« Home « Kết quả tìm kiếm

Một số giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý tại cơ quan đảng thành phố Hà Nội


Tóm tắt Xem thử

- NGUYỄN HOÀI NAM MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TẠI CƠ QUAN ĐẢNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.
- CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ.
- Khái niệm về công nghệ thông tin.
- Ứng dụng của công nghệ thông tin.
- Trong hoạt động quản lý của tổ chức.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý của cơ quan nhà nước.
- Hệ thống chính sách pháp lý định hướng và thúc đẩy ứng dụng CNTT trong quản lý nhà nước tại Việt Nam.
- Nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý của cơ quan nhà nước.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ứng dụng công nghệ thông tin của tổ chức.
- Kết quả triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng và Nhà nước.
- THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI CƠ QUAN ĐẢNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI.
- Tầm quan trọng của việc tổ chức ứng dụng CNTT tại các cơ quan đảng thành phố Hà Nội trong giai đoạn tới.
- Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan đảng thành phố Hà Nội.
- Kết quả triển khai ứng dụng CNTT giai đoạn 1998-2000.
- Kết quả triển khai ứng dụng CNTT giai đoạn 2001-2011.
- MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG THỜI GIAN TỚI.
- Định hướng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan đảng thành phố Hà Nội giai đoạn 2012-2015.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT.
- Giải pháp 3: Phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin.
- Nội dung ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý của CQNN.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ứng dụng CNTT của tổ chức.
- Sơ đồ quan hệ thông tin của Thành ủy Hà Nội.
- Mô hình tiếp nhận, chuyển giao hệ thống thông tin.
- Mô hình xây dựng và triển khai các phần mềm ứng dụng.
- Một số văn bản chủ yếu về tổ chức ứng dụng CNTT.
- Tổng hợp nguồn nhân lực ứng dụng CNTT.
- Hiện trạng triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin.
- Dự toán kinh phí triển khai các HTTT và phần mềm ứng dụng.
- Dự toán kinh phí nâng cấp hạ tầng kỹ thuật ứng dụng CNTT.
- 110 iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Diễn giải ADSL Công nghệ đường dây thuê bao số bất đối xứng CNTT Công nghệ thông tin CQNN Cơ quan nhà nước CSDL Cơ sở dữ liệu ĐHTN Điều hành tác nghiệp HTTT Hệ thống thông tin IP Internet Protocol - Giao thức liên mạng LAN Mạng thông tin cục bộ MAN Mạng thông tin đô thị SHDSL Công nghệ đường dây thuê bao số đối xứng TPHN Thành phố Hà Nội TUHN Thành ủy Hà Nội UBND Ủy ban nhân dân VPTU Văn phòng Thành ủy WAN Mạng thông tin diện rộng WTO Tổ chức thương mại thế giới xDSL Công nghệ đường thuê bao số nói chung iv MỞ ĐẦU 1.
- Lựa chọn chủ đề nghiên cứu Công nghệ thông tin và tin học hóa không còn là một khái niệm xa lạ đối với mọi người.
- Chúng ta thường nghe các khái niệm như tin học hóa quản lý, tin học hóa hành chính, tin học hóa sản xuất, chính phủ điện tử, thương mại điện tử,… các khái niệm đó đều có một điểm chung, thực chất là việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào các hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức và doanh nghiệp dưới các hình thức khác nhau.
- Trong xu thế hội nhập của nền kinh tế tri thức, việc ứng dụng CNTT vào công tác lãnh đạo, quản lý, hỗ trợ chuyên môn nghiệp vụ tại các cơ quan hành chính nhà nước thể hiện tính tất yếu.
- Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương biện pháp nhằm tăng cường đầu tư, đẩy mạnh quá trình ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo tinh thần Chỉ thị số 58-CT/TW của Bộ Chính trị khoá VIII.
- Các cơ quan Trung ương tới địa phương đã cụ thể hóa thành các đề án, dự án, kế hoạch ứng dụng và phát triển CNTT.
- Việc triển khai ứng dụng CNTT trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung và trong các cơ quan đảng thành phố Hà Nội nói riêng đã có nhiều chuyển biến và đạt được những kết quả ban đầu quan trọng góp phần nâng cao khả năng quản lý điều hành, lãnh đạo và tổ chức công việc của các cơ quan.
- Tuy nhiên, việc triển khai ứng dụng CNTT trong các cơ quan đảng thành phố Hà Nội còn nhiều hạn chế và gặp không ít khó khăn.
- Việc đánh giá đúng thực trạng và kịp thời phát hiện những tồn tại, bất cập làm cơ sở để nâng cao hiệu quả và đẩy mạnh công tác ứng dụng CNTT trong giai đoạn tới v là một đòi hỏi khách quan, cần thiết.
- Đó chính là lý do đề tài “Một số giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý tại cơ quan đảng thành phố Hà Nội” được lựa chọn để nghiên cứu.
- Mục tiêu của đề tài Hệ thống hóa một số nội dung cơ bản về CNTT và ứng dụng CNTT trong công tác quản lý của tổ chức.
- phân tích sự cần thiết, vai trò, hệ thống chính sách pháp lý, nội dung triển khai ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý của cơ quan nhà nước.
- Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ứng dụng CNTT, đánh giá kết quả đạt được, tìm hiểu những hạn chế, xác định nguyên nhân và bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình triển khai ứng dụng CNTT tại cơ quan Đảng và Nhà nước.
- Phân tích, đánh giá thực trạng tình hình triển khai ứng dụng CNTT trong công tác quản lý tại cơ quan đảng thành phố Hà Nội.
- Tìm hiểu các thành tựu đạt được, những thuận lợi, khó khăn, đánh giá mặt hạn chế yếu kém, các tác nhân cản trở, tìm hiểu nguyên nhân để có cơ sở đề ra các biện pháp khắc phục và thúc đẩy quá trình triển khai ứng dụng CNTT trong công tác quản lý tại cơ quan đảng thành phố Hà Nội.
- Trên cơ sở phân tích thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân, kết hợp với các nội dung định hướng triển khai ứng dụng CNTT trong thời gian tới, đề xuất được một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến trình ứng dụng CNTT góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý, lãnh đạo, điều hành tại các cơ quan đảng thành phố Hà Nội nhằm đạt được các mục tiêu đề ra.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề về ứng dụng CNTT trong công tác quản lý tại cơ quan đảng thành phố Hà Nội.
- vi Luận văn nghiên cứu thực trạng ứng dụng CNTT trong công tác quản lý tại cơ quan đảng thành phố Hà Nội trong giai đoạn 1998-2011 và có thể bổ sung một số số liệu đến tháng 11 năm 2012.
- Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích hệ thống: Luận văn sử dụng phương pháp phân tích hệ thống, phương pháp phân tích thống kê, vận dụng tổng hợp các kiến thức về khoa học quản lý như khoa học quản lý nhân lực, quản lý công nghệ, quản lý dự án, quản lý hoạt động tác nghiệp, hệ thống thông tin quản lý,… trên cơ sở sử dụng các số liệu của Thành ủy Hà Nội để tổng hợp, phân tích đánh giá, làm sáng tỏ các vấn đề cốt lõi ảnh hưởng đến quá trình triển khai ứng dụng CNTT của tổ chức, đánh giá hiện trạng và đưa ra những nhận xét, đề xuất các giải pháp thực hiện cho vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích so sánh: Vận dụng phương pháp tổng hợp, phân tích so sánh đối tượng nghiên cứu với một chuẩn mực nhất định, trên cơ sở điều tra, quan sát, đánh giá thực tế và các số liệu thống kê thu thập thông tin từ các tài liệu nghiên cứu chuyên ngành có liên quan, các báo cáo tổng kết trong lĩnh vực ứng dụng và phát triển CNTT trong các cơ quan đảng và nhà nước, làm cơ sở để phân tích so sánh và đưa ra các nhận xét, đánh giá phù hợp với tình hình triển khai tại cơ quan đảng thành phố Hà Nội.
- Phương pháp phỏng vấn, điều tra: Phỏng vấn cán bộ quản lý, cán bộ công chức tham gia trong quá trình triển khai ứng dụng CNTT thông qua các biểu mẫu.
- Điều tra, khảo sát thực tế tại các cơ quan trong hệ thống để có thông tin về thực trạng quá trình triển khai ứng dụng CNTT trong công tác lãnh đạo quản lý.
- Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài Trên cơ sở nghiên cứu và hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn đề tài có những đóng góp sau: vii - Sử dụng kiến thức tổng hợp về khoa học quản lý để phân tích, làm sáng tỏ các vấn đề cốt lõi ảnh hưởng đến quá trình triển khai ứng dụng CNTT của tổ chức.
- Phân tích thực trạng, ưu và nhược điểm của quá trình triển khai ứng dụng CNTT phục vụ công tác lãnh đạo, quản lý tại các cơ quan đảng thành phố Hà Nội giai đoạn đến năm 2012 để tìm ra nguyên nhân và các tác nhân gây cản trở làm chậm tiến trình.
- Nghiên cứu phương hướng triển khai ứng dụng CNTT của các cơ quan đảng thành phố Hà Nội: xác định mục tiêu, yêu cầu ứng dụng CNTT trong thời gian tới, trên cơ sở đánh giá thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân và bài học kinh nghiệm trong quá trình triển khai, từ đó xây dựng và đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy tiến trình ứng dụng CNTT để đạt được các mục tiêu đã đặt ra.
- Công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý • Chương 2.
- Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin tại cơ quan đảng thành phố Hà Nội • Chương 3.
- Một số giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong thời gian tới.
- CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ 1.1.
- Khái niệm về công nghệ thông tin Công nghệ thông tin (viết tắt CNTT, tiếng Anh: Information Technology) là ngành ứng dụng công nghệ quản lý và xử lý thông tin, đặc biệt trong các cơ quan, tổ chức lớn.
- Cụ thể, CNTT là ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền và thu thập thông tin.
- Tại Việt Nam, khái niệm công nghệ thông tin được hiểu và xác định trong Nghị quyết 49/CP ký ngày 04/8/1993 về phát triển công nghệ thông tin của Chính phủ Việt Nam, như sau: “Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại - chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông – nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội”.
- Theo định nghĩa của Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 ngày của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thì công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số.
- Thông tin số là thông tin được tạo lập bằng phương pháp dùng tín hiệu số.
- môi trường mạng là môi trường trong đó thông tin được cung cấp, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông qua cơ sở hạ tầng thông tin.
- Cơ sở hạ tầng thông tin là hệ thống trang thiết bị phục vụ cho việc sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số, bao gồm mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính và cơ sở dữ liệu.
- 1 Công nghệ thông tin là một ngành khoa học nhằm khai thác có hiệu quả tài nguyên thông tin phục vụ cho hoạt động mọi mặt của con người.
- Do đó có thể khẳng định rằng ở bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào con người cần xử lý thông tin thì ở đó có chỗ cho CNTT.
- truyền tải thông tin (bao gồm mạng internet, phát hành, xuất bản, phát thanh truyền hình, phương tiện thông tin đại chúng.
- xử lý thông tin (gồm biên tập, trình bày, phát triển phần mềm, quản lý, xử lý dữ liệu, phân tích hỗ trợ ra quyết định, v.v.
- và lưu giữ thông tin (gồm thư viện điện tử, cơ sở dữ liệu, v.v.
- Ứng dụng công nghệ thông tin là việc sử dụng CNTT vào các hoạt động thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh và các hoạt động khác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của các hoạt động này.
- Ứng dụng CNTT là một nhân tố quan trọng nhằm đẩy nhanh quá trình toàn cầu hoá.
- Mạng Internet làm cho thế giới ngày càng trở nên nhỏ bé, tri thức và thông tin không biên giới làm cho hoạt động kinh tế vượt ra khỏi phạm vi quốc gia và trở thành hoạt động mang tính toàn cầu.
- Với những thành tựu và khả năng ứng dụng rộng rãi của CNTT, viễn thông và mạng Internet, v.v.
- Một số hình thức ứng dụng CNTT chủ yếu.
- Mạng thông tin: là môi trường lý tưởng cho sự sáng tạo, là phương tiện quan trọng để quảng bá và nhân nhanh vốn tri thức - động lực của sự phát triển, thúc đẩy dân chủ trong xã hội, phát triển năng lực con người, v.v.
- Thương mại điện tử (E-Commerce): là các giao dịch tài chính và thương mại bằng phương tiện điện tử thông qua ứng dụng CNTT.
- Chính phủ điện tử đang trở thành mô hình phổ biến đối với nhiều quốc gia, cung cấp dịch vụ, thông tin trực tuyến cho mọi người dân, doanh nghiệp một cách nhanh chóng, thuận lợi ở khắp mọi nơi, mọi lúc.
- Ứng dụng CNTT trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng: An ninh, quốc phòng cũng có những thay đổi cơ bản do tác động của CNTT.
- Xuất hiện những hệ thống “siêu xa lộ thông tin” liên kết hàng trăm triệu người trong từng quốc gia cũng như trong phạm vi khu vực và toàn cầu.
- Xây dựng “kết cấu hạ tầng về thông tin” làm nền móng cho một “xã hội thông tin” trong những năm cuối của thế kỷ XX đã trở thành hiện thực, và được xác định trong chính sách của nhiều nước trên thế giới.
- Trong số những thay đổi đang diễn ra ngày càng nhanh, mạnh trong xã hội thông tin ngày nay, những phát minh về công nghệ, khả năng ứng dụng CNTT và truyền thông trong các hoạt động đa dạng của tổ chức và doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng tác động tới sự thay đổi đang diễn ra trong các tổ chức.
- Xu hướng 4, sử dụng các thông tin số hoá và đa phương tiện ngày càng trở lên phổ biến.
- Thông tin số hóa ngày càng hỗ trợ đắc lực cho các hoạt động đa dạng khác nhau của tổ chức và doanh nghiệp.
- Thập kỷ 90 của thế kỷ XX chứng kiển một bước tiến mạnh trong phát triển CNTT tại Việt Nam, việc ứng dụng CNTT vào các ngành, các lĩnh vực bước đầu được quan tâm và đầu tư mạnh mẽ, đặc biệt là tại các cơ quan hành chính nhà nước từ Trung ương tới địa phương.
- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật CNTT được đầu tư xây dựng, mạng internet được đưa vào khai thác sử dụng, các cơ quan hành chính nhà nước được quan tâm đầu tư phát triển ứng dụng CNTT, cùng với đó là hệ thống các trường đào tạo, các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực cho CNTT được mở rộng, bước đầu xây dựng hệ thống văn bản pháp lý cho ứng dụng và phát triển CNTT.
- Đến nay, ứng dụng CNTT đã trở thành yếu tố quyết định cho sự phát triển của một số ngành kinh tế trọng yếu như ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, du lịch, viễn thông, hàng không, v.v.
- Ứng dụng CNTT đã tương đối phổ biến trong hệ thống các cơ quan Đảng và Nhà nước, tại các địa phương, trong quốc phòng và an ninh.
- Ứng dụng của công nghệ thông tin 1.2.1.
- Trong hoạt động quản lý của tổ chức Ứng dụng CNTT trong quản lý của tổ chức là việc sử dụng CNTT vào các hoạt động của tổ chức nhằm phát huy hiệu quả các hoạt động lãnh đạo, quản lý điều hành và các hoạt động chuyên môn của tổ chức.
- Những hệ thống như quản lý ngân hàng, quản lý tài chính kế toán, quản lý tài sản, quản lý nhân sự, quản lý văn bản hồ sơ hành chính một cửa, quản lý giao thông, quản lý dân cư,… đều là những ứng dụng CNTT trong lĩnh vực quản lý.
- Các hoạt động quản lý rất đa dạng nhưng có một đặc điểm chung đó là phải xử lý một khối lượng thông tin lưu trữ lớn (hồ sơ, tài liệu.
- Thông thường, đối với một hoạt động ứng dụng CNTT trong quản lý của tổ chức, cần thực hiện những công việc sau.
- Các hoạt động cập nhật có thể là thêm các đối tượng mới, sửa thông tin về một đối tượng phù hợp với tình trạng thực tế, hay xóa một đối tượng không còn sử dụng khỏi CSDL.
- Khai thác tra cứu là nhằm tìm ra các thông tin vốn có trong CSDL theo một tiêu chuẩn nào đó.
- để làm điều này người ta phải lập ra các chương trình, nó sẽ truy cập tới cơ sở dữ liệu để xử lý, trích lọc thông tin và có báo cáo kết quả tra cứu.
- 6 - Mục đích cuối cùng của các hệ thống thông tin quản lý là hỗ trợ cho quá trình ra quyết định của một tổ chức hay cá nhân.
- Trong hoạt động quản lý của doanh nghiệp Ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp là việc đưa CNTT vào các hoạt động của doanh nghiệp nhằm tối đa hóa các hoạt động điều hành, sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.
- Sự phát triển và ứng dụng của Internet đã làm thay đổi mô hình và cách thức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chuyển dần các giao dịch truyền thống sang giao dịch điện tử, ảnh hưởng đến vị trí, vai trò và cả nhu cầu của các bên hữu quan (khách hàng, nhà cung cấp, nhà đầu tư…) đến hoạt động của doanh nghiệp.
- Việc tin học hoá các hoạt động quản lý của doanh nghiệp thông qua việc ứng dụng các hệ thống quản lý cùng với việc chia sẻ một cách “cởi mở” các tài nguyên thông tin đòi hỏi các nhà quản lý phải có những thay đổi phù hợp trong cơ cấu tổ chức, phương pháp quản lý doanh nghiệp để đáp ứng trong điều kiện mới.
- Nhìn chung khi ứng dụng CNTT, cụ thể là các hệ thống thông tin, doanh nghiệp đều nhằm đến các mục tiêu từ thấp đến cao sau đây: hỗ trợ cho các hoạt động tác nghiệp, hỗ trợ cho việc ra các quyết định quản lý, và hỗ trợ việc xây dựng các chiến lược nhằm đạt lợi thế cạnh tranh,… 7

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt