Academia.eduAcademia.edu
09/01/2020 Chuyên ngành Xây dựng tiêu chí cho mô hình định cư mới Làng cổ Đường Lâm | Tạp chí Kiến trúc Việt Nam Chuyên đề . 01/09/2014 Xây dựng tiêu chí cho mô hình định cư mới Làng cổ Đường Lâm Chúng ta đã có nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng các khu tái định cư cho nhiều đối tượng, nhiều tầng lớp trong xã hội. Tuy nhiên, đối với mỗi trường hợp, cần phải cân nhắc đến tính đặc thù của mỗi địa phương cũng như tập quán sinh hoạt của người dân. Trong trường hợp khu tái định cư để bảo tồn làng cổ Đường Lâm, khu định cư mới phải có sức hấp dẫn lớn hơn mới có thể có được sự ủng hộ của quần chúng. VẤN ĐỀ TĂNG DÂN SỐ TỰ NHIÊN VÀ SỰ THIẾU HỤT KHÔNG GIAN Ở Là ngôi làng có bề dày lịch sử, với nhiều giá trị độc đáo đặc biệt nổi trội về giá trị quy hoạch – kiến trúc, Đường Lâm đã được nhà nước công nhận di sản làng cổ từ năm 2005. Sự vui mừng với danh hiệu làng cổ đầu tiên chưa được bao lâu, người dân Đường Lâm đã sớm nhận ra những “bất tiện” do danh hiệu này gián tiếp mang lại. Sự việc người dân xin trả lại danh hiệu làng cổ thực chất là giọt nước tràn ly, khi nhiều nghi vấn và bức xúc của họ không được giải quyết. Rất cần một giải pháp đồng bộ để giải quyết không chỉ những vấn đề thiếu hụt không gian nhà ở và giải quyết tốt các mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển. Người dân làng cổ Đường Lâm vốn sinh sống dựa vào nông nghiệp. Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu như: lúa nước, rau, củ quả theo mùa, một số hộ gia đình có nghề làm tương. Là khu vực nổi tiếng với truyền thống hiếu học, nhiều người được làm quan trong các triều đại phong kiến, nhiều người con của đất Đường Lâm ngày nay học hành đỗ đạt cao, nắm giữ các vị trí quan trọng trong xã hội. Bên cạnh đó, một số thanh niên đã sớm rời làng tìm cho mình cuộc sống năng động hơn, có người trở thành công chức, nhân viên cho các công ty trên thành phố, và một bộ phận không nhỏ mưu sinh trong các khu công nghiệp ven đô. Dù vậy, không ai quên đi nguồn gốc đáng tự hào là con dân của đất “hai Vua”. Nhiều người trong số họ có bố mẹ đang sinh sống tại làng, hoặc nhất định sẽ quay trở lại với quê hương khi nghỉ hưu. Một số khác tuy chưa có ý định hồi hương nhưng vẫn thường xuyên ghé thăm mỗi dịp lễ tết và đóng góp đáng kể trong việc xây dựng quê nhà. Những đổi thay về mặt xã hội, sự đổi mới tư duy, và những đòi hỏi chính đáng về nâng cao điều kiện sống nhằm bắt kịp với cuộc sống tiện nghi hiện đại đã phát sinh nhu cầu cải tạo, cơi nới nhà ở cũ, xây dựng thêm các công trình mới bổ sung không gian ở và sinh hoạt. Nhiều ngôi nhà cổ từ đó đã bị dỡ xuống, bị bỏ đi hoặc được bán cho những người có nhu cầu sưu tầm kiến trúc. Rồi có nhiều những ngôi nhà mới được xây dựng, khang trang, hiện đại theo phong cách “tự biên tự diễn” rất dân gian. Còn thiếu những yếu tố hướng dẫn trong quản lý đầu tư xây dựng dẫn đến sự phát triển còn nhiều phần tự phát và lúng túng trong tổ chức quản lý làng cổ, thụ động ứng phó với tình trạng xây dựng tràn lan của các hộ dân mà không cần có chấp thuận từ phía chính quyền. Một thói quen đơn giản của các cấp quản lý lại được áp dụng ở Đường Lâm đó là không quản lý được thì “cấm”. Mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển lên đến cực điểm khi nhà mới xây của một số hộ gia đình ở Đường Lâm bị đưa vào danh sách phải cưỡng chế phá dỡ. Vấn đề bán vé thu phí thăm quan làng cổ cũng được đưa ra tranh cãi. Nhiều câu hỏi được đặt ra về cách mà Ban quản lý làng cổ sử dụng và phân chia lợi nhuận thu được từ du lịch. Nhiều hộ gia đình cho rằng họ tích cực tham gia làm du lịch, sẵn sàng bỏ dở công việc để mở cửa đón tiếp du khách vào thăm quan. Tuy nhiên, lợi ích mà bản thân mỗi gia đình sinh sống trong làng cổ thu được là quá nhỏ so với những bất tiện mà họ đang phải đối diện hàng ngày. Mặc dù ai cũng biết quy định và thủ tục để người dân sửa chữa nhà cửa là quá rườm rà, tuy nhiên không ai dám bỏ đi những “rào cản” này khi chưa có một hướng dẫn cụ thể như một đồ án quy hoạch bảo tồn được phê duyệt. Trong chuỗi các giải pháp cần áp dụng để tháo gỡ những bức xúc về nhu cầu nhà ở của người dân, giải quyết tại chỗ là vấn đề đương nhiên, nhưng cũng cần phải tính đến chuyện dãn bớt dân cư, giảm tải hạ tầng cho làng cổ. kientrucvietnam.org.vn/xay-dung-tieu-chi-cho-mo-hinh-dinh-cu-moi-lang-co-duong-lam/ 1/6 09/01/2020 Xây dựng tiêu chí cho mô hình định cư mới Làng cổ Đường Lâm | Tạp chí Kiến trúc Việt Nam duonglam Các vị trí tiềm năng nhằm mục đích xây dựng khu định cư mới cho người dân làng XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐỂ XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ KHU ĐỊNH CƯ MỚI Mặc dù rất nhiều người dân Đường Lâm bức bối khi phải sống sau “bức tường” di sản, nhiều người trong số họ cũng không trực tiếp hưởng lợi từ du lịch, nhưng để một bộ phận người dân tình nguyện di chuyển đến khu định cư mới không phải là vấn đề đơn giản. Để đạt được mục đích dãn dân, các khu định cư mới phải thể hiện được sức hấp dẫn của mình trong việc tạo dựng được hình ảnh một khu ở thuận tiện, điều kiện sống tiện nghi, và là sự phát triển mang tính kế thừa từ làng cổ. Theo đó, về mặt vị trí, khu định cư mới của làng cổ Đường Lâm cần phải đáp ứng được một số tiêu chí cơ bản: + Khu định cư mới nên nằm ngoài “vành đai xanh”. Vành đai xanh bao quanh làng cổ vừa là vành đai bảo vệ hình ảnh đặc thù của không gian làng Việt cổ, tránh sự tác động trực tiếp từ các khu đô thị hóa, vừa là khu vực tổ chức các hoạt động sản xuất nông nghiệp, phục vụ du lịch. + Khoảng cách từ khu định cư mới đến làng cổ không nên xa hơn 5 – 10 phút đi xe máy hoặc 30 phút đi bộ (khoảng 3 – 4km). Đây là khoảng cách cho phép dễ dàng di chuyển và tham gia trực tiếp và các hoạt động trong làng cổ. Các khảo sát ý kiến người dân về vị trí xây dựng khu định cư mới cho người dân làng cổ Đường Lâm nằm trong khu vực đầm Dương cho thấy, đại bộ phận không tán thành vị trí này do quá xa làng cổ. Hầu hết đều có nguyện vọng được ở gần làng hơn để không chỉ được gắn bó với hoạt động sản xuất truyền thống và khai thác du lịch mà còn dễ dàng tham gia được các lễ hội làng và dòng họ. + Khu định cư mới là bộ phận hữu cơ gắn bó và tương tác chặt chẽ với không gian làng cổ. Tốt nhất, khu định cư mới, khu định cư cũ và khu sản xuất nông nghiệp được hình thành theo mô hình xen kẹp, tức là Khu làng cổ – khu vành đai vùng ven (cảnh quan, sản xuất nông nghiệp) – khu định cư mới. Người dân sinh sống trong khu vực này phải có đầy đủ cơ hội được tham gia vào công tác phục vụ và khai thác du lịch làng cổ. Mọi quyền lợi và trách nhiệm của họ đối với làng cổ là không thể tách rời. MÔ HÌNH SINH SỐNG PHÙ HỢP TẠI KHU ĐỊNH CƯ MỚI CỦA NGƯỜI DÂN LÀNG CỔ ĐƯỜNG LÂM Chúng ta đã có nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng các khu tái định cư cho nhiều đối tượng, nhiều tầng lớp trong xã hội, tuy nhiên, đối với mỗi trường hợp, cần phải cân nhắc đến tính đặc thù của mỗi địa phương cũng như tập quán sinh hoạt của người dân. Trong trường hợp làng Đường Lâm, khu định cư mới phải có sức hấp dẫn lớn hơn mới có thể có được sự ủng hộ của quần chúng. Một số tiêu chí quan trọng như sau: + Không gian mở: đây là tiêu chí trước tiên để hình thành được một khu định cư có sức hấp dẫn. Mô hình không gian mở, liên tục và thân thiện sẽ tăng cường khả năng giao tiếp của dân cư với cộng đồng xung quanh. Người dân có cảm giác an toàn hơn do luôn được sinh hoạt, vui chơi trong không gian nhộn nhịp. + Thuận tiện về giao thông, đặc biệt là giao thông công cộng: trong tương lai gần, xã hội chúng ta sẽ chứng kiến sự lên ngôi tất yếu của các phương tiện giao thông công cộng, đặc biệt là xe bus và tàu điện nội đô. Với sự thuận tiện này, cư dân sẽ có được nhiều sự lựa chọn để di chuyển chứ không phải lệ thuộc hoàn toàn vào phương tiện cá nhân. + Đáp ứng nhu cầu đa dạng, phục vụ nhiều đối tượng: người dân sống nhờ nông nghiệp, nay phải chuyển ra sống ngoài làng do nhà cũ của họ giờ sử dụng phục vụ mục đích du lịch là chính, không gian ở là phụ; thế hệ trẻ không sống dựa vào làng cổ mà chủ yếu kiếm sống bên ngoài (đi làm công nhân, làm công chức, nhân viên các công ty trong thị xã Sơn Tây…), người bên ngoài đến mua đất, mua nhà, mua biệt thự… Do vậy, kích thước khu đất cũng cần đa dạng, có nhiều loại hình nhà ở (chung cư, nhà lô phố, nhà vườn…) đáp ứng từng nhu cầu cụ thể khác nhau. Tuy nhiên, nhất thiết phải có một số lượng nhất định nhà có diện tích vườn để trồng trọt với cơ cấu tương tự như nhà ở trong làng cổ để phần nào thỏa mãn thói quen sống và sinh hoạt lâu đời của người dân, đặc biệt là người có tuổi. kientrucvietnam.org.vn/xay-dung-tieu-chi-cho-mo-hinh-dinh-cu-moi-lang-co-duong-lam/ 2/6 09/01/2020 Xây dựng tiêu chí cho mô hình định cư mới Làng cổ Đường Lâm | Tạp chí Kiến trúc Việt Nam + Có hệ thống các công trình hạ tầng xã hội đầy đủ và đồng bộ: các công trình chăm sóc sức khỏe, các công trình giáo dục, các công trình văn hóa xã hội (các trung tâm vui chơi giải trí, câu lạc bộ…), các công trình thương mại và dịch vụ (cửa hàng, chợ, siêu thị…), các không gian xanh (vườn hoa, công viên…). Hệ thống dịch vụ chất lượng và có sức hút sẽ phục vụ không chỉ đáp ứng các nhu cầu hàng ngày hay theo mùa của người dân trong khu vực mà còn phục vụ thành phần dân cư đa dạng từ các khu vực lân cận. Khu định cư mới cũng cần góp phần giảm tải về mặt hạ tầng dịch vụ cho thị xã Sơn Tây. Những vấn đề nêu trên chỉ là những ý tưởng phân tích mang tính gợi mở. Xác định khu tái định cư mới là việc lớn, hệ trọng, ảnh hưởng không chỉ đến một thực thể mà đến cuộc sống của cả một cộng đồng nhiều thế hệ. Khi nghiên cứu quy hoạch cần thực hiện với sự tham gia nghiêm túc và hết sức chuyên nghiệp của các tổ chức quy hoạch có nghề. Cần tham khảo rộng rãi ý kiến cộng đồng, đặc biệt là sự đồng thuận cao nhất từ đại bộ phận dân chúng. ThS.KTS Thái Minh Hà – Giảng viên Khoa Kiến trúc, công tình – Trường Đại học Phương Đông Like 0 Tweet BÌNH LUẬN 0 Comments Sort by Oldest Add a comment... Facebook Comments plugin BÀI VIẾT LIÊN QUAN Danh mục chuyên đề Kiến trúc và quy hoạch đô thị với cách mạng công nghiệp 4.0 Giải pháp nào cho xây dựng nhà ga C9 tại Hồ Gươm Quản lý xen cấy công trình cao tầng nội đô lịch sử Kiến trúc nhà phố mới hiện nay – Thực trạng và đề xuất Phòng cháy chữa cháy nhà ở cao tầng từ góc độ quản lý và thiết kế Condotel – Từ văn bản pháp lý đến xu hướng phát triển hiện nay TPHCM & bài toán cải tạo, xây mới chung cư cũ Xây dựng khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu trong NTM Phát triển đô thị Bắc sông Hồng – Cơ hội và Thách thức Phát triển Đô thị vệ tinh – Tầm nhìn và định hướng Biến đổi khí hậu và những giải pháp kiến trúc hiện nay Kiến trúc ngoại lai, những vấn đề đặt ra Đẩy mạnh ứng dụng BIM – Cơ hội & Thách thức Xây dựng công trình nội đô – Lợi ích & bất cập Quy hoạch chung phá vỡ do đâu? Phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam – Con đường & giải pháp Dự thảo Luật quy hoạch, những điều tạo nên tranh luận Xây dựng công trình cao tầng ven biển – Các vấn đề đặt ra kientrucvietnam.org.vn/xay-dung-tieu-chi-cho-mo-hinh-dinh-cu-moi-lang-co-duong-lam/ 3/6 09/01/2020 Xây dựng tiêu chí cho mô hình định cư mới Làng cổ Đường Lâm | Tạp chí Kiến trúc Việt Nam Đổi mới công tác lý luận phê bình kiến trúc hiện nay Chất lượng phát triển đô thị, thực trạng và định hướng Thiết kế đô thị & tạo lập bản sắc vùng miền Thiết kế dành cho chung cư cao tầng hiện nay Hè phố – Tạo dựng không gian văn hóa kinh tế trong đô thị Mô hình “Làng đô thị Xanh” thành phố Đà Lạt Di sản – bảo tồn Bản sắc đô thị Thiết kế phí Khoa học công nghệ Xây dựng nông thôn mới Thiết kế đô thị Phát triển bền vững Đào tạo KTS Chuyên đề mới 40 năm vị thế và phát triển (Tạp chí KTVN 226) – Với vai trò là Viện nghiên cứu đầu ngành trong lĩnh vực kiến trúc trực thuộc Bộ Xây dựng, những… 40 năm với sự nghiệp kiến trúc Đổi mới kiến trúc từ tiêu chuẩn – quy chuẩn thiết kế điển hình hoá – Cơ hội từ Luật Kiến trúc 2019 Luật Kiến trúc sẽ tác động như thế nào tới kiến trúc nông thôn Việt Nam Đổi mới quản lý phát triển kiến trúc từ Luật Kiến trúc Trước ngày Luật Kiến trúc bước vào cuộc sống kientrucvietnam.org.vn/xay-dung-tieu-chi-cho-mo-hinh-dinh-cu-moi-lang-co-duong-lam/ 4/6 09/01/2020 Xây dựng tiêu chí cho mô hình định cư mới Làng cổ Đường Lâm | Tạp chí Kiến trúc Việt Nam Chuyên đề 40 năm vị thế và phát triển (Tạp chí KTVN 226) – Với vai trò là Viện nghiên cứu đầu ngành trong lĩnh vực kiến trúc trực thuộc Bộ Xây dựng, những… 40 năm với sự nghiệp kiến trúc Đổi mới kiến trúc từ tiêu chuẩn – quy chuẩn thiết kế điển hình hoá – Cơ hội từ Luật Kiến trúc 2019 Luật Kiến trúc sẽ tác động như thế nào tới kiến trúc nông thôn Việt Nam Kiến trúc Giải pháp nào để phát triển đô thị thông minh? Phát triển đô thị thông minh và bền vững đang là mục tiêu của rất nhiều TP trên thế giới, trong đó có Việt Nam…. Lay lắt thành cổ Cần chú trọng việc bảo tồn các di sản chưa xếp hạng Xây dựng nhà ga ngầm có tác động như thế nào tới Hồ Gươm? Quy hoạch Hà Nội: Chấm dứt tình trạng vi phạm quy hoạch Kiểm soát chặt chẽ việc điều chỉnh quy hoạch đảm bảo điều kiện điều chỉnh theo quy định của Luật. Thực hiện nghiêm quy định… Thiếu cả nước sinh hoạt cho khách du lịch, sao có thể đón khách nhà giàu? kientrucvietnam.org.vn/xay-dung-tieu-chi-cho-mo-hinh-dinh-cu-moi-lang-co-duong-lam/ 5/6 09/01/2020 Xây dựng tiêu chí cho mô hình định cư mới Làng cổ Đường Lâm | Tạp chí Kiến trúc Việt Nam Hội nghị thẩm định Điều chỉnh quy hoạch chung TP Đà Nẵng TPHCM: Công bố bản đồ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 TIN TỨC HÀNH NGHỀ BẤT ĐỘNG SẢN CHUYÊN NGÀNH HÌNH ẢNH VIDEOS THÔNG TIN TOÀ SOẠN LIÊN HỆ ĐẶT BÁO © 2014 - Tạp Chí Kiến Trúc Việt Nam Địa chỉ: Số 389 phố Đội Cấn - quận Ba Đình - TP Hà Nội Điện thoại: 0243.7620132 - Email: tcktvn@gmail.com Giấy phép của Bộ thông tin và truyền thông số 120/GP –TTĐT - Tổng biên tập Phạm Thị Thanh Huyền Bản quyền thuộc về Tạp chí Kiến trúc Việt Nam. Ghi rõ nguồn khi lấy lại thông tin từ Website này. Liên hệ quảng cáo trên tạp chí Kiến trúc Việt Nam Sitemaps Powered by VCSS kientrucvietnam.org.vn/xay-dung-tieu-chi-cho-mo-hinh-dinh-cu-moi-lang-co-duong-lam/ 6/6