« Home « Kết quả tìm kiếm

Tích hợp kỹ thuật hoạt hóa hành vi với liệu pháp nhận thức hành vi điều trị rối loạn lo âu


Tóm tắt Xem thử

- TÍCH HỢP KỸ THUẬT HOẠT HÓA HÀNH VI VỚI LIỆU PHÁP NHẬN THỨC HÀNH VI ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LO ÂU Nguyễn Thanh Trúc TÓM TẮT Sự chồng chéo về cấu trúc và tương đồng về chức năng giữa các rối loạn lo âu và tâm trạng cho thấy khái niệm kỹ thuật hoạt hóa hành vi cũng có sự tương thích với các phương pháp điều trị rối loạn lo âu.
- Mục đích của đề tài là đánh giá hiệu quả bước đầu của việc tích hợp kỹ thuật hoạt hóa hành vi với liệu pháp nhận thức hành vi trong việc điều trị năm trường hợp rối loạn lo âu chẩn đoán theo ICD 10, từ đó, đề xuất các nghiên cứu sâu rộng hơn về việc đào tạo và thực hành kỹ thuật này trong chương trình điều trị rối loạn lo âu tương lai.
- Từ khóa: kỹ thuật hoạt hóa hành vi.
- liệu pháp nhận thức hành vi.
- rối loạn lo âu.
- Đặt vấn đề Lo âu là cảm xúc bình thường của con người khi đối diện với một kích thích, tình huống đầy bất lợi từ môi trường bên ngoài, nhưng nếu kéo dài và không được can thiệp phù hợp, nó sẽ phát triển thành rối loạn lo âu bệnh lý gây nên các triệu chứng, khó khăn cho chủ thể trong cuộc sống thường ngày.
- Các lựa chọn điều trị rối loạn lo âu (viết tắt RLLA) thường sử dụng là liệu pháp hóa dược và liệu pháp tâm lý, trong đó, liệu pháp nhận thức hành vi (Cognitive-behavioral therapy), viết tắt LPNTHV, được đánh giá là đem lại hiệu quả tích cực trong cả quá trình can thiệp và phòng ngừa rối loạn này [1].
- Với mục đích xác định, khuyến khích chủ thể mắc rối loạn nhận diện, thay thế niềm tin phi lý, sai lệch của mình bằng hệ thống niềm tin mới tích cực hơn, LPNTHV còn hướng đến việc ngăn ngừa tái phát rối loạn khi chủ thể đối diện với các tác nhân gây lo âu tương tự trong tương lai (Butler, Chapman, Forman.
- Hoạt hóa hành vi (behavioral activation.
- viết tắt là HHHV – là chiến lược ứng phó tâm lý tập trung nhấn mạnh vào những cuộc trao đổi phát triển giữa con người và môi trường theo thời gian, đồng thời xác định các tác nhân từ môi trường cùng những phản ứng đối phó không hiệu quả liên quan đến nguyên nhân hình thành và sự duy trì tác động của rối loạn [5].
- Trước đây, việc xem xét đến các can thiệp HHHV gần như chỉ được sử dụng trong bối cảnh điều trị rối loạn trầm cảm.
- Trong khi đó, các khảo sát nhất quán cho thấy khoảng 50% những người mắc chứng trầm cảm đều có rối loạn lo âu kèm theo (Kessler và các cộng sự, 1996.
- Trong một nghiên cứu khác, kết quả cho thấy, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng rối loạn stress sau sang chấn (PTSD) đã giảm sau khi được điều trị bằng kỹ thuật HHHV mà không sử dụng chiến lược phơi nhiễm trực tiếp (Jakupak và cộng sự, 2004).
- Một chương trình can thiệp hoạt hóa hành vi ngắn hạn cũng củng cố cho quan điểm này bằng một số thành công trong điều trị một trường hợp trầm cảm kèm theo chứng sợ hãi 2 của rối loạn lo âu hoảng loạn [4].
