Academia.eduAcademia.edu
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI ĐA MỤC TIÊU PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TẠI PHƯỜNG CỐC LẾU, THÀNH PHỐ LÀO CAI Trần Tuấn Anh(1), Đỗ Văn Hải(1), Trần Thị Thu Thủy(2), Hoàng Văn Hùng(1) (1) Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai (2) Đại học Nông lâm Thái Nguyên TÓM TẮT Song song với quá trình đổi mới của đất nước, công tác quản lý Nhà nước về đất đai cũng ngày càng hoàn thiện góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng an ninh, hội nhập quốc tế. Cơ sở dữ liệu (CSDL) đất đai theo đó được phát triển trở thành một trong những công cụ hỗ trợ đắc lực. Trong xu thế chung của ngành, phường Cốc Lếu - một trong những đơn vị hành chính trung tâm của thành phố Lào Cai cũng đang gặp khó khăn trong công tác xây dựng CSDL đất đai do tính đồng bộ giữa các nguồn dữ liệu chưa cao. Nghiên cứu đã xây dựng mô hình không gian mặt đất tổng quát và dữ liệu thông tin thuộc tính đa mục tiêu chi tiết đến từng thửa đất, đồng thời chỉ ra những hạn chế trong công tác xây dựng CSDL đất đai tại địa bàn. Kết quả đạt được phục vụ cho công tác quản lý thông tin đất đai một cách hiệu quả, hỗ trợ truy cập nhanh chóng và chính xác. Ứng dụng công nghệ GIS bước đầu đã xây dựng được bản đồ mô hình của khu vực làm tiền đề cho các nghiên cứu chi tiết trong công tác quy hoạch, đo đạc và mô hình đa chiều. Việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai được đồng bộ trên cả nước để có thể đáp ứng được yêu cầu về quản lý Nhà nước về đất đai trong tương lai. Từ khoá: Cơ sở dữ liệu đất đai, GIS, quản lý đất đai, đa mục tiêu, Lào Cai. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đất đai là nguồn tài nguyên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Nó cũng là yếu tố mang tính quyết định sự tồn tại và phát triển của con người và các sinh vật khác trên trái đất. Đất đai là tài sản mãi mãi với loài người, là điều kiện để sinh tồn, là tư liệu sản xuất cơ bản trong nông, lâm nghiệp[6]. Trong quá trình đổi mới của nước ta, ngành Quản lý đất đai đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng an ninh, hội nhập quốc tế. Đảng và Chính phủ trong thời gian qua cũng đã ban hành nhiều văn bản quan trọng chỉ đạo về công tác xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) đất đai, đặc biệt Nghị Quyết số 19-NQ/TW ngày 31/10/2012 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Phường Cốc Lếu, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai là một trong những địa bàn gặp nhiều khó khăn trước mục tiêu hoàn thiện cơ sở dữ liệu đất đai do nguồn dữ liệu đăng ký hầu hết còn ở dạng giấy, chưa được chuyển đổi sang dạng số. Trong khi đó, số lượng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải sử dụng phương pháp trích đo chiếm tỷ lệ lớn, nên việc quản lý dữ liệu còn manh mún, phân tán, mỗi khi có yêu cầu báo cáo tổng hợp lại mất rất nhiều thời gian, dữ liệu còn thiếu chính xác. Do đó, việc thiết lập hệ thống thông tin đất đai thống nhất đa mục tiêu là vô cùng cần thiết [3]. Nhận thức được vai trò quan trọng của vấn đề, cùng với mong muốn góp một phần sức mình trong công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đa mục tiêu phục vụ quản lý nhà nước về đất đai. Chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai đa mục tiêu phục vụ công tác quản lý tại phường Cốc Lếu, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai”. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu - Các dữ liệu không gian, thuộc tính của địa điểm thực hiện nghiên cứu. - Phiếu điều tra người sử dụng đất, chính quyền địa phương và các cấp quản lý đất đai. - Phần mềm Microsoft Exel và các phần mềm hệ thống GIS như: Arcview, Mapinfo, Microstation v.v. 2.2. Phương pháp nghiên cứu * Phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu - Trên cơ sở các phần mềm của hệ thống GIS như: Mapinfo, Acrview, Microsation và Excel tiến hành xây dựng cơ sở dữ liệu không gian, dữ liệu thuộc tính phục vụ công tác đánh giá đất, quy hoạch sử dụng đất. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN *Xây dựng cơ sở dữ liệu đa mục tiêu Với mục đích hỗ trợ quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng đất, nghiên cứu đã lựa chọn thực hiện xây dựng CSDL không gian và thuộc tính của mặt đất, dưới mặt đất và trên mặt đất [2]. Việc xây dựng CSDL đã thể hiện các thông tin của đất đai dựa trên cơ sở dữ liệu thu thập được và thực hiện trên phần mềm ArcGIS 10.1. 3.1. CSDL không gian 3.1.1. Xây dựng hệ CSDL mặt đất Nghiên cứu đã kết hợp các tài liệu thu thập được từ bản đồ địa chính dạng số (*.dng) tỷ lệ 1/2000; số liệu thống kê đất đai; ảnh viên thám dựa trên môi trường ArcGIS xây dựng được CSDL như sau (hình 01 dưới đây): * Phương pháp thu thập số liệu - Thu thập các dữ liệu không gian và thuộc tính về các mặt điều kiện tự nhiên, kinh tế, phường hội, tình hình quản lí sử dụng đất, định hướng sử dụng đất… từ các cơ quan chuyên môn với phương pháp kế thừa có tính chất chọn lọc. - Khảo sát, quan sát thực địa giúp cập nhật và xây dựng nguồn cơ sở dữ liệu. - Kết hợp phỏng vấn thông qua bộ câu hỏi mở đối với người sử dụng đất, chính quyền địa phương và các cấp quản lý đất đai. * Phương pháp phân tích,thống kế số liệu - Sử dụng các chức năng của phần mềm ứng dụng GIS và các phần mềm hỗ trợ phân tích, thống kê nguồn dữ liệu đã được xây dựng. * Phương pháp xây dựng bản đồ - Trên cơ sở phần mềm ứng dụng GIS tiến hành xây dựng bản đồ đơn tính, sau đó, kết hợp giữa chồng xếp hệ thống bản đồ đơn tính kết hợp với công tác cập nhật thông tin xây dựng bản đồ đơn vị đất đai, bản đồ hệ thống thông tin đất. Hình 01: Ảnh viễn thám phường Cốc Lếu (2015 – Nguồn Internet) Tổng quát hóa hệ CSDL mặt đất của địa bàn nghiên cứu dựa trên CSDL về hệ thống dữ liệu mặt nước sông, suối, hồ trên địa bàn; hệ thống dữ liệu giao thông; hệ thống dữ liệu cây xanh, khu sinh thái, công viên, khu thương mại dịch vụ và đất ở; các địa điểm trụ sở, cơ quan, công trình sự nghiệp trên địa bàn (hình 02 dưới đây). Hình 02: Cơ sở dữ liệu mặt đất hiện chi tiết bao gồm hệ thống cấp thoát nước; hệ 3.1.2. Xây dựng CSDL trên, dưới đất. thống nhà ở, công trình và hệ thống cây xanh trong Căn cứ theo định hướng nghiên cứu của đề tài khuôn khổ địa bàn phường Cốc Lếu (hình 03 dưới cần thể hiện khái quát việc sử dụng tài nguyên đất, đây). các nhóm đối tượng không gian được chọn thể Hình 03: Mô hình hệ thống cấp thoát nước và nhà ở phường Cốc Lếu trên địa bàn; hệ thống cây xanh trên các tuyến phố; Việc xác định hệ CSDL dưới lòng đất và trên hệ thống cơ sở vật chất (dữ liệu về các tòa nhà, mặt đất là cơ sở cho việc mô hình hóa hệ thống khu công viên v.v.) đã mô hình hóa không gian hệ thông tin đất đai được thuận tiện, trở thành công thống cơ sở dữ liệu bề mặt một cách tổng quát như cụ hỗ trợ công tác quản lý Nhà nước vế đất đai [3]. sau (hình 04 dưới đây): Dựa trên CSDL về hệ thống cống rãnh thoát nước Hình 04: CSDL không gian phường Cốc Lếu 3.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính Các dữ liệu thuộc tính sau khi thu thập được tổ chức hệ thống lại theo các trường (fields) dữ liệu và tại mỗi hàng ghi thông tin thuộc tính chi tiết của mỗi thửa đất. Các thông tin được biên tập theo hệ thống các trường như sau (bảng 01): Bảng 01: Các trường dữ liệu thuộc tính chi tiết của thửa đất STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 Tên Trường STT To_so Thua_so Chu_su_dung Đia_chi Dien_tich Muc_dich_su_dung Tinh_hinh_GCN Tranh_chap Vi_Tri Gia_QĐ Gia_TT Ten_Truc_chinh Ten_Truc_phu Thue_truoc_ba Thue_sdd Ghi_chu Type Short Interger Long Interger Short Interger Text Text Long Interger Text Text Text Short Interger Long Interger Long Interger Text Text Float Float Text Gải thích Số thứ tự trong bảng thuộc tính Số thứ tự tờ bản đồ địa chính của phường Số thứ tự thửa trong 1 bản đồ Họ tên chủ sử dụng Địa chỉ của chủ sử dụng Diện tích của thửa đất tính theo m2 Mục đích sử dụng đất làm gì Có GCN quyền sử dụng đất hay chưa Có tranh chấp đất không Vị trí của thửa đất trong vùng xét Giá của thửa đất theo nhà nước Giá của thửa đất theo thị trường Tên trục đường chính đi qua thửa đất Tên ngõ đi qua thửa đất Thuế trước bạ khi chuyển quyền sdd Thuế phải đóng hàng năm để sử dụng đất Các ghi chú khác nếu cần Các thông tin trên được lấy từ bản đồ địa chính Đối với các công trình trên, dưới mặt đất hệ thống đã quy chủ, kết hợp thu thập bảng giá đất hàng thông tin được xây dựng theo các trường thông tin năm và tính toàn thuế chi thửa đất. sau (bảng 02): Bảng 02: Các trường dữ liệu thuộc tính các công trình trên, dưới mặt đất STT 1 2 3 4 5 6 Tên Trường STT Ten Loai Co_quan_qly Tinh_trang Do_sau Type Short Interger Text Short Interger Text Text Float Các dữ liệu đều có thông tin thuộc tính, như tên công trình, loại nhà, số tầng,… để phục vụ tốt hơn cho công tác quản lý cũng như có định hướng cho Gải thích Số thứ tự trong bảng thuộc tính Tên của công trình dưới đất Loại công trình Cơ quan quản lý công trình Hoàn thành hay chưa Độ sâu, cao công trình so với mặt đất quy hoạch sử dụng đất đô thị trong thời gian tiếp theo. Bảng thuộc tính xây dựng được định dạng như sau (bảng 03): Bảng 03: Bảng thuộc tính chi tiết thửa đất phường Cốc Lếu 4. KẾT LUẬN Qua triển khai xây dựng CSDL đất đai đa mục - Điều tra, tổng hợp được các số liệu, dữ liệu tiêu trên địa bàn phường Cốc Lếu, thành phố Lào phản ánh đúng hiện trạng, cần thiết để phục vụ công Cai, tỉnh Lào Cai thu được các kết quả như sau: tác biên tập bản đồ. - Bản đồ số được biên tập hoàn chỉnh trên phần mềm ArcGis đã thể hiện đầy đủ các lớp thông tin về không gian (thửa đất, khoảnh đất, giao thông, thuỷ văn, địa hình v.v.) và thông tin thuộc tính (diện tích, địa danh, số lượng v.v.). - Cơ sở dữ liệu thông tin không gian và thuộc tính được biên tập hoàn chỉnh, có thể cho phép truy vấn, thống kê các thông tin theo yêu cầu của người dùng một nhanh nhất. Kết quả của đề tài cho thấy tính hiệu quả và khả năng ứng dụng của hệ thống thông tin địa lý trong việc xây dựng CSDL đất đa mục tiêu trong quản lý tài nguyên đất. Vì vậy, cần triển khai đồng bộ, xây dựng CSDL đa mục tiêu trên toàn bộ lãnh thổ. Các địa phương cần tạo cơ chế ưu tiên sử dung công nghệ thông tin GIS vào quản lý các nguồn thông tin, đẩy mạnh đào tạo, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ về ứng dụng công nghệ thông tin. Xây dựng quy chuẩn chung và riêng cho các loại thông tin đầu ra để trong quá trình sử dụng sẽ tiện cho việc chia sẻ và kết nối cơ sở dữ liệu. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Nguyễn Văn Bình, Lê Thị Hoài Phương (2010), Ứng dụng GIS để xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất theo vị trí phục vụ thị trường bất dộng sản tại phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, thành phố Đã Nẵng, Đại học Nông Lâm Huế. 2. Nguyễn Trọng Bình, Trần Thị Băng Tâm (1996), Hệ thống thông tin địa lý GIS, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. 3. Đỗ Đức Đôi (2010), Cơ sở dữ liệu đất đai đa mục tiêu – thực trạng giải pháp, Trung tâm Lưu trữ và Thông tin đất đai. 4. Trịnh Hữu Liên, Hoàng Văn Hùng (2013), Xây dựng vùng giá trị đất đai phục vụ quản lý đất đai và định giá đất, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội. 5. Luật đất đai (2003). 6. Nguyễn Thị Yến, Hoàng Văn Hùng (2012), Nghiên cứu một số ảnh hưởng đến giá đất ở tại thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh năm 2011, Tạp chí KH và CN – ĐHTN.98(10): 69-74. Tiếng Anh 7. Peter A. Burrough và Rachael A. McDonnell (1998), Principles of Geographical Information Systems. 8. Kamal T.Azar, Joseph Ferreira, Jr (1994), Using GIS for eatimating the spatial distribution of Land value in metropolitan Beirut, Faculty of Engineering and Architecture, American University of Beirut. 9. Jeffrey Star and John Estes (1990), Geographic Information Systems. RESEARCH BUILDING MULTIPURPOSE DATABASE TO SERVICE LAND MANGEMENT IN COC LEU WARD, LAO CAI CITY Tran Tuan Anh(1), Do Van Hai(1), Tran Thi Thu Thuy (2), Hoang Van Hung(1) (1) (2) Lao Cai Branch of Thai Nguyen University Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry ABSTRACT Along with the renewal process of the country, the state management of lands is improved increasingly boosting economic - society, strengthening of defense and security, international integration. Database of land is developed to become one of the tools provided invaluable support. In the general trend of the development, Coc Leu ward - one of the central administrative unit of the city of Lao Cai is also struggling in the work of building a database of land due to the synchronization between the data source is not high. Research has developed models space of ground and detailed data attribute of each parcel of land, while it points out the limitations in the area of land database. Results achieved could service effectively management of land information, support rapid access and accurate. Application of GIS technology developed model map of the area as the premise for the study detailed in the planning, measurement and multidimensional models. The construction of the land database is synchronized across the country to be able to meet the requirements of the State management over land in the future. Keywords: database, GIS, land management, multipurpose, Lao Cai Thông tin liên hệ: TRẦN TUẤN ANH Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai – Lao Cai Branch of Thai Nguyen University Địa chỉ: Tổ 13, phường Bình Minh, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai Email: trantuananhtnmt@gmail.com Sđt: (84) 948 577 001