Academia.eduAcademia.edu
TẦNG LỚP TRUNG LƯU Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH: SỰ HÀI LÒNG VỀ ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH 1 Bùi Thế Cường2 Phạm Thị Dung3 Bài viết tiếp nối chuỗi phân tích về đặc điểm văn hóa-xã hội của tầng lớp trung lưu ở Thành phố Hồ Chí Minh, dựa trên số liệu các khảo sát định lượng. Trước hết, bài viết giới thiệu cơ cấu các nhóm trong tầng lớp trung lưu ở Thành phố. Trên cơ sở đó phân tích mức độ hài lòng của các nhóm trong tầng lớp trung lưu về tình trạng đời sống gia đình họ hiện nay trên các khía cạnh: mức sống, điều kiện ở, việc làm, việc học của con cái, sức khỏe của các thành viên gia đình, điều kiện vui chơi giải trí, hòa thuận trong gia đình, quan hệ với láng giềng. 1. Giới thiệu Tầng lớp trung lưu có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, đặc biệt với những xã hội đang hoặc đã hiện đại hóa. Trong một bài nghiên cứu trước, chúng tôi đã trình bày về cơ cấu và đặc điểm nhân khẩu của tầng lớp trung lưu Thành phố Hồ Chí Minh.4 Bài viết này là một tiếp nối trong chuỗi phân tích về tầng lớp trung lưu của Thành phố dựa trên bộ số liệu khảo sát năm 2010. Cũng như bài trước, đây là một sản phẩm dựa trên phương pháp phân tích số liệu cấp hai của Đề tài cấp Nhà nước “Chuyển dịch cơ cấu xã hội trong phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020” (KX.02.20/1115). Bài viết dựa trên nguồn dữ liệu cuộc khảo sát của Đề tài nghiên cứu Cơ cấu xã hội, lối sống và phúc lợi của cư dân Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay thực hiện năm 2009-2010 do Sở Khoa học và công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh tài trợ. Chủ nhiệm Đề tài là Bùi Thế Cường và cơ quan chủ trì là Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ. Thu thập dữ liệu ở địa bàn nghiên cứu trong tháng 3-4/2010. Mẫu phỏng vấn gồm 1.080 hộ gia đình sống tại 90 điểm dân cư thuộc 30 phường thị trấn xã của Thành phố. Như ta thấy, các con số tuyệt đối trong những bản thống kê dưới đây phần lớn có giá trị nhỏ. Chúng nhắc ta cần rất thận trọng khi chấp nhận và sử dụng các kết quả phân tích ở đây.5 2. Cơ cấu tầng lớp trung lưu Nhóm nghiên cứu nhận diện 9 nhóm nghề nghiệp của người trả lời đại diện hộ gia đình trong mẫu khảo sát. Phân bố 9 nhóm nghề nghiệp ở Thành phố gồm: Bài viết là sản phẩm của Đề tài cấp Nhà nước “Chuyển dịch cơ cấu xã hội trong phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020” (KX.02.20/11-15), sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu cấp hai dựa trên những bộ số liệu đã có. In trong: Tạp chí Nghiên cứu phát triển. Số 14 (4/2015). Trang 74-79. TPHCM: Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM. 2 Giáo sư tiến sĩ Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ; Giáo sư thỉnh giảng Viện Nghiên cứu châu Á Universiti Brunei Darussalam. 3 Học viên cao học Học viện Khoa học xã hội Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. 4 Bùi Thế Cường, Tô Đức Tú, Phạm Thị Dung, Tầng lớp trung lưu ở Thành phố Hồ Chí Minh: Cơ cấu và đặc điểm nhân khẩu, Tạp chí Nghiên cứu phát triển Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh Số 12 (2/2015), Thành phố Hồ Chí Minh, 2015, trang 73-79. 5 Chi tiết về chọn mẫu và hạn chế của số liệu, xin xem thêm: Bùi Thế Cường, 2012, và Bùi Thế Cường, Tô Đức Tú, Phạm Thị Dung, 2015. 1 1 1. Cán bộ quản lý Đảng, Nhà nước, đoàn thể xã hội, cơ quan hành chính sự nghiệp trong khu vực Đảng, Nhà nước, đoàn thể (sau đây gọi tắt là “Quản lý Nhà nước”) chiếm 1,4% mẫu khảo sát; 2. Lãnh đạo, quản lý công ty tư nhân (“Quản lý công ty tư nhân”): 2,1%; 3. Chủ cơ sở kinh doanh hộ gia đình (“Chủ kinh doanh hộ gia đình”): 17,4%; 4. Chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ, dịch vụ, thương mại (“Chuyên môn”): 33,0%; 5. Nông dân lớp trên: 0,0%; 6. Công nhân, thợ thủ công lành nghề: 18,3%; 7. Nông dân lớp giữa: 0,5%; 8. Nông dân lớp dưới: 3,6%; 9. Lao động giản đơn phi nông nghiệp: 23,8%. Bảng 1. Cơ cấu tầng lớp trung lưu Thành phố Hồ Chí Minh theo nhóm và bậc, 2010 TT A 1 2 3 4 5 B 1 2 3 4 5 C 1 2 3 4 5 Các nhóm trong tầng lớp trung lưu Số đại diện hộ gia đình trong các nhóm và tiểu nhóm Lãnh đạo, quản lý Đảng, Nhà nước, đoàn thể, cơ quan sự nghiệp trong khu vực Đảng, Nhà nước, đoàn thể Lãnh đạo, quản lý công ty trong khu vực tư nhân Chủ cơ sở kinh doanh hộ gia đình phi nông nghiệp Chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ, dịch vụ, thương mại Tầng lớp trung lưu % tiểu nhóm so với nhóm Lãnh đạo, quản lý Đảng, Nhà nước, đoàn thể, cơ quan sự nghiệp trong khu vực Đảng, Nhà nước, đoàn thể Lãnh đạo, quản lý công ty trong khu vực tư nhân Chủ cơ sở kinh doanh hộ gia đình phi nông nghiệp Chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ, dịch vụ, thương mại Tầng lớp trung lưu % tiểu nhóm và nhóm so với tiểu nhóm chung và toàn bộ tầng lớp trung lưu Lãnh đạo, quản lý Đảng, Nhà nước, đoàn thể, cơ quan sự nghiệp trong khu vực Đảng, Nhà nước, đoàn thể Lãnh đạo, quản lý công ty trong khu vực tư nhân Chủ cơ sở kinh doanh hộ gia đình phi nông nghiệp Chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ, dịch vụ, thương mại Tầng lớp trung lưu N (đại diện hộ gia đình đang hành nghề) Bậc (tiểu nhóm) Trung Trung lưu trên lưu dưới Tổng 2 22 24 5 17 26 50 9 98 204 333 14 115 230 383 8,3 91,7 100,0 35,7 14,8 11,3 13,1 64,3 85,2 88,7 88,7 100,0 100,0 100,0 100,0 4,0 6,6 6,3 10,0 34,0 52,0 100,0 2,7 29,4 61,3 100,0 3,7 30,0 60,1 100,0 661 Nguồn: Bùi Thế Cường, 2010. Chúng tôi xác định 5 nhóm nghề nghiệp đầu thuộc tầng lớp trung lưu. Tuy nhiên, trong mẫu không xuất hiện nhóm nông dân lớp trên về mặt thống kê, nên trong thực tế phân tích tầng lớp trung lưu Thành phố chỉ bao gồm 4 nhóm nghề trên cùng. Bảng 1 mô tả cơ cấu bên trong 2 của tầng lớp trung lưu Thành phố. Cơ cấu ấy được dùng làm biến số độc lập trong phân tích của chúng tôi về mức độ hài lòng đối với đời sống gia đình.6 3. Sự hài lòng của các nhóm trung lưu đối với đời sống gia đình hiện nay Cuộc khảo sát nêu đề nghị “Xin Ông (Bà) cho biết mức độ hài lòng đối với tình trạng của gia đình mình hiện nay trên một số lĩnh vực dưới đây”. Có 6 phương án trả lời cho trước (rất không hài lòng, không hài lòng, bình thường, khá hài lòng, rất hài lòng, không biết/khó đánh giá). Các khía cạnh của đời sống gia đình bao gồm: mức sống, điều kiện ở, việc làm, việc học của con, tình trạng sức khỏe của các thành viên gia đình, điều kiện vui chơi giải trí của gia đình, sự hòa thuận trong gia đình, quan hệ với bà con lối xóm. Và cuối cùng là đánh giá tổng quát tình trạng chung của gia đình. Nhìn chung, ở mọi khía cạnh của đời sống gia đình và với mọi nhóm trong tầng lớp trung lưu, tỷ lệ hài lòng thường ở mức cao hơn cả, kế đến là sự thay thế nhau trong vị trí nhiều ít giữa tỷ lệ không hài lòng và bình thường. Do khuôn khổ tạp chí, bài viết không thể hiện và trình bày tỷ lệ không hài lòng và tỷ lệ chọn phương án “bình thường”. Cũng vì lý do tương tự, bài viết không phân tích khác biệt giữa các bậc trung lưu trên và dưới. Sau đây ta sẽ lần lượt đề cập đến các khía cạnh trong đời sống gia đình. 3.1. Mức sống Với tầng lớp trung lưu nói chung, khoảng 1/3 những người được hỏi hài lòng với mức sống của gia đình. Tỷ lệ này cao hơn mức toàn mẫu khảo sát (24,7%). Xét khác biệt giữa các nhóm trong tầng lớp trung lưu, tỷ lệ hài lòng với mức sống tăng dần từ nhóm “Chủ kinh doanh hộ gia đình” (21,8%), đến nhóm “Chuyên môn” (33,5%), tiếp theo là nhóm “Quản lý Nhà nước” (50,0%), và đạt tỷ lệ cao nhất ở nhóm “Quản lý công ty tư nhân” (64,3%). 3.2. Điều kiện ở Có 44,4% người trả lời ở tầng lớp trung lưu nói rằng họ hài lòng với điều kiện ở của gia đình. Tỷ lệ này cao hơn tỷ lệ chung (39,6%) và cũng cao hơn tỷ lệ hài lòng với mức sống gia đình (32,1%). Khác biệt giữa các nhóm theo khuôn mẫu như mức hài lòng với mức sống. Nó tăng dần từ nhóm “Chủ kinh doanh hộ gia đình” (38,2%), đến nhóm “Chuyên môn” (44,8%), nhóm “Quản lý Nhà nước” (58,4%), và nhóm “Quản lý công ty tư nhân” (64,3%). 3.3. Việc làm và công việc làm ăn Có 39,5% người trả lời ở tầng lớp trung lưu nói rằng họ hài lòng với việc làm hay công việc làm ăn của gia đình. Tỷ lệ này cao hơn tỷ lệ chung (34,1%), cao hơn tỷ lệ hài lòng với mức sống gia đình nhưng thấp hơn tỷ lệ hài lòng với điều kiện ở. Khác biệt giữa các nhóm tiếp tục lặp lại khuôn mẫu: tăng từ nhóm “Chủ kinh doanh hộ gia đình” (27,3%), đến nhóm “Chuyên môn” (41,7%), nhóm “Quản lý Nhà nước” (62,5%), và nhóm “Quản lý công ty tư nhân” (64,3%). Mức chênh lệch giữa hai nhóm sau ít hơn so với tỷ lệ chênh lệch về độ hài lòng với điều kiện ở và nhất là với mức sống. Chênh lệch trong tỷ lệ hài lòng với mức sống giữa nhóm “Quản lý Nhà nước” và nhóm “Quản lý công ty tư nhân” lên tới 14,3 điểm phần trăm. Chênh lệch này đối với việc làm chỉ hơn 2%. Chi tiết thống kê và diễn giải về cơ cấu nhóm nghề nghiệp và cơ cấu tầng lớp trung lưu ở Thành phố Hồ Chí Minh, xin xem thêm: Bùi Thế Cường, Tô Đức Tú, Phạm Thị Dung, 2015. 6 3 3.4. Điều kiện học của con em Có 48,0% người trả lời ở tầng lớp trung lưu nói rằng họ hài lòng với điều kiện học của con em mình. Tỷ lệ này cũng cao hơn tỷ lệ chung cho toàn mẫu khảo sát (43,2%) và cũng cao hơn tỷ lệ hài lòng với mức sống, điều kiện ở và công ăn việc làm của gia đình. Khác biệt giữa các nhóm lặp lại khuôn mẫu như mức hài lòng với ba khía cạnh đề cập ở trên (mức sống, điều kiện ở, việc làm). Nó tăng từ nhóm “Chủ kinh doanh hộ gia đình” (39,1%), đến nhóm “Chuyên môn” (48,7%), nhóm “Quản lý Nhà nước” (62,5%), và nhóm “Quản lý công ty tư nhân” (71,4%). Bảng 2. Sự hài lòng về các khía cạnh trong đời sống gia đình ở tầng lớp trung lưu TPHCM, 2010 Các khía cạnh trong đời sống gia đình Mức sống Điều kiện ở Việc làm Việc học của con Sức khỏe thành viên gia đình Điều kiện vui chơi, giải trí Hòa thuận trong gia đình Quan hệ láng giềng Tình trạng chung Đơn vị tính Quản lý Nhà nước % n % n % n % n % n % n % n % n % n 50,0 12 58,4 14 62,5 15 62,5 15 37,5 9 29,2 7 83,3 20 83,4 20 75,0 18 Quản lý công ty tư nhân 64,3 9 64,3 9 64,3 9 71,4 10 42,8 6 64,3 9 78,6 11 71,5 10 71,5 10 Chủ kinh doanh hộ gia đình 21,8 25 38,2 44 27,0 31 39,1 45 23,5 27 11,3 13 53,9 62 34,7 40 34,7 40 Chuyên môn 33,5 77 44,8 103 41,7 96 48,7 112 34,8 80 26,5 61 66,1 152 51,3 118 51,3 118 Tầng lớp trung lưu Toàn mẫu khảo sát 32,1 123 44,4 170 39,5 151 48,0 182 31,8 122 23,5 90 64,0 245 48,6 186 48,6 186 27,4 181 39,6 262 34,1 226 43,2 286 28,8 190 18,2 120 61,9 409 43,4 287 43,4 287 Nguồn: Bùi Thế Cường, 2010. 3.5. Tình trạng sức khỏe của các thành viên gia đình Có 31,8% người trả lời ở tầng lớp trung lưu nói rằng họ hài lòng với tình hình sức khỏe của thành viên trong gia đình. Tỷ lệ này cao hơn tỷ lệ chung đôi chút (28,8%) và ở mức thấp như tỷ lệ hài lòng với mức sống gia đình (32,1%). Ta thấy lại khuôn mẫu khác biệt giữa các nhóm: tỷ lệ hài lòng với khía cạnh này ở nhóm “Chủ kinh doanh hộ gia đình” chỉ là 23,5%, đến nhóm “Chuyên môn” là 34,8%, nhóm “Quản lý Nhà nước” 37,5%), và nhóm “Quản lý công ty tư nhân” 42,8%. 3.6. Điều kiện vui chơi giải trí Mức hài lòng với khía cạnh này là thấp nhất so với những khía cạnh khác trong đời sống gia đình. Chỉ có 23,5% người trả lời ở tầng lớp trung lưu nói rằng họ hài lòng với điều kiện vui 4 chơi giải trí của gia đình. Tỷ lệ này ở toàn mẫu khảo sát còn thấp hơn nữa (18,2%). Khác biệt giữa các nhóm bắt đầu với tỷ lệ rất thấp ở nhóm “Chủ kinh doanh hộ gia đình” (11,3%), đến nhóm “Chuyên môn” (26,5%), nhóm “Quản lý Nhà nước” (29,2%), và đạt tỷ lệ khá cao ở nhóm “Quản lý công ty tư nhân” (64,3%). 3.7. Hòa thuận trong gia đình Tin tốt lành là mức hài lòng với khía cạnh này là cao nhất so với mức hài lòng đối với những khía cạnh khác trong đời sống gia đình. Có 64,0% người trả lời ở tầng lớp trung lưu nói rằng họ hài lòng với sự hòa thuận trong gia đình. Tỷ lệ này ở toàn mẫu cũng cao tương tự (61,9%). So sánh theo nhóm, ở khía cạnh này của đời sống, khuôn mẫu có khác đôi chút so với những khía cạnh đã đề cập ở trên. Tỷ lệ hài lòng ở nhóm “Chủ kinh doanh hộ gia đình” là 53,9%, đến nhóm “Chuyên môn” 66,1%, nhưng nhóm “Quản lý Nhà nước” đạt mức cao nhất là 83,3% và nhóm “Quản lý công ty tư nhân” thì thấp hơn (78,6%). 3.8. Quan hệ với bà con lối xóm Tỷ lệ hài lòng trong quan hệ với láng giềng cao hơn so với nhiều khía cạnh khác, song thấp hơn đáng kể so với đánh giá về sự hòa thuận trong gia đình. Có 51,3% người trả lời ở tầng lớp trung lưu nói rằng họ hài lòng với quan hệ láng giềng. Tỷ lệ này ở toàn mẫu chỉ thấp hơn đôi chút (48,6%). So sánh theo nhóm, chỉ có 34,7% người trả lời ở nhóm “Chủ kinh doanh hộ gia đình” hài lòng với quan hệ láng giềng. Tỷ lệ ấy ở nhóm “Chuyên môn” là 51,3%, ở nhóm “Quản lý Nhà nước” đạt mức cao nhất là 83,4%, và ở nhóm “Quản lý công ty tư nhân” là 71,5%. 3.9. Hài lòng chung với đời sống gia đình hiện nay Sau khi nhận xét về từng mặt trong đời sống gia đình, đại diện hộ gia đình được đề nghị đưa ra đánh giá tổng quát về đời sống gia đình họ nói chung. Gần một nửa (48,6%) thành viên tầng lớp trung lưu Thành phố nói rằng họ hài lòng với tình trạng chung của gia đình hiện nay. Tỷ lệ này ở toàn mẫu khảo sát là 43,4%. Xét theo nhóm. khuôn mẫu chung tăng dần từ tỷ lệ hài lòng ở nhóm “Chủ kinh doanh hộ gia đình” (34,7%), nhóm “Chuyên môn” (51,3%), đến nhóm “Quản lý Nhà nước” vượt lên tỷ lệ 75,0%, và nhóm “Quản lý công ty tư nhân” là 71,5%. 4. Kết luận Phân tích và tổng hợp số liệu về đánh giá của tầng lớp trung lưu ở Thành phố Hồ Chí Minh đối với đời sống gia đình cho ta một bức tranh chung về cảm nhận của tầng lớp này. Chỉ xấp xỉ một nửa số người được hỏi nói rằng họ hài lòng với tình trạng hiện nay của đời sống gia đình. Tỷ lệ này cao nhất ở đánh giá về khía cạnh hòa thuận trong gia đình (64,0%) rồi giảm dần theo các nội dung: quan hệ với láng giềng, việc học của con, điều kiện ở, việc làm, mức sống, sức khỏe, điều kiện vui chơi giải trí (23,5%). Nhìn chung tỷ lệ người trả lời trong tầng lớp trung lưu hài lòng với các khía cạnh khác nhau trong đời sống gia đình đều cao hơn tỷ lệ trong toàn mẫu. Nhưng mức chênh lệch không đáng kể, khoảng 3 đên 5 điểm phần trăm. 5 Xét khác biệt giữa các nhóm trong tầng lớp trung lưu, ở hầu hết các khía cạnh đời sống gia đình, tỷ lệ hài lòng đều đi theo cùng một khuôn mẫu. Nó tăng dần từ nhóm “Chủ kinh doanh hộ gia đình”, đến nhóm “Chuyên môn”, tiếp theo là nhóm “Quản lý Nhà nước”, và đạt tỷ lệ cao nhất ở nhóm “Quản lý công ty tư nhân”. Số liệu cũng cho thấy có sự khác biệt đáng kể giữa các bậc trung lưu trên và dưới. Tỷ lệ hài lòng với các khía cạnh của đời sống gia đình ở các bậc trung lưu trên hầu như luôn cao hơn ở các bậc trung lưu dưới. Trong bài viết trước, chúng tôi nhận xét tầng lớp trung lưu chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu dân cư Thành phố (gần 60%), tạo nên bản sắc văn hóa-xã hội nổi bật ở Thành phố Hồ Chí Minh. Vượt lên số lượng, tầng lớp trung lưu có vai trò quan trọng, tạo nên động lực căn bản cho sự năng động và phát triển của Thành phố. Tỷ lệ hài lòng chưa cao ở tầng lớp này, nhất là về tình trạng việc làm, mức sống, sức khỏe, và điều kiện vui chơi giải trí, cần được quan tâm hơn nữa nơi các nhà quản lý và hoạch định chính sách ở Thành phố Hồ Chí Minh. Tài liệu tham khảo Bùi Thế Cường, Bộ số liệu của Đề tài nghiên cứu Cơ cấu xã hội, lối sống và phúc lợi của cư dân Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, Sở Khoa học và công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh và Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ, 2010. Bùi Thế Cường, Cơ cấu xã hội, lối sống và phúc lợi của cư dân Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Báo cáo tổng hợp đề tài, Sở Khoa học và công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh và Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ, 2012. Bùi Thế Cường, Tô Đức Tú, Phạm Thị Dung, Tầng lớp trung lưu ở Thành phố Hồ Chí Minh: Cơ cấu và đặc điểm nhân khẩu, Tạp chí Nghiên cứu phát triển Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh Số 12 (2/2015), Thành phố Hồ Chí Minh, 2015 trang 73-79. Tóm tắt tiếng Anh MIDDLE CLASSES IN HO CHI MINH CITY: SATISFACTION OF FAMILY LIFE Bùi Thế Cường và Phạm Thị Dung The paper is one in the series of the papers analyzing on socio-cultural characteristics of the middle classes in Ho Chi Minh City based on the data sets of several surveys. Firstly, an internal structure of the middle classes is outlined. Based on this framework, the satisfaction of the middle classes on their family’s life is analyzed, including the relevant dimensions such as living standards, housing, job, education of children, health of family’s members, entertainments, family’s and neighbour’s relationship. 6