« Home « Kết quả tìm kiếm

Giải pháp phát triển mô hình du lịch cộng đồng tại xã An Sinh, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN Đề tài: giải pháp phát triển mô hình cộng đồng tại xã An Sinh, Huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh gồm 3 chương.
- Chương 1: Cơ sở lý thuyết về du lịch và du lịch cộng đồng Chương 2: Đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại Quảng Ninh Chương 3:giải pháp phát triển mô hình du lịch cộng đồng tại xã xã An Sinh, Huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh 1.Tóm lược chương 1: Trong nội dung chương 1 đã giới thiệu một số vấn đề lý thuyết liên quan đến du lịch cộng đồng và phát triển du lịch theo hướng bền vững.
- Đồng thời đưa ra một số kinh nghiệm về phát triển du lịch cộng đồng theo hướng bền vững.
- Đồng thời đưa ra một số kinh nghiệm về phát triển du lịch cộng đồng theo hướng bền vững của một số nước trên thế giới.
- Mặc dù chưa có sự thống nhất về một khái niệm chung, song đa số ý kiến đều cho rằng: du lịch cộng đồng là hình thức du lịch có trách nhiệm, không là ảnh hưởng đến các khu bảo tồn thiên nhiên, không làm ảnh hưởng đến môi trường, bảo tồn và góp phần nâng cao nhận thức, hỗ trợ và phát triển đời sống của cộng đồng địa phương.
- Để phục vụ cho quá trình nghiên cứu trong chương 2 ở chương 1 tác giả cũng đã đưa ra cơ sở lý thuyết về các khái niệm, yêu cầu, nguyên tắc và các mô hình phát triển du lịch sinh thái theo hướng bền vững.
- Trong chương 1 tác giả cũng đã trình bày cơ sở lý thuyết chính thống về các thách thức trong quá trình phát triển du lịch và nhất là du lịch cộng đồng và những ảnh hưởng của nó tới xã hội và môi trường tự nhiên.
- Tại các vùng ven biển ở nước ta, nguồn tài nguyên cho phát triển du lịch cộng đồng rất đa dạng và phong phú.
- Song những hạn chế về cơ chế chính sách, cơ sở hạ tầng, năng lực quản lý… đã ảnh hưởng đến việc khai thác các nguồn tài nguyên này cho việc phát triển du lịch.
- Đây cũng là những vấn đề bất cập đang diễn ra tại vùng ven biển tỉnh Quảng Ninh.
- 2.Tóm lược chương 2 - Đánh giá chung về ngành du lịch Quảng Ninh nhất là ngành du lịch ở thành phố Hạ Long và huyện Đông Triều vấn đề được nhận thấy là các cơ sở hạ tầng để phục vụ du lịch ở vùng ven biển còn nghèo nàn, chưa đáp ứng được nhu cầu của ngành du lịch.
- Việc đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch là một đòi hỏi cấp bách của du lịch Quảng Ninh nói chung và du lịch cộng đồng nói riêng để ngành du lịch có thể phát triển và trở thành ngành kinh tế quan trọng của vùng.
- Tổng quan được về vùng ven biển Quảng Ninh.
- thống kê chi tiết đặc điểm tự nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội, hiện trạng về môi trường, đặc điểm thủy hải sản của vùng ven biển Quảng Ninh.
- Đánh giá tiềm năng du lịch cộng đồng trong đó đánh giá về tiềm năng du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn của vùng du lịch ven biển Quảng Ninh.
- Đánh giá hiện trạng về du lịch cộng đồng tại Hạ Long.
- Nêu rõ tình hình chung và hiện trạng đang diễn ra của du lịch cộng đồng.
- Đồng thời đi vào phân tích hiện trạng du lịch của huyện Đông Triều, hiện trạng du lịch cộng đồng tại xã An Sinh để đưa ra giải pháp ở chương 3.
- Tóm lược chương 3 Trên cơ sở phân tích các định hướng phát triển du lịch sinh thái biển ở Việt Nam và tỉnh Quảng Ninh, cũng như đi sâu vào phân tích cụ thể tình hình du lịch xã An Sinh, huyện Đông Triều, luận văn đã đề xuất 2 giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại tỉnh Quảng Ninh: 4.
- kết luận và kiến nghị Phần mở đầu của luận văn tác giả đã đặt ra mục tiêu là đề tài nghiên cứu thực trạng và các giải pháp phát triển ngành du lịch Quảng Ninh với trọng điểm là du lịch cộng đồng.
- Tuy nhiên do đặc trưng của ngành du lịch là liên quan tới nhiều ngành khác nên giải pháp phát triển du lịch cộng đồng nêu ra chỉ là cơ sở nền tảng cho phát triển hợp lý du lịch Quảng Ninh đến năm 2015 và tạo tiền đề cho những năm tiếp theo.
- Trong ba chương của luận văn tác giả đã giải quyết được các vấn đề sau: Nghiên cứu một cách đầy đủ cơ sở lý thuyết tác giả cũng đưa ra một số kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng trên thế giới nhằm học hỏi những thành công đã đạt được của mô hình đó để áp dụng vào những điểm tương đồng cho du lịch cộng đồng Việt Nam nói chung và cho phát triển du lịch cộng đồng vùng ven biển Quảng Ninh nói riêng.
- Trong luận văn tác giả đã đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch của vùng ven biển Quảng Ninh trên các lĩnh vực tự nhiên, kinh tế, xã hội, đặc điểm thủy hải văn của vùng.
- Nêu bật dược những tiềm năng du lịch tự nhiên cũng như tài nguyên du lịch nhân văn trong vùng.
- Để phục vụ việc tìm ra giải pháp phù hợp cho phát triển vùng ven biển Quảng Ninh tác giả đã đi sâu vào phân tích hiện trạng phát triển du lịch của huyện Đông Triều nơi nghiên cứu mô hình phát triển, phân tích hiện trạng du lịch cộng đồng dựa vào cộng đồng tại xã An Sinh và kết quả phân tích tiềm năng, thực trạng phát triển cho thấy tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng ở đây rất lớn.
- Từ thực trạng trên và định hướng của tỉnh Quảng Ninh về du lịch tác giả đã đề xuất hai giải pháp nhằm hoàn thiện và đưa ra hướng giải quyết cho phát triển du lịch vùng ven biển đó là giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại xã An Sinh, huyện Đông Triều và vùng phụ cận.
- giải pháp xây dựng mô hình phát triển du lịch cộng đồng vùng ven biển Quảng Ninh, trọng tâm là huyện Đông Triều và ở đề tài này tác giả lấy địa điểm nghiên cứu là xã An Sinh.
- giải pháp xây dựng các điểm, tour du lịch và dịch vụ hỗ trợ cho phát triển du lịch cộng đồng ở Quảng Ninh.
- Ngoài việc đề nghị chuyển vốn vay tín dụng thành vốn ngân sách để giảm nhẹ lãi xuất vay ngân hàng cho các doanh nghiệp thì việc tham gia hội nghị xúc tiến đầu tư vào Quảng Ninh là một dịp tốt để thu hút thêm vốn đầu tư vào kinh tế du lịch, bên cạnh đó cho phép các doanh nghiệp có thể giữ lại phần nộp vượt ngân sách và số tiền cho thuê chuyển nhượng một số cơ sở không cần thiết để đầu tử bổ sung thêm vào vốn kinh doanh.
- Tỉnh cần tổ chức tôt một số hoạt động để tuyên truyền, quảng bá cho du lịch địa phương bằng cách kết hợp tổ chức một số hoạt động hội diễn khu vực, các lễ hội tiêu biểu để phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, thu hút khách du lịch.
- Triển khai tốt các chương trình hành động quốc gia về du lịch và tổ chức các hoạt động du lịch Việt Nam là một dịp tốt để truyên truyền quảng bá về du lịch cho tỉnh nhà.
- Phải triển khai lập lại trật tự, trị an tại các điểm, các khu du lịch nhằm tạo ra một môi trường du lịch lành mạnh.
- Đối với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Sự chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có ý nghĩa to lớn với hoạt động du lịch của Quảng Ninh trên một số lĩnh vực sau.
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Chính phủ cần ban hành chính sách cụ thể để khuyến khích phát triển du lịch vùng ven biển, thể hiện rõ vai trò ở hai lĩnh vực sau là: Cho du lịch địa phương được hưởng chế độ ưu tiên quỹ phát triển du lịch của nhà nước để phát triển cơ sở hạ tầng và mua sắm các trang thiết bị phục vụ kinh doanh, du lịch và cần quy định mức thuế suất và lãi tiền vay hợp lý cho các đơn vị kinh doanh tại địa phương trong điều kiện hiện nay.
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần tăng cường giúp đỡ địa phương xây dựng các luận chứng kinh tế kỹ thuật về điều tra cơ bản tài nguyên du lịch và lập dự án quy hoạch phát triển du lịch.
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần tăng cường hỗ trợ du lịch địa phương đào tạo phát triển nguồn nhân lực.Có cơ chế qui định bảo tồn Vịnh Hạ Long.
- Đối với các doanh nghiệp du lịch : Để tháo gỡ những khó khăn, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh du lịch, các doanh nghiệp trên địa bàn, phải tập chung giải quyết những vấn đề sau.
- Không ngừng nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch.
- Muốn như vậy cần phải tăng cường điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ kinh doanh du lịch, phải mở thêm những tuyến du lịch mới để phục vụ khách du lịch, phải nâng cao chất lượng đội ngũ lao động trong doanh nghiệp.
- Phải có chiến lược phát triển và mở rộng thị trường: xúc tiến hợp lý đối với cả thị trường du lịch trong và ngoài tỉnh

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt