Academia.eduAcademia.edu
MỤC LỤC. A. Phần mở đầu. B. Phần nội dung. 1. Khái quát về CNXHKH. 1.1. Tiền đề ra đời cuarCNXHKH. 1.2. Nội dung của CNXHKH. 2. Đóng góp của CNXHKH đối với Lịch sử văn minh nhân loại. 2.1.Biến chủ nghĩa xã hội khoa học từ không tưởng thành khoa học và thực tiễn 2.2.Đưa ra mẫu hình xã hội mới không có người bóc lột người 2.3. Khẳng định vai trò làm chủ của GCCN và nhân dân lao động 2.4. Tạo cơ hội cho mọi người đóng góp vào xã hội, giải phóng con người khỏi sự bóc lột 2.5. Tạo nên sự phát triển đồng đều và cân bằng giữa các vùng miền. C. PHẦN KẾT THÚC. D.TÀI LIỆU THAM KHẢO. A. MỞ ĐẦU. Chủ nghĩa xã hội khoa học theo nghĩa rộng là Chủ nghĩa Mac- Lenin nói chung với tính chất là sự luận chứng toàn diện về sự diệt vong tất yếu của chủ nghĩa tư bản và thắng lợi tất yếu của chủ nghĩa cộng sản, là sự biểu hiện khoa học những lợi ích cơ bản và những nhiệm vụ đấu tranh của giai cấp công nhân. Điều đó nói lên tính thống nhất, sự hoàn chỉnh về mặt cấu trúc của chủ nghĩa Mac- Lenin. Theo nghĩa hẹp, CNXHKH là một trong ba bộ phận của chủ nghĩa Mac –Lê nin, là khoa học về các quy luật chính trị- xã hội, là học thuyết về những điều kiện, con đường giải phóng giai cấp công nhân và nhân dân lao động, về cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân, về cuộc cách mạng XHCN…Sự ra đời của CNXH KH là một bước tiến trong lịch sử nhân loại, có vai trò lớn đối với Lịch sử văn minh thế giới. Việc tìm hiểu vể chủ nghĩa khoa học cũng như vai trò của nó đối với Lịch sử văn minh thế giới là việc làm cần thiết nhằm hiểu rõ hơn về những đóng góp của nó đối với LSVM thế giới. 1. Một số hiểu biết về CNXHKH. 1.1. Tiền đề ra đời của CNXH KH. *Sự phát triển của phong trào công nhân Do hệ quả của CMCN, GCVS ra đời từ nửa cuối thế kỉ XVIII, trước tiên ở Anh, đến giữa thế kỉ XIX dần hình thành và lớn mạnh ở nhiều nước Châu Âu và Bắc Mĩ.Trong các công xưởng tư bản, công nhân phải làm việc hết sức vất vả nhưng chỉ nhận được những đồng lương chết đói.Việc sử dụng máy móc làm cho nhiều công nhân phải sống trong cảnh đe dọa bị mất việc làm. Đó là những lí do GCVS đấu tranh chống GCTS. Lúc đầu do nhận thức còn hạn chế, nhiều công nhân đã nhận thức rằng máy móc là nguồn gốc gây nên nỗi khổ của họ. phong trào đập phá máy móc, đốt công xưởng là hình thức đấu tranh tự phát đầu tiên của GCVS.Phong trào diễn ra từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX, trước hết ở Anh rồi lan ra các nước khác. Nhưng việc đập phá máy móc không đem lại kết quả gì ngoài sự tăng cường đàn áp của giai cấp thống trị. Qua kinh nghiệm nhiều lần thất bại và sự trưởng thành về ý thức, phong trào đấu tranh của công nhân ngày càng được nâng cao và có tổ chức với hình thức bãi công đòi tăng lương giảm giờ làm và thành lập các nghiệp đoàn.Trong những năm 20-30 của thế kỉ XIX, đội ngũ công nhân nhiều nước Châu Âu ngày càng đông và đã ngày càng đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế lẫn chính trị. Ở Pháp, năm 1831, do bị bóc lột nặng nề và đời sống quá khó khăn, công nhân dệt thành phố Liong khởi nghĩa đòi tăng lương giảm giờ làm. Những người khởi nghĩa đã làm chủ thành phố trong 10 ngày.Quyết tâm đấu tranh của họ thể hiện trong khẩu hiệu “sống trong lao động hoặc chết trong chiến đấu”.Năm 1834, công nhân các nhà máy tơ ở Liong lại khởi nghĩa đòi thiết lập nền cộng hòa.Cuộc đấu tranh quyết liệt đã diễn ra trong suốt 4 ngày, cuối cùng bị dập tắt. Ở Anh, trong những năm 1836-1838 1 phong trào công nhân rộng lớn có tổ chức đã diễn ra:phong trào hiến chương. Họ tiến hành mitting đưa kiến nghị có chữ kí của đông đảo công nhân lên nghị viện, đòi quyền phổ thông đầu phiếu, tăng lương và giảm giờ làm cho người lao động. Mặc dù bị đàn áp song đây là phong trào có mục tiêu chính trị rõ ràng và được sự hưởng ứng rộng rãi của quần chúng. Ở Đức, đời sống của công nhân và thợ thủ công cũng rất cơ cực. Năm 1844, công nhân dệt vùng Sơ lê din khởi nghĩa, phá hủy nhà xưởng. Cuộc khởi nghĩa không duy trì được lâu nhưng có tác dụng mở đầu phong trào đấu tranh sôi nổi của công nhân Đức sau này. Các cuộc đấu tranh của công nhân mặc dù có những bước chuyển về chất nhưng tất cả các cuộc đấu tranh trên đều thất bại do công nhân chưa có đường lối chính trị rõ ràng, lí luận của chủ nghĩa xã hội không tưởng mặc dù là trào lưu tư tưởng tiến bộ lúc bấy giờ nhưng không đáp ứng được yêu cầu tiến lên của phong trào công nhân. Do đó cần có một lí luận cách mạng soi đường. *Thành tựu của khoa học kĩ thuật, xã hội Đến những năm 50-60 của thế kỉ XIX, cuộc cách mạng công nghiệp cơ bản đã hoàn thành trên hầu hết các quốc gia phát triển ở Châu Âu và Bắc Mĩ. Bộ mặt các thành thị cũng thay đổi bởi những xí nghiệp hiện đại trang bị máy móc và tập trung hàng vạn công nhân. Những đường giao thông chằng chịt nối liền các trung tâm với nhau, xóa bỏ sự ngăn cách lâu đời giữa các vùng. Cùng lúc đó, khoa học kĩ thuật cũng có những bước tiến mạnh mẽ. Trong lĩnh vực khoa học tự nhiên đã đạt được những thành tựu to lớn nhất là học thuyết tiến hóa của Đac Uyn giải thích nguồn gốc chung của sinh giới và sự tiến hóa bằng con đường chọn lọc tự nhiên, thuyết electron của Tôm xơn cho thấy nguyên tử không phải là phần nhỏ nhất của vật chất mà trước đó người ta vẫn lầm tưởng, hoặc học thuyết bảo tồn và chuyển hóa năng lượng, …đồng thời với nó là sự phát triển mạnh mẽ của Triết học cổ điển Đức, Kinh tế chính trị học Anh và chủ nghĩa XHKT Pháp-Anh, đó chính là những cơ sở lí luận cho sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học. * Hoạt động của C.Mac và P.Angghen về lí luận và thực tiễn C.M sinh ngày 5-5-1818 trong gia đình luật sư gốc Do Thái có tư tưởng tiến bộ ở thành phố Tơ ri ơ(Đức).Từ nhỏ Mac đã nổi tiếng thông minh, năm 23 tuổi Mac đỗ tiến sĩ với luận án xuất sắc về đề tài triết học cổ điển Hi Lạp.Năm 1842, M làm cộng tác viên rồi làm tổng biên tập báo Sông Ranh, 1 tờ báo có xu hướng dân chủ cách mạng lúc bấy giờ.Năm 1843, M sang Pari, rồi Brucxen và cuối cùng cư trú lâu dài ở Lôn Đôn.Ở Pari M thường xuyên tiếp xúc với những nhà hoạt động cách mạng của phong trào công nhân, nghiên cứu lịch sử cách mạng Pháp, các tác phẩm triết học và tham gia xuất bản tạp chí Biên niên Pháp Đức. Trong những bài viết của mình Mac đi đến nhận định: GCVS được giác ngộ lí luận cách mạng là giai cấp sẽ đảm đương sứ mệnh lịch sử giải phóng loài người khỏi áp bức bóc lột. Angghen sinh ngày 28-11-1820 trong 1 gia đình chủ xưởng ở thành phố Bac men(Đức).Xuất thân từ tầng lớp trên nhưng ông căm ghét chế độ chuyên chế và khinh thường những thủ đoạn làm giàu của giới kinh doanh. Do yêu cầu của cha, A phải sang làm thư kí cho 1 hãng buôn ở Anh. Tuy vậy việc đó không ngăn cản ông nghiên cứu khoa học và hoạt động chính trị.Trong thòi gian sống ở Anh, Angghen luôn gần gũi với công nhân, từng chứng kiến tình cảnh khốn cùng và cuộc sống lao động vất vả của họ.Trong cuốn “tình cảnh của GCCN Anh” bằng ngòi bút sắc sảo và dẫn chứng cụ thể, A nêu rõ sự bóc lột tàn bạo của GCTS đối với công nhân và đi đến kết luận: GCVS không chỉ là nạn nhân của CNTB mà còn là lực lượng có thể đánh đổ sự thống trị của GCTS và tự giải phóng khỏi mọi xiềng xích. Năm 1844, A sang Pari và gặp M. 2 ông đã hoàn toàn nhất trí với nhau về những vấn đề quan trọng nhất, lập trường chuyển từ chủ nghĩa duy tâm sang chủ nghĩa duy vật, từ chủ nghĩa dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa cộng sản khoa học.Cuộc gặp gỡ này đã mở đầu tình bạn và sự hợp tác giữa 2 ông. Từ năm 1844-1847, những tác phẩm của M và A đã cho thấy sự chín muồi về nhũng quan điểm triết học, kinh tế chính trị học và chủ nghĩa xã hội khoa học từng bước hình thành học thuyết Mac. Trên cơ sở lớn mạnh của phong trào công nhân, năm 1936, tổ chức Đồng minh những người chính nghĩa được thành lập ở Pari. Mác và Ăngghen không tham gia vào tổ chức này nhưng hai ông vẫn thường xuyên theo dõi và đã tìm cách gây ảnh hưởng qua thư từ, báo chí. Để tạo điều kiện truyền bá chủ nghĩa cộng sản vào phong trào công nhân, Mác và Ăngghen đã lập ra ủy ban thông tấn cộng sản (1846). Thông qua tổ chức này công tác tuyên truyền của Mác và Ăngghen chẳng bao lâu đã có kết quả, một số người lãnh đạo của đồng minh những người chính nghĩa bắt đầu tiếp thu lí luận của Mác và Ăngghen. Mùa xuân năm 1847, Mác và Ăngghen tham gia vào tổ chức đồng minh những người chính nghĩa. Đầu tháng 6 năm 1847, đông minh đã tiến hành đại hội ở Luân Đôn. Theo đề nghị của Mác và Ăngghen “Đồng minh những người chính nghĩa” được đổi tên thành “Đồng minh những người cộng sản” Đại hội lần thứ hai tiến hành từ ngày 29/11 đến 8/12/1847 dước sự lãnh đạo của Mác và Ăngghen. Đại hội đã thông qua điều lệ của đồng minh. Mác và Ăngghen được giao cho nhiệm vụ soạn thảo ra vương lĩnh dưới hình thức một bản tuyên ngôn. Được sự ủy nhiệm của những người cộng sản, ngày 24/2/1848, Tuyên ngôn Đảng Cộng sản do Mác và Ăngghen soạn thảo được công bố trước toàn thế giới 1.2. Nội dung của CNXHKH trong học thuyết Mac (nội dung tuyên ngôn ĐCS) Chương một: Tư sản và vô sản. Nêu nột cách khái quát quy luật phát triển cơ bản của xã hội tư sản , vạch rõ lợi ích đối lập giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản và sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản. Quy luật phát triển của lịch sử là đấu tranh giai cấp. xã hội tư sản ra đời trong lòng chế độ phong kiến đã bị diệt vong hoàn toàn, không xỏa bỏ được đối kháng giai cấp, mà chỉ đem lại những giai cấp mới, điều kiện áp bức mới những hình thức đấu tranh mới thay thế cho những giai cấp, điều kiện áp bức và những hình thức đấu tranh xưa kia mà thôi. Tuy nhiên tính chất đặc biệt của thời đại đã làm đơn giản những đối kháng giai cấp. xã hội chia thành hai giai cấp mới hoàn toàn đối lập nhau là tư sản và vô sản. Mác và Ăngghen nêu lên quy luật phát triển của chủ nghĩa tư bản, đánh giá vai trò của giai cấp vô sản về mặt chính trị và mặt kinh tế. trong công cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến, giai cấp tư sản đã phát huy tính tích cực trong việc xác lập nhà nước tư bản chủ nghĩa và tạo ra một lực lượng sản xuất đồ sộ hơn tất cả những lực lượng sản xuất trước gộp lại. Giai cấp vô sản phát triển cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. họ buộc phải đem bán sức lao động để kiếm sống và do đó, dưới con mắt của nhà tư bản, họ chỉ là một món hàng được đem bán như bất kì một món hàng hóa nào khác. Họ bị phụ thuộc vào máy móc, chịu sự bóc lột thặng dư của giai cấp tư sản nên ngày càng bị bần cùng Trong điều kiện bị bóc lột cùng cực như vậy, giai cấp vô sản buộc phải đứng lên đấu tranh. Ban đầu chỉ là những hành động phản kháng của người công nhân riêng lẻ, rồi đến cuộc đấu tranh của những công nhân cùng xưởng, và tiếp sau là công nhân cùng một ngành hay một vùng chống lại tư sản trực tiếp bóc lột họ. họ dùng những hình thức bạo động tự phát như: đập phá máy móc, đốt cháy công xưởng … giai cấp vô sản khi đó còn là một đám quần chúng phân tán chưa nhìn thấy bản chất của toàn bộ giai cấp tư sản. cho nên những thắng lợi giành được đều không thuộc về họ mà rơi vào tay giai cấp tư sản. Sau này sự bóc lột tăng, đời sống công nhân bấp bênh, điều kiện lao động tập trung, thì trình độ giác ngộ của giai cấp vô sản càng được nâng cao. Sự xung đột cá nhân giữa công nhân và tư sản ngày càng có tính chất xung đột giữa hai giai cấp. công nhân liên hợp lại để chống bọn tư sản để bảo vệ và cải thiện đời sống. họ lấy đoàn thể để lãnh đạo phong trào đấu tranh. Từ chỗ đề ra các yêu sách về kinh tế, họ nêu lên những yêu sách về chính trị, có ý thức giác ngộ rõ hơn. Giai cấp vô sản trong quá trình đấu tranh dần dần nhận thức được vai trò lịch sử của mình. “Trong tất cả các giai cấp hiện đang đối lập với giai cấp tư sản thì chỉ có giai cấp vô sản là giai cấp thực sự cách mạng” đó là vì: + Thứ nhất: họ là giai cấp đại diện cho nền sản xuất tiên tiến của thời đại – trung tâm của thời đại. + Thứ hai: mục đích của giai cấp vô sản phù hợp với sự phát triển khách quan của lịch sử. mâu thuẫn nội bộ của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa tất sẽ đưa nền kinh tế đó đến chỗ diệt vong. Mục đích của giai cấp vô sản là lật đổ chủ nghĩa tư bản phù hợp với quy luật phát triển của xã hội. điều đó quyết định tính tất thắng và vai trò có ý nghĩa lịch sử toàn thế giới của giai cấp vô sản. + Thứ ba: trong cuộc đấu tranh với giai cấp tư sản, giai cấp vô sản không có gì để mất ngoài mất xiềng xích nô lệ. Giai cấp tư sản có trong tay một bộ máy nhà nước đồ sộ với cảnh sát và quân đội. muốn chiến thắng nó, cần phải có một tổ chức, là một đội quân đông đảo, hùng mạnh và tập trung trong các xưởng máy lớn. điều kiện lao động đó đã tạo cho họ một ý thức tổ chức kĩ luật vững vàng + Thứ tư: trong quá trình đấu tranh với giai cấp tư sản, giai cấp vô sản không chỉ mưu lợi ích riêng cho mình nên được sự ủng hộ của tất cả các tầng lớp nhân dân lao động để chống lại bọn tư bản bóc lột. Do những nguyên nhân trên, giai cấp vô sản không chỉ là nạn nhân của sự bóc lột mà còn là một giai cấp cách mạng, đảm nhận sứ mệnh lịch sử lật đổ chủ nghĩa tư bản, là người đào huyệt chôn chủ nghĩa tư bản, giải phóng cho toàn nhân loại. Mác và Ăngghen khẳng định: “sự sụp đổ của giai cấp tư sản và thắng lợi của giai cấp vô sản là đều tất yếu như nhau”. Chương hai: Những người vô sản và những người Cộng sản Để giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh giai cấp và giải phóng loài người, giai cấp vô sản phải lập một chính đảng vô sản, một nền chuyên chính vô sản và phải dùng những biện pháp bạo lực cách mạng. Phân biệt ranh giới giữa những người cộng sản và giai cấp vô sản, Mác và Ăngghen đã nêu lên rằng người cộng sản không đối lập, không tách khỏi toàn thể giai cấp vô sản mà là “đại biểu lợi ích cho toàn bồ phong trào”. Về thực tiễn người cộng sản là bộ phận tiên tiến nhất lôi tất cả các bộ phận khác tiến hành làm cách mạng. về lí luận người cộng sản là người giác ngộ giai cấp, được trang bị học thuyết cách mạng có nhận thức sáng suốt về điều kiện, bước đi và kết quả chung của phong trào vô sản, nhờ đó có thể lãnh đạo phong trào cách mạng đi lên. Người cộng sản còn là người có tinh thần quốc tế, coi trọng bảo vệ lợi ích chung của toàn thể giai cấp vô sản. Đặc điểm nổi bật của Đảng vô sản là tính giai cấp, tính tiên phong và tính tổ chức kỉ luật. cuộc cách mạng vô sản còn đang diễn ra trong phạm vi từng nước, nếu muốn giành thắng lợi, giai cấp vô sản phải giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, dân chủ thì mới đoàn kết được nhân dân nước mình vùng dậy đấu tranh. Mác viết: “Giai cấp vô sản của mỗi nước trước hết phải giành lấy chính quyền, phải tự xây dựng một giai cấp dân tộc, phải tự mình trở thành dân tộc”. cho nên họ vẫn có tính chất dân tộc, tuy hoàn toàn không phải theo cái nghĩa như giai cấp tư sản hiểu Muốn xóa bỏ quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa thì điều trước tiên là phải xóa bỏ chính quyền tư sản, xây dựng chính quyền vô sản. Tuyên ngôn” chỉ ra mục địch trước mắt của những người cộng sản là tổ chức những người cộng sản thành giai cấp, lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản, giai cấp vô sản giành lấy chính quyền. muốn giành được chính quyền và sử dụng chính quyền đó vào mục đích của giai cấp vô sản thì phải trải qua cách mạng vô sản, phải dùng bạo lực cách mạng. chính quyền nói đúng ra là “bạo lực có tổ chức của một giai cấp để trấn áp một giai cấp khác”, cho nên sau khi nắm được chính quyền, giai cấp vô sản “phải dùng bạo lực để tiêu diệt chế độ sản xuất cũ” Kết thúc chương II, tuyên ngôn nêu lên một số biện pháp cụ thể mà nhà nước vô sản phải tiến hành nhằm tiêu diệt chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, xây dựng chế độ sở hữu công cộng và thiết lập chế độ sở hữu mới. Chương III: Văn học xã hội chủ nghĩa Để bảo vệ chân lí của chủ nghĩa cộng sản khoa học, Mác và Ăngghen phê phán các loại quan điểm xã hội chủ nghĩa không mang tính giai cấp vô sản. tuy vậy, các ông rất chú ý đến chủ nghĩa xã hội không tưởng mà đại biểu xuất sắc là Xanh xi mông, Phuri ê và Ô oen. Những nhà xã hội không tưởng đã nhìn thấy đối kháng giai cấp trong xã hội, họ đã kích cơ sở xã hội đương thời và có những kết luận tích cực về xã hội tương lai. Nhưng họ không nhìn thấy vai trò, tính chất cách mạng của giai cấp vô sản mà chỉ muốn cải tạo xã hội theo những kế hoạch chủ quan, muốn thực hiện bằng những biện pháp hòa bình với những cuộc thí nghiệm luôn thất bại. tuy vậy, những lập luận của các nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng cũng khơi gợi nhiều sáng kiến của việc xây dựng xã hội mới. vì thế chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp thời đó được coi là cội nguồn của học thuyết Mác. Chương IV: Thái độ của những người Cộng sản đối với các đảng phái đối lập Mác và Ăngghen đưa ra những nguyên lí cơ bản về sách lược của Đảng cộng sản trong cuộc đấu tranh vì dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Về mặt lí luận và thực tiễn, người cộng sản tự đặt cho mình nhiệm vụ lãnh đạo cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản. nhưng trong hoàn cảnh xã hội chằng chéo nhiều mâu thuẫn thì không riêng gì giai cấp vô sản chịu đau khổ mà còn có nhiều tầng lớp khác nhau chịu đau khổ vì ách áp bức bóc lột hoặc vì quyền lợi bị đe dọa, nên bất mãn với chế độ đương thời. cho nên, cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản có thắng lợi hay không, là ở chỗ giai cấp vô sản có đoàn kết được xung quanh mình quần chúng nhân dân bị bóc lột hay không, có tranh thủ được những lực lượng chống đối chính quyền tư sản đương thời hay không. “Tuyên ngôn” chỉ ra rằng “những người cộng sản đều ủng hộ mọi phong trào cách mạng chống trật tự xã hội và chính trị hiện có”. Vì vậy, nhiều khi giai cấp vô sản phải liên minh cả với bộ phận cấp tiến trong giai cấp tư sản. nhưng sự ủng hộ và liên minh đó không phải trả bằng bất cứ giá nào mà phải tuân theo những nguyên tắc nhất định. Trong khi đấu tranh chung với giai cấp tư sản, Đảng Cộng sản không quên phê phán tính chất không triểt để của người bạn đồng hành tạm thời đó. Đồng thời giáo dục cho giai cấp vô sản nhận thức đầy đủ mục đích cuối cùng của mình là đấu tranh cho chủ nghĩa cộng sản. họ phải đảm bảo tính chất độc lập về chính trị và tổ chức của mình để có thể đưa cách mạng đi xa đến thắng lợi hoàn toàn. Bản Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản kết thúc. Những người cộng sản công khai tuyên bố rằng mục đích của họ chỉ có thể đạt được bằng cách dùng bạo lực lật đổ tất cả trật tự xã hội hiện có. Mặc cho giai cấp thống trị run sợ khi nghĩ đến một cuộc cách mạng cộng sản. trong cuộc cách mạng ấy, những người vô sản chẳng mất gì hết ngoài những xiềng xích trói buộc họ. trong cuộc cách mạng ấy, họ giành được cả thế giới về mình. Tuyên ngôn kết thúc với khẩu hiệu: “Vô sản tất cả các nước, đoàn kết lại” Như vậy, bản Tuyên ngôn Đảng Cộng sản đã đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xá hội khoa học, là một trong những cống hiến vĩ đại của Mác và Ăngghen cho nền văn minh nhân loại. nó đã chỉ ra được quy luật phát triển của xã hội loại người từ thấp đến cao và cao nhất là xã hội cộng sản chủ nghĩa. Con đường phát triển của xã hội là đấu tranh giai cấp. Xã hội tiếp theo cũng là xã hội cuối cùng mức cao nhất là xã hội cộng sản chủ nghĩa để xây dựng xã hội đó thì cần phải lật đổ giai cấp tư sản để thiết lập chuyên chính vô sản và điều đó là hoàn toàn phù hợp với tiến trình phát triển của lịch sử. giai cấp vô sản muốn làm được điều đó thì phải có chính đảng cách mạng của mình – Đảng Cộng sản là đảng không chỉ đại diện cho lợi ích của giai cấp công nhân mà cho toàn thể quần chúng lao động bị áp bức. trong tiến trình cách mạng những người cộng sản không chỉ tiến hành cuộc đấu tranh chống lại giai cấp tư sản mà còn chống lại những tư tưởng phi vô sản để bảo vệ lí tưởng cách mạng của mình. Tuyên ngôn chỉ ra phương pháp đấu tranh cách mạng là bằng bạo lực, lực lượng cách mạng gồm nhiều giai cấp tầng lớp kể cả bộ phận tư sản tiến bộ… 2. Đóng góp của CNXHKH cho nền văn minh nhân loại 2.1.Biến chủ nghĩa xã hội khoa học từ không tưởng thành khoa học và thực tiễn Nhận thức được mâu thuẫn đối kháng giữa các giai cấp trong xã hội tư sản, trong đó giai cấp vô sản là bộ phận bị áp bức, chịu nhiều đau khổ nhất, những đại diện của chủ nghĩa xã hội không tưởng như Xanh Ximông, Phuriê, Ôoen đã đưa ra những kế hoạch để bảo vệ lợi ích của công nhân. Tuy nhiên, họ đã không tìm ra được những điều kiện vật chất, những cơ sở kinh tế, xã hội để biến những kế hoạch đó thành hiện thực. “họ đã lấy tài ba cá nhân của họ để thay thế cho hoạt động xã hội; lấy những điều kiện tưởng tượng thay thế cho những điều kiện lịch sử của sự giải phóng; đem một tổ chức xã hội do bản thân họ hoàn toàn tạo ra, thay thế cho sự tổ chức một cách tuần tự và tự phát của giai cấp vô sản thành giai cấp”. vì vậy, những dự đoán và kế hoạch của các nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng về giải phóng giai cấp công nhân và xây dựng một xã hội mới rút cục chỉ là những giấc mơ viễn vông mang tính chủ quan. Chỉ đến khi xuất hiện Mác và Ăngghen, hai ông đã làm một cuộc cách mạng sâu sắc nhất trong lịch sử với việc phát hiện ra xu thế phát triển khách quan của đời sống xã hội, giải đáp một cách khoa học những vấn đề mà các nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng đã nêu nhưng chưa giải đáp nổi. Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản trên cơ sở phân tích bản chất của chủ nghĩa tư bản là một xã hội dựa trên áp bức bóc lột đối với người lao động, Mác và Ăngghen đã đánh giá một cách khách quan và toàn diện vai trò lịch sử của chủ nghĩa tư bản, một giai đoạn phát triển tất yếu của loại người. các ông đã nêu được tính tất yếu của quá trình vận động, phát sinh, phát triển và diệt vong của chủ nghĩa tư bản và khẳng định sứ mệnh lịch sử của GCCN “GCVS là kẻ đào mồ chôn CNTB”. Hay như sự ra đời của chủ nghĩa xã hội hiện thực, M E khẳng định là hoàn toàn phù hợp với quy luật vận động, phát triển khách quan của lịch sử xã hội, phù hợp với tiến trình lịch sử tự nhiên của các hình thái kinh tế - xã hội. Cho dù đến nay, chủ nghĩa xã hội vẫn chưa xuất hiện ở những nơi mà chủ nghĩa tư bản đã phát triển đến trình độ cao. Theo học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của Mác thì lực lượng sản xuất, xét đến cùng, bao giờ cũng là cái đóng vai trò quyết định trong việc thay đổi phương thức sản xuất, dẫn đến thay đổi toàn bộ các quan hệ xã hội, thay đổi một chế độ xã hội mà Mác gọi là hình thái kinh tế - xã hội. Trên cơ sở đó, Mác đi đến kết luận: xã hội loài người phát triển trải qua nhiều giai đoạn kế tiếp nhau, ứng với mỗi giai đoạn của sự phát triển đó là một hình thái kinh tế - xã hội. Và tiến bộ xã hội chính là sự vận động theo hướng tiến lên của các hình thái kinh tế - xã hội, là sự thay thế hình thái kinh tế - xã hội này bằng hình thái kinh tế - xã hội cao hơn, tiến bộ hơn. Mác khẳng định: “tôi coi sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên”. Mặc dù khẳng định quá trình lịch sử tự nhiên của các hình thái kinh tế - xã hội là tiến trình bị quy định bởi các quy luật khách quan, nhưng Mác cũng luôn luôn cho rằng, con người “có thể rút ngắn và làm dịu bớt những cơn đau đẻ”. Điều đó có nghĩa là, trong quan niệm của Mác đã hàm chứa tư tưởng: quá trình lịch sử - tự nhiên của sự phát triển xã hội chẳng những có thể diễn ra bằng con đường phát triển tuần tự từ hình thái kinh tế - xã hội này lên hình thái kinh tế - xã hội khác, mà còn có thể diễn ra bằng con đường bỏ qua một giai đoạn phát triển nào đó, một hình thái kinh tế - xã hội nào đó trong những điều kiện và hoàn cảnh khách quan cụ thể nhất định.Và điều đó đã được minh chứng một cách rõ ràng và cụ thể trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hay Trung Quốc. 2.2.Đưa ra mẫu hình xã hội mới không có người bóc lột người Một trong những giá trị quan trọng nhất trong tuyên ngôn của ĐCS là việc Mác và Ăngghen phác họa mô hình xã hội mà trong đó con người được giải phóng khỏi ách áp bức bóc lột, có điều kiện để phát triển toàn diện, bằng cách thủ tiêu bằng bạo lực chế độ sở hữu tư bản chủ nghĩa và thiết lập chế độ sở hữu toàn dân.Trong tác phẩm tuyên ngôn của ĐCS, chế độ sở hữu được xem xét trong quá trình phát triển của lịch sử theo quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. trong sự phát triển của mình, thời kì đầu, chủ nghĩa tư bản đã thúc đẩy nhanh chóng sự phát triển của lực lượng sản xuất thiết lập cơ sở vật chất, kĩ thuật cho sự hình thành, phát triển của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên đến giai đoạn nhất định, những quan hệ sản xuất này trở nên chật hẹp, trở thành sức sản xuất đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất mới, chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa và những quan hệ người bóc lột người, dựa trên cơ sở đó đã kìm hãm sự phát triển của xã hội. các ông đã khẳng định chế độ sở hữu tư sản là đại biểu cuối cùng và hoàn bị nhất của phương thức sản xuất và chiếm hữu dựa trên cơ sở những đối kháng giai cấp, trên cơ sở những người này bóc lột những người khác. Với việc xác lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất đã làm thay đổi căn bản mục đích của nền sản xuất thay cho xã hội tư sản cũ, với những giai cấp và đối kháng giai cấp của nó, xuất hiện một liên hợp, trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của mọi người. Sau khi giành được chính quyền với bộ máy nhà nước trong tay, giai cấp công nhân sẽ từng bước xóa bỏ chế độ tư hữu – nguồn gốc của mọi sự áp bức bất công. “Những người cộng sản có thể tóm tắt lí luận của mình thành một điểm duy nhất này là… Xóa bỏ chế độ tư hữu hay cách mạng cộng sản chủ nghĩa là sự đoạn tuyệt triệt để nhất với những quan hệ sở hữu kế thừa của quá khứ. ở đây, chúng ta phải hiểu xóa bỏ chế độ tư hữu nghĩa là xóa bỏ chế độ chiếm hữu tư sản và chế độ chiếm hữu trước đó về tư liệu sản xuất. đó là cơ sở để dẫn tới việc lao động sống của người công nhân chỉ là một phương thức để tăng thêm lao động tích lũy, tăng thêm tư bản. và vì thế, đó chính là nguồn gốc đẻ ra nạn người bóc lột người. mục đích của việc xóa bỏ chế độ chiếm hữu đó cũng chính là để giải phóng lực lượng sản xuất, để tăng thật nhanh số lượng những lực lượng sản xuất lên. Chỉ khi lực lượng sản xuất được giải phóng thì mới có năng suất cao, sản phẩm xã hội dồi dào. Đó là con đường tất yếu để xây dựng xã hội mới. 2.3. Khẳng định vai trò làm chủ của GCCN và nhân dân lao động M. E đã khẳng định phải xóa bỏ tự do tư sản, thứ tự do bóc lột sức lao động của người khác để hình thành một xã hội mới mà ở đó mọi thành viên được tự do, tự do định đoạt số phận của mình, và chính sự tự do của mỗi cá nhân ấy là điều kiện cho sự phát triển chung của cả xã hội. thay cho xã hội tư sản cũ, với những giai cấp và đối kháng giai cấp của nó, sẽ xuất hiện một liên hợp trong đó sự phát triển tự do của mỗi cá nhân là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người. Ở đây, vấn đề giải phóng con người không chỉ dừng lại ở việc xóa bỏ ách áp bức bóc lột, thiết lập những quan hệ tự do, công bằng giữa người với người, mang lại những cơ sở vật chất và tinh thần bảo đảm cho cuộc sống con người… 2.3. Khẳng định vai trò của giáo dục trong cuộc đấu tranh giải phóng nhân loại Trong cuộc đấu tranh giải phóng nhân loại các vấn đề xã hội được giải quyết một cách hài hòa, bình đẳng nhằm mục tiêu phát triển tự do của mỗi con người trong cộng đồng nhân loại, một số vấn đề xã hội cũng được đề cập trong tuyên ngôn ĐCS như giáo dục, các mối quan hệ trong gia đình. Nhưng chúng ta biết sự khác biệt về thu nhập trong những cơ may nào đó có thể chuyển đổi, nhưng sự khác biệt về học vấn thì sẽ kéo dài cả thế hệ. 2.4. Tạo cơ hội cho mọi người đóng góp vào xã hội, giải phóng con người khỏi sự bóc lột Trên phạm vi quốc tế, để xây dựng mối quan hệ bình đẳng giữa các dân tộc cũng phải xuất phát từ điều kiện hàng đầu là “xóa bỏ nạn người bóc lột người” để xóa bỏ “dân tộc này bóc lột dân tộc khác. Nói cách khác, nguyên nhân của sự bất bình đẳng, áp lực của dân tộc này đối với dân tộc khác nằm trong chính sự bất bình đẳng, đối kháng lợi ích của nội bộ mỗi dân tộc. chính vì thế mà “Khi mà sự đối kháng giữa các giai cấp trong nội bộ dân tộc không còn nữa thì sự thù địch giữa các dân tộc cũng đồng thời mất theo”. 2.5. Tạo nên sự phát triển đồng đều và cân bằng giữa các vùng miền, đặc biệt giữa thành thị và nông thôn là một đặc trưng cơ bản của xã hội trong tương lai. “Kết hợp nông nghiệp với công nghiệp, thi hành những biện pháp nhằm làm mất dần sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn. Thực tế trong quá trình tồn tại của mình, chủ nghĩa tư bản đã chứng minh rằng nhiều người không được hưởng lợi, thậm chí thiệt thòi từ sự phát triển. đảm bảo phát triển đồng đều là một trong những yếu tố quan trọng để có sự bình đẳng và công bằng cho mọi thành viên trong xã hội. Tuyên ngôn ĐCS nó là sản phẩm có tính quy luật của sự vận động và phát triển xã hội, cùng với nó là cuộc đấu tranh không mệt mỏi của những người chống lại các thế lực áp bức, bóc lột, chống lại giai cấp phản động, chinh phục thiên nhiên và bảo vệ môi trường sống. * Hạn chế: Trong tuyên ngôn của ĐCS Mác và Ăngghen chưa đặt vấn đề thời kì quá độ và các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa xã hội, mặc dù vậy, hai ông cũng cho thấy sự cần thiết của việc thiết lập tổ chức quyền lực, bộ máy nhà nước của giai cấp công nhân trong quá trình cải tạo và xây dựng chế độ xã hội mới. Chủ nghĩa Mác chưa tính đến việc chủ nghĩa xã hội tồn tại song song với chủ nghĩa tư bản và hơn thế nữa, lại ở điểm xuất phát thấp hơn các nước tư bản Tây Âu.Các Mác đã phát hiện ra quy luật phát triển của xã hội tư bản nhưng không đánh giá hết tính co dãn, khả băng tự biến đổi của xã hội tư sản. các tác phẩm của chủ nghĩa Mác dường như chúng ta thấy mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản ngày càng tăng lên và dường nhe mọi tiến bộ xã hội được thực hiến trong điều kiện chủ nghĩa tư bản cũng đều chống lại chủ nghĩa tư bản, làm cho chế độ xã hội đó thêm ngắc ngoải. Thực tế cho rằng trong giai đoạn đầu của cnxh, cơ chế thị trường đã giải quyết vô vàng mối quan hệ xã hội mà những giải pháp tập trung quan liêu không thể thay thế nó được. Dưới nền thống trị của giai cấp tư sản, thì không những giai cấp vô sản mà quần chúng nhân dân cũng bị áp bức bóc lột, không những vô sản và quần chúng ở chính quốc mà cả vô sản và quần chúng ở thuộc địa. Do đó, trong cuộc đấu tranh với giai cấp tư sản, muốn thắng lợi giai cấp vô sản phải đoàn kết tất cả kẻ thù của giai cấp tư sản xung quanh mình để đấu tranh nên khẩu hiệu “Vô sản tất cả các nước trên thế giới đoàn kết lại!” không hoàn toàn phù hợp và điều đó đã được Lênin sửa chữa bổ sung “Vô sản và nhân dân lao động trên toàn thế giới đoàn kết lại!”. Những hạn chế của chủ nghĩa xã hội khoa học là do hoàn cảnh lịch sử để lại bởi học thuyết này ra đời khi chủ nghĩa tư bản còn ở thời kì tự do cạnh tranh chưa chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, những đặc điểm của chủ nghĩa tư bản chưa được bộc lộ hoàn toàn. bản thân các nhà kinh điển không coi học thuyết của mình như một cái gì đó hoàn thiện bất biến, mà luôn đòi hỏi phải có sự bổ sung, vận dụng phát triển sáng tạo trong những điều kiện lịch sử cụ thể. Bởi lẽ chân lí là cụ thể, cách mạng là sáng tạo do vậy phải căn cứ vào những điều kiện cụ thể mới có những định hướng giải pháp phù hợp. các nhà kinh điển cũng không bao giờ coi học thuyết của mình như là những câu trả lời vạn năng cho mọi tình huống của cuộc sống, mà đòi hỏi phải luôn được xem xét gắn với sự phát triển của thực tiễn, với tư cách là động lực của nhận thức, là tiêu chuẩn khách quan của mọi chân lí. . dưới ngọn cờ Tuyên Ngôn của Đảng Cộng Sản, giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới đã thu được những thành tựu vĩ đại trong cuộc đấu tranh không ngừng chống chủ nghĩa tư bản, giải phóng loài người khỏi áp bức, bất công, tiến tới một thế giới hòa bình, ấm no và hạnh phúc. Sự ra đời của Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản là một sự kiện trọng đại trong lịch sử. nó chẳng những là một tác phẩm lí luận mà còn là bản cương lĩnh cách mạng đầu tiên của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. với tuyên ngông của ĐCS, các tư tưởng XHCN đã hoàn thành về cơ bản quá trình chuyển biến từ không tưởng thành khoa học. Nó không tưởng bởi vì không xuất phát từ những quy luật xã hội, không có khả năng cũng như cơ sở tồn tại trong thực tiễn. về thực chất thì chủ nghĩa xã hội không tưởng từ trong cội rễ sâu xa của nó cũng không khác gì sự an ủi trong tôn giáo hay những ước mơ về một cuộc sống hạnh phúc mà con người gửi gắm trong những câu chuyện cổ tích. Lê nin viết: “Đã lâu rồi, đã hàng bao thế kỉ nay, thậm chí hàng ngàn năm nay, nhân loại mong ước thủ tiêu” lập tức “Mọi sự bóc lột”. C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ. Như vậy trên đây là những vấn đề cơ bản về CNXH KH. CNXH KH ra đời từ những điều kiện kinh tế, xã hội, tư tưởng nhất định với công lao to lớn của C.Mac,Ăng ghen. Kế thừa những nội dung cơ bản của C.Mac, Angghen trong Tuyên ngôn Đảng Cộng Sản, VL Lê nin đã tiếp tục phát triển và vận dụng chủ nghĩa xã hội khoa học trong hoàn cảnh mới, làm nên cuộc cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại. Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời đóng góp lớn cho văn minh nhân loại trong việc biến chủ nghĩa xã hội khoa học từ không tưởng thành khoa học và đưa vào thực tiễn, đưa ra một mẫu hình xã hội mới cho lịch sử nhân loại, giải phóng con người khỏi áp bức bóc lột. Những thành tựu trên có ý nghĩa quan trọng cho đến tận ngày nay,trở thành một mô hình xã hội lý tưởng mà loài người hướng tới. Mặc dù có những đóng góp quan trọng, song Chủ nghĩa xã hội Khoa học cũng còn tồn tại một số hạn chế nhất định. Sự hạn chế đó là do thực tế lịch sử mang lại và sau này đã được Lê nin khăc phục ở một số điểm. Trong tính hình thế giới có nhiều biến động phức tạp như: sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội thực hiện ở Liên Xô và các nước Đông Âu, kẻ thù của chủ nghĩa xã hội âm mưu “diễn biến hoà bình”, không ít người nghi ngờ hoặc phủ nhận vai trò của CNXH KH đối  với cải tạo thực tiễn; vì vậy, việc nghiên cứu CNXH KH có ý nghĩa lí luận to lớn là: + CNXH KH trang bị những nhận thức chính trị- xã hội cho Đảng cộng sản, nhà nước, cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong quá trình bảo vệ và xây dựng xã hội mới- xã hội chủ nghĩa. Học thuyết Mác không dừng lại ở chỗ giải thích thế giới mà còn nhằm cải tạo thế giới. Học thuyết về cải tạo thế giới mà chủ nghĩa Mác-Lênin thể hiện rõ và trực tiếp nhất là CNXH KH. + CNXH KH là vũ khí sắt bén trong cuộc đấu tranh chống các học thuyết phản động, phi mác xít. -Về mặc thực tiễn: CNXH KH là một trong những cơ sở lí luận và phương pháp luận của nhiều khoa học xã hội chuyên ngành, đồng thời là cơ sở lí luận giúp cho các Đảng Cộng sản và công nhân quốc tế: xác định con đường đi, định hướng hành động đúng đắn cho đường lối chiến lược, sách lược, chính sách phù hợp với quy luật phát triển khách quan. Do đó, muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội phải vận dụng trung thành và phát triển sáng tạo CNXH KH. D. TÀI LIỆU THAM KHẢO. 1. Vũ Dương Ninh, Lịch sử Văn minh thế giới, NXB Giáo Dục,2005. 2. Hoàng Thị Minh Hoa, Bài giảng Lịch sử Văn minh thế giới, Huế, 2004. 3. Vũ Dương Ninh, Nguyễn Văn Hồng, Lịch sử thế giới cận đại, NXB Giáo dục, Hà Nội. 4. Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, thư viện ebook 5. Lê Phụng Hoàng(cb), Lịch sử văn minh thế giới, NXB Giáo dục, 2011. 6. Nguyễn Viết Thông(cb), Giáo trình những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác- Lê nin, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2010. 7. Hội đồng trung ương, Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học, NXB Chính trị quốc gia, 2008. 8. http://www.tailieuontap.com/2011/04/cau-5-vi-tri-chuc-nang-va-y-nghia-cua.html 9 .http://down.vn/huong-dan-on-thi-mon-chu-nghia-xa-hoi-khoa-hoc-download