« Home « Kết quả tìm kiếm

Mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội – Bài 1


Tóm tắt Xem thử

- Mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội – Bài 1 07:31 PM Mở rộng địa giới hành chính Hà Nội để tăng sức cạnh tranh cho Thủ đô Hà Nội là một đô thị - thủ đô, trước hết việc Hà Nội có thành công như một đô thị hay không, là một yếu tố quan trọng quyết định Thủ đô của chúng ta sẽ như thế nào.
- Muốn đưa ra quyết định có nên mở rộng địa giới Hà Nội hay không, trước hết phải trả lời câu hỏi: Mục đích việc xem xét mở rộng địa giới Hà Nội là gì? Theo tôi, có một vài mục đích thường được đưa ra xem xét: a) Tăng sức mạnh kinh tế của thành phố.
- b) Có đủ đất hoàn thiện các chức năng còn yếu hoặc chưa có của thành phố (vành đai xanh, các khu giãn dân, các khu đô thị sinh thái, các khu công nghệ cao, các khu xử lý chất thải môi trường, v.v.
- c) Xây dựng thủ đô hoành tráng, sánh vai với 5 châu.
- d) Cạnh tranh thành công với các đô thị tương tự trong khu vực.
- Tuy nhiên, theo chúng tôi, điểm quan trọng nhất là d), liên quan đến cạnh tranh đô thị thì lại gần như chưa được đưa ra tranh luận hoặc chỉ được nhắc thoáng qua.
- Mà nếu cạnh tranh không thành công, nghĩa là Hà Nội sẽ thất bại ở vai trò một đô thị, và sẽ bị mai một hoặc phụ thuộc (vào các khoản tài chính từ trung ương chẳng hạn).
- Chúng ta đang bước vào một thế giới toàn cầu hóa khi các đô thị cạnh tranh trực tiếp.
- Trước đây đơn vị cạnh tranh là các nền kinh tế, hay nói cách khác là các quốc gia, nay đơn vị cạnh tranh là các đô thị.
- Tuy nhiên, London không cạnh tranh với Birmingham hoặc Manchester, mà là với New York hay Paris.
- Nếu cạnh tranh là tiêu chí để xem xét, thì Hà Nội cạnh tranh với những thành phố nào? Với các thủ đô và thủ phủ trong khu vực (như Bangkok, Kuala Lumpur, Jakarta, Singapore, Hongkong, Nam Ninh, v.v) chứ không phải với các đô thị trong nước.
- Các đô thị trong nước nên tìm cách phối hợp với nhau để phát huy thế mạnh.
- Cạnh tranh dẫn đến chuyên môn hóa.
- Trong các vai trò chuyên môn hóa đô thị khác nhau ở châu Á và trên toàn thế giới, như xuất khẩu tư bản, sản xuất gia công hay tri thức - tiện nghi v.v., Hà 1 Nội nên chọn làm thủ đô của tri thức và tiện nghi dựa vào các sở trường của mình.
- Luận điểm nói rằng Canberra hoặc Brasilia không cần lớn vẫn là thủ đô hiệu quả, hoàn toàn không áp dụng được với Hà Nội, vì các thành phố vừa nói là các thành phố được thiết kế và ấn định từ đầu làm trung tâm chính trị – văn hóa (có thể tạo ra một trung tâm chính trị - hành chính mới kiểu như Putrajaya ở Malaysia, nhưng trung tâm ấy chắc là phải đặt tên khác với Hà Nội nên không bàn ở đây).
- Hà Nội là thành phố hình thành qua hàng ngàn năm và có tất cả các chức năng khác ngoài việc là trung tâm chính trị – văn hóa.
- Ngăn Hà Nôi trở thành một thành phố đầy đủ chức năng, bắt nó phải “độc canh”, phải chăng là “gọt chân cho vừa giày”? Mở rộng địa giới hành chính Hà Nội phục vụ mục tiêu xây dựng thủ đô hoành tráng, sánh vai với 5 châu? London và Bangkok, hai thành phố "hạng nặng" (có hệ số urban primacy thuộc loại rất lớn - hệ số đo bằng tỷ lệ dân số của thành phố lớn nhất chia cho dân số thành phố tiếp theo) lại nằm trong số các thủ đô thành công, xét theo vị trí của chúng trong mạng lưới đô thị toàn cầu.
- Đó là vì các đô thị, sau một thời gian dài bị coi là “ăn bám”, nay bỗng trở thành các “động lực phát triển” dựa trên tác động của cạnh tranh đô thị.
- Quay lại điểm d), nếu cạnh tranh thành công là mục đích nhằm đến, thì hiện nay cách hiểu chung là cạnh tranh quốc tế giữa các đô thị nhằm thu hút, theo thứ tự quan trọng: i) nhân tài, ii) đầu tư, iii) trụ sở các công ty hàng đầu thế giới và iv) làn sóng du lịch (tất nhiên chất lượng cuộc sống của dân cư đang sinh sống tại Hà Nội phải là mối quan tâm cao nhất).
- Cả 4 loại mục tiêu cạnh tranh nói trên đều cần đất, hoặc một cách trực tiếp, hoặc gián tiếp.
- Mặt khác, Hà Nội cần mở rộng, nhưng cần tránh các hình thức phát triển kiểu desakota (phố làng lẫn lộn) hay sprawl (xây cất tràn lan vô tổ chức).
- Quy hoạch Hà Nội mở rộng như thế nào (phân tán hay tập trung, đơn cực hay đa cực, theo tuyến hay theo hệ thống vệ tinh) là nội dung vượt ra ngoài giới hạn bài viết này, và chúng tôi hy vọng sẽ có cơ hội được tham gia ý kiến sau.
- Không phải cứ đô thị lớn là quản lý kém và đô thị nhỏ thì quản lý tốt.
- Quản lý tốt thường có mặt ở các đô thị thành công (có sức cạnh tranh cao và thu nhập cao tương ứng) với chính quyền địa phương có trình độ quản lý thích hợp.
- Như vậy, Hà Nội nên mở rộng địa giới để tăng sức cạnh tranh quốc tế như một đô thị, và đất đai mở rộng là để làm tất cả những gì phục vụ mục đích này.
- Giờ là thời điểm thích hợp để chúng ta tiến hành nếu không muốn nói là đã muộn nếu muốn cạnh tranh thành công