« Home « Kết quả tìm kiếm

Mùa săn - Cuộc đời hạnh phúc ngắn ngủi của Francis Macombe


Tóm tắt Xem thử

- MỞ ĐẦU Văn học so sánh là một bộ môn văn học rất quan trọng trong việc nghiên cứu các mối quan hệ trực tiếp, những tương đồng và dị biệt giữa các nền văn học, các tác giả cũng như các tác phẩm văn học.
- Mùa săn của Hồ Thị Huệ Hài và Cuộc đời hạnh phúc ngắn ngủi của Francis Macomber của Ernest Hemingway là hai truyện có cùng chung đề tài đi săn, gần nhau về cốt truyện xoay quanh ba nhân vật: ông chủ - vợ ông chủ - người đi săn và cùng lấy chất liệu là ngôn ngữ, hình ảnh về những cuộc săn để xây dựng chủ đề riêng cho từng tác phẩm.
- Nếu chủ đề, tư tưởng trong Mùa săn là hành trình đi tìm kiếm người thợ săn đích thực trong những chuyến săn và giá trị của con người thì Cuộc đời hạnh phúc ngắn ngủi của Francis Macomber lại là hành trình đi tìm kiếm hạnh phúc của mỗi con người.
- Bởi vậy mà mỗi nhân vật hiện diện trong hai tác phẩm này vẫn có nét giống nhau về địa vị nhưng tính cách thì lại hoàn toàn khác nhau.
- Qua đó ta thấy được sự gặp gỡ, ảnh hưởng ít nhiều của các tác phẩm văn học nhưng mỗi tác phẩm là một giá trị nghệ thuật rất riêng, rất độc đáo.
- Định nghĩa văn học so sánh Thuật ngữ văn học so sánh đã xuất hiện từ thế kỷ XVIII trong các tác phẩm của các nhà nghiên cứu người Pháp Murald và người Anh Andreew.
- Khi nói đến văn học so sánh chúng ta không nên hiểu đó là một nền văn học được so sánh, mà thực chất nó là một bộ môn khoa học có chức năng so sánh một nền văn học này với một hay nhiều nền văn học khác, hoặc so sánh các hiện tượng của nền văn học khác nhau.
- Trải qua quá trinh hình thành và phát triển, văn học so sánh dần khẳng định mình qua thời gian và có thể có một định nghĩa cụ thể như sau: Văn học so sánh là một bộ môn khoa học nghiên cứu các mối quan hệ giữa các nền văn học dân tộc (Nguyễn Văn Dân).
- Ngoài ra ta còn có định nghĩa của Daniel – Henri Peagux : Văn học so sánh là chuyên ngành nghiên cứu những mối quan hệ tương đồng, quan hệ họ hàng hay ảnh hướng giữa văn học với các lĩnh vực nghệ thuật hay các linh vực tư duy khác, giữa các sự kiện hay văn bản văn học, những mối quan hệ này có thể gần hay xa, trong không gian hay trong thời gian, miến là chúng thuộc nhiều ngôn ngữ khác nhau, hoặc nhiều văn hóa khác nhau cho dù có chung một truyền thống.
- Mục đích của văn học so sánh Văn học so sánh có nhiều mục tiêu nhưng tựu trung lại nó có hai múc đích cơ bản.
- Xác định tính khái quát của văn học nhân loại - Chứng minh tính đặc thù của các nền văn học dân tộc Như vậy văn học so sánh đã đề cập trọn vẹn đến cả một cặp phạm trù: cái chung- cái riêng, cụ thể hơn là cái quốc tế- cái dân tộc.
- Nhiệm vụ quan trọng của so sánh luận văn học là phải phát hiện và khuyến khích cái yếu tố dân tộc tiến bộ, hướng nó đi đến chỗ tiếp xúc với cái dân tộc tiến bộ khác để tạo thuận lợi cho cái quốc tế tiến bọ được hình thành và phát triển.
