« Home « Kết quả tìm kiếm

Hoàn thiện công tác quản lý thực hiện các dự án xây dựng tòa nhà tổ hợp văn phòng cho thuê và nhà ở


Tóm tắt Xem thử

- LÊ QUÝ DŨNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG TÒA NHÀ TỔ HỢP VĂN PHÒNG CHO THUÊ VÀ NHÀ Ở Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.
- 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ THỰC HIỆN DỰ ÁN.
- 7 1.1 KHÁI NIỆM VỀ ĐẦU TƯ, DỰ ÁN VÀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 7 1.1.1 Đầu tư.
- 7 1.1.2 Dự án.
- 9 1.1.3 Dự án đầu tư.
- 9 1.2 CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 14 1.2.1 Khái niệm quản lý dự án.
- 14 1.2.2 Các yêu cầu của dự án và quản lý dự án đầu tư xây dựng.
- 14 1.2.3 Bản chất của quản lý dự án trong xây dựng.
- 15 1.2.4 Các đối tượng trong quản lý dự án xây dựng cơ bản.
- 16 1.2.5 Nhiệm vụ trong quản lý dự án xây dựng.
- 17 1.2.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý dự án.
- 19 1.2.7 Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý dự án.
- 20 1.3 QUẢN LÝ DỰ ÁN CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CƠ BẢN.
- 22 1.3.1 Những đặc điểm chung của dự án công trình xây dựng.
- 22 1.3.2 Đặc điểm công tác quản lý dự án của ngành xây dựng.
- 22 1.3.3 Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng của công ty CP Tu tạo và phát triển nhà 23 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG TÒA NHÀ TỔ HỢP VĂN PHÒNG CHO THUÊ VÀ NHÀ Ở 37 2.1 Giới thiệu về công ty.
- 41 2.2 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CỦA CÔNG TY 51 2.2.1 Kế hoạch đầu tư xây dựng dự án từ năm .
- 51 2.2.2 Tình hình thực hiện đầu tư xây dựng.
- 52 2.3 PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAI ĐOẠN 2008-2012 CỦA CÔNG TY 52 2.3.1 Công tác chuẩn bị mặt bằng xây dựng.
- 61 2.3.4 Phân tích tình hình quản lý dự án đầu tư trong công tác lựa chọn nhà thầu và thi công xây dựng 62 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG TÒA NHÀ TỔ HỢP VĂN PHÒNG CHO THUÊ VÀ NHÀ Ở 70 3.1 CƠ SỞ ĐỂ ĐƯA RA GIẢI PHÁP.
- 70 3.1.2 Phương hướng, nhiệm vụ của công ty trong công tác đầu tư xây dựng 71 3.2 CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG TÒA NHÀ TỔ HỢP VĂN PHÒNG CHO THUÊ VÀ NHÀ Ở.
- Sự đổi mới mạnh mẽ trong lĩnh vực quản lý đầu tư xây dựng vừa là yêu cầu thực tế khách quan, vừa mang tính cấp bách.
- Trong đổi mới này, đầu tư dự án xây dựng giữ một vai trò cực kỳ quan trọng.
- Để đáp ứng nhu cầu cấp bách các công ty xây dựng nói chung đang lập các dự án nhằm đáp ứng yêu cầu đó.
- Tuy nhiên cơ sở phân tích và quản lý thực hiện dự án chưa được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng.
- Xuất phát từ vấn đề đó, luận văn “Hoàn thiện công tác quản lý thực hiện các dự án xây dựng tòa nhà tổ hợp văn phòng cho thuê và nhà ở ” được chọn làm luận văn tốt nghiệp cao học Quản trị kinh doanh.
- Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở thực trạng và phân tích, đánh giá công tác quản lý thực hiện các dự án xây dựng tòa nhà tổ hợp văn phòng cho thuê và nhà ở, luận văn đưa ra những những khó khăn – tồn tại, những vấn đề vướng mắc nhất trong các giai đoạn của công tác quản lý thực hiện các dự án xây dựng tòa nhà tổ hợp văn phòng cho thuê và nhà ở làm ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng và phát sinh chi phí.
- Từ đó, dựa trên cơ sở khoa học, luận văn đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thực hiện các dự án xây dựng tòa nhà tổ hợp văn phòng cho thuê và nhà ở.
- Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu của luận văn Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu các yếu tố liên quan và tác động đến công tác quản lý thực hiện các dự án xây dựng tòa nhà tổ hợp văn phòng cho thuê và nhà ở.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu thực trạng công tác quản lý thực hiện các dự án xây dựng tòa nhà tổ hợp văn phòng cho thuê và nhà ở do Công ty CP Tu tạo và Phát triển nhà làm chủ đầu tư.
- Ý nghĩa thực tiễn của luận văn  Làm rõ lý luận và phương pháp luận về quản lý dự án đầu tư xây dựng, đồng thời phát triển một số vấn đề lý luận về công tác đầu tư xây dựng mang tính đặc thù của ngành.
- Phân tích và đánh giá thực trạng tình hình đầu tư xây dựng các công trình, nêu ra những yếu tố tích cực–những hạn chế, tồn tại trong công tác đầu tư xây dựng của dự án tòa nhà tổ hợp văn phòng cho thuê và nhà ở.
- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thực hiện các dự án xây dựng tòa nhà tổ hợp văn phòng cho thuê và nhà ở.
- Kết cấu của luận văn Tên luận văn “Hoàn thiện công tác quản lý thực hiện các dự án xây dựng tòa nhà tổ hợp văn phòng cho thuê và nhà ở.
- Chương 1: Cơ sở lý thuyết về quản lý thực hiện dự án Chương 2: Phân tích, đánh giá công tác quản lý thực hiện các dự án xây dựng tòa nhà tổ hợp văn phòng cho thuê và nhà ở.
- Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thực hiện các dự án xây dựng tòa nhà tổ hợp văn phòng cho thuê và nhà ở.
- Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội Viện Kinh tế và Quản lý Luận văn cao học QTKD Lê Quý Dũng 7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ THỰC HIỆN DỰ ÁN 1.1.
- KHÁI NIỆM VỀ ĐẦU TƯ, DỰ ÁN VÀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 1.1.1.
- Trong thực tế có rất nhiều hình thái biểu hiện cụ thể của đầu tư.
- Một trong những tiêu thức thường được sử dụng đó là tiêu thức quan hệ quản lý của chủ đầu tư.
- Chẳng hạn như nhà đầu tư thực hiện hành vi mua các cổ phiếu hoặc trái phiếu trên thị trường chứng khoán thứ cấp.
- Trong trường hợp này nhà đầu tư có thể được hưởng các lợi ích vật chất (như cổ tức, tiền lãi trái phiếu), lợi ích phi vật chất (quyền biểu quyết, quyền tiên mãi) nhưng không được tham gia quản lý trực tiếp tài sản mà họ bỏ vốn đầu tư.
- Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội Viện Kinh tế và Quản lý Luận văn cao học QTKD Lê Quý Dũng 8 Đầu tư trực tiếp: Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư trong đó người bỏ vốn trực tiếp tham gia quản lý, điều hành quá trình thực hiện và vận hành kết quả đầu tư.
- Đầu tư trực tiếp lại bao gồm đầu tư dịch chuyển và đầu tư phát triển.
- Thực chất trong đầu tư dịch chuyển không có sự gia tăng giá trị tài sản.
- Đầu tư phát triển: Là một phương thức của đầu tư trực tiếp.
- Đây là hình thức đầu tư trực tiếp tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, đơn vị sản xuất và cung ứng dịch vụ.
- Hình thức đầu tư này đóng vai trò rất quan trọng đối với tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế của mỗi quốc gia.
- Trong các hình thức đầu tư trên thì đầu tư phát triển là tiền đề, là cơ sở cho các hoạt động đầu tư khác.
- Đầu tư xây dựng cơ bản là một bộ phận của hoạt động đầu tư nói chung đang diễn ra trong bối cảnh kinh tế thị trường hiện nay.
- Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội Viện Kinh tế và Quản lý Luận văn cao học QTKD Lê Quý Dũng 9 Các hoạt động đầu tư thường được tiến hành theo dự án.
- Vậy thế nào là một dự án, nên tiến hành quản lý dự án như thế nào.
- Dự án đầu tư 1.1.3.1.
- Dự án đầu tư Dự án xây dựng là cách gọi tắt của Dự án đầu tư xây dựng công trình, theo luật đầu tư năm 2005 giải thích như sau: “Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn trung gian và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định”, như xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm dịch vụ.
- Như vậy có thể hiểu dự án xây dựng bao gồm hai nội dung chính là đầu tư và hoạt động xây dựng.
- Trong hoạt động đầu tư, DAĐT có vai trò rất quan trọng, tác động xuyên suốt quá trình đầu tư và khai thác công trình sau này về mặt thời gian.
- Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội Viện Kinh tế và Quản lý Luận văn cao học QTKD Lê Quý Dũng 10 Như vậy, trong hoạt động đầu tư vai trò của DAĐT thể hiện một cách cụ thể như sau.
- Căn cứ quan trọng để quyết định việc bỏ vốn đầu tư.
- Cơ sở để xây dựng kế hoạch đầu tư, theo dõi, đôn đốc và kiểm tra quá trình thực hiện đầu tư.
- Cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước thẩm tra cấp giấy chứng nhận đầu tư, thẩm định để chấp thuận sử dụng vốn của nhà nước, để ra quyết định đầu tư, quyết định tài chợ vốn cho dự án.
- Là phương tiện để tìm đối tác trong và ngoài nước liên doanh bỏ vốn đầu tư.
- Tuỳ theo từng công trình đầu tư cụ thể (ngành nghề, lĩnh vực, quy mô.
- Các đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng Dự án đầu tư xây dựng hàm chứa bản chất lưỡng tính : Một mặt dự án xây dựng tập hợp các hồ sơ và bản vẽ thiết kế, trong đó bao gồm các tài liệu pháp lý, quy hoạch tổng thể, kiến trúc, thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế thi công, biện pháp tổ chức thi công...được giải quyết đối với công trình xây dựng, mặt khác đây là môi trường hoạt động phù hợp với những mục đích đã đặt ra, nghĩa là một Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội Viện Kinh tế và Quản lý Luận văn cao học QTKD Lê Quý Dũng 11 quá trình xây dựng có định hướng đối với các công trình mới hoặc cải tạo đối với các công trình cũ đã xuống cấp.
- Loại dự án xây dựng thường được xác định bởi quy mô, chi phí, thời gian thực hiện, chất lượng, mục tiêu, sự hạn chế tài nguyên....và quản lý dự án xây dựng đòi hỏi phải có một tổ chức, có chuyên môn phù hợp với ngành nghề, có đủ kinh nghiệm và năng động, các thành viên thông thạo công việc, biết phối hợp hoạt động với nhau một cách khoa học.
- Khởi đầu một dự án xây dựng có thể được tính từ điểm chi phí đầu tư đầu tiên để thực hiện công trình.
- Hoàn thành dự án xây dựng được tính vào thời điểm bàn giao công trình đưa vào sử dụng và khai thác vận hành sản xuất ra sản phẩm đạt công suất theo thiết kế đã được phê duyệt.
- Bởi vậy chủ đầu tư xem sự vận hành của công trình quan trọng tương quan với những mục đích kinh doanh của mình.
- Chính vì thế mà chủ đầu tư hết sức thận trọng xem xét các yếu tố chi phí trong toàn bộ dự án.
- Những dự án được xem là thành công, chỉ khi tổng các chi phí không vượt quá tổng dự toán hoặc tổng mức đầu tư, đảm bảo chất lượng, an toàn lao động và thời gian thực hiện phải tương ứng với hạn định trong kế hoạch.
- Phân loại dự án đầu tư xây dựng Để thuận tiện cho việc theo dõi, quản lý và đề ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư xây dựng công trình được lập phù hợp với yêu cầu của từng loại dự án.
- Dự án đầu tư xây dựng công trình có thể được phân loại theo Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội Viện Kinh tế và Quản lý Luận văn cao học QTKD Lê Quý Dũng 12 nhiều tiêu chí khác nhau.
- Sau đây là một số tiêu chí chủ yếu để phân loại dự án đầu tư xây dựng: a.
- Phân loại theo quy mô và tính chất dự án Việc phân loại dự án theo quy mô và tính chất dự án giúp ta quản lý dự án được tốt và nhằm mục đích.
- Lựa chọn chủ đầu tư.
- Chọn hình thức quản lý dự án.
- Quyết định trình tự đầu tư và xây dựng: lập báo cáo đầu tư, lập dự án đầu tư, hay lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật.
- Quyết định điều kiện năng lực của cá nhân, tổ chức tham gia dự án.
- Việc quản lý dự án sẽ được phân ra thành các nhóm A, nhóm B, nhóm C hay dự án quan trọng quốc gia tuỳ theo tổng mức đầu tư cho dự án.
- Đối với những công trình xây dựng có quy mô lớn, trước khi lập dự án chủ đầu tư xây dựng công trình phải lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình để trình cấp có thẩm quyền cho phép đầu tư.
- Đối với các dự án có quy mô không lớn, giải pháp thi công không phức tạp có thể bỏ qua bước lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình và lập ngay dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Phân loại dự án đầu tư theo nguồn vốn đầu tư Theo nguồn vốn đầu tư, các dự án được chia thành bốn loại: Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội Viện Kinh tế và Quản lý Luận văn cao học QTKD Lê Quý Dũng 13  Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước: Nhà nước quản lý toàn bộ quá trình đầu tư.
- Xác định chủ trương đầu tư, lập dự án đầu tư, quyết định đầu tư, lập thiết kế - tổng dự toán, lựa chọn nhà thầu, thi công xây dựng, nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào khai thác, sử dụng.
- Dự án sử dụng vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh và dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước: Nhà nước chỉ quản lý về chủ trương và quy mô đầu tư.
- Doanh nghiệp có dự án tự chịu trách nhiệm về tổ chức thực hiện và quản lý dự án theo quy định của pháp luật.
- Dự án sử dụng vốn khác, bao gồm cả vốn tư nhân: chủ đầu tư tự quyết định hình thức và nội dung quản lý dự án.
- Dự án sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn vốn khác nhau (liên doanh, liên danh, cổ phần.
- CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 1.2.1.
- Khái niệm quản lý dự án Quản lý dự án xây dựng là một quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho công trình dự án hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách được duyệt, đạt được các yêu cầu đã định về kỹ thuật, chất lượng, đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường bằng những phương pháp và điều kiện tốt nhất cho phép.
- Các yêu cầu của dự án và quản lý dự án đầu tư xây dựng Một dự án đầu tư đảm bảo tính khả thi phải đáp ứng các yêu cầu sau.
- Tính khoa học: Tính khoa học của dự án đòi hỏi những người soạn thảo dự án phải có một quá trình nghiên cứu tỉ mỉ và tính toán chính xác từng nội dung của dự án, đặc biệt là nội dung về tài chính, nội dung về kỹ thuật.
- Tính thực tiễn: Các nội dung của dự án phải được nghiên cứu và xác định trên cơ sở xem xét, phân tích, đánh giá đúng mức các điều kiện và hoàn cảnh cụ thể liên quan trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động đầu tư.
- Tính pháp lý: Dự án cần có cơ sở pháp lý vững chắc, tức là phù hợp với chủ trương, chính sách và các văn bản pháp quy liên quan tới hoạt động đầu tư.
- Quản lý dự án đầu tư xây dựng có các yêu cầu cơ bản sau.
- Xác định những yêu cầu và nhiệm vụ thực hiện của dự án.
- Hiểu rõ phạm vi và quy mô của dự án.
- Bản chất của quản lý dự án trong xây dựng Hình 1.1.
- Các yếu tố của quản lý dự án xây dựng Sơ đồ 1.1 phản ánh những yếu tố của quá trình quản lý một dự án xây dựng để dẫn tới sản phẩm xây dựng đạt chất lượng cuối cùng.
- Mục đích mong đợi của dự án là làm sao với các nguồn lực có hạn mà vẫn cho ra được sản phẩm có chất lượng.
- Sơ đồ 1.2 phản ánh những bước thực hiện quản lý dự án xây dựng đó là lập kế hoạch, thực thi và kiểm tra.
- Do đặc tính của công tác xây dựng có những biến đổi khi không nhìn thấy được phát sinh trong quá trình thực thi dự án như các thủ tục pháp lý, khảo sát địa chất

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt