« Home « Kết quả tìm kiếm

Dân chủ và giáo dục-tư tưởng Marx, Engel và Lenin (Viet)


Tóm tắt Xem thử

- Về dân chủ và giáo dục: Tư tưởng của C.Mác, Ph.Ăng-ghen và J.Dewey Th.S Hoàng Thị Thúy An Viện Triết học - Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam Trích dẫn: Hoàng Thị Thúy An (2018), Về dân chủ và giáo dục: Tư tưởng của C.Mác.
- Quan điểm của C.Mác và Ph.Ăng-ghen về giáo dục và dân chủ C.Mác và Ph.Ăng-ghen là những nhà tư tưởng lớn của nhân loại.
- Trong suốt cuộc đời đấu tranh cho quyền lợi của giai cấp công nhân và ước mơ về một xã hội tương lai tốt, đẹp hơn cho tất cả mọi người, Mác và Ăng-ghen đã cùng phát triển nhiều tư tưởng sâu sắc, còn nguyên giá trị tới ngày hôm nay, như học thuyết giá trị thặng dư, học thuyết hình thái kinh tế-xã hội, học thuyết giai cấp và đấu tranh giai cấp...Trong những phân tích về sự hình thành xã hội giai cấp và những mâu thuẫn nội tại của nó, Mác và Ăng-ghen từng đề cập tới tính chất của giáo dục, nội dung giáo dục và vai trò c​ủa nhà nước đối với giáo dục trong xã hội tư sản cận đại.
- Ganesha Somayaji trong ​C.Mác và lý thuyết giáo dục1cho biết, Mác đã bàn luận về giáo dục khi phân tích sự hình thành của cơ chế lao động tiền lương, đặc biệt là lao động tiền lương của trẻ em trong xã hội tư sản.
- và Marisa Bitta lập luận trong ​Giáo dục từ cách tiếp cận Mác xít: tiếp cận dựa trên Mác và Gramsci2, đối với Mác và Ăng-ghen, đặc điểm của giáo dục không chỉ là quá trình hình thành và tái tạo tri thức, mà còn là quá trình nhân văn hóa con người, để con người trở thành một phần tất yếu của đời sống cộng đồng.
- Tuy nhiên, đặc điểm này của giáo dục lại không thể được hiện thực hóa và thể hiện đúng mục đích của nó trong các xã hội tồn tại sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất.
- và Marisa Bittar là giáo sư chuyên ngành giáo dục học tại Khoa Khoa học giáo dục, ĐH Sao Carlos, bang Sao Paolo, Brazil.
- Xem thêm về nhóm tác giả tại: https://www.researchgate.net/profile/Marisa_Bittar3​ và https://www.researchgate.net/profile/Amarilio_Ferreira_Jr 1 người, đồng thời làm tha hóa mục đích của giáo dục.
- Một đặc điểm khác nữa của giáo dục được Mác và Ăng-ghen cùng quan tâm được Glenn Rikowski trong ​C.Mác và giáo dục của tương lai3 chỉ ra, giáo dục có mối liên hệ chặt chẽ với việc làm và sản xuất xã hội, bởi việc làm trong các công xưởng sản xuất là một hình thức giáo dục tồn tại trong xã hội tư sản.
- Dù không thực sự thể hiện một cách có hệ thống và toàn diện những suy tư của mình về giáo dục, nhưng rải rác trong các tác phẩm của mình, C.Mác và Ph.Ăng-ghen đã hé lộ cho hậu thế những ý tưởng cơ bản của mình về giáo dục, cụ thể như: Đầu tiên, ​tính chất của nền giáo dục chịu ảnh hưởng của tính chất của xã hội đương thời, đặc biệt là sự ảnh hưởng của các quan hệ kinh tế và chính trị thống trị.
- Trong ​Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, C.Mác chỉ ra, trong xã hội tư bản, do nắm giữ tư liệu sản xuất nên giai cấp tư sản đồng thời quyết định đối tượng được thụ hưởng giáo dục, thụ hưởng đến mức nào và loại giáo dục hay tri thức nào dành cho những nhóm đối tượng nhất định.
- Mác viết: “Thế nền giáo dục của các ông, chẳng phải cũng do xã hội quyết định đó sao? Chẳng phải do những quan hệ xã hội trong các ông nuôi dạy con cái các ông, do sự can thiệp trực tiếp hay gián tiếp của xã hội thông qua nhà ​ gười cộng sản không bịa đặt ra tác động xã hội đối với giáo dục, họ trường.
- quyết định gì? N chỉ thay đổi tính chất của sự giáo dục ấy và kéo giáo dục ra khỏi ảnh hưởng của giai cấp thống trị mà thôi.”4 Tiếp nữa, ​nội dung giáo dục, theo Mác, nên bao gồm các nội dung liên quan tới trí lực, thể lực và kỹ nghệ của thời đại, tương ứng với nền sản xuất công nghiệp để có thể phát triển con người toàn diện.
- Ông viết: “Giáo dục bao hàm ba điều sau: giáo dục kỹ nghệ, thể chất và trí tuệ” 3 ​Glenn Rikowski (2004), Marx and the Education of the Future (online), in ​Policy Futures in Education​, Volume 2, Numbers source: ​http://journals.sagepub.com/doi/pdf/10.2304/pfie Glenn Rikowski là Tiến sĩ, học giả nghiên cứu tại Khoa Khoa học xã hội và chính trị trị học, ĐH Lincoln, Anh Quốc.
- Xem thêm về tác giả này tại: https://www.researchgate.net/profile/Glenn_Rikowski 4 C.Mác và Ph.Ăng-ghen, ​C.Mác và Ph.Ănghen toàn tập, t​ ập 4​, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 1995, tr.620 2 5 và “Nền giáo dục tương lai, nó sẽ kết hợp lao động sản xuất với trí dục và thể dục đối với tất cả những trẻ em trên một lứa tuổi nào đấy, coi đó không chỉ là một phương pháp để làm tăng thêm nền sản xuất xã hội mà còn là một phương pháp duy nhất để sản xuất ra những con người phát triển toàn diện nữa”6.
- Tuy nhiên, Mác nhận thấy một sự thật là, trong các trường học dành cho giai cấp công nhân trong xã hội tư sản, luôn tồn tại sự tách biệt của các nội dung giáo dục.
- Lao động của giai cấp công nhân chủ yếu là lao động tay chân nên họ chỉ cần được giáo dục về kỹ nghệ.
- Con cái của các gia đình công nhân cũng tương tự, chỉ cần học những gì dùng để làm, những tri thức không thực dụng cho công việc trong nhà máy thì không được học tập, giáo dục thể chất cũng không cần được coi trọng.
- Khi giai cấp công nhân giành được quyền lực chính trị và thiết lập nhà nước của giai cấp mình, sự phân chia giữa các nội dung giáo dục sẽ không còn tồn tại, xã hội sẽ có những trường học giáo dục kỹ nghệ7 phát triển.
- Cuối cùng, khi bàn về ​vai trò c​ ủa nhà nước đ​ ối với giáo dục, trong ​Phê phán Cương lĩnh Gotha (1875), Marx phê phán luận điểm của Đảng dân chủ xã hội Đức SPD về nhà nước đóng vai trò là nhà giáo dục nói chung.
- Mác đòi hỏi, chúng ta cần phân biệt nhà nước với vai vai trò là người bảo trợ giáo dục với vai trò là người giáo dục.
- Ông viết: “Một nền "​giáo dục quốc dân do nhà nước đảm nhiệm" đó là điều hoàn toàn đáng vứt bỏ.
- 2008, source: http://www.scielo.br/scielo.php?pid=S script=sci_arttext&tlng=en 6 C.Mác và Ph.Ăng-ghen, ​C.Mác và Ph.Ănghen toàn tập, t​ ập 47​, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 1995, tr.668 7 D​ iễn giải thêm và kết nối các mảnh ghép rời rạc trong ý tưởng của C.Mác về giáo dục kỹ nghệ (polytechnical education), Stephen Castle và Wiebke Wuestenberg cho rằng: “Giáo dục kỹ nghệ là giáo dục bậc cao cho tất cả mọi người.
- Giáo dục kỹ nghệ khắc phục sự phân tách giữa công việc tay chân và công việc đầu óc: giáo dục kỹ nghệ là vô nghĩa nếu một người dành toàn bộ thời gian của mình chỉ để làm những công việc đơn thuần đầu óc hoặc đơn thuần tay chân.
- Giáo dục kỹ nghệ xóa bỏ sự phân biệt, tách rời giữa học và làm, giữa nhà trường và công xưởng.
- Mọi người phải tham gia vào quá trình lên kế hoạch và ra quyết định, ngay khi giáo dục kỹ nghệ cung cấp cho mọi người nhận thức về mục đích xã hội và các vấn đề kỹ nghệ, thì sẽ không có bất kỳ sự biện minh nào cho việc cá nhận bị loại khỏi sự lên kế hoạch và ra quyết định: một xã hội với giáo dục kỹ nghệ không thể nhưng là một xã hội dân chủ.” Trích theo: ​Glenn Rikowski (2004), Marx and the Education of the Future (online), in ​Policy Futures in Education​, Volume 2, Numbers source: http://journals.sagepub.com/doi/pdf/10.2304/pfie để quy định những kinh phí cho các trường học bình dân, quy định trình độ chuyên môn của nhân viên giáo dục, quy định những môn giảng dạy, v.v và dùng các viên thanh tra nhà nước để giám sát, như ở Mỹ, việc thi hành những quy định ấy của pháp luật - đó là một cái gì hoàn toàn khác với việc chỉ định nhà nước làm người giáo dục nhân dân! Ngược lại c​ ần phải gạt bỏ mọi ảnh hưởng của chính phủ cũng như của giáo hội đối với nhà trường”8.
- Thêm nữa, khi đặt ra yêu cầu về nhiệm vụ của người cộng sản trong nhà nước xã hội chủ nghĩa tương lai với những cương lĩnh hành động cụ thể, Mác chỉ ra, một trong số đó là hành động vì giáo dục, vì một nền giáo dục công phổ cập và miễn phí cho tất cả trẻ em: “10.
- Giáo dục công cộng và không mất tiền cho tất cả các trẻ em.
- Kết hợp giáo dục với sản xuất vật chất,...9 Trong khi n​ hững suy tư của Mác và Ăng-ghen về giáo dục mới dừng lại ở mức độ ý tưởng sơ khai trong quá trình phân tích đời sống giai cấp công nhân trong xã hội tư sản, thì tư tưởng của hai ông về dân chủ lại được phát triển theo chiều hướng đa dạng.
- Tuy nhiên, tôi muốn quay về những ý tưởng đầu tiên của C.Mác về dân chủ, được trình bày trong tác phẩm ​Phê phán triết học pháp quyền của Hê-ghen​, nhằm tìm ra cách thức kết nối giáo dục và dân chủ.
- Tuy nhiên, những lớp hậu thế của Mác và Ăng-ghen, có người đã tiếp tục đi trên con đường mà Mác đã đặt dấu chân đầu tiên, để khẳng định ý nghĩa của dân chủ với tư cách là bản chất của tồn tại người và chỉ ra cách thức để hiện thực hóa cũng như xã hội hóa bản chất đó, thông qua giáo dục.
- Quan điểm của J.Dewey về giáo dục và dân chủ 11 C.Mác và Ph.Ăng-ghen, ​C.Mác và Ph.Ăng-ghen toàn tập, t​ ập 1​, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 1995, tr.349-350 5 John Dewey là một trong những triết gia, nhà sư phạm hàng đầu được UNESCO công nhận là có tầm ảnh hưởng đối với những tiến bộ của nền giáo dục nhân loại trong thế kỷ XX.
- Các tác phẩm chính gây tiếng vang của Dewey có thể kể đến là ​Nhà trường và xã hội (1899), ​Cách ta nghĩ (1909), ​Dân chủ và giáo dục (1916), ​Kinh nghiệm và giáo dục (1938).
- Trọng tâm trong tư tưởng giáo dục của Dewey là những phân tích về giáo dục dân chủ (democratic education) mà mục đích giáo dục là sự hòa nhập giữa kinh nghiệm loài (văn hóa, thể chế nói chung) với kinh nghiệm riêng của từng cá nhân trong quá trình sống và tương tác với con người và môi trường xung quanh.
- Bàn về bản chất và vai trò của giáo dục, Dewey cho rằng, bản chất của giáo dục là quá trình liên tục tái tổ chức, tái kiến tạo và biến đổi kinh nghiệm12.
- Vai trò của giáo dục là (1) phương tiện duy trì tính liên tục về mặt xã hội của kinh nghiệm13 và (2) “quá trình hình thành dạng thức xã hội được thừa nhận”14.
- Tính liên tục về xã hội của kinh nghiệm là sự biểu hiện của bản chất tái kiến tạo kinh nghiệm của giáo dục, nhưng giáo dục còn là quá trình giúp “cái tôi” của bản thân mỗi người trở thành “cái ta” chung của cộng đồng, để mỗi người ý thức được trách nhiệm của bản thân mình trong đời sống xã hội nói chung, và “cái ta” cũng hàm chứa những “cái tôi” để tự làm phong phú và đa dạng hơn chính bản thân mình .
- Vì vậy, hai hình thức giáo dục là giáo dục có chủ đích và giáo dục không có chủ đích cần luôn song hành với nhau.
- Giáo dục có chủ đích được thực hiện qua giáo dục nhà trường, ở đó, cá nhân (cụ thể là 12 ​ oàng Thị Thúy An (2014), Quan niệm của John Dewey về dân chủ trong giáo dục, luận văn Thạc sĩ triết học, H Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội, tr.52.
- Giáo dục không chủ đích là giáo dục xã hội nói chung, diễn ra trong đời sống hàng ngày khi con người cùng chung sống với nhau.
- Chia sẻ ý tưởng của Mác về dân chủ là bản chất của tồn tại người, Dewey khẳng định d​ân chủ là một giá trị thuộc phương thức sống của con người trong xã hội.
- Đó là, ​phát lộ, định hình và phát triển đặc trưng tính cách dân chủ của từng cá nhân,​ giúp cá nhân sống có trách nhiệm trong sự hợp tác với các thành viên khác trong cộng đồng, có tư duy linh hoạt và phương pháp tư duy khoa học để sống và ứng xử có bản lĩnh trước những thay đổi không ngừng của kinh tế và xã hội, đồng thời có những kỹ năng nghề nghiệp cụ thể, quán xuyến kiến thức cả trên phương diện lý thuyết lẫn thực hành để có thể tham gia vào quá trình sản xuất và vận hành xã ​ ối quan hệ giữa dân chủ với giáo dục được Dewey đặc biệt nhấn mạnh trong luận điểm: hội.
- M “Dân chủ bao giờ cũng tôn sùng giáo dục...một chính quyền dựa vào phổ thông đầu phiếu thì không thể thành công nếu người bầu ra và tuân lệnh chính quyền ấy không được giáo dục.
- 7 chỉ có giáo dục mới có thể tạo ra được những điều đó...Nền dân chủ là cái còn hơn cả một hình thái chính quyền, trên hết, nó là một phương thức của đời sống liên kết, của kinh nghiệm chung được chia sẻ”18.
- Dân chủ là cốt lõi trong triết lý giáo dục của John Dewey.
- Dân chủ và giáo dục có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
- Giáo dục giúp “đào luyện” những con người dân chủ, những người mà kiểm soát xã hội không đến từ quyền lực bên ngoài (cụ thể là nhà nước).
- Hơn thế nữa, “lý tưởng dân chủ trong giáo dục tác động tới tính chất và nội dung của giáo dục dân chủ, tới sự thống nhất giữa nội dung và phương pháp giáo dục, ngược lại, vì dân chủ được nâng lên thành một giá trị đạo đức, một môi trường văn hóa nhân văn nên cần có giáo dục dân chủ để truyền đạt giá trị đạo đức ấy”19.
- Từ tư tưởng của C.Mác, Ph.Ăng-ghen và J.Dewey tới hiện trạng giáo dục Việt Nam Thứ nhất, về tính chất của nền giáo dục và vai trò của nhà nước đối với giáo dục Theo báo cáo về giáo dục Việt Nam năm 201520 của Liên hợp quốc, từ năm 2000, Việt Nam đã đạt mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học và tăng cường chăm sóc trẻ em ở bậc mầm non.
- Giáo dục công là miễn phí cho bậc tiểu học.
- Mức học phí tương đối thấp như vậy góp phần thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học và đảm bảo tính chất giáo dục toàn dân của nền giáo dục nước nhà.
- Nhận thức được thực trạng đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề xuất Quốc hội sửa đổi Luật Giáo dục, bổ sung quy định không thu học phí đối với trẻ mầm non 5 18 ​John Dewey (1916), D ​ ân chủ và giáo dục, Phạm Anh Tuấn dịch, NXB Tri thức, Hà Nội, 2008, tr.113 19 H​ oàng Thị Thúy An (2014), sdd, tr.46.
- 20 Ministry of Education and Training (2014), ​Vietnam National Education for all: 2015 review​ (online), nguồn:: http://unesdoc.unesco.org/images e.pdf 21 Anh Phương, ​Không thu học phí trẻ mầm non 5 tuổi, học sinh THCS công lập (online), nguồn: https://news.zing.vn/khong-thu-hoc-phi-tre-mam-non-5-tuoi-hoc-sinh-thcs-cong-lap-post875635.html 8 tuổi, học sinh trung học cơ sở trong hệ thống giáo dục công lập, hỗ trợ đóng học phí cơ sở ngoài công lập đối với trẻ em, học sinh diện phổ cập giáo dục.22 Đây là một trong các bước đi đảm bảo quyền được học tập của trẻ em đến từ mọi tầng lớp dân cư trong giáo dục, đồng thời khẳng định tính chất của nền giáo dục Việt Nam được quy định trong Luật Giáo dục 2005 là: “Điều 3: Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng”23 và hiện thực hóa một trong những cương lĩnh hành động cộng sản chủ nghĩa là giáo dục miễn phí cho mọi trẻ em mà C.Mác đã đặt ra cho người cộng sản.
- Không chỉ đảm bảo tính chất nhân dân và công bằng xã hội của nền giáo dục bằng văn bản luật24, nghị định và các thông tư dưới luật hướng dẫn cụ thể trách nhiệm và nghĩa vụ của các cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập, vai trò của nhà nước với tư cách là người bảo trợ cho các hoạt động giáo dục còn được thể hiện qua số lượng chi tiêu công dành cho giáo dục qua các năm.
- Theo báo cáo của Tổ chức giáo dục liên hợp quốc25, tỷ lệ chi tiêu công cho giáo dục theo phần trăm GDP và GNP của Việt Nam tăng đều qua các năm, từ 2009 đến 2012, tương ứng 3.57% năm 2009 và 5.73% năm 2012 và tiếp tục tăng ở các năm tiếp theo26.
- Tỷ lệ này nằm ở mức cao so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới27, tuy nhiên do cơ cấu giá trị nền kinh tế ở quy mô nhỏ, nên thực chất đầu tư công cho giáo dục của Việt Nam vẫn tương đối khiêm tốn.
- Dẫu vậy, cơ cấu chi ngân sách nhà nước dành cho giáo dục tăng đều qua các năm (thống kê 22 Anh Phương, ​Không thu học phí trẻ mầm non 5 tuổi, học sinh THCS công lập (online), nguồn: https://news.zing.vn/khong-thu-hoc-phi-tre-mam-non-5-tuoi-hoc-sinh-thcs-cong-lap-post875635.html Nguồn: https://news.zing.vn/khong-thu-hoc-phi-tre-mam-non-5-tuoi-hoc-sinh-thcs-cong-lap-post875635.html 23 Quốc hội (2005), Luật Giáo dục (online), nguồn: http://www.moj.gov.vn/vbpq/lists/vn%20bn%20php%20lut/view_detail.aspx?itemid=18148 24 ​Luật đồng thời quy định quyền và nghĩa vụ học tập của công dân: “Điều 5: Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập.
- Nếu như năm 2010, tỷ lệ chi ngân sách cho giáo dục trong tổng số chi tiêu công là 12,05%, tăng lên cao nhất là 15,83% và đạt 14,84% năm 201729.
- Cơ cấu chi ngân sách này tương đương số tiền: Bảng: Tỷ lệ chi ngân sách nhà nước (tỷ đồng) cho giáo dục so với tổng chi ngân sách từ năm 2010-2017 Nguồn: Tổng cục thống kê (https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=715) Không chỉ chính quyền trung ương tăng chi ngân sách hàng năm cho giáo dục, các chính quyền địa phương cũng tăng chi ngân sách hàng năm cho giáo dục.
- Cơ cấu chi (ở cả trung ương và địa phương) theo ngân sách công cho giáo dục tương ứng là chi lương và phụ cấp cho đội ngũ giáo viên và nhân viên trong ngành giáo dục.
- chi đầu tư xây dựng cơ bản các cơ sở giáo dục.
- Trong đó tỷ lệ chi ở bậc tiểu học chiếm tỷ trọng cao nhất, tương ứng 63% vào năm 2013, bậc giáo dục đại học chiếm tỷ trọng thấp nhất, tương ứng 20% năm 2013, kế đến là trung cấp chuyên nghiệp chiếm 21%.30 Trong khi chi mua sắm, sửa chữa đồ dùng, trang thiết bị dạy học ở tất cả các cấp (giáo dục trước khi đến trường, giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở, giáo dục phổ thông trung học, trung học chuyên nghiệp, giáo dục đại học) là ổn định như nhau, ở mức 3% chi tiêu công.
- Như vậy, ta có thể thấy được, cho đến thời điểm năm 2013, giáo dục tiểu học với mục tiêu phổ cập giáo dục toàn dân vẫn là bậc học nhận được nhiều ưu tiên hơn cả, đặc 28 Trước năm 2010, chi ngân sách dành cho giáo dục nằm trong tổng chi cho sự nghiệp khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường 29 Tổng cục thống kê (2017), Tỷ lệ % chi ngân sách nhà nước cho giáo dục so với tổng chi ngân sách từ năm https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=715 30 Ministry of Education and Training, General Statistical Office, Unesco Institute for Statistics (2016), E​ducation financing in Vietnam 2009-2013.
- Mặc dù đầu tư nhiều cho giáo dục nhằm đảm bảo công bằng xã hội cho mọi công dân trong xã hội và tư duy “đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển” nhưng nền giáo dục Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế.
- Trước hết là tư duy về giáo dục Việt Nam vẫn còn chậm đổi mới, chưa thực sự hiện đại hóa như yêu cầu của luật Giáo dục về một nền giáo dục “khoa học và hiện đại”, phù hợp với nhu cầu đổi mới và phát triển đất nước.
- Ý thức xã hội nói chung chủ yếu coi trọng các kỳ thi vượt cấp, phân biệt môn học chính-môn học phụ trong nhà trường dựa vào tầm quan trọng của môn học đối với kỳ thi, ít chú trọng thực học-thực nghiệp, phát triển khả năng tư duy phản biện qua tranh luận và sự linh hoạt, thích nghi của người học với xã hội ảnh hưởng lớn tới việc thay đổi nội dung và phương pháp giáo dục trong nhà trường.
- Những kỳ vọng “chưa hiện đại” của xã hội đối với giáo dục đã khiến các giáo viên cho dù muốn có những đổi thay trong phương pháp dạy-học cũng khó có thể dũng cảm thực hiện.
- Không chỉ chậm chạp trong việc đổi mới tư duy giáo dục chung của toàn xã hội, tính “khoa học” và “đáp ứng” khoa học của nền giáo dục Việt Nam vẫn đang là một trong những vấn đề cần được cải thiện trong tương lai.
- Việc chi tiêu công dành cho đổi mới, sửa chữa, thay thế trang, thiết bị dạy học vẫn là một con số khiêm tốn trong tổng số chi tiêu thường xuyên dành cho giáo dục.
- Dưới ảnh hưởng và đòi hỏi cập nhật công nghệ của nền kinh tế đất nước trong thời đại công nghiệp 4.0, việc đầu tư mạnh mẽ hơn vào giáo dục khoa học-kỹ thuật trong nhà trường là một điều hết sức cần thiết.
- 31 Đinh Thị Nga (2017), Đầu tư của nhà nước cho giáo dục, đào tạo: Thực trạng và một số đề xuất (online), http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/dau-tu-cua-nha-nuoc-cho-giao-duc-dao-tao-thuc-trang-va-mot-so-de-x uat-125673.html​, truy cập ngày 09 tháng 11 năm 2018 11 Thêm vào đó, sau Đổi mới năm 198632, trong tình trạng kinh tế trì trệ và ngân sách nhà nước hạn chế, chính phủ đã áp dụng các yếu tố thị trường vào hệ thống giáo dục để đương đầu với khó khăn này.
- Số liệu cho thấy, trong khi tổng chi tiêu giáo dục cho mỗi học sinh vẫn tương đối ổn định kể từ năm 2008 ở các trường công, thì chi phí trung bình do phụ huynh và học sinh chi trả trong các trường ngoài công lập tăng lên rất nhiều, trung bình năm 2012 là cao hơn 3 lần so với năm 2008.
- Tổng chi tiêu cho giáo dục không chỉ là học phí, mà còn là sách giáo khoa, đồng phục, các lớp học theo nhu cầu khác...Điều này cho thấy, khi tính chất của nền giáo dục chịu sự quy định của tính chất xã hội đương thời như Marx đã từng phân tích, yêu cầu về đảm bảo tính chất xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là công bằng trong giáo dục càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, bởi nền kinh tế Việt nam đang chuyển dịch theo hướng thị trường tự do.
- online), nguồn: http://uis.unesco.org/sites/default/files/vietnam-nea-report.pdf 12 Bảng: Chi tiêu bình quân hộ gia đình cho mỗi học sinh, ở tất cả các cấp học, số liệu năm và 2012 Nguồn: http://uis.unesco.org/sites/default/files/vietnam-nea-report.pdf Thứ hai, về nội dung giáo dục và phương pháp giáo dục Luật giáo dục Việt Nam 2005 đề cập tới nội dung và phương pháp giáo dục34: “Nội dung giáo dục phải bảo đảm tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại và có hệ thống.
- coi trọng giáo dục tư tưởng và ý thức công dân.
- Quy định như vậy có thể coi là một trong những nền tảng pháp lý quan trọng cho những cải cách giáo dục Việt Nam sau này.
- Một năm sau khi luật giáo dục được công bố, chương trình cải cách giáo dục Việt Nam 2006 (hay Chương trình giáo dục phổ thông 2006) ra đời, tập trung vào mục tiêu hình thành và phát triển kiến thức-kỹ năng cho người học ở cả ba cấp học (tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông) với hình thức kiểm tra-đánh giá chính là đánh giá tổng kết (các bài thi hết môn, giữa kỳ, cuối kỳ).
- Không thể phủ nhận những thành tựu đáng kể mà chương trình giáo dục phổ thông 2006 mang lại cho đất nước, nhưng một trong những hạn chế của chương trình phổ thông này là, việc quá tập trung vào nội dung kiến thức của người học 34 Quốc hội (2005), Luật Giáo dục (online), nguồn: http://www.moj.gov.vn/vbpq/lists/vn%20bn%20php%20lut/view_detail.aspx?itemid=18148 13 và kết quả được biểu hiện qua thành tích của người học ở các kỳ thi cuối cấp, vượt cấp đã khiến cho học sinh Việt Nam thiếu những kỹ năng xã hội (thuyết trình, đàm phán, giao tiếp, hợp tác), tư duy công dân tích cực (tư duy phản biện, ý thức đạo đức, trách nhiệm cộng đồng) và nhận thức nghề nghiệp (sáng tạo, định hướng nghề, sử dụng công nghệ thông tin) cũng như khả năng di động nghề nghiệp trong tương lai phát triển dài hạn.
- Yêu cầu của Mác về nội dung giáo dục kết hợp trí lực, thể lực và kỹ nghệ không hoàn toàn được quán triệt trong nền giáo dục Việt Nam, dù tính chất của nền giáo dục được Luật Giáo dục 2005 nêu ra là “lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng”.
- Không chỉ thực học không đi kèm với thực nghiệp, tâm lý chung của xã hội là trọng tri thức hàn lâm hơn tri thức kỹ nghệ và kỹ năng thực tế, việc giáo dục định hướng nghề nghiệp và phân luồng nghề nghiệp từ các cấp học phổ thông ở Việt Nam còn nhiều hạn chế.
- Thống kê của Bộ Lao động, thương binh và xã hội cho biết, không tính những chi tiêu công cho giáo dục 35 Thanh Lich (2018), ​Number of unemployed university graduates in VN remains high​ (online), nguồn: https://english.vietnamnet.vn/fms/education/203123/number-of-unemployed-university-graduates-in-vn-remains-hi gh.html 36 Kim Le (2016), ​HR trends in Viet Nam Labour Market​ (online), nguồn: https://slideplayer.com/slide đại học, mỗi hộ gia đình Việt Nam trung bình chi tiêu khoảng 50 triệu đồng/năm (gồm học phí và sinh hoạt phí) cho con em mình học đại học, cao đẳng.
- Thêm nữa, sự phát triển của khoa học công nghệ (máy tính, mạng internet, công nghệ thực tế ảo…) như là một phần của bối cảnh xã hội thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo ra những yêu cầu và thách thức mới cho giáo dục Việt nam, nhằm bảo bảo một nền giáo dục “khoa học, hiện đại, cơ bản và toàn diện”.
- Hơn ⅓ dân số Việt Nam hiện nay sử dụng các mạng xã hội.
- Do đó, trong bối cảnh xã hội đương đại, nhà trường ​không thể đặt trọng tâm vào việc cung cấp kiến thức và kiến thức như là phần chủ yếu của nội dung giáo dục dành cho học sinh như trước đây, mà cần thiết trở thành nơi định hướng, đào tạo học sinh ​kỹ năng và thái độ tiếp cận tri thức, thông tin (tiếp cận ở đâu, bằng công cụ gì, khối lượng bao nhiêu), cách xử lý thông tin (đối tượng của thông tin, mục tiêu), đánh giá thông tin (xác thực, phù hợp với mục đích tiếp cận…) và vận dụng thông tin vào giao tiếp, hợp tác, học tập để học sinh có thể tự xác định-tự ý thức-tự làm-tự tham gia vào xã hội, vào sản xuất vật chất như 37 Vietnamnet (2017), ​Internet users account for 54% Viet Nam’s population after 20 years​, nguồn: http://english.vietnamnet.vn/fms/science-it/190837/internet-users-account-for-54--of-vietnam-s-population-after-20 -years.html 38 The Statistics Portal (2017), ​Number of internet users in Viet Nam from 2015 to 2022 (in millions) (online.
- nguồn: https://www.statista.com/statistics/369732/internet-users-vietnam/ 39 eMarketer, ​Vietnam online: Digital usage and Behavior online), nguồn: https://www.emarketer.com/Report/Vietnam-Online-Digital-Usage-Behavior Ăng-ghen từng đặt ra trong chiến lược giáo dục của mình: “Công tác giáo dục sẽ làm cho những người trẻ tuổi có khả năng nắm vững nhanh chóng toàn bộ hệ thống sản xuất trong thực tiễn, làm cho họ có thể lần lượt chuyển từ ngành sản xuất này sang ngành sản xuất nọ tuỳ theo nhu cầu của xã hội hoặc tuỳ theo sở thích của bản thân họ.
- Do đó, công tác giáo dục sẽ làm cho họ thoát khỏi tình trạng một chiều mà sự phân công lao động hiện nay đang buộc mỗi một người phải theo.
- Để làm được điều này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiếp thu cách tiếp cận ​chương trình học dựa trên năng lực (capability-based curriculum)41 của các quốc gia phát triển trên thế giới, đưa ra một hình mẫu hay chân dung học sinh Việt Nam thời đại mới gồm các phẩm chất và năng lực42 cụ thể.
- Nếu như trong tư duy giáo dục trước đây (từ năm 2006 tới 2016), nội dung kiến thức mà người thầy truyền đạt cho người học là một trong những chìa khóa cốt lõi của sự học và giáo dục nhà trường, do đó nội dung kiến thức (chủ yếu mang tính hàn lâm, thể hiện những lát cắt cụ thể trong kho tàng kiến thức nhân loại) là phần luôn được các nhà giáo dục, các bậc phụ huynh và học sinh coi trọng thì với cách tiếp cận phát triển năng lực người học đặt mục tiêu phát triển đồng thời kiến thức-kỹ năng-thái độ của người học trong quá trình học tập.
- Bên cạnh OECD, Ủy ban giáo dục và văn hóa của Liên minh châu Âu trong khuôn khổ Chương trình học tập suốt đời (Lifelong Learning Programme) được khởi xướng năm 2006 đã xác định một chương trình học tập định hướng phát triển năng lực người học với những năng lực cụ thể như đọc hiểu, công nghệ và toán học, hiểu biết liên văn hóa, giao tiếp, kỹ thuật số.
- 16 huống thực tế nào trong đời sống thực và thái độ chung sống, học tập, làm việc của người học trong thời đại công nghiệp 4.0 là gì mới là điều mà giáo dục thời đại mới hướng đến.
- Khi nhận thức được cần đổi mới nội dung giáo dục nhằm bắt kịp với giáo dục thế giới, phương pháp giáo dục cũng là một trong những thành tố của chương trình học cần nhận được sự quan tâm đúng mực.
- Trong cách tiếp cận nội dung và lấy người thầy làm trung tâm (teacher-centered approach) của chương trình giáo dục tổng thể 2006, phương pháp giáo dục chủ yếu là truyền đạt.
- Với chương trình giáo dục phổ thông 2017, sử dụng cách tiếp cận năng lực và người học làm trung tâm (pupil-centered approach), ​các phương pháp bắt nguồn từ cách tiếp cận kiến tạo trong tâm lý học (constructivist) và học tập thông qua trải nghiệm (learning by experiences) xuất phát từ triết học kinh nghiệm của J.Dewey được khuyến khích và yêu cầu sử dụng nhiều hơn trong nhà trường.
- Trong quá trình áp dụng triết học kinh nghiệm vào lĩnh vực giáo dục, Dewey đã giới thiệu các phương pháp giáo dục được sử dụng trong các nhà trường tiến bộ bao gồm: học tập truy vấn (inquiry learning) và học tập qua hệ thống việc làm (learning by doing).
- Ví dụ các công việc như nấu ăn, thêu thùa, xây một bức tường, trồng cây43...Đây là một trong những phương thức kết hợp giữa lý thuyết và thực hành trong giáo dục, để giáo dục gắn liền với các nghề nghiệp cụ thể trong đời sống thực, đồng thời cũng khiến giáo dục là cuộc sống, thay vì là sự chuẩn bị cho bản thân cuộc sống như Dewey tâm niệm.
- Thứ ba, về triết lý giáo dục liên kết với quá trình dân chủ hóa Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng chỉ rõ: “Tiếp tục phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực nhân dân.
- Liệu vấn đề nhận thức của người dân về dân chủ có thể được giải quyết triệt để khi chúng ta chỉ tiến hành những cách thức thực hành dân chủ từ trên xuống (top-down democracy)46? Dân chủ cơ sở liệu có thực sự thành công khi bỏ qua cách tiếp cận từ dưới lên (bottom-up democracy)47 xuất phát từ nhu cầu và tính cách của người dân, hay cụ thể hơn là bỏ qua hoặc chưa nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của giáo dục với nền dân chủ? Khi cân nhắc đến dân chủ từ dưới lên mà giáo dục là một phương tiện cần thiết như John Dewey đã chỉ ra, sự thay đổi không chỉ diễn ra trên phương diện hình thức biểu hiện bên ngoài mà còn là trong chính bản thân mỗi người dân.
- Dân chủ nên là cốt lõi của triết lý giáo dục để nền giáo dục có thể đào luyện nên những con người có trí tuệ phản biện và thấu hiểu giá trị của tự do, công bằng và bác ái.
- C.Mác khẳng định dân chủ là bản chất của tồn tại người nhưng ít bàn đến giáo dục với tư cách là một định chế xã hội hỗ trợ và phát triển dân chủ.
- Vì vậy, việc gắn liền mục tiêu dân chủ hóa với triết lý giáo dục có thể trở thành một trong những biện pháp khả thi nhằm nâng cao ý thức của công dân về dân chủ cũng như nuôi dưỡng bản tính dân chủ trong mỗi người, để thực sự xây dựng nước nhà “công bằng, dân chủ và văn minh”