« Home « Kết quả tìm kiếm

Phê phán một số phạm trù xã hội học và giới thiệu khái niệm “cấu hình xã hội” (Norbert Elias)


Tóm tắt Xem thử

- Trần Hữu Quang trích dịch từ Chương 4 (“Tính chất phổ quát của các xã hội con người.
- Phê phán một số phạm trù xã hội học và giới thiệu khái niệm “cấu hình xã hội.
- Norbert Elias Mục lục trang Khả năng thay đổi tự nhiên của con người xét như một hằng số xã hội.
- 6 Phê phán những “phạm trù” xã hội học.
- 16 Khả năng thay đổi tự nhiên** của con người xét như một hằng số xã hội Người ta có thể tìm cách xem xét coi một số xã hội con người nào đó khác biệt nhau thế nào, nhưng cũng có thể xem xét coi chúng giống nhau thế nào.
- Những người nào tìm cách hình dung rõ rệt những đặc trưng nền tảng của tất cả những xã hội ấy đều phải có kiến thức sâu rộng về những khác biệt giữa chúng với nhau.
- Ngược lại, những thông tin liên quan tới những khác biệt đó chỉ có thể là một sự tích lũy, một sự tập hợp các chi tiết mà người ta chỉ có thể khảo sát bằng cách quy về một hình ảnh thường nghiệm vốn phản ánh những nét giống nhau của tất cả các xã hội ấy.
- Trong khuôn khổ có giới hạn của công trình nhập môn xã hội học này, chúng tôi không thể giải quyết vấn đề đó.
- Không có gì đáng ngạc nhiên về điều này nếu chúng ta biết rằng con người thường tìm cách hiểu biết rõ hơn cái xã hội mà chính mình đang là thành viên trong đó.
- Tất cả những điều ấy đều có thể được áp dụng cho cấp độ hội nhập cao hơn, tức là cho các xã hội con người.
- Nếu trước kia, người ta hình dung các xã hội như những gì thuộc loại siêu cơ thể, thì đó là do trí tuệ con người đã bị giới hạn vào việc giải thích mối tương quan giữa những cấp độ hội nhập bên dưới và bên trên, chứ không phải những sự dị biệt vốn làm nền tảng cho sự tự trị tương đối của chúng.
- Mặt khác, nếu ta nhấn mạnh rằng trong lãnh vực các kinh nghiệm xã hội có thể kiểm soát được – đây là những kinh nghiệm duy nhất cho phép ta có thông tin tin cậy được về thế giới mà ta đang sống.
- Có một ý tưởng khó mà chấp nhận, nhưng lại được những tiến bộ của các ngành khoa học sinh học và xã hội học cố gắng áp đặt, đó là ý tưởng cho rằng sự tồn tại của một sự liên tục xét về mặt phát triển cá thể [ontogenetic] giữa các cấp độ hội nhập khác nhau – mỗi cấp độ này đều tương đối tự trị so với những cấp độ thấp hơn – không phải là không tương thích với sự tồn tại của những hình thái quan hệ đặc thù và không thể quy giản.
- Vả lại, sự tự trị tương đối của các ngành sinh học so với các ngành vật lý học, cũng như của ngành xã hội học so với * Tức những cấp độ hội nhập thấp hơn (chú thích của người dịch).
- Điều này cũng đúng đối với lãnh vực xã hội học.
- Thoạt nhìn, người ta có thể tự hỏi rằng vì sao lại phải truy ngược lên xa đến như vậy, trước khi tự hỏi rằng tất cả các xã hội con người có nét gì chung giống nhau.
- Nhưng ít có những vấn đề nào lại gây ra sự lẫn lộn như vấn đề quan hệ giữa xã hội học với sinh học.
- Ta thường xuyên bắt gặp hai xu hướng sau đây : lúc thì người ta quy giản những vấn đề xã hội học đặc thù vào những vấn đề sinh học, lúc thì người ta lại coi những vấn đề xã hội học như thể chúng hoàn toàn mang tính chất tự trị, và độc lập với sự kiện là tất cả những gì ta nói đều có liên quan tới những sinh vật con người.
- Suy cho cùng, sở dĩ ngành xã hội học mang tính chất tự trị so với ngành sinh học, thì đó là do khi khảo sát con người, ngành xã hội học xem xét những cơ thể [organism], nhưng đây là những cơ thể đặc thù xét về mặt nào đó.
- Đây chính là nhận định đầu tiên cần khẳng định nếu ta muốn nói về tính chất phổ quát của các xã hội con người.
- Nhân tố bất biến quan trọng nhất của mọi xã hội con người, đó là bản tính con người [human nature / Menschennatur].
- Bằng chứng rõ rệt là sự hội nhập của họ vào trong các xã hội.
- hay nói theo ngôn từ xã hội học : “Những nét đặc thù sinh học nào đã tạo điều kiện cho khả năng thay đổi và tiến hóa của các xã hội con người.
- Cấu trúc của những xã hội sinh vật không-phải-con-người chỉ biến đổi khi cấu trúc sinh học của những sinh vật đó biến đổi.
- Những động vật cùng một loài luôn luôn tạo nên những xã hội có cùng một loại hình – ngoại trừ vài biến thể rất nhỏ ở từng địa phương.
- Nhưng còn các xã hội con người thì có thể tự thay đổi mà không cần có sự biến đổi của cấu tạo sinh học của con người, không cần có sự biến đổi của loài.
- Người ta hoàn toàn không có lý do gì để phải giả định rằng sự biến đổi của các xã hội Âu châu tiền công nghiệp sang các xã hội công nghiệp đã dựa trên một sự biến đổi nào đó của giống loài con người, của cấu trúc sinh học của con người .
- Điều này cũng đúng đối với sự tiến hóa xã hội của nhân loại.
- Chúng ta thấy đó là một thí dụ hiển nhiên về tính tự trị tương đối của ngành xã hội học so với ngành sinh học, và từ đó, tính đa dạng của các mục tiêu của những ngành này : những biến đổi của các xã hội động vật thuộc về sự tiến hóa sinh học.
- Những mối quan hệ xã hội nơi các loài động vật thấp hơn con người được biến đổi phụ thuộc vào tổng thể cấu tạo sinh học của các động vật ấy.
- Nhưng các mối quan hệ xã hội và ứng xử nơi loài homo sapiens [con người có trí khôn] có thể biến đổi mà không cần có sự biến đổi về cấu tạo sinh học của loài này.
- Thoạt nhìn thì việc định hướng lại tư duy có vẻ như làm phức tạp thêm công việc của ngành xã hội học.
- Điều này cản trở một cách ghê gớm việc thấu hiểu các mạng lưới tương giao của con người, trong khi đây lại chính là đối tượng của ngành xã hội học.
- Ở đây, ta có thể liên tưởng tới những khái niệm như “chuẩn mực”, “giá trị”, “chức năng”, “cấu trúc”, “giai cấp xã hội”, hay “hệ thống xã hội”.
- Ngay bản thân khái niệm “xã hội”, cũng như khái niệm “thiên nhiên”, cũng mang tính chất như một sự vật biệt lập.
- Do vậy, chúng ta bị đẩy đến chỗ tạo ra những khái niệm phi lý như khái niệm “cá nhân và xã hội”, vốn khiến cho cá nhân và xã hội xuất hiện như hai đồ vật khác nhau, làm như thể đó là một cái bàn và một cái ghế, một cái nồi và một cái chảo.
- Vài thí dụ trên đây có lẽ cũng đủ để hiểu rằng cần phải có ý thức phê phán khi xem xét coi những cấu trúc tư duy và ngôn ngữ truyền thống có phù hợp hay không với việc khảo sát khoa học về các mối quan hệ, cũng như với cấp độ hội nhập của các xã hội con người.
- Điều đáng nói đối với các nhà xã hội học là họ cần biết rằng xu hướng quy giản ấy bắt nguồn từ một phán đoán giá trị vốn nằm trong một truyền thống khoa học.
- Nhưng ta không thể diễn dịch rằng các phương thức tư duy theo lối suy nghĩ đó là thích hợp nhất cho việc khảo sát khoa học về thế giới trong đó con người sinh sống, nhất là việc khảo sát về các xã hội con người.
- Nhưng phải chăng ta cũng đang đi tìm cái gì không thay đổi trong những xã hội đang chuyển biến, khi ta nói đến tính chất phổ quát của các xã hội con người ? Hoàn toàn không phải như thế.
- Trong nền xã hội học cổ điển của thế kỷ 19, Marx, Comte, Spencer1 và nhiều người khác đã cố gắng giải thích cái trật tự ấy, vốn là trật tự của chính sự thay đổi.
- Vào thế kỷ 20, khi phản ứng lại những khía cạnh tư biện của những lý thuyết xã hội học cổ điển liên quan tới sự chuyển biến xã hội, khuynh hướng duy quy giản dần dà thắng thế trong ngành xã hội học.
- Do đó, cần phải tổ chức lại bằng cách nào đó lối tư duy và lối tri nhận xã hội học.
- Hiện nay, một kiểu trừu tượng hóa đang thống trị trong ngành xã hội học, nó dường như chỉ quy chiếu về những sự vật tĩnh tại.
- Ngay khái niệm “chuyển biến xã hội” cũng thường được sử dụng như thể nó là một trạng thái nhất định.
- 1 Xem tập 4 trong bộ “Grundfragen der Soziologie” [Những vấn đề cơ bản của xã hội học.
- Theo truyền thống mà chúng tôi đã đề cập ở phía trên, người ta đã tạo ra nhiều thuật ngữ xã hội học làm như thể cái mà chúng tìm cách diễn tả chỉ là một sự vật vốn đã bị cắt đứt khỏi mọi mối quan hệ.
- Người ta sẽ có thể có ý thức rõ rệt hơn về trật tự của mối quan hệ đan xen tương nhập* và những hình thái quan hệ của nó nếu lối tiếp cận tư duy xã hội học khởi sự từ những mối quan hệ để từ đó đi tới sự vật xét trong mối quan hệ.
- Có một trong số những khái niệm mơ hồ nhất, không chỉ trong ngành xã hội học mà kể cả trong tư duy thông thường.
- Nó xuất hiện trong các lý thuyết của nhiều nhà xã hội học vốn từng suy nghĩ nát óc một cách vô vọng nhằm xem một “cá nhân” như vậy có thể có mối quan hệ với “xã hội”, vốn cũng được quan niệm như một quốc gia và bị đông cứng trong bản thể của mình.
- Max Weber tuy là một nhà xã hội học vĩ đại khi ông nhìn một cách tổng thể về các dữ kiện thường nghiệm, một nhà tư tưởng sáng suốt khi ông thiết lập những phạm trù nền tảng của ngành xã hội học,3 nhưng ông cũng chưa bao giờ giải quyết được vấn đề mối quan hệ giữa hai sự vật biệt lập và tĩnh tại một cách căn bản là “Cá nhân” và “Xã hội” hiểu theo nghĩa ấy.
- Max Weber đã cố đưa niềm tin tiên đề của mình về “cá nhân tuyệt đối”, xét như thực tại xã hội duy nhất, vào trong một khuôn khổ lý thuyết nhằm làm cho xã hội học trở thành một ngành khoa học ít nhiều độc lập, nhưng nỗ lực này đã thất bại ngay từ đầu.
- Tuy vậy, điều này hoàn toàn không ảnh hưởng gì tới sự vĩ đại và tầm quan trọng của sự nghiệp của ông đối với ngành xã hội học.
- Một độc giả nếu chú ý đọc kỹ văn chương xã hội học cổ điển thì sẽ thấy khắp nơi đều có dấu vết của vấn đề được đặt ra bởi mối quan hệ cá nhân/xã hội.
- Weber đã từng cố vượt qua cái bẫy này, trong các cuộc nghiên cứu lý thuyết hoặc thực nghiệm của mình, bằng cách quan niệm rằng tất cả những gì có liên quan tới “xã hội” đều là những sự trừu tượng hóa chứ không phải là thực tại thực thụ, và bằng cách biến xã hội học thành một ngành khoa học về những sự tổng quát.
- Đối với ông, “nhà nước” và “quốc gia”, “gia đình” và “quân đội” đều là những hình thái vốn không có ý nghĩa nào khác ngoài sự diễn tiến đặc thù của hành động xã hội của các cá nhân “riêng lẻ”.
- 11 loại hình và các hằng số xã hội có vẻ như không có thực.
- Như vậy, qua công việc nghiên cứu lý thuyết của mình, Max Weber quả là một trong những đại biểu lớn nhất của khuynh hướng duy danh xã hội học.
- có một sự thật hiển nhiên là không có gì trong đời sống xã hội mà không có trong các ý thức cá nhân .
- chỉ có điều là hầu như tất cả những gì có trong các ý thức cá nhân đều bắt nguồn từ xã hội.
- 13 “Do đó, chúng ta cần xem xét các hiện tượng xã hội xét tự bản thân chúng, tách rời khỏi mọi chủ thể có ý thức vốn có quan niệm về chúng .
- Chẳng hạn, khi ông tiến hành sự phân biệt giữa những hành động cá nhân mà ông gọi là “mang tính chất xã hội” với những hành động khác không mang tính xã hội, tức là mang tính chất thuần túy cá nhân.
- Khi trời bắt đầu mưa và một ai đó mở chiếc dù ra, thì theo ông, đây không phải là một hành động xã hội.
- Dường như Max Weber đã quên rằng người ta chỉ bắt gặp chiếc dù nơi một số xã hội nào đó mà thôi, không phải bất cứ nơi nào cũng chế tạo và sử dụng chiếc dù.
- Tương tự như vậy, ông cũng cho rằng một sự va chạm nào đó giữa hai người đi xe đạp không mang tính chất xã hội, mà chỉ có những cú đánh và những lời chửi bới có thể xảy ra sau đó mới mang tính chất xã hội mà thôi.
- Đối với Max Weber, tất cả những hành động nào hướng đến những sự vật vô tri vô giác đều mang tính “phi xã hội.
- Tư duy của Max Weber chủ yếu được quy định bởi cảm giác rằng chắc hẳn phải có một ranh giới, một bức màn, ngăn cách giữa cái mang tính “cá nhân” với cái có thể mang tính xã hội.
- Nếu ta hiểu cá nhân như một quá trình, thì cùng lắm ta có thể nói rằng cá nhân khi lớn lên, sẽ phát triển một sự độc lập lớn hơn đối với những người khác – mặc dù điều này thực ra chỉ tồn tại nơi những xã hội nào chấp nhận cho cá nhân có được một khoảng cách cá nhân hóa tương đối rộng rãi.
- Hình ảnh về con người, mà ngành xã hội học cần có để khảo sát, không thể là hình ảnh của một cá nhân, một “homo sociologicus” [con người xã hội học].
- Xét như một khởi điểm để khảo sát, hiển nhiên là ngành xã hội học cần một hình ảnh về con người ở số nhiều, một khối người đông đảo đại diện cho những quá trình tương đối mở và tương thuộc nhau [interdependent].
- Ta sẽ không thể nào hiểu được nhiệm vụ của ngành xã hội học bao lâu mà ta không đạt tới chỗ tự nhìn nhận mình như một người đứng giữa những người khác và đang chơi với những người khác.
- Khái niệm cấu hình [configuration] Trong một cuốn sách bàn về những vấn đề của ngành xã hội học, người ta thường không bận tâm về hình ảnh mà người ta có về “cá nhân”, tức là về một người riêng lẻ.
- Một trong những khiếm khuyết lớn nhất của các lý thuyết xã hội học truyền thống là muốn giải thích hình ảnh của con người xét với tư cách là xã hội, chứ không quan tâm tới hình ảnh của con người xét với tư cách là những cá nhân.
- Họ đưa vào trong các lý thuyết và các giả thuyết của họ về “xã hội” một trong những hình ảnh tiền khoa học về cá nhân, vốn bị tiêm nhiễm bởi đủ mọi thứ phán đoán giá trị và lý tưởng không có căn cứ, và không hề có ý thức phê phán.
- Dù gì đi chăng nữa, một nhà xã hội học không thể tự đặt mình vào truyền thống vốn cho rằng cần chú ý phê phán những ý tưởng chủ đạo liên quan tới “xã hội”, chứ không phải tới “cá nhân”, nhằm cố làm sao cho những ý tưởng này trùng khớp với những kiến thức lẻ tẻ mà ta đã có.
- Hai khái niệm khác nhau mà ta đã quen thuộc, “cá nhân” và “xã hội”, không phải là hai sự vật tồn tại riêng biệt giống như cách mà hiện nay người ta sử dụng hai thuật ngữ này khiến ta thường lầm tưởng .
- Thuật ngữ “cấu hình”* mà chúng tôi đề xướng ở đây đóng một vai trò hoàn toàn đặc thù trong các cuộc tranh luận xã hội học hiện tại.
- Nhờ thuật ngữ này, ta có thể vượt qua sự cưỡng chế xã hội vốn gây ra sự phân ly và phân cực trong đầu chúng ta về hình ảnh của con người, và vốn buộc chúng ta không ngừng phải có hai hình ảnh song song với nhau : hình ảnh những con người xét như những cá nhân, và hình ảnh những con người xét như những xã hội.
- Sự phân cực về mặt khái niệm này rõ ràng phản ánh những hệ thống niềm tin xã hội và lý tưởng xã hội khác nhau.
- Một bên, ta thấy một hệ thống niềm tin xã hội trong đó các môn đồ đề cao “xã hội” lên trước hết, và ở phía bên kia, là những môn đồ đề cao “cá nhân” như giá trị tuyệt đối.
- Ở phần Mở đầu, Norbert Elias đã trình bày mô hình mà thông thường người ta thường hình dung khi nói về mối quan hệ giữa cá nhân với xã hội như sau (xem Hình 1).
- Mô hình thông thường về mối quan hệ giữa cá nhân với xã hội : hình ảnh cái Tôi là trung tâm của xã hội 17 Nguồn : Norbert Elias, Qu’est-ce que la sociologie.
- Hình ảnh của những cá nhân tương thuộc lẫn nhau (“gia đình”, “nhà nước”, “nhóm”, “xã hội”, v.v.) Nguồn : Norbert Elias, sách đã dẫn, tr.
- Norbert Elias viết như sau : “Hình trên đây [xem Hình 2] nhằm giúp cho độc giả xóa bỏ trong đầu mình cái vỏ của những khái niệm đã bị vật hóa vốn hiện nay đang ngăn cản chúng ta hiểu được đời sống xã hội của mình một cách minh bạch.
- (Chẳng hạn các gia đình, các nhà trường, 18 chúng ta phải suy nghĩ và nói năng làm như thể “cá nhân” và “xã hội” là hai nhân vật khác nhau, thậm chí đối kháng nhau.
- Trò chơi cũng không phải là một ý tưởng hay một “điển hình ý thể” [ideal type] mà dựa trên đó, nhà xã hội học có thể suy diễn ra những điều tổng quát, bằng cách khảo sát ứng xử của mỗi người chơi, để sau đó, dựa trên một số đặc trưng chung mà mọi người đều có, diễn dịch ra những định luật của ứng xử cá nhân.
- Nó có thể được áp dụng cho những nhóm người tương đối hạn hẹp, cho đến những xã hội được tạo thành bởi hàng ngàn hoặc hàng triệu con người tương thuộc lẫn nhau.
- 9 Xem thêm tập 6 trong bộ “Grundfragen der Soziologie” [Những vấn đề cơ bản của xã hội học.
- Nhưng còn lại câu hỏi sau đây là phải chăng ta có thể định nghĩa ngành xã hội học là một “ngành khoa học về ứng xử” [behavioral science] như ta thường nghe ngày nay.
- Nếu ta tin vào định nghĩa này thì ta có thể nghĩ rằng, trong việc khảo sát xã hội học, chỉ cần tập trung vào ứng xử của từng cá nhân (vốn tạo nên những cấu hình xã hội giữa họ với nhau) là đủ để tìm ra giải pháp cho vấn đề.
- Lúc đó, ta sẽ bị cám dỗ là coi tất cả những điểm nào chung mà ta suy ra được từ những ứng xử riêng lẻ của những cá nhân khác nhau như một dữ kiện xã hội đặc thù.
- Nhưng, cũng giống như nhiều trường hợp khác, chắc hẳn đây là một cách nhìn hạn chế và méo mó về các nhiệm vụ của ngành xã hội học.
- Các cấu trúc xã hội, các cấu hình luôn biến đổi của con người, các vấn đề liên quan đến cách phân bố các lực và sự quân bình của những mối quan hệ căng thẳng, cũng như nhiều vấn đề xã hội học chuyên biệt khác, đều rất khó được tiếp cận nếu ta chỉ tự bó hẹp vào việc khảo sát những ứng xử của nhiều cá nhân riêng lẻ.
- Điều này không có nghĩa là các cuộc điều tra thống kê, vốn tập trung vào những điểm chung của những ứng xử cá nhân của các thành viên của một nhóm đặc thù nào đó, không đóng vai trò nào trong việc nghiên cứu xã hội học.
- Khuôn khổ lý thuyết của ngành xã hội học về cấu hình và về sự phát triển lẽ tất nhiên vẫn dành chỗ cho các cuộc điều tra thống kê.
- Nhưng ngày nay, người ta hay thấy có một kiểu điều tra thống kê khi khảo sát ứng xử của những cá nhân vốn được coi là hoàn toàn độc lập, lại chỉ đạo về cách đặt vấn đề cho các nhà xã hội học.
- 21 chơi cực kỳ phức tạp, quả là một nhiệm vụ xã hội học, thì như vậy ta phải tìm cách phát triển các công cụ thống kê phù hợp với nhiệm vụ này.
- Nói khác đi, làm như vậy thì ta sẽ quy giản mọi vấn đề đặc thù xã hội học thành những vấn đề thuộc lãnh vực tâm lý học xã hội.
- Quan niệm nguyên tử luận về các xã hội chắc chắn chủ yếu đã bắt nguồn từ chỗ người ta không đủ khả năng hình dung rằng những sự đan xen tương nhập của các ứng xử của các cá nhân có thể chuyển sang những cấu trúc đan xen tương nhập đặc thù.
- Một tầm nhìn giản lược như vậy chứng tỏ người ta không nhận ra được tính tương đối tự trị của đối tượng của ngành xã hội học, và do đó, cũng không nhận ra được tính tự trị của ngành xã hội học đối với ngành tâm lý học