Academia.eduAcademia.edu
HUAF JOURNAL OF AGRICULTURAL SCIENCE & TECHNOLOGY ISSN 2588-1256 Vol. 4(2)-2020:1824-1832 KẾT QUẢ TẬP TRUNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN TÂY HÒA, TỈNH PHÚ YÊN TRONG GIAI ĐOẠN 2013 - 2018 Nguyễn Thị Hải1*, Phạm Hoài Phong2 1 2 Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế; Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. *Tác giả liên hệ: nguyenthihai79@huaf.edu.vn Nhận bài: 18/10/2019 Hoàn thành phản biện: 28/10/2019 Chấp nhận bài: 06/03/2020 TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá kết quả tập trung đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên trong giai đoạn 2013- 2018. Trên cơ sở các số liệu thứ cấp được thu thập từ các cơ quan chức năng trên địa bàn huyện Tây Hòa và kết quả xử lý số liệu phỏng vấn các hộ gia đình, cá nhân đã thực hiện tập trung đất nông nghiệp, nghiên cứu đã chỉ ra một số kết quả. Cụ thể: (i) Việc tập trung đất nông nghiệp đã diễn ra ở tất cả 11 xã và thị trấn trên địa bàn huyện Tây Hòa với ba loại đất là đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm và đất rừng sản xuất; (ii) Việc tập trung đất nông nghiệp được thực hiện với ba hình thức là dồn điền đổi thửa, nông dân tự góp đất nông nghiệp để liên kết sản xuất và người dân thuê đất nông nghiệp ngắn hạn để sản xuất; (iii) Tổng số hộ thực hiện tập trung đất nông nghiệp là 8.538 hộ với tổng diện tích đất nông nghiệp được tập trung là 4.672,1 ha; (iv) Tập trung đất nông nghiệp đã làm giảm số thửa đất bình quân trên hộ, làm tăng diện tích đất bình quân trên thửa do vậy đã làm nâng cao hiệu quả sử dụng đất và tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng đất của người dân. Từ khóa: Đất nông nghiệp, Tập trung đất đai, Huyện Tây Hòa RESULTS OF AGRICULTURAL LAND CONCENTRATION IN TAY HOA DISTRICT, PHU YEN PROVINCE IN THE PERIOD OF 2013 – 2018 Nguyen Thi Hai1, Pham Hoai Phong2 1 University of Agriculture and Forestry, Hue University; 2 Branch of Land Registration Authority of Tuy Hoa District, Phu Yen Province. ABSTRACT This research was conducted in Tay Hoa district, Phu Yen province to assess the results of agricultural land concentration. Based on collecting and analyzing data related to agricultural land concentration in period of 2013-2018 in Tay Hoa district, the research showed that: (i) The concentration of agricultural land was happened in 11 communes and towns in Tay Hoa district with three types of land, including: annual crop land, perennial crop land and production forest land; (ii) The concentration of agricultural land was carried out in three forms: land consolidation, farmers contributed agricultural land to link production and people who rent agricultural land for production in a short-term; (iii) There were 8.538 households that carried out in agricultural land concentration with a total of agricultural land area of 4.672,1 ha; (iv) Concentration of agricultural land has reduced the average number of parcels of land per household and increased the average land area on the parcel in order to enhance the efficiency of land use and create favorable conditions for people in the process of land use. Keywords: Agricultural land, Land concentration, Tay Hoa district 1824 Nguyễn Thị Hải và Phạm Hoài Phong TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP 1. MỞ ĐẦU Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt và vô cùng quan trọng đối với ngành nông nghiệp. Vai trò này càng thể hiện rõ đối với các quốc gia có xuất phát điểm từ nông nghiệp và tỷ trọng của ngành này chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu kinh tế như Việt Nam. Thực tế cho thấy, sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam được thực hiện dưới các hình thức tổ chức sản xuất khác nhau như hộ nông nghiệp, trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp,… 90% diện tích đất nông nghiệp thuộc các hộ nông nghiệp và các trang trại, 6% thuộc các doanh nghiệp, số còn lại thuộc các cơ sở khác (Tổng cục thống kê, 2016). Tuy nhiên, diện tích đất nông nghiệp của các hộ nông nghiệp có quy mô rất nhỏ. Theo số liệu tổng điều tra nông nghiệp của Tổng cục Thống kê năm 2016, khoảng 69% hộ nông nghiệp có quy mô sản xuất với diện tích canh tác dưới 0,5 ha, nhóm hộ có diện tích từ 0,5 ha - 2 ha chiếm 25 %, trong khi đó nhóm hộ có quy mô sản xuất với diện tích trên 2 ha chỉ chiếm khoảng 6% (Tổng cục thống kê, 2016). Nhìn chung, các hộ nông dân sản xuất với quy mô nhỏ không đạt hiệu suất cao do ruộng đất manh mún, phân tán ảnh hưởng đến năng suất lao động và hiệu quả quản lý (Hoàng Xuân Phương và Hồ Thị Lam Trà, 2015). Do vậy, để tổ chức và sử dụng quỹ đất nông nghiệp một cách hợp lý, tiết kiệm, đem lại hiệu quả cao nhưng vẫn đảm bảo được tính bền vững trong công cuộc hiện đại hoá - công nghiệp hoá thì cần thiết phải thực hiện việc tập trung đất nông nghiệp. Bởi vì, tập trung đất nông nghiệp chính là phương thức giúp giảm chi phí, và giá thành sản xuất, tăng sản lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm... từ đó sẽ giúp người nông dân tăng thu nhập và cải thiện đời sống. Tây Hòa là huyện thuộc vùng bán sơn địa ở nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Phú Yên. Trong những năm qua, nền kinh tế nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng của huyện Tây Hòa đã có những bước phát triển nhất định. Tuy nhiên, hiện nay quá trình hiện đại hóa nông nghiệp http://tapchi.huaf.edu.vn/ ISSN 2588-1256 Tập 4(2)-2020:1824-1832 của huyện Tây Hòa vẫn bị cản trở do tình trạng đất đai bị manh mún, quy mô thửa ruộng bị hạn chế (Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tây Hòa, 2018). Điều này đã làm cho việc triển khai các dự án đầu tư của các doanh nghiệp vào nông nghiệp còn gặp rất nhiều khó khăn, từ đó làm hạn chế sự phát triển nền kinh tế của huyện. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng tập trung đất nông nghiệp tại huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên. Xuất phát từ những lý do nêu trên cho thấy, việc thực hiện nghiên cứu này sẽ góp phần cung cấp cơ sở thực tiễn cho địa phương trong việc xác định được các giải pháp cụ thể để sử dụng hiệu quả quỹ đất nông nghiệp trên cơ sở tập trung đất đai. 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Để đánh giá được các kết quả của việc tập trung đất đai tại huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên, nghiên cứu đã tập trung vào hai đối tượng bao gồm: (i) Quỹ đất nông nghiệp được thực hiện tập trung đất đai tại huyện Tây Hòa; (ii) Các hộ gia đình sử dụng đã thực hiện tập trung đất nông nghiệp tại huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu Các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, số liệu thống kê đất nông nghiệp của huyện Tây Hòa được thu thập tại phòng Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Đăng ký đất đai, Chi cục Thống kê của huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng tiến hành điều tra ngẫu nhiên 30 hộ gia đình, cá nhân đã thực hiện việc tập trung đất nông nghiệp tại huyện Tây Hòa trong giai đoạn 2013-2018. Nội dung của bảng hỏi tập trung vào các vấn đề bao gồm: thông tin đất đai của hộ điều tra; tình hình tập trung đất nông nghiệp của hộ; hình thức tập trung đất nông nghiệp; hiệu quả kinh tế của việc sử dụng đất nông nghiệp sau khi tập trung cũng như các tác 1825 HUAF JOURNAL OF AGRICULTURAL SCIENCE & TECHNOLOGY động của việc tập trung đất nông nghiệp đến việc sử dụng đất của nông hộ. 2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu Các số liệu sau khi thu thập, được phân loại theo từng nhóm có mối quan hệ với nhau sau đó được xử lý bằng phần mềm Excel. Việc thống kê số liệu được thể hiện bằng các bảng thống kê. Các số liệu đã thu thập được sắp xếp khoa học trong bảng thống kê có thể giúp so sánh, đối chiếu, phân tích theo nhiều phương pháp khác nhau nhằm đánh giá bản chất hiện tượng nghiên cứu. Bên cạnh việc thể hiện bằng bảng thống kê, các số liệu được xử lý ISSN 2588-1256 Vol. 4(2)-2020:1824-1832 còn được thể hiện bằng các đồ thị dạng hình cột và hình tròn để biểu thị các chỉ tiêu được phân tích. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Khái quát về khu vực nghiên cứu Tây Hòa là một huyện nằm ở phía Tây Nam tỉnh Phú Yên. Theo số liệu thống kê năm 2018, huyện Tây Hòa có diện tích tự nhiên là 62.375,1 ha với dân số là 117.429 người (UBND huyện Tây Hòa, 2018). Huyện Tây Hòa có 11 đơn vị hành chính, trong đó có 01 thị trấn, 06 xã đồng bằng và 04 xã miền núi. Hình 1. Sơ đồ vị trí của huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên Trong những năm gần đây, nền kinh tế của huyện Tây Hòa có tốc độ tăng trưởng khá, bình quân GDP giai đoạn 2015 - 2018 là 13,0%, cao hơn so với chỉ tiêu tăng trưởng của tỉnh Phú Yên (12,5%). Cơ cấu kinh tế của huyện có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành phi nông nghiệp và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Trong đó năm 2018, ngành nông lâm - thủy sản chiếm 40,97%, ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 24,53% và ngành dịch vụ chiếm 34,5% trong cơ cấu kinh tế của huyện. GDP bình quân đầu người đạt 13,34 triệu đồng (UBND huyện Tây Hòa, 2018). 1826 Trong tổng diện tích tự nhiên của huyện Tây Hòa có 54.047,40 ha đất nông nghiệp, chiếm 86,65% diện tích tự nhiên với bốn loại đất gồm: đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản và đất nông nghiệp khác và chủ yếu là do hộ gia đình, cá nhân sử dụng (chiếm 40% tổng diện tích đất nông nghiệp toàn huyện). Đất nông nghiệp phân bố ở tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Tây Hòa. Trong đó, các xã có diện tích đất nông nghiệp nhiều là xã Hòa Thịnh, xã Hòa Mỹ Tây, xã Sơn Thành Tây và xã Sơn Thành Đông. Nguyễn Thị Hải và Phạm Hoài Phong TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP ISSN 2588-1256 Tập 4(2)-2020:1824-1832 Bảng 1. Hiện trạng phân bố đất nông nghiệp của huyện Tây Hòa năm 2018 Diện tích Tỷ lệ (%) (ha) Thị trấn Phú Thứ 948,5 1,75 Xã Hòa Bình 1 789,5 1,46 Xã Hòa Tân Tây 1.398,7 2,59 Xã Hòa Phong 908,9 1,68 Xã Hòa Phú 2.217,7 4,10 Xã Hòa Đồng 1.255,2 2,32 Xã Hòa Mỹ Đông 5.468,3 10,12 Xã Hòa Mỹ Tây 12.087,2 22,36 Xã Hòa Thịnh 13.278,3 24,57 Xã Sơn Thành Đông 7.237,2 13,39 Xã Sơn Thành Tây 8.457,8 15,65 Toàn huyện 54.047,4 100 Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tây Hòa (2018) Tên đơn vị hành chính 3.2. Kết quả tập trung đất nông nghiệp tạı huyện Tây Hòa 3.2.1 Các hình thức tập trung đất nông nghiệp tại huyện Tây Hòa Trên cơ sở các số liệu thứ cấp đã thu thập được tại các cơ quan chức năng của huyện Tây Hòa cùng với kết quả điều tra thực tế cho thấy việc tập trung đất nông nghiệp tại huyện Tây Hòa trong giai đoạn 2013-2018 được thực hiện với 3 hình thức gồm: dồn điền đổi thửa, nông dân tự góp đất nông nghiệp để liên kết sản xuất và hình thức thuê đất ngắn hạn để sản xuất. Sự xuất hiện của các hình thức tập trung đất nông nghiệp này tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện được thể hiện qua Hình 2. Hộ 900 800 700 600 Dồn điền đổi thửa 500 400 Thuê đất nông nghiệp ngắn hạn 300 200 Nông dân tự góp đất để liên kết sản xuất kinh doanh 100 0 Hình 2. Các hình thức tập trung đất nông nghiệp tại huyện Tây Hòa trong giai đoạn 2013-2018 Trong tổng số 11 xã và thị trấn của huyện Tây Hòa thì thị trấn Phú Thứ và 7 xã gồm Hòa Bình 1, Hòa Tân Tây, Hòa Phong, Hòa Phú, Hòa Thịnh, Sơn Thành http://tapchi.huaf.edu.vn/ Đông và Sơn Thành Tây là các địa phương có 2 hình thức tập trung đất nông nghiệp đó là dồn điền đổi thửa và thuê đất nông nghiệp ngắn hạn. Trong khi đó, việc tích tụ 1827 HUAF JOURNAL OF AGRICULTURAL SCIENCE & TECHNOLOGY đất nông nghiệp tại ba xã gồm Hòa Đồng, Hòa Mỹ Đông và Hòa Mỹ Tây được thực hiện theo 3 hình thức là dồn điền đổi thửa, nông dân tự góp đất nông nghiệp để liên kết sản xuất và thuê đất nông nghiệp ngắn hạn để sản xuất. Trong các hình thức tập trung đất nông nghiệp tại huyện Tây Hòa thì việc tập trung bằng dồn điền đổi thửa được thực hiện ở tất cả các xã và thị trấn trên địa bàn huyện với tổng số hộ thực hiện là 6.963 hộ chiếm 81,58% tổng số hộ tham gia tập trung đất nông nghiệp của huyện Tây Hòa. Lý do là để đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới đồng thời nhằm tạo cơ sở cho việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất lao động nên trong giai đoạn 2013-2018, huyện Tây Hòa đã triển khai thực hiện công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn toàn huyện. Do đó tất cả 11 xã và thị trấn của huyện đều tham gia thực hiện công tác này. Tương tự với hình thức tập trung đất nông nghiệp bằng dồn điền đổi thửa thì hình thức thuê đất nông nghiệp ngắn hạn cũng diễn ra ở tất cả các xã và thị trấn trên địa bàn huyện Tây Hòa với 1.029 hộ tham gia tương ứng với 12,06% tổng số hộ thực hiện tập trung đất nông nghiệp. Hình thức này chủ yếu là do các hộ gia đình thuê quỹ đất nông nghiệp công ích do xã quản lý để sản xuất nông nghiệp. Việc cho thuê đất được các xã thực hiện theo hình thức đấu ISSN 2588-1256 Vol. 4(2)-2020:1824-1832 giá với thời hạn cho thuê không quá 5 năm. Vị trí đất cho thuê đa phần nằm dọc triền sông Ba và đất sản xuất nông nghiệp xen kẽ. Ngoài việc thuê đất theo hình thức này thì một số hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện cũng đã thực hiện việc thuê đất nông nghiệp lẫn nhau để tiến hành sản xuất với thời hạn thuê do các bên tự thỏa thuận nhưng cũng kéo dài không quá 5 năm. Khác với việc tập trung đất nông nghiệp bằng dồn điền đổi thửa và thuê đất nông nghiệp ngắn hạn thì hình thức nông dân tự góp đất nông nghiệp để liên kết sản xuất trên địa bàn huyện Tây Hòa chỉ diễn ra ở 3 xã là Hòa Đồng, Hòa Mỹ Đông và xã Hòa Mỹ Tây với 546 hộ tham gia. Nguyên nhân là do 3 xã này là vùng chuyên canh lúa, có diện tích đất trồng lúa lớn và điều kiện thổ nhưỡng thuận lợi để doanh nghiệp đầu tư và triển khai các mô hình “cánh đồng lớn” dựa trên cơ sở liên kết với với người nông dân. 3.2.2. Kết quả tập trung đất nông nghiệp theo từng loại đất Đất nông nghiệp của huyện Tây Hòa bao gồm sáu loại đất là đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất nuôi trồng thủy sản và đất nông nghiệp nghiệp khác. Kết quả tập trung theo từng loại đất trong nhóm đất nông nghiệp của huyện trong giai đoạn 2013-2018 được thể hiện trong Bảng 2. Bảng 2. Kết quả tập trung đất nông nghiệp của huyện Tây Hòa trong giai đoạn 2013-2018 Diện tích Số thửa tham gia Số thửa sau tập Loại đất Số hộ (hộ) (ha) tập trung (thửa) trung (thửa) Đất trồng cây hàng năm 3.504,2 7.945 57.825 20.725 Đất trồng cây lâu năm 65,6 277 457 212 Đất rừng sản xuất 1102,3 316 1.008 438 Tổng 4.672,1 8.538 59.290 21.375 Nguồn: Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tây Hòa (2018) Số liệu tại Bảng 2 cho thấy, việc tập trung đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tây Hòa không được thực hiện ở tất cả các loại đất trong nhóm đất nông nghiệp mà 1828 chỉ diễn ra ở ba loại đất là đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm và đất rừng sản xuất. Trong khi đó trên địa bàn huyện Tây Hòa có đất rừng phòng hộ, đất Nguyễn Thị Hải và Phạm Hoài Phong TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP nuôi trồng thủy sản và đất nông nghiệp khác nhưng việc tập trung đất nông nghiệp không được thực hiện ở các loại đất này. Nguyên nhân là do việc tập trung trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm và đất rừng sản xuất dễ được thực hiện do các thửa đất thường phân bố gần nhau và dễ làm gia tăng hiệu quả sử dụng đất trên một đơn vị diện tích. Trong khi đó, đất rừng phòng hộ tại huyện Tây Hòa không được giao cho các hộ gia đình cá nhân sử dụng. Đồng thời, đất nuôi trồng thủy sản và đất nông nghiệp khác của huyện chỉ có diện tích nhỏ lại nằm xen kẽ trong khu dân cư hoặc bị chia cắt bởi vị trí địa lý, việc sử dụng đất hộ gia đình mang tính tự phát, nhỏ lẻ không đạt hiệu quả kinh tế cao. Các nguyên nhân này đã làm cho việc tập trung đất đai đối với các loại đất này không được thực hiện trên địa bàn huyện. Trong giai đoạn 2013-2018, tại huyện Tây Hòa đã có 8.538 hộ dân tham gia tập trung đất nông nghiệp với diện tích được thực hiện là 4.672,1 ha. Kết quả của ISSN 2588-1256 Tập 4(2)-2020:1824-1832 quá trình này đã làm cho số thửa nông nghiệp của huyện Tây Hòa giảm từ 59.290 thửa xuống còn 21.375 thửa. Trong các loại đất được thực hiện tập trung thì đất trồng cây hàng năm có diện tích, số hộ và số thửa tham gia tập trung nhiều nhất so với các loại đất khác. Nguyên nhân là do, loại đất này có diện tích lớn trước đây lại được phân bổ đồng đều cho các hộ dân theo Nghị định 64/CP năm 1993 của Chính phủ nên đã làm xuất hiện rất nhiều thửa đất có diện tích nhỏ, manh mún, gây khó khăn cho sản xuất. Để khắc phục vấn đề này, huyện Tây Hòa đã thực hiện tập trung đất trồng cây hàng năm thông qua công tác dồn điền đổi thửa ở tất cả các xã và thị trấn trên địa bàn huyện từ năm 2013 nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cho người dân. Kết quả thực hiện tập trung đất nông nghiệp đã làm cho nhiều thửa đất nhỏ được gộp lại để hình thành các thửa đất lớn, dẫn đến diện tích bình quân trên thửa tăng và số thửa bình quân trên hộ giảm. Điều này được thể hiện chi tiết qua Bảng 3. Bảng 3. Sự thay đổi của một số chỉ tiêu sau khi thực hiện tập trung đất nông nghiệp tại huyện Tây Hòa trong giai đoạn 2013-2018 Năm 2018 so với năm Năm 2013 Năm 2018 2013 Tăng (+), Giảm (-) Số thửa Diện tích Số thửa Diện tích Diện tích Loại đất Số thửa bình bình quân bình quân bình quân bình quân bình quân quân trên hộ trên hộ trên thửa trên hộ trên thửa trên thửa (thửa/hộ) 2 2 (thửa/hộ) (m /thửa) (thửa/hộ) (m /thửa) (m2/thửa) Đất trồng cây hàng năm 7,28 606,1 3,00 1.746,0 - 4,28 + 1.139,9 Đất trồng cây lâu năm 1,65 1.435,4 1,64 1.869,6 - 0,01 + 434,2 Đất rừng sản xuất 3,19 10.934,9 2,57 14.014,9 - 0,62 + 3.080,0 Nguồn: Số liệu điều tra (2019) Qua số liệu tại Bảng 3 cho thấy, việc tập trung đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tây Hòa giai đoạn 2013-2018 đã đem lại kết quả tích cực trong sử dụng đất nông nghiệp của huyện. Cụ thể, số thửa đất bình quân trên hộ đã giảm từ 7,28 thửa/hộ xuống còn 3 thửa/hộ đối với đất trồng cây hàng năm, giảm từ 1,65 thửa/hộ xuống còn 1,64 thửa/hộ đối với đất trồng cây lâu năm và giảm từ 3,19 thửa/hộ xuống còn 2,75 http://tapchi.huaf.edu.vn/ thửa/hộ đối với đất rừng sản xuất. Cùng với việc giảm số thửa bình quân trên hộ thì diện tích trung bình của mỗi thửa đất đã được tăng lên ở tất cả các loại đất được thực hiện tập trung đất đai. Trong đó, diện tích đất bình quân trên mỗi thửa đất trồng cây hàng năm đã tăng thêm 1.139,9 m2, số liệu này đối với đất trồng cây lâu năm là 434,2 m2 và đối với đất rừng sản xuất là 3.080 m2. Sự thay đổi về số thửa và diện 1829 HUAF JOURNAL OF AGRICULTURAL SCIENCE & TECHNOLOGY tích bình quân trên thửa theo chiều hướng này đã tạo điều kiện thuận lợi cho người nông dân nâng cao hiệu quả sản xuất trên cơ sở áp dụng cơ giới hóa, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển đổi cơ cấu cây trồng. ISSN 2588-1256 Vol. 4(2)-2020:1824-1832 Việc tập trung đất nông nghiệp được thực hiện ở tất cả các xã và thị trấn trên địa bàn huyện Tây Hòa và quá trình này đã làm thay đổi một số chỉ tiêu sử dụng đất của các xã và thị trấn trên địa bàn huyện. Số liệu chi tiết được thể hiện qua Bảng 4. 3.2.3. Kết quả tập trung đất nông nghiệp theo các xã và thị trấn Bảng 4. Sự thay đổi một số chỉ tiêu sử dụng đất nông nghiệp tại các xã và thị trấn trên địa bàn huyện Tây Hòa sau khi thực hiện tập trung đất nông nghiệp trong giai đoạn 2013-2018 Năm 2018 so với năm 2013 Năm 2013 Năm 2018 Tăng (+), Giảm (-) Đơn vị Số thửa Diện tích Số thửa Diện tích Số thửa Diện tích bình hành chính bình quân bình quân bình quân bình quân bình quân quân trên thửa trên hộ trên thửa trên hộ trên thửa trên hộ (m2/ thửa) (thửa/hộ) (m2/ thửa) (thửa/hộ) (m2/ thửa) (thửa/hộ) Thị trấn Phú Thứ 7,5 542,6 2,7 1.503,3 - 4,8 + 960,7 Xã Hòa Bình 1 8,4 572,1 3,0 1.584,7 - 5,4 + 1.012,6 Xã Hòa Phong 8,6 683,6 3,1 1.893,9 - 5,5 + 1.210,3 Xã Hòa Phú 9,1 702,5 3,3 1.946,5 - 5,8 + 1.244 Xã Hòa Đồng 5,2 858,2 1,9 2.377,4 - 3,3 + 1.519,2 Xã Hòa Mỹ Đông 4,9 865,9 1,8 2.399,1 - 3,1 + 1.533,2 Xã Hòa Tân Tây 7,8 808,5 2,8 2.260,6 - 5,0 + 1.452,2 Xã Hòa Mỹ Tây 7,5 797,7 2,7 2.209,7 - 4,8 + 1.412 Xã Hòa Thịnh 6,8 778,1 2,5 2.155,7 - 4,3 + 1.377,6 Xã Sơn Thành Đông 7,8 1.000,9 1,7 4.681,3 - 6,1 + 3.680,4 Xã Sơn Thành Tây 5,3 955,9 1,9 2.660,3 - 3,4 + 1.704,4 Toàn huyện 7,2 778,7 2,5 2.333,9 - 4,7 1.555,2 Nguồn: Số liệu điều tra (2019) Số liệu tại Bảng 4 cho thấy, việc tập trung đất nông nghiệp đã làm giảm rất rõ số thửa bình quân trên hộ và làm tăng diện tích đất nông nghiệp bình quân trên thửa tại huyện Tây Hòa. Tuy nhiên, việc tăng, giảm này diễn ra không đồng đều ở tất cả các xã và thị trấn trên địa bàn huyện. Trong đó, xã Sơn Thành Đông có số thửa bình quân giảm nhiều nhất (giảm 6,1 thửa) và xã Hòa Mỹ Đông có số thửa bình quân giảm ít nhất (giảm 1,8 thửa). Mặt khác, diện tích đất bình quân trên thửa tại xã Sơn Thành Đông cũng tăng cao nhất so với các xã còn lại, trong khi đó thị trấn Phú Thứ có diện tích bình quân trên thửa tăng ít nhất so với các địa phương khác. Mặc dù việc giảm số thửa bình quân trên hộ và diện tích tăng bình quân trên thửa ở mỗi xã, thị trấn trên địa bàn huyện Tây Hòa là khác nhau nhưng việc tập trung đất nông nghiệp đã 1830 làm cho bình quân thửa đất trên hộ giảm đi rõ rệt và bình quân diện tích đất trên thửa tăng cao. Điều này đã cho thấy việc tập trung đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tây Hòa đã tạo nên điều kiện đất đai theo hướng tích cực cho việc phát triển nông nghiệp của huyện. 3.2.4. Hiệu quả và sự thuận lợi của việc sử dụng đất sau khi thực hiện tập trung đất nông nghiệp a. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp Để đánh giá được hiệu quả của việc sử dụng đất nông nghiệp của người dân sau khi thực hiện tập trung đất đai, nghiên cứu đã khảo sát 30 hộ gia đình, cá nhân đã thực hiện việc tập trung đất nông nghiệp tại huyện Tây Hòa. Kết quả khảo sát được thể hiện qua Hình 3. Nguyễn Thị Hải và Phạm Hoài Phong TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP ISSN 2588-1256 Tập 4(2)-2020:1824-1832 b. Sự thuận lợi trong quá trình sử dụng đất sau tập trung đất nông nghiệp 6,70%3,30% Cao hơn 90% Không thay đổi Kết quả khảo sát người dân về sự thuận lợi của việc sử dụng đất sau tập trung đất nông nghiệp so với trước khi thực hiện tập trung đất nông nghiệp được thể hiện qua Hình 4. Hình 3. Kết quả khảo sát người dân về hiệu quả sử dụng đất sau tập trung đất nông nghiệp so với trước khi tập trung đất nông nghiệp Qua số liệu tại Hình 3 cho thấy, 90% số người được khảo sát đánh giá rằng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của nông hộ cao hơn so với trước khi thực hiện tập trung đất nông nghiệp. Nguyên nhân là do việc tập trung đất nông nghiệp đã làm giảm số thửa và tăng diện tích bình quân trên thửa, điều này đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các hộ gia đình, cá nhân trong việc cơ giới hóa trong khâu làm đất và thu hoạch, làm giảm ngày công lao động từ đó làm giảm chi phí sản xuất và nâng cao hiệu quả của việc sử dụng đất. Bên cạnh đó, việc tập trung đất nông nghiệp cũng nâng cao hiệu quả sản xuất của người dân do đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho họ trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Tuy nhiên vẫn còn một số ít các hộ gia đình, cá nhân cho rằng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp không cao hơn hoặc thậm chí thấp hơn so với trước khi thực hiện tập trung đất nông nghiệp. Lý do là các hộ gia đình, cá nhân này vẫn giữ thói quen sản xuất nhỏ lẻ, manh mún và ít đầu tư vào sản xuất, dẫn đến sản lượng sau thu hoạch không nhiều. Bên cạnh đó, do thửa đất của họ nằm ở vùng hay ngập nước nên sản lượng và chất lượng sản phẩm sau thu hoạch không cao như mong đợi của người dân. http://tapchi.huaf.edu.vn/ Hình 4. Kết quả khảo sát người dân về sự thuận lợi trong sử dụng đất sau tập trung đất nông nghiệp so với trước khi tập trung đất nông nghiệp Kết quả khảo sát cho thấy, có 86,6% ý kiến cho rằng việc sử dụng đất sau tập trung đất nông nghiệp thuận lợi hơn so với trước. Lý do là sau khi tập trung đất nông nghiệp các thửa đất nhỏ lẻ, manh mún được tập trung thành thửa đất lớn hơn nên việc canh tác trên cơ sở áp dụng cơ giới hóa, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển đổi cơ cấu cây trồng của người dân đã thuận lợi hơn. Tuy nhiên, cũng có 6,7% số người cho rằng việc sử dụng đất của họ là như cũ. Nguyên nhân là do trước khi tập trung đất nông nghiệp thì đất của các hộ dân này mặc dù không liền kề và nằm ở nhiều vị trí khác nhau nhưng có khoảng cách gần nhà nên họ dễ dàng đi lại để sản xuất. Sau tập trung đất nông nghiệp, mặc dù các thửa đất đã được tập trung thành thửa lớn hơn nhưng lại nằm cách xa nhà của các hộ dân nên người dân cho rằng việc sử dụng đất của họ không thuận lợi hơn so với trước khi thực hiện tập trung đất nông nghiệp. 1831 HUAF JOURNAL OF AGRICULTURAL SCIENCE & TECHNOLOGY 4. KẾT LUẬN - Trong giai đoạn 2013-2018, tại huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên việc tập trung đất nông nghiệp đã diễn ra ở tất cả 11 xã và thị trấn trên địa bàn huyện với ba loại đất là đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm và đất rừng sản xuất. - Quá trình tập trung đất nông nghiệp tại huyện Tây Hòa được thực hiện với ba hình thức là dồn điền đổi thửa, nông dân tự góp đất nông nghiệp để liên kết sản xuất và nông dân thuê đất công ích ngắn hạn để sản xuất. Trong đó, dồn điền đổi thửa là hình thức được thực hiện chủ yếu. - Đã có 8.538 hộ gia đình, cá nhân ở trên địa bàn huyện Tây Hòa thực hiện tập trung đất nông nghiệp với tổng diện tích đất nông nghiệp được tập trung là 4.672,1 ha. 1832 ISSN 2588-1256 Vol. 4(2)-2020:1824-1832 - Việc tập trung đất nông nghiệp đã làm giảm số thửa đất bình quân trên hộ, làm tăng diện tích đất bình quân trên thửa đất từ đó đã làm nâng cao hiệu quả sử dụng đất đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng đất của người dân. TÀI LIỆU THAM KHẢO Hoàng Xuân Phương và Hồ Thị Lam Trà. (2015). Giải pháp tích tụ, tập trung đất nông nghiệp. Hà Nội: Nhà xuất bản Nông nghiệp. Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tây Hòa. (2018). Báo cáo tổng kết công tác dồn điền đổi thửa. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tây Hòa. (2018). Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2018. Tổng cục Thống kê. (2016). Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016. UBND huyện Tây Hòa. (2018). Niên giám thống kê huyện Tây Hòa năm 2018. Nguyễn Thị Hải và Phạm Hoài Phong