« Home « Kết quả tìm kiếm

Giải pháp phát triển du lịch sinh thái biển Nam Định theo hướng bền vững


Tóm tắt Xem thử

- LÊ VĂN SƠN GIảI PHáT TRIểN DU LịCH SINH THáI BIểN NAM ĐịNH THEO HƯớNG BềN VữNG LUậN VĂN THạC Sĩ KHOA HọC Ngành Quản trị kinh doanh Hà NộI - 2012 Bộ GIáO DụC Và ĐàO TạO TRƯờNG ĐạI HọC BáCH KHOA Hà NộI LÊ VĂN SƠN  LUậN VĂN THạC Sĩ QTKD  Hà NộI - 2012 LỜI CẢM ƠN Tác giả xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới các cán bộ Viện sau đại học và các thầy cô giáo Viện Kinh tế và Quản lý Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giảng dạy và giúp đỡ trong quá trình tác giả học tập tại trường và thực hiện luận văn tốt nghiệp.
- Xin trân trọng cảm ơn! HV Lê Văn Sơn LỜI CAM ĐOAN Luận văn thạc sỹ khoa học với đề tài “Giải pháp phát triển du lịch sinh thái biển Nam Định theo hướng bền vững” là công trình do chính bản thân tôi độc lập nghiên cứu một cách nghiêm túc.
- HV Lê Văn Sơn DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Diễn giải nghĩa ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á ATM Cây rút tiền mặt bằng thẻ CSVCKT Cơ sở vật chất kỹ thuật CSHT Cơ sở hạ tầng DL-DV Du lịch- dịch vụ DV và QL Dịch vụ và quản lý EVN Điện lực Viêt Nam KC HT Kết cấu hạ tầng GDP Tổng thu nhập quốc dân SP DL Sản phẩm du lịch DL-TM Du lịch- Thương mại TN DL Tài nguyên du lịch TNMT Tài nguyên môi trường UBND Ủy ban nhân dân VNPT Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam WTO Tố chức thương mại thế giới T W Trung ương CD Đĩa compac lưu dữ liêu CP Chính phủ NĐ Nam Định DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ SƠ ĐỒ Hình vẽ 3.1.
- Phân tích về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của du lịch sinh thái biển dựa vào cộng đồng vùng ven biển Nam Định Hình vẽ 3.2.
- Mô hình tổ chức và quản lý du lịch sinh thái biển dựa vào cộng đồng vùng ven biển Nam Định.
- Các công việc thực hiện của giải pháp phát triển du lịch sinh thái biển dựa vào cộng đồng tại Nam Định Hình vẽ 3.4 Các công việc thực hiện của giải pháp xây dựng các điểm, tour du lịch và dịch vụ hỗ trợ cho phát triển du lịch sinh thái biển NĐ theo hướng bền vững DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1.
- Thống kê lượng khách du lịch và thu nhập du lịch Bảng 2.3.
- Thống kê số lượng cơ sở kinh doanh du lịch hai khu du lịch biển (Quất Lâm, Hải Thịnh) Bảng 2.4.
- Số liệu thống kê vốn đầu tư du lịch tại khu du lịch Quất Lâm và Thịnh Long thời kỳ 2008-2010 Bảng 2.5.
- Đầu tư kết cấu hạ tầng du lịch từ nguồn vốn địa phương Bảng 2.6.
- Hiện trạng về khách du lịch cộng đồng tại xã Giao Xuân Bảng 2.8.
- Thu nhập du lịch dựa vào cộng đồng tại Giao Xuân Bảng 3.1.
- Chỉ tiêu doanh thu du lịch 2012-2015 Bảng 3.2.
- Chỉ tiêu nguồn nhân lực trong ngành du lịch 2012-2015 Bảng 3.3.
- Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cho phương án 1 Bảng 3.4 Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch Giao Phong Bảng 3.5.
- Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng Bến cập tàu du lịch Bảng 3.6.
- Dự tính đầu tư du lịch huyện Giao Thuỷ giai đoạn 2010-2015 Bảng 3.7.
