Academia.eduAcademia.edu
BÀI TẬP THỰC HÀNH JAVA I. Làm quen với lập trình Java: Bài 1: Viết ra lời chào sau! anhxuanfarastar@gmail.com Welcome to Java Programming! Program by “your name” Bài 2: Nhập x = 10 từ bàn phím và xuất ra màn hình y = 2^x. Bài 3: Sử dụng một số hàm toán học và nhập dữ liệu từ bàn phím Kết hợp định dạng xuất dữ liệu. Tạo Project mới với tên là ThaoTacSo, khi chạy chương trình xuất ra yêu cầu nhập vào hai số từ bàn phím xuất ra kết quả tổng của hai số vừa nhập. Xuất ra mà hình yêu cầu có dạng: Bài 4: Sử dụng một số hàm toán học và nhập dữ liệu từ bàn phím Kết hợp định dạng xuất dữ liệu. Tạo Project mới với tên là TinhDienTich, khi chạy chương trình xuất ra yêu cầu nhập vào hai cạnh của một tứ giác vuông xuất ra kết quả chu vi, diện tích…. Bài 5: Sử dụng một số hàm toán học và nhập dữ liệu từ bàn phím Kết hợp định dạng xuất dữ liệu. Tạo Project mới với tên là PhuongTrinhBac1, giải và biện luận phương trình bậc 1: ax+b=0. Xử lý phương trình có 3 trường hợp: vô nghiệm, vô số nghiệm và có một nghiệm. Bài 6: Sử dụng một số hàm toán học và nhập dữ liệu từ bàn phím Kết hợp định dạng xuất dữ liệu.( làm quen class Math). Giải và biện luận phương trình bậc 2 : ax2+bx+c=0, phương trình có 5 trường hợp: vô nghiệm, vô số nghiệm và có một nghiệm, có 2 nghiệm phân biệt, có 1 nghiệm kép. Bài 7: Sử dụng một số hàm lượng giác và nhập dữ liệu từ bàn phím Kết hợp định dạng xuất dữ liệu.( tiếp tục làm quen với class Math). Nhập 1 góc x. Tính và xuất sinx, cosx, tgx, cotgx. Hàm lượng giác truyền vào là 1 số Radian, phải đổi góc x ra radian, công thức đổi như sau a=x*PI/180. Bài 8: Sử dụng một số hàm lượng giác và nhập dữ liệu từ bàn phím Kết hợp định dạng xuất dữ liệu.( tiếp tục làm quen với class Math). Nhập cạnh a>0, b>0, c>0. Nếu a, b, c tạo thành tam giác thì hãy tính và xuất chu vi, diện tích hình tam giác. Ngược lại thông báo “Không tạo thành tam giác Bài 9(*): Sử dụng hàm toán học và nhập dữ liệu từ bàn phím Kết hợp định dạng xuất dữ liệu. Nhập x, n để tính tổng chuỗi số sau (làm tròn 3 chữ số): Bài 10(*): Sử dụng hàm toán học và nhập dữ liệu từ bàn phím Kết hợp định dạng xuất dữ liệu. Tạo Project mới với tên là SoGaSoCho. Tìm số gà và số chó, biết: Vừa gà vừa chó, Bó lại cho tròn, Ba mươi sáu con, Một trăm chân chẵn Bài 11: Viết chương trình tính diện tích hình thang có đáy lớn a, đáy nhỏ b và chiều cao h như sau: S:=1/2*(a+b)*h Gợi ý: Nhập đáy lớn a, đáy nhỏ b, chiều cao h Tính diện tích: S:=(a+b)*h/2 và in kết quả lên màn hình. Bài 12: Viết chương trình tính chu vi, diện tích của hình tròn khi nhập bán kính R. Gợi ý: - Nhập R>0 sau đó tính Chuvi := 2*pi*R; Dientich:= pi*R*R; Bài 13: Viết chương trình nhập vào một số giây sau đó in ra màn hình thời gian dưới dạng giờ:phút:giây Gợi ý: - Ví dụ nhập vào 3769 giây thì in ra màn hình dưới dạng: 01:02: 49 Giả sử nhập vào số giây là : t (giây) thì: Giờ := t div 3600; Phút := (t mod 3600) div 60; Giây := (t mod 3600) mod 60; Bài 14: Viết chương trình in ra màn hình các số lẻ không vượt quá 100 Bài 15: Viết chương trình nhập vào một điểm của một học sinh, kiểm tra sự hợp lệ của điểm (>=0 và <=10) và in ra kết quả xếp loại của học sinh đó. Nếu điểm nhập vào <5: học lực Yếu Nếu điểm nhập vào ≥5 và <6: học lực Trung bình Nếu điểm nhập vào ≥6 và <7: học lực Trung bình khá Nếu điểm nhập vào ≥7 và <8: học lực Khá Nếu điểm nhập vào ≥8 và <9: học lực Giỏi Nếu điểm nhập vào ≥9 và ≤10: học lực Xuất sắc Bài 16: Viết chương trình nhập vào tháng và năm (nếu cần). In lên màn hình số ngày của tháng đó. Bài 17: Viết chương trình thực hiện các công việc sau: In ra màn hình bảng cửu chương từ 2 tới 9. Nhập vào một số k (2≤k≤9), in ra bảng cửu chương k. Bài 18: Viết chương trình nhập dãy số thực có n phần tử và một số x. Dò xem trong dãy có hai phần tử liền nhau nào mà tổng của chúng bằng x không? II. LẬP TRÌNH HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG TRONG JAVA Bài 19. Xây dựng class học viên gồm các trường maso (String), hoten (String), tuoi (int) và các phương thức nhập, xuất để nhập và hiển thị thông tin học viên. Viết chương trình nhập vào 2 học viên và xuất ra thông tin 2 học viên vừa nhập. Bài 20. Xây dựng class doanvien gồm các trường hoten, chidoan, diemXL (điểm xếp loại) và các phương thức nhập, xuất để hiển thị thông tin đoàn viên. Nhập vào danh sách n đoàn viên, xuất ra thông tin đoàn viên có diemXL ≥8. Bài 21. Xây dựng class canbo gồm các trường maso (String), hoten, hesoluong (int) và các phương thức nhập, xuất để hiển thị thông tin cán bộ. Ngoài ra class này còn có phương thức tính lương với công thức tính: Lương = hesoluong * 1.150.000. Viết chương trình nhập vào một danh sách gồm n cán bộ, xuất ra thông tin cán bộ có lương cao nhất, thấp nhất. Bài 22. Tạo lớp SACH để quản lý sách trong thư viện. Yêu cầu mỗi loại sách cần lưu trữ các thông tin sau: Tên sách, Tác giả, Số lượng, Năm xuất bản. Xây dựng các phương thức để nhập và hiển thị các thông tin về sách. Viết chương trình chính thực hiện: - Nhập thông tin cho n cuốn sách. - Hiển thị thông tin về những cuốn sách có số lượng lớn nhất. Bài 23. Xây dựng lớp CDCANHAC có các thông tin: Tên đĩa, số lượng bài, giá tiền và các phương thức nhập, xuất dữ liệu. Viết chương trình chính thực hiện nhập vào một danh sách n đĩa ca nhạc, sau đó hiển thị danh sách vừa nhập. Tìm và hiển thị thông tin của đĩa có số lượng bài hát lớn nhất. Bài 24. Để quản lý điểm thi đầu vào của các thí sinh, cần xây dựng lớp ThiSinh gồm thuộc tính và phương thức sau: - Số báo danh - Tên thí sinh - Điểm của 3 môn thi M1, M2, M3 - Nhập thông tin của thí sinh - Tính tổng điểm 3 môn của thí sinh. - In thông tin số báo danh, tên, điểm và tổng điểm thi 3 môn Trên cơ sở lớp đã xây dựng được, viêt chương trình làm các công việc sau. - Nhập danh sách kết quả thi của các thí sinh vào từ bàn phím - Dưa ra màn hình danh sách thí sinh trúng tuyển (cho phép nhập điểm chuẩn). Bài 25. Xây dựng lớp cơ sở NGUOI có các thông tin sau: Họ tên, Giới tính, Ngày sinh và các phương thức nhập, xuất dữ liệu. Xây dựng lớp dẫn xuất SINHVIEN để quản lý sinh viên (có thêm các thông tin: Điểm thi, Lớp và các phương thức nhập xuất dữ liệu). Viết chương trình chính thực hiện nhập vào một danh sách n sinh viên, sau đó hiển thị danh sách vừa nhập. Bài 26. Xây dựng lớp “Con người”gồm các thông tin: Họ tên, ngày sinh, quê quán. Xây dựng lớp dẫn xuất “Cử nhân” ngoài các thông tin của lớp Con người, lớp Cử nhân còn có thêm các thông tin về Ngành học, năm tốt nghiệp (kiểu int) và các phương thức: - Nhập các thông tin của các Cử nhân. - Xuất các thông tin vừa nhập ra màn hình. Viết chương trình nhập vào mảng danh sách n con người, mỗi thành phần của mảng khởi tạo là một đối tượng cử nhân. Đưa ra thông tin cử nhân có năm tốt nghiệp gần nhất. Bài 27. Lớp XE bao gồm các thông tin: nhãn hiệu, giá, năm sản xuất. Lớp OTO được kế thừa từ lớp XE và có thêm các thông tin: số chỗ và trọng tải và các phương thức nhập, xuất. Xây dựng chương trình nhập vào n ôtô và xuất ra thông tin ôtô vừa nhập. Đưa ra thông tin về những ô tô có trọng tải lớn hơn 1000 tấn. Đưa ra thông tin những ô tô thuộc hãng KIA. Bài 28. Lớp Máy bao gồm các thông tin: Nhãn hiệu, nhà sản xuất, giá thành. Lớp Máy tính ngoài các thông tin của lớp Máy còn có thêm các thông tin: tốc độ, dung lượng RAM, dung lượng HDD. Mỗi lớp đều có các phương thức nhập, xuất dữ liệu. Viết chương trình chính nhập vào danh sách n máy tính. In ra thông tin của các máy tính vừa nhập. In ra các máy tính của nhà sản xuất IBM. Sắp xếp danh sách các máy tính theo chiều tăng dần của giá thành và in danh sách đã sắp xếp ra màn hình. Xóa mọi máy tính của hãng Intel sản xuất và in danh sách kết quả ra màn hình. Bài 29. Xây dựng lớp cơ sở NGUOI có các thông tin sau: Họ tên, Giới tính, Ngày sinh và các phương thức nhập, xuất dữ liệu. Xây dựng lớp dẫn xuất SINHVIEN để quản lý sinh viên (có thêm các thông tin: Điểm thi, Lớp và các phương thức nhập xuất dữ liệu). Viết chương trình chính thực hiện nhập vào một danh sách n sinh viên, sau đó hiển thị danh sách vừa nhập. Tiến hành thực hiện các công việc sau: - Tìm kiếm sinh viên theo tên và kết quả trả về lưu trong một mảng mới. - Đếm số sinh viên có kết quả thi đạt loại giỏi (lớn hơn 8 điểm). - Thêm một sinh viên vào mảng mới. Tìm kiếm sinh viên theo mã sinh viên nhập vào từ bàn phím. Nếu tìm được thì tiến hành sửa điểm cho sinh viên đó. Bài 30: Xây dựng lớp “Con người”gồm các thông tin: Họ tên, ngày sinh, quê quán. Xây dựng lớp dẫn xuất “Cử nhân” ngoài các thông tin của lớp Con người, lớp Cử nhân còn có thêm các thông tin về Ngành học, năm tốt nghiệp (kiểu int) và các phương thức: Nhập các thông tin của các Cử nhân. Xuất các thông tin vừa nhập ra màn hình. Đưa ra thông tin các Cử nhân có năm tốt nghiệp gần đây nhất. Nhập vào danh sách m Con người và n Cử nhân. Xuất các thông tin vừa nhập. Bài 31: Class PERSON gồm các thông tin: Họ tên, ngày sinh, quê quán. Xây dựng class HOCSINH kế thừa từ class trên và có thêm dữ liệu: lớp (char), điểm toán, lý, hóa (kiểu int) và các phương thức nhập, xuất. Yêu cầu cả 2 class trên đều có phương thức khởi tạo. Viết chương trình chính nhập vào n học sinh và hiển thị ra màn hình thông tin n học sinh đó bao gồm cả điểm trung bình của học sinh đó. Bài 32:Xây dựng các lớp để quản lý thu nhập hàng tháng của 1 cơ quan, biết rằng: Cơ quan có 2 dạng người được hưởng lương: biên chế thì hưởng lương theo quỹ lương của nhà nước, và hợp dồng thì hưởng lương theo số giờ làm việc. - Mỗi người trong công ty đều có các thông tin sau: Hoten, số CMND, Phòng ban. - Biên chế: có thông tin riêng là Bậc lương - Hợp đồng: có thông tin riêng là Số giờ lao động Trong phương thức Main: - Khởi tạo mảng có 5 nhân viên, trong đó với mỗi nhân viên sẽ cho phép người dùng chọn xem đó là nhân viên biên chế hay nhân viên hợp đồng, nhập và xuất thông tin của họ. - Tìm một nhân viên hợp đồng có số giờ lao động là nhiều nhất. Bài 33: Lớp Máy bao gồm các thông tin: Nhãn hiệu, nhà sản xuất, giá thành. Lớp "Máy tính" ngoài các thông tin của lớp Máy còn có thêm các thông tin: tốc độ, dung lượng RAM, dung lượng HDD. Mỗi lớp đều có các phương thức nhập, xuất dữ liệu. Viết chương trình chính nhập vào danh sách n máy tính. In ra thông tin của các máy tính vừa nhập. In ra các máy tính của nhà sản xuất IBM. Sắp xếp danh sách các máy tính theo chiều tăng dần của giá thành và in danh sách đã sắp xếp ra màn hình. Xóa mọi máy tính của hãng Intel sản xuất và in danh sách kết quả ra màn hình. Bài 34: Xây dựng lớp Hình (Hinh) có phương thức là nhập, hiển thị giá trị cạnh đó. Xây dựng lớp Hinh2D là kế thừa lớp Hình và có thêm phương thức tính chu vi(tinhchuvi), diện tích (tinhdientich). Xây dựng lớp Hình vuông (HinhVuong) và Hình chữ nhật (HinhCN) kế thừa lớp Hinh2D. Xây dựng lớp Hinh3D là kế thừa lớp Hình và có thêm phương thức tính thể tích. Xây dựng lớp Hình lập phương (HinhLP) và hình hộp chữ nhật (HinhHCN) kế thừa lớp Hinh3D. Sau đó tạo lớp Program cùng với hàm static void Main() để thực hiện: Nhập từ bàn phím M đối tượng hình vuông và N đối tượng hình chữ nhật, K đối tượng hình lập phương và T đối tượng hình hộp chữ nhật. Hiển thị thông tin các giá trị nhập vào và tính toán tương ứng với từng đối tượng. Bài 35. Xây dựng lớp phân số: + Có 2 thuộc tính là tử số, mẫu số. + Hàm tạo không tham số, thiết lập mẫu số bằng 1 + Hàm tạo có 2 tham số truyền vào + Phương thức nhập, xuất, cộng, trừ, nhân chia 2 phân số + Phương thức cộng static Trong Main: + Khởi tạo đối tượng phân số A bằng hàm khởi tạo không tham số + Khởi tạo đối tượng phân số B bằng hàm khởi tạo có 2 tham số truyền vào + Gọi hàm nhập cho phân số A + Hiển thị phân số A, B + hiển thị kết quả cộng, trừ, nhân, chia 2 phân số A, B Bài 36. Xây dựng lớp biểu diễn khái niệm số phức với hai thành phần dữ liệu thực, ảo và các khởi tạo không tham số, hàm khởi tạo với 2 tham số truyền vào, phương thức xuất, nhập, định giá trị cho số phức, cộng, trừ, nhân, chia hai số phức. Viết chương trình cho phép nhập vào hai số phức, in ra kết quả các phép toán cộng, trừ, nhân, chia hai số phức kể trên (có sử dụng toán tử +, -, *, /, ==, !=, !, >>, <<). Gợi ý: Ký hiệu (a, b) = a + b*i thì ta có các phép toán sau: • (a1, b1) ± (a2, b2) = (a1 ± a2, b1 ± b2) • (a,b) * (c,d) = (a*c-b*d,a*d+b*c) Bài 37. Sử dụng phương pháp lập trình hướng đối tượng, xây dựng chương trình nhập tam giác; tính chu vi, diện tích và in ra màn hình đó là loại tam giác nào: cân, vuông, vuông cân, đều hay thường. Bài 38. Xây dựng lớp cha: Hình: Trong đó có 1 cạnh a; Có hàm khởi tạo mặc định k tham số, cạnh a có độ dài là 1 Hàm khởi tạo mặc định có 1 tham số truyền vào Phương thức: Nhập, xuất, chu vi, diện tích hình. Xây dựng lớp con: Tam giác, hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn với số lượng cạnh, phương thức tính chu vi, diện tích theo từng hình. Trong main: Tạo mảng 7 hình: 3 hình tam giác, 2 hình vuông, 1 hình chữ nhật, 1 hình tròn. Nhập, tính chu vi, diện tích các hình và xuất. Bài 39. Xây dựng các lớp để quản lý thu nhập hàng tháng của 1 cơ quan, biết rằng: Cơ quan có 2 dạng người được hưởng lương: biên chế thì hưởng lương theo quỹ lương của nhà nước, và hợp dồng thì hưởng lương theo số giờ làm việc. Mỗi người trong công ty đều có các thông tin sau: Hoten, số CMND, Phòng ban. Biên chế: có thông tin riêng là Bậc lương Hợp đồng: có thông tin riêng là Số giờ lao động Trong phương thức Main: - Khởi tạo mảng có 5 nhân viên, trong đó với mỗi nhân viên sẽ cho phép người dùng chọn xem đó là nhân viên biên chế hay nhân viên hợp đồng, nhập và xuất thông tin của họ. - Tìm một nhân viên hợp đồng có số giờ lao động là nhiều nhất Bài 40. Liệt kê tất cả các thuộc tính và hành động của đối tượng Xe ô tô. Đề xuất lớp Car (Ô tô). + Thuộc tính: màu xe, nhãn hiệu, trọng lượng, giá thành... + Hành động: khởi động xe, chạy xe, dừng xe, tắt máy. - Liệt kê các thuộc tính và hành động của đối tượng Xe buýt. Đề xuất lớp Bus. + Thuộc tính: màu xe, số chỗ ngồi, trọng lượng, tuyến xe... + Hành động: khởi động xe, chạy xe, dừng xe, tắt máy. - Từ hai lớp Car và Bus của bài 2 và bài 3. Đề xuất một lớp Động cơ (Engine) cho hai lớp trên kế thừa, để tránh trùng lặp dữ liệu giữa hai lớp Car và Bus. III. MÔI TRƯỜNG GIAO DIỆN Bài 41: Thiết kế form như hình bên dưới Viết lệnh để chương trình hoạt động như sau: Người sử dụng sẽ nhập Password vào textbox, sau đó nhấn nút “Hiển Thị’ thì nội dung của password sẽ được hiễn thị ra trên label bên dưới Bài 42: Sử dụng các sự kiện (event) cơ bản trên Form. Thiết kế form chỉ chứa 1 button (xem hình). Khi bấm vào nút lệnh Click Me, sẽ xuất hiện hộp thoại thông báo, Bạn đã bấm vào tôi. Bài 43. Thiết kế giao diện như hình sau: Viết lệnh để chương trình hoạt động như sau: - Nhấn vào Button btnHo thì gán nội dung của txtHo cho lblHoTen - Nhấn vào Button btnTen thì gán nội dung của txtTen cho lblHoTen - Nhấn vào Button btnHoTen thì gán nội dung của txtHo cộng với txtTen cho lblHoTen Bài 44: Sử dụng các thuộc tính Layout trên Form. Với giao diện của bài 2, yêu cầu sinh viên sửa code sao cho khi người sử dụng resize kích thước form, thì các đối tượng trên form vẫn được sắp xếp hợp lý, dễ nhìn. Bài 45: Kết hợp sử dụng layout: a. Các đối tượng được “neo” sao cho khi người dùng thay đổi kích thước form thì các đối tượng được resize kích thước sao cho “dễ nhìn” b. picTurnOn được hiển thị, picTurnOff được ẩn ngay bên dưới picTurnOn. Khi người dùng đưa chuột vào picTurnOn sẽ xuất hiện tip “Click me to Turn OFF the Light!”, và ngược lại trên picTurnOFF. c. Hiện tên mặc định vào ô Name d. Lable ngay bên dưới pictureBox hiển thị thông báo “Jack. Turn Off the Light,please!” Bài 46: Thiết kế form có cấu trúc 1. Khi Form load. Radiobutton Red được chọn mặc định. Con trỏ xuất hiện ngay tại ô Nhập tên. 2. Khi gõ tên vào ô Nhập tên (gõ ký tự nào thì lable lập trình chạy song song cùng giá trị trong ô nhập tên) Bài 47: Thiết kế giao diện như hình bên dưới Viết lệnh để chương trình hoạt động như sau: Khi form vừa load lên thì: Con trỏ được đặt tại vị trí ô Name, Hình CDRom lớn hiện ngược lại hình nhỏ ẩn. Hiệu chỉnh property Visible của picSmall thành false (trong lúc thiết kế) Đưa chụôt vào hình CDRom (lớn, nhỏ) hiện lên tooltip “Click Me”. Hiệu chỉnh TabIndex sao cho hợp lý Nhấn vào Button Display hoặc phím Enter thì gán nội dung của ô Name và Message cho Label Message (lblMessage + Nhấn vào Button Clear thì xóa nội dung trong ô Name và Message + Nhấn vào RadioButton (Red, Green …) thì đổi màu chữ trong ô Message thành màu tương ứng. + Ần hiện Message (lblMessage) phụ thuộc vào giá trị của Check box (chkVisible) + Nhấn vào Button Exit hoặc phím Esc thi đóng chương trình This.Close(); + Click chuột vào hình CDRom nào thì hình đó ẩn đi và hiện hình CDRom khác lên + Khi chương trình chạy hòan chỉnh hãy hiệu chỉnh hai hình CDRom chồng lên nhau sao cho đồng tâm. Bài 48. Mục đích: Sử dụng lớp Exception đề bẩy lỗi chương trình. Sử dụng MessageBox để hiển thị thông báo lỗi. Viết chương trình tính số nhiên liệu tiêu thụ trung bình theo giao diện sau” Phải bắt lỗi chặc chẽ các trường hợp sau: Số dặm đường, số gallon tiêu thụ là số dương; Lỗi tràn số; Lỗi chia cho số 0; … Bài 49: Lập trình chương trình đồng hồ bấm giờ có giao diện như sau Bài 50: Thiết kế giao diện như hình vẽ Yêu cầu: + Tất cả text boxes và labels đều rỗng. + Đặt focus vào textbox Tên Hàng và xác lập di chuyển Tab hợp lý (menu View\Tab Order) + Form hiển thị giữa màn hình. (StartPosition =CenterScreen ) + Thiết lập nút Thanh Tóan nhận sự kiện phím Enter (AcceptButton), nút Tiếp nhận sự kiện phím ESC (CancelButton) + Thực hiện canh lề phải cho các đối tượng chứa dữ liệu là số (Text Align=Right) - Xử lý nút lệnh “Thanh toán”. + Các text box Số lượng, Đơn Giá phải có giá trị và chỉ cho phép nhập số. Thêm vào đó: - Số lượng >=0. (int) - Đơn giá >=0 (decimal) Cung cấp các Message Box khác nhau để thông báo rõ ràng cho việc dữ liệu bị nhập sai. + Tính toán cho mặt hàng hiện tại xuất kết quả ra label Thành Tiền: Thành tiền = số lượng * đơn giá; - Nút Tiếp: Xóa nội dung các textbox và label, Đặt focus vào textbox đầu tiên - Nút Kết Thúc: Phát sinh Messagebox hỏi lại việc đóng form có chính xác không, nếu người sử dụng xác nhận bằng nút Yes thì cho thóat chương trình Bài 51: Sử dụng Arraylist, Xây dựng từ điển đơn giản như sau - Khi nhập vào combobox 1 từ cần tra thì chương trình sẽ dò tìm đến chữ nào khớp với ký tự gần nhất - Khi nhấn nút Enter hoặc Doubleclick vào từ cần tra thì nghĩa tương úng của từ sẽ hiển thị vào textbox bên phải tương ứng. - Danh sách các từ lưu sẵn vào object (word)  Arraylist Bên trái là Combobox thể hiện dưới dạng Simple, chứa danh sách các từ cần tra cứu. Bên phải là TextBox thể hiện dưới dạng MultiLine, ghi nghĩa của các từ được chọn bên Combobox. Bài 52: Viết chương trình có giao diện và thực hiện: Khi form được load lên thì chỉ có nút nhập liệu, nút kết thúc là sử dụng được, nút nhập dữ liệu được focus. Khi nút nhập dữ liệu được ấn thì các nút lệnh khác được sáng lên xoá nội dung của Textbox nhập liệu và Setfocus cho Textbox này ( sử dụng phương thức Setfocus). Khi một trong các nút ( ngoại trừ nút Nhập Dữ Liệu và nút Kết Thúc) được chọn thì kết quả sẽ hiện thị lên Textbox và các nút lệnh sẽ bị mờ (ngay cả nút vừa nhấn) Bài 53: Tạo màn hình đếm số từ như sau Bài 54: Tạo một Project như yêu cầu sau: Khi chọn nút Search thì chương trình sẽ thông báo cho người sử dụng biết nội dung nhập trong “Search String” có xuất hiện trong “Main String” hay không. Khi chọn nút Replace thì chương trình sẽ thay thế trong Main String chuỗi giá trị Search String bằng chuỗi Replace String. Bài 55: Sử dụng hằng, biến toàn cục thiết kế giao diện như hình bên dưới. Yêu cầu: 1) Sinh viên tự thiết kế các đối tượng trên form cho phù hợp 2) Thiết đặt TabIndex cho hợp lý. 3) Nhấn nút Tính hoặc Enter thì tính và hiện thông tin lên các ô tương ứng. 4) Nhấn vào Exit hoặc Esc thì thoát chương trình. Bài 56: Sử dụng hằng số, biến toàn cục (module variable). Thiết kế giao diện như hình bên dưới. 1. Khi chương trình vừa thực thi: - Form được hiển thị giữa màn hình. Canh lề phải cho các control chứa dữ liệu là số, thiết lập hệ thống Tab hợp lý. - Thiết lập nút “Tính TT” nhận phím Enter thay cho sự kiện Click. 2. Yêu cầu cài đặt Tên Khách hàng không được phép rỗng. Số lượng sách là số nguyên dương. Mỗi quyển sách đều được bán với giá là 20000. - Nút “Tính TT”: tính thành tiền và xuất kết quả lên lable Thành tiền Thành tiền = Số lượng * Đơn Giá ; Lưu ý: Nếu Khách hàng là SV thì được giảm 5% thành tiền. - Nút “Tiếp”: - Xóa nội dung các control trong gourpbox “Hóa Đơn” - Đặt focus cho Textbox “Tên Khách Hàng” - Nút “Thống Kê”: Tính và hiển thị kết quả trên các lable trong groupbox “Thống kê” - Nút “Kết Thúc”: Phát sinh messageBox hỏi lại người dùng có thật sự muốn đóng ứng dụng hay không? Chia đều: 1 mạng 60 máy hoặc 10 mạng, mỗi mạng ... Chia không đều: 5 mạng: Mangj1: 100host Maajng2: 200host Mangj3: 30host Mạng 4: 70host 14