« Home « Kết quả tìm kiếm

Giáo dục sông hinh


Tóm tắt Xem thử

- 1.1 Lý luận chung về giáo dục 1.1.1 Khái niệm giáo dục Giáo dục là hình thức học tập theo đó kiến thức, kỹ năng, và thói quen của một nhóm người được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua giảng dạy, đào tạo, hay nghiên cứu.
- Giáo dục thường diễn ra dưới sự hướng dẫn của người khác, nhưng cũng có thể thông qua tự học.
- 1.1.2 Đặc điểm giáo dục - Giáo dục là quá trình có tính mục đích.
- Hoạt động giáo dục luôn có mục đích rõ ràng đó là việc định hướng các giá trị xã hội cho học sinh.
- Mục đích giáo dục trong các nhà trường nhằm đào tạo thế hệ trẻ, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển kinh tế, văn hóa xã hội theo yêu cầu của đất nước.
- Giáo dục là một quá trình biện chứng.
- Giáo dục là một quá trình lâu dài, liên tục, diễn ra suốt cuộc đời của con người, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố trong đó yếu tố chủ đạo, lực lượng chính là nhà giáo dục và giáo dục trong nhà trường.
- Toàn bộ quá trình giáo dục luôn có sự tác động biện chứng giữa đối tượng giáo dục (học sinh ) đối với các hoạt động khác.
- Sản phẩm giáo dục là thành quả chung của các lực lượng giáo dục.
- Quá trình giáo dục chịu sự tác động phức hợp của nhiều nhân tố, nhiều lực lượng, được thực hiện trong toàn bộ đời sống hàng ngày của học sinh.
- Vì vậy, sản phẩm của quá trình giáo dục (các sản phẩm nhân cách) là sản phẩm chung của nhiều lực lượng, của toàn xã hội trong đó giáo dục nhà trường đóng vai trò nòng cốt.
- Điều này đòi hỏi phải có sự thống nhất giữa các lực lượng giáo dục trong xã hội.
- Giáo dục là một quá trình tuân theo quy luật số đông nhưng đồng thời cũng bị chi phối bởi những đặc điểm cá thể.
- Giáo dục được tiến hành trong một tập thể lớp, giáo viên lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức phù hợp với hầu hết học sinh trong lớp (hướng đến cái chung, ưu tiên cái chung.
- Tuy nhiên, trong những tình huống cụ thể hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục lại phụ thuộc vào đặc điểm cá nhân.
- Vì vậy trong quá trình giáo dục nhà giáo dục cần phải nắm bắt được các đặc điểm cá nhân để có thể dự kiến và thực hiện các biện pháp giáo dục mang tính cá biệt.
- Trong nhà trường quá trình giáo dục có quan hệ mật thiết với quá trình dạy học.
- Quá trình dạy học và quá trình giáo dục đều hướng đến giáo dục nhân cách cho học sinh.
- Vì vậy nó thống nhất với nhau cùng giáo dục con người theo yêu cầu xã hội.
- Vì vậy toàn bộ hoạt động sống, giao tiếp, học tập, lao động của trẻ đều có thể diễn ra quá trình giáo dục đạt các mục đích giáo dục.
- Nhà giáo dục phải tận dụng điều này để phối hợp tiến hành hoạt động với các lực lượng giáo dục khác.
- 1.1.3 Các giai đoạn của giáo dục Giáo dục thường được chia thành các giai đoạn: giáo dục tuổi ấu thơ (giáo dục mầm non), giáo dục tiểu học, giáo dục trung học, và giáo dục đại học.
- Giáo dục tuổi ấu thơ (giáo dục mầm non) Giáo dục tuổi ấu thơ hay giáo dục cho trẻ nhỏ, là khái niệm chỉ việc giáo dục trong những năm tháng đầu của cuộc đời, từ khi sinh ra đến khi 8 tuổi, một trong những giai đoạn nhạy cảm nhất trong cuộc đời con người.
- Giáo dục tuổi ấu thơ chủ yếu tập trung vào việc học hỏi thông qua chính quá trình trẻ tham gia các trò chơi.
- Khái niệm, "Giáo dục tuổi ấu thơ," thông thường chỉ các chương trình được thiết kế dành riêng cho những năm tháng trước khi trẻ đến trường.
- Những chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực này và các nhà giáo dục cho trẻ nhỏ đều nhất trí rằng các bậc cha mẹ đóng vai trò quan trọng không thể tách rời trong quá trình giáo dục cho trẻ ở tuổi ấu thơ.
- Những chương trình chăm sóc, người giáo dục.
- Những năm tiếp theo, từ 3 đến 8 tuổi, là giai đoạn mà tầm quan trọng của việc giáo dục cho trẻ nhỏ thường bị đánh giá thấp một cách sai lầm, bị quy về đồng nghĩa với việc trông giữ trẻ.
- Giáo dục tiểu học Giáo dục tiểu học (primary education, elementary education) là giai đoạn thứ nhất của giáo dục bắt buộc.
- Nó theo saugiáo dục mầm non (nhà trẻ và mẫu giáo) và nắm trước giai đoạn giáo dục trung học.
- Đây là bậc giáo dục cho trẻ em từ lớp một (5 hoặc 6 tuổi) tới hết lớp năm (hoặc lớp sáu, tùy theo quốc gia).
- Ở Việt Nam, tiểu học là bậc học cao hơn mầm non và thấp hơn trung học cơ sở.
- Mục đích của giáo dục tiểu học là nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục họcTrung học cơ sở.
- Mục tiêu chính của giáo dục tiểu học là giúp tất cả học sinh biết đọc, biết viết, và biết tính toán với những con số ở mức độ căn bản, cũng như thiết lập những hiểu biết căn bản về khoa học, toán, địa lý, lịch sử, và các môn khoa học xã hội khác.
- Giáo dục trung học Giáo dục trung học (tiếng Anh: secondary education) là giai đoạn giáo dục diễn ra trong các trường trung học, theo sau giáo dục tiểu học.
- Ở hầu hết các quốc gia, giáo dục trung học thuộc giai đoạn giáo dục bắt buộc, trong khi ở một số quốc gia khác thì chỉ có giáo dục tiểu học hay giáo dục cơ bản mới mang tính chất bắt buộc.
- Ở Việt Nam, giáo dục trung học và giáo dục tiểu học nằm trong giai đoạn gọi là giáo dục phổ thông.
- Giáo dục trung học còn được chia ra làm hai bậc: trung học cơ sở và trung học phổ thông: Giáo dục trung học cơ sở kéo dài bốn năm học, từ lớp sáu đến lớp chín.
- Giáo dục trung học cơ sở nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học.
- Giáo dục trung học phổ thông có thời gian ba năm học, từ lớp mười đến lớp mười hai.
- Để vào lớp mười học sinh phải tốt nghiệp trung học cơ sở.
- Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu biết thông thường về kĩ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học nghề, hoặc đi vào cuộc sống lao động.
- Giáo dục đại học Giáo dục đại học bao gồm các hình thức giáo dục diễn ra ở các cơ sở học tập bậc sau trung học, cuối khóa học thường được trao văn bằng học thuật hoặc cấp chứng chỉ.
- Các cơ sở giáo dục đại học không chỉ bao gồm các trường đại học và viện đại học mà còn các trường chuyên nghiệp, trường sư phạm, trường cao đẳng, trường đại học công lập và tư thục hệ hai năm, và viện kỹ thuật.
- Điều kiện nhập học căn bản đối với hầu hết các cơ sở giáo dục đại học là phải hoàn thành giáo dục trung học, và tuổi nhập học thông thường là khoảng 18 tuổi.
- 1.1.4 Vai trò của giáo dục Đảng và Nhà Nước ta luôn luôn quan tâm đến sự nghiệp chăm sóc và phát huy yếu tố con người.
- Để đạt dược điều đó, giáo dục có vai trò quyết định.
- Phát triển giáo dục sẽ nâng cao mặt bằng dân trí, yếu tố thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ xã hội của mỗi quốc gia.
- Sự phát triển của giáo dục sẽ tạo ra một nguồn nhân lực có đạo đức và trí tuệ cao đáp ứng yêu cầu của sự phát triển, đặc biệt yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Giáo dục là môi trường để phát triển nhân tài cho đất nước.
- Vì vậy hơn bao giờ hết các quốc gia đang dành nguồn nhân lực tối đa cho phát triển, nâng cao chất lượng của giáo dục quốc dân.
- Nhận thức được vai trò vô cùng to lớn của giáo dục trong việc xây dựng phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, các văn bản chỉ đạo ngành giáo dục liên tiếp được ban hành: Kết luận của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) về giáo dục và đào tạo, Chỉ thị 40-CT/TW ngày 15-6-2001 của Ban Bí thư về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, Quyết định số 09/2005-QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.
- Luật Giáo dục sửa đổi, ban hành và có hiệu lực từ ngày được coi là cơ sở để ngành giáo dục phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.
- Giáo dục nhằm tạo ra lớp người lao động có trí tuệ thích hợp đó và được các quốc gia đặc biệt quan tâm.
- 1.2 Tình hình giáo dục ở huyện Sông Hinh giai đoạn Giới thiệu về huyện Sông Hinh Sông Hinh là một huyện thuộc tỉnh Phú Yên, nơi có dòng sông Hinh chảy qua.
- 1.2.2 Tình hình giáo dục giai đoạn Quy mô, số lượng Mạng lưới giáo dục trải rộng khắp 11 xã thị trấn đều có trường mẫu giáo, tiểu học và trung học.
- Tiêu chí 2011 2015 Mầm non 12 13 Tiểu học 13 13 Trung học 11 16