Academia.eduAcademia.edu
ĐẠI H C QU C GIA THÀNH PH H CHÍ MINH ĐẠI H C KHOA H C Xà HỘIăVÀăNHÂNăVĔN TÂM LÝ H CăĐẠIăCƯƠNG Gi ng viên: TS. Nguy n H ng Phan H c viên: H Hữu Tín Lớp:ăNVSPăCĐăậ ĐH,ăKhóaă55 Tp. H ChíăMinh,ăngàyă26ăthángă07ănĕmă2018 DẪN NH P Trong đời sống hàng ngày, chúng ta rất hay bắt gặp chữ “tâm lý”, nhưng ở đây có thể mới được hiểu theo nghĩa hẹp để chỉ thái độ, cách cư xử giữa người và người như: “Anh ấy rất tâm lý”, với ý nghĩa anh A có hiểu biết về lòng người, về tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của mọi người. Đó là cách hiểu về tâm lý thông thường nhất, ai ai cũng có thể hiểu được. Thực tế, khải niệm tâm lý không phải đơn giản, để hiểu chính xác tâm lý là gì, từng hiện tượng tâm lý nảy sinh và phát triển ra sao, vận hành theo quy luật nào, … loài người đã trải qua một khoảng thời gian dài nghiên cứu, thí nghiệm, đã phải chứng kiến biết bao cuộc đấu tranh quyết liệt giữa các khuynh hướng, quan điểm, trường phái khác nhau. Từ những bất đồng đó, tâm lý học ra đời như một minh chứng, cần phải nghiên cứu tâm lý một cách nghiêm túc và khoa học. Bất kỳ một ngành nghề nào trong xã hội, khi buộc phải làm việc trong một môi trường tập thể, đều cần con người am hiểu về tâm lý, không chỉ hiểu tâm lý của bản thân để làm việc được hiệu quả, mà còn phải là một người nhân viên hiểu tâm lý sếp như thế nào để tránh làm sếp phiền lòng, hay một người sếp cần phải hiểu tâm lý nhân viên mình ra sao để luôn khích lệ, động viên, nâng cao hiệu quả công việc. Cũng tương tự như vậy, đối với nghề giáo, đặc biệt là các giảng viên, khi đối tượng giảng dạy là các sinh viên có tâm lý dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài. Nếu chẳng may, giảng viên không hiểu được tâm lý sinh viên, dẫn tới việc giảng dạy, giáo dục không đúng cách thì có thể làm hư cả một thế hệ, những chủ nhân tương lai của đất nước. Vậy tâm lý và tâm lý học là gì? Tại sao nó lại quan trọng trong việc đào tạo giảng viên, và quan trọng hơn, nó còn là cơ sở khoa học cho việc định hướng trong dạy học và giáo dục sinh viên? 2 1. Tâm lý và tâm lý h c 1.1. Tâm lý Từ thời xa xưa, có quan điểm cho rằng con người có hai phần: thể xác và tâm hồn. Tâm hồn chính là cội nguồn của tâm lý con người. Tâm hồn là bất tử, con người sau khi chết còn có cuộc sống của tâm linh. Khái niệm tâm lý rất rộng và có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Tùy thuộc vào tình huống, hoàn cảnh cụ thể hay cách tiếp cận, chúng ta có thể đưa ra nhiều quan điểm về tâm lý. Trong tiếng Việt, thuật ngữ tâm lý đã có từ lâu. Từ điển tiếng Việt (1998) định nghĩa một cách tổng quát: “tâm lý là ý nghĩa, tình cảm, làm thánh thế giới nội tâm, thế giới bên trong của con người”. Trong cuộc sống, chữ tâm thường được sử dụng ghép với các từ khác như tâm địa, tâm can, tâm tình, tâm trạng, tâm tư, được hiểu là lòng người thiên về mặt tình càm, còn chữ tâm hồn tường để diễn đạt tư tưởng, tinh thần, ý thức, ý chí, … của con người. Như vậy tâm lý được dùng để chỉ những hiện tượng tinh thần của con người, mà “tâm hồn”, hay “tinh thần”, thì luôn gắn với thể xác. Khái niệm tâm lý trong tâm lý học bao gồm tất cả những hiện tượng tinh thần như cảm giác, tư duy, tình cảm hình thành trong đầu óc con người, điều chỉnh, điều khiển mọi hoạt động của con người. Nói một cách chung nhất: Tâm lý là tất cả những hiện tượng tinh thần nảy sinh trong đầu óc con người, gắn liền và điều hành mọi hành động, hoạt động của con người, bao gồm nhận thức (cảm tính: cảm giác, tri giác; lý tính: tư duy, tưởng tượng; trí nhớ, chú ý); tình cảm (cấp thấp và cấp cao); và ý chí,…. 1.2. Tâm lý học Trong lịch sử của nhân loại, trong tiếng Latin: “Psyche” có nghĩa là linh hồn, tinh thần, và “logos” là học thuyết, khoa học, vì thế tâm lý học (Psychologie) là khoa học về tâm hồn. Nói một cách khái quát nhất: Tâm lý học là khoa học về các hiện tượng tâm lý. Sở dĩ nói tâm lý học là một khoa học vì nó có đối tượng nghiên cứu và có phương pháp luận nghiên cứu đặc thù riêng. Nó nghiên cứu các quy luật nảy sinh vận hành và phát triển của các hiện tượng tâm lý trong hoạt động đa dạng diễn ra trong cuộc sống hàng ngày 3 của mỗi con người. Sự ra đời của tâm lý học với tư cách là một khoa học độc lập là kết quả phát triển lâu dài của những tư tưởng triết học, những quan điểm tâm lý học trong trường kỳ lịch sử và phát triển của nhiều lĩnh vực khoa học khác. Tâm lý học là một khoa học trung gian nằm giữa khoa học xã hội và khoa học tự nhiên, vì tâm lý học nghiên cứu các hoạt động tâm lý con người. Các hiện tượng tâm lý người có cơ sở vật chất là đặc điểm sinh học (cơ thể, não, giác quan, hệ thần kinh) và đồng thời tâm lý người lại có bản chất xã hội, phản ánh cuộc sống xã hội lịch sử. Tâm lý con người có chức năng định hướng, điều khiển, điều chỉnh nên tâm lý học có vai trò to lớn với tất cả các lĩnh vực hoạt động của con người như: lao động sản xuất, y tế, giáo dục, thể thao, an ninh quốc phòng. Mục đích cao nhất của hoạt động lao động là tạo ra năng suất lao động cao. Muốn vậy phải chú ý nhiều mặt từ vật chất, trang thiết bị, tổ chức, xây dựng mội trường lao động tập thể,… tất cả các mặt đó đều cần người lãnh đạo phải am hiểu nhất định về tâm lý của nhân viên mình. Một lần nữa, vai trò của tâm lý học được đề cao. 2. Vai trò của tâm lý h căđ i với gi ng viên 2.1. Tâm lý học là một môn khoa học không thể thiếu trong việc đào tạo giảng viên Người xưa có câu “biết người, biết ta, trăm trận trăm thắng” đều nói lên vai trò của các tri thức tâm lý, nhấn mạnh vai trò của tự nhận thức, tự ý thức. Đặc biệt, trong công tác giáo dục, lĩnh vực trồng người, tâm lý học càng tỏ rõ vai trò quan trọng của mình. Giảng dạy là một nghề đặc thù, hàng ngày phải tiếp xúc với hàng trăm học sinh, sinh viên, trách nhiệm lại càng đè nặng trên đôi vai của người thầy, người cô, và làm sao để hiểu đúng tâm lý của hàng trăm sinh viên là điều vô cùng nan giải. Vì chỉ có hiểu đúng tâm lý sinh viên, giảng viên mới có cách giảng dạy đúng đắn, phù hợp. Tâm lý học vì vậy được coi là một môn khoa học không thể thiếu trong việc đào tạo giảng viên và một số ngành học có đối tượng tác nghiệp chính là con người, và có ở hầu hết các chương trình đào tạo về sư phạm từ các chương trình đại học, cao đẳng cho đến các khóa chứng chỉ nghiệp vụ ngắn hạn. Ngay từ khi được đưa vào giảng dạy ở các trường đào tạo cán bộ của Việt Nam thì tâm lý học được dạy trước hết trong các trường sư phạm, như một lời khẳng định về tầm quan trọng cũng như mối liên hệ giữa tâm lý học và giáo dục. 4 Tâm lý học có nhiều phân ngành khác nhau như: tâm lý học phát triển, tâm lý học nhận thức, tâm lý học nhân cách, tâm lý học hành vi, tâm lý học hoạt động, tâm lý học xã hội, và tâm lý học giáo dục. Trong bối cảnh hiện nay, tâm lý học giáo dục trở thành điểm giao thoa chung của tất cả các phân ngành tâm lý học còn lại. Giáo dục đặc biệt là giáo dục đại học không chỉ thực hiện mục tiêu phát triển trí thức ở sinh viên mà còn hình thành, bồi dưỡng và phát triển nhân cách sinh viên. Đời sống tâm lý sinh viên rất phong phú, phức tạp, vừa mang cái chung của cả cộng đồng chịu sự quy định của các điều kiện lịch sử, xã hội cụ thể, vừa mang cái riêng của một lứa tuổi, cái chủ thể của một người cụ thể. Ngoài ra, lứa tuổi sinh viên từ 18 đến 24 tuổi, là giai đoạn các em dễ bị tác động từ các yếu tố bên ngoài, nhưng bản thân lại luôn thích khám phá những điều mới mẻ. Vì vậy, muốn thành công trong giáo dục đại học, người giảng viên phải hiểu tâm lý, trước hết là tâm lý chung của lứa tuổi sinh viên, về lý trí, tình cảm của lứa tuổi này như thế nào, tiếp đến là những em sinh viên có tâm lý đặc biệt, khác nhiều so với số đông,… từ đó có phương hướng, kế hoạch giảng dạy cho phù hợp. Có thể nói, tâm lý học là điều kiện tiên quyết trong việc đào tạo và bồi dưỡng giảng viên. 2.2. Tâm lý học là cơ sở khoa học cho việc định hướng trong dạy học và giáo dục sinh viên Theo Thorndike, nhà tâm lý học giáo dục đầu tiên ở Mỹ bàn về Đóng góp của Tâm lý học cho Giáo dục (1910), đã viết: “Tâm lý học là khoa học về trí năng, tính nết và hành vi của động vật, trong đó có cả con người. Giáo dục con người liên quan đến những đổi thay nhất định trong trí năng, tính nết và hành vi của họ và những vấn đề của công cụ giáo dục đó đại thể nằm trong bốn chủ đề chính sau: mục tiêu, vật liêu, phương tiện và phương pháp giáo dục”. Thứ nhất, Tâm lý học giúp ta hiểu kỹ hơn các mục tiêu giáo dục bằng cách xác định được mục tiêu của môn học, biết đâu là mục tiêu có thể thực hiện được và đâu là mục tiêu không thể thực hiện được, từ đó xây dựng được các chuẩn đầu ra tương ứng với các mục tiêu đó. Tâm lý học là một khoa học cung cấp những tri thức khoa học về tâm lý giúp lý giải những thay đổi trong bản chất người, trí năng, tính nết, và hành vi con người. Chúng ta biết được rằng, tri thức của sinh viên phát triển một cách từ từ, có tiếp thu chọn lọc. Vì vậy mục tiêu, chuẩn đầu ra cho các môn học đối với sinh viên năm nhất, năm hai đương 5 nhiên sẽ khác nhiều so với các chuẩn đầu ra của các môn chuyên ngành vào năm ba, năm tư. Ví dụ, ở năm nhất sinh viên sẽ được học môn nguyên lý kế toán, yêu cầu chuẩn đầu ra của môn này là sinh viên phải biết định khoản, phân biệt được tài sản, nguồn vốn,… Đến năm ba, sinh viên chuyên ngành tài chính sẽ học kết toán tài chính với yêu cầu cao hơn là phân tích các báo cáo tài chính,… Thứ hai, tâm lý học đóng góp vào việc hiểu biết những phương tiện giáo dục. Tâm lý học giúp giảng viên biết được trí năng và tính nết của các sinh viên, từ đó có thể sự dụng các phương tiện giáo dục có hiệu quả đem lại chất lượng cao trong công tác giáo dục đại học. Ví dụ, giảng viên có thể vận dụng các quy luật về cảm giác, tri giác để điều chỉnh ngôn ngữ, âm điệu của mình trong quá trình giảng dạy, nếu gặp sinh viên ngoan có thể dùng âm điệu nhỏ nhẹ theo hướng khuyên bảo, nếu gặp sinh viên không nghe lời có thể dùng âm điệu răng đe,… Giảng viên cũng có thể sử dụng các dạng sơ đồ trực quan trong bài giảng để giúp sinh viên dễ tiếp thu, tận dụng nhiều hình ảnh, video clip thay cho chữ trên bài giảng, vì đa phần sinh viên thường thích cái gì đó sinh động, gần gũi và rất lười đọc,… nhằm nâng cao hiệu quả, mức độ nhận thức của sinh viên đối với bài giảng.. Từ những phương tiện giáo dục đó, giảng viên sẽ mở rộng ra hình thức tổ chức của một buổi giảng, hay hình thức kiểm tra – đánh giá, đáp ứng được tâm lý của sinh viên và đảm bảo được mục tiêu, chuẩn đầu ra môn học. Thứ ba, tâm lý học đóng góp vào việc am hiểu các phương pháp dạy học. Hiện nay, hầu hết các giảng viên đều áp dụng nhiều phương pháp giảng dạy trong cùng một môn học, mà điển hình là thuyết trình, tiểu luận nhóm. Đó là kết quả của việc ứng dụng tâm lý học vào dạy học. Thorndike cũng giải thích về các phản xạ có điều kiện là kết quả của việc học tập thông qua luyện tập, hay thuyết học tập xã hội giải thích học tập thông qua quan sát, bắt chước, và phương pháp để cho sinh viên thuyết trình nhằm phát triển khả năng nói trước đám đông của sinh viên, rèn luyện kỹ năng quan sát người khác, kỹ năng tư duy phản biện, hay tiểu luận nhóm rèn luyện khả năng phân tích, tư duy logic,… Tâm lý học hoạt động cũng chỉ ra rằng, ở lứa tuổi 18 – 24, sinh viên thường thích thể hiện mình. Nếu nắm bắt được tâm lý này, giảng viên có thể khơi gợi sinh viên sự tự tin khi thể hiện trước đám đông qua phát biểu, thuyết trình nhóm, sắm vai, … Giảng viên cũng cần tôn trọng cái riêng 6 của mỗi người, không nên áp đặt ý muốn chủ quan của mình cho người khác. Trong dạy học phải chú ý nguyên tắc sát đối tượng (cá biệt hóa), phải phân lớp ra làm ba nhóm trung bình, khá, giỏi để có hướng giảng dạy phù hợp. Điều đó cũng tương tự đối với việc kiểm tra, thi cử, phải có phân bậc câu hỏi theo mức độ hiểu, biết, vận dụng. Thứ tư, tâm lý học đóng góp vào việc đánh giá sinh viên một cách khách quan nhất. Khi đánh giá sinh viên, giảng viên cần có quan điểm phát triển, tránh định kiến, không thể chỉ vì em sinh viên ấy học giỏi mà có thể bỏ qua hết lỗi lầm này đến lỗi lầm khác, cũng không thể vì em sinh viên ấy lười nhác mà dù phạm một lỗi nhỏ giảng viên cũng không tha. Đánh giá sinh viên điều quan trọng nhất đó là hành vi mang tính thời điểm, một hành vi sai có nghĩa là sinh viên ở thời điểm đó sai chứ không phải toàn bộ con người em sinh viên ấy là sai. Khi đánh giá, giảng viên cũng cần chú ý đến đặc trưng tâm lý của con người, sinh viên ở các vùng miền khác nhau. Ví dụ, sinh viên miền Nam thì chân chất, thật thà nên thích nghe lời thật lòng, hay sinh viên miền Bắc thì cần có cách đánh giá khéo léo hơn. 3. Kết lu n Tâm lý học là một môn khoa học, do vậy đòi hỏi người học phải có sự nghiên cứu công phu. Đối với tất cả các nghề mà đối tượng tiếp xúc chủ yếu là con người thì đều cần phải học qua tâm lý học, vì đời sống tâm lý của con người rất phong phú đa dạng, mỗi cá thể lại có một đời sống tâm lý khác nhau, và tâm lý sinh viên thì càng phong phú và phức tạp hơn. Có hiểu được tâm lý sinh viên giảng viên mới biết cách giảng dạy đúng hướng, biết đâu là mục tiêu cần phải dạy các em, biết đâu là phương pháp giảng dạy cần dùng và nên dùng phương tiện gì để giảng dạy. Tâm lý học không chỉ đơn thuần là một môn khoa học mang tính học thuật cao siêu, mà còn là một chiếc cầu nối đơn giản giúp kết nối sinh viên và giảng viên. TÀI LI U THAM KH O [1] ThS. Lê Thi Mai Liên (2015), Tâm lý học ứng dụng vào giáo dục và đào tạo. [2] Nguyễn Xuân Thức (2007), Giáo trình tâm lý học đại cương, Nhà xuất bản ĐHSP. [3] Nguyễn Quang Uẩn (2011), Tâm lý học đại cương, NXB ĐHQG HN. 7