- Tóm tắt dự tính đầu tư các hạng mục nhằm phát triển du lịch cộng đồng tại vùng ven biển Nam Định ( Số liệu cho xã Giao Xuân) giai đoạn 2010-2015 Môc lôc Trang PHẦN MỞ ĐẦU 1 1.
- CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DU LỊCH SINH THÁI BIỂN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 6 1.1.
- Cơ sở lý luận về du lịch sinh thái 6 1.1.1 Khái niệm về du lịch sinh thái 6 1.1.2 Các nguyên tắc của du lịch sinh thái 7 1.1.3.
- Các yêu cầu trong phát triển du lịch sinh thái 9 1.1.4.
- Tài nguyên cho phát triển du lịch sinh thái 19 1.2.
- Cơ sở lý luận về phát triển du lịch bền vững 21 1.2.1.
- Khái niệm phát triển bền vững 21 1.2.2.
- Các nguyên tắc đảm bảo phát triển du lịch bền vững 22 1.3.
- Kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái trên thế giới 22 1.3.1.
- Các hình thái du lịch sinh thái ở Việt Nam 26 1.5.
- Một số nguyên nhân cơ bản hạn chế sự phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam 27 1.6.
- Những thách thức trong phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam 28 1.7.
- ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI BIỂN TẠI NAM ĐỊNH 32 2.1.
- Tổng quan về vùng ven biển Nam Định 32 2.1.1.
- Tiềm năng du lịch sinh thái biển Nam Định 44 2.2.1.
- Tiềm năng du lịch tự nhiên 44 2.2.2.
- Tài nguyên du lịch nhân văn trong vùng 44 2.3.
- Hiện trạng về du lịch sinh thái biển tại tỉnh Nam Định 44 2.3.1.
- Tổng quan chung về du lịch Nam Định 44 2.3.2.
- Hiện trạng về du lịch sinh thái vùng ven biển Nam Định 47 2.3.3.
- Hiện trạng phát triển du lịch huyện Giao Thuỷ 52 2.3.4.
- Hiện trạng du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng 56 2.3.5.
- Những vấn đề đặt ra từ thực trạng phát triển du lịch sinh thái biển vùng ven biển Nam Định 60 2.4.
- Tóm tắt chương 2 và nhiệm vụ chương 3 62 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI BIỂN NAM ĐỊNH THEO HƯỚNG BỀN VỮNG 64 3.1.
- Định hướng phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam 64 3.2.
- Định hướng phát triển du lịch sinh thái biển Nam Định theo hướng bền vững 66 3.2.1.
- Quan điểm phát triển triển du lịch sinh thái biển Nam Định theo hướng bền vững 66 3.2.2.
- Cơ sở cho việc định hướng phát triển du lịch sinh thái biển Nam Định theo hướng bền vững 67 3.2.3.
- Phát triển Nam Định trở thành trung tâm du lịch của vùng Nam đồng bằng sông Hồng có tốc độ tăng trưởng cao và phát triển bền vững 68 3.2.4.
- Phát triển loại hình và sản phẩm du lịch Nam Định 68 3.3.
- Giải pháp phát triển du lịch sinh thái biển Nam Định theo hướng bền vững 70 3.3.1.
- Giải pháp 1: Phát triển du lịch sinh thái biển tại huyện Giao Thuỷ và vùng phụ cận 70 3.3.2.
- Giải pháp 2: Xây dựng mô hình phát triển du lịch sinh thái biển dựa vào cộng đồng vùng ven biển tỉnh Nam Định, trọng tâm tại huyện Giao Thuỷ 84 3.3.3.
- Giải pháp 3: Xây dựng các điểm, tour du lịch và dịch vụ hỗ trợ cho phát triển du lịch sinh thái biển Nam Định theo hướng bền vững 97 3.4.
- Tính thời sự và lý do chọn đề tài luận văn cao học: Trong những năm gần đây kinh tế dịch vụ ngày càng phát triển và đã trở thành lĩnh vực hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới.
- Du lịch được xem là một ngành dịch vụ quan trọng mang tính đột phá và đem lại hiệu quả cao đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, góp phần mở rộng giao lưu trong và ngoài nước, thắt chặt tình hữu nghị kiến tạo hoà bình giữc các nước trên thế giới.
- Không chỉ làm tăng trưởng kinh tế mà mà nó còn kích thích sản xuất, tạo thêm nhiều công ăn việc làm, thúc đẩy phát triển văn hoá, nâng cao dân trí, khơi dậy truyền thống yêu nước, giúp con người gắn bó và có trách nhiệm cao hơn đối với thiên nhiên.
- Đối với Việt Nam, đất nước nhiều tiềm năng du lịch, có môi trường đầu tư thuận lợi, cơ chế chính sách, an ninh chính trị đảm bảo để trở thành một quốc gia phát triển về du lịch.
- Với cảnh quan và hệ sinh thái điển hình của khu vực nhiệt đới ẩm, bề dày lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, với nền văn hoá đa dạng của 54 dân tộc anh em.
- Đặc biệt nước ta được thiên nhiên ưu đãi với chiều dài 3.200 km bờ biển và một vùng lãnh hải giàu tiềm năng, như Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 9/2/2007 “Về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020” phấn đấu trở thành một quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển thì loại hình du lịch sinh thái biển được chú ý hàng đầu và thu hút được sự quan tâm của nhiều cơ quan, ban ngành, cùng nhiều đối tượng tham gia.
- Tuy nhiên, trong quá trình phát triển hiện nay du lịch Nam Định, đặc biệt là vùng ven biển còn đang tồn tại một số vấn đề sau: Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội tài nguyên và môi trường tự nhiên ở vùng ven biển Nam Định đã và đang bị suy thoái, ô nhiễm môi trường sinh thái do tình trạng khai thác tài nguyên quá mức, tạo ra các sức ép đối với tài nguyên môi trường.
- Cộng đồng dân cư ở vùng ven biển Nam Định sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp, và khai thác các nguồn lợi sẵn có về thuỷ sản và các giá trị sinh thái ven biển.
- Việc khai thác quá mức tự nhiên này đã dẫn đến huỷ hoại sự đa dạng của các hệ sinh thái ven biển, đặc biệt là hệ thống rừng ngập mặn ở VQG Xuân Thủy.
- Nội dung chương trình chưa thật phong phú, sản phẩm du lịch còn đơn điệu, chất lượng dich vụ chưa cao Nguồn lực phát triển, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay.
- Các ngành dịch vụ hồ trợ du lịch còn yếu, đội ngũ nhân sự phục vụ du lịch còn yếu cả về số lượng và chất lượng.
- Vì thế phát triển du lịch nói chung, đặc biệt là du lịch sinh thái biển theo hướng bề vững chính là phương thức tiếp cận phù hợp với mục tiêu trên.
- Đề tài: “Giải pháp phát triển du lịch sinh thái biển Nam Định theo hướng bền vững” sẽ góp phần khơi dậy tiềm năng phát triển loại hình du lịch sinh thái vùng ven biển, đồng thời hướng tới mục tiêu bảo tồn bền vững đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng ngập mặn và hệ sinh thái thuỷ sinh vùng ven biển.
- Giới hạn nội dung nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu và đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, các vấn đề về tài nguyên du lịch, môi trường trong hoạt động kinh doanh du lịch và các lĩnh vực hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái biển của vùng trên quan điểm tổng hợp và từ đó đưa ra các khuyến nghị về không gian sử dụng hợp lý cho phát triển du lịch sinh thái, đặc biệt là phát triển du lịch sinh thái biển cho vùng ven biển nói chung và vùng đệm VQG Xuân Thủy, từ đó đề xuất mô hình quản lý, tổ chức du lịch sinh thái biển cho vùng ven biển Nam Định.
- Các tài liệu, số liệu về hiện trạng du lịch cộng đồng xã Giao Xuân do Trung tâm Bảo tồn Sinh vật Biển và Phát triển Cộng đồng (MCD), số liệu về hiện trạng phát triển du lịch vùng ven biển của Sở Văn hóa Thể thao Du lịch Nam Định cung cấp.
- Mục tiêu của đề tài Đề tài nghiên cứu thực trạng và các giải pháp phát triển ngành du lịch Nam Định với trọng điểm là loại hình du lịch sinh thái biển.
- Tuy nhiên do đặc trưng của ngành du lịch là liên quan tới nhiều ngành khác nên các giải pháp triển du lịch sinh thái biển nêu ra chỉ là cơ sở nền tảng cho phát triển hợp lý du lịch Nam Định đến năm 2015 và tạo tiền đề cho những năm tiếp theo.
- Nhiệm vụ của đề tài Tổng hợp một cách khoa học cơ sở lý thuyết về du lịch sinh thái để phục vụ tốt cho thực hiện luận văn.
- Phân tích và đánh giá thực trạng của vấn đề du lịch sinh thái biển tại tỉnh Nam Định để phát hiện ra những mặt mạnh cần phát huy và những mặt yếu kém của du lịch sinh thái biển Nam Định để làm cơ sở đề suất các giải pháp phát triển du lịch sinh thái biển Nam Định theo hướng bền vững.
- Dựa vào nền tảng cơ sở lý thuyết ở chương 1 và đánh giá phân tích ở chương 2 luận văn xây dựng các giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu của đề tài đặt ra cho du lịch sinh thái biển của Nam Định.
- Phương pháp thống kê: Đây là phương pháp không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu về định lượng trong mối quan hệ chặt chẽ về mặt định tính của các hiện tượng và quá trình, đối chiếu với quá trình phát triển du lịch.
- Phương pháp toán thống kê được vận dụng nghiên cứu trong luận văn này để xác định hiện trạng hoạt động du lịch thông qua các chỉ tiêu phát triển ngành cơ bản.
- Bản đồ được sử dụng chủ yếu theo hướng chuyên ngành để phân tích đánh giá tiềm năng phát triển du lịch và điều kiện có liên quan.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa: Công tác thực địa có mục đích cơ bản là kiểm tra chỉnh lý và bổ sung những tư liệu, đối chiếu và lên danh mục cụ thể từng đối tượng nghiên cứu, sơ bộ đánh giá các yếu tố cần thiết cho việc xây dựng các yếu tố hợp phần của mô hình tổ chức quản lý du lịch dựa vào cộng đồng vùng ven biển Nam Định.
- Các giải pháp được nghiên cứu trong đề tài: Giải pháp 1: Phát triển du lịch sinh thái biển tại huyện Giao Thuỷ và vùng phụ cận.
- Giải pháp 2: Xây dựng mô hình phát triển du lịch sinh thái biển dựa vào cộng đồng vùng ven biển tỉnh Nam Định, trọng tâm tại huyện Giao Thuỷ.
- Giải pháp 3: Xây dựng các điểm, tour du lịch và dịch vụ hỗ trợ cho phát triển du lịch sinh thái biển Nam Định theo hướng bền vững.
- Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương sau: Chương 1: Cơ sở lý thuyết về du lịch sinh thái và phát triển bền vững.
- Chương 2: Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch sinh thái biển trên địa bàn Nam Định.
- Chương 3: Giải pháp phát triển du lịch sinh thái biển Nam Định theo hướng bền vững.
- Luận văn CHQTKD Khoa Kinh tế và Quản lý, Trường ĐHBK HN HV: Lê Văn Sơn Khóa CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DU LỊCH SINH THÁI VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 1.1.
- Cơ sở lý luận về du lịch sinh thái 1.1.1 Khái niệm về du lịch sinh thái Du lịch sinh thái ngày nay đang là mối quan tâm, thu hút sự chú ý của nhiều người, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực và nhiều quốc gia trên thế giới.
- Du lịch sinh thái được bắt nguồn từ những cuộc dạo chơi ngoài trời với mục đích thư giãn và mong muốn được gần gũi với thiên nhiên.
- những người chụp ảnh tự nhiên, quan sát chim thú…có thể được coi là những khách du lịch sinh thái đầu tiên.
- Tuy nhiên, du lịch sinh thái không đơn thuần là sự yêu mến, mong được gần gũi và khám phá thiên nhiên, đó mới chỉ là một phần biểu hiện và mang màu sắc của du lịch sinh thái.
- Vậy, du lịch sinh thái là gì? Cho đến nay, khái niệm về du lịch sinh thái vẫn còn được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau.
- Định nghĩa du lịch sinh thái của Nepan: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch đề cao sự tham gia của nhân dân vào việc hoạch định và quản lý các tài nguyên du lịch để tăng cường phát triển cộng đồng, liên kết giữa bảo tồn thiên nhiên và phát triển du lịch, đồng thời sử dụng thu nhập từ du lịch để bảo vệ các nguồn lực mà ngành du lịch phụ thuộc vào”[15,9].
- Trong “Luật Du lịch 2005” của Việt Nam cho rằng: “Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững”.[1,11] Qua một số định nghĩa như đã nêu có thể thấy: du lịch sinh thái trước hết tạo nên sự thoả mãn khao khát được gần gũi, khám phá thiên nhiên của con người và được phân biệt với các loại hình du lịch thiên nhiên khác (tham quan, du lịch xanh, du lịch dựa vào tự nhiên…) ở mức độ giáo dục cao đối với môi trường và sinh thái.
- Luận văn CHQTKD Khoa Kinh tế và Quản lý, Trường ĐHBK HN HV: Lê Văn Sơn Khóa Hơn thế nữa, du lịch sinh thái rất coi trọng yếu tố bảo tồn tự nhiên cũng như các giá trị văn hoá bản địa, có đóng góp và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương.
- Mặc dù còn rất nhiều tranh luận về khái niệm du lịch sinh thái nhưng đa số các ý kiến đều cho rằng: du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, hỗ trợ cho các hoạt động bảo tồn và được quản lý bền vững về mặt sinh thái.
- Du khách sẽ được hướng dẫn tham quan với những diễn giải cần thiết về môi trường để nâng cao hiểu biết, cảm nhận được những giá trị thiên nhiên và văn hoá mà không gây ra những tác động tiêu cực ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và văn hoá bản địa.
- Nói cách khác, du lịch sinh thái là hình thức du lịch có trách nhiệm, không làm ảnh hưởng đến các Khu bảo tồn thiên nhiên, không ảnh hưởng đến môi trường và góp phần nâng cao nhận thức, duy trì và phát triển cuộc sống của cộng đồng dân cư địa phương.
- Theo đó, trách nhiệm này không chỉ của những nhà quản lý, những nhà kinh tế mà của cả những người đi du lịch.
- Hiệp hội Du lịch Sinh thái đã tổng hợp lại các ý kiến và rút ra định nghĩa như sau: “Du lịch sinh thái là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên, là nơi bảo tồn môi trường và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương .
- Các nguyên tắc của du lịch sinh thái [15,19] Du lịch sinh thái được phát triển trên cơ sở những nguyên tắc hướng tới phát triển bền vững.
- Phát triển bền vững được hình thành trong sự hoà nhập, đan xen và thoả hiệp của 03 hệ thống tương tác là: hệ tự nhiên, hệ kinh tế và hệ văn hoá – xã hội.
- Như vậy, phát triển bền vững không cho phép con người vì sự ưu tiên phát triển của hệ này mà gây ra sự ảnh hưởng, suy thoái và tàn phá đối với hệ khác.
- Du lịch sinh thái có hoạt động giáo dục và diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết về môi trường, qua đó tạo ý thức tham gia vào các nỗ lực bảo tồn của du khách Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái, tạo ra sự khác biệt với các loại hình du lịch dựa vào tự nhiên khác.
- Du khách có điều kiện nâng cao hiểu biết về giá trị của môi trường tự nhiên, những đặc điểm về sinh thái của khu vực cũng như các giá trị văn hoá bản địa

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt