Academia.eduAcademia.edu
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC KHOA SƯ PHẠM BỘ MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC CHƯƠNG TRÌNH, PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VẬT LÍ Hà Nội, 2014 ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC TÊN MÔN HỌC: CHƯƠNG TRÌNH, PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VẬT LÍ 1. Thông tin về đơn vị đào tạo Trường: Đại học Giáo dục - ĐHQGHN Khoa Khoa Sư phạm Bộ môn: Khoa học Tự nhiên 2. Thông tin về môn học Tên môn học: Chương trình, phương pháp dạy học Vật lí - Mã môn học: TMT1201 Môn học bắt buộc / tự chọn: Bắt buộc Số lượng tín chỉ: 4 Môn học tiên quyết: - TMT1001. Lý luận và công nghệ Dạy học (3 tín chỉ) 3. Mục tiêu môn học 3.1. Mục tiêu chung Vận dụng lí luận dạy học để thiết kế, lập kế hoạch, tổ chức dạy học vật lí ở trường phổ thông. 3.2. Chuẩn năng lực: 3.2.1. Kiến thức: - Trình bày được những quan điểm hiện đại của chuyên ngành Lí luận và phương pháp dạy học Vật lý ở trường phổ thông. - Phân tích các con đường hình thành kiến thức vật lí ở phổ thông theo phương pháp nghiên cứu đặc trưng của vật lí học . - Áp dụng các hình thức tổ chức dạy học đa dạng vào tổ chức quá trình dạy học Vật lí ở trường phổ thông theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh. 3.2.2. Kỹ năng: - Triển khai phương pháp dạy học Vật lý và đổi mới PPDH cho HS ở trường THPT. - Tổ chức, triển khai quá trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. - Sử dụng công nghệ và phương tiện dạy học hiện đại trong giảng dạy và nghiên cứu phương pháp dạy học Vật lý ở trường phổ thông. 3.2.3. Thái độ: - Có ý thức áp dụng các PPDH hiện đại trong dạy học VL ở trường phổ thông. -Có ý thức học hỏi, làm việc cộng tác. 3.2.4. Mục tiêu khác: - Có khả năng phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi Vật lí ở trường PT. 4. Nội dung môn học 4.1 Tóm tắt Môn học nhằm xây dựng cho người học khả năng vận dụng các quan điểm của lý luận dạy học hiện đại vào dạy học Vật lý ở trường phổ thông. Phân tích hệ thống kiến thức Vật lý, con đường hình thành các kiến thức khái niệm vật lý, định luật vật lý, thuyết vật lý, từ đó tìm ra con đường hình thành kiến thức phù hợp với khả năng của học sinh, ngày càng nâng cao chất lượng dạy và học Vật lý ở trường phổ thông. Nội dung môn học tập trung vào các thành tố cơ bản của Vật lí ở trường phổ thông là: Khái niệm vật lí, định luật vật lí, thuyết vật lí, các ứng dụng khoa học kĩ thuật của Vật lí, giải bài tập vật lí phổ thông và sử dụng thí nghiệm trong dạy học vật lí. Ngoài ra, để nâng cao khả năng sử dụng các phương tiện hiện đại trong dạy học, chương trình còn cập nhật các vấn đề về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học vật lí. Vấn đề phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi đang được ngành giáo dục quan tâm, vì vậy chương trình còn bổ sung chuyên đề về phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi vật lí ở trường phổ thông. Chuyên đề này được cập nhật thường xuyên những kinh nghiệm của các nhà giáo đã và đang bồi dưỡng học sinh giỏi vật lí. Môn học chú trọng nâng cao về lí luận và giới thiệu các cách vận dụng LL&PPDH và chiến lược giảng dạy cho từng phần, từng nội dung của Vật lí ở phổ thông. Lựa chọn phương pháp phù hợp được tập trung phân tích và thực hành. Áp dụng các chiến lược dạy học hiệu quả dạy học theo kiểu nêu và giải quyết vấn đề, dạy học qua nghiên cứu được đặc biệt lưu ý. 4.2 Nội dung cụ thể: Thứ tự Mục tiêu Nội dung Thời lượng Ghi chú 1 I.A.1. Trình bày vai trò của Vật li học đối với sự phát triển KH&KT. I.A.2. Trình bày mối quan hệ của Vật lí học với các ngành khoa học khác. I.A.3. Trình bày phương pháp thực nghiệm trong nghiên cứu VLH. I.A.4. Trình bày phương pháp tương tự trong nghiên cứu vật lí học. I.A.5. Trình bày phương pháp mô hình trong nghiên cứu vật lí học. I.A.6. Trình bày 3 phương pháp xử lí số liệu trong quá trình nghiên cứu vật lí học ở phổ thông. I.B.1. Xác định các bước nghiên cứu 1 định luật VL, 1 khái niệm VL theo con đường thực nghiệm và suy luận lí thuyết. I.B.2. Xác định các bước nghiên cứu 1 khái niệm VL, 1 định luật VL theo PP tương tự, PP Mô hình. I.B.3. Xác định những bước nghiên cứu khái niệm, đại lượng, định luật vật lí theo phương pháp giải quyết vấn đề. I.C.1. Tìm một hiện tượng vật lí trong tự nhiên hay trong phòng thí nghiệm để đặt vấn đề nghiên cứu 1 khái niệm VL hoặc 1 định luật VL và xác định các bước nghiên cứu khái niệm đó theo con đường thực nghiệm hoặc con đường suy luận lí thuyết. I.C.2. Phân tích lôgíc sự hình thành 1 khái niệm và 1 định luật vật lí cụ thể trong chương trình trung học phổ thông. ND1: Các phương pháp nghiên cứu đặc trưng của Vật lí học ở phổ thông 1. Nội dung cơ bản của Vật lí học ở THPT 2. Vật lí và các ngành khoa học khác 3. Phương pháp nghiên cứu đặc trưng của Vật lí học ở phổ thông 4. Thực hành: Xác định PP nghiên cứu một số nội dung kiến thức VL cụ thể. 6 giờ tín chí 2 II.A.1. Trình bày đặc điểm khái niệm vật lí và vai trò của nó trong dạy học. II.A.2. Trình bày con đường hình thành 1 khái niệm vật lí. II.A.3. Trình bày con đường hình thành các đại lượng vật lí. II.A.4. Trình bày 2 đặc điểm cơ bản của đại lượng vật lí và vị trí của đại lượng vật lí trong các công thức vật lí. II.A.5. Trình bày 2 đặc điểm cơ bản của đơn vị đo các đại lượng vật lí. II.B.1. Phân biệt khái niệm vật lí cơ bản và khái niệm dẫn suất II.B.2. Phân biệt khái niệm vật lí và đại lượng vật lí. II.B.3. Xác định những thuộc tính cơ bản của 1 khái niệm VL và các giai đoạn dạy học 1 khái niệm từ đó phát biểu chính xác, ngắn gọn các kết luận có được sau khi dạy học khái niệm đó. II.C.1. Phân tích sự hoàn thiện của 1 khái niệm vật lí theo các bậc học. II.C.2. Thiết kế tiến trình dạy học 1 khái niệm, 1 đại lượng vật lí cụ thể trong chương trình trung học phổ thông và đặt các câu hỏi định hướng giúp học sinh tự lực khám phá. II.C.3. Thực hành dạy một sô khái niệm, đại lượng vật lí cụ thể trong chương trình trung học phổ thông. ND2 : Dạy học các khái niệm Vật lí, các đại lượng Vật l í 1. Khái niệm Vật lí 2. Đại lượng Vật lí 3. Thực hành: Xác định con đường hình thành một số khái niệm và đại lượng VL. 6 giờ tín chỉ 3 III.A.1. Trình bày con đường hình thành định luật vật lí. III.A.2. Trình bày 3 con đường dạy học định luật vật lí. III.A.3. Trình bày những mục tiêu trực tiếp và gián tiếp trong khi dạy học định luật vật lí. III.A.4. Trình bày các loại định luật vật lí và mối quan hệ khi dạy hiện tượng vật lí và định luật vật lí. III.B.1. Xác điịnh con đường hình thành 1 định luật VL theo PP thực nghiệm hoặc suy luận lí thuyết. III.B.2. Xác định các giai đoạn dạy học 1 định luật VL và phát biểu chính xác, ngắn gọn các kết luận có được sau khi dạy học định luật đó. III.B.3. Xác định những những mục tiêu trực tiếp và gián tiếp trong khi dạy học 1 định luật VL. III.C.1. Thiết kế tiến trình dạy học 1 định luật định luật theo con đường thực nghiệm và đặt các câu hỏi định hướng giúp học sinh tự lực khám phá. III.C.2. Thiết kế tiến trình dạy học 1 định luật vật lí theo con đường khái quát lí thuyết và đặt các câu hỏi định hướng giúp học sinh tự lực khám phá định luật đó. III.C.3. Thực hành dạy một sô định luật vật lí cụ thể trong chương trình trung học phổ thông ND 3 : Dạy học các định luật Vật lí 1. Định luật Vật lí. 2. Phương pháp dạy học các định luật Vật lí. 3. Thực hành: Xác định con đường hình thành một số định luật Vật lí. 6 giờ tín chí 4 IV.A.1. Trình bày khái niệm về thuyết VL và sự phát triển của các thuyết VL. IV.A.2. Trình bày vai trò của việc dạy thuyết VL và hình thành thế giới quan duy vật biện chứng trong dạy học thuyết VL. IV.A.3. Trình bày vai trò thực nghiệm trong việc đánh giá tính đúng đắn của thuyết vật lí. IV.A.4. Trình bày vai trò của mô hình trong việc hình thành thuyết vật lí. IV.A.5. Trình bày ý nghĩa của thuyết vật lí đối với sự phát triển của vật lí học và sự hình kiến thức vật lý, phương pháp luận nghiên cứu VLH cho HS. IV.B.1. Xác định các giai đoạn hình thành thuyết cấu tạo chất, thuyết động học phân tử và phát biểu chính xác, ngắn gọn các kết luận có được sau khi dạy học học thuyết đó. IV.B.2. Xác định vai trò của 1 thuyết vật lí trong việc hình thành thế giới quan duy vật biện chứng cho học sinh. IV.C.1. Phân tích vai trò của mô hình trong việc hình thành thuyết cấu tạo hành tinh nguyên tử và rút ra ý nghĩa của nó trong dạy học vật lí. IV.C.2. Phân tích vai trò thuyết điện từ và phát biểu chính xác, ngắn gọn các kết luận có được sau khi dạy học học thuyết đó. IV.C.3. Thiết kế tiến trình dạy học 1 thuyết VL và đặt các câu hỏi định hướng giúp học sinh tự lực khám phá. IV.C.4. Thực hành dạy một sô thuyết vật lí cụ thể trong chương trình trung học phổ thông ND 4: Dạy học các thuyết Vật lí 1. Thuyết Vật lí 2. Phương pháp dạy học các thuyết Vật lí 3. Thực hành: Xác định con đường hình thành một số thuyết Vật lí. 6 giờ tín chí 5 V.A.1. Trình bày khái niệm về ƯDKHKT của vật lí và vai trò của việc nghiên cứu ƯDKHKT của vật lí trong dạy học. V.A.2. Trình bày bản chất của việc nghiên cứu ƯDKHKT của vật lí trong dạy học. V.A.3. Trình bày các loại mô hình thường được sử dụng trong dạy học ƯDKHKT của vật lí. V.A.4. Trình bày 3 con đường nghiên cứu ƯDKHKT của vật lí trong dạy học. V.B.1. Xác định con đường NC của 1 ứng dụng KHKT của VL. V.B.2. Xác định các giai đoạn dạy học ƯDKHKT của vật lí để giúp học sinh nghiên cứu chế tạo 1 ứng dụng. V.B.3. Giải thích ý nghĩa của mô hình trong dạy học ứng dụng KHKT của VL. V.C.1. Thiết kế tiến trình dạy học ƯDKHKT của vật lí để giúp học sinh nghiên cứu chế tạo 1 ứng dụng KHKT của Vật lí. V.C.2. Cải tiến 1 mô hình sử dụng DH 1 ứng dụng KHKT của Vật lí. V.C.3. Thực hành dạy một số ƯDKHKT cụ thể trong chương trình trung học phổ thông. ND 5: Dạy học những ứng dụng kỹ thuật của Vật lí 1. Ứng dụng kỹ thuật của Vật lí 2. Các con đường nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật của Vật lí trong dạy học 3. Thực hành: Xác định con đường nghiên cứu một số ứng dụng KHKT của VL. 6 giờ tín chí 6 VI.A.1. Trình bày vai trò của bài tập vật lí trong việc hình thành kiến thức và kỹ năng giải bài tập vật lí cho HS. VI.A.2. Trình bày các loại bài tập vật lí và ý nghĩa của nó trong việc hình thành kiến thức vật lí cho học sinh. VI.A.3. Trình bày những chiến lược giải các bài tập vật lí và ý nghĩa của nó trong việc kỹ năng giải bài tập vật lí cho học sinh. VI.A.4. Trình bày nguyên tắc trong việc biến đổi các bài tập vật lí từ khái quát sang cụ thể và ngược lại. VI.B.1. Mô tả các đặc điểm của 4 loại bài tập và chỉ rõ những yếu tố được gọi là "có vấn đề" trong các loại BT đó. VI.B.2. Phân loại được các loại bài tập VL và chiến lược giải các loại bài tập đó. VI.C.1. Phân tích ý nghĩa của 4 loại bài tập của Vl trong việc hình thành kiến thức và kỹ năng cho HS. VI.C.2. Xác định chiến lược giải bải tập VL và lựa chọn giải pháp tối ưu trong dạy học VL ở PT. VI.C.3. Thực hành dạy một số tiết bài tập cụ thể trong chương trình trung học phổ thông. ND 6: Dạy các bài tập Vật lí 1. Mục đích sử dụng bài tập Vật lí trong dạy häc 2. Phân loại bài tập Vật lí 3. Phương pháp giải bài tập Vật lí 4. Lựa chọn và sử dụng bài tập trong dạy học Vật lí 5. Thực hành: Xác định chiến lược giải một số loại bài tập Vật lí và hướng dẫn học sinh giải bài tập vật lí ở phổ thông. 6 giờ tín chí 7 VII.A.1. Trình bày vai trò và ứng dụng của CNTT trong dạy học vật lí. VII.A.2. Trình bày 3 yếu tố hỗ trợ cơ bản của phần mềm máy tính trong DHVL. VIIA.3. Trình bày phương pháp sử dụng máy tính và phần mềm máy tính trong dạy học vật lí. VIIB.1. Sử dụng 1 phần mềm VL và xây dựng tiến trình DH với phần mềm đó. VII.B.2. Sử dụng phần mềm PowerPoint, thiết kế bài giảng điện tử dạy học 1 nội dung kiến thức VL ở PT. VII.B.3. Sử dụng phần mềm kiểm tra trắc nghiệm, xây dựng bài kiểm tra trên máy tính. VII.C.1. Thiết kế 1 phần mềm hoặc 1 bài giảng điện tử hỗ trợ DH 1 nội dung kiến thức VL ở phổ thông. IX.C.2. Lựa chọn và đánh giá hiệu quả của 1 phần mềm trong DH vật lí. IX.C.3. Thực hành dạy một số nội dung cụ thể trong chương trình trung học phổ thông ứng dụng công nghệ thông tin . ND 7: Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Vật lí 1. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Vật lí 2. Các hỗ trợ cơ bản của phần mềm trong dạy học nói chung 3. Sử dụng máy vi tính và các phần mềm trong dạy học Vật lí 4. Thực hành: Xây dựng bài giảng điện tử, sử dụng một số phần mềm trong DH VL. 6 giờ tín chí 8 VIII.A.1. Trình bày cấu trúc chương trình VL ở THPT. VIII.A.2. Trình bày đặc điểm và PP nghiên cứu VL ở PT. VIII.A.3. Trình bày 4 nội dung kiến thức cơ bản của VL ở PT. VIII.B.1. Xác định các mối quan hệ của 4 nội dung kiến thức cơ bản của VL ở PT. VIII.C.1. Phân tích con đường hình thành một nội dung kiến thức VL cụ thể và so sánh với con đường hình thành kiến thức đó theo SGK. VIII.C.2. Phân tích sự hoàn thiên 1 nội dung kiến thức vật lí theo bậc học. ND8: Chương trình VL ở THPT 1. Chương trình Vật lí Trung học phổ thông 2. Nội dung và phương pháp dạy học một số đề tài cụ thể. 3. Thực hành: Phân tích chương trình theo các đề tài cụ thể VL ở phổ thông. 6 giờ tín chí 9 IX.B.1. Xác định mục tiêu khi dạy học 1 bài học cụ thể. IX.B.2. Thiết kế các hoạt động trong dạy học 1 bài học cụ thể. IX.B.3. Xây dựng hệ thống câu hỏi định hướng cho 1 bài học cụ thể. IX.C.1. Thiết kế mẫu và soạn giáo án theo hướng tích cực ND 9: Thiết kế tiến trình và lập kế hoạch bài học trong DHVL ở THPT 1. Thiết kế tiến trình dạy học Vật lí ở trường THPT 2. Thực hành: Thiết kế tiến trình dạy học và lập kế hoạch bài học VL ở phổ thông. 6 giờ tín chí 10 X.A.1. Trình bày đặc điểm và phương pháp phát hiện học sinh giỏi vật lí. X.A.2. Trình bày cơ sở để xây dựng hệ thống bài tập vật lí trong khi bồi dưỡng học sinh giỏi vật lí. X.A.3. Trình bày biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi vật lí. X.B.1. Xác định mục tiêu khi dạy học 1 nội dung kiến thức vật lí đối với học sinh giỏi vật lí và đưa ra giải pháp để đạt những mục tiêu đó. X.C.1. Lựa chọn và phân loại bài tập vật lí trong bối dưỡng HS giỏi VL. X.C.2. Lựa chọn và phân loại thí nghiệm VL trong bối dưỡng HS giỏi VL. ND10: Phát hiện và bồi dưỡng học sinh năng khiếu Vật lí 1. Học sinh năng khiếu Vật lí và những cách thức phát hiện 2. Những biện pháp bồi dưỡng học sinh năng khiếu Vật lí 3. Những tồn tại về bồi dưỡng học sinh giỏi ở Việt Nam hiện nay 4. Thực hành: Lựa chọn phương pháp dạy học, các loại bài tập và hướng dẫn học sinh giải bài tập đối với học sinh năng khiếu. 6 giờ tín chí 5. Phương pháp, hình thức dạy học 5.1 Phân bổ thời lượng: theo hình thức dạy học Lý thuyết: 20 Thực hành/làm việc nhóm: 35 Hướng dẫn tự học, nghiên cứu: 5 5.2. Các phương pháp dạy học chủ yếu: Hoạt động nhóm; bai tập cá nhân, seminar. 6 . Học liệu 6.1. Tài liệu chính 1. Phạm Kim Chung. Tập bài giảng PPDH Vật lí ở trường phổ thông. Trường ĐHGD, ĐHQGHN, 2010. 2. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế. Phương pháp dạy học Vật lí ở trường phổ thông. NXB ĐHSPHN, 2003. 3. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng. Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học Vật lí ở trường phổ thông. NXB ĐHSPHN, 2003. 4. Phạm Hữu Tòng. Lí luận dạy học vật lí ở trường phổ thông. NXB ĐHSP HN, 2005. 6.2. Tài liệu tham khảo 1. Phạm Hữu Tòng. Dạy học Vật lí ở trường phổ thông theo định hướng phát triển hoạt động tích cực, tự chủ, sáng tạo và tư duy khoa học. NXB ĐHSP, Hà Nội, 2003. 2. David Haliday. Cơ sở Vật lí ( 6 tập). NXBGD, 2001. 3. Sandra K. Abell, Norman G. Lederman (2007), Handbook of research on science education, Routledge, New York. 4. New York State Teacher Certification Examinations (2003), Foundations of Scientific Inquiry, Field 09: Physics, New York State Education Department, New York. 7. Phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá Hình thức Tính chất của nội dung kiểm tra Mục đích, hình thức KT - ĐG Trọng số Đánh giá thường xuyên Lý thuyết Đánh giá mức độ tích cực học tập, tham gia xây dựng bài / vấn đáp, trắc nghiệm, 5% Bài tập tuần (cá nhân) Lý thuyết và kỹ năng Đánh giá khả năng xác định và giải quyết vấn đề. Thực hiện 1 bài viết 3 trang. Tổng quan được nội dung kiến thức cơ bản. 5% Bài tập nhóm Lý thuyết và kỹ năng Thực hành giảng dạy theo nhóm (phân công các cá nhân dạy từng phần cụ thể của một bài học mà nhóm đã chuẩn bị) 10% Bài tập lớn (học kỳ) Tổng hợp Tiểu luận (10 -15 trang). Phân tích nội dung và lựa chọn phương pháp dạy học, lập kế hoạch bài dạy cho 1 nội dung kiến thức Vật lí ở phổ thông. 10% Bài kiểm tra giữa kỳ Tổng hợp Thực hành giảng dạy theo nhóm (phân công các cá nhân dạy từng phần cụ thể của một bài học mà nhóm đã chuẩn bị) 10% Bài thi hết môn Tổng hợp Lí thuyết : SV bốc thăm phiếu vấn đáp và trả lời câu hỏi. Thực hành: Thi Giảng dạy + Soạn giáo án cho một bài học + Chọn nội dung trọng tâm của bài để giảng dạy trong 15 phút 60% + Tiêu chí đánh giá các loại bài tập, KT - ĐG. 1. Kiểm tra Lý thuyết (8 điểm) Câu 1: kiểm tra kiến thức bậc 2 (3 điểm) Đánh giá mức độ nhớ kiến thức, hiểu vấn đề: Nêu, liệt kê, trình bày đầy đủ, đúng nội dung kiến thức được hỏi. Câu 2: kiểm tra kiến thức bậc 3 (5 điểm) - Đánh giá kỹ năng vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề theo nội dung câu hỏi: giải thích được tại sao, so sánh được, thiết kế được, vận dụng để làm được... - Đánh giá kỹ năng tiếp cận vấn đề, tư duy logich và sáng tạo trong giải quyết tình huống. - Đánh giá kỹ năng tổng hợp kiến thức, kỹ năng suy luận và tư duy phê phán để đưa ra nhận định của bản thân về vấn đề được hỏi. 2. Kỹ năng trình bày : 2 điểm - Tư thế tác phong nghiêm chỉnh - Nói rõ ràng, mạch lạc, không nói ngọng, nói lắp * Soạn Giáo án (theo thang điểm 10) Nội dung Tiêu chí Điểm Hình thức Yêu cầu xác định rõ các mục:Tên bài học, vị trí bài học trong chương trình, tên người dạy, Mục tiêu bài học, Phương pháp dạy học, Các phương tiện hỗ trợ dạy học, Chuẩn bị của giáo viên và học sinh trước khi lên lớp, Tài liệu tham khảo cho bài học, Tiến trình bài học, Hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. 1 Bố cục Phân bố thời gian hợp lí. Nhấn mạnh trọng tâm bài giảng. Đảm bảo tính hệ thống chặt chẽ 1.5 Nội dung Kiến thức khoa học: đầy đủ, chính xác, cập nhật. Các ví dụ minh hoạ phong phú, sát với thực tiễn 2 Thiết kế hoạt động của GV và HS: - Mức độ đảm bảo các tiêu chí: Rèn kỹ năng gì? Dạy cách học như thế nào? - Tính sáng tạo? - Tính hợp lí, khả thi? 4 Thiết kế câu hỏi kiểm tra đánh giá sau bài học : - Đánh giá được kỹ năng kiến thức bậc thấp (nhớ, hiểu). - Đánh giá được kỹ năng kiến thức bậc cao (vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá). 1.5 Tiêu chí đánh giá đối với Giảng dạy (theo thang điểm 10) Nội dung Tiêu chí Điểm Kiến thức khoa học Chuẩn xác Tính cập nhật 1.5 Bố cục bài giảng Xác định đúng trọng tâm Đảm bảo tính hệ thống chặt chẽ Tính linh hoạt trong việc sắp xếp và chuyển ý. 1.5 Các kỹ năng sư phạm Hướng dẫn học sinh hoạt động để đạt được các mục tiêu đề ra Giao tiếp sư phạm linh hoạt, làm chủ được các tình huống DH Sử dụng phương tiện dạy học thành thạo Trình bày bảng rõ ràng, có tính hệ thống Ngôn ngữ nói rõ ràng, mạch lạc, không nói ngọng, nói lắp Bao quát lớp học 1.0 1.0 0.5 0.5 0.5 0.5 Quan sát đánh giá giờ dạy của đồng nghiệp Đánh giá được ưu, nhược điểm của các bài giảng. 3 CHỦ NHIỆM KHOA P. CHỦ NHIỆM BỘ MÔN TS. Phạm Kim Chung 16