- Đối tượng của văn học so sánh Đối tượng cơ bản của văn học so sánh là các hiện tượng văn học thuộc các nền văn học khác nhau của các dân tộc khác nhau, hoặc sớm hơn và hẹp hơn là thuộc các sắc tộc, các cộng đồng ngôn ngữ – văn hoá khác nhau.
- Nói một cách tổng quát, Văn học so sánh nghiên cứu sự giao lưu, sự tiếp xúc các mối quan hệ quốc tế, liên dân tộc (international) giữa các nền văn chương.
- Các mối quan hệ trực tiếp giữa các nền văn học dân tộc: Khi nghiên cứu ở mặt này, các nhà nghiên cứu xác định các luồng giao lưu, ảnh hưởng, nhất là nếu có hiện tượng vay mượn thì phài tìm ra nguồn gốc vay mượn để đánh giá đóng góp của người vay mượn lẫn người cho vay.
- Về mặt cốt truyện, 90% Nguyễn Du vay mượn từ nguyên tác Kim Vân Kiều truyện, nhưng ở từng tình tiết, tính cách nhân vật… có sự khác biệt rất lớn.
- Xét đến sự ảnh hưởng trong văn học thì có rất nhiều kiểu.
- Các điểm tương đồng: Nhà so sánh luận Xô Viết Zhirmunsky nhận định: Các phong trào văn học nói chung và các sự kiện văn học nói riêng – với tư cách là những hiện tượng quốc tế – một phần được xây dựng trên cơ sở những sự phát triển lịch sử tương đồng trong cuộc sống xã hội của các dân tộc và một phần dự trên những sự giao lưu văn hóa và văn học của các dân tộc đó.
- Cần phải phân biệt những điểm tương đồng về loại hình với những sự du nhập văn học hoặc sự ảnh hưởng, bản thân những cái này cũng lại dự trên những điểm tương đồng trong quá trình tiến hóa xã hội.
- Một ví dụ điển hình cho văn học so sánh nghiên cứu các điểm tương đồng là công trình của Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên nghiên cứu về kiểu truyện Tấm Cám.
- Tương đồng lịch sử là tương đồng của những trào lưu thuộc các nền văn học kế cận nhau (ví dụ: nền văn học Phục Hưng, cổ điển, Anh Sáng, lãng mạn, hiện thực… ở Châu Âu.
- Tương đồng phi lịch sử: là sự giống nhau giữa các nền văn học cách xa nhau về không gian và thời gian.
- Nghiên cứu những điểm tương đồng phi lịch sử sẽ giúp cho các nhà lý luậnvăn học rút ra những kết luận bổ ích và xác đáng về quy luật phát triển chung của văn học, làm sáng tỏ sự phát sinh và phát triển của một thể lọai, một loại hình văn học cụ thể.
- Các điểm khác biệt độc lập: Trong thực tiễn, có khi nhà nghiên cứu phải so sánh hai hiện tượng văn học khác nhau để chứng minh cho mức độ khác nhau giữa chúng, qua đó khẳng định thêm cho một yêu cầu nào đó của mình.
- So sánh Mùa săn của Hồ Thị Huệ Hài và Cuộc đời hạnh phúc ngắn ngủi của Francis Macomber của Ernest Hemingway 2.1.
- Để phục vụ cho sở thích của mình, ông bỏ tiền ra trang bị các loại súng tốt và thuê một người cháu vợ tên Quán là một thợ săn chuyên nghiệp.
- Phượng là một mụ đàn bà có nhiều ham muốn, cưới ông Bàng vì tiền và luôn tìm cách làm tình với Quán.
- Cuộc đời hạnh phúc ngắn ngủi của Francis Macomber Vợ chồng Macomber rất giàu có nhưng có một cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc bởi lẽ Macomber vốn hèn nhát.
- Những tương đồng về đề tài, cốt truyện, chất liệu trong Mùa săn của Hồ Thị Huệ Hài và Cuộc đời hạnh phúc ngắn ngủi của Francis Macomber của Ernest Heminway 2.2.1.
- Nó được xuất phát từ ý muốn của nhân vật ông chủ.
- Có thể vẽ chung một sơ đồ cốt truyện cho hai truyện này như sau: Hôn nhân không hạnh phúc Ông chủ (muốn đi săn) Vợ ông chủ (ngoại tình) Luôn đi săn cùng nhau SĂN TRÂU Hướng dẫn Tình nhân RỪNG trong cuộc đi Thợ săn 2.2.3.
- Bên cạnh việc xây dựng ngôn ngữ trần thuật đầy lôi cuốn thì tác giả còn sử dụng ngôn ngữ đối thoại nhằm xây dựng tính cách nhân vật rất rõ nét.
- Trong truyện Mùa săn, tác giả đã sử dụng những đối thoại nhằm thể hiện tính cách nhân vật.
- Chẳng hạn cuộc đối thoại giữa hai nhân vật Phượng (bà chủ) và I Đi (người hầu.
- Hay những lời cợt nhả của Quán dành cho Phượng cũng giúp ta hình dung tính cách của nhân vật.
- Không những thế ở đây ta thấy nhân vật người dẫn chuyện (tác giả) xuất hiện khá rõ với những lời bình.
- Tác giả không để nhân vật nói nhiều nhưng chỉ bằng hành động ta cũng đủ thấy sự dũng cảm, đối lập hoàn toàn với hành động hèn nhát của hai người đàn ông kia.
- Trong Cuộc đời hạnh phúc của Francis Macombe, Hemingway đã sử dụng ngôn ngữ chắt lọc và vô cùng ngắn gọn.
- Khi miêu tả nhân vật, điểm khác biệt của ông so với nhà văn truyền thống là để nhân vật tự bộc lộ qua ngôn ngữ: độc thoại và đối thoại.
- Và ở truyện ngắn này, ta thấy ba nhân vật xuất hiện dày đặc với những đối thoại (trên 500 lượt).
- Chỉ thông qua đối thoại mà người đọc hình dung diễn biến, ý nghĩa câu chuyện, tâm lí nhân vật…Nếu như đối thoại ở các nhà văn khác mang tính chất trích dẫn, chọn lọc, tiêu biểu, xâu chuỗi các đối thoại ta sẽ thấy tính cách nhân vật thì đối thoại trong truyện Hemingway có vẻ lan man nhà văn như mở băng ghi âm trước nhân vật, nhân vật nói bao nhiêu thì thu vào máy bấy nhiêu.
- Nhưng đa phần là những đối thoại ngắn, không chú thích, hàm ẩn, cô đọng nên dù nói nhiều bao nhiêu thì nhân vật của ông vẫn được coi là ít nói.
- Trở lại với câu chuyện của ba người: Macomber- Margaret- Wilson, qua những cuộc đối thoại của các nhân vật ta dần hình dung tình trạng quan hệ của ba người thời điểm hiện tại: Vợ chồng Macomber với mối quan hệ căng thẳng luôn ngự trị, đỉnh điểm trong chuyến đi là sự ngoại tình của người phụ nữ Mĩ với Wilson- tay thợ săn cừ khôi vì thất vọng trước hành động bỏ chạy trước sư tử của chồng.
- Nguyễn Thị Thanh Hiếu trong Nghệ thuật đối thoại trong truyện ngắn Cuộc đời hạnh phúc ngắn ngủi của Francis Macomber có thể là sự ân hận của người vợ giết chồng? Một sự chấp nhận hậu quả? Một sự tính toán mới trước cơ quan điều tra? Hay chỉ đơn giản là không muốn chịu sự giễu nhại của người tình nữa? Ở đây tác giả áp dụng nguyên tắc đối thoại bỏ sót và người đọc dùng sự hiểu biết của mình để cảm nhận.
- Nàng khóc vì sợ hãi, sợ bị người ta điều tra được thì Margaret sẽ không còn thời gian sống với Wilson Đây là hai trường hợp đều có khả năng xảy ra khi ta chứng kiến cuộc đối thoại giữa hai nhân vật.
- Những dị biệt về thể loại, chủ đề, tư tưởng, nhân vật trong Mùa săn của Hồ Thị Huệ Hài và Cuộc đời hạnh phúc ngắn ngủi của Francis Macomber của Ernest Hemingway 2.3.1.
- Thể loại Cùng lấy truyện ngắn đề làm thể loại cho truyện nhưng trong khi truyện Mùa săn có dung lượng truyện bình thường, không quá ngắn hay quá dài, đủ để xây dựng một lát cắt cuộc đời nhân vật chính mà ở đó làm nổi rõ tư tưởng của tác giả.
- Còn Cuộc đời hạnh phúc của Francis Macomber lại có kích thước rất lớn (12,,000 chữ), vượt quá với dung lượng một truyện ngắn bình thường.
- Đó là một nét tạo nên nét độc đáo cho tác phẩm.
- Nếu cái giá trị con người trong Mùa săn gắn liền với mục đích đi tìm người thợ săn đích thực của cuộc đi săn cũng như của cuộc đời thì cái giá trị con người trong Cuộc đời hạnh phúc ngắn ngủi của Francis Macomber lại gắn với hành trình đi tìm kiếm hạnh phúc của con người.
- Nhân vật Bàng là một người đàn ông giàu có, có địa vị, có vợ đẹp, tưởng chừng đó là một người đàn ông thành đạt nhưng không, ông ta bị vợ cắm sừng mà không hề hay biết.
- Còn với Quán, thông tin ban đầu cho rằng anh ta là một thợ săn chuyên nghiệp.
- Mở đầu truyện, lão là một con người bế tắc, không nhận thức được hạnh phúc.
- Dù rằng đó là một hành động yêu thương nhưng người hành động không ý thức được giá trị đó của mình.
- Phượng sở hữu một vẻ đẹp trời phú, có một cuộc sống giàu sang với người chồng và những cuộc thăng hoa lén lút với người tình một cách trót lọt là một niềm hạnh phúc nhưng không, đến cuối truyện ta mới thấy sự đổ vỡ trong lòng nàng.
- Hóa ra những hạnh phúc bấy lâu mà nàng có chỉ là phù phiếm, xa hoa.
- Người thợ săn đích thực trong lòng nàng không phải là người chồng giàu có, ham săn thú kia hay chàng người yêu lâu nay vẫn gắn với cái mác thợ săn chuyên nghiệp mà chính là một ông lão tật nguyền, già yếu và ngu ngơ.
- Còn trong truyện Cuộc đời hạnh phúc của Francis Macomber, ta thấy bi kịch về sự bất lực, cô đơn của con người trong hành trình đi kiếm tìm hạnh phúc.
- Hạnh phúc là gì? Có phải chăng hạnh phúc là đạt được những điều mình mong muốn? Tất cả các nhân vật của Hemingway đều trở trăn đi tìm hạnh phúc mà đều bất lực.
- Nhưng khi chồng cô làm được điều mà cô ao ước, những tưởng hạnh phúc đã chạm đến tay nhưng đó cũng là khi cô giật mình nhận ra hạnh phúc không hề tồn tại, thâm chí nó thật khủng khiếp.
- Cô bất giác lấy đi mạng sống của chồng khiến người đọc ngơ ngẩn không biết đâu là hạnh phúc của con người? Bế tắc lại rơi vào bế tắc.
- Anh ta ngủ với rất nhiều phụ nữ nhưng có ai dừng lại xây đắp hạnh phúc với anh đâu.
- Với cái chết của nhân vật I Đi thì các nhân vật còn lại đều nhận ra giá trị thực của mình và người.
- Và ngay chính nhân vật I Đi cũng là một bi kịch mà mãi lão cũng không nhận ra.
- Còn trong Cuộc đời hạnh phúc của Francis Macomber, tư tưởng xuyên suốt tác phẩm là nêu ra một chân lí cuộc sống: hạnh phúc không có sẵn mà phải do con người ta luôn luôn đấu tranh, tìm kiếm và nắm giữ.
- Và xuyên suốt truyện là hành trình đi tìm kiếm hạnh phúc của con người.
- Dù rằng ở đó, nàng có được tình yêu, tiền bạc, địa vị,… những thứ mà nàng đã từng cảm thấy hạnh phúc.
- Cho đến khi Macomber khiến cho nàng tưởng chừng hài lòng cũng là khi nàng chối từ hạnh phúc đó.
- Chính nàng cũng không biết được đâu là hạnh phúc.
- Wilson cũng vậy, chàng là một chàng trai hào hoa, mạnh mẽ nhưng không có một gia đình, một niềm hạnh phúc trọn vẹn.
- Đó có phải là niềm hạnh phúc không? Thế thì chẳng có cái sự khinh bỉ đối với Margaret sau khi lên giường với nàng.
- Wilson cũng đang đi kiếm tìm hạnh phúc nhưng tìm mãi cũng không tìm thấy.
- Nhân vật Thoạt nhìn, những tưởng hai truyện này cùng có những tuýp nhân vật giống nhau: người chủ muốn đi săn, cô vợ và chàng thợ săn.
- Tuy nhiên vì chủ đề hai truyện hoàn toàn khác nhau nên quy định tính cách của những tuýp nhân vật trong hai truyện là không giống nhau.
- Cùng một kiểu nhân vật ông chủ thích đi săn, giàu có, bị vợ cắm sừng nhưng ông Bàng trong Mùa săn lại hoàn toàn khác với Francis Macomber trong Cuộc đời hạnh phúc ngắn ngủi của Francis Macomber.
- Nhân vật ông chủ Bàng trong Mùa săn là một hình tượng khá nhạt nhòa.
- Ông Bàng được biết đến là một thương gia giàu có, ham thú đi săn.
- Nhưng Macomber trong Cuộc đời hạnh phúc ngắn ngủi của Francis Macomber là một nhân vật rất nổi bật.
- Đó là một người chồng bất lực, một thợ săn hèn nhát dù rất giàu có bởi trong cái nhìn của vợ ông thì giàu tiền không phải là giàu sức mạnh và sự can đảm.
- Nhưng tiếc thay khi giây phút ấy chỉ diễn ra trong một thời gian hết sức ngắn ngủi, lúc tưởng chừng tìm thấy hạnh phúc thì cũng là lúc nó vỡ tan theo tiếng súng oan nghiệt của vợ.
- Cùng là tuýp người phụ nữ ngoại tình, không có hạnh phúc trong hôn nhân nhưng Phượng rất khác so với Margaret.
- Bà Phượng hiện lên nổi bật với tư cách là một người phụ nữ hám tiền và hám dục.
- Đó là một mụ đàn bà thích hưởng thụ hơn là lao động.
- Có lẽ sự khác nhau trong quan niệm về người phụ nữ phương Đông, phương Tây cũng chi phối tính cách hai nhân vật.
- Trong truyện Mùa săn, có hai nhân vật được tác giả chú ý miêu tả đến tính cách, thái độ nhất đó là Quán và Phượng.
- Anh ta có nét gần gũi với nhân vật Quán với vai trò là một thợ săn được ông chủ thuê để hướng dẫn nhưng lại có mối quan hệ xác thịt lén lút với vợ chủ.
- Nhưng Wilson được xây dựng lên là một hình tượng rất thẳng thắn và tinh tế.
- Tác giả miêu tả về nhân vật này rất thú vị, anh ta thông minh, nhạy cảm, bất cần và tràn trề sinh lực.
- Đây là nhân vật xuất hiện nhằm làm đẩy mâu thuẫn tâm lí của vợ chồng Fransic lên đỉnh điểm, buộc họ phải có những lựa chọn rõ ràng.
- Và trong Mùa săn, có một nhân vật nữa không nằm trong tuýp nhân vật nào trong mô hình nhân vật như trên.
- Tuy nhiên, ngẫm kĩ thì thấy bóng dáng I Đi có nét gì đó có trong Macomber và Wison trong Cuộc đời hạnh phúc ngắn ngủi của Francis Macomber.
- Những tưởng cuộc chiến với trâu rừng là sự tranh tài ngầm giữa ông Bàng và Quán (ông Bàng không ý thức được điều đó) nhưng người chiến thắng lại chính là lão già I Đi – một thợ săn bị dị tật và dường như mất khả năng săn bắn, một nhân vật nằm ngoài mối quan hệ tay ba kia.
- Lão là một người dân tộc Ê-đê, mang sức vóc của núi rừng Tây Nguyên.
- Với một cuộc sống nhạt nhẽo như thế, hẳn lão sẽ rất đau khổ nhưng mà người đọc chỉ có thể đặt mình vào nhân vật mà cảm nhận thôi! Chỉ đến kết thúc truyện, lão hiện diện thật nổi bật với hành động ngoài sức tưởng tượng khi chính tay bắn chết con trâu rừng hung hãng và cũng chết một cách oanh liệt như thế! Như ta đã biết, Phượng là nguyên nhân khiến I Đi rơi vào tình trạng bi đát: tật nguyền và phải từ giã cuộc đời săn bắn.
- Có thể thấy nếu các nhân vật của Hồ Thị Huệ Hài đều bộc lộ bản chất, tính cách rõ ràng: Bàng thì nhu nhược, Phượng thì hám tiền đến nỗi nhẫn tâm, Quán thì ác độc, mưu mô, còn lão I Đi thì quá thật thà và trung thành thì ở các nhân vật của Hemingway, chúng ta không thể gọi tính cách của họ bằng một cái tên cụ thể.
- Mới đọc qua, ai cũng có thể liên tưởng đến sự khá giống nhau về hoàn cảnh, tình tiết của các câu chuyện và hành động của các nhân vật nhưng ngẫm kĩ thì nhân vật trong Cuộc đời hạnh phúc ngắn ngủi của Francis Macomber được miêu tả tâm lí trong những dằn xé nội tâm hơn là thể hiện tích cách.
- KẾT LUẬN Hai truyện ngắn Mùa săn và Cuộc đời hạnh phúc ngắn ngủi của Francis Macomber ở hai thế kỉ khác nhau, thuộc hai dân tộc khác nhau nhưng có sự gặp gõ nhau ở đề tài, cốt truyện.
- Mùa săn có thể không được biết đến nhiều như Cuộc đời hạnh phúc ngắn ngủi của Francis Macomber nhưng nhìn chung truyện đã tạo được một thanh âm riêng làm phong phú cho nền văn học dân tộc và thế giới.
- Nếu Mùa săn là hành trình đi giá trị con người thì Cuộc đời hạnh phúc ngắn ngủi của Francis Macomber lại không ngừng đi tìm kiếm đâu là hạnh phúc trong cuộc đời.
- Không thể phủ nhận rằng sự kế thừa, học hỏi hay gặp gỡ giữa các tác phẩm ở các thế hệ khác nhau nhưng mục đích của văn học so sánh không phải đơn thuần chỉ đi tìm những nét tương đồng và dị biệt giữa các đối tượng so sánh mà là đi tìm những quy luật phát triển chung của văn chương nhân loại đồng thời tìm ra giá trị riêng của mỗi tác phẩm, tác giả hay những nền văn học trên thế giới.