« Home « Kết quả tìm kiếm

Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Thái Nguyên.


Tóm tắt Xem thử

- TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Tài chính – ngân hàng là một ngành có vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế của một quốc gia, kích thích, ổn định, duy trì sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế.
- Nhận thức được điều đó, hiện nay các Ngân hàng ở Việt Nam đều đã có những biện pháp tích cực của riêng mình để phát triển như tăng quy mô, tăng số lượng chi nhánh ở các địa phương, tăng chất lượng dịch vụ.
- Ngân hàng Đầu tư và phát triển Thái Nguyên là một trong những ngân hàng chiếm được thị phần lớn trên địa bàn nhưng với sự cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì để có thể đứng vững trên thị trường, tăng khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác thì nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ là một vấn đề đặc biệt quan trọng, mang tính cấp thiết.
- Đề tài: “Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Thái Nguyên” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Đề tài được lựa chọn nghiên cứu nhằm mục đích phát triển sản phẩm dịch vụ tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Thái Nguyên.
- qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng trong điều kiện của nền kinh tế thị trường hiện nay.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về sản phẩm dịch vụ trong các ngân hàng thương mại.
- Vận dụng cơ sở lý luận để phân tích thực trạng cung ứng sản phẩm dịch vụ tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Thái Nguyên.
- Đề xuất một số giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Thái Nguyên.
- ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đề tài tập trung nghiên cứu sản phẩm dịch vụ tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Thái Nguyên.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn trong việc nghiên cứu sản phẩm dịch vụ tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Thái Nguyên trong 03 năm gần đây.
- TÊN VÀ KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI Tên đề tài: “Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Thái Nguyên” Kết cấu của đề tài: Ngoài phần Mở đầu.
- Đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về sản phẩm dịch vụ của ngân hàng thương mại.
- Chương 2: Thực trạng cung ứng sản phẩm dịch vụ tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Thái Nguyên.
- Chương 3: Các giải pháp nhằm phát triển sản phẩm dịch vụ tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Thái Nguyên.
- NHỮNG VẤN ĐỂ CƠ BẢN VỀ SẢN PHẨM DỊCH VỤ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ CÁC SẢN PHẨM DỊCH VỤ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.1.Khái niệm ngân hàng thương mại Nguồn gốc ra đời của ngân hàng thương mại (NHTM) là từ những người thợ kim hoàn ở London (Anh) thế kỉ XVII.
- Nghiệp vụ truyền thống của ngân hàng: nhận gửi và cho vay đã ra đời như vậy.
- Căn cứ vào tính chất và mục đích hoạt động, Luật ngân hàng của Pháp năm 1941 định nghĩa.
- Ngân hàng là những xí nghiệp hay cơ sở hành nghề thường xuyên nhận của công chúng dưới hình thức kí thác số tiền mà họ dùng cho chính họ vào các nghiệp vụ chứng khoán, tín dụng hay dịch vụ tài chính.
- Hay như Luật ngân hàng của Ấn Độ năm 1950 được bổ sung vào năm 1959 đã nêu.
- Ngân hàng là cơ sở nhận các khoản tiền kí thác, để cho vay hay tài trợ đầu tư”.
- Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh Dương Minh Tuấn Lớp CH QTKD - 2009 4 Theo Luật tổ chức tín dụng, điều 20 chương 1 định nghĩa “Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức được thực hiện một số hoạt động ngân hàng như là nội dung kinh doanh thường xuyên, nhưng không được nhận tiền gửi không kỳ hạn, không làm dịch vụ thanh toán”.
- Cơ sở về sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng thương mại 1.1.2.1.
- Khái niệm về sản phẩm dịch vụ Ngành ngân hàng không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội, nên được xếp vào ngành dịch vụ.
- Tuy nhiên, hoạt động ngân hàng được chia làm hai loại có tính chất khác nhau là: Hoạt động nghiệp vụ (hoạt động kinh doanh tiền tệ) và dịch vụ ngân hàng.
- Những hoạt động mà ngân hàng đi tìm kiếm vốn hoặc cung ứng vốn cho khách hàng gọi chung là hoạt động kinh doanh tiền tệ và gọi tắt là nghiệp vụ ngân hàng.
- Dịch vụ ngân hàng là những dịch vụ thuộc lĩnh vực tài chính, do ngân hàng cung cấp cho khách hàng của mình, bao gồm các nhân tố hiện hữu, giải quyết các mối quan hệ với khách hàng hoặc tài sản mà khách hàng sở hữu với người cung cấp, mà không có sự chuyển giao quyền sở hữu.
- Cấu trúc của sản phẩm dịch vụ ngân hàng Sản phẩm dịch vụ của ngân hàng là một tập hợp các đặc điểm, tính năng, công dụng do ngân hàng tạo ra và cung cấp cho khách hàng để thỏa mãn những nhu cầu, mong muốn nhất định nào đó của khách hàng trên thị trường tài chính.
- Mỗi sản phẩm dịch vụ ngân hàng được cấu thành bởi 3 cấp độ : Phần sản phẩm cốt lõi, phần sản phẩm hữu hình và phần sản phẩm bổ sung.
- Cấp độ thứ nhất: Phần sản phẩm cốt lõi Là phần thường đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của khách hàng, là giá trị thiết yếu mà ngân hàng bán cho khách hàng.
- Nhiệm vụ của các nhà thiết kế sản phẩm dịch vụ của ngân hàng là phải xác định được nhu cầu thiết yếu của khách Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh Dương Minh Tuấn Lớp CH QTKD - 2009 5hàng đồi với từng sản phẩm dịch vụ để từ đó thiết kế được phần cốt lõi của sản phẩm sao cho phù hợp với nhu cầu chính yếu nhất của khách hàng.
- Cấp độ 2: Phần sản phẩm hữu hình Đây là phần cụ thể của sản phẩm dịch vụ ngân hàng như: Tên gọi, biểu tượng, đặc điểm, điều kiện sử dụng.
- Các NHTM thường hoàn thiện sản phẩm bằng cách tăng tính hữu hình của sản phẩm dịch vụ nhằm tạo ra sự khác biệt, tính độc đáo để tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường.
- Chúng làm cho sản phẩm dịch vụ ngân hàng hoàn thiện hơn, thỏa mãn được nhiều và cao hơn nhu cầu, mong muốn của khách hàng, tạo ra sự khác biệt nổi bật so với đối thủ cạnh tranh.
- Đây là yếu tố cạnh tranh mạnh mẽ giữa các ngân hàng bởi tính linh hoạt và khả năng phát triển của nó.
- Như vậy, khi triển khai một sản phẩm dịch vụ, các ngân hàng phải xác định được nhu cầu cốt lõi của khách hàng mà sản phẩm dịch vụ ngân hàng thỏa mãn, tạo được hình ảnh cụ thể của sản phẩm để vừa kích thích nhu cầu mong muốn của khách hàng, vừa làm cơ sở để khách hàng có thể phân biệt lựa chọn giữa các ngân hàng.
- Cần tìm cách không ngừng gia tăng các tiện ích và lợi ích của sản phẩm để thỏa mãn một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng hơn đối thủ cạnh tranh – yếu tố thành công của kinh doanh ngân hàng hiện đại .
- Các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng thương mại Ngân hàng thực hiện rất nhiều các nghiệp vụ khác nhau, trong đó có thể kể đến một số hoạt động cơ bản như sau: 1.1.3.1.
- Nhận tiền gửi Đây là một trong những nghiệp vụ quan trọng nhất đối với hoạt động kinh doanh của một ngân hàng thương mại.
- Hoạt động nhận tiền gửi giúp ngân hàng có Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh Dương Minh Tuấn Lớp CH QTKD - 2009 6được nguồn vốn để từ đó thực hiện các hoạt động kinh doanh khác, đặc biệt là nghiệp vụ cho vay.
- Cho vay được coi là hoạt động sinh lời cao, do đó các ngân hàng đã tìm kiếm mọi cách để huy động nguồn vốn cho vay.
- Khách hàng có những khoản tiền nhàn rỗi tạm thời chưa có nhu cầu sử dụng có thể gửi vào ngân hàng trong thời gian ngắn hoặc dài tùy nhu cầu dự kiến sử dụng trong tương lai.
- Một nguồn vốn khác là lượng tiền trên các tài khoản tiền gửi giao dịch mà ngân hàng có thể sử dụng trong thời gian khách hàng chưa cần sử dụng đến.
- Cho vay - Chiết khấu Ngay ở thời kỳ đầu, các ngân hàng đã chiết khấu thương phiếu mà thực tế là cho vay đối với các doanh nhân địa phương, những người bán các khoản nợ (khoản phải thu) của các khách hàng cho NH để lấy tiền mặt.
- Ngày nay, không chỉ dừng lại ở chiết khấu thương phiếu phát sinh trong quan hệ tín dụng thương mại, các ngân hàng thương mại còn chiết khấu các giấy nợ ngắn hạn khác đang còn thời hạn thanh Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh Dương Minh Tuấn Lớp CH QTKD - 2009 7toán.
- Qua nghiệp vụ này các ngân hàng thu được lãi chiết khấu, còn khách hàng được đáp ứng nhu cầu về vốn.
- Cho vay thương mại Thay vì tài trợ gián tiếp dưới hình thức chiết khấu, các ngân hàng còn cho vay trực tiếp đối với các khách hàng (là người mua) giúp họ có vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh.
- Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, các ngân hàng bắt đầu dựa nhiều hơn vào tiền gửi của khách hàng để tài trợ cho những món vay thương mại lớn.
- Sự cạnh tranh khốc liệt trong việc giành giật tiền gửi và cho vay đã buộc các ngân hàng phải hướng tới người tiêu dùng như là một trong những loại hình tín dụng có mức tăng trưởng nhanh nhất.
- Dịch vụ cho thuê tài chính Rất nhiều ngân hàng tích cực cho khách hàng kinh doanh quyền lựa chọn mua các thiết bị, máy móc cần thiết thong qua hợp đồng thuê mua, trong đó ngân hàng mua thiết bị và cho khách hàng thuê.
- Các ngân hàng phát triển nghiệp vụ này để phục vụ cho những khách hàng không đủ điều kiện vay như một Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh Dương Minh Tuấn Lớp CH QTKD - 2009 8biện pháp đảm bảo an toàn vốn do tài sản trong thời gian thuê vẫn thuộc quyền sở hữu của ngân hàng.
- Trong mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng, ngoài những nghiệp vụ tín dụng, nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt đóng vai trò cực kì quan trọng.
- Do vậy, ngân hàng cần phải sử dụng các công cụ thanh toán một cách thuận tiện, hữu hiệu và chính xác.
- Để nhằm thực hiện tốt hoạt động thanh toán cho khách hàng, các ngân hàng thương mại thường sử dụng các phương tiện thanh toán sau.
- Hình thức này được sử dụng phổ biến trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.
- Ủy nhiệm thu: Ủy nhiệm thu là giấy đòi tiền do người thụ hưởng lập gửi cho ngân hàng để ủy nhiệm cho ngân hàng thu hộ tiền hàng hóa, dịch vụ đã cung ứng.
- Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh Dương Minh Tuấn Lớp CH QTKD - 2009 9- Thẻ thanh toán: Thẻ thanh toán do ngân hàng phát hành và bán cho khách hàng sử dụng để trả tiền hàng hóa, dịch vụ, các khoản thanh toán khác và rút tiền mặt tại các ngân hàng đại lý hay các quầy trả tiền mặt tự động.
- Ngân phiếu thanh toán dùng để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ, trả nợ vay ngân hàng, nộp ngân sách, gửi vào tài khoản tiền gửi ngân hàng.
- Dịch vụ bảo lãnh Bảo lãnh ngân hàng là sự cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng với bên có quyền về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ cam kết với bên nhận bảo lãnh.
- Căn cứ vào mục đích, bảo lãnh ngân hàng gồm các loại sau.
- Dịch vụ ủy thác Các ngân hàng đã thực hiện quản lý tài sản và quản lý hoạt động tài chính cho cá nhân và doanh nghiệp thương mại.
- Theo đó, ngân hàng sẽ thu phí trên cơ sở giá trị của tài sản hay quy mô vốn quản lý.
- Hầu hết các ngân hàng đều cung cấp cả hai loại: Dịch vụ ủy thác thông thường cho cá nhân, hộ gia đình và ủy thác thương mại cho các doanh nghiệp.
- Ngân hàng sẽ quản lý và đầu tư khoản tiền đó cho đến khi khách hàng cần.
- Thậm chí phổ biến hơn, các ngân hàng đóng vai trò là người được ủy thác trong di chúc, quản lý tài sản cho khách hàng đã qua đời bằng cách công bố tài sản, bảo quản các tài sản thừa kế.
- Trong những năm gần đây, nhờ có khả năng ứng dụng các thành tựu khoa học, đặc biệt là hệ thống thông tin rộng lớn, nhanh chóng, chính xác, đảm bảo bí mật đã giúp đỡ các ngân hàng thương mại phát triển nhanh chóng dịch vụ tư vấn để đáp ứng các nhu cầu tư vấn của khách hàng.
- Qua dịch vụ này, ngân hàng cung cấp cho khách hàng của họ những lời khuyên tốt nhất, những hiểu biết sâu sắc nhất về những lĩnh vực mà khách hàng yêu cầu.
- Tuy nhiên với ưu thế hoạt động trong lĩnh vực tài chính, chủ yếu các dịch vụ tư vấn của ngân hàng là tư vấn về tài chính.
- Tuy nhiên, tùy theo quy định của từng quốc gia cũng giới hạn các ngân hàng thực hiện dịch vụ này như phải thành lập công ty bảo hiểm trực thuộc ngân hàng hoặc chỉ cung cấp bảo hiểm theo một tỷ lệ nhất định với vốn chủ sở hữu ngân hàng.
- Dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán Các ngân hàng có khuynh hướng đa năng trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính trọn gói cho khách hàng, trong đó có dịch vụ môi giới.
- Dịch vụ môi giới được phát sinh nhờ các ngân hàng thương mại có lợi thế thông tin tài chính, do vậy cung cấp cho khách hàng cơ hội mua cổ phiếu, trái phiếu và các chứng khoán khác.
- Dịch vụ đại lý Nhiều ngân hàng trong quá trình hoạt động không thể thiết lập chi nhánh hoặc văn phòng ở nhiều nơi.
- Do vậy, các ngân hàng (thường là những ngân hàng thương mại lớn) cung cấp dịch vụ ngân hàng đại lý cho các ngân hàng khác như thanh toán hộ, phát hành hộ các chứng chỉ tiền gửi, là ngân hàng đầu mối trong đồng tài trợ.
- Bên cạnh những dịch vụ kể trên, ngân hàng còn có các dịch vụ khác như cung cấp các kế hoạch hưu trí, cung cấp các dịch vụ quỹ tương hỗ và trợ cấp, cung cấp các dịch vụ của ngân hàng quốc tế….
- Bảo quản vật có giá Ngay từ thời Trung Cổ, các ngân hàng đã bắt đầu thực hiện việc lưu giữ vàng và các vật có giá khác cho khách hàng trong kho bảo quản.
- Một điều hấp dẫn là các giấy chứng nhận do ngân hàng ký phát cho khách hàng (ghi nhận về các tài sản đang được lưu giữ) có thể được lưu hành như tiền – đó là hình thức đầu tiên về sec và thẻ tín dụng.
- Ngày nay, nghiệp vụ bảo quản vật có giá cho khách hàng thường do phòng “Bảo Quản” của ngân hàng thực hiện.
- Các ngân hàng thực hiện dịch vụ này với mục đích.
- Khái niệm phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng thương mại Phát triển dịch vụ ngân hàng là hình thức đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng cung cấp bao gồm phát triển chủng loại dịch vụ cung cấp, mở rộng phạm vi và dung lượng thị trường cung cấp nhằm mục đích phân tán rủi ro, nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
- Đây là dịch vụ ngân hàng mới đối với cả ngân hàng và thị trường.
- Nếu khách hàng cho rằng: dịch vụ này khác đáng kể so với dịch vụ hiện có của ngân hàng thương mại khác thì nó sẽ được coi là dịch vụ mới.
- Nhằm giảm thiểu sai sót, tạo sự hài lòng và đáp ứng các kỳ vọng của người sử dụng cũng như giảm thiểu rủi ro cho các ngân hàng, nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng.
- Khi giữa các ngân hàng không có sự phân biệt về đa dạng hóa loại hình dịch vụ thì chất lượng dịch vụ là yếu tố quyết định sự thành công của mỗi ngân hàng.
- Vì vậy, ngay từ đầu các ngân hàng phải có kế hoạch và chiến lược ngày càng củng cố và hoàn thiện các hoạt động dịch vụ trên cơ sở cung ứng cho khách hàng các sản phẩm tiện ích, nhanh chóng, thuận tiện, chi phí Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh Dương Minh Tuấn Lớp CH QTKD - 2009 14hợp lý trên cơ sở đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng và tuân thủ các quy định của pháp luật.
- Phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng hướng tới mở rộng khả năng “cung” dịch vụ ngân hàng, đồng thời góp phần kích “cầu” về dịch vụ ngân hàng của nền kinh tế.
- Hiện nay hầu hết các ngân hàng đều tập trung theo cả hai hướng là hoàn thiện các dịch vụ đã hiện có và nghiên cứu phát triển các dịch vụ mới.
- Sự cần thiết của việc phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng thương mại Ngân hàng là ngành cung ứng dịch vụ đặc biệt đối với dân cư và nền kinh tế, sự tồn tại của ngân hàng gắn với sự tồn tại của các dịch vụ do ngân hàng cung ứng.
- Do vậy phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng là hết sức cần thiết nhằm góp phần củng cố ngân hàng lớn mạnh, nâng cao vị thế của ngành ngân hàng đối với nền kinh tế, khẳng định lòng tin trong dân chúng và tự tin trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
- Từ yêu cầu của nền kinh tế - Dịch vụ ngân hàng thúc đẩy nền kinh tế theo xu hướng nền kinh tế trí thức.
- Dịch vụ ngân hàng ngày nay càng sử dụng nhiều thành tựu của công nghệ thông tin.
- Để phát triển các dịch vụ thẻ ATM, dịch vụ Internet Banking, Home Banking, các ngân hàng phải trang bị các thiết bị hiện đại như: Máy rút tiền tự động (ATM), máy đọc thẻ(POS), mạng trực tuyến, Websites,… Mặt khác dịch vụ ngân hàng là loại dịch vụ có chất lượng cao, đòi hỏi người cung cấp và khách hàng phải có kiến thức am hiểu nhất định mới có thể sử dụng và vận hành.
- Dịch vụ ngân hàng tạo điều kiện cho các ngành dịch vụ khác phát triển.
- Do đặc điểm dịch vụ ngân hàng liên quan sâu rộng đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực sản xuất và đời sống nên sự phát triển của dịch vụ ngân hàng thúc đẩy sự phát triển của các ngành, dịch vụ khác.
- Chẳng hạn, lĩnh vực xuất nhập khẩu sẽ bị hạn chế nếu dịch vụ thanh toán qua ngân hàng không thông suốt.
- Đó là nhu cầu về giao dịch cổ phiếu, tư vấn đầu tư, quản lý ngân quỹ,… Sự xuất hiện của các doanh nghiệp nước ngoài trong nền kinh tế như chất xúc tác, thúc đẩy sự ra đời và phát triển nhanh chóng nhu cầu thị trường về các dịch vụ ngân hàng.
- Từ yêu cầu đối với ngân hàng Phát triển dịch vụ ngân hàng trong bối cảnh hiện nay là một trong những bước cần thiết đối với ngân hàng thương mại.
- Sự cần thiết phát triển, dịch vụ ngân hàng xuất phát từ những lý do cụ thể sau.
- Phát triển dịch vụ của ngân hàng làm tăng thu nhập của ngân hàng.
- Từ trước đến nay, nguồn thu nhập chính của ngân hàng là từ lãi cho vay.
- Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, một ngân hàng không chỉ dựa vào nguồn thu từ tín

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt