Academia.eduAcademia.edu
Chuyên mục: Kinh tế & Quản lý - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 08 (2018) PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH HỢP TÁC XÃ Ở CÁC TỈNH TRUNG DU, MIỀN NÚI PHÍA BẮC TRONG GIAI ĐOẠN CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Nguyễn Thị Nhung1, Trịnh Thị Thu Trang2 Tóm tắt Kinh tế hợp tác và hợp tác xã ra đời như một tất yếu khách quan. Hợp tác xã có vai trò, vị trí rất quan trọng trong phát triển kinh tế nông thôn, đặc với việc hướng đến việc nâng cao an sinh xã hội, đảm bảo phúc lợi cho người dân. Xuất phát từ những đặc điểm, đặc thù của nông nghiệp, nông thôn khu vực các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc, bài viết tập trung nghiên cứu về quy mô phát triển, cơ cấu ngành nghề, lĩnh vực hoạt động; nghiên cứu các lợi thế, ngành nghề sản xuất chủ đạo cả các hợp tác xã trong khu vực. Bên cạnh đó, bài viết nghiên cứu tình hình tham gia liên kết sản xuất chuỗi và hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã. Tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích thống kê so sánh, phân tích số liệu theo thời gian để phân tích các số liệu thứ cấp thu thập từ niên giám thống kê; hội thảo; báo cáo,... Qua đó, chỉ ra những khó khăn, bất cập và đưa ra một số kết luận, kiến nghị trong bối cảnh mới của nền kinh tế, đặc biệt là trong giai đoạn cách mạng công nghiệp 4.0 Từ khóa: Hợp tác xã, nông nghiệp, nông thôn, công nghệ cao, miền núi phía bắc DEVELOPMENT OF COOPERATIVE MODELS IN THE NORTHERN MIDLAND AND MOUNTAINOUS PROVINCES IN THE CONTEXT OF THE INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 Abstract Economic cooperation and cooperatives were born objectively. The cooperative plays a very important role in the development of the rural economy, especially with the aim of improving social security, and ensuring the welfare of the people. Stemming from the characteristics of agriculture and rural areas in the northern midland and mountainous provinces, the research focuses on the development scale, the structure of industries and activities; the advantages and major production of cooperatives in the Region. Besides, the article studies the situation of chain of production and the performance efficiency of the cooperatives. The authors used the method of statistical analysis and comparison to analyze the secondary data collected from the statistical yearbook; seminor; report we point out the difficulties and shortcomings and propose some recommendations to develop cooperatives in the new context of the economy, especially in the period of industrial revolution 4.0 Keywords: cooperatives, agriculture, rural, high-tech, northern mountains chuỗi. Tức là biến nhiệm vụ chính trị thành lợi 1. Giới thiệu nghiên cứu thế kinh doanh mới có thể thành công. Xuất phát Kinh tế hợp tác và hợp tác xã (HTX) ra đời từ những đặc điểm đặc thù của nông nghiệp, như một tất yếu khách quan. HTX có vai trò vị trí nông thôn Việt Nam nói chung và khu vực các rất quan trọng trong phát triển kinh tế nông tỉnh Trung du miền núi phía Bắc (TDMN) phía thôn, đặc với việc hướng đến việc nâng cao an Bắc nói riêng, nhất là những điều kiện để phát sinh xã hội, đảm bảo phúc lợi cho người dân. triển kinh tế hộ và kinh tế tập thể mà nòng cốt là Trong công cuộc gia thực hiện Chương trình mục HTX, kể từ khi Luật Hợp tác xã 2012 được ban tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, HTX hành thì sự phát triển của các HTX đã có nhiều ngày càng có vai trò, vị trí quan trọng khi vừa hỗ khởi sắc.Tuy nhiên, hiện nay còn nhiều khó khăn trợ các thành viên tham gia, vừa thực hiện mục trở ngại, nhất là vấn đề nhận thức về bản chất, tiêu cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng vai trò, vị thế của các HTX trong cơ chế thị nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. trường định hướng XHCN và mô hình hoạt động Bên cạnh đó, xây dựng HTX gắn với chuỗi đang trong bối cảnh mới, đặc biệt là trong giai đoạn là nhiệm vụ chính trị, nhưng muốn chuỗi liên kết cách mạng 4.0 nên để phát triển mô hình HTX bền vững thì phải tiêu thụ được các sản phẩm của 38 Chuyên mục: Kinh tế & Quản lý - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 08 (2018) hiện rất cần sự quan tâm, hỗ trợ của các ngành, các cấp. Bài viết tập trung nghiên cứu về thực trạng phát triển các HTX trong Khu vực trong thời gian qua, từ đó, chỉ ra những khó khăn, bất cập và đưa ra một số kết luận, kiến nghị trong bối cảnh mới của nền kinh tế, đặc biệt là trong giai đoạn cách mạng công nghiệp 4.0. 2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu Phát triển kinh tế tập thể, trong đó nòng cốt là phát triển HTX nông nghiệp đã được nhiều đề tài nghiên cứu, công bố trên các góc độ tiếp cận và chuyên ngành khác nhau, điển hình như: Triệu Thị Ngọc Biển (2018), Lương Xuân Quỳ (2015),...tập trung nghiên cứu về thực trạng và giải pháp phát triển HTX, HTX nông nghiệp ở các địa phương như Bắc Kan, Phú Yên, Hà Nội. Các nghiên cứu này về cơ bản đều tập trung đánh giá thực trạng về tổ chức và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTX nói chung và HTX nông nghiệp nói riêng trước và sau Luật HTX năm 2003 trên cơ sở phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của HTX nông nghiệp trên địa bàn các tỉnh. Đưa ra các giải pháp chủ yếu, định hướng phát triển nhằm xây dựng mô hình các HTX nông nghiệp trên địa bàn phù hợp với đặc điểm, điều kiện phát triển kinh tế xã hội của địa phương đó. Cũng có tác giả đã tập trung nghiên cứu về vai trò, vị trí của HTX như tác giả Nguyễn Văn Giàu, 2013. Tác giả đã nghiên cứu về “Sự phát triển của Hợp tác xã và vai trò của Hợp tác xã đối với an sinh xã hội”. Hoặc việc nghiên cứu về sự phát triển HTX ở quy mô rộng hơn như tác giả Lê Bảo, 2014 với tác phẩm “Thực trạng và giải pháp phát triển Hợp tác xã ở Việt Nam”, và Ngô Văn Lương (2014), “Các hình thức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng ở nước ta hiện nay, thực trạng, xu hướng và giải pháp phát triển”, Đề tài khoa học cấp Bộ, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền – Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Về các nghiên cứu về sự phát triển của các HTX trong khu vực TDMN phía Bắc, có các báo cáo tổng kết của Liên minh HTX Việt Nam năm 2018 nghiên cứu về phát triển kinh tế hợp tác trên địa bàn Tây Bắc, từ đó tìm ra các tiềm năng, thách thức hoặc báo cáo của Bộ Nông nghiệp và PTNT năm 2017 về tình hình thi hành Luật HTX năm 2012 của Khu vực này. Như vậy, theo tác giả biết cũng chưa có công trình nghiên cứu nghiên cứu đầy đủ về thực trạng phát triển các HTX ở khu vực các tỉnh TDMN phía Bắc, đặc biệt là nghiên cứu trong giai đoạn cách mạng công nghệ 4.0 hiện nay. Phương pháp nghiên cứu Đề nghiên cứu bài viết, tác giả đã sử dụng một số phương pháp tiếp cận như: Phương pháp tiếp cận hệ thống, tiếp cận lịch sử, tiếp cận thể chế, tiếp cận địa bàn nghiên cứu, tiếp cận theo lĩnh vực, ngành nghề hoạt động. - Phương pháp thu thập thông tin Tác giả sử dụng các số liệu thứ cấp được thu thập các nguồn thông tin, tư liệu và các báo cáo của các sở, ban, ngành có liên quan đến thực trạng phát triển của các HTX, đặc biệt là các chương trình, dự án về HTX từ: Niên giám thống kê, báo cáo kinh tế - xã hội, các báo cáo đánh giá về phát triển, các quy hoạch, kế hoạch phát triển HTX của Liên minh HTX Việt Nam cũng như các báo cáo Hội thảo về HTX. - Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu Sau khi thu thập, các thông tin được phân loại sắp xếp theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng. Toàn số liệu thu thập được xử lý bởi phần mềm Microsoft Excel 2010. Tác giả đã sử dụng phương pháp phân tổ thống kê, bảng thống kê và đồ thị thống kê để tổng hợp, xử lý các số liệu đã thu thập được. - Phương pháp phân tích thông tin: Để chỉ rõ được các đặc trưng, xu hướng phát triển của hiện tượng và quá trình nghiên cứu dựa trên các thông tin thống kê đã được thu thập, xử lý và tổng hợp nhằm giả quyết được vấn đề đặt ra, tác giả đã phân tích các thông tin, số liệu thu thập được qua phương pháp thống kê mô tả; phương pháp so sánh và phân tích dãy số thời gian. 3. Sự cần thiết phát triển các mô hình hợp tác xã Ở mỗi quốc gia, do thời điểm, điều kiện, hoàn cảnh ra đời và phát triển của các hợp tác xã (HTX) rất khác nhau, nhưng điểm giống nhau của các HTX chính là sự tuân thủ về mặt bản chất, mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của HTX. 39 Chuyên mục: Kinh tế & Quản lý - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 08 (2018) Phong trào phát triển HTX thế giới là sản phẩm từ cơ chế thị trường, nhưng HTX là nơi tập hợp của các đối tượng “yếu thế”, dễ bị tác động, tổn thương bởi sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Chức năng chính của HTX là “dẫn dắt kinh tế hộ”, hỗ trợ, tạo điều kiện và định hướng cho kinh tế hộ thành viên phát triển Các HTX được thành lập bao giờ cũng xuất phát từ nhu cầu của chính người dân, tự nguyện đóng góp vốn, công sức, tài sản, thường là không lớn chỉ đủ để cùng nhau thực hiện các dịch vụ chung mang lại lợi ích thu nhập, việc làm cho chính các thành viên tham gia. Năm 1895, Liên minh HTX quốc tế ra đời. Kể từ đó đến nay, các nguyên tắc hoạt động của một HTX như tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng cùng có lợi và vì cộng đồng luôn được đề cao. Chỉ có tuân thủ như vậy các HTX mới thích ứng được với cơ chế thị trường và phát triển bền vững, đạt mục tiêu kinh doanh vì lợi ích mà trước hết là lợi ích về kinh tế của những thành viên tham gia chứ không đơn thuần vì lợi nhuận. Hợp tác xã không thay thế kinh tế hộ mà chủ yếu cung cấp các dịch vụ mang tính hỗ trợ cho các xã viên. Đa phần các dịch vụ này là các dịch vụ tự thân người nông dân, các hộ gia đình không thể thực hiện được hoặc phải thực hiện với chi phí cao hơn HTX cung cấp. Một vấn đề cần chú ý là dù rất đa dạng về mô hình kinh doanh nhưng các HTX trên thế giới luôn đề cao tính phục vụ và hiệu quả SX mà HTX mang lại cho các thành viên. Hiện nay, sự phát triển về quy mô, phương thức tổ chức dịch vụ, kinh doanh của các HTX rất đa dạng, trong đó, loại hình liên kết SX giữa các hộ nông dân trong SX, chế biến và tiêu thụ sản phẩm là khá phổ biến. Các HTX cũng là chủ thể SXKD, chỉ khác DN cơ bản ở khâu tổ chức quản lý và phân phối lợi ích. Có thể nói, với lịch sử trên 2 thế kỷ ra đời và phát triển, mô hình HTX thế giới đã chứng minh được đây là nhu cầu có tính quy luật và là sự tất yếu trong phát triển của kinh tế thị trường. HTX ra đời không chỉ để hỗ trợ các thành viên làm kinh tế mà còn hướng đến việc nâng cao an 40 sinh xã hội, đảm bảo phúc lợi cho người dân, nhất là ở nông thôn... Hợp tác xã giúp cho việc hạn chế tình trạng bất bình đẳng và thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, đặc biệt là trong giai đoạn kinh tế cất cánh, đô thị hóa mở rộng và hội nhập kinh tế quốc tế. HTX còn giúp chính phủ tạo thêm công ăn việc làm một cách bền vững, phát triển dịch vụ công ích, giảm hụt ngân sách và nợ công. Để hạn chế việc xa rời mục tiêu kinh doanh vì lợi ích của các thành viên, các chính phủ thông thường giảm hoặc miễn thuế đối với các dịch vụ của HTX cung cấp cho thành viên nhưng đánh thuế bình đẳng như các DN nếu HTX cung cấp dịch vụ cho khách hàng không phải là thành viên. Hợp tác xã được quy đinh chi tiết Tại Luật hợp tác xã 2012: Khái niệm hợp tác xã theo Điều 3 Luật hợp tác xã 2012: “Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã”. Như vậy Hợp tác xã có tư cách pháp nhân, Hợp tác xã có quyền khắc dấu tròn và sử dụng con dấu theo quy định của pháp luật. 4. Thực trạng phát triển các mô hình hợp tác xã ở các tỉnh Trung du, miền núi phía Bắc 4.1. Vài nét về khu vực Trung du, miền núi phía Bắc Vùng Trung du miền núi (TDMN) phía Bắc, trước năm 1954 còn gọi là Trung du và thượng du là khu vực sơn địa và bán sơn địa ở miền Bắc Việt Nam. Trung du và miền núi Bắc Bộ có vị trí địa lý khá đặc biệt, lại có mạng lưới giao thông vận tải được đầu tư, nâng cấp, nên ngày càng thuận lợi cho việc giao lưu với các vùng khác trong nước và xây dựng nền kinh tế mở. Đây là vùng lãnh thổ có diện tích rộng nhất trong các vùng kinh tế. Xét về mặt hành chính, vùng này bao gồm 14 tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Lai Châu, Chuyên mục: Kinh tế & Quản lý - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 08 (2018) Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình. Trung tâm vùng là thành phố Thái Nguyên. Tổng diện tích các tỉnh thuộc vùng TDMN phía Bắc là 95.264,4 km², tổng dân số năm 2017 là 12.206 nghìn người, mật độ đạt 128 người/km². Trung du và miền núi Bắc Bộ có tài nguyên thiên nhiên đa dạng, có khả năng đa dạng hóa cơ cấu kinh tế, với thế mạnh về công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, thủy điện, nền nông nghiệp nhiệt đới có cả những sản phẩm cận nhiệt và ôn đới, phát triển du lịch. - Đặc điểm dân cư, xã hội của trung du và miền núi Bắc Bộ Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng thưa dân. Các dân tộc sinh sống chủ yếu là Tày, Nùng,Dao,Thái, Mường,....Mật độ dân số ở miền núi là 50 – 100 người/km2. Vì vậy, có sự hạn chế về thị trường tại chỗ và về lao động, nhất là lao động lành nghề. Đây là vùng có nhiều dân tộc ít người có kinh nghiệm trong lao động sản xuất và chinh phục tự nhiên. Tuy nhiên, tình trạng lạc hậu, nạn du canh du cư,... vẫn còn ở một số tộc người; có sự hạn chế về thị trường tại chỗ và về lao động, nhất là lao động lành nghề, đời sống còn nhiều khó khăn nhưng đang được cải thiện. - Một số khó khăn của khu vực trung du và miền núi Bắc Bộ - Địa hình hiểm trở, chia cắt nhất là ở phía Tây Bắc, giao thông đi lại khó khăn. - Khí hậu thất thường: Mưa bão, rét đậm, lũ quét… ảnh hưởng đến giao thông vận tải, sản xuất với đời sống. - Tài nguyên rừng ngày càng cạn kiệt do bị tàn phá quá mức dẫn đến xói mòn, sạt lở đất, lũ quét, môi trường bị hủy hoại nghiêm trọng. - Phần lớn khoáng sản có trữ lượng nhỏ, phân bố rải rác, khó khai thác. 4.2. Thực trạng phát triển các mô hình hợp tác xã ở các tỉnh Trung du, miền núi phía Bắc - Quy mô, số lƣợng các HTX Sự phát triển của các HTX ở Việt Nam nói chung và ở các tỉnh TDMN phía Bắc nói riêng trải qua ba giai đoạn: Sự hưng thịnh (1955 -1986), suy thoái (1986 - 2003) và phục hưng (2004 đến nay). Hiện có ba xu hướng quan trọng trong sự phát triển của HTX: (i) Xu hướng phát triển HTX theo hướng gắn liền với kinh tế hộ; (ii) xu hướng phát triển HTX gắn liền với phát triển cộng đồng; và (iii) xu hướng doanh nghiệp hóa HTX. Cơ chế kinh tế và pháp luật về HTX được coi là các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của HTX và các xu hướng phát triển của HTX. Sau năm 1986, cùng với việc chuyển đổi cơ chế kinh tế, sự ra đời của Luật HTX năm 1996 đã góp phần làm cho các nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, dân chủ, công bằng, minh bạch đi vào cuộc sống HTX ngày càng thực chất hơn, tuy nhiên nó cũng góp phần tạo ra sự suy thoái của các HTX có tính hình thức được lập trước năm 1986. Theo Luật HTX, ngoài các cá nhân và hộ gia đình, các pháp nhân cũng được quyền tham gia HTX. Sự tham gia của các cá nhân vào HTX một mặt đã thúc đẩy sự phát triển của HTX, mặt khác điều này cũng góp phần tạo ra xu thế doanh nghiệp hóa ở nhiều HTX. Các chính sách của Nhà nước về HTX chỉ tác động tương đối khiêm tốn đến sự phát triển của HTX do nhận thức về bản chất của HTX chưa thực sự nhất quán với thực tiễn HTX ở các cơ quan liên quan. Năm 1955 cả nước có 45 HTX, đến năm 1986 con số này tăng lên 73.470. Tuy nhiên đến năm 1996 số lượng HTX chỉ còn 18.607 và con số này năm 2008 là 13532. Đến năm 2011, số lượng HTX vẫn duy trì ở 13338 HTX, sau đó, đến năm 2018, số HTX của cả nước lại tăng lên 19487 HTX. Như vậy, qua thực trạng phát triển HTX ở nước ta từ năm 1955 đến nay đã trải qua 3 thời kỳ: Hưng thịnh, suy thoái, phục hưng. Đó cũng là xu hướng chung của các HTX khu vực TDMN phía Bắc Việt Nam. Qua đó, phản ánh tính bất ổn trong sự phát triển của HTX. Tuy nhiên, sự phục hưng của HTX trong hơn 10 năm trở lại đây, sự hiện diện của các HTX trong nhiều lĩnh vực khác nhau phản ánh phát triển HTX là một hình thức tổ chức kinh tế tất yếu trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. 41 Chuyên mục: Kinh tế & Quản lý - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 08 (2018) Bảng 1: Sự phát triển số lượng các HTX của Việt Nam qua thời gian Giai đoạn Năm Mới phát triển Hưng thịnh Suy thoái Phục hưng Số lƣợng So sánh HTX Số tuyệt đối (HTX) Số tƣơng đối (lân) 1955 45 - - 1986 73470 7342 1632,667 1996 18607 -54863 0,253 2008 13532 -5075 0,727 2011 13338 -194 0,986 2018 19487 6149 1,461 Nguồn: Tổng hợp của tác giả Giai đoạn 1986 - 1996, kinh tế tập thể cùng kinh tế Nhà nước được coi là hình thức kinh tế chủ đạo của nền kinh tế, tuy nhiên đây cũng là thời kỳ khó khăn nhất trong quá trình phát triển HTX ở nước ta. Số lượng HTX bị giảm mạnh, từ 73.470 HTX năm 1986 xuống còn 18.607 HTX năm 1996. Sự suy giảm về mặt số lượng của HTX trong giai đoạn 1986- 1996 một mặt phản ánh những thay đổi về chính sách mặt khác phản ánh sự yếu kém của bộ phận lớn các HTX, cũng như sự phát triển vượt quá yêu cầu về mặt số lượng HTX trong giai đoạn trước 1986. Từ năm 1986, Việt Nam chuyển dần từng bước từ cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, coi trọng khuyến khích, tạo điều kiện phát triển kinh tế hộ, kinh tế cá thể, kinh tế tư nhân, coi kinh tế hộ là chủ thể kinh tế tự chủ. Sự chuyển đổi cơ chế kinh tế đã làm giảm dần vai trò và lợi thế của HTX cũng như làm bộc lộ sự yếu kém của HTX. Trước tình hình đó, sau nhiều năm tiến hành củng cố, hoàn thiện tổ chức và quản lý khu vực HTX bằng các văn bản chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Chính phủ thì năm 1996 Luật HTX đã ra đời và có hiệu lực thi hành từ 1/1/1997 đã đặt cơ sở pháp lý đầu tiên cho quá trình đổi mới mạnh mẽ tư duy về bản chất của loại hình tổ chức kinh tế này. Có thể nói rằng sự ra đời của Luật HTX năm 1996 đã tạo ra động lực và sức sống mới cho khu vực kinh tế hợp tác và HTX. Các HTX cũ đã chuyển đổi và bắt đầu hồi phục, phát triển với các nguyên tắc được đông đảo xã viên đồng tình, ủng hộ. Bên cạnh các HTX cũ chuyển đổi đã thành lập hàng nghìn HTX mới trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, những HTX này tuy còn nhỏ về quy mô vốn, số lượng xã viên... nhưng đã tạo ra những mẫu hình HTX mới, đích thực, thực sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các hoạt động như các loại hình tổ chức kinh tế khác, những HTX này có động lực và sức sống, mạnh dạn tham gia thị trường trong điều kiện mới.Tiếp đó, cùng với sự đổi mới của đất nước, năm 2012, Luật HTX tiếp tục được điều chỉnh. Và kể từ đó, các hoạt động của các HTX đã có bứt phá đáng kể. Bảng 02: Cơ cấu số HTX khu vực Trung du, miền núi phía Bắc Năm Cả nƣớc Khu vực trung du, miền núi phía bắc Cơ cấu (%) 2008 13532 2682 19,81 2011 13338 2281 17,10 2017 19487 3340 17,14 Nguồn: Tổng hợp của tác giả 42 Chuyên mục: Kinh tế & Quản lý - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 08 (2018) Năm Số HTX 2008 2011 2017 13532 13338 19487 Bảng 03: Mức độ bao phủ hợp tác xã so với dân cư Cả nƣớc Khu vực Trung du, miền núi phía bắc Dân số Mật độ HTX Số Dân số Mật độ HTX (Nghìn người) (HTX/1000 người) HTX (1000 người) (HTX/1000người) 85789 0,157 2682 11064 0,242 87840 0,151 2281 11290 0,202 94970 0,205 3340 12206 0,273 Cơ cấu HTX của khu vực so với cả nƣớc Như vậy, nếu so với tình hình chung cả nước, số lượng HTX ở các tỉnh TDMN phía Bắc cũng có sự phát triển theo cùng xu hướng. Tuy vậy, nếu xét về mật độ HTX cho thấy tỷ lệ số HTX được thành lập và hiện đang hoạt động ở khu vực này so với tổng dân số của địa phương cao hơn, nếu chưa xét về mặt hiệu quả hoạt động, Nguồn: Tổng hợp của tác giả phần nào cho thấy sự phát triển các HTX ở khu vực này sôi động hơn. Năm 2008, tính chung cả nước trung bình cứ 1000 người dân có 0,157 HTX trong khi đó ở Khu vực TDMN phía Bắc là có 0,242 HTX ( gấp 1,54 lần trung bình cả nước) và đến năm 2017 con số này vẫn cao hơn trung bình cả nước là 33,17% (0,273/0,205 = 1,3317). Số HTX ở khu vực TDMN phía Bắc 4000 3000 2000 1000 0 Năm 2008 Năm 2011 Năm 2017 Biểu đồ 1. Sự phát triển các Hợp tác xã khu vực Trung du miền núi phía Bắc Bảng 04: Sự thay đổi lĩnh vực sản xuất của các Hợp tác xã Các tỉnh miền núi, trung du phía bắc Năm 2011 Lĩnh vực Cả nƣớc năm 2018 Năm 2018 Cơ cấu (%) Lĩnh vực Cơ cấu (%) HTX Nông nghiệp 49,90 HTX Nông nghiệp 60,29 61,06 HTX CN chế tạo 9,70 HTX CN. Tiểu thủ CN 9,78 10,30 Quỹ Tín dụng nhân dân 8,20 HTX Xây dựng 4,24 4,22 HTX vận tải 7,10 Quỹ tín dụng nhân dân 6,06 5,26 HTX dịch vụ điện 6,60 HTX Vận tải 5,96 5,17 Lĩnh vực khác 18,50 HTX dịch vụ môi trường 5,11 4,13 Thương mại, lĩnh vực khác 8,56 9,96 Tổng 100,00 100,00 100,00 Nguồn: Tổng hợp của tác giả 43 Chuyên mục: Kinh tế & Quản lý - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 08 (2018) Qua thời gian, lĩnh vực hoạt động của các HTX ngày càng đa dạng, dần bắt kịp xu hướng đòi hỏi của thị trường. Các lĩnh vực hoạt động của các HTX ngày càng đa dạng. Hai hoạt động nổi bật được các HTX mở rộng sang hoạt động là hoạt động xây dựng và dịch vụ môi trường. Đây 948 1181 là hoạt động gồm nhiều công việc nhỏ lẻ, phù hợp với đặc thù của các HTX. Ngoài ra, lĩnh vực nông nghiệp cũng được phát triển, nhiều HTX hoạt động được hình thành từ các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ..... Nông nghiệp 2319 Loai hình khác Môi trường 1944 1406 13712 Vận tải Thương mại Tín dụng 488 458 Xây dựng Biểu đồ 02. Cơ cấu HTX chia theo lĩnh vực hoạt động Ngành nghề sản xuất chủ đạo Khu vực TDMN phía Bắc đã có nhiều HTX hoạt động tương đối hiệu quả, điển hình như vùng sản xuất chè, cây ăn quả, dược liệu, rau hoa, lúa đặc sản, chăn nuôi, thủy sản (cá nước lạnh) như ở các tỉnh Hà Giang, Thái Nguyên, Lào Cai, Sơn La, Bắc Giang và Quảng Ninh. Ở các tỉnh này, các HTX đã có cơ hội tham gia vào các chương trình sản xuất hàng hóa của tỉnh, được hưởng các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất hàng hóa; đã có nhiều doanh nghiệp tham gia đầu tư liên kết HTX. Bảng 05: Một số ngành hàng Hợp tác xã hoạt động có lợi thế Lĩnh vực hoạt động Địa phƣơng có lợi thế Sản xuất chè Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang, Sơn La Cây ăn quả Sơn La, Hà Giang; Bắc Kạn Dược liệu Lạng Sơn, Lào Cai; Cao Bằng Rau hoa Phú thọ Lúa đặc sản Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên Chăn nuôi thủy sản (nước lạnh) Lào Cai, Một số mô hình HTX hoạt động có hiệu quả tiêu biểu như HTX chè Tân Cương (Thái Nguyên); HTX Mai Anh (Lào Cai); HTX chăn nuôi Trường Thành (Bắc Giang) Tình hình tham gia liên kết sản xuất chuỗi. Một số hợp tác xã nông nghiệp đã có sự đổi mới về phương thức hoạt động, ứng dụng tiến bộ 44 Nguồn: Tổng hợp của tác giả kỹ thuật vào sản xuất, thực hiện liên kết với các doanh nghiệp. Hình thức tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng liên doanh, liên kết được nhiều hợp tác xã triển khai thực hiện và mang lại hiệu quả tích cực, đặc biệt là các hợp tác xã gắn với phát triển chuỗi giá trị sản phẩm bền vững hoạt động có hiệu quả, do đó, đã Chuyên mục: Kinh tế & Quản lý - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 08 (2018) nâng cao hiệu quả hoạt động, thu nhập của các dịch vụ tiêu thụ nông sản cho nông dân nhưng thành viên và khẳng định được vai trò kinh tế hiện nay, tỷ lệ này đã đạt trên 20,5%. Tuy nhiên hợp tác cho các hộ gia đình thành viên, tuy tỷ lệ này ở các tỉnh TDMN phía Bắc còn khá nhiên, tỷ lệ này còn rất thấp khiêm tốn. Thái Nguyên là tỉnh trung tâm của Bộ NN&PTNT cho biết, trước năm 2012, cả Khu vực năm 2017 cũng chỉ đạt 13,61%. nước chỉ có khoảng dưới 10% HTX tham gia Bảng 06: Tình hình tham gia liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo chuỗi ở 1 số tỉnh Tỷ lệ so với tổng số Tỉnh Số HTX liên kết theo chuỗi Tổng số HTX DN (%) Lào Cai 20 324 6,17 Cao Bằng 4 388 1,03 Quảng Ninh 70 472 14,83 Lạng Sơn 6 127 4,72 Thái Nguyên 64 470 13,61 Với Thái Nguyên, thực hiện Đề án 247 ngày 31/3/2016 của Liên minh HTX Việt Nam về HTX kiểu mới gắn với chuỗi giá trị sản phẩm, Liên minh HTX tỉnh đã phối hợp các cấp ngành triển khai phát triển các HTX trong nông nghiệp, trong đó có các HTX chè, chăn nuôi và rau an toàn…Đến nay, các mô hình HTX kiểu mới gắn với chuỗi giá trị từng bước được hình thành trên địa bàn tỉnh. Đã có nhiều HTX hoạt động hiệu quả, với nhiều cách làm hay, sáng tạo và trở thành mô hình HTX điển hình tiên tiến toàn quốc và của tỉnh, như: HTX chè Tân Hương, HTX chè Minh Thu, HTX chè Hảo Đạt (Thành phố Thái Nguyên), HTX chè La Bằng, HTX rau an toàn Hùng Sơn (xã La Bằng, huyện Đại Từ), HTX chè Tuyết Hương, HTX Miến Việt Cường, HTX làng nghề chè Vô Tranh (xã Vô Tranh, huyện Phú Lương), HTX Gà đồi Đông Thịnh, HTX chăn nuôi ngựa bạch xóm Phẩm (huyện Phú Bình), HTX dịch vụ nông nghiệp và môi trường Hòa Bình (huyện Võ Nhai)..Tuy vậy, kết quả trên được đánh giá vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Hiệu quả hoạt động của các HTX Sau 5 năm thực hiện Luật HTX mới năm 2012 cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới, Luật quy định rõ ràng về phân chia lợi nhuận và có nhiều tiến bộ về bản chất, mô hình tổ chức, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Bộ Nông nghiệp và PTNT cùng các địa phương đã nỗ lực chỉ đạo, triển khai nhiều biện pháp cụ thể để phát triển khu vực kinh tế tập Nguồn: Tổng hợp của tác giả thể. Đến hết năm 2017, toàn vùng có 2.014 HTX nông nghiệp, chiếm 22% tổng số HTX nông nghiệp trong cả nước, chiếm 60,29% tổng số HTX toàn vùng Có 1.034 HTX đăng ký lại hoạt động theo Luật mới; 636 HTX đã giải thể; số còn lại ngừng hoạt động nhưng chưa được giải thể. Có 758 HTX nông nghiệp được thành lập mới; các tỉnh có HTX thành lập mới nhiều là Hà Giang, Điện Biên, Sơn La, trung bình thành lập từ 15 - 27 HTX/tỉnh/năm. trong lĩnh vực nông nghiệp, tốc độ tăng về số lượng HTX nông nghiệp của vùng không nhiều, song chất lượng hoạt động thì được nâng lên rõ rệt. Đây là xu thế chuyển biến tích cực để nâng cao chất lượng, hiệu quả các HTX nông nghiệp hiện nay, góp phần thay đổi nhận thức của xã hội về HTX được tổ chức hoạt động theo Luật HTX năm 2012. Toàn vùng TDMN phía Bắc có 908/2.348 HTX hoạt động tốt và khá, chiếm tỷ lệ 38%, cao hơn bình quân trung của cả nước là 33%; về trình độ cán bộ quản lý của các HTX có 58% cán bộ có trình độ từ Trung cấp, sơ cấp trở lên, cao hơn so với bình quân chung cả nước là 51%... Đã có nhiều HTX hoạt động có hiệu quả ở những vùng sản xuất hàng hóa với quy mô phù hợp, trình độ cán bộ quản lý tương đối tốt và đặc biệt có sự liên kết tiêu thụ nông sản với doanh nghiệp. Đây chính là những mô hình thiết thực về HTX kiểu mới để đánh giá, tổng kết nhân rộng. Tuy nhiên, trong thi hành Luật HTX mới trong khu vực còn có hạn chế, khó khăn: Chỉ có 45 Chuyên mục: Kinh tế & Quản lý - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 08 (2018) 15% số hộ nông dân tham gia vào HTX nông nghiệp; các cơ chế chính sách, hướng dẫn thực hiện Luật và hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp được ban hành chưa kịp thời, còn bất cập. Vốn và hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ cán bộ quản lý của các HTX còn thiếu và yếu nên việc xây dựng phương án sản xuất, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm còn nhỏ lẻ, thiếu sức cạnh tranh…Với Thái Nguyên, nhiều HTX không kịp xoay chuyển trong bối cảnh nền kinh tế chuyển đổi nhanh và gia tăng sức ép cạnh tranh. Đóng góp vào GDP của HTX cũng giảm liên tục trong 15 năm qua (từ gần 11% vào năm 1995, giảm xuống 7,09% vào năm 2004 và chỉ đạt 5,22% vào năm 2010; 4% năm 2016 và 5,5% vào năm 2017); tốc độ tăng trưởng của kinh tế HTX thấp nhất so với các thành phần kinh tế. Một số HTX rơi vào tình trạng hoạt động hình thức, kém hiệu quả hoặc giải thể, hay chuyển đổi mục đích sử dụng đất để bảo đảm quyền lợi cho xã viên. Số người lao động trong khối HTX cũng ngày một giảm, gây hậu quả tiêu cực với đời sống và an sinh xã hội. Thực trạng trên do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ nhận thức chưa đầy đủ, chưa thống nhất về bản chất và tính ưu việt của mô hình HTX, hạn chế của Luật HTX đến tổ chức thực hiện Luật và chính sách hỗ trợ HTX; tâm lý xã hội vẫn bị ảnh hưởng của mô hình HTX kiểu cũ, nên còn hoài nghi về hiệu quả và vai trò của tổ chức HTX... Tỷ lệ các HTX, đặc biệt các HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao còn thấp Hỗ trợ các HTX tiếp cận công nghệ cao là một trong các giải pháp cần thực hiện. Hiện nay, các HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao mới chỉ chiếm khoảng 1%. Vì vậy, để đạt mục tiêu 1500 HTX ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp đến năm 2020 (nâng ty lệ lên 10%) cần phải tập trung ưu tiên lựa chọn những HTX có thể áp dụng được công nghệ cao để có những chính sách ưu tiên. Để làm nông nghiệp 4.0, hợp tác xã cần phát triển lên tầm mới, đó là hợp tác xã công nghệ cao tập trung sản xuất hàng hóa nông nghiệp có giá trị với sự dẫn lối của doanh nghiệp. Doanh nghiệp đưa ra kế hoạch sản xuất, quy chuẩn kỹ thuật cũng như yêu cầu về chất lượng sản phẩm. Tham gia hợp tác 46 xã, người nông dân vẫn sở hữu ruộng đất và đóng góp vào chuỗi giá trị qua khâu sản xuất, trên cơ sở tuân thủ hướng dẫn từ doanh nghiệp. Đánh giá chung: Tuy có những chuyển biến tích cực, nhưng HTX vẫn chưa thoát khỏi tình trạng yếu kém, còn nhiều khó khăn và bất cập lớn. Cụ thể là: - Số lượng HTX thành lập tăng nhưng chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. - Những khó khăn nội tại của HTX kéo dài, chậm được khắc phục; năng lực tài chính yếu, khả năng cạnh tranh thấp, nhiều HTX chưa có khả năng xây dựng phương án sản xuất kinh doanh khả thi, năng lực quản lý còn nhiều bất cập, mới chỉ tập trung cung ứng các dịch vụ đầu vào, chưa có khả năng tiếp nhận công nghệ cao, tìm kiếm thị trường tiêu thụ; việc liên kết giữa HTX với HTX và với doanh nghiệp còn ít. - Còn nhiều HTX lúng túng trong hoạt động và gặp nhiều khó khăn trong sản xuất - kinh doanh. - Khả năng tiếp cận, huy động nguồn lực từ thị trường của phần lớn HTX còn hạn chế, yếu kém; trong khi đó, các chính sách hỗ trợ của nhà nước khó tiếp cận được; các dịch vụ công của hệ thống Liên minh HTX Việt Nam có quy mô nhỏ hoặc chưa có, chưa cung ứng được cho HTX như: xúc tiến thương mại, công nghệ, quản trị, kiểm toán, tín dụng,... - Năng lực nội tại của HTX yếu kém kéo dài, chậm khắc phục; đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành HTX còn yếu, tỉ lệ lớn chưa được đào tạo, tuổi cao, ít có khả năng xây dựng dự án sản xuất - kinh doanh khả thi, hiệu quả và huy động các nguồn lực để thực hiện dự án đầu tư. 5. Kết luận Mô hình HTX thích ứng với cơ chế thị trường định hướng XHCN là mô hình HTX tự chủ, tự chịu trách nhiệm, không bị chi phối bởi cơ chế hành chính. Nhà nước hỗ trợ phát triển HTX bằng cơ chế, chính sách, không can thiệp vào tổ chức, hoạt động SXKD của các HTX. Sự liên kết chặt chẽ giữa các thành viên trong HTX và giữa HTX với các DN là thành viên và không phải thành viên của HTX, các chủ thể kinh tế khác trong chuỗi giá trị SX hàng hóa và cung ứng dịch vụ phục vụ thành viên và cộng đồng Chuyên mục: Kinh tế & Quản lý - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 08 (2018) nông thôn là điều kiện quan trọng để phát triển quả trong liên kết SX giữa DN và HTX cho thấy HTXNN trong bối cảnh mới nước ta nói chung HTX là một tổ chức liên kết nông dân rất hiệu và khu vực các tỉnh TDMN phía Bắc nói riêng. quả trong SX, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, khi HTX nói chung và đặc biệt với các HTXNN là liên kết với DN tạo ra chuỗi giá trị hỗ trợ tương những chủ thể SXKD ở nông thôn trong thời tác chặt chẽ. Sự liên kết này không chỉ làm tốt gian tới cần tăng số lượng các thành viên tham vai trò liên kết nông dân trong các HTX với DN gia HTX. Trước hết, các HTX cần luôn hướng mà còn là nơi để nhà nước đầu tư chính sách và đến việc bảo đảm lợi ích kinh tế xã hội cho các những nguồn lực định hướng phát triển bền thành viên. Để có thể thu hút xã viên tham gia vững. Cần chú trọng ứng dụng công nghệ cao vào HTX không có cách nào tốt hơn là phải tạo trong liên kết sản xuất. ra các lợi ích đáp ứng nhu cầu của họ. Làm sao họ có nhiều lợi ích hơn những người ở ngoài. Kết TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Lê Bảo. (2014). Thực trạng và giải pháp phát triển Hợp tác xã ở Việt Nam. Tạp chí khoa học kinh tế, số 4 (08). [2]. Bộ Nông nghiệp & PTNT. (2017). Báo cáo Hội nghị sơ kết thi hành Luật Hợp tác xã (Hợp tác xã) năm 2012 trong lĩnh vực nông nghiệp vùng trung du và miền núi phía Bắc. [3]. Triệu Thị Ngọc Biển. (2018). Phát triển Hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Bắc Kạn trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Luận văn thạc sỹ, ĐH Thái Nguyên. [4]. Các báo cáo của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tháng 5 - 10/2016. [5]. Nguyễn Văn Giàu. (2013). Sự phát triển của Hợp tác xã và vai trò của Hợp tác xã đối với an sinh xã hội. NXB Tri thức. [6]. Mai Xuân Hà. (2014). Một số giải pháp hoàn thiện tổ chức và phát triển hợp tác xã thương mại ở nông thôn nước ta hiện nay. Đề tài nghiên cứu khoa học, mã số 2014-78-011. [7]. Phan Văn Hiếu. (2015). Điều tra, đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Đề tài khoa học cấp tỉnh, Trường Chính trị tỉnh Quảng Ngãi. [8ư. Chu Hoàng Hiệp. (2015). Phát triển các loại hình Hợp tác xã ở tỉnh Hà Giang. Luận văn thạc sỹ, Đại học Quốc Gia. [9]. Liên minh Hợp tác xã Việt Nam. (2018). Hội thảo: Phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã trên địa bàn Tây Bắc - Tiềm năng, thách thức và giải pháp. [10]. Luật hợp tác xã 2012. [11]. Ngô Văn Lương. (2014). Các hình thức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng ở nước ta hiện nay, thực trạng, xu hướng và giải pháp phát triển. Đề tài khoa học cấp Bộ, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền – Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. [12]. Lương Xuân Quỳ. (2015). Phát triển HTX nông nghiệp kiểu mới trên địa bàn Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Luận văn thạc sỹ, Đại học Cần Thơ. [13]. Phạm Tất Thắng. (2017). Một số vấn đề phát triển hợp tác xã trong giai đoạn hiện nay. Tạp chí cộng sản số 32. [14].Tổng cục thống kê - http://gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=228&ItemID=13410 [15]. Tổng cục Thống kê. (2013). Sự phát triển của các HTX giai đoạn 2008 – 2011. NXB Thống kê. Thông tin tác giả: 1. Nguyễn Thị Nhung - Đơn vị công tác: Trường ĐH Kinh tế & QTKD - Địa chỉ email: nhungnt@tueba.edu.vn 2. Trịnh Thị Thu Trang - Đơn vị công tác: Trường ĐH Kinh tế & QTKD Ngày nhận bài: 02/12/2018 Ngày nhận bản sửa: 25/12/2018 Ngày duyệt đăng: 28/12/2018 47