« Home « Kết quả tìm kiếm

Giải pháp phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP ĐÔNG NAM Á (SeABank)


Tóm tắt Xem thử

- LÊ THỊ THU THÚY GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á (SEABANK) LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH HÀ NỘI, NĂM 2012 LÊ THỊ THU THÚY BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI.
- LÊ THỊ THU THÚY QUẢN TRỊ KINH DOANH GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á (SEABANK) LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGÀNH : QUẢN TRỊ KINH DOANH Hà Nội 2012 HÀ NỘI 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI.
- LÊ THỊ THU THÚY GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á (SEABANK) LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : 1.
- Xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo và nhân viên Văn phòng hội đồng quản trị, phòng PR, phòng tổng hợp, trung tâm công nghệ thông tin, khối bán lẻ… ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời gian làm luận văn này.
- Hà Nội, ngày 26 tháng 09 năm 2012 Tác giả Lê Thị Thu Thúy LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế: “Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á”, dưới sự hướng dẫn của GVC.TS Phạm Thị Thanh Hồng là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu khoa học độc lập, nghiêm túc.
- Khái niệm và các giai đoạn phát triển của ngân hàng điện tử.
- Vai trò của dịch vụ ngân hàng điện tử.
- Yêu cầu đối với ngân hàng điện tử.
- Một số dịch vụ ngân hàng điện tử.
- Ưu, nhược điểm của ngân hàng điện tử.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử.
- Rủi ro và quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử.
- 32 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á.
- Tổng quan về ngân hàng TMCP Đông Nam Á.
- Đánh giá chung về ngân hàng điện tử của SeABank.
- Nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ ngân hàng điện tử của SeABank.
- 76 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á.
- Định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại SeABank đến năm .
- Thời cơ và thách thức đối với SeABank trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử trong thời gian sắp tới.
- Giải pháp đẩy mạnh sự phát triển dịch vụ NHĐT tại ngân hàng SeABank.
- 112 LUẬN VĂN THẠC SĨ DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT TMCP: Thương mại cổ phần TMQD: Thương mại quốc doanh TMĐT: Thương mại điện tử NH: Ngân hàng NHĐT: Ngân hàng điện tử NHTM: Ngân hàng thương mại NHNN: Ngân hàng nhà nước NHBL: Ngân hàng bán lẻ TNHH: Trách nhiệm hữu hạn CNTT: Công nghệ thông tin ĐTDĐ: Điện thoại di động LÊ THỊ THU THÚY 2 LUẬN VĂN THẠC SĨ DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Một số tiện ích của dịch vụ ngân hàng điện tử.
- 14 Bảng 1.2: Một số dịch vụ ngân hàng điện tử.
- 15 Bảng 1.3: Phí giao dịch bình quân của các hình thức giao dịch qua ngân hàng.
- 37 Bảng 2.2: So sánh các tiện ích trên SMS-banking của SeABank và một số Ngân hàng khác.
- 39 Bảng 2.3: So sánh các tiện ích trên Internet-banking của SeABank và một số Ngân hàng khác.
- 40 Bảng 2.4: So sánh các tiện ích của dịch vụ Mobile-banking của SeABank và một số Ngân hàng khác.
- 41 Bảng 2.5: So sánh các tiện ích trên Call Center của SeABank và một số Ngân hàng khác 43 Bảng 2.6: So sánh các tiện ích về dịch vụ Thẻ của SeABank và một số Ngân hàng khác.
- 43 Bảng 2.7: Bảng tổng hợp kết quả kinh doanh từ dịch vụ ngân hàng điện tử của SeABank từ năm 2009 đến tháng 12/2011.
- 45 Bảng 2.9: Khó khăn khi sử dụng dịch vụ E-banking của SeABank.
- 47 Bảng 2.10: Kết quả khảo sát khách hàng về mức phí dịch vụ E-banking.
- 49 Bảng 2.11: Bảng giá các dịch vụ NHĐT của các ngân hàng SeABank, ACB, Vietinbank, VIB, Oceanbank.
- 49 Bảng 2.12: Kết quả khảo sát khách hàng về truyền thông của dụng dịch vụ E-banking.
- 52 Bảng 2.13: Kết quả khảo sát khách hàng về quy trình thực hiện dịch vụ E-banking.
- 54 Bảng 2.16: Vốn chủ điều lệ của một số ngân hàng TMCP .
- 61 Bảng 2.17: Huy động vốn của một số ngân hàng Việt Nam.
- 63 Bảng 2.18: Chỉ số ROA, ROE một số ngân hàng TMCP năm 2008-2010.
- 17 Hình 1.3: Hình ảnh minh họa về dịch vụ SMS-banking.
- 18 Hình 1.4: Hình ảnh minh họa về dịch vụ Internet-banking.
- 19 Hình 1.5: Hình ảnh minh họa về dịch vụ Mobile-banking.
- 20 Hình 1.6: Hình ảnh minh họa về dịch vụ Call center.
- 34 Hình 2.2: Kết quả khảo sát dịch vụ E-Banking đang sử dụng.
- 45 Hình 2.3: Kết quả khảo sát thời gian sử dụng dịch vụ E-banking.
- 46 Hình 2.4: Kết quả khảo sát lý do khách hàng sử dụng dịch vụ E-banking.
- 47 Hình 2.5: Dự định sử dụng hoặc giới thiệu dịch vụ E-banking.
- 48 Hình 2.6: Kế hoạch sử dụng dịch vụ E-banking của SeABank trong thời gian tới.
- 51 Hình 2.8: Kết quả khảo sát khách hàng về tiêu chí biết đến dịch vụ E-Banking.
- 52 Hình 2.9: Lý do khách hàng chưa sử dụng dịch vụ E-banking của SeABank.
- 62 Hình 2.15: Hệ số an toàn vốn của một số ngân hàng năm 2010.
- Có thể nói, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã giúp các doanh nghiệp thay đổi tư duy lẫn phương thức kinh doanh trong môi trường hiện đại, đặc biệt, trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, với vai trò huyết mạch của nền kinh tế, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong sự phát triển các dịch vụ ngân hàng là một yêu cầu tất yếu để tăng khả năng cạnh tranh và đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng.
- Nhận thức được vai trò to lớn của công nghệ thông tin mang lại, nhiều ngân hàng trên thế giới đã và đang áp dụng công nghệ thông tin để phát triển và hoàn thiện các dịch vụ ngân hàng nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, trong đó phát triển mạnh mẽ nhất phải kể đến dịch vụ ngân hàng điện tử (E-banking).
- Ở Việt Nam, việc mở cửa lĩnh vực ngân hàng đã kéo theo sự xuất hiện các chi nhánh của hàng loạt các tổ chức tín dụng nước ngoài với số vốn khổng lồ, công nghệ hiện đại, dịch vụ đa dạng và với bề dầy kinh nghiệm làm cho các ngân hàng trong nước phải đứng trước những thách thức to lớn.
- Chính vì vậy, ngày càng có nhiều tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng quan tâm đến dịch vụ ngân hàng điện tử với mục tiêu tăng khả năng cạnh tranh, giảm chi phí hoạt động, giữ gìn và thu hút khách, tăng thị phần, qua đó tăng doanh thu cho ngân hàng đồng thời nâng cao hình ảnh và tăng lợi nhuận cho ngân hàng.
- Do vậy, trong vài năm gần đây và đặc biệt bắt đầu từ năm 2002, các Ngân hàng thương mại Việt Nam đua nhau tung ra các dịch vụ ngân hàng điện tử.
- Tuy nhiên, do đây vẫn là một dịch vụ mới mẻ nên mức độ quan tâm của các tổ chức tín dụng có khác nhau, có nơi người ta nhắc đến dịch vụ ngân hàng điện tử như một cái gì đó xa xôi, có nơi dịch vụ này lại được quan tâm đặc biệt và được coi là một chiến lược cạnh tranh tất yếu trên bước đường phát triển của ngân hàng mà điển hình là ở Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank).
- Đây là một trong những ngân hàng của Việt Nam tham gia trong ứng dụng công nghệ thông tin và đặc biệt là trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử.
- Để đi sâu tìm hiểu vấn đề này, tôi đã lựa chọn đề tài “Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á” cho luận văn tốt nghiệp.
- MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Phân tích thực trạng, những thuận lợi, thành công cũng như những khó khăn, hạn chế trong việc phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại SeABank và từ đó đề xuất các giải pháp để phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại SeABank trong thời gian tới.
- Thông qua khoá luận này sẽ giới thiệu các khái niệm về ngân hàng điện tử, mô tả chung về các dịch vụ ngân hàng điện tử, vai trò của dịch vụ này trong sự phát triển kinh tế của Việt Nam nói chung để từ đó tìm ra các giải pháp chiến lược cho sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á.
- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU  Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn được xác định là các dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á  Phạm vi nghiên cứu - Không gian: tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á - Thời gian: trong khoảng thời gian Nội dung: những dịch vụ ngân hàng điện tử thuộc khối khách hàng cá nhân của SeABank 4.
- Chương 1: Cơ sở lý luận về Ngân hàng điện tử  Chương 2: Thực trạng dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á  Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á LÊ THỊ THU THÚY 6 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ 1.1.
- Khái niệm và các giai đoạn phát triển của ngân hàng điện tử 1.1.1.
- Khái niệm về thương mại điện tử Thương mại điện tử đã ra đời từ lâu và vẫn đang phát triển vượt bậc, có rất nhiều khái niệm về TMĐT và mỗi khái niệm này đều có những giá trị nhất định, theo tài liệu đào tạo về TMĐT của Microsoft (Fundamentals of Ebusiness), có một vài khái niệm sau: TMĐT là kinh doanh trên môi trường điện tử nhằm kết nối người bán và người mua, nó tích hợp dữ liệu, liên lạc điện tử và dịch vụ bảo mật để tạo thuận lợi cho công việc kinh doanh (Ecommerce is doing business electronically by bringing together buyers and sellers.
- TMĐT là một tập hợp công nghệ, ứng dụng và quy trình kinh doanh nhằm liên kết tổ chức, khách hàng và cộng đồng thông qua những giao dịch điện tử và sự trao đổi hàng hóa, dịch vụ và thông tin (Ecommerce is a dynamic set of technologies, applications and business process those link enterprises, consumersand communities through electronics transactions and the electronic exchanges of goods, services and information).
- Khái niệm về dịch vụ Ngân hàng điện tử Dịch vụ ngân hàng điện tử (Electronic Banking viết tắt là E-Banking), hiểu theo nghĩa trực quan đó là một loại dịch vụ ngân hàng được khách hàng thực hiện nhưng không phải đến quầy giao dịch gặp nhân viên ngân hàng.
- Hiểu theo nghĩa rộng hơn đây là sự kết hợp giữa một số hoạt động dịch vụ ngân hàng truyền thống với công nghệ thông tin và điện tử viễn thông.
- E-Banking là một dạng của thương mại điện tử (electronic commerce hay e-commerce) ứng dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng [2] LÊ THỊ THU THÚY 7 LUẬN VĂN THẠC SĨ Cũng có thể hiểu cụ thể hơn, E-Banking là một hệ thống phần mềm tin học cho phép khách hàng có thể tìm hiểu thông tin hay thực hiện một số giao dịch ngân hàng thông qua phương tiện điện tử (công nghệ thông tin, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự).
- Với dịch vụ NHĐT, khách hàng có khả năng truy nhập từ xa nhằm: thu thập thông tin.
- thực hiện các giao dịch thanh toán, tài chính dựa trên các tài khoản lưu ký tại Ngân hàng, và đăng ký sử dụng các dịch vụ mới.
- Các giai đoạn phát triển của Ngân hàng điện tử Năm 1989, Ngân hàng tại Mỹ (WellFargo), lần đầu tiên cung cấp dịch vụ Ngân hàng qua mạng, đến nay, có rất nhiều tìm tòi, thử nghiệm, thành công cũng như thất bại trên con đường xây dựng hệ thống NHĐT hoàn hảo, phục vụ tốt nhất cho khách hàng.
- mọi giao dịch của NH vẫn thực hiện qua hệ thống phân phối truyền thống, đó là các chi nhánh Ngân hàng.
- Thương mại điện tử (E-commerce): với TMĐT, Ngân hàng sử dụng Internet như một kênh phân phối mới cho những dịch vụ truyền thống như: xem thông tin tài khoản, nhận thông tin giao dịch chứng khoán… Internet chỉ đóng vai trò như một dịch vụ cộng thêm để tạo thuận lợi thêm cho khách hàng, nhìn chung hầu hết, các Ngân hàng vừa và nhỏ đang ở hình thái này Quản lý điện tử (E-business): Trong hình thái này, các xử lý cơ bản của Ngân hàng cả ở phía khách hàng (front-end) và phía người quản lý (back-end) đều được tích hợp với Internet và các kênh phân phối khác.
- Internet và khoa học công nghệ đã tăng sự liên kết, chia sẽ thông tin giữa NH, đối tác, khách hàng, cơ quan quản lý… Một vài NH tiên tiến trên thế giới đã xây dựng được mô hình này và hướng tới xây dựng được một NHĐT hoàn chỉnh Ngân hàng điện tử (E-bank): chính là mô hình lý tưởng của một NH trực tuyến trong nền kinh tế điện tử, một sự thay đổi hoàn toàn trong mô hình kinh doanh và phong cách quản lý, những NH này sẽ tận dụng sức mạnh thực sự của mạng toàn cầu nhằm cung cấp toàn bộ các giải pháp tài chính cho khách hàng với chất lượng tốt nhất.
- Từ những bước ban đầu là cung cấp các sản phẩm và dịch vụ hiện hữu thông qua nhiều LÊ THỊ THU THÚY 8 LUẬN VĂN THẠC SĨ kênh riêng biệt, NH có thể sử dụng nhiều kênh liên lạc này nhằm cung cấp nhiều giải pháp khác nhau cho từng đối tượng khách hàng chuyên biệt.
- Vai trò của dịch vụ ngân hàng điện tử 1.2.1.
- Đối với ngân hàng a.
- Gia tăng lợi nhuận Dịch vụ ngân hàng điện tử ra đời tạo thêm nhiều cơ hội gia tăng lợi nhuận cho các ngân hàng.
- ngân hàng thương mại kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận, nếu như trước đây các ngân hàng truyền thống chủ yếu thu lợi nhuận dựa trên chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay, các khoản thu phí chiếm tỷ trọng nhỏ, trong đó phần lớn từ dịch vụ thanh toán, thì ở các ngân hàng hiện nay do áp dụng công nghệ hiện đại, tỷ trọng lợi nhuận thu được trên các khoản vay đang ngày càng giảm xuống, tỷ trọng từ các khoản thu phí ngày càng tăng lên.
- Ngoài ra việc cung ứng các dịch vụ NHĐT còn làm tăng tính chuyên nghiệp của ngân hàng và đảm bảo mang lại nguồn thu nhập cao cho ngân hàng khi thực hiện chiến lược kinh doanh của mình.
- Thực tiễn phát triển lĩnh vực ngân hàng ở Mỹ đã chứng minh điều này, hoạt động thu phí của các ngân hàng tại Mỹ đã tăng từ 7% tổng lợi nhuận năm 1980 lên 45% vào thời điểm hiện nay, điển hình phải kể tới Citigroup, tập đoàn tài chính lớn nhất thế giới hiện nay về vốn chủ sở hữu.
- Thiết lập mối quan hệ với khách hàng Dịch vụ ngân hàng điện tử giúp ngân hàng thiết lập được nhiều mối quan hệ tốt hơn với khách hàng, với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, ngân hàng sẽ có điều kiện chăm sóc khách hàng tốt hơn với chi phí bình quân thấp hơn.
- Các dịch vụ NHĐT cũng mang đến cho ngân hàng một lượng khách hàng mới, chỉ tính riêng Internet-banking, hiện đã có gần 20% số khách hàng Châu Âu sử dụng loại hình dịch vụ này, con số này tại New Zealand lên đến 54%.
- Khai thác hiệu quả thành tựu khoa học công nghệ Dịch vụ ngân hàng điện tử cho phép ngân hàng khai thác hiệu quả thành tựu của khoa học công nghệ, công nghệ đóng vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng, chi phí đầu tư cho công nghệ của ngân hàng thương mại tăng mạnh qua các năm và chưa có dấu hiệu giảm xuống, điều này tạo thuận lợi cho các ngân hàng phát triển các sản phẩm, dịch vụ của mình.
- Mặc dù chưa có đầy đủ số liệu chính thức và độ tin cậy cao nhưng các nhà kinh tế học tin rằng sự phát triển mạnh mẽ của các loại hình LÊ THỊ THU THÚY 9 LUẬN VĂN THẠC SĨ dịch vụ tài chính hiện nay có phần đóng góp đáng kể của công nghệ thông tin, chính những tiện ích mà công nghệ thông tin mang lại là tiền đề cho sự đa dạng các loại hình dịch vụ ngân hàng như: hệ thống máy rút tiền tự động ATM, Phone-banking, Internet-banking, Mobile-anking … Mặc dù thời gian xuất hiện tương đối ngắn so với sự phát triển của hệ thống ngân hàng nhưng các loại dịch vụ điện tử đã góp phần đáng kể vào sự lớn mạnh của ngân hàng trong việc giao dịch với khách hàng (cả về không gian, thời gian lẫn mức phí), khách hàng có thể thực hiện các giao dịch, các dịch vụ ngân hàng 24h/ngày, 7 ngày trong tuần và bất cứ ở nơi nào thậm chí ở bất kỳ con phố nào) chỉ với một vài thao tác đơn giản với mức phí vô cùng cạnh tranh.
- Việc áp dụng những thành tựu của khoa học công nghệ đã bỏ khuyết cho các hạn chế của từng loại hình đơn lẻ trong hệ thống dịch vụ của ngân hàng, cung cấp ngày càng nhiều tiện ích cho khách hàng cũng như tăng cường khả năng phục vụ khách hàng trong khi giảm được mức phí giao dịch và giảm khối lượng công việc cho đội ngũ nhân viên.
- Đa dạng hoá dịch vụ và sản phẩm Phát triển ngân hàng điện tử giúp ngân hàng nâng đa dạng hóa dịch vụ và sản phẩm.
- Nói đến dịch vụ ngân hàng, người ta nghĩ ngay đến việc vay, cho vay, gửi tiền và các dịch vụ bán buôn khác như thanh toán xuất nhập khẩu và mua bán ngoại tệ, do vậy mà sự khác biệt giữa dịch vụ ngân hàng này với ngân hàng khác là rất ít.
- Ngày nay, dịch vụ ngân hàng đang vươn tới từng người dân đó là dịch vụ ngân hàng tiêu dùng và bán lẻ, rõ ràng, lợi nhuận thu được từ dịch vụ bán lẻ không thể bằng bán buôn.
- Hơn thế nữa, chi phí cho việc cung cấp một dịch vụ tài khoản của một cá nhân cũng không nhỏ hơn nhiều so với một công ty, "Ngân hàng điện tử", với sự trợ giúp của công nghệ thông tin cho phép tiến hành các giao dịch bán lẻ với tốc độc cao và liên tục.
- Nếu như trước kia các ngân hàng chỉ phục vụ một số lượng nhất định các công ty, thì nay một thị trường hàng tỷ dân đang mở ra trước mắt, vì vậy các ngân hàng đua nhau hiện đại hoá hệ thống tin học của họ, tung ra thị trường một loạt các dịch vụ mới như "SMS-banking".
- làm cho dịch vụ ngân hàng trở nên phong phú và phổ biến rộng rãi.
- Nâng cao năng lực cạnh tranh Phát triển ngân hàng điện tử giúp ngân hàng nâng cao năng lực cạnh tranh, việc ứng dụng có hiệu quả các thành tựu của khoa học công nghệ, và thiết lập các mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng tạo điều kiện giúp ngân hàng nâng cao năng lực cạnh tranh, ngoài ra, chất lượng các dịch vụ càng cao bao nhiêu thì danh tiếng cũng như uy tín của ngân hàng ấy càng cao bấy nhiêu.
- Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, với sự phát triển và bùng nổ của lĩnh vực tài chính ngân hàng như hiện nay, năng lực tài chính càng mạnh, uy tín và thị phần càng cao thì các ngân hàng phát triển càng bền vững.
- [3] LÊ THỊ THU THÚY 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ "Ngân hàng điện tử" giúp các ngân hàng tạo và duy trì một hệ thống khách hàng rộng rãi và bền vững, khách hàng sẽ sẵn sàng từ bỏ một ngân hàng mà nơi đó bạn phải xếp hàng rất lâu chờ rút tiền để đi tới một máy rút tiền tự động của một ngân hàng khác và thực hiện nhiệm vụ này trong vài phút.
- Khách hàng sẽ tới một ngân hàng mà nơi đó sẵn sàng giúp khách hàng thực hiện các giao dịch với đối tác nhanh gọn và chính xác.
- Tạo thuận lợi cho các ngân hàng trong việc hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng sự xâm nhập và liên kết các dịch vụ tài chính trên toàn thế giới Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, các ngân hàng thương mại đang có xu hướng phát triển thành các ngân hàng đa năng với mạng lưới và chi nhánh rộng khắp toàn cầu, đa dạng hóa các hình thức dịch vụ, NHĐT mang lại cho hệ thống ngân hàng một lượng khách hàng khổng lồ trên toàn thế giới với một lượng lợi nhuận đáng kể.
- Điều này chứng tỏ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, việc phát triển dịch vụ NHĐT là cần thiết và phù hợp vói xu thế hiện đại Phát triển NHĐT theo xu thế ngân hàng hiện đại nhằm tạo ra sự phát triển đồng bộ, tương thích giữa hệ thống ngân hàng của quốc gia với hệ thống ngân hàng thế giới theo các chuẩn mực quốc tế.
- Tiết kiệm chi phí Việc sử dụng dịch vụ NHĐT cho phép khách hàng tiết kiệm rất nhiều chi phí giao dịch so với ngân hàng truyền thống, chi phí NHĐT được đánh giá là chi phí giao dịch thấp nhất so với hình thức giao dịch khác, bởi vì dịch vụ NHĐT cho phép cắt giảm số lượng nhân viên giao dịch tại quầy, cũng như tiết kiệm chi phí triển khai, bảo trì bộ phận giao dịch do đó sẽ cho phép ngân hàng giảm phí dịch vụ để tăng tính cạnh tranh cho ngân hàng đồng thời mang lại lợi ích cho khách hàng.
- Tiết kiệm thời gian, công sức Trong thời đại ngày nay khoa học công nghệ đặc biệt là công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, con người với quỹ thời gian eo hẹp, mong muốn chỉ ngồi một chỗ kích đúp vài nháy chuột là có thể thực hiện được giao dịch của mình, cũng như chỉ cần đi vài bước chân là có thể rút tiền từ ngân hàng được, dịch vụ NHĐT đã cho phép khách hàng làm được điều đó, đáp ứng tối đa nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
- Với dịch vụ ngân hàng hiện đại các giao dịch được thực hiện, xử lý nhanh chóng và chính xác, khách hàng hầu như có thể thực hiện được hầu hết các giao dịch mà không cần phải đến tận ngân hàng, do đó họ có thể tiết kiệm được thời gian và công sức để đầu tư cho công việc khác [5] c.
- Tiếp cận với ngân hàng nhanh và hiệu quả hơn Với các dịch vụ E-Banking, mọi khách hàng, dù là doanh nghiệp hay cá nhân, dù tại văn phòng hay tại nhà, chỉ trong chốc lát với các phương tiện truyền nhân, đều có thể kiểm tra tài khoản của mình, xem số dư, chuyển tiền, thanh toán phí dịch vụ, xem LÊ THỊ THU THÚY 11

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt