Hợp tác xây dựng hệ thống thông tin về công nghệ và sản phẩm mới, thị trường tiêu thụ sản phẩm. Hợp tác xây dựng một số trung tâm giới thiệu sản phẩm công nghiệp - thủ công nghiệp. Hợp tác đào tạo nghề, đào tạo công nhân có tay nghề cao, các chuyên gia trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Tạo điều kiện để các doanh nghiệp của Hà Nội vào đầu tư sản xuất và đổi mới công nghệ một số doanh nghiệp ở Thái Nguyên. - Trong lĩnh vực nông nghiệp và thuỷ sản: Hà Nội là thị trường lớn tiêu thụ các nông, lâm sản của Thái Nguyên, hai bên sẽ hợp tác xây dựng các trung tâm thương mại lớn tiêu thụ các nông, lâm sản tại Hà Nội. Hà Nội cùng hợp tác với Thái Nguyên trong lĩnh vực sản xuất giống cây trồng có chất lượng cao, phù hợp với yêu cầu của thị trường và đáp ứng cho nhu cầu chế biến công nghiệp; trong hoạt động chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm gieo ươm hạt giống, hình thành vùng sản xuất tập trung, đảm bảo vệ sinh thực phẩm. - Trong lĩnh vực thương mại: Hai bên cùng tạo điều kiện mở rộng quan hệ buôn bán, đặt các văn phòng đại diện, cùng xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, cùng nhau tổ chức các cuộc triển lãm. Hợp tác xây dựng các trung tâm thương mại, siêu thị. - Trong lĩnh vực quản lý đô thị và phát triển kết cấu hạ tầng: Phối hợp trong công tác quy hoạch đô thị, trao đổi kinh nghiệm triển khai quy hoạch và quản lý đô thị sau quy hoạch, cùng nhau nghiên cứu các vấn đề về quy hoạch - kiến trúc đô thị, kỹ thuật xây dựng nhà cao tầng, sản xuất vật liệu mới. Phối hợp quy hoạch hệ thống bến xe vận tải hàng hoá, hành khách liên tỉnh. Trao đổi kinh nghiệp và hợp tác phát triển 161 cơ sở hạ tầng đô thị như giao thông đô thị, cấp, thoát nước. Phối hợp khai thác quốc lộ 3, cảng Đa Phúc. Phát triển hệ thống các CCN, làng nghề, KCN nhỏ (dành quỹ đất, xây dựng quy hoạch chi tiết và có chính sách khuyến khích đầu tư). - Trong lĩnh vực du lịch: Cùng nhau hoạt động xúc tiến đầu tư - quảng bá du lịch. Hai bên tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lữ hành của nhau đưa đón khách du lịch theo các tour Hà Nội - Thái Nguyên và ngược lại. Cùng hợp tác xây dựng hạ tầng phục vụ du lịch như khách sạn, nhà hàng, các điểm tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi, cùng nhau giới thiệu dự án đầu tư, giới thiệu sản phẩm, tiếp thị bán hàng. Hợp tác chuyển giao công nghệ mới, đào tạo, tập huấn, trao đổi kinh nghiệm quản lý phát triển du lịch - Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo và các vấn đề xã hội: Hai bên hợp tác trao đổi kinh nghiệm trong công tác giáo dục đào tạo, đặc biệt là đào tạo nghề, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đào tạo - nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ. Hợp tác trong lĩnh vực khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ nhân dân, trong phát triển văn hoá và giải quyết các vấn đề xã hội. Kết hợp chặt chẽ trong đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội. Hợp tác trong lĩnh vực văn hoá thông tin và thể dục thể thao. 3.2.6. Nâng cao vai trò quản lý nhà nước, có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp nhằm phát triển công nghiệp theo hướng bền vững Không thể phát triển công nghiệp nói riêng, kinh tế nói chung đảm bảo yêu cầu bền vững, nếu các cơ quan nhà nước các cấp không làm tốt chức năng, vai trò quản lý nhà nước của mình, cũng như thiếu các chính sách hỗ trợ cần thiết đối với các doanh nghiệp, nhất là trong điều kiện của tỉnh Thái Nguyên, khi mà nội lực của phần lớn các doanh nghiệp còn rất hạn chế. Để làm được điều này, cần thực hiện các biện pháp sau: Một là: Đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, tăng cường trách nhiệm của các cấp các ngành, nâng cao hiệu quả trong giải quyết và xử lý công việc, xoá bỏ dần các tầng nấc trung gian, nhiều đầu mối chồng chéo nhau, đơn giản hoá thủ tục, giấy tờ hành chính. Xây dựng và kiện toàn đội ngũ công chức, từng bước thực hiện tiêu chuẩn hoá theo chức danh công chức. 162 Thực hiện tốt chính sách “một cửa, tại chỗ” trong thu hút đầu tư trong và ngoài nước, thành lập và đăng ký doanh nghiệp. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan trong việc quản lý sau giấy phép đầu tư đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tạo ra sân chơi bình đẳng cho các thành phần kinh tế. Khuyến khích và tạo tâm lý yên tâm đầu tư sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp. Hai là, tuyên truyền phổ biến rộng rãi chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế xã hội nói chung và công nghiệp nói riêng trên địa bàn. Tổ chức công khai hoá quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, lãnh thổ, các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển công nghiệp. Tư vấn cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp trong các lĩnh vực đầu tư, phát triển sản xuất trên cơ sở danh mục ngành nghề, sản phẩm ưu tiên đầu tư, các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đến công tác thẩm định dự án đầu tư, cấp phép cần có những thông tin mang tính khuyến cáo để giúp các nhà đầu tư, các doanh nghiệp có thông tin về lĩnh vực đầu tư dự kiến, hạn chế được những rủi ro và lãng phí trong đầu tư. Ba là, xây dựng chương trình hỗ trợ phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp ưu tiên, các sản phẩm công nghiệp chủ lực, công nghiệp phụ trợ cho từng giai đoạn, trong đó tập trung vào việc ưu tiên phát triển, tạo điều kiện thuận lợi và có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp triển khai áp dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường, với các nội dung chủ yếu sau: - Hỗ trợ về xúc tiến thương mại, phát triển thị trường. - Hỗ trợ thiết kế sản phẩm, lựa chọn và chuyển giao công nghệ. - Hỗ trợ nguồn vốn đầu tư, mặt bằng sản xuất. - Hỗ trợ xây dựng hệ thống quản lý chất lượng, quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế, bảo hộ sở hữu công nghiệp, áp dụng các bộ quy tắc ứng xử, chuẩn mực xã hội trong sản xuất công nghiệp. - Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực. 163 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 Trong chương 3, trên cơ sở đánh giá thực trạng PTBVCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2001-2008, nghiên cứu sinh đã đưa ra các giải pháp về chính sách nhằm PTBVCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên với những đóng góp chủ yếu sau: 1. Đưa ra các quan điểm và định hướng phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 2. Đề xuất 6 nhóm giải pháp về chính sách nhằm phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và các năm tiếp theo, bao gồm: Một là: Lựa chọn ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn và phát triển công nghiệp phụ trợ. Hai là: Điều chỉnh phân bố công nghiệp, xây dựng và phát triển đồng bộ các khu công nghiệp. Ba là: Thực hiện chính sách phòng ngừa, bảo vệ môi trường trong công nghiệp và phát triển công nghiệp môi trường. Bốn là: Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Năm là: Thực hiện tốt mối liên kết, hợp tác với các địa phương lân cận và cả nước, đặc biệt là với Hà Nội nhằm mục tiêu phát triển bền vững. Sáu là: Nâng cao vai trò quản lý nhà nước, có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp nhằm phát triển công nghiệp theo hướng bền vững. 164 KẾT LUẬN Phát triển bền vững là nhu cầu tất yếu, có tính phổ biến và là một thách thức lớn trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, đặc biệt là đối với những nước đang phát triển, thực hiện công nghiệp hoá sau như Việt Nam. Trong những năm gần đây, vấn đề PTBV nói chung, bền vững công nghiệp nói riêng đã và đang là chủ đề nóng trong hầu hết các diễn đàn kinh tế, xã hội của Việt Nam từ sự luận bàn trong nghiên cứu, sự tranh luận trong quản lý nhà nước đến các chương trình nghị sự. Trước những nguy cơ lớn về sự huỷ hoại môi trường, khoảng cách giàu nghèo ngày càng nới rộng, dư luận đã đặt ra vấn đề tăng trưởng công nghiệp đi đôi với bảo vệ môi trường và đảm bảo đời sống xã hội như là những điều kiện tiên quyết cho PTBV ở Việt Nam ở cấp quốc gia cũng như cấp địa phương. Ở quy mô địa phương, việc nghiên cứu vấn đề PTBVCN trên địa bàn tỉnh đang thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà quản lý, cơ quan quản lý nhà nước cũng như nhiều cán bộ nghiên cứu khác trong lĩnh vực quản lý kinh tế và quản lý nhà nước. Đặc biệt, đối với Thái Nguyên là một tỉnh có truyền thống phát triển công nghiệp, việc thực hiện công nghiệp hoá một cách thiếu cân nhắc có thể tạo ra những tác động bất lợi, khó khắc phục, làm chậm hoặc gây nhiều tổn hại cho sự phát triển kinh tế - xã hội chung của toàn tỉnh trong dài hạn. Với ý nghĩa đó Luận án “Nghiên cứu vấn đề phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” đã nghiên cứu một vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, thiết thực và cấp bách. Mặc dù là một vấn đề rộng, nhiều nội dung còn đang được tranh luận và không có hình mẫu chuẩn tắc về PTBV cho mỗi địa phương, mỗi quốc gia, tuy nhiên đối chiếu với mục tiêu, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu đã đề xuất trong phần mở đầu, nội dung luận án đã đạt được một số kết quả chủ yếu sau: 1. Về mặt lý luận, cho đến nay mặc dù đã có rất nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm đến vấn đề PTBV, theo đó hệ thống lý luận cơ bản về PTBV với ba trụ cột: kinh tế, xã hội, môi trường và mối quan hệ giữa chúng đã được mổ xẻ, phân tích theo nhiều quan điểm và mức độ khác nhau. Tuy nhiên, ở phạm vi hẹp hơn và đối tượng cụ thể hơn là PTBVCN trên vùng lãnh thổ, nhất là trong điều kiện cụ thể của Việt Nam còn rất ít được đề cập. (i) Luận án đã nỗ lực chỉ ra quan điểm của nghiên cứu sinh về PTBVCN trên địa bàn lãnh thổ trong điều kiện đặc thù kinh tế, xã hội của 165 Việt Nam; (ii) Trên cơ sở hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản về PTBV, làm rõ được những khía cạnh cơ bản về PTBVCN trên vùng lãnh thổ về các phương diện: nội hàm, nhân tố tác động; (iii) Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá PTBVCN. (iv) Kinh nghiệm quốc tế về PTBV cũng được nghiên cứu sinh tổng hợp, đúc rút thành những bài học có giá trị để có thể áp dụng vào điều kiện Việt Nam. 2. Trên cơ sở hệ thống lý luận về PTBVCN, đặc biệt là các vấn đề về nội dung, bản chất của PTBVCN và các tiêu chí đánh giá, nghiên cứu sinh đã tập trung phân tích, đánh giá thực trạng PTBVCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2001-2008 thông qua 3 nhóm tiêu chí: (i) tăng trưởng bền vững (tốc độ tăng trưởng, giá trị gia tăng, năng lực cạnh tranh, cơ cấu công nghiệp); (ii) doanh nghiệp bền vững (quá trình sản xuất sạch và hiệu quả, sản phẩm thân thiện môi trường, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đầy đủ); (iii) tổ chức không gian lãnh thổ và phân bố công nghiệp, từ đó rút ra kết luận: mặc dù có tốc độ tăng trưởng khá cao trong nhiều năm, cơ cấu công nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong thời gian qua đã phát triển không bền vững. Đồng thời đưa ra các nguyên nhân, tồn tại dẫn đến sự không bền vững trong phát triển của công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 3. Trên cơ sở đánh giá thực trạng PTBVCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, nghiên cứu sinh đã đề xuất 6 nhóm giải pháp về chính sách dưới góc độ của các cơ quan quản lý nhà nước nhằm PTBVCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Theo quan điểm của nghiên cứu sinh, các giải pháp này đã được đề cập một cách toàn diện, có tính khả thi cao và là những giải pháp rất cần thiết, một số giải pháp đã được phân tích cụ thể, tính toán chi tiết, nhưng cũng còn một số giải pháp mới dừng lại ở việc gợi mở, định hướng chính sách, cần tiếp tục được nghiên cứu sâu hơn và có thể phát triển thành các công trình nghiên cứu độc lập sau này. Nhìn chung, Luận án không chỉ có giá trị tham khảo tốt cho các nhà hoạch định chính sách phát triển công nghiệp, các nhà đầu tư tiềm năng vào công nghiệp Thái Nguyên, mà còn là một tài liệu tham khảo có giá trị đối với các địa phương khác trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cũng như đối với các cán bộ nghiên cứu có quan tâm đến lĩnh vực quan trọng này. 166 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TIẾNG VIỆT 1. Đinh Văn Ân - Hoàng Thu Hoa (2009), Vượt thách thức, mở thời cơ phát triển bền vững, Nxb Tài chính, Hà Nội. 2. Bộ Công thương (2008), Tài liệu Hội thảo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp môi trường Việt Nam, Hà Nội. 3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Dự án VIE/01/021 (2006), Phát triển bền vững ở Việt Nam (sổ tay tuyên truyền), Hà Nội. 4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Dự án VIE/01/021 (2006), Chính sách phát triển bền vững ở Việt Nam – thực trạng và khuyến nghị, Hà Nội. 5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Dự án VIE/01/021 (2004), Phát triển bền vững – Kỷ yếu hội nghị toàn quốc lần thứ nhất, Hà Nội. 6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Dự án VIE/01/021 (2006), Đại cương về phát triển bền vững, Hà Nội. 7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Dự án VIE/01/021 (2006), Phân tích những tác động của chính sách đô thị hoá đối với phát triển bền vững ở Việt Nam, Hà Nội. 8. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Dự án VIE/01/021 (2006), Ảnh hưởng của chính sách nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản tới phát triển bền vững ở Việt Nam, Hà Nội. 9. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Dự án VIE/01/021 (2006), Ảnh hưởng của chính sách phát triển các khu công nghiệp tới phát triển bền vững ở Việt Nam, Hà Nội. 10. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Dự án VIE/01/021 (2006), Đánh giá chính sách khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài trên quan điểm phát triển bền vững ở Việt Nam, Hà Nội. 11. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Dự án VIE/01/021 (2006), Đánh giá tác động của chiến lược và chính sách năng lượng trên quan điểm phát triển bền vững ở Việt Nam, Hà Nội. 167 12. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Dự án VIE/01/021 (2006), Chính sách công nghiệp theo định hướng phát triển bền vững ở Việt Nam, Hà Nội. 13. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Dự án VIE/01/021 (2006) – Học viện Hành chính quốc gia, Phát triển bền vững (tài liệu dùng cho các lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước), Hà Nội. 14. Bộ Kế hoạch và Đầu tư – Dự án VIE/01/021 (2006), Nghiên cứu tổng kết một số mô hình phát triển bền vững ở Việt Nam, Hà Nội. 15. Nguyễn Thế Chinh (2006), Giáo trình kinh doanh và môi trường, Nxb đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 16. Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên (2001), Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2000, Thái Nguyên. 17. Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên (2002), Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2001, Thái Nguyên. 18. Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên (2003), Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2002, Thái Nguyên. 19. Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên (2004), Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2003, Thái Nguyên. 20. Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên (2005), Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2004, Thái Nguyên. 21. Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên (2006), Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2005, Thái Nguyên. 22. Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên (2007), Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2006, Thái Nguyên. 23. Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên (2008), Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2007, Thái Nguyên. 24. Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên (2009), Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2008, Thái Nguyên. 168 25. Đảng Cộng sản Việt Nam - Bộ Chính trị (1998), Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25/6/1998 về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 26. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 27. Đảng Cộng sản Việt Nam - Bộ Chính trị (2004), Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 28. Đảng Cộng sản Việt Nam - Bộ Chính trị (2004), Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 01/7/2004 về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du miền núi Bắc Bộ đến năm 2010. 29. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 30. Đảng cộng sản Việt Nam – Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (2006), Văn kiện đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, Thái Nguyên. 31. Lê Thu Hoa (2007), Kinh tế vùng ở Việt Nam – Từ lý luận đến thực tiễn, Nxb Lao động – xã hội, Hà Nội. 32. Phạm Hữu Huy (1998), Kinh tế và tổ chức sản xuất sản xuất trong doanh nghiệp, Nxb giáo dục, Hà Nội. 33. Jean – Yves Martin (2007), Phát triển bền vững? Học thuyết Thực tiễn Đánh giá, Nxb Thế giới, Hà Nội. 34. Kenichi Ohno – Nguyễn Văn Thường (2005), Hoàn thiện chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 35. Nguyễn Đình Phan – Nguyễn Kế Tuấn (2007), Kinh tế và quản lý công nghiệp, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 36. Quốc hội Nước cộng hoà XHCN Việt Nam (1993), Luật Bảo vệ môi trường, được Quốc hội khoá IX thông qua tại Kỳ họp thứ Tư ngày 27/12/1993. 37. Quốc hội Nước cộng hoà XHCN Việt Nam khoá (2005), Luật Bảo vệ môi trường, số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005. 169 38. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên (2009), Đề án quy hoạch các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, Thái Nguyên. 39. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Nguyên (2008), Báo cáo kết quả điều tra tình hình lao động, việc làm và thu nhập trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Thái Nguyên. 40. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên (2007), Báo cáo tổng hợp kế hoạch điều tra các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường, xác định cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải xử lý trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Thái Nguyên. 41. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên (2007), Báo cáo chuyên đề xây dựng tiêu chí phân loại và xác định cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, Thái Nguyên. 42. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên (2007), Báo cáo chuyên đề đánh giá công nghệ xử lý chất thải trong sản xuất công nghiệp, Thái Nguyên. 43. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên (2007), Báo cáo chuyên đề đánh giá công nghệ xử lý chất thải trong hoạt động khai khoáng, Thái Nguyên. 44. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên (2007), Báo cáo chuyên đề giải pháp xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, Thái Nguyên. 45. Tatyana P.Soubbotina (2005), Không chỉ là Tăng trưởng Kinh tế - Nhập môn về phát triển bền vững, Nxb Văn hoá – Thông tin, Hà Nội. 46. Lê Văn Tâm (2000), Quản trị doanh nghiệp, Nxb thống kê, Hà Nội. 47. Lê Văn Tâm (1999), Quản trị tổ chức, Trường đại học KTQD, Hà Nội. 48. Thaddeus C. Trzyna, chủ biên, (2001), Thế giới bền vững - Định nghĩa và trắc lượng phát triển bền vững, Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách Khoa học và Công nghệ, Hà Nội. 49. Nguyễn Quang Thái – Ngô Thắng Lợi (2007), Phát triển bền vững ở Việt Nam: Thành tựu, cơ hội, thách thức và triển vọng, Nxb Lao động – xã hội, Hà Nội. 50. Hà Huy Thành, Nguyễn Ngọc Khánh (2009), Phát triển bền vững: từ quan niệm đến hành động, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 170 51. Thủ tướng Chính phủ (2003), Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 về phê duyệt kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. 52. Thủ tướng Chính phủ (2004), Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17/8/2004 về việc việc ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam). 53. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 55/2007/QĐ-TTg ngày 23/4/2007 phê duyệt Danh mục các ngành công nghiệp ưu tiên, ngành công nghiệp mũi nhọn giai đoạn 2007 - 2010, tầm nhìn đến năm 2020 và một số chính sách khuyến khích phát triển. 54. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 58/2007/QĐ-TTg ngày 04/5/2007 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020. 55. Nguyễn Văn Thường (2005), Tăng trưởng kinh tế Việt Nam: Những rào cản cần phải vượt qua, NXb Tài chính, Hà Nội. 56. Tổng cục Thống kê (2001), Niên giám thống kê 2000, Nxb Thống kê, Hà Nội. 57. Tổng cục Thống kê (2002), Niên giám thống kê 2001, Nxb Thống kê, Hà Nội. 58. Tổng cục Thống kê (2003), Niên giám thống kê 2002, Nxb Thống kê, Hà Nội. 59. Tổng cục Thống kê (2004), Niên giám thống kê 2003, Nxb Thống kê, Hà Nội. 60. Tổng cục Thống kê (2005), Niên giám thống kê 2004, Nxb Thống kê, Hà Nội. 61. Tổng cục Thống kê (2006), Niên giám thống kê 2005, Nxb Thống kê, Hà Nội. 62. Tổng cục Thống kê (2007), Niên giám thống kê 2006, Nxb Thống kê, Hà Nội. 63. Tổng cục Thống kê (2008), Niên giám thống kê 2007, Nxb Thống kê, Hà Nội. 64. Tổng cục Thống kê (2009), Niên giám thống kê 2008, Nxb Thống kê, Hà Nội. 65. Nguyễn Kế Tuấn (1998), Quản trị sản xuất/tác nghiệp, (tập bài giảng dùng cho học viên cao học), Trường đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 66. Phan Đăng Tuất (2007), “Một số chính sách phát triển bền vững công nghiệp Việt Nam”, Tạp chí Khoa học – Công nghệ, 2007 (2), tr.4-7. 171 67. Từ điển Bách khoa Việt Nam, tập 3, Nxb Từ điển Bách khoa, tr 242. 68. Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh (2007), Định hướng chiến lược phát triển bền vững tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2006-2010 và đến năm 2020 (Chương trình nghị sự 21 Bắc Ninh), Bắc Ninh. 69. Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2006), Chương trình phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006-2010, Thái Nguyên. 70. Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2006), Định hướng chiến lược phát triển bền vững tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 (Chương trình nghị sự 21 Thái Nguyên), Thái Nguyên. 71. Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2007), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 (Báo cáo tổng hợp), Thái Nguyên. 72. Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2005), Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006-2015 có tính đến 2020, Thái Nguyên. 73. Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2008), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2008, phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2009, Thái Nguyên. 74. Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2009), Báo cáo thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 20062010, Thái Nguyên. 75. Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp – Bộ Công thương (2001), Báo cáo tóm tắt quy hoạch phát triển công nghiệp vùng trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2001-2010, Hà Nội. 76. Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp – Bộ Công thương (2004), Xây dựng quy chế bảo vệ môi trường ngành công nghiệp (Báo cáo đề tài nghiên cứu cấp Bộ), Hà Nội. 77. Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp – Bộ Công thương (2007), Chính sách công nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập (Tài liệu hội thảo), Hà Nội. 172 78. Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp – Bộ Công thương (2007), Đánh giá môi trường chiến lược (Tài liệu bài giảng), Hà Nội. 79. Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp – Bộ Công thương (2006), Nghiên cứu cấu trúc ngành và hiệu quả kinh tế: tác động tới hoạch định chính sách phát triển các ngành công nghiệp (Báo cáo đề tài nghiên cứu cấp Bộ), Hà Nội. 80. Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp – Bộ Công thương (2006), Hiện trạng phát triển công nghiệp môi trường của các nước trên thế giới, Hà Nội. 81. Nguyễn Như Ý (1999), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội, tr 1231. II. TIẾNG ANH 82. Centre for Environment Education (2007), Sustainable Development: An Introduction (Internship Series, Volume-I), India. 83. John Blewitt (2008), Understanding Sustainable Development, Earth Scan, Sterling, VA. 84. Peter P. Rogers, Kazi F. Jalal, and John A. Boyd (2007), An Introduction to Sustainable Development, Earth Scan, Sterling, VA. 85. Simon Dresner (2009), The Principles of Sustainability, Earth Scan, Sterling, VA. 86. Simon Bell and Stephen Morse (2008), Sustainability Indicators: Measuring the Immeasurable?, Earth Scan, Sterling, VA. 87. Simon Kuznets (1955), “Economic Growth and Income Inequality”, The American Economic Review, Mar. 1955 (Vol. 45, No. 1), pp 1-28. 88. UNIDO (2002), Corporate Social Responsibility - Implications for Small and Medium Enterprises in Developing Countries, Vienna – Austria. 89. WCED (1987), Report of World Commission on Environment and Development: “Our common future”, Nairobi - Kenya. 173 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ––––––––––––––––––––––– 1. Nguyễn Hải Bắc (2011), “Phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên: cơ hội và thách thức”, Tạp chí Công nghiệp, 2011 (3), tr.29-30. 2. Nguyễn Hải Bắc (2010), “Các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững công nghiệp tại địa phương”, Tạp chí Công nghiệp, 2010 (3), tr. 36-37. 3. Nguyễn Hải Bắc (2009), “Những nội dung cơ bản của phát triển bền vững công nghiệp tại địa phương”, Tạp chí Công nghiệp, 2009 (12), tr. 30-31. 174 PHỤ LỤC 175 Phụ lục 1: Bản đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên 176 Phụ lục 2: Tài nguyên khoáng sản tỉnh Thái Nguyên 177 Phụ lục 3: Bảng tổng hợp các dự án đầu tư chủ yếu giai đoạn 2006-2010 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên TT Tên dự án - Chủ đầu tư Địa điểm xây dựng Thời gian KCHT Năng lực thiết kế Tổng mức đầu tư (tr.đồng) Từ nguồn vốn Số dự án đã đi vào sản xuất A- CÁC DỰ ÁN NGOÀI KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP I Ngành cơ khí Đầu tư sản xuất bánh răng và trục động cơ 1 Diesel, hộp số máy kéo ôtô của Công ty TNHH NN MTV phụ tùng máy số I Sông Công 2006- 890.000 bộ sp/năm 2008 149.000 Vốn NN Đã đi vào SX Sông Công 2007- 8.000 động cơ/năm 2008 161.600 Vốn NN Đã đi vào SX 160.000 Vốn NN Đã đi vào SX Vay tín dụng ĐTPT Đã đi vào SX 45.800 Vốn NN Đã đi vào SX Vốn tự có+ Vay TM Đang triển khai 2 Lắp ráp động cơ diesel 100-400HP - Công ty Diesel Sông Công 3 Xây dựng dây chuyền số II xưởng SX phôi rèn Sông Công - Cty Diesel Sông Công Đầu tư sản xuất bánh răng và trục động cơ 4 Diesel, hộp số máy kéo ôtô của Công ty TNHH NN MTV phụ tùng máy số I 5 Dự án sản xuất vật liệu nổ công nghiệp khu B - Nhà máy Z115 20072008 1,4 triệu phôi rèn/năm Sông Công 2006- 890.000 bộ sp/năm 2008 Võ Nhai 2007- 200.000 sp 2008 cơ khí/năm; Dự án Xây dựng Nhà máy sản xuất lốp và Nhà KCN Nam 6 máy sản xuất hộp số, cầu truyền động, vỏ động Phổ Yên cơ- Công ty TNHH MTV Vinaxuki 148.920 2008 2.129.000 Đại từ 20012011 2.352.000 Đang dừng triển khai Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy chế biến tinh 8 quặng ilmenit tại xã Động Đạt - Cty TNHH xây dựng và phát triển nông thôn Miền Núi Phú Lương 20062007 30.000 tấn TiO2 4852%/năm 54.007 Vốn tự có Đã đi vào Vay TD SX Dự án đầu tư khai thác mỏ Photphorit lộ thiên 9 hang Dơi - Công ty TNHH thương mại Cường Phúc Đồng Hỷ 2007 4.000 tấn/năm 1.258 Vốn tự có Đã đi vào Vay TD khai thác Phú Lương 2007 50.000 tấn/năm 5.614 Vốn tự có Đã đi vào Vay TD khai thác II Ngành khai khoáng 7 Dự án khai thác Vonfram và đa kim Núi Pháo (147tr. USD) Dự án đầu tư xây dựng cải tạo, mở rộng mỏ 10 than Bá Sơn - Công ty CP xây dựng và khai thác than Thái Nguyên 178 Dự án đầu tư xây dựng công trình mỏ chì kẽm 11 hầm lò Cuội Nắc- Công ty liên doanh kim loại Phú Lương màu Việt Bắc 2008 4.500 tấn/năm 10.366 Vốn tự có Đã đi vào Vay TD khai thác Dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác 12 hầm lò mỏ chì kẽm Côi Kỳ - Công ty TNHH Doanh Trí Đại Từ 2008 4.800 tấn QNK/năm 12.610 Vốn tự có Đã đi vào Vay TD khai thác Dự án đầu tư nhà máy chế biến tinh quặng Ilmenite-CTy CP XNK Thái Nguyên Phú Lương 2008 80.000 tấn Tio2>48%/ năm 75.938 Vốn tự có Đã đi vào Vay TM SX Dự án đầu tư xây dựng công trình mỏ than An 14 Khánh - Cù Vân - Công ty cổ phần khai khoáng Miền Núi. Đại Từ 2008 25.00030.000 tấn QNK/năm 5.909 Vốn tự có Đã đi vào Vay TD SX 2006- 165.000 tấn 2008 QNK/năm 27.000 Vốn tự có Đang Vay TD triển khai 100.000 Vốn tự có Đã đi vào Vay TM khai thác 8.479 Vốn tự có Đã đi vào Vay TD khai thác 90.000 Vốn tự có Đang Vay TD triển khai 13 Dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác lộ thiên quặng Gốc thân quặng phía Tây mỏ 15 ilmenit Cây Châm, xã Động Đạt, huyện Phú Phú Lương Lương tỉnh Thái Nguyên - Công ty cổ phần Ban Tích 16 Dự án khai thác cát sỏi Mom Kiệu- Công ty CPĐT xây dựng Hưng Tín Phổ Yên 2008 30.000 m3/năm 17 Dự án đầu tư khai thác quặng sắt Phố Giá HTX công nghiệp và vận tải Chiến Công Phú Lương 2006 40.000 tấn QNK/năm 18 Dự án khai thác và xây dựng nhà máy Cao Lanh - Công ty TNHH Mai Linh C Đại Từ 2009 III Ngành Luyện kim Vốn 550.000 tấn Đang phôi 3.843.673 KHCB và triển khai thép/năm vốn ĐTPT 19 Mở rộng sản xuất giai đoạn II của Gang thép Thái Nguyên. TP Thái Nguyên 20052009 20 Dự án đầu tư nhà máy luyện gang, thép - Công ty CP luyện kim đen Đồng Hỷ 20082009 TP Thái Nguyên 20072009 TP Thái Nguyên 20082012 500.000 tấn/năm Dự án đầu tư cải tạo nâng công suất Nhà máy 23 luyện thép Lưu Xá lên 450.000 tấn phôi thép/năm-Công ty Gang thép Thái Nguyên TP Thái Nguyên 20082009 Dự án đầu tư xây dựng công trình máy đúc 24 liên tục 4 dòng tại NM luyện thép Lưu Xá – Công ty Gang thép Thái Nguyên TP Thái Nguyên 20072008 Các dự án đầu tư mua sắm, cải tạo, sửa chữa 21 tại các nhà máy và các mỏ của Công ty Gang thép 22 Nhà máy cán thép công suất 500.000 tấn /nămCông ty cổ phần cán thép Thái Trung 100.000 tấn/năm 176.820 Vốn tự có Đang + triển khai Vay TM 41.515 KHCB + Đã đi vào vay tín SX dụng 1.498.000 Vốn tự có+ Vay TM Đang triển khai 450.000 tấn phôi thép/năm 154.300 Vốn tự có+ Vay TM Đang triển khai 350.000 tấn phôi thép/năm 48.936 Vốn tự có+ Vay TM Đã đi vào SX 179 TP Thái Nguyên 20072009 120-150kg than bột/1 tấn gang lỏng Vốn tự có+ Vay TM Đang triển khai 26 Nhà máy xi măng Thái Nguyên Đồng Hỷ 20032007 1,5 3.477.451 Vốn NN tr.tấn/năm Đang triển khai Đầu tư cải tạo dây chuyền sản xuất gạch và 27 tấm lợp - Công ty CP đầu tư & sản xuất công nghiệp TP Thái Nguyên 20062008 Đầu tư đổi mới công nghệ nhà máy xi măng 28 Quán Triều - Tổng công ty xây dựng công nghiệp Việt Nam CCN An Khánh, Đại Từ Đầu tư mở rộng nâng cao công suất nhà máy 29 xi măng La Hiên - Công ty cổ phần xi măng La Hiên VVMI Võ Nhai 20089/2009 750.000 nghìn tấn/năm 611.926 Vốn tự có+ Vay TM Đang triển khai Phổ Yên, 6/200712/2007 12 triệu m2/năm 297.800 Vốn tự có+ Vay TM Đã đi vào SX Dự án đầu tư xây dựng liên hợp nhà máy sản 31 xuất vật liệu chịu lửa và vật liệu xây dựng Cty cổ phần vật liệu chịu lửa Thái Nguyên Phổ Yên, 20072009 20 triệu viên/năm 41.500 Vốn tự có+ Vay TM Đã đi vào SX 32 Dự án Nhà máy gạch tuynen Hoá Trung Công ty cổ phần Thái Sơn Đồng Hỷ 20082009 18 triệu viên/năm 37.900 Vốn tự có+ Vay TM Đang triển khai 33 Dự án Nhà máy gạch Vạn Xuân - Công ty CP Vạn Xuân Phổ Yên 20082009 28 triệu viên/năm 38.000 Vốn tự có+ Vay TM Đang triển khai 34 Dự án Nhà máy gạch Tuynel Đắc Sơn – Công ty CPKS Thái Bình Dương Phổ Yên 20082010 30 triệu viên/năm 37.000 Vốn tự có+ Vay TM Đang triển khai 49.900 Vốn tự có+ Vay TM Đã đi vào SX Vốn tự có+ Vay TM Đang triển khai Dự án đầu tư xây dựng công trình dây chuyền 25 phun than lò cao Nhà máy luyện gang -Công ty gang thép Thái Nguyên 32.754 IV Sản xuất vật liệu xây dựng 30 Dự án đầu tư xây dựng nhà máy gạch Ceramic - Công ty Cổ phần Prime Phổ Yên Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy vật liệu chịu 35 lửa và vật liệu xây dựng – Công ty CP vật liệu luyện kim Lửa Việt Sông Công - 43.652 Vốn tự có Đã đi vào Vay TD SX Phát hành Đang 2007- 600.000 tấn 1.071.916 cổ phiếu triển khai 2011 CLK/năm 2006- 15.000 tấn/ năm 2008 V Công nghiệp dịch vụ khác 36 Dự án Nhà máy sản xuất bao bì - Công ty TNHH Anh Dũng Dự án đầu tư mở rộng dây chuyền sản xuất 37 giấy xi măng công suất 30.000 tấn/năm – Công ty CP Giấy Hoàng Văn Thụ Phổ Yên 2008 25.000 SP/năm 35.000 TP Thái Nguyên 20072009 30.000 tấn/năm 292.884 Vốn tự Đang triển có+ khai Vay TM 180 38 Dự án cấp nước khu vực Sông Công của Công Sông Công ty kinh doanh nước sạch Thái Nguyên Dự án cấp nước 5 thị trấn Đu, Trại Cau, Đình 39 Cả, Yên Lãng, Hương Sơn của Công ty kinh doanh nước sạch Thái Nguyên 20072010 20.000 m3/ngày 82.500 Vốn vay Đang của Nauy triển khai 20072010 4.300 m3/ngày 82.500 Vốn ODA Đang triển khai 40 Dự san sản xuất và gia công bao bì - Công ty cổ phần Quân Thành Phổ Yên 2007 15.000 Sp/năm 15.000 Vốn tự có Đã đi vào Vay TM SX 41 Dự án xây dựng thuỷ điện Núi Cốc - Công ty cổ phần Thuỷ điện Hồ Núi Cốc TP Thái Nguyên 20072008 1,89MW 32.500 Vốn tự có Đang Vay TD triển khai 42 Dự án đầu tư Nhà máy xử lý rác thải Đồng Hỷ - Công ty EarthCare Việt Nam LLC Đồng Hỷ 2009 255.000 Vốn tự có Đang Vay TM triển khai TP Thái Nguyên 2007 100 tấn xỉ/ ngày 12.800 Vốn FDI Đã đi vào SX 20072008 320 tấn kìm + 60 tấn mũi tô vít/ năm 120.000 Vốn FDI Đã đi vào SX 1.000 Vốn FDI Đã đi vào SX 20.625 Vốn FDI Đã đi vào SX 32.985 Vốn FDI Đang triển khai Vốn tự có+ Vốn FĐI Đã đi vào SX VI Các Dự án FDI 43 Dự án chế biến thép từ xỉ lò cao- Công ty TNHH Liêu Thái Trung Việt Dự án sản xuất dung cụ cơ khí cầm tay - Công 44 Sông Công ty TNHH WIHA Dự án Nhà máy Nhiệt luyện và xử lý bề mặt Việt Hoàng Phổ Yên 2007 Dự án ĐTXD nhà máy chế biến sâu quặng antimon và quặng sắt tại CCN Trúc Mai- Công 46 ty TNHH Thực nghiệp trung Nhất-Bảo ThắngViệt Nam Võ Nhai 20062008 47 Nhà máy sản xuất bao bì chế biến nông lâm sản- Công ty TNHH XNK Quyết Thắng TP Thái Nguyên 2007 48 Nhà máy chế biến chè Vạn Tại- Công ty cổ phần Vạn Tài Phổ Yên 2008 49 Dự án Nhà máy đồ nhựa cao cấp Thái Nguyên, Đồng Hỷ Công ty cổ phần Đài Bắc TNKS 2008 60.000 Vốn tự có Đang triển khai 50 Dự án Nhà máy ván dăm Thịnh Đức, Công ty cổ phần Ván Dăm Thịnh Đức TP Thái Nguyên 20072008 39.679 Vốn tự có Đang triển khai 51 Dự án đầu tư Nhà máy xử lý rác - Công ty TNHH Hải Việt Đồng Hỷ 2009 250 tấn rác/ngày 350.000 52 Dự án nhà máy may công nghiệp - Công ty TNHH shinwon Ebenexer Việt Nam Sông Công 20092010 45 triệu sp/năm 270.000 45 8.600 tấn/năm 100 tấn/năm 28.745 Vốn tự Đang có+ triển khai Vốn FĐI FĐI Đang triển khai 181 B. DỰ ÁN TRONG KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP 2006-2010 I Khu Công nghiệp Sông Công 53 Nhà máy may TNG Sông Công - Cty CP Thương mại và Đầu tư TNG Sông Công 20062008 75 chuyền may 54 Nhà máy kẽm điện phân - Công ty TNHH MTV Kim loại màu Thái Nguyên - 20042006 10.000 t/năm 55 Nhà máy cơ khí - Công ty cổ phần công nghệ Cao Sao Xanh - 20042009 16.800 Vốn tự có Đã đi vào +Vay TM SX 56 Dự án Nhà máy luyện cán kéo thép - 2007 46.200 Vốn tự có Đã đi vào +Vay TM SX 57 Nhà máy thép An Phú - 2008 59.500 Vốn tự có Đang +Vay TM triển khai Vốn tự có+ Vay TM Quỹ 296.000 HTĐT, vốn vay 195.036 Đã đi vào SX Đã đi vào SX 58 Dự án Nhà máy luyện thép Nam Phong - Công ty CP thép Nam Phong - 2008 71.500 Vốn tự có Đang +Vay TM triển khai 59 Dự án chế biến xỉ lò cao - Liên doanh Công ty TNHH Đúc Vạn Thông - 2007 90.000 Vốn tự có Đang +Vay TM triển khai - 2008 48.000 Vốn tự có Đang +Vay TM triển khai 60 Dự án Nhà máy thép Hiệp Linh 61 Dự án Nhà máy đồ uống thực phẩm TIMECông ty CP thép Thái Nguyên - 2008 15.500 Vốn tự có Đang +Vay TM triển khai 62 Dự án sản xuất máy kéo - Công ty TNHH đầu tư quốc tế Trường Giang Việt Nam - 2009 54.000 Đang Vốn FĐI triển khai 63 Nhà máy luyện thép - Công ty cổ phần cán thép Toàn Thắng - 2009 290.000 Vốn tự có Đang +Vay TM triển khai 296.000 Vốn tự có+ Vay TM Dự án nhà máy luyện Feromangan và sản xuất 64 kết cấu thép - HTX công nghiệp và vận tải Chiến Công - 2009 FeMn 20.000 tấn/ năm; SiMN 10.000 tấn/năm Đang triển khai II Các cụm công nghiệp 65 Dự án sản xuất Than cốc-Công ty TNHH Nam Hoa - Liên doanh Việt Nam và Trung Quốc CCN Cao Ngạn 2007 48.000 tấn/năm 148.000 Vốn tự có Đang +Vay TM triển khai 66 Nhà máy giấy cát tông sóng - Công ty CP thương mại và SX giấy Hoa Sơn CCN Cao Ngạn 2007 25.000 tấn/năm 123.618 Vốn tự có Đang +Vay TM triển khai 67 Nhà máy cơ khí đúc Đồng Hỷ - Công ty CP Đại Thắng CCN Cao Ngạn 20072010 10.000 tấn SP/năm 53.166 Vốn tự có Đang +Vay TM triển khai 182 68 Nhà máy bột oxit kẽm - Công ty CP đầu tư và thương mại Nhật Huyền CCN Cao Ngạn 2007 10.000 tấn/năm 98.478 Vốn tự có Đang +Vay TM triển khai 69 Dự án Nhà máy Luỵên gang - Công ty CP sản xuất gang Hoa Trung Võ Nhai 20072009 20.000 tấn/năm 40.000 Vốn tự có Đang +Vay TM triển khai 70 Dự án di chuyển và đầu tư mở rộng sản xuất - CCN số II, Công ty CP Bê tông và xây dựng Thái Nguyên TPTN 2006 35.000 Vốn tự có Đã đi vào +Vay TM SX 71 Nhà máy hợp kim sắt Thái Nguyên-Hợp tác xã CCN Nam công nghiệp và vận tải Chiến Công Hoà 20082010 Lò cao 139m3 290.000 Vốn tự có Đang +Vay TM triển khai 72 Nhà máy luyện mangan sắt - HTX công nghiệp và vận tải Chiến Công CCN Phú Lạc 20082009 50.000 tấn/năm 120.000 Vốn tự có Đang +Vay TM triển khai 73 Nhà máy gạch tuy nen và kết cấu thép - Doanh CCN Sơn nghiệp Phú Đạt Cẩm 20072010 18 triệu viên/năm 49.060 Vốn tự có Đang +Vay TM triển khai 23.836 Vốn tự có Đã đi vào +Vay TM SX 5.385 Vốn tự có Đã đi vào +Vay TM SX 74 NM luyện than cốc & chế biến quặng Sơn Cẩm (Cty TNHH kim khí Gia Sàng) CCN Sơn Cẩm 20072010 Than cốc 50 nghìn tấn/năm; 150 nghìn tấn quặng/năm 75 Dự án Xưởng gia công cơ khí và sửa chữa ô tô - Doanh nghiệp Thắng Ngân CCN Sơn Cẩm 20062009 500 tấn SP/ năm 183 Phụ lục 4: Đặc trưng gây ô nhiễm môi trường của các loại hình, ngành nghề công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Loại hình, ngành nghề Các chất gây ô nhiễm Môi trường không khí Bụi, ồn, phenol, hơi Công nghiệp luyện kim loại (As, Pb, Cd, kim (sắt, gang, thép Zn,…), CO2, NO2, và kim loại màu) SO2, CO,… Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng (xi măng, vôi, gạch, vật liệu chịu lửa, tấm lợp,...) Công nghiệp cơ khí (chế tạo máy, sản xuất phụ tùng, động cơ diezen, dụng cụ ytế, mạ kim loại,…) Môi trường nước Môi trường đất pH, SS, các kim loại nặng, dầu mỡ, phenol, CN-, NH4+, P, Cr6+, N, Cl dư,… Bã thải từ quá trình sản xuất, vụn nguyên liệu, xỉ lò, bùn thải từ hệ thống xử lý nước,… Nguyên liệu vụn, xỉ Bụi, ồn, NO2, SO2, pH, TSS, Fe, Cd, Mn, lò, bao bì hỏng, bùn CO, bụi Silic, bụi Cr, CN-, Dầu mỡ, … thải từ hệ thống xử lý amiăng, … nước,… pH, TSS, các kim loại Bụi, bụi kim loại, ồn, Kim loại vụn, xỉ lò, nặng, SO42-, NO3-, NO2, SO2, CO, hơi bùn thải từ hệ thống COD, tổng N, tổng P, xử lý,… axit, hơi kim loại,… Amoni, dầu mỡ, … Bụi, ồn, bụi Pb, As, CO, SO2, NO2, phenol, NH3, VOC Công nghiệp sản xuất (hợp chất hữu cơ dễ than cốc bay hơi), PAH (các hyđro các bon đa vòng thơm), … Công nghiệp sản xuất Bụi, ồn, NH3, H2S, chế biến thực phẩm, NO2, SO2, CO, VOC, đồ uống, thức ăn chăn PAH, … nuôi pH, TSS, các kim loại nặng, amoni, BOD5, clo dư, Coliform, COD, dầu mỡ, phenol, … pH, TSS, BOD, COD, amoni, tổng N, tổng P, S2-, coliform, clo dư, … pH, BOD, COD, S2-, Công nghiệp sản xuất Bụi, ồn, NO2, SO2, TSS, phenol, độ màu, giấy và các sản phẩm coliform, amoni, CN-, CO, VOC, PAH, … từ giấy tổng N, clo dư,… Khai khoáng (than, Bụi, ồn, NO2, SO2, pH, S2-, dầu mỡ, các kim loại, khoáng sản CO, H2S, … kim loại nặng, TSS,… khác) Bụi, ồn, NO2, SO2, pH, nhiệt độ, dầu mỡ, Sản xuất điện CO,… kim loại nặng,… pH, DO, BOD5, COD, TSS, Sunfua, Thu gom, xử lý, chôn NH3, H2S, CH4, VOC, Amoni, tổng Nitơ, lấp rác thải; tái chế PAH, … NO3-, tổng P, clo dư, phế liệu Coliform,… Xỉ lò, bùn thải từ hệ thống xử lý nước, bùn từ hệ thống xử lý khí, bụi,… Bã thải từ công đoạn sản xuất, xỉ lò, bùn thải từ xử lý nước,… Xỉ lò, nguyên liệu vụn, bùn thải từ hệ thống xử lý nước,… Đất đá thải, bùn thải,… Xỉ lò Chất thải rắn chôn lấp 184 Phụ lục 5: Tiêu chí đánh giá các cơ sở gây ô nhiễm môi trường Để đánh giá mức độ gây ô nhiễm môi trường của các doanh nghiệp công nghiệp người ta thường dựa trên các nguyên tắc đánh giá sau: - Hoạt động của cơ sở phát sinh ra các chất thải gây ô nhiễm môi trường (nước thải, khí thải, chất thải rắn, tiếng ồn,…): + Quy mô lớn + Số lượng chất ô nhiễm đáng kể + Có tiềm năng gây tác động xấu và lâu dài tới sức khoẻ và môi trường - Cường độ gây ô nhiễm cao + Lượng chất thải tương đối lớn + Trong thành phần chất thải có tính độc hại + Nồng độ chất ô nhiễm trong dòng thải cao + Không có công trình xử lý chất thải + Công trình xử lý chất thải không vận hành hoặc hiệu quả xử lý thấp - Tính chất điển hình về công nghệ + Thiết bị, công nghệ lạc hậu + Dây chuyền công nghệ không đồng bộ - Vị trí cơ sở + Nằm trong khu vực dân cư + Nằm ở nơi có khả năng dễ gây ô nhiễm và gây ô nhiễm lớn đến sức khoẻ và môi trường (ở đầu hướng gió, đầu nguồn nước,…) - Ý thức chấp hành Luật Bảo vệ môi trường 185 + Ý thức chấp hành kém + Đã bị khiếu kiện và xử phạt Trên cơ sở các nguyên tắc đánh giá nêu trên, Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Nguyên đã xây dựng 3 tiêu chí để xác định các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cần phải xử lý trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên như sau: *) Tiêu chí 1. Cơ sở phát sinh chất thải nguy hại nhưng không được xử lý hoặc xử lý không đảm bảo an toàn, tiềm ẩn nguy cơ gây tác động xấu tới sức khoẻ cộng đồng và môi trường. *) Tiêu chí 2. Đối với cơ sở phát sinh nước thải, áp dụng và so sánh với tiêu chuẩn môi trường Việt Nam về nước thải công nghiệp – tiêu chuẩn thải. *) Tiêu chí 3. Đối với cơ sở phát sinh khí thải, tiếng ồn, độ rung: Công nghệ sản xuất lạc hậu; lưu lượng khí thải lớn (dựa trên quy mô công suất hoạt động, tiêu thụ nhiều nhiên liệu); trong khí thải có chứa các chất ô nhiễm độc hại (dựa trên thành phần nguyên liệu, nhiên liệu sử dụng); không có hệ thống thu gom xử lý bụi, khí thải; phát thải khí, ồn, độ rung gây tác động tới chất lượng môi trường khu vực sản xuất và môi trường không khí xung quanh (có nhiều thông số vượt so với tiêu chuẩn cho phép); nằm trong khu vực đông dân cư, nằm ở đầu hướng gió chính. 186 Phụ lục 6: Hiện trạng công nghệ và công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở luyện kim, sản xuất than cốc TT Tên cơ sở 1 Nhà máy cốc hoá Công ty gang thép Thái Nguyên 2 3 4 5 6 7 8 Quy mô, công suất Hiện trạng hoạt động công nghệ (tấn/năm) Cốc luyện kim: 132.000 Đánh giá về tình trạng ô nhiễm môi trường Ghi chú Có hệ thống xử lý nước thải; xử Công nghệ lý khí thải bằng giàn phun mưa, Vi phạm tiêu TQ từ năm sau đó thải qua ống khói cao 96 chí 1, 2 và 3 1964 m. Chất thải rắn tái sử dụng Quy mô lớn Công tác bảo vệ môi trường Có hệ thống xử lý, tuần hoàn nước thải; xử lý khí thải bằng lọc bụi tĩnh điện, giàn phun Công nghệ Nhà máy luyện Gang lỏng: mưa, cyclon, sau đó thải qua cũ đang gang - Công ty gang 180.000 được cải tạo ống khói cao 45 m và 70m. Chất thép Thái Nguyên thải rắn bán làm phụ gia xi măng Có hệ thống xử lý, tuần hoàn nước thải; xử lý khí thải bằng Nhà máy luyện thép Công nghệ lọc bụi túi vải sau đó thải qua Lưu Xá - Công ty Phôi thép: được cải ống khói cao 15m. Chất thải rắn gang thép Thái 230.000 tiến chứa tại bãi chứa của Công ty Nguyên GTTN Nhà máy cán thép Công nghệ Có hệ thống xử lý nước thải, khí Lưu Xá - Công ty Thép cán: cũ được cải thải được thải qua ống khói cao gang thép Thái 180.000 tạo 60 m. Chất thải rắn tái sử dụng Nguyên Có hệ thống xử lý, tuần hoàn Nhà máy cán thép Công nghệ nước thải, khí thải được thải qua Thái Nguyên Thép cán: hiện đại, tự ống khói cao 55 m. Chất thải rắn Công ty gang thép 210.000 động hoá Thái Nguyên tái sử dụng Có hệ thống xử lý nước thải, FeMnC: Công ty Cổ phần không có hệ thống xử lý khí 2000 Công nghệ hợp kim sắt gang thải, khí thải được thải qua ống FeSi45: cũ thép Thái Nguyên khói cao 60 m. Chất thải rắn tái 2500 sử dụng. Thép thỏi: Có hệ thống xử lý nước thải, 30.000 không có hệ thống xử lý khí Công ty Cổ phần cơ Thép cán: Công nghệ thải, khí thải được thải qua ống 3000 cũ khí gang thép khói cao 10-45 m. Chất thải răn Gia công cơ tận thu tái sử dụng. khí: 3000 Thép cán: Công nghệ Có hệ thống xử lý nước thải, khí Công ty TNHH 70.000 - hiện đại, tự thải được thải qua ống khói cao Natsteelvina 100.000 động hoá 45 m. Vi phạm tiêu chí 1, 2 và 3 Quy mô lớn Vi phạm tiêu chí 1, 2 và 3 Quy mô lớn Vi phạm tiêu chí 1, 2 và 3 Quy mô lớn Vi phạm tiêu chí 1, 2 và 3 Quy mô lớn Vi phạm tiêu chí 3 Quy mô lớn Vi phạm tiêu chí 1, 2 và 3 Quy mô lớn 187 9 Công ty cổ phần luyện cán thép Giá Sàng Thép cán: 100.000 Công nghệ cũ được cải tạo Nhà máy luyện gang Công nghệ - thép Gia Sàng - Gang lỏng: 10 tiên tiến, Công ty TNHH kim 15.000 đồng bộ khí Gia Sàng Xưởng luyện màu Bột Zn 90%: Lưu Xá - Công ty Công nghệ 1.100 11 TNHH nhà nước ở mức trung Thiếc MTV kim loại màu bình 99,95%: 400 Thái Nguyên Bột ZnO 60%Zn: 4.800 Công nghệ cũ được cải tạo. Đầu tư thêm công nghệ mới Nhà máy kẽm điện Kẽm thỏi: 10.000 phân Thái Nguyên 13 Công ty TNHH nhà Axit nước MTV kim loại sunfurich: 10.000 màu Thái Nguyên Công nghệ mới nhập của Trung Quốc Xí nghiệp luyện kim màu II - Công 12 ty TNHH nhà nước MTV kim loại màu Thái Nguyên FeMnC: 2000 FeSi45: 2000 Có hệ thống xử lý nước thải, khí thải từ cán được thải qua ống Quy mô khói cao 50 m; hệ thống xử lý Vi phạm tiêu lớn, khu chí 3 vực đông bụi, khí thải từ luyện không hoạt dân động.Chất thải rắn tận thu tái sử dụng. Có hệ thống xử lý, tuần hoàn nước thải, khí thải được xử lý qua hệ thống lọc bụi túi vải rồi thải qua ống khói cao 30 m. Chất thải rắn tận thu tái sử dụng. Có hệ thống xử lý nước thải, xử lý khí thải bằng lọc bụi tĩnh điện, lọc bụi túi vải, cyclon, sau đó thải qua ống khói cao 27m.Chất thải rắn chứa tại bãi của nhà máy Có hệ thống xử lý nước thải, xử lý khí thải bằng lọc bụi túi vải sau đó thải qua ống khói cao 26m. Chất thải rắn tái sử dụng, còn lại chứa tại bãi của nhà máy Có hệ thống xử lý nước thải, xử lý khí thải bằng lọc bụi tĩnh điện, lọc bụi túi vải sau, cyclon, Vi phạm tiêu Quy mô giàn phun mưa sau đó thải qua chí 2 và 3 lớn ống khói cao 40m. Chất thải rắn tái sử dụng, còn lại chứa tại bãi của nhà máy. Có hệ thống xử lý nước thải, Công nghệ không có hệ thống xử lý khí Vi phạm tiêu mới nhập thải, khí thải được thải qua ống chí 3 của Trung khói cao 45 m. Chất thải rắn tái Quốc sử dụng. 14 Công ty Cổ phần hợp kim sắt Trung Việt 15 Có hệ thống xử lý nước thải, xử Công nghệ lý khí thải bằng lọc bụi túi vải Công ty TNHH Thiếc Vi phạm tiêu cũ đã được sau, cyclon, sau đó thải qua ống MTV mỏ và luyện 99,75%: 400 chí 2 khói cao 40m. Chất thải rắn tái sử cải tạo kim Thái Nguyên dụng bán cho khách hàng Nhà máy cán thép Thăng Long - Công 16 ty cổ phần thép Thái Nguyên 17 Nhà máy luyện cốc - Công ty TNHH kim khí Gia Sàng Than cốc: 10.000 Quy mô lớn Có hệ thống xử lý, tuần hoàn Thiết bị nước thải, không có hệ thống xử Vi phạm tiêu Quy mô công nghệ lý khí thải, khí được thải qua ống chí 3 lớn mới khói cao 28m. Chất thải rắn tái sử dụng bán cho khách hàng Công nghệ Không có biện pháp xử lý nước luyện cốc thải, nước thải được tuần hoàn. Vi phạm tiêu Quy mô Không có hệ thống xử lý khí truyền chí 3 trung bình thống của thải, khi thải qua ống khói cao 3,5m. TQ 188 Phụ lục 7: Hiện trạng công nghệ và công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở khai khoáng TT Tên cơ sở 1 Mỏ sắt Trại Cau 2 Xí nghiệp kẽm chì Làng Hích 3 Xí nghiệp thiếc Đại Từ 4 Mỏ chì kẽm Phú Đô 5 Công ty Cổ phần Ban tích 6 Công ty TNHH MTV than Khánh HoàVVMI 7 Chi nhánh than Núi Hồng VVMI 8 Mỏ than Phấn Mễ 9 Mỏ than Bá Sơn Quy mô, công suất hoạt động Quặng sắt cỡ 045mm: 180.000 tấn/năm - ZnS: 3700 tấn/năm - PbS: 1000 tấn/năm SnO2 70%: 120 tấn/năm Quặng chì kẽm: 2500 tấn/năm Quặng chì kẽm: 1500 tấn/năm Than:500.0 00 tấn/năm -Vôi:6500 tấn/năm Clinke:200 00 tấn/năm Than:317.0 00 tấn/năm -Gạch: 8 triệu viên/năm Than mỡ: 128000 tấn/năm Than: 60.000 tấn/năm Hiện trạng công nghệ Công tác bảo vệ môi trường Đánh giá về tình trạng ô nhiễm môi trường Công nghệ cũ đã được cải tạo Nước qua hồ lắng, tuần hoàn nước thải; chất thải rắn lưu trữ trên bãi thải và bùn thải chứa tại đập quặng đuôi. Vi phạm tiêu chí 3 Quy mô lớn Công nghệ cũ đã được cải tạo Nước qua hồ lắng, tuần hoàn nước thải; bùn thải chứa tại hồ lắng. Công nghệ cũ đã được cải tạo Công nghệ cũ đã được cải tạo Công nghệ cũ đã được cải tạo Công nghệ khai thác than hiện đại; công nghệ nung voi, clinke cũ, lạc hậu Công nghệ khai thác hiện đại; lò đốt gạch thủ công và lò đốt gạch liên hoàn Khai thác lộ thiên và hầm lò Công nghệ cũ đã được cải tạo Nước qua hồ lắng, tuần hoàn nước thải. Bùn, đất đá thải chứa tại bãi thải. Nước qua hồ lắng, tuần hoàn nước thải. Bùn, đất đá thải chứa tại bãi thải. Nước qua hồ lắng, tuần hoàn nước thải. Bùn, đất đá thải chứa tại bãi thải. Nước thải được lắng trước khi thải; giảm thiểu bụi bằng phun nước trên tuyến đường; khu sản xuất clinke, vôi không; Đất đá thải được chứa tại bãi thải. Vi phạm tiêu chí 2 Quy mô lớn Nước thải được lắng qua hồ lắng; Đất đá thải được chứa tại bãi thải. Nước thải được lắng qua hồ lắng; Đất đá thải được chứa tại bãi thải. Nước thải được lắng qua hồ lắng; Đất đá thải được chứa tại bãi thải. Ghi chú Vi phạm tiêu chí 2 Vi phạm tiêu chí 3 Quy mô lớn Vi phạm tiêu chí 1, 2 và 3 Quy mô lớn Vi phạm tiêu chí 3 Quy mô lớn Vi phạm tiêu chí 3 Quy mô lớn 189 Phụ lục 8: Hiện trạng công nghệ và công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng TT Tên cơ sở Quy mô, công suất hoạt động Hiện trạng công nghệ 1 Nhà máy xi măng Lưu Xá Xi măng PCB30: 60.000 tấn/năm Xi măng lò đứng 2 Chi nhánh nhà máy xi măng Núi Voi Xi măng PCB30: 50.000 tấn/năm Xi măng lò đứng Công ty Cổ phần xi măng Cao Ngạn Xi măng PCB30, PCB40: 55.000 tấn/năm Xi măng lò đứng 3 4 5 Công tác bảo vệ môi trường Đánh giá về tình trạng ô nhiễm môi trường Ghi chú Nước thải được xử lý sơ bộ qua bể lắng; bụi, khí thải được xử lý bằng thiết bị lọc bụi túi vải, giàn phun mưa sau đó qua ống khói cao 40 m. Chất thải rắn tái sử dụng. Nước thải được xử lý sơ bộ qua bể lắng; bụi, khí thải được xử lý bằng giàn phun mưa sau đó qua ống khói cao 40 m. Chất thải rắn tái sử dụng. Nước thải được xử lý qua hệ thống các bể lắng; bụi, khí thải được xử lý bằng buồng lắng bụi, giàn phun mưa sau đó qua ống khói cao 36 m. Chất thải rắn tái sử dụng. Vi phạm tiêu chí 3 Quy mô lớn Vi phạm tiêu chí 3 Quy mô lớn Vi phạm tiêu chí 2 Quy mô lớn Vi phạm tiêu chí 3 Quy mô lớn Vi phạm tiêu chí 3 Quy mô lớn Công ty Cổ phần xi măng La Hiên Xi măng PCB30, PCB40: 450.000 tấn/năm 02 lò đứng; 01 lò quay Có hệ thống xử lý nước thải; bụi, khí thải được xử lý bằng lọc bụi tĩnh điện, lọc bụi túi vải, cyclon, giàn phun mưa sau đó qua ống khói cao 60 m.. Chất thải rắn tái sử dụng. Công ty Cổ phần vật liệu chịu lửa Thái Nguyên Gạch chịu lửa: 20.000 tấn/năm Vôi + Đôlomít: 15.000 tấn/năm Công nghệ cũ đã được cải tạo và công nghệ mới Nước thải được xử lý sơ bộ qua bể lắng; bụi, khí thải được xử lý bằng lọc bụi Cyclon, giàn phun mưa sau đó qua ống khói cao 25m. Chất thải rắn tái sử dụng. 190 6 Chi nhánh Xí nghiệp tấm lợp – Công ty Cổ phần cơ điện luyện kim Thái Nguyên 7 Chi nhánh công ty Cổ phần đầu tư và sản xuất công nghiệp – Nhà máy tấm lợp Thái Nguyên 8 Nhà máy bê tông xây dựng Lưu Xá Tấm lợp Fibro xi măng: 3,6 triệu tấm/năm Tấm lợp amiăng xi măng: 4.000.000 tấm/năm. Nghiền xi măng: 55.000 tấn/năm Tấm lợp amiăng xi măng: 2.000.000 tấm/năm. Xi măng: 55000 tấn/năm Công nghệ cũ đã được cải tạo một phần Nước thải được xử lý qua bể lắng. Chất thải rắn tái sử dụng. Công nghệ cũ đã được cải tạo Nước thải được xử lý qua bể lắng. Bụi được xử lý bằng lọc bụi túi vải. Chất thải rắn tái sử dụng. Công nghệ cũ, lạc hậu Nước thải được lắng qua ao. Không có hệ thống xử lý bụi, khí thải. Chất thải rắn tái sử dụng. 9 Công ty Cổ phần gạch Cao Ngạn Gạch đất sét nung: 20 triệu viên/năm Công nghệ tiên tiến 10 Nhà máy gạch ốp lát Việt Ý Gạch nát nền: 2.000.000 m2/năm Công nghệ tiến tiến 11 Nhà máy Ván dăm Thái Nguyên Ván văm: 8000 m3/năm Công nghệ hiện đại 12 Khu sản xuất gạch xã Đắc Sơn và Đồng Tiến - huyện Phổ Yên 85 lò đốt gạch Lò đốt gạch thủ công Nước làm mát không xử lý. Không có biện pháp xử lý khí thải, khí được thải ra ngoài qua ống khói cao 15 m. Chất thải rắn dùng hoàn thổ, san lấp mặt bằng. Nước thải được xử lý qua các bể lắng. Bụi, khí thải được xử lý bằng lọc bụi tĩnh điện rồi thải qua ống khói cao 16m. Chất thải rắn lưu trữ tại bãi thải của nhà máy. Nước thải được xử lý qua hồ lắng. Bụi khí thải được xử lý qua lọc bụi túi vải, cyclon, sau đó qua ống khói cao 12 m. Chất thải rắn tái sử dụng. Không có biện phá giảm thiểu ô nhiễm bụi, khí thải Vi phạm tiêu chí 3 Quy mô lớn Vi phạm tiêu chí 3 Quy mô lớn Vi phạm tiêu chí 3 191 Phụ lục 9: Hiện trạng công nghệ và công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở sản xuất cơ khí TT Tên cơ sở 1 Công ty TNHH MTV Diesel Sông Công 2 Công ty TNHH Mani Hà Nội 3 Công ty Cổ phẩn Meinfa Quy mô, công suất hoạt động Sản phẩm cơ khí: 2700 tấn/năm Thép thỏi: 10.000 tấn/năm Sản phẩm cơ khí (kim khoan, dụng cụ y tế, ...): 14 tấn/năm Dụng cụ cầm tay: 3000 tấn/năm Dụng cụ thú y: 492 tấn/năm Dung cụ y tế: 132 tấn/năm Hiện trạng công nghệ Công tác bảo vệ môi trường Đánh giá về công tác bảo vệ môi trường Ghi chú Công nghệ cũ và mới Có hệ thống xử lý nước thải. Hệ thống lọc bụi không hoạt động, bụi, khí thải được thải qua ống khói cao 30 m. Chất thải rắn tái sử dụng. Vi phạm tiêu chí 2, 3 Quy mô lớn Công nghệ mới Có hệ thống xử lý nước thải. Chất thải rắn tái sử dụng. Công nghệ cũ và mới Có hệ thống xử lý nước thải. Bụi, khí thải được xử lý qua lọc bụi túi vải rồi thải qua ống khói cao 15 m. Chất thải rắn tái sử dụng. Vi phạm tiêu chí 1, 2 Quy mô lớn 192 Phụ lục 10: Hiện trạng công nghệ và công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở chế biến nông – lâm sản, thực phẩm, đồ uống TT Tên cơ sở Quy mô, công suất hoạt động Hiện trạng công nghệ 1 Công ty Cổ phần chế biến thực phẩm Thái Nguyên Bia: 1,6 triệu lít/năm Công nghệ hiện đại 2 Công ty Cổ phần bia và nước giải khát Thái Nguyên Bia: 300 tấn/năm (300.000 lít/năm) Công nghệ tiên tiến 3 Doanh nghiệp bia Sông Công Bia: 29,5 tấn/năm Công nghệ cũ đã được cải tạo 4 Cơ sở bia Hà Thành Bia: 120.000 lít/năm Công nghệ cũ đã được cải tạo 5 Công ty Cổ phần Elovi Việt Nam Sữa: 8403 tấn/năm 6 Công ty TNHH sản xuất tinh bột sắn Sơn Lâm Công nghệ hiện đại Công nghệ hiện đại Công tác bảo vệ môi trường Nước thải được xử lý qua bể yếm khí. Bụi, khí thải được xử lý qua lọc bụi cyclon, sau đó thải qua ống khói cao 16 m. Bã bia làm thức ăn chăn nuôi Nước thải được xử lý qua bể yếm khí. Bụi được qua buồng lắng, sau đó thải qua ống khói cao 21 m. Bã bia làm thức ăn chăn nuôi Nước thải được xử lý qua bể yếm khí. Bụi được qua buồng lắng, sau đó thải qua ống khói cao 8,5 m. Bã bia làm thức ăn chăn nuôi Nước thải được xử lý qua bể yếm khí. Bụi, khí thải được thải qua ống khói cao 8,5 m. Bã bia làm thức ăn chăn nuôi Có hệ thống xử lý nước thải. Chất thải rắn thu gom và đốt. Có hệ thống xử lý nước thải. Chất thải rắn thu gom và đốt. Đánh giá về công tác bảo vệ môi trường Ghi chú Vi phạm tiêu chí 2 Quy mô lớn Vi phạm tiêu chí 2 Quy mô lớn Vi phạm tiêu chí 2 Quy mô lớn Vi phạm tiêu chí 2 Quy mô lớn Vi phạm tiêu chí 2 Quy mô lớn Vi phạm tiêu chí 2 Quy mô lớn 193 Phụ lục 11: Hiện trạng công nghệ và công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy TT Tên cơ sở Quy mô, công suất hoạt động 1 Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ Giấy bao gói xi măng 15.000 tấn/năm 2 Công ty Cổ phần giấy xuất khẩu Thái Nguyên Giấy đế: 10.000 tấn/năm 3 Công ty giấy Trường Xuân 4 Công ty Cổ phần giấy Sông Công 5 Nhà máy giấy gỗ Delta-Định Hoá Giấy trắng: 10.000 tấn/năm Giấy bao bì: 2.500 tấn/năm Giấy đế: 2.500 tấn/năm Hiện trạng công nghệ Công nghệ cũ đã được cải tạo Công nghệ cũ đã được cải tạo Công nghệ cũ và mới Công nghệ mới Công nghệ mới Công tác bảo vệ môi trường Đánh giá về công tác bảo vệ môi trường Ghi chú Có hệ thống xử lý, tuần hoàn lại một phần nước thải; bụi, khí thải được xử lý qua gian phun mưa sau đó thải qua ống khói cao 15 m. Vi phạm tiêu chí 2 Quy mô lớn Có hệ thống xử lý, tuần hoàn lại một phần nước thải Vi phạm tiêu chí 2 Quy mô lớn Có hệ thống xử lý, tuần hoàn lại một phần nước thải. Có hệ thống xử lý, tuần hoàn lại một phần nước thải Có hệ thống xử lý, tuần hoàn nước thải 194 Phụ lục 12: Bản đồ hiện trạng ô nhiễm trong nguồn nước thải trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên : Ô nhiễm nặng : Ô nhiễm trung bình : Ô nhiễm hữu cơ : Kim loại nặng : chất nguy hại: phenol, : Ô nhiễm khác Ô nhiễm nặng: nồng độ chất ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép trên 05 lần Ô nhiễm nhẹ: nồng độ chất ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép dưới 05 lần 195 Phụ lục 13: Bản đồ hiện trạng ô nhiễm môi trường không khí trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên : Ô nhiễm nặng : Ô nhiễm trung bình : Ô nhiễm bụi : Bụi kim loại : Hơi axit, chất hữu cơ : Ô nhiễm khác Ô nhiễm nặng: nồng độ chất ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép trên 02 lần Ô nhiễm nhẹ: nồng độ chất ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép dưới 02 lần 196 Phụ lục 14: Bản đồ hiện trạng ô nhiễm môi trường không khí trên địa bàn TP Thái Nguyên : Ô nhiễm nặng : Ô nhiễm trung bình : Ô nhiễm bụi : Bụi kim loại : Hơi axit, chất hữu cơ : Ô nhiễm khác Ô nhiễm nặng: nồng độ chất ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép trên 02 lần Ô nhiễm nhẹ: nồng độ chất ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép dưới 02 lần Phụ lục 14: Bản đồ hiện trạng ô nhiễm môi trường không khí trên địa bàn TP Thái Nguyên