« Home « Kết quả tìm kiếm

TIẾP NHẬN VÀ ỨNG DỤNG LÍ THUYẾT VĂN HỌC SO SÁNH Ở TRUNG QUỐC QUA CÁC THỜI KÌ


Tóm tắt Xem thử

- Qua đó, khái quát các đặc điểm nổi trội về việc tiếp nhận và ứng dụng lí thuyết văn học so sánh tại Trung Quốc qua ba giai đoạn: Giai đoạn tiền lịch sử giai đoạn phi chuyên ngành và ngoại diên hoá và giai đoạn chuyên ngành hoá, phát triển toàn diện (1985-nay).
- Phác hoạ bức tranh sinh động về văn học so sánh cũng như xu hướng phát triển của nó tại Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay.
- Từ khoá: văn học so sánh, phong trào du học, tiếp nhận lí thuyết, Trung Quốc.
- Mở đầu Mặc dù, văn học so sánh với tư cách một khoa học độc lập được tiếp nhận và giới thiệu từ phương Tây.
- tuy thế, từ lịch sử phát triển của bộ môn này tại Trung Quốc, dễ nhận thấy, văn học so sánh tại nước này có một lịch sử phát triển độc đáo của riêng mình.
- Dựa trên tiến trình lịch sử này, có thể nhận thấy văn học so sánh ở Trung Quốc đã trải qua ba giai đoạn phát triển, bao gồm: Giai đoạn Tiền lịch sử với tư cách một phương pháp nghiên cứu Giai đoạn phi chuyên ngành và ngoại diên hoá Giai đoạn chuyên ngành hoá và phát triển toàn diện (1985- nay).
- Trên phương diện này, Vương Quốc Duy và Lỗ Tấn có thể xem như những nhà nghiên cứu văn học so sánh đầu tiên ở Trung Quốc.
- Bình luận Hồng lâu mộng của Vương Quốc Duy và Lí thuyết về thơ Moro của Lỗ Tấn đã đặt nền tảng cho sự phát triển của văn học so sánh ở Trung Quốc cũng như sự hồi sinh toàn diện của nó sau đại cách mạng văn hoá.
- văn học so sánh ở Trung Quốc bị đẩy ra ngoài rìa và ngày một ngoại diên hoá.
- Mãi cho đến thời đại cải cách và mở cửa, văn học so sánh mới thực sự được tiếp nhận, giới thiệu từ phương Tây một lần nữa như một khoa học độc lập.
- đặc biệt là Hội nghị Quốc tế song phương Trung Mĩ về văn học so sánh vốn đã được khởi xướng bởi Tiền Trung Thư ở các giai đoạn trước đó.
- Địa chỉ e-mail: [email protected] 10 Tiếp nhận và ứng dụng lí thuyết văn học so sánh ở Trung Quốc qua các thời kì về lí luận phê bình văn học phương Tây hiện đại.
- Tất cả những điều này đã thúc đẩy hiệu quả quá trình quốc tế hóa của khoa học xã hội và nhân văn ở Trung Quốc nói chung, khoa nghiên cứu văn học so sánh nói riêng.
- Trong số các ngành khoa học xã hội và nhân văn ở Trung Quốc hiện nay, văn học so sánh có thể xem là một trong những ngành khoa học có tính quốc tế hoá và cởi mở nhất.
- Nhưng trước những biến đổi không ngừng của thời đại toàn cầu hóa, đối mặt với tác động của nhiều xu hướng lí thuyết mới cũng như xu hướng nghiên cứu văn hóa, văn học so sánh ở Trung Quốc cũng đã từng rơi vào tình trạng “khủng hoảng”.
- Tuy thế, những “cuộc khủng hoảng” này đã thúc đẩy mạnh mẽ hơn sự đổi mới tự thân của khoa nghiên cứu văn học so sánh tại Trung Quốc và khiến cho nó có được sự phát triển liên tục cả về lí thuyết cũng như phương pháp nghiên cứu.
- Bài nghiên cứu này dựa trên các đặc điểm lịch sử của khoa học văn học so sánh tại Trung Quốc, qua đó khái quát đặc điểm tiếp nhận lí thuyết và phương pháp luận văn học so sánh ở nước này qua các thời kì.
- Có thể nói, quá trình hiện đại hoá xã hội và văn học Trung Quốc chính là hệ quả của các phong trào do du học sinh khởi xướng.
- Đặc tính quan trọng và trước hết của văn học so sánh chính là tầm nhìn bao quát mang tính thế giới và góc nhìn so sánh của phương pháp luận nghiên cứu.
- Điều này đòi hỏi các nhà nghiên cứu văn học so sánh cần phải: “Một là, nhất thiết phải có sự tiếp xúc với văn hoá nước ngoài.
- Đối với văn học Trung Quốc từ thời cận đại về sau, điều này trở nên hết sức rõ rệt.
- Các tác gia hay học giả nổi tiếng trên văn đàn Trung Quốc giai đoạn Vãn Thanh gần như đều từng du học Âu Mĩ hoặc Nhật Bản, thậm chí có những người 12 Tiếp nhận và ứng dụng lí thuyết văn học so sánh ở Trung Quốc qua các thời kì còn có thể nghiệm du học ở cả Âu Mĩ và Nhật Bản.
- Trong lịch sử phát triển của khoa học văn học so sánh ở Trung Quốc, giới học giả nước này đều có quan điểm đồng nhất rằng, bộ môn này bắt đầu có sự phát triển một cách có ý thức từ giai đoạn cuối Thanh đầu Dân Quốc.
- Nguyên Chủ tịch Hiệp hội văn học so sánh quốc tế Douwe W.
- Fokkema cũng cho rằng, văn học so sánh bắt đầu xuất hiện ở Trung Quốc vào năm 1907 khi Lỗ Tấn công bố bài viết Lí thuyết về thơ Moro.
- Bài nghiên cứu này kì thực trên một phương diện nào đó mà nói đã có được ý thức tự giác và thế giới quan của văn học so sánh hiện đại rồi.
- Tuy thế, Lí thuyết về thơ Moro là sản phẩm được viết ra trong quá trình Lỗ Tấn du học tại Nhật Bản, sau khi ông có sự tiếp xúc một cách hệ thống về văn học so sánh.
- Do đó, công trình này có thể được xem như đã đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của văn học so sánh ở Trung Quốc.
- Trong bài nghiên cứu này, Lỗ Tấn đã tiến hành so sánh tiến trình phát triển của các nền văn học dân tộc trên thế giới.
- đồng thời cố gắng thông qua so sánh tìm ra con đường cải cách nhằm phục hưng dân tộc, mở ra con đường mới cho nghiên cứu văn học so sánh Trung Quốc và nước ngoài.
- Kinh nghiệm du học không chỉ giúp các du học sinh Trung Quốc có một nền tảng vững chắc về ngôn ngữ khi tiến hành các nghiên cứu văn học so sánh, mà còn giúp cho họ có được góc nhìn “đa văn hoá” và ý thức so sánh trong quá trình nghiên cứu văn học.
- Có thể nói, bằng sự nỗ lực của các thế hệ lưu học sinh, nghiên cứu văn học ở Trung Quốc đã bắt kịp và có được sự hoà nhập cùng văn học hiện đại thế giới.
- Văn học so sánh ở Trung Quốc về cơ bản được hình thành và phát triển dưới sự ảnh hưởng của khoa học hiện đại phương Tây.
- Riêng trong lĩnh vực văn học, tiến trình hiện đại hoá văn học truyền thống Trung Quốc hay sự tiếp nhận và truyền bá lí luận văn học so sánh đều được hưởng lợi từ phong trào du học giai đoạn Vãn Thanh, đầu Dân Quốc.
- Điều này cũng có nghĩa rằng, văn học so sánh có cùng bối cảnh văn hoá với văn học Trung Quốc thế kỉ XX, và được hình thành trên nền tảng văn hoá đó.
- Năm 1919, Trương Tích Thâm đã dịch thuật công trình của học giả người Nhật Bản Văn Cửu Hùng “Phương pháp nghiên cứu Văn học” và công bố trên tạp chí Tân Trung Quốc.
- Đây là lần đầu tiên thuật ngữ “văn học so sánh” được đề cập trên diễn đàn văn học Trung Quốc hiện đại.
- Tuy vậy, việc dịch thuật và giới thiệu về văn học so sánh của Trương Tích Thâm vẫn chưa đạt đến sự khái quát cao của một khoa học chuyên ngành.
- Ngoài ra, vào năm 1935, Ngô Khang - một học giả Lĩnh Nam từng du học tại Pháp, đã công bố bài nghiên cứu “Dẫn nhập Văn học So sánh” trên tạp chí Văn Sử Hội San của Đại học Quốc lập Trung Sơn.
- Trong bài viết này ông đã tiến hành thảo luận về nội hàm của khái niệm “văn học so sánh” cũng như sự khác biệt trong phong cách văn bản giữa Trung Quốc và phương Tây.
- Trong quá trình nghiên cứu văn học, các học giả đã từng du học ở nước ngoài thường tự giác hoặc bị động sử dụng phương pháp nghiên cứu của văn học so sánh.
- Các du học sinh với những thể nghiệm văn hoá mới có thể phân tích và so sánh các phong cách văn học một cách khách quan nhất và đưa ra các mô hình nghiên cứu văn học mới.
- Vào thời điểm đó, các nhà nghiên cứu văn học Trung Quốc “thường dựa trên các quan niệm văn học phương Tây để giải quyết một số vấn đề của văn học Trung Quốc.
- Điều này cũng có nghĩa rằng, văn học so sánh đã thâm nhập vào tất cả các lĩnh vực của khoa nghiên cứu văn học tại Trung Quốc trong những năm 1930.
- Tiếp sau đó, họ đã có những nỗ lực không ngừng nghỉ trong việc xây dựng hệ thống lí luận và phương pháp luận chuyên ngành cho nghiên cứu văn học so sánh ở Trung Quốc, đồng thời đổi mới phương pháp nghiên cứu của lí luận phê bình văn học Trung Quốc truyền thống.
- Trong giai đoạn phát triển đầu tiên của nó, Vương Quốc Duy và Lỗ Tấn đã có những đóng góp có tính chất lịch sử trong việc đặt nền móng cho sự tiếp nhận lí luận và phương pháp nghiên cứu của văn học so sánh tại Trung Quốc.
- Mặc dù ở thời đại của họ, hệ thống lí luận chuyên ngành của khoa văn học so sánh chưa được tiếp nhận ở Trung Quốc.
- thậm chí thuật ngữ “văn học so sánh” còn chưa xuất hiện trong từ điển Hán ngữ.
- Dẫu vậy, một số học giả tiên phong trong lĩnh vực văn học so sánh ở Trung Quốc thời kì đó đã nhận thức được bản chất xuyên quốc gia của giao lưu văn học và mối liên hệ đa chiều trong nghiên cứu văn học, đồng thời có ý thức trong việc đưa nó vào thực tiễn nghiên cứu của bản thân.
- 15 Ngô Viết Hoàn Như học giả văn học so sánh Hà Lan Douwe Fokkema từng nhận xét, sự trỗi dậy của văn học so sánh ở Trung Quốc bắt đầu với công trình “Lí thuyết thơ Moro” của Lỗ Tấn (1907), vì vậy Lỗ Tấn nên được coi là nhà nghiên cứu văn học so sánh đầu tiên ở Trung Quốc.
- Nếu đồng ý với quan điểm này, chúng ta có thể suy luận thêm rằng, văn học so sánh không được các học giả Trung Quốc xem như một môn khoa học độc lập khi nó lần đầu tiên được tiếp nhận ở Trung Quốc, mà được giới thiệu như một phương pháp nghiên cứu văn học hay một góc nhìn lí thuyết của phê bình văn học.
- kêu gọi thay đổi toàn diện chính trị, xã hội, văn hóa và văn học Trung Quốc.
- Động thái này của Lỗ Tấn đã tạo ra những ảnh hưởng sâu sắc trong giới văn học và trí thức Trung Quốc lúc bấy giờ.
- Ngày nay nhìn lại, bài viết thấm đượm tinh thần chiến đấu đó của Lỗ Tấn thực sự là một công trình nghiên cứu văn học so sánh công phu.
- Vì vậy, ngay cả học giả văn học so sánh điển hình của châu Âu - Fokma, người chú ý đến nghiên cứu thực nghiệm và giỏi phân tích lí thuyết cũng cho rằng bài nghiên cứu đó của Lỗ Tấn có giá trị học thuật và ý nghĩa lí luận đặc biệt cho sự phát triển của văn học so sánh ở Trung Quốc.
- Một học giả khác cũng có những đóng góp cơ bản cho sự phát triển của văn học so sánh ở Trung Quốc thời kì đầu chính là Vương Quốc Duy.
- Hồng lâu mộng bình luận có thể xem như một kiệt tác được viết bởi Vương Quốc Duy bằng phương pháp văn học so sánh.
- Do đó, trên phương diện thể chế khoa học, hai trường đại học trọng điểm trong thời kì Dân Quốc này cũng có những đóng góp cơ bản cho sự phát triển của văn học so sánh ở Trung Quốc.
- Do đó, nó được xem như cái nôi của văn học so sánh Trung Quốc hiện đại.
- đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc củng cố và phát triển hệ thống lí thuyết của văn học so sánh ở Trung Quốc.
- Sau này, hầu hết thế hệ học giả mới có thành tựu kiệt xuất trong lĩnh vực văn học so sánh hầu như đều trưởng thành từ trường đại học này.
- Hệ quả của nó là, văn học so sánh đã trải qua một thời gian dài tương đối “trầm mặc” ở Trung Quốc.
- Trên thực tế, giống như cách văn học so sánh đã được tiếp nhận vào Trung Quốc, một phong trào dịch thuật quy mô lớn đã được phát động trên toàn quốc.
- Các tư tưởng văn học và lí thuyết văn hóa chính của nước ngoài, đặc biệt là của phương Tây, đã được dịch và giới thiệu liên tiếp ở Trung Quốc.
- Điều này có tác động mạnh mẽ đối với nền văn hoá văn học Trung Quốc hiện đương đại và đặt nền tảng vững chắc cho sự phát triển theo chiều sâu của văn học so sánh ở Trung Quốc trong giai đoạn tiếp theo.
- Trong những năm 1920 và 1930, xuất hiện một nhóm các học giả nghiên cứu văn học xuất sắc trưởng thành từ một số trường đại học lớn ở Trung Quốc.
- Điều này thực sự là một may mắn lớn của khoa văn học so sánh tại Trung Quốc.
- Một số công trình nghiên cứu của ông đã sử dụng các phương pháp của văn học so sánh, đặc biệt là phương pháp của trường phái ảnh hưởng.
- Trên thực tế, việc giảng dạy và nghiên cứu của họ đã thực tiễn hoá văn học so sánh trên cả hai phương diện lí thuyết và phương pháp, đồng thời trở thành những khuôn mẫu lí tưởng cho giới nghiên cứu văn học so sánh Trung Quốc sau này.
- Tuy thế, nhưng những nỗ lực ban đầu này của ông chắc chắn đã đặt một nền tảng lí thuyết và thực tiễn quan trọng cho sự hồi sinh mạnh mẽ sau này của văn học so sánh ở Trung Quốc sau đại cách mạng văn hoá.
- Những nỗ lực và thành tựu nổi bật của họ chắc chắn đã mở đường cho sự trẻ hóa toàn diện của văn học so sánh ở Trung Quốc trong những năm 1980.
- Giai đoạn này có thể xem như “Tiền lịch sử” của văn học so sánh Trung Quốc, nhưng “Tiền lịch sử” này đã đặt nền tảng vững chắc cho việc giới thiệu chính thức văn học so sánh vào Trung Quốc như một khoa học độc lập.
- Nếu không có những nỗ lực và thực hành táo bạo của các học giả tiên phong nói trên, địa vị của khoa nghiên cứu văn học so sánh tại Trung Quốc khó lòng được xác lập.
- và vì thế bị đẩy ra ngoài rìa của khoa nghiên cứu văn học Trung Quốc trong suốt một thời gian dài.
- Vì vậy, có thể xem giai đoạn “trầm lắng” này là thời kì “bên lề” của văn học so sánh ở Trung Quốc.
- Việc thực hiện cải cách và mở cửa ở Trung Quốc mở ra mùa xuân cho văn học so sánh.
- Tuy nhiên, tại thời điểm đó, trình độ nghiên cứu văn học so sánh ở Trung Quốc đã bị tụt lại rất xa so với văn học so sánh quốc tế đương thời.
- Tiếp nhận và ứng dụng lí thuyết Văn học So sánh ở Trung Quốc từ 1985 đến nay Như đã trình bày ở trên, văn học so sánh được du nhập vào Trung Quốc như một khoa học độc lập tương đối muộn.
- Có thể nói rằng ngay cả trong thời kì “bên lề” của văn học so sánh, các học giả nói trên vẫn âm thầm nghiên cứu.
- Các bài viết của họ về nghiên cứu văn học so sánh chắc chắn có đóng góp quan trọng cho sự hồi sinh của ngành học này ở Trung Quốc trong kỷ nguyên mới.
- Một số học giả, như Tiền Trung Thư, Quý Tiễn Lâm, Dương Chu Hàn và Nhạc Đại Vân, xứng đáng là những đại biểu kiệt xuất của văn học so sánh Trung Quốc đương đại.
- Ngay khi văn học so sánh được tiếp nhận một cách hệ thống ở Trung Quốc, các học giả Trung Quốc đã cùng lúc áp dụng cả hai phương pháp nghiên cứu cơ bản của khoa học này, bao gồm: nghiên cứu ảnh hưởng và nghiên cứu song song.
- Về phương pháp nghiên cứu, các học giả văn học so sánh Trung Quốc thường không quá đặt nặng vấn đề trường phái, cũng không tôn sùng các học thuyết và phương pháp luận của nước ngoài một cách mù quáng.
- Ngoài ra, các học giả văn học so sánh Trung Quốc đã đặc biệt chú ý đến việc nghiên cứu văn học so sánh Trung Quốc và phương Tây qua các khoa học liên ngành ngay từ khi nó được du nhập vào Trung Quốc.
- Cần phải thừa nhận rằng trước cách mạngvăn hóa, một số nghiên cứu văn học so sánh của các học giả không hề tập trung vào việc xây dựng hệ hình lí thuyết cho khoa văn học so sánh.
- Các học giả thường tập trung vào nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học Trung Quốc và nước ngoài.
- hoặc từ quan điểm của văn học phương Tây để khảo sát, phân tích văn học Trung Quốc.
- hoặc xuất phát từ góc nhìn của các học giả Trung Quốc để đưa ra quan điểm riêng của họ về văn học phương Tây.
- Thông qua sự nỗ lực chung của các học giả thuộc Khoa ngôn ngữ văn học Trung Quốc và Khoa ngoại ngữ trong các trường đại học, văn học so sánh cuối cùng đã trở thành một chuyên ngành cấp hai trong khuôn khổ chuyên ngành cấp một “Ngôn ngữ văn học Trung Quốc”.
- Thông qua sự nỗ lực của họ cùng với các học giả Âu Mĩ khác, “văn học thế giới” trở thành vấn đề lí luận mới của văn học so sánh quốc tế và giới nghiên cứu lí luận văn học thế giới.
- Trong khi đó, các học giả Trung Quốc xây dựng một chuyên ngành cấp hai “Văn học So sánh và nghiên cứu đa văn hóa” đặt trong khuôn khổ của chuyên ngành cấp một “Ngôn ngữ văn học nước ngoài”.
- Cùng với chuyên ngành “Văn học so sánh và Văn học thế giới” đã được xây dựng từ trước đó, chuyên ngành này cũng tuyển sinh và đào tạo ở cả hai bậc Thạc sĩ và Tiến sĩ.
- Đây đều là những yếu tố quan trọng khiến cho văn học so sánh có được bước phát triển mạnh mẽ, cũng như có được vị thế quan trọng trong hệ thống các ngành khoa học xã hội và nhân văn ở Trung Quốc ngày nay.
- Văn học so sánh ở Trung Quốc đã đạt đến một sự thịnh vượng chưa từng có trong lịch sử, thậm chí còn được gọi là một chuyên ngành “hot” ở nước này trong những năm gần đây.
- Một số học giả Trung Quốc xuất sắc đã phát huy năng lực ngoại ngữ của mình và công bố nhiều bài nghiên cứu trên các tạp chí học thuật quốc tế uy tín, mà qua đó giới văn học so sánh thế giới có được sự hình dung khá toàn diện về sự phát triển của khoa học này tại Trung Quốc.
- Văn học so sánh đã xác lập được địa vị học thuật trong hệ thống các khoa nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn ở Trung Quốc.
- Từ năm 1994 đến nay, đã có 7 trường đại học được phép đào tạo chuyên ngành Tiến sĩ “Văn học so sánh và Văn học thế giới”.
- Nhiều trường đại học thiết lập bộ môn “Văn học so sánh và Văn học thế giới” cho cả hai ngành đào tạo Ngôn ngữ văn học Trung Quốc và Ngôn ngữ văn học nước ngoài.
- Việc thành lập Hiệp hội Văn học So sánh Trung Quốc vào năm 1985 đánh dấu sự hoàn thành của quá trình thể chế hóa văn học so sánh ở Trung Quốc.
- Các học giả Văn học So sánh Trung Quốc luôn kiên định đẩy mạnh việc phát triển khoa học này trên cơ sở những đặc sắc riêng có của văn hóa Trung Quốc