- Có thể nói, hoạt hóa hành vi hứa hẹn là một phương pháp can thiệp đơn giản và lý tưởng để giải quyết các khuynh hướng tránh né ở những người rơi vào tình trạng chán nản quá mức, và là một hướng điều trị có thể giúp đỡ những người bị rối loạn lo âu (Hopko và cộng sự, 2003).
- Hành vi tránh né chính là cơ chế cơ bản của những bệnh lý liên quan đến cảm xúc – bao gồm trầm cảm và rối loạn lo âu (Derek R.
- Nói cách khác, sự chồng chéo về cấu trúc và tương đồng về chức năng giữa các rối loạn lo âu và tâm trạng cho thấy khái niệm kỹ thuật hoạt hóa hành vi cũng có sự tương thích với các phương pháp điều trị rối loạn lo âu [5].
- Điều này đặt ra một công việc nghiên cứu cấp thiết sâu hơn để tìm hiểu sự thích hợp của các can thiệp hoạt hóa hành vi đối với những hành vi liên quan đến lo âu.
- Do đó, đề tài được tiến hành nhằm bước đầu đánh giá hiệu quả của việc tích hợp can thiệp hoạt hóa hành vi với LPNTHV trong việc điều trị năm trường hợp rối loạn lo âu.
- Đây là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam đánh giá tác động của kỹ thuật HHHV trên người có rối loạn lo âu, giúp mở rộng cơ sở lý luận của các liệu pháp tâm lý nói chung, bổ sung những “khoảng hở” về khả năng ứng dụng của kỹ thuật hoạt hóa hành vi nói riêng về mặt lý luận và thực tiễn.
- Thiết kế nghiên cứu 2.1.
- Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp là chủ đạo, kết hợp phương pháp sử dụng trắc nghiệm tâm lý (Thang đo lo âu Zung), phương pháp quan sát.
- Lượng giá hiệu quả của quá trình can thiệp dựa trên chênh lệch điểm Thang đo lo âu Zung của mỗi bệnh nhân thực hiện vào 3 thời điểm: T1 – Buổi đầu trị liệu.
- T2 – Sau 4 hoặc 5 buổi trị liệu.
- T3 – Sau quá trình trị liệu.
- kết hợp mô tả định tính từ bảng ghi nhận nhật kí suy nghĩ hàng ngày và thang phân cấp hành vi trước và sau điều trị.
- Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân có RLLA được điều trị ngoại trú, không có biểu hiện rối loạn tâm thần cấp tính, loạn thần.
- Thông tin thân chủ được cam kết giữ bí mật theo bộ chuẩn đạo đức nghiên cứu trong tham vấn tâm lý.
- Quá trình điều trị được giám sát bởi một nhà chuyên môn được Chủ nhiệm Khoa Tâm lý lâm sàng phân công.
- Xây dựng quy trình tích hợp kỹ thuật hoạt hóa hành vi với liệu pháp nhận thức hành vi điều trị rối loạn lo âu Nghiên cứu này sử dụng cấu trúc chương trình trị liệu nhận thức hành vi dựa trên mô hình ABC1 [3] được thiết kế bởi tác giả Judith S.
- Mô hình điều trị này được khuyến nghị áp dụng song song với phác đồ trị liệu của bác sĩ tâm thần nếu có vấn đề sức khỏe tâm thần đồng bệnh.
- Để phù hợp với mục tiêu và thời gian nghiên cứu thực tế, đề tài được ứng dụng độc lập mô hình điều trị của Beck 8 – 10 buổi tùy theo mức độ lo âu của từng khách thể [1].
- Trong đó, kỹ thuật HHHV được lồng ghép vào cuối chương trình trị liệu để can thiệp phù hợp những vấn đề về hành vi của thân chủ.
- 1 Mô hình ABC (Adversities - Belief – Consequences): Khi đối diện với tình huống (A) nào đó, con người sẽ chọn cách hành động tiếp theo dựa trên cơ sở niềm tin (B) về bản thân và thế giới để quyết định, dẫn đến các chiến lược ứng phó (C) gồm loạt hành vi/ hoạt động tinh thần cụ thể để né tránh “nguy hiểm” và giảm lo âu.
- 4 Buổi can Thời gian thiệp can thiệp Nội dung can thiệp  Thiết lập mối quan hệ, xây dựng mục tiêu, kế hoạch trị liệu.
- Buổi đánh 50 – 60  Thu thập điểm thang đo lo âu Zung lần 1 (T1).
- Củng cố các kỹ thuật can thiệp nhận thức.
- Làm việc với các vấn đề nhận thức và cảm xúc tiếp theo.
- phút  Đánh giá thang đo lo âu Zung lần 2 (T2.
- Hướng dẫn thân chủ sử dụng bảng phân cấp hoạt động hàng Buổi 4 và 45 – 60 ngày theo kỹ thuật hoạt hóa hành vi với các câu hỏi: 5 phút  Hoạt động nào thân chủ thực hiện quá ít so với trước đây? Hoạt động nào từng mang lại sự chủ động, cảm giác dễ chịu.
- Đánh giá thang đo lo âu Zung lần 3 (T3).
- Quy trình tích hợp kỹ thuật hoạt hóa hành vi với liệu pháp nhận thức hành vi cho rối loạn lo âu Mục tiêu trị liệu: Thay đổi những suy nghĩ, niềm tin không hợp lý ở thân chủ, từ đó, giúp thân chủ hình thành kỹ năng điều chỉnh cảm xúc, giải quyết và đương đầu với những vấn đề thường gặp trong cuộc sống.
- đồng thời, làm giảm các hành vi tránh né và nối kết lại các hành vi lành mạnh thông qua việc phát triển các chiến lược đối phó khác tích cực, phù hợp hơn.
- Kết quả nghiên cứu 3.1.
- Kết quả điểm thang đo lo âu Zung Năm Giới tính Trình độ Nghề Số buổi Trường hợp can thiệp sinh học vấn nghiệp can thiệp Nguyễn Văn H.
- 1987 Nữ Đại học Nhân viên 10 thư viện Trường hợp can thiệp T1 T2 T3 T1 - T3 T2 - T3 Nguyễn Văn H.
- Số liệu bảng 3 cho thấy, sau 8 – 10 buổi áp dụng mô hình tích hợp kỹ thuật HHHV với LPNTHV điều trị cho 5 ca lâm sàng được chẩn đoán mắc rối loạn lo âu điều trị ngoại trú, điểm Zung giảm qua ba thời điểm đánh giá trước và sau tiến trình trị liệu.
- Dữ liệu định tính thu thập từ nhật kí suy nghĩ hàng ngày, bảng phân cấp hoạt động cũng cho thấy những suy nghĩ, cảm xúc, hành vi tích cực của bệnh nhân gia tăng nhiều hơn sau điều trị.
- Điều này chứng tỏ phương thức can thiệp được lựa chọn đem lại hiệu quả cải thiện tích cực cho thân chủ RLLA.
- Báo cáo năm trường hợp can thiệp 6 Trường hợp can thiệp thứ nhất (Nguyễn Văn H) Lịch sử rối loạn: Thân chủ Nguyễn Văn H, nam, là thợ xây tự do.
- Kết quả thực hiện trắc nghiệm Zung: Lần 1 - Ngày điểm.
- Nhận định về vấn đề của H theo mô hình ABC: Nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, từ nhỏ, H đã hình thành cho mình một niềm tin mạnh mẽ rằng mình không thể tự mình làm được việc gì để nuôi sống bản thân nếu không có sự bảo bọc của gia đình.
- Để giảm bớt áp lực của mình, H chọn cách chối bỏ những gì trái với niềm tin tiêu cực về bản thân, và phát triển hệ thống này thành những nhận định tiêu cực về mọi người xung quanh mình.
- 7 Niềm tin về chính mình "Không có giá trị, không đáng yêu, không thể tự mình làm được điều gì nếu không có gia đình".
- Niềm tin về người khác Niềm tin về thế giới xung quanh "Mọi người đang giả vờ quan "Kẻ nào mạnh thì sống, yếu thì tâm mình để thương hại, chứ chết.Tôi muốn tồn tại thì phải bám mình vô dụng như vậy ai mà vào những kẻ mạnh và che giấu đi thương" khuyết điểm của mình" Sơ đồ 1.
- Hệ thống niềm tin của H theo mô hình ABC của Aaron Beck Kết quả sau trị liệu: Cùng với kết quả trắc nghiệm lo âu Zung giảm xuống còn 38 điểm, kết quả định tính thu thập từ bảng theo dõi nhật kí suy nghĩ hàng ngày và thang phân cấp hoạt động cũng cho thấy sự cải thiện tích cực ở H.
- H cho rằng phương thức can thiệp của NTL ban đầu khá khó làm, nhưng dần dần cũng thấy dễ hơn, khó nhất là làm sao để biến nó thành thói quen để “không cần phải tới bệnh viện khám nữa.” Trường hợp can thiệp thứ hai (Nguyễn Thị T) Lịch sử rối loạn: Thân chủ Nguyễn Thị T, nữ, là sinh viên năm cuối.
- Điểm thực hiện trắc nghiệm lo âu Zung: Lần 1 - Ngày điểm.
- Chẩn đoán theo ICD 10: Rối loạn hỗn hợp lo âu – trầm cảm.
- Tất cả đã kích hoạt niềm tin của T rằng cô ấy không thể chu toàn những trách nhiệm của một người trưởng thành, cũng như cô không dám thể hiện mình trước người khác và không thể đưa ra những quyết định khiến bản thân hài lòng, và gần như không có nguồn động lực nào có thể khiến mình có thêm tự tin vào bản thân.
- Đáp ứng lại những niềm tin và giả định tiêu cực của mình, T hình thành các chiến lược hành vi: tránh né, rút lui khỏi những nhiệm vụ/ tình huống khó khăn đó, cố gắng làm thêm nhiều thật nhiều,...để “bù trừ” cho những thiếu sót năng lực bản thân.
- Niềm tin về chính mình "Tôi là đứa yếu kém.
- Tôi không hề có năng lực." Niềm tin về thế giới xung Niềm tin về tương lai quanh/ người khác "Kẻ nào mạnh thì sống, yếu thì "Cuộc sống này không nên chết.Tôi muốn tồn tại thì phải phức tạp như thế, mọi thứ cần bám vào những kẻ mạnh và che đơn giản hơn" giấu đi khuyết điểm của mình" S ơ đồ 2.
- Hệ thống niềm tin của T theo mô hình ABC của Aaron Beck Kết quả sau can thiệp: Sau 3 tháng can thiệp, kết quả điểm trắc nghiệm lo âu Zung của T giảm từ 47 xuống 36 điểm.
- Trường hợp can thiệp thứ ba (Hồ Kim K) Lịch sử vấn đề: Hồ Kim K, nữ, là sinh viên đại học năm 2.
- Kết quả trắc nghiệm lo âu Zung: Lần 1 – Tháng điểm.
- Nhận định về vấn đề của K theo mô hình ABC: K gặp vấn đề về việc nhìn nhận thực tế năng lực của bản thân.
- 10 Niềm tin về chính mình "Mình sẽ chẳng làm nên trò trống gì nếu cứ thua kém người khác thế này" Niềm tin về người khác Niềm tin về thế giới xung quanh "Phải làm ra thật nhiều tiền sau "Nhiều người giỏi hơn mình này thì mới mong hơn người khác quá, và họ không muốn giúp mình để mình cũng thành công được, hơn nữa, có thể lo cho gia như họ." đình tốt hơn, cha bớt áp lực và không dùng rượu nữa." Sơ đồ 3.
- Hệ thống niềm tin của K theo mô hình ABC của Aaron Beck Kết quả sau can thiệp: K nhanh chóng hòa nhập vào chương trình can thiệp, hợp tác tốt với nhà trị liệu.
- Nhờ vậy, kết quả thang đo lo âu của K giảm từ 48 xuống 37 điểm, kèm theo đó là những suy nghĩ mang tính tích cực hơn, khả năng kiểm soát cảm xúc tiêu cực cũng tốt hơn.
- Trường hợp can thiệp thứ tư (Huỳnh Đức Th) Lịch sử vấn đề: Thân chủ Huỳnh Đức Th, nam, là sinh viên đại học năm nhất.
- Sau đó, Th thường tự ra những nơi không có ai để suy nghĩ về vấn đề của bản thân nhưng không tìm được cách giải quyết.
- Kết quả thực hiện thang đo lo âu Zung: Lần 1 - Ngày điểm.
- Chẩn đoán theo ICD 10: Rối loạn lo âu xã hội.
- Niềm tin về chính mình "Mình không biết mình làm được gì nữa, mơ hồ lắm.
- Mọi thứ trở thành áp lực nặng nề với mình." Niềm tin về thế giới xung Niềm tin về người khác quanh "Thế giới xung quanh phức tạp "Mình cũng không hiểu người khác muốn gì luôn, mình khó mở hơn mình tưởng tượng, kể cả con lời nên toàn tự làm theo những gì người cũng vậy.
- Hệ thống niềm tin của Th theo mô hình ABC của Aaron Beck Kết quả sau can thiệp: Kết quả điểm lo âu Zung sau can thiệp là 37 (giảm 7 điểm so với lần thực hiện đầu chương trình trị liệu: 44), kèm theo đó là những ghi nhận suy nghĩ tích cực hơn, chủ động tham gia nhiều hoạt động cải thiện vấn đề của bản thân qua từng buổi can thiệp.
- Trường hợp can thiệp thứ năm (Lý Thị Thu Y.) Lịch sử rối loạn: Thân chủ Lý Thị Thu Y, nữ, là nhân viên thư viện.
- 12 Điểm trắc nghiệm lo âu Zung: Lần điểm.
- Chẩn đoán theo ICD 10: Rối loạn ám ảnh sợ.
- Chính nỗi ám sợ nghi bệnh ngăn cản Y, khiến Y né tránh việc tìm hiểu kỹ càng về các căn bệnh ung thư đáng sợ, dẫn đến những hành vi vô ích như chỉ ngồi bần thần, quyết định được điều gì.
- 13 Niềm tin về chính mình "Mình sợ mình đang mắc bệnh ung thư nguy hiểm, sắp chết đến nơi rồi." Niềm tin về tương lai Niềm tin về người khác "Mọi thứ xung quanh mình thật "Mọi người không tin mình, họ nguy hiểm, thật áp lực, đủ thứ xấu cũng mong mình chết như ba mẹ xa mà mình không nắm bắt hết mình, như dì mình đã chết vậy." được.
- Hệ thống niềm tin của Y theo mô hình ABC của Aaron Beck Kết quả sau can thiệp: Điểm thực hiện thang đo lo âu Zung giảm từ 46 (T1) xuống 43 (T3) sau 3 tháng điều trị.
- Kết hợp với bảng ghi nhận suy nghĩ hàng ngày, thang đo phân cấp hoạt động cho thấy Y dần hòa nhập với quá trình điều trị và có một số cải thiện đáng kể.
- Bàn luận Tính hiệu quả của việc tích hợp kỹ thuật hoạt hóa hành vi với liệu pháp nhận thức hành vi điều trị rối loạn lo âu được thể hiện ở các khía cạnh sau.
- Về đối tượng được trị liệu Kết quả nghiên cứu đề tài này mở ra một hướng điều trị mới phù hợp hơn đối với chủ thể mắc rối loạn lo âu.
- Tuy nhiên, khách thể của nghiên cứu chủ yếu được chẩn đoán mắc rối loạn hỗn hợp lo âu – trầm cảm chứ chưa được thử nghiệm trên các loại còn lại.
- Về cấu trúc của quy trình trị liệu Mô hình trị liệu được nhóm nghiên cứu chỉnh sửa áp dụng theo Judith S.
- Beck (2011) bao gồm 8 đến 10 buổi trị liệu hoặc hơn, tùy theo mức độ biểu hiện lo âu và tình trạng vấn đề, cũng như khả năng hợp tác, mong muốn theo đuổi quá 14 trình điều trị của mỗi thân chủ.
- Trong quá trình điều trị, cần cân nhắc việc ứng dụng song song với liệu pháp hóa dược, và chương trình can thiệp dành cho thân nhân.
- Do đó, có thể nói, việc can thiệp rối loạn lo âu không nhất thiết phải sử dụng liệu pháp hóa dược nếu không có biểu hiện loạn thần, rối loạn tâm thần kèm theo.
- Về tính hiệu quả của chương trình trị liệu Đánh giá chung, kết quả thu thập được từ chênh lệch điểm thang đo lo âu Zung, bảng ghi nhận nhật kí suy nghĩ hàng ngày và thang hoạt động của năm trường hợp can thiệp cho thấy, việc tích hợp kỹ thuật hoạt hóa hành vi với liệu pháp nhận thức hành vi đem lại hiệu quả cải thiện tích cực sau 8 – 10 buổi điều trị.
- Theo đó, sau khi được can thiệp, các triệu chứng về nhận thức, cảm xúc, hành vi của thân chủ được cải thiện tốt nhất, sau đó là sự cải thiện về nhóm triệu chứng sinh lý thông qua ghi nhận thay đổi trong thời gian theo dõi 3 tháng.
- Đánh giá riêng từng trường hợp rối loạn lo âu tham gia quá trình trị liệu, sau khi được can thiệp kết hợp hai kỹ thuật tái cấu trúc nhận thức và hoạt hóa hành vi, mỗi thân chủ đều có những cải thiện đáng kể.
- Kết luận và khuyến nghị Chương trình tích hợp kỹ thuật hoạt hóa hành vi với liệu pháp nhận thức hành vi đem lại hiệu quả cải thiện tích cực trên chủ thể có rối loạn lo âu.
- Trong đó, những chủ thể có biểu hiện rối loạn lo âu ở mức nhẹ, vừa và không kèm theo triệu chứng tâm thần thì không nhất thiết sử dụng thuốc kết hợp, mà chỉ cần ứng dụng đơn trị liệu là liệu pháp tâm lý là có tác động tích cực.
- Cấu trúc mô hình tích hợp kỹ thuật hoạt hóa hành vi với liệu pháp nhận thức hành vi điều trị rối loạn lo âu có thể áp dụng từ 8 đến 10 buổi, hoặc thay đổi tùy theo mức độ lo âu và vấn đề của thân chủ, trong đó, cần giữ nguyên chủ đề can thiệp trọng tâm của từng buổi.
- 15 Một số khuyến nghị: Cần có nghiên cứu sâu, rộng đánh giá hiệu quả can thiệp của việc tích hợp liệu pháp trên trong điều trị từng loại rối loạn lo âu, độ tuổi của đối tượng can thiệp, mở rộng công cụ đánh giá, phối hợp với các phương pháp điều trị khác.
- Paul Bennett, “Chương 7: Rối loạn lo âu”, Tâm lý học dị thường và lâm sàng, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, tr .
- Lê Thị Minh Tâm, Tiếp cận Trị liệu nhận thức hành vi: Phối hợp giữa lý thuyết và thực hành áp dụng trong tham vấn tâm lý và hỗ trợ sức khỏe tinh thần, Nhà xuất bản Thời Đại, Tp