You are on page 1of 22

BÀI TẬP LÝ THUYẾT ĂN MÒN ĐIỆN

HÓA
LÍ THUYẾT
1. Ăn mòn kim loại: là sự phá hủy kim loại do tác dụng của các chất trong môi
trường.
- Ăn mòn kim loại có 2 dạng chính: ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa.
2. Ăn mòn hóa học: là quá trình oxi hóa khử, trong đó các electron của kim loại được
chuyển trực tiếp đến các chất trong môi trường.
- Ăn mòn hóa học thường xảy ra ở những bộ phận của thiết bị lò đốt hoặc những
thiết bị thường xuyên phải tiếp xúc với hơi nước và khí oxi…
Kinh nghiệm: nhận biết ăn mòn hóa học, ta thấy ăn mòn kim loại mà không thấy
xuất hiện cặp kim loại hay cặp KL-C thì đó là ăn mòn kim loại.
3. Ăn mòn điện hóa: là quá trình oxi hóa khử, trong đó kim loại bị ăn mòn do tác
dụng của dung dịch chất điện li và tạo nên dòng electron chuyển dời từ cực âm đến
cực dương.
- Điều kiện để xảy ra ăn mòn điện hóa: phải thỏa mãn đồng thời 3 điều sau
+ Các điện cực phải khác nhau về bản chất
+ Các định cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau qua dây dẫn
+ Các điện cực cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li
- Ăn mòn điện hóa thường xảy ra khi cặp kim loại (hoặc hợp kim) để ngoài không
khí ẩm, hoặc nhúng trong dung dịch axit, dung dịch muối, trong nước không nguyên
chất…
4. Các biện pháp chống ăn mòn kim loại.
a. Phương pháp bảo vệ bề mặt
- Phủ lên bề mặt kim loại một lớp sơn, dầu mỡ, chất dẻo…
- Lau chùi, để nơi khô ráo thoáng
b. Phương pháp điện hóa
- Dùng một kim loại là “vật hi sinh” để bảo vệ vật liệu kim loại.
VD: Để bảo vệ vỏ tàu biển bằng thép, người ta gắn các lá Zn vào phía ngoài vỏ tàu ở
phần chìm trong nước biển (nước biển là dung dịch chất điện li). Kẽm bị ăn mòn, vỏ
tàu được bảo vệ.
Kinh nghiệm: những trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hóa thường gặp:
+ Kim loại – kim loại (Fe - Cu) kim loại mạnh bị ăn mòn (anot bị oxi hóa) kim loại
yếu được bảo vệ
+ Kim loại – phi kim (Fe - C thép)
+ Kim loại đẩy kim loại ra khỏi muối (Fe tác dụng dung dịch CuSO4).
+ Kim loại + dd axit và muối của kim loại đứng sau
CÂU HỎI LÝ THUYẾT THƯỜNG GẶP
Câu 1: (Trường THPT Chuyên Bảo Lộc - Lần 2 - 2015) Để chống ăn mòn cho
đường ống dẫn dầu bằng thép chôn dưới đất, người ta dùng phương pháp điện hoá.
Trong thực tế, người ta dùng kim loại nào sau đây làm điện cực hi sinh?
A. Zn. B. Sn. C. Cu. D. Na.
Câu 2: (Trường THPT Chuyên Long An - 2015) Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Thả một viên Fe vào dung dịch HCl.
(2) Thả một viên Fe vào dung dịch Cu(NO3)2.
(3) Thả một viên Fe vào dung dịch FeCl3.
(4) Nối một dây Ni với một dây Fe rồi để trong không khí ẩm.
(5) Đốt một dây Fe trong bình kín chứa đầy khí O2.
(6) Thả một viên Fe vào dung dịch chứa đồng thời CuSO4 và H2SO4 loãng.
Các thí nghiệm mà Fe không bị ăn mòn điện hóa học là
A. (1), (3), (4), (5). B. (2), (3), (4), (6).
C. (2), (4), (6). D. (1), (3), (5).
Câu 3 (Trường THPT Chuyên Vinh Lần 1 - 2015) Cho các hợp kim sau: Al – Zn
(1); Fe – Zn (2); Zn – Cu (3); Mg – Zn (4). Khi tiếp xúc với dung dịch axit
H2SO4 loãng thì các hợp kim mà trong đó Zn bị ăn mòn điện hóa học là
A. (3) và (4). B. (1), (2) và (3). C. (2), (3) và (4). D. (2) và (3).
Câu 4: (Trường THPT Diễn Châu 5 - 2015) Nếu vật làm bằng hợp kim Fe - Zn bị
ăn mòn điện hoá thì trong quá trình ăn mòn
A. sắt đóng vai trò anot và bị oxi hoá.
B. kẽm đóng vai trò anot và bị oxi hoá.
C. sắt đóng vai trò catot và ion H+ bị oxi hóa.
D. kẽm đóng vai trò catot và bị oxi hóa.
Câu 5: (Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc - 2015) Trong các trường hợp sau
trường hợp nào không xảy ra ăn mòn điện hoá
A. Nhúng thanh Cu trong dung dịch Fe2(SO4)3 có nhỏ một vài giọt dung dịch
H2SO4.
B. Sự ăn mòn vỏ tàu trong nước biển.
C. Nhúng thanh Zn trong dung dịch H2SO4 có nhỏ vài giọt CuSO4.
D. Sự gỉ của gang thép trong tự nhiên.
Câu 6: (Trường THPT Chuyên Bến Tre - 2015) Tiến hành 3 thí nghiệm như hình
vẽ sau:

Đinh sắt trong cốc nào sau đây bị ăn mòn nhanh nhất?
A. Cốc 2 B. Cốc 1
C. Cốc 3 D. Tốc độ ăn mòn như nhau
Câu 7: (Trường THPT Trí Đức - Hà Nội - 2015) Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho lá Fe vào dung dịch gồm CuSO4 và H2SO4 loãng;
(b) Đốt dây Fe trong bình đựng khí O2;
(c) Cho lá Cu vào dung dịch gồm Fe(NO3)3 và HNO3;
(d) Cho lá Zn vào dung dịch HCl;
Số thí nghiệm có xảy ra ăn mòn điện hóa là
A. 3 B. 2 C. 1 D. 4
Câu 8: (Trường THPT Hà Nội - Amsterdam - 2015) Cho các cặp kim loại nguyên
chất tiếp xúc trực tiếp với nhau: Fe và Pb; Fe và Zn; Fe và Sn; Fe và Ni. Khi nhúng
các cặp kim loại trên vào dung dịch axit, số cặp kim loại trong đó Fe bị phá huỷ trước

A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 9: (Trường THPT Lộc Ninh - 2015) Kim loại M bị ăn mòn điện hoá học khi
tiếp xúc với sắt trong không khí ẩm. M có thể là
A. Bạc. B. Đồng. C. Chì. D. Kẽm.
Câu 10: (Trường THPT Nguyễn Du - Nam Định - 2014) Tiến hành bốn thí nghiệm
sau:
- Thí nghiệm 1: Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3;
- Thí nghiệm 2: Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4;
- Thí nghiệm 3: Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3;
- Thí nghiệm 4: Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch HCl.
Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 11: (Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc - 2014) Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Thả một viên Fe vào dung dịch HCl.
(2) Thả một viên Fe vào dung dịch Cu(NO3)2.
(3) Thả một viên Fe vào dung dịch FeCl3.
(4) Nối một dây Ni với một dây Fe rồi để trong không khí ẩm.
(5) Đốt một dây Fe trong bình kín chứa đầy khí O2.
(6) Thả một viên Fe vào dung dịch chứa đồng thời CuSO4 và H2SO4 loãng.
Các thí nghiệm mà Fe không bị ăn mòn điện hóa học là
A. (1), (3), (5). B. (2), (3), (4), (6).
C. (2), (4), (6). D. (1), (3), (4), (5).
Câu 12. (Trường THPT Tĩnh Gia 2 - 2014) Sắt không bị ăn mòn điện hóa khi tiếp
xúc với kim loại nào sau đây trong không khí ẩm?
A. Zn B. Sn C. Ni D. Pb
Câu 13: (Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ - 2011) Có 6 dung dịch riêng biệt:
Fe(NO3)3, AgNO3, CuSO4, ZnCl2, Na2SO4, MgSO4. Nhúng vào mỗi dung dịch một
thanh Cu kim loại, số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là:
A. 3 B. 1 C. 4 D. 2
Câu 14: (Trường THPT Chuyên Sư Phạm Hà Nội - 2013) Cho các cặp kim loại
tiếp xúc trực tiếp Fe-Pb, Fe-Zn, Fe-Sn, Fe-Ni, Fe-Cu, nhúng từng cặp kim loại vào
dung dịch axit. Số cặp kim loại mà Fe bị ăn mòn trước là:
A. 3 B. 4 C. 1 D. 2
Câu 15: (Trường THPT Chuyên Vinh - Lần 3 - 2014) Quá trình xảy ra trong pin
điện hóa Fe - Cu và quá trình xảy ra khi nhúng thanh hợp kim Fe - Cu vào dung dịch
HCl có đặc điểm chung là
A. đều có khí H2 thoát ra trên bề mặt kim loại Cu.
B. kim loại Cu bị ăn mòn điện hóa học.
C. kim loại Fe chỉ bị ăn mòn hóa học.
D. kim loại Fe đều bị ăn mòn điện hóa học.
Câu 16: (Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc - 2014) Trường hợp xảy ra ăn mòn
điện hóa là
A. Nhúng thanh Fe vào dung dịch chứa hỗn hợp H2SO4 loãng và lượng nhỏ CuSO4.
B. Nhúng thanh Fe vào dung dịch hỗn hợp Fe2(SO4)3 và H2SO4 loãng.
C. Nhúng thanh Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3.
D. Nhúng thanh Fe vào dung dịch H2SO4 loãng.
Câu 17: (Trường THPT Nguyễn Thần Hiến - Kiên Giang - 2014) Tiến hành bốn
thí nghiệm sau :
- Thí nghiệm 1: Nhúng thanh Zn vào dung dịch FeCl3 (dư);
- Thí nghiệm 2: Nhúng thanh Zn vào dung dịch CuSO4;
- Thí nghiệm 3: Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3;
- Thí nghiệm 4: Cho thanh Zn tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch HCl
Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là
A. 1 B. 2 C. 4 D. 3
Câu 18: (Trường THPT Đoàn Thượng - 2014) Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện
hóa trong các thí nghiệm sau là bao nhiêu?
1. Nhúng thanh Zn vào dung dịch AgNO3.
2. Cho vật bằng gang vào dung dịch HCl.
3. Cho Na vào dung dịch CuSO4.
4. Để miếng tôn (Fe trắng Zn) có vết xước sâu ngoài không khí ẩm
5. Cho đinh sắt vào dung dịch H2SO4 2M.
6. Cho Mg vào dung dịch FeCl3 dư
A. 3 B. 2 C. 4 D. 5
Câu 19: (Đại học khối A - 2009) Cho các hợp kim sau: Cu–Fe (I); Zn–Fe (II); Fe–
C (III); Sn–Fe (IV). Khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì các hợp kim mà trong
đó Fe đều bị ăn mòn trước là:
A. I, II và III. B. I, II và IV. C. I, III và IV. D. II, III và IV.
Câu 20: (Đại học khối A - 2008) Biết rằng ion Pb2+ trong dung dịch oxi hóa được Sn.
Khi nhúng hai thanh kim loại Pb và Sn được nối với nhau bằng dây dẫn điện vào một
dung dịch chất điện li thì
A. cả Pb và Sn đều bị ăn mòn điện hóa
B. cả Pb và Sn đều không bị ăn mòn điện hóa
C. chỉ có Pb bị ăn mòn điện hóa
D. chỉ có Sn bị ăn mòn điện hóa
Câu 21: (Đại học khối B - 2007) Có 4 dung dịch riêng biệt:
a) HCl, b) CuCl2, c) FeCl3, d) HCl có lẫn CuCl2. Nhúng vào mỗi dung dịch một
thanh Fe nguyên chất. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là
A.0. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 22. (Đại học khối B - 2008) Tiến hành bốn thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3;
- Thí nghiệm 2: Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4;
- Thí nghiệm 3: Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3;
- Thí nghiệm 4: Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch HCl.
Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là
A. 1 B. 2 C. 4 D. 3
Câu 23: (Trường THPT Lý Thái Tổ - 2014) Có 4 dung dịch riêng biệt: CuSO4,
ZnCl2, FeCl3, AgNO3. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Ni. Số trường hợp xuất
hiện ăn mòn điện hoá là

1. A. 2 B. 3 C. 4 D. 1

Câu 24: (Trường THPT Đức Hòa - Long An - 2015) Trường hợp nào dưới đây, kim
loại không bị ăn mòn điện hóa?
A. Đốt Al trong khí Cl2.
B. Để gang ở ngoài không khí ẩm.
C. Vỏ tàu làm bằng thép neo đậu ngoài bờ biển
D. Fe và Cu tiếp xúc trực tiếp cho vào dung dịch HCl.
Câu 25: (Trường THPT Trí Đức - Hà Nội - 2015) Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho lá Fe vào dung dịch gồm CuSO4 và H2SO4 loãng;
(b) Đốt dây Fe trong bình đựng khí O2;
(c) Cho lá Cu vào dung dịch gồm Fe(NO3)3 và HNO3;
(d) Cho lá Zn vào dung dịch HCl;
Số thí nghiệm có xảy ra ăn mòn điện hóa là
A. 3 B. 2 C. 1 D. 4
Câu 26: (Cao đẳng khối A - 2013): Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là khử ion kim loại thành nguyên tử kim
loại.
B. Bản chất của ăn mòn kim loại là quá trình oxi hóa - khử.
C. Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử.
D. Ăn mòn hóa học phát sinh dòng điện.
Câu 27: (Cao đẳng - 2012): Tiến hành các thí nghiệm sau:
a. Cho lá Fe vào dung dịch gồm CuSO4 và H2SO4 loãng;
b. Đốt dây Fe trong bình đựng khí O2;
c. Cho lá Cu vào dung dịch gồm Fe(NO3)3 và HNO3;
d. Cho lá Zn vào dung dịch HCl;
Số thí nghiệm có xảy ra ăn mòn điện hóa là
A. 3 B. 2 C. 1 D. 4
Câu 28: (Trường THPT Đinh Chương Dương - 2015) Trường hợp nào sau đây kim
loại bị ăn mòn điện hoá học?
A. Cho kim loại Zn nguyên chất vào dung dịch HCl
B. Cho kim loại Cu nguyên chất vào trong dung dịch HNO3 loãng
C. Thép cacbon để trong không khí ẩm
D. Đốt dây sắt nguyên chất trong khí O2
Câu 29: (Trường THPT Hải Lăng - Quảng Trị - 2015) Khi vật bằng gang, thép bị
ăn mòn điện hóa trong không khí ẩm, nhận định nào sau đây là nhận định đúng:
A. Tinh thể cacbon là cực âm xảy ra quá trình oxi hóa
B. Tinh thể cacbon là cực dương, xảy ra quá trình oxi hóa
C. Tinh thể sắt cực dương xảy ra quá trình khử
D. Tinh thể sắt là cực âm xảy ra quá trình oxi hóa
Câu 30: (Trường THPT Chuyên Tuyên Quang - 2015) Tiến hành các thí nghiệm
sau:
- Ngâm một lá đồng trong dung dịch AgNO3.
- Ngâm một lá kẽm trong dung dịch HCl loãng.
- Ngâm một lá nhôm trong dung dịch NaOH.
- Ngâm ngập một đinh sắt được quấn một đoạn dây đồng trong dung dịch NaCl.
- Để một vật bằng gang ngoài không khí ẩm.
- Ngâm một miếng đồng vào dung dịch Fe2(SO4)3.
Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa là
A. 4. B. 2 C. 3. D. 1.
Câu 31: (Trường THPT Lê Văn Hưu - 2014) Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Thả một viên Fe vào dung dịch HCl.
(2) Thả một viên Fe vào dung dịch Cu(NO3)2.
(3) Thả một viên Fe vào dung dịch FeCl3.
(4) Nối một dây Ni với một dây Fe rồi để trong không khí ẩm.
(5) Đốt một dây Fe trong bình kín chứa đầy khí O2.
(6) Thả một viên Fe vào dung dịch chứa đồng thời CuSO4 và H2SO4 loãng.
Trong các thí nghiệm trên thì thí nghiệm mà Fe không bị ăn mòn điện hóa học là
A. (2), (3), (4), (6). B. (1), (3), (4), (5).
C. (2), (4), (6). D. (1), (3), (5).
Câu 32: (Trường THPT Quỳnh Lưu 1 - Lần 1 - 2014) Vật làm bằng hợp kim Zn-
Cu trong môi trường không khí ẩm (hơi nước có hoà tan O2) đã xảy ra quá trình ăn
mòn điện hoá. Tại anot xảy ra quá trình
A. Khử O2 B. Khử Zn C. Ôxi hoá Cu D. Ôxi hoá Zn
Câu 33: (Trường THPT Quỳnh Lưu 1 - Lần 2 - 2014) Thanh sắt nguyên chất và sợi
dây thép thường cho vào dung dịch giấm ăn. Thanh sắt và sợi dây thép sẽ bị ăn mòn
theo kiểu:
A. Điện hoá
B. Đều không bị ăn mòn
C. Thanh sắt bị ăn mòn hóa học, sợi dây thép bị ăn mòn điện hoá
D. Hoá học
Câu 34: (Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ - Lần 3 - 2015) Trường hợp nào sau
đây, kim loại bị ăn mòn điện hóa học?
A. Đốt dây sắt trong khí oxi khô.
B. Kim loại sắt trong dung dịch HNO3 loãng.
C. Kim loại kẽm trong dung dịch HCl.
D. Thép cacbon để trong không khí ẩm.
Câu 35: (Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm - Gia Lai - Lần 1 - 2015) Cho các
hợp kim sau: Al – Zn (1); Fe – Zn (2); Zn – Cu (3); Mg – Zn (4). Khi tiếp xúc với
dung dịch axit H2SO4 loãng thì các hợp kim mà trong đó Zn bị ăn mòn điện hóa học là
A. (3) và (4). B. (1), (2) và (3). C. (2), (3) và (4). D. (2) và (3).
Câu 36: (Trường THPT Phan Đăng Lưu - 2015) “Ăn mòn kim loại” là sự phá huỷ
kim loại do:
A. Tác dụng hoá học của môi trường xung quanh.
B. Kim loại tác dụng với dung dịch chất điện ly tạo nên dòng diện.
C. Kim loại phản ứng hoá học với chất khí hoặc hơi nước ở nhiệt độ cao.
D. Tác động cơ học.
Câu 37: (Trường THPT Chuyên Vinh - Lần 2 - 2015) Ngâm một lá Zn tinh khiết
trong dung dịch HCl, sau đó thêm vài giọt dung dịch CuSO4 vào. Trong quá trình thí
nghiệm trên
A. chỉ xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa học.
B. lúc đầu xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa học sau đó xảy ra thêm hiện tượng
ăn mòn hóa học.
C. lúc đầu xảy ra hiện tượng ăn mòn hóa học sau đó xảy ra thêm hiện tượng ăn
mòn điện hóa học.
D. chỉ xảy ra hiện tượng ăn mòn hóa học.
Câu 38: (Trường THPT Chuyên Vinh - Lần 2 - 2015) Tiến hành các thí nghiệm
sau:
- TN 1: Cho hơi nước đi qua ống đựng bột sắt nung nóng.
- TN 2: Cho đinh sắt nguyên chất vào dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ thêm vài giọt
dung dịch CuSO4.
- TN 3: Cho từng giọt dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.
- TN 4: Để thanh thép (hợp kim của sắt với cacbon) trong không khí ẩm.
- TN 5: Nhúng lá kẽm nguyên chất vào dung dịch CuSO4.
Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hoá học là:
A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.
Câu 39: (Trường THPT Diễn Châu 5 - 2015) Nếu vật làm bằng hợp kim Fe-Zn bị
ăn mòn điện hoá thì trong quá trình ăn mòn
A. sắt đóng vai trò anot và bị oxi hoá.
B. kẽm đóng vai trò anot và bị oxi hoá.
C. sắt đóng vai trò catot và ion H+ bị oxi hóa.
D. kẽm đóng vai trò catot và bị oxi hóa.
Câu 40: (Trường THPT Nguyễn Thông - Vĩnh Long - 2015) Trường hợp nào sau
đây xảy ra ăn mòn điện hoá?
A. Sợi dây bạc nhúng trong dung dịch HNO3.
B. Đốt lá sắt trong khí Cl2.
C. Thanh nhômnhúng trong dung dịch H2SO4 loãng.
D. Thanh kẽm nhúng trong dung dịch CuSO4.
Câu 41: (Trường THPT Yên Viên - Hà Nội - 2015) Tiến hành các thí nghiệm sau
đây:
(a) Ngâm một lá kẽm vào dung dịch CuSO4.
(b) Ngâm một lá đồng vào dung dịch FeCl3.
(c) Cho thép cacbon tiếp xúc với nước mưa.
(d) Cho thép vào dung dịch axit clohiđric.
(e) Để sắt tây tiếp xúc với nước tự nhiên.
Trong các thí nghiệm trên có bao nhiêu trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa?
A. 2. B. 5. C. 3. D. 4.
Câu 42: (Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng - Cần Thơ - 2015) Tiến hành các thí
nghiệm sau:
(1) Cho lá sắt vào dung dịch HCl có thêm vài giọt CuSO4.
(2) Cho lá sắt vào dung dịch FeCl3.
(3) Cho lá thép vào dung dịch CuSO4.
(4) Cho lá sắt vào dung dịch CuSO4.
(5) Cho lá kẽm vào dung dịch HCl.
Số trường hợp xảy ra sự ăn mòn điện hóa là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.
Câu 43 (Đại học khối A – 2014) Cho lá Al vào dung dịch HCl, có khí thoát ra. Thêm
vài giọt dung dịch CuSO4 vào thì
A. phản ứng ngừng lại . B. tốc độ thoát khí tăng.
C. tốc độ thoát khí giảm. D. tốc độ thoát khí không đổi.
LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Chọn A
Kim loại dùng làm điện có tính khử mạnh hơn sắt loại B, C và D vì Na có tính khử
quá mạnh không thể dùng làm điện cực hi sinh.
Câu 2: Chọn D
(1) Thả một viên Fe vào dung dịch HCl. Fe bị ăn mòn hóa học
(2) Thả một viên Fe vào dung dịch Cu(NO3)2. Fe bị ăn mòn điện hóa
(3) Thả một viên Fe vào dung dịch FeCl3. Fe bị ăn mòn hóa học
(4) Nối một dây Ni với một dây Fe rồi để trong không khí ẩm. Fe bị ăn mòn điện
hóa.
(5) Đốt một dây Fe trong bình kín chứa đầy khí O2. Fe bị ăn mòn hóa học
(6) Thả một viên Fe vào dung dịch chứa đồng thời CuSO4 và H2SO4 loãng. Fe bị
ăn mòn điện hóa.
Câu 3: Chọn D
Al – Zn (1) Al bị ăn mòn điện hóa học
Fe – Zn (2) Zn bị ăn mòn điện hóa học
Zn – Cu (3) Zn bị ăn mòn điện hóa học
Mg – Zn (4) Mg bị ăn mòn điện hóa học
Câu 4: Chọn B
Hợp kim Fe-Zn bị ăn mòn điện hoá thì trong quá trình ăn mòn kẽm đóng vai trò
anot và bị oxi hoá. (kim loại mạnh làm cực âm (anot) bị oxi hóa).
Câu 5: Chọn A
A. Nhúng thanh Cu trong dung dịch Fe2(SO4)3 có nhỏ một vài giọt dung dịch
H2SO4. ăn mòn hóa học
B. Sự ăn mòn vỏ tàu trong nước biển. ăn mòn điện hóa
C. Nhúng thanh Zn trong dung dịch H2SO4 có nhỏ vài giọt CuSO4. ăn mòn điện
hóa
D. Sự gỉ của gang thép trong tự nhiên. ăn mòn điện hóa
Câu 6: Chọn A
Cốc 1 ăn mòn hóa học
Cốc 2 sắt bị ăn mòn điện hóa
Cốc 3 sắt được bảo vệ kẽm bị ăn mòn điện hóa
Câu 7: Chọn C
(a) Cho lá Fe vào dung dịch gồm CuSO4 và H2SO4 loãng; ăn mòn điện hóa
(b) Đốt dây Fe trong bình đựng khí O2; ănmòn hóa học
(c) Cho lá Cu vào dung dịch gồm Fe(NO3)3 và HNO3; ănmòn hóa học
(d) Cho lá Zn vào dung dịch HCl; ănmòn hóa học
Câu 8: Chọn B
Fe và Pb sắt bị phá hủy trước
Fe và Zn kẽm bị phá hủy trước
Fe và Sn sắt bị phá hủy trước
Fe và Ni sắt bị phá hủy trước
Câu 9: Chọn D
Kim loại M bị ăn mòn điện hoá học khi tiếp xúc với sắt trong không khí ẩm M phải
đứng trước sắt M: Zn
Câu 10: Chọn C
- Thí nghiệm 1: Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3; ăn mòn hóa học
- Thí nghiệm 2: Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4; ăn mòn điện hóa
- Thí nghiệm 3: Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3; ăn mòn hóa học
- Thí nghiệm 4: Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch
HCl. ăn mòn điện hóa
Câu 11: Chọn A
1) Thả một viên Fe vào dung dịch HCl; ănmòn hóa học
(2) Thả một viên Fe vào dung dịch Cu(NO3)2; ăn mòn điện hóa
(3) Thả một viên Fe vào dung dịch FeCl3; ănmòn hóa học
(4) Nối một dây Ni với một dây Fe rồi để trong không khí ẩm; ăn mòn điện hóa
(5) Đốt một dây Fe trong bình kín chứa đầy khí O 2; ănmòn hóa học
(6) Thả một viên Fe vào dung dịch chứa đồng thời CuSO4 và H2SO4 loãng; ăn mòn
điện hóa
Câu 12: Chọn A
Sắt không bị ăn mòn điện hóa khi tiếp xúc với kim loại đứng trước Fe trong không
khí ẩm
Câu 13: Chọn B
Fe(NO3)3 ăn mòn hóa học
AgNO3 ăn mòn điện hóa
CuSO4 ăn mòn hóa học
ZnCl2 ăn mòn hóa học
Na2SO4 ăn mòn hóa học
MgSO4 ăn mòn hóa học
Câu 14: Chọn B
Fe-Pb :sắt bị ăn mòn trước
Fe-Zn: kẽm bị ăn mòn trước
Fe-Sn: sắt bị ăn mòn trước
Fe-Ni: sắt bị ăn mòn trước
Fe-Cu: sắt bị ăn mòn trước
Câu 15: Chọn D. Kim loại Fe đều bị ăn mòn điện hóa học.
Câu 16: Chọn A
A. Nhúng thanh Fe vào dung dịch chứa hỗn hợp H2SO4 loãng và lượng nhỏ
CuSO4; ăn mòn điện hóa
B. Nhúng thanh Fe vào dung dịch hỗn hợp Fe2(SO4)3 và H2SO4 loãng; ăn mòn
hóa học
C. Nhúng thanh Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3; ăn mòn hóa học
D. Nhúng thanh Fe vào dung dịch H2SO4 loãng; ăn mòn hóa học
Câu 17: Chọn B
- Thí nghiệm 1: Nhúng thanh Zn vào dung dịch FeCl3 (dư); ăn mòn hóa học
- Thí nghiệm 2: Nhúng thanh Zn vào dung dịch CuSO4; ăn mòn điện hóa
- Thí nghiệm 3: Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3; ăn mòn hóa học
- Thí nghiệm 4: Cho thanh Zn tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch
HCl; ăn mòn điện hóa
Câu 18: Chọn A
(1) Nhúng thanh Zn vào dung dịch AgNO3; ăn mòn điện hóa
(2) Cho vật bằng gang vào dung dịch HCl; ăn mòn điện hóa
(3) Cho Na vào dung dịch CuSO4; ăn mòn hóa học
(4) Để miếng tôn (Fe trắng Zn) có vết xước sâu ngoài không khí ẩm; ăn mòn điện
hóa
5. Cho đinh sắt vào dung dịch H2SO4 2M; ăn mòn hóa học
(6) Cho Mg vào dung dịch FeCl3 dư; ăn mòn hóa học
Câu 19: Chọn C
Cu–Fe (I); sắt bị ăn mòn trước
Zn–Fe (II); kẽm bị ăn mòn trước
Fe–C (III); sắt bị ăn mòn trước
Sn–Fe (IV); sắt bị ăn mòn trước
Câu 20: Chọn D. Chỉ có Sn bị ăn mòn điện hóa
Câu 21: Chọn C
HCl + ăn mòn hóa học
CuCl2 + ăn mòn điện hóa
FeCl3 + ăn mòn hóa học
HCl có lẫn CuCl2 + ăn mòn điện hóa
Câu 22: Chọn B
- Thí nghiệm 1: Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3; ăn mòn hóa học
- Thí nghiệm 2: Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4; ăn mòn điện hóa
- Thí nghiệm 3: Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3; ăn mòn hóa học
- Thí nghiệm 4: Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch
HCl; ăn mòn điện hóa
Câu 23: Chọn A
CuSO4 ăn mòn điện hóa
ZnCl2 ăn mòn hóa học
FeCl3 ăn mòn hóa học
AgNO3 ăn mòn điện hóa
Câu 24: Chọn A
A. Đốt Al trong khí Cl2; ăn mòn hóa học
B. Để gang ở ngoài không khí ẩm; ăn mòn điện hóa
C. Vỏ tàu làm bằng thép neo đậu ngoài bờ biển; ăn mòn điện hóa
D. Fe và Cu tiếp xúc trực tiếp cho vào dung dịch HCl; ăn mòn điện hóa
Câu 25: Chọn C
(a) Cho lá Fe vào dung dịch gồm CuSO4 và H2SO4 loãng; ăn mòn điện hóa
(b) Đốt dây Fe trong bình đựng khí O2; ăn mòn hóa học
(c) Cho lá Cu vào dung dịch gồm Fe(NO3)3 và HNO3; ăn mòn hóa học
(d) Cho lá Zn vào dung dịch HCl; ăn mòn hóa học
Câu 26: Chọn D
A. Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là khử ion kim loại thành nguyên tử kim
loại. Đúng
B. Bản chất của ăn mòn kim loại là quá trình oxi hóa - khử. Đúng
C. Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử. Đúng
D. Ăn mòn hóa học phát sinh dòng điện. Sai
Câu 27: Chọn C
a. Cho lá Fe vào dung dịch gồm CuSO4 và H2SO4 loãng; ăn mòn điện hóa
b. Đốt dây Fe trong bình đựng khí O2; ăn mòn hóa học
c. Cho lá Cu vào dung dịch gồm Fe(NO3)3 và HNO3; ăn mòn hóa học
d. Cho lá Zn vào dung dịch HCl; ăn mòn hóa học
Câu 28: Chọn C
A. Cho kim loại Zn nguyên chất vào dung dịch HCl; ăn mòn hóa học
B. Cho kim loại Cu nguyên chất vào trong dung dịch HNO3 loãng; ăn mòn hóa
học
C. Thép cacbon để trong không khí ẩm; ăn mòn điện hóa
D. Đốt dây sắt nguyên chất trong khí O2; ăn mòn hóa học
Câu 29: Chọn D. Tinh thể sắt là cực âm xảy ra quá trình oxi hóa.
Câu 30: Chọn C
- Ngâm một lá đồng trong dung dịch AgNO3; ăn mòn điện hóa
- Ngâm một lá kẽm trong dung dịch HCl loãng; ăn mòn hóa học
- Ngâm một lá nhôm trong dung dịch NaOH; ăn mòn hóa học
- Ngâm ngập một đinh sắt được quấn một đoạn dây đồng trong dung dịch NaCl. ăn
mòn điện hóa
- Để một vật bằng gang ngoài không khí ẩm; ăn mòn điện hóa
- Ngâm một miếng đồng vào dung dịch Fe2(SO4)3; ăn mòn hóa học
Câu 31: Chọn D
(1) Thả một viên Fe vào dung dịch HCl; ăn mòn hóa học
(2) Thả một viên Fe vào dung dịch Cu(NO3)2; ăn mòn điện hóa
(3) Thả một viên Fe vào dung dịch FeCl3; ăn mòn hóa học
(4) Nối một dây Ni với một dây Fe rồi để trong không khí ẩm; ăn mòn điện hóa
(5) Đốt một dây Fe trong bình kín chứa đầy khí O2; ăn mòn hóa học
(6) Thả một viên Fe vào dung dịch chứa đồng thời CuSO4 và H2SO4 loãng; ăn
mòn điện hóa.
Câu 32: Chọn D. Ôxi hoá Zn
Câu 33: Chọn C. Thanh sắt bị ăn mòn hóa học, sợi dây thép bị ăn mòn điện hoá
Câu 34:
A. Đốt dây sắt trong khí oxi khô; ăn mòn hóa học
B. Kim loại sắt trong dung dịch HNO3 loãng; ăn mòn hóa học
C. Kim loại kẽm trong dung dịch HCl; ăn mòn hóa học
D. Thép cacbon để trong không khí ẩm; ăn mòn điện hóa
Câu 35: Chọn D
Al – Zn (1): nhôm bị ăn mòn điện hóa
Fe – Zn (2); kẽm bị ăn mòn điện hóa
Zn – Cu (3) kẽm bị ăn mòn điện hóa
Mg – Zn (4): Mg bị ăn mòn điện hóa
Câu 36: Chọn A. Tác dụng hoá học của môi trường xung quanh
Câu 37: Chọn C. Lúc đầu xảy ra hiện tượng ăn mòn hóa học sau đó xảy ra thêm hiện
tượng ăn mòn điện hóa học.
Câu 38: Chọn A
- TN 1: Cho hơi nước đi qua ống đựng bột sắt nung nóng; ăn mòn hóa học
- TN 2: Cho đinh sắt nguyên chất vào dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ thêm vài giọt
dung dịch CuSO4; ăn mòn điện hóa
- TN 3: Cho từng giọt dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3; không phải ăn
mòn kim loại
- TN 4: Để thanh thép (hợp kim của sắt với cacbon) trong không khí ẩm; ăn mòn
điện hóa
- TN 5: Nhúng lá kẽm nguyên chất vào dung dịch CuSO4. ăn mòn điện hóa
Câu 39: Chọn B kẽm đóng vai trò anot và bị oxi hoá.
Câu 40: Chọn D
A. Sợi dây bạc nhúng trong dung dịch HNO3; ăn mòn hóa học
B. Đốt lá sắt trong khí Cl2; ăn mòn hóa học
C. Thanh nhôm nhúng trong dung dịch H2SO4 loãng; ăn mòn hóa học
D. Thanh kẽm nhúng trong dung dịch CuSO4; ăn mòn điện hóa
Câu 41: Chọn D
(a) Ngâm một lá kẽm vào dung dịch CuSO4; ăn mòn điện hóa
(b) Ngâm một lá đồng vào dung dịch FeCl3; ăn mòn hóa học
(c) Cho thép cacbon tiếp xúc với nước mưa; ăn mòn điện hóa
(d) Cho thép vào dung dịch axit clohiđric; ăn mòn điện hóa
(e) Để sắt tây tiếp xúc với nước tự nhiên; ăn mòn điện hóa
Câu 42: Chọn B
(1) Cho lá sắt vào dung dịch HCl có thêm vài giọt CuSO4; ăn mòn điện hóa
(2) Cho lá sắt vào dung dịch FeCl3; ăn mòn hóa học
(3) Cho lá thép vào dung dịch CuSO4; ăn mòn điện hóa
(4) Cho lá sắt vào dung dịch CuSO4; ăn mòn điện hóa
(5) Cho lá kẽm vào dung dịch HCl; ăn mòn hóa học
Câu 43: Chọn B. tốc độ thoát khí tăng.
Do khi thêm vài giọt dung dịch CuSO4 vào quá trình ăn mòn Al là ăn mòn điện hóa
nên phản ứng xảy ra nhanh hơn khí thoát ra nhiều hơn

Sự ăn mòn kim loại


I – KHÁI NIỆM
Ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường
M → Mn+ + ne
II – HAI DẠNG ĂN MÒN KIM LOẠI
Căn cứ vào môi trường và cơ chế của sự ăn mòn kim loại, người ta phân thành hai dạng chính: ăn mòn
hóa học và ăn mòn điện hóa
1. Ăn mòn hóa học
- Ăn mòn hóa học là quá trình oxi hóa – khử, trong đó kim loại phản ứng trực tiếp với các chất oxi hóa
trong môi trường (các electron của kim loại được chuyển trực tiếp đến các chất trong môi trường) và
không có xuất hiện dòng điện
Ví dụ:
3Fe + 4H2O Fe3O4 + 4H2
2Fe + 3Cl2 2FeCl3
3Fe + 2O2 Fe3O4
2. Ăn mòn điện hóa học
Ăn mòn điện hóa học là loại ăn mòn kim loại phổ biến và nghiêm trọng nhất trong tự nhiên
a) Khái niệm về ăn mòn điện hóa học
Vậy ăn mòn điện hóa học là quá trình oxi hóa – khử, trong đó kim loại bị ăn mòn do tác dụng của dung
dịch chất điện li và tạo nên dòng electron chuyển dời từ cực âm sang cực dương.
b) Điều kiện xảy ra ăn mòn điện hóa học: đồng thời cả 3 điều kiện sau
- Các điện cực phải khác nhau về bản chất. Có thể là cặp hai kim loại khác nhau, kim loại – phi kim hay
kim loại – hợp chất. Kim loại có thế điện cực chuẩn nhỏ hơn là cực âm
- Các điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau qua dây dẫn
- Các điện cực cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li
c) Ăn mòn điện hóa học hợp kim của sắt (gang, thép) trong không khí ẩm
- Gang, thép là hợp kim Fe – C gồm những tinh thể Fe tiếp xúc trực tiếp với tinh thể C (graphit)
- Không khí ẩm có chứa H2O, CO2, O2…tạo ra lớp dung dịch chất điện li phủ lên bề mặt gang, thép làm
xuất hiện vô số pin điện hóa mà Fe là cực âm, C là cực dương.
- Ở cực âm xảy ra sự oxi hóa: Fe → Fe2+ + 2e
- Ở cực dương xảy ra sự khử: 2H+ + 2e → H2 và O2 + 2H2O + 4e → 4OH-
- Tiếp theo: Fe2+ + 2OH- → Fe(OH)2
4Fe(OH)2 + O2(kk) + 2H2O → 4Fe(OH)3
- Theo thời gian Fe(OH)3 sẽ bị mất nước tạo ra gỉ sắt có thành phần chủ yếu là Fe2O3.xH2O
3. So sánh sự ăn mòn hóa học và sự ăn mòn điện hóa học

Phân loại Sự ăn mòn hóa học Sự ăn mòn điện hóa học

Điều kiện Thường xảy ra ở những thiết bị lò đốt hoặc - Các điện cực phải khác nhau, có thể là cặp hai kim loại
xảy ra ăn những thiết bị thường xuyên phải tiếp xúc khác nhau hoặc cặp kim loại - phi kim hoặc cặp kim loại -
mòn với hơi nước và khí oxi hợp chất hóa học (như Fe3C). Trong đó kim loại có thế điện
cực chuẩn nhỏ hơn sẽ là cực âm.
- Các điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với
nhau qua dây dẫn, các điện cực phải tiếp xúc với dung dịch
chất điện li.

Cơ chế Thiết bị bằng Fe tiếp xúc với hơi nước, khí - Sự ăn mòn điện hóa một vật bằng gang (hợp kim Fe -
của sự ăn oxi thường xảy ra phản ứng: C)(hoặc thép) trong môi trường không khí ẩm có hòa tan khí
mòn 3Fe + 4H2O Fe3O4 + 4H2↑ CO2, SO2, O2... sẽ tạo ra một lớp dung dịch điện li phủ bên
3Fe + 2O2 Fe3O4 ngoài kim loại.
- Tinh thế Fe (cực âm), tinh thể C là cực dương.
Ở cực dương: xảy ra phản ứng khử:
2H+ + 2e → H2 ; O2 + 2H2O + 4e → 4OH-
Ở cực âm: xảy ra phản ứng oxi hóa:
Fe → Fe2+ + 2e
Những Fe2+ tan vào dung dịch chứa oxi → Fe3+ và cuối
cùng tạo gỉ sắt có thành phần Fe2O3.nH2O

Bản chất Là quá trình oxi hóa - khử, trong đó các Là sự ăn mòn kim loại do tác dụng của dung dịch chất điện
của sự ăn electron của kim loại được chuyển trực tiếp li và tạo nên dòng điện.
mòn đến các chất trong môi trường, ăn mòn xảy Mòn điện hóa xảy ra nhanh hơn ăn mòn hóa học.
ra chậm
III – CHỐNG ĂN MÒN KIM LOẠI
1. Phương pháp bảo vệ bề mặt
Phương pháp bảo vệ bề mặt là phủ lên bề mặt kim loại một lớp sơn, dầu mỡ, chất dẻo hoặc tráng, mạ
bằng một kim loại khác. Nếu lớp bảo vệ bị hư, kim loại sẽ bị ăn mòn
Ví dụ: Sắt tây là sắt tráng thiếc dùng làm hộp đựng thực phẩm vì thiếc là kim loại khó bị oxi hóa ở nhiệt
độ thường, màng oxit thiếc mỏng và mịn cũng có tác dụng bảo vệ thiếc và thiếc oxit không độc lại có màu
trắng bạc khá đẹp. Thiếc là kim loại mềm, dễ bị sây sát. Nếu vết sây sát sâu tới lớp sắt bên trong thì sẽ
xảy ra ăn mòn điện hóa học, kết quả là sắt bị ăn mòn nhanh
2. Phương pháp điện hóa
Phương pháp bảo vệ điện hóa là dùng một kim loại có tính khử mạnh hơn làm vật hi sinh để bảo vệ vật
liệu kim loại. Vật hi sinh và kim loại cần bảo vệ hình thành một pin điện, trong đó vật hi sinh đóng vai trò
cực âm và bị ăn mòn
Ví dụ: Để bảo vệ vỏ tàu biển bằng thép, người ta gắn chặt những tấm kẽm vào phần vỏ tàu ngâm trong
nước biển. Vì khi gắn miếng Zn lên vỏ tàu bằng thép sẽ hình thành một pin điện, phần vỏ tàu bằng thép
là cực dương, các lá Zn là cực âm và bị ăn mòn theo cơ chế:
- Ở anot (cực âm): Zn → Zn2+ + 2e
- Ở catot (cực dương): 2H2O + O2 + 4e → 4OH-
Kết quả là vỏ tàu được bảo vệ, Zn là vật hi sinh, nó bị ăn mòn
BÀI TẬP ÁP DỤNG
Câu 1. Kẽm tác dụng với dd H2SO4 loãng, thêm vào đó vài dd CuSO4. Lựa chọn hiện tượng bản chất
trong số các hiện tượng sau :
A. Ăn mòn kim loại B. Ăn mòn điện hoá học
C.Hidro toát ra mạnh hơn D. Màu xanh biến mất
Câu 2. Trường hợp nào sau đây là ăn mòn điện hoá :

A.Thép để trong không khí ẩm B. Sắt trong dd H2SO4 loãng

C. Kẽm bị phá huỷ trong khí clo D. Nhôm để trong không khí
Câu 3. Có 2 chiếc thìa sắt như nhau, một chiếc giữ nguyên còn một chiếc bị vặn cong cùng đặt trong
điều kiện không khí ẩm như nhau. Hiện tượng xảy ra là:
A. Cả 2 chiếc thìa đều không bị ăn mòn.
B. Cả 2 chiếc thìa đều bị ăn mòn với tốc độ như nhau.
C. Chiếc thìa cong bị ăn mòn nhiều hơn.
D. Chiếc thìa cong bị ăn mòn ít hơn.
Câu 4.Chọn đáp án đúng.
Điều kiện để xảy ra ăn mòn điện hoá là:

A.Các điện cực phải tiếp xúc với nhau hoặc được nối với nhau bằng một dây dẫn.

B.Các điện cực phải được nhúng trong dung dịch điện ly.

C.Các điện cực phải khác nhau .

D.Cả ba điều kiện trên


Câu 5. Có những vật bằng sắt được mạ bằng những kim loại khác nhau dưới đây. Nếu các vật này đều
bị sây sát sâu đến lớp sắt, thì vật nào bỉ gỉ sắt chậm nhất?
A. Sắt tráng kẽm B. Sắt tráng thiếc
C. Sắt tráng niken D. Sắt tráng đồng
Câu 6. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. ăn mòn kim loại là sự huỷ hoại kim loại và hợp kim duới tác dụng của môi trường xung quanh.
B. ăn mòn kim loại là một quá trình hoá học trong đó kim loại bị ăn mòn bởi các axít trong môi trường
không khí.
C. Trong quá trình ăn mòn, kim loại bị oxi hoá thành ion của nó .
D. ăn mòn kim loại được chia làm hai dạng: ăn mòn hoá học và ăn mòn điện hoá .
Câu 7. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về ăn mòn hoá học.
A. ăn mòn hoá học không làm phát sinh dòng điện .
B. ăn mòn hoá học làm phát sinh dòng điện một chiều.
C. Kim loại tinh khiết sẽ không bị ăn mòn hoá học.
D. Về bản chất, ăn mòn hoá học cũng là một dạng của ăn mòn điện hoá.
Câu 8. Kết luận nào sau đây không đúng?
A- Các thiết bị máy móc bằng kim loại tiếp xúc với hơi nước ở nhiệt độ cao có khả năng bị ăn mòn hóa
học.
B- Nối thanh Zn với vỏ tàu thuỷ bằng thépp thì vỏ tàu thuỷ sẽ được bảo vệ.
C- Để đồ vật bằng thép ra ngoài không khí ẩm thì đồ vật đó sẽ bị ăn mòn điện hoá.
D- Một miếng vỏ đồ hộp làm bằng sắt tây (sắt tráng thiếc) bị xây xát tận bên trong, để trong không khí ẩm
thì Sn sẽ bị ăn mòn trước.
Câu 9. Một chiếc chìa khoá làm bằng hợp kim Cu-Fe bị rơi xuống đáy giếng. Sau một thời gian chiếc
chìa khoá sẽ:
A. Bị ăn mòn hoá học
B. Bị ăn mòn điện hoá
C. Không bị ăn mòn
D. ăn mòn điện hoá hoặc hoá học tuỳ theo lượng Cu-Fe có trong chìa khoá đó.
Câu 10. Có một thuỷ thủ làm rơi một đồng 50 xu làm bằng Zn xuống đáy tàu và vô tình quên không nhặt
lại đồng xu đó.
A. Đồng xu rơi ở chỗ nào vẫn còn nguyên ở chỗ đó .
B. Đồng xu biến mất.
C. Đáy tàu bị thủng dần làm con tàu bị đắm.
D. Đồng xu nặng hơn trước nhiều lần.
Câu 11. Để bảo vệ nồi hơi (Supde) bằng thép khỏi bị ăn mòn, người ta có thể lót những kim loại nào sau
đây vào mặt trong của nồi hơi.
A. Zn hoặc Mg. B. Zn hoặc Cr. C. Ag hoặc Mg. D. Pb hoặc Pt.
Câu 12. Trên cửa các đập nước bằng thép thường thấy có gắn những lá Zn mỏng. Làm như vậy là để
chống ăn mòn các cửa đập theo phương pháp nào trong các phương pháp sau đây:
A. Dùng hợp kim chống gỉ. B. Phương pháp phủ.
C. Phương pháp biến đổi hoá học lớp bề mặt. D. Phương pháp điện hoá.

You might also like