« Home « Kết quả tìm kiếm

Bài tiểu luận môn vĩ mô


Tóm tắt Xem thử

- LỜI MỞ ĐẦU Kinh tế xã hội nước ta những năm gần đây diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến động phức tạp, khó lường, giá dầu thô và giá nhiều loại nguyên liệu, hàng hóa khác trên thị trường thế giới tăng mạnh kéo theo sự tăng giá ở mức cao của hầu hết các mặt hàng trong nước, lạm phát xảy ra tại nhiều nước trên thế giới, khủng hoảng tài chính toàn cầu dẫn đến một số nền kinh tế lớn suy thoái, kinh tế thế giới suy giảm, thiên tai, dịch bệnh đối với cây trồng vật nuôi xảy ra liên tiếp trên địa bàn cả nước gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đới sống dân cư.
- Trước tình hình đó, nhờ sự chỉ đạo kịp thời, quyết liệt của Đảng, Quốc hội, chính phủ, sự cố gắng khắc phục khó khăn của các bộ, ngành, địa phương, các tập đoàn, doanh ngiệp, các cơ sở sản xuất và của toàn dân nên kinh tế xã hội nước ta từng bước vượt qua khó khăn, thách thức.
- Vì vậy, việc nghiên cứu về tình hình kinh tế của những năm gần đây rất quan trọng, và cần thiết, để biết được thực trạng phát triển của nước ta trong những năn đây, đề ra các hướng giải quyết, định hướng trong tương lai.
- Chính sách vĩ mô của nhà nước Việt Nam trong thời kì 2008 đến nay Khái niệm: Chính sách kinh tế vĩ mô là các chính sách kinh tế nhằm mục đích ổn định kinh tế vĩ mô và đạt trạng thái toàn dụng lao động.
- Hai chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng là chính sách tài chính và chính sách tiền tệ.
- Chính sách kinh tế vĩ mô còn được gọi là chính sách quản lý tổng cầu vì nó tác động đến phía cầu của nền kinh tế.
- Chính sách tài khóa (fiscal policy) trong kinh tế học vĩ mô là chính sách thông qua chế độ thuế và đầu tư công cộng để tác động tới nền kinh tế.
- Chính sách tài khóa cùng với chính sách tiền tệ là các chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng, nhằm ổn định và phát triển kinh tế.
- Tác dụng: Chính sách tài khoá: Khi nền kinh tế đang ở tình trạng suy thoái, nhà nước có thể giảm thuế, tăng chi tiêu (đầu tư công cộng) để chống lại.
- Chính sách tài chính như thế gọi là chính sách tài chính nới lỏng.
- Ngược lại, khi nền kinh tế ở tình trạng lạm phát và có hiện tượng nóng, thì nhà nước có thể tăng thuế và giảm chi tiêu của mình để ngăn cho nền kinh tế khỏi rơi vào tình trạng quá nóng dẫn tới đổ vỡ.
- Chính sách lưu thông tiền tệ hay chính sách tiền tệ (monetary policy) là quá trình quản lý cung tiền (money supply) của cơ quan quản lý tiền tệ (có thể là ngân hàng trung ương), thường là hướng tới một lãi suất mong muốn (targeting interest rate) để đạt được những mục đích ổn định và tăng trưởng kinh tế - như kiềm chế lạm phát, duy trì ổn định tỷ giá hối đoái, đạt được toàn dụng lao động hay tăng trưởng kinh tế.
- Chỉ để điều tiết chu kỳ kinh tế ở tình trạng bình thường, thì mục tiêu lãi suất được lựa chọn.
- Còn khi kinh tế quá nóng hay kinh tế quá lạnh, chính sách tiền tệ sẽ nhằm vào mục tiêu trực tiếp hơn, đó là lượng cung tiền.
- Chính sách kinh tế đối ngoại liên quan đến việc mở cửa nền kinh tế.
- Một nền kinh tế mở là một nền kinh tế có giao dịch với các nền kinh tế khác.
- Nền kinh tế này trái với một nền kinh tế đóng cửa trong đó không có xuất khẩu, không có nhập khẩu, không có các dòng di chuyển vốn.
- Cụ thể, nền kinh tế này mua và bán hàng hóa và dịch vụ trên thị trường sản phẩm thế giới.
- mua và bán các tài sản vốn trên thị trường tài chính thế giới.
- Trong nền kinh tế mở, ngoài các biến số kinh tế vĩ mô giống trong nền kinh tế khép kín như sản lượng, tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát, còn có biến số kinh tế vĩ mô quan trọng khác như xuất khẩu ròng (tài khoản vãng lai), luồng vốn ròng (tài khoản vốn), tỷ giá hối đoái.
- Hệ thống pháp luật là một công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước, nó tạo ra khuôn khổ pháp luật cho các chủ thể kinh tế hoạt động, phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo đảm cho nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Hệ thống pháp luật bao trùm mọi hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm những điều luật cơ bản về hoạt động của các doanh nghiệp (Luật Doanh nghiệp), về hợp đồng kinh tế, về bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, bảo vệ môi trường, v.v..
- Cơ chế vận hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là kế hoạch kết hợp với thị trường.
- Sự điều tiết của thị trường là cơ sở phân phối các nguồn lực, còn kế hoạch khắc phục tính tự phát của thị trường, làm cho nền kinh tế phát triển theo định hướng của kế hoạch.
- Lực lượng kinh tế của Nhà nước.
- Nhà nước quản lý nền kinh tế không chỉ bằng các công cụ pháp luật, kế hoạch hoá, mà còn bằng lực lượng kinh tế của Nhà nước và tập thể để chúng dần dần trở thành nền tảng của nền kinh tế, hỗ trợ các thành phần kinh tế khác phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.
- Nhờ đó Nhà nước có sức mạnh vật chất để điều tiết, hướng dẫn nền kinh tế theo mục tiêu kinh tế - xã hội do kế hoạch đặt ra.
- Chính sách tài chính và tiền tệ.
- Đối với nền kinh tế thị trường, Nhà nước quản lý bằng các biện pháp kinh tế là chủ yếu.
- Những biện pháp kinh tế điều tiết vĩ mô của Nhà nước chủ yếu là chính sách tài chính và chính sách tiền tệ.
- Chính sách tài chính, đặc biệt là ngân sách nhà nước có ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế và xã hội.
- Là một công cụ quản lý vĩ mô trọng yếu, vai trò của nó trong điều tiết kinh tế vĩ mô ngày càng tăng cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Việc thắt chặt hay nới lỏng cung ứng tiền tệ, kìm chế lạm phát thông qua hoạt động của hệ thống ngân hàng sẽ tác động trực tiếp đến nền kinh tế.
- Các công cụ điều tiết kinh tế đối ngoại.
- Để mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, Nhà nước sử dụng nhiều công cụ, trong đó chủ yếu là thuế xuất - nhập khẩu, bảo đảm tín dụng xuất khẩu, trợ cấp xuất khẩu.
- giữ vững được độc lập, chủ quyền, bảo vệ được lợi ích quốc gia trong quan hệ kinh tế quốc tế.
- Trên đây là các công cụ mà Nhà nước Việt Nam sử dụng để điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
- Ngày nay, tuy không can thiệp trực tiếp vào thị trường, nhưng các công cụ quản lý vĩ mô của Chính phủ (bàn tay hữu hình) là rất quan trọng khi nền kinh tế gặp khó khăn, như thực tiễn đã chứng minh.
- Theo gương Mỹ, liệu pháp “bàn tay nhà nước” lan rộng nhanh chóng trong một loạt các nước có nền kinh tế thị trường phát triển.
- Nhật Bản cũng sẵn sàng chi hàng trăm tỷ USD để hỗ trợ ổn định hệ thống thị trường tài chính trong nước.
- Thị trường tự do hoàn hảo? Học thuyết kinh tế "Bàn tay vô hình" được Adam Smith - nhà kinh tế học người Scotland đưa ra trong những năm của thế kỷ XVIII.
- Theo Adam Smith thì "Bàn tay vô hình” có nghĩa là trong nền kinh tế thị trường, các cá nhân tham gia luôn tìm cách tối đa hóa lợi nhuận cho mình.
- Hệ quả của tư tưởng này là chính quyền mỗi quốc gia không cần can thiệp vào cá nhân, DN và nền kinh tế cứ để tự do hoạt động kinh doanh.
- Không đồng nhất với quan điểm trên, nhà kinh tế học người Anh, John Maynard Keynes .
- Keynes cho rằng vào thời kỳ suy thoái kinh tế, nếu tăng lượng cầu đầu tư hàng hóa công cộng (tăng chi tiêu của chính phủ) thì sản xuất và việc làm cũng tăng theo, nhờ đó giúp cho nền kinh tế thoát khỏi thời kỳ suy thoái.
- Không thể coi đó là giải pháp bất biến, vì nếu cứ kéo dài mãi sẽ là chủ quan duy ý chí, phá vỡ các quy luật khách quan khoa học vốn có của kinh tế thị trường cùng với thực tiễn yêu cầu phát triển sinh động của kinh tế - xã hội nước ta.
- Nền kinh tế mới của thế giới đang định hình, đòi hỏi tư duy thích ứng về bàn tay quản lý của Nhà nước trong khi thực hiện các nguyên tắc kinh tế thị trường, tránh các cực đoan, phiến diện trong nhận thức, tăng cường sự phối hợp đồng bộ các công cụ và cấp độ quản lý, giám sát chặt chẽ và chủ động xử trí kịp thời các tác động mặt trái của chính sách lựa chọn trong thực tiễn bằng hợp lực của sức mạnh tổ chức và tài chính trong và ngoài nước, với vai trò trung tâm là Nhà nước.
- Do vậy, sự linh hoạt của Nhà nước trong điều hành kinh tế (hai bàn tay - cả vô hình và hữu hình) mới là yếu tố quan trọng của một nền kinh tế thị trường đúng nghĩa.
- Đặng Phong – Chuyên gia lịch sử kinh tế Việt Nam: Một thời gian theo sách của Liên Xô (cũ), nhưng sau khi Liên Xô sụp đổ, ta lại thay đổi chính sách kinh tế.
- Những năm chúng ta đã ứng dụng tư duy kinh tế của người Nhật, nhưng tư duy đó cũng không hẳn phù hợp.
- Do vậy, có thể nói rằng, người Việt Nam vẫn chưa hình thành rõ một hệ thống tư duy kinh tế.
- Vì để hình thành rõ một hệ thống tư duy kinh tế thì phải có những nhà kinh tế học thực thụ, có thể đưa ra những lý thuyết cho sự phát triển kinh tế của đất nước.
- Ông Vũ Quốc Tuấn – Chuyên gia kinh tế: Thế giới đang bước vào thời đại kinh tế mới, kinh tế thị trường phải có sự điều tiết thích hợp của Nhà nước.
- Trong đó, sẽ yêu cầu cao hơn về tăng cường vai trò của luật pháp, chế tài, điều tiết của Nhà nước, kiểm soát các thể chế thị trường, thắt chặt cho vay tín dụng, thiết lập hệ thống thông tin công khai, minh bạch…Tư duy mới về bàn tay Nhà nước đang và sẽ ngày càng trở nên rõ nét, bao quát và chi phối toàn bộ các hoạt động trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội quốc gia và quốc tế.
- Lê Đăng Doanh – nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương: Có 2 mô hình về việc phát triển kinh tế thị trường, mô hình kiểu Mỹ và kiểu Trung Quốc.
- Triết lý của kinh tế thị trường là để cho mọi người tự do quyết định, tự do hoạt động kinh doanh theo pháp luật, nhưng mà các đòn bẩy kinh tế nó ràng buộc người ta ghê lắm.
- Cho nên, trong kinh tế hiện đại, sự đối nghịch chủ thợ cũng bị đòn bẩy kinh tế ràng buộc.
- Nguyễn Đức Thành – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách (ĐHQG Hà Nội): Những tư tưởng kinh tế nằm sau các chính sách kinh tế ở Việt Nam kể từ giai đoạn đổi mới đến nay, mặc dù không có trường phái nào rõ rệt, nhưng dường như có một dạng chủ nghĩa Keynes thô sơ phủ bóng lên các chính sách kinh tế của Việt Nam trong suốt thời gian qua.
- Sự vận hành nền kinh tế Việt Nam hiện nay mang nét tương đồng với lý luận tổng cầu của Keynes và có xu hướng nghiêng về trọng kích cầu hơn.
- Bối cảnh tín dụng đình trệ, hệ thống tài chính – ngân hàng bất ổn và nền kinh tế trong nước đang ngày càng chìm sâu trong khó khăn, bế tắc, tất yếu sẽ buộc các nhà lãnh đạo, quản lý, hoạch định chính sách Việt Nam phải xem xét lại một cách nghiêm khắc thực trạng hệ thống tài chính cùng tính hiệu lực, hiệu quả của mạng lưới an toàn tài chính hiện hành.
- Hệ lụy là lòng tin đổ vỡ và thị trường tài chính rơi vào hỗn loạn, ngưng trệ.
- Câu hỏi là tại sao có thực trạng này? Nguyên nhân sâu xa và cốt lõi của thực trạng kinh tế - tài chính Việt Nam hiện nay nằm ở những yếu kém, bất cân đối nội tại của nền kinh tế, xuất phát từ những hạn chế trong điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ những năm qua.
- Không thể chối bỏ một sự thật là suốt gần thập kỷ qua, kinh tế vĩ mô Việt Nam luôn trong tình trạng bất ổn.
- Sự mất cân đối nghiêm trọng giữa tiết kiệm và đầu tư lâu nay đã đẩy nền kinh tế luôn phải đối mặt với tình trạng thâm hụt cán cân thương mại, thâm hụt ngân sách nhà nước và nợ công tăng mạnh.
- Những thành quả kinh tế hình thức hoặc nhất thời trong một vài năm gần đây nhanh chóng bị xóa nhòa bởi sự bất ổn vĩ mô dai dẳng.
- Nói cách khác, chính những nỗ lực “bóp lại cho tròn” những khuyết tật của nền kinh tế thời gian qua, chủ yếu bằng các giải pháp ổn định tổng cầu, càng đẩy nền kinh tế chìm sâu hơn trong khó khăn, bế tắc.
- Cách tư duy kiểu “cộng số học” đơn thuần như vậy (soi xét từng định chế tài chính một cách riêng rẽ, độc lập, sau đó tổng hợp lại thành toàn hệ thống) đã bỏ qua các mối quan hệ tương tác/sự tác động lan truyền giữa các khu vực, bộ phận quan trọng hay nhóm các định chế tài chính chủ chốt với nhau và giữa chúng với nền kinh tế thực.
- Thực trạng kinh tế Việt Nam cho thấy, việc bỏ qua các rủi ro tiềm ẩn giữa các định chế tài chính trước những bất ổn kinh tế vĩ mô có thể khiến cho các cơ quan quản lý, giám sát chuyên ngành có những nhận định sai lầm về mức độ an toàn hệ thống.
- Giám sát an toàn vĩ mô đứng trên giác độ toàn hệ thống tài chính đặt trong tương quan tổng thể kinh tế vĩ mô, nhằm tới mục tiêu hạn chế hoặc ngăn chặn nguy cơ xảy ra khủng hoảng tài chính làm đình trệ hoặc suy giảm kinh tế.
- đánh giá tập trung tín dụng của các định chế tài chính cũng như khả năng bị tổn thương trước các biến động, chẳng hạn như các cú sốc về giá cả tài sản, các biến động trong ngành, khu vực và kinh tế vĩ mô.
- Giám sát an toàn vĩ mô đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm ổn định tài chính, tạo lập môi trường vĩ mô thuận lợi, qua đó làm cho từng định chế tài chính được an toàn hơn.
- Chính từ cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế toàn cầu vừa qua, thế giới đã nhận ra “lỗ hổng” lớn trong hệ thống giám sát tài chính của mình – “giám sát an toàn vĩ mô” bị thiếu vắng, sao nhãng hay mờ nhạt.
- Tuy nhiên, duy trì ổn định tài chính không phải và không thể là sứ mệnh của duy nhất một cơ quan nhà nước nào đó.
- Các cơ quan giám sát tài chính, bao gồm cả cấp độ giám sát an toàn vi mô từng định chế tài chính, từng phân khúc thị trường và cấp độ giám sát an toàn vĩ mô toàn hệ thống tài chính.
- Tuyên bố G-20 Washington ngày khi đề cập đến nguyên nhân cốt lõi của cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế toàn cầu 2008, có nêu: “Những nhân tố chính yếu của tình trạng hiện nay là sự phối hợp các chính sách kinh tế vĩ mô chưa hợp lý, chưa đầy đủ, việc cải tổ cấu trúc chưa thỏa đáng, điều mà dẫn tới hậu quả kinh tế vĩ mô toàn cầu bất ổn.
- Rõ ràng, thiếu vắng sự phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả giữa các cơ quan chủ chốt liên quan tới ổn định tài chính ở mỗi quốc gia cũng là một trong số các nguyên nhân quan trọng gây ra khủng hoảng tài chính.
- Thành lập hội đồng/ủy ban với thành phần chính gồm các thành viên đến từ 3 cơ quan chủ chốt liên quan tới ổn định tài chính và một số chuyên gia kinh tế - tài chính.
- Sự điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quan trọng nhất được khuyến nghị làm ngay là: Ngân hàng Nhà nước đảm trách giám sát an toàn vĩ mô toàn hệ thống tài chính và chuyển giao hoạt động giám sát an toàn vi mô từng tổ chức tín dụng sang cho UBGSTCQG.
- Thiết lập một cơ chế phối hợp hữu hiệu giữa các cơ quan chủ chốt liên quan tới ổn định tài chính - Ngân hàng Nhà nước, UBGSTCQG và Bộ Tài chính.
- Bước 2: Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định thành lập Hội đồng Ổn định Tài chính Quốc gia do Thủ tướng hoặc một Phó Thủ tướng Chính phủ làm Chủ tịch với cơ cấu thành phần gồm các thành viên đến từ: Ngân hàng Nhà nước, UBGSTCQG, Bộ Tài chính (có thể cả Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam) và một số chuyên gia kinh tế - tài chính độc lập.
- Khuôn khổ nhằm duy trì ổn định tài chính bao gồm 3 khía cạnh: (i) Theo dõi, giám sát và phân tích các rủi ro tài chính mang tính hệ thống.
- (iii) Thúc đẩy cải cách tài chính.
- Cơ chế, chính sách, công cụ ổn định tài chính bao gồm: sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung và quyết liệt của Chính phủ.
- tạo lập cơ chế phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý, giám sát tài chính.
- MỘT SỐ VẤN ĐỀ NỔI LÊN VỀ KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH VĨ MÔ CỦA VIỆT NAM, GIẢI PHÁP TRONG THỜI GIAN TỚI Chu Hoàng Ngọc Bích Trường đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội I.
- Một số vấn đề nổi lên trong 6 tháng đầu năm 2010 Trong 6 tháng đầu năm 2010, nền kinh tế VN đạt tốc độ tăng trưởng cao và tương đối ổn định.
- Trong khi đó chỉ số lạm phát, nếu như những tháng đầu năm còn gây nhiều mối quan ngại cho nền kinh tế thì trong các tháng gần đây đang được kiềm chế ở mức khá thấp.
- Tuy nhiên vẫn còn một số bất ổn trong nền kinh tế ngắn, trung và dài hạn.
- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã tác động đến các ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế nước ta và tạo ra những điểm mạnh, yếu nhất định: 1.
- Tuy nhiên, xét trên góc độ ổn định kinh tế vĩ mô, việc tính gộp kim ngạch xuất khẩu mạnh đá quý và kim loại quý ( chủ yếu là vàng) sẽ phần nào che lấp đi những điểm yếu cần phải tập trung khắc phục trong cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam.Tác động của cuộc khủng hoảng nợ công ở Châu Âu tới nền kinh tế Việt Nam là không lớn vì: đồng tiền của Việt Nam chưa được tự do chuyển đổi trên thị trường tiền tệ quốc tế.
- Phát triển công nghiệp, nông nghiệp: Nền kinh tế Việt Nam đang và vẫn tiếp tục xu hướng phục hồi và duy trì đà tăng trưởng khá nhanh.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong 6 tháng đầu năm ước đạt 6,0-6,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó tăng trưởng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản ước đạt 2,7-3,2%.
- Nếu chỉ xét riêng trong quý II của năm 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam ước đạt mức 6,2-6,4%, trong đó khu vực dịch vụ được ghi nhận có mức đóng góp điểm phần trăm lớn nhất.
- Tài chính-ngân hàng, chứng khoán: Thị trường ngoại hối tương đối ổn định từ tháng 3/2010 trở lại đây.
- Đối với nền kinh tế, khi tín dụng ngoại tệ chiếm tỷ trọng lớn thì đó là một thị trường không lành mạnh, phản ánh nền kinh tế bị đô la hóa ở mức cao và khó kiểm soát.
- Một số tác động của các chính sách vĩ mô Do độ mở khá cao nên kinh tế Việt Nam chịu sự tác động mạnh mẽ của diễn biến tình hình kinh tế thế giới.
- Những le lói phục hồi của nền kinh tế thế giới đang có những tác động tốt đến Việt Nam.
- Tuy nhiên sự phục hồi của nền kinh tế Việt Nam không phụ thuộc hoàn toàn vào nền kinh tế thế giới mà còn phụ thuộc rất nhiều vào các chính sách điều chỉnh và can thiệp vĩ mô của Chính phủ.
- Tháng 4/2010 đã ghi nhận nhiều thay đổi đáng kể liên quan tới diễn biến của các chỉ số kinh tế vĩ mô trong giai đoạn phục hồi sau khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu.
- Bối cảnh kinh tế vĩ mô tháng 4 đã có nhiều thay đổi đáng kể: sự ổn định trong ngắn hạn