« Home « Kết quả tìm kiếm

1chữ viết trong lịch sử văn minh thế giới


Tóm tắt Xem thử

- 2.1.Biến chủ nghĩa xã hội khoa học từ không tưởng thành khoa học và thực tiễn 2.2.Đưa ra mẫu hình xã hội mới không có người bóc lột người 2.3.
- Chủ nghĩa xã hội khoa học theo nghĩa rộng là Chủ nghĩa Mac- Lenin nói chung với tính chất là sự luận chứng toàn diện về sự diệt vong tất yếu của chủ nghĩa tư bản và thắng lợi tất yếu của chủ nghĩa cộng sản, là sự biểu hiện khoa học những lợi ích cơ bản và những nhiệm vụ đấu tranh của giai cấp công nhân.
- Theo nghĩa hẹp, CNXHKH là một trong ba bộ phận của chủ nghĩa Mac –Lê nin, là khoa học về các quy luật chính trị- xã hội, là học thuyết về những điều kiện, con đường giải phóng giai cấp công nhân và nhân dân lao động, về cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân, về cuộc cách mạng XHCN…Sự ra đời của CNXH KH là một bước tiến trong lịch sử nhân loại, có vai trò lớn đối với Lịch sử văn minh thế giới.
- Các cuộc đấu tranh của công nhân mặc dù có những bước chuyển về chất nhưng tất cả các cuộc đấu tranh trên đều thất bại do công nhân chưa có đường lối chính trị rõ ràng, lí luận của chủ nghĩa xã hội không tưởng mặc dù là trào lưu tư tưởng tiến bộ lúc bấy giờ nhưng không đáp ứng được yêu cầu tiến lên của phong trào công nhân.
- *Thành tựu của khoa học kĩ thuật, xã hội Đến những năm 50-60 của thế kỉ XIX, cuộc cách mạng công nghiệp cơ bản đã hoàn thành trên hầu hết các quốc gia phát triển ở Châu Âu và Bắc Mĩ.
- Trong lĩnh vực khoa học tự nhiên đã đạt được những thành tựu to lớn nhất là học thuyết tiến hóa của Đac Uyn giải thích nguồn gốc chung của sinh giới và sự tiến hóa bằng con đường chọn lọc tự nhiên, thuyết electron của Tôm xơn cho thấy nguyên tử không phải là phần nhỏ nhất của vật chất mà trước đó người ta vẫn lầm tưởng, hoặc học thuyết bảo tồn và chuyển hóa năng lượng, …đồng thời với nó là sự phát triển mạnh mẽ của Triết học cổ điển Đức, Kinh tế chính trị học Anh và chủ nghĩa XHKT Pháp-Anh, đó chính là những cơ sở lí luận cho sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.
- Trong những bài viết của mình Mac đi đến nhận định: GCVS được giác ngộ lí luận cách mạng là giai cấp sẽ đảm đương sứ mệnh lịch sử giải phóng loài người khỏi áp bức bóc lột.
- Từ năm những tác phẩm của M và A đã cho thấy sự chín muồi về nhũng quan điểm triết học, kinh tế chính trị học và chủ nghĩa xã hội khoa học từng bước hình thành học thuyết Mac.
- Nêu nột cách khái quát quy luật phát triển cơ bản của xã hội tư sản , vạch rõ lợi ích đối lập giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản và sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản.
- Quy luật phát triển của lịch sử là đấu tranh giai cấp.
- xã hội tư sản ra đời trong lòng chế độ phong kiến đã bị diệt vong hoàn toàn, không xỏa bỏ được đối kháng giai cấp, mà chỉ đem lại những giai cấp mới, điều kiện áp bức mới những hình thức đấu tranh mới thay thế cho những giai cấp, điều kiện áp bức và những hình thức đấu tranh xưa kia mà thôi.
- Tuy nhiên tính chất đặc biệt của thời đại đã làm đơn giản những đối kháng giai cấp.
- xã hội chia thành hai giai cấp mới hoàn toàn đối lập nhau là tư sản và vô sản.
- Mác và Ăngghen nêu lên quy luật phát triển của chủ nghĩa tư bản, đánh giá vai trò của giai cấp vô sản về mặt chính trị và mặt kinh tế.
- trong công cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến, giai cấp tư sản đã phát huy tính tích cực trong việc xác lập nhà nước tư bản chủ nghĩa và tạo ra một lực lượng sản xuất đồ sộ hơn tất cả những lực lượng sản xuất trước gộp lại.
- Giai cấp vô sản phát triển cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
- Họ bị phụ thuộc vào máy móc, chịu sự bóc lột thặng dư của giai cấp tư sản nên ngày càng bị bần cùng Trong điều kiện bị bóc lột cùng cực như vậy, giai cấp vô sản buộc phải đứng lên đấu tranh.
- cho nên những thắng lợi giành được đều không thuộc về họ mà rơi vào tay giai cấp tư sản.
- Sau này sự bóc lột tăng, đời sống công nhân bấp bênh, điều kiện lao động tập trung, thì trình độ giác ngộ của giai cấp vô sản càng được nâng cao.
- Sự xung đột cá nhân giữa công nhân và tư sản ngày càng có tính chất xung đột giữa hai giai cấp.
- Giai cấp vô sản trong quá trình đấu tranh dần dần nhận thức được vai trò lịch sử của mình.
- “Trong tất cả các giai cấp hiện đang đối lập với giai cấp tư sản thì chỉ có giai cấp vô sản là giai cấp thực sự cách mạng” đó là vì.
- Thứ hai: mục đích của giai cấp vô sản phù hợp với sự phát triển khách quan của lịch sử.
- Mục đích của giai cấp vô sản là lật đổ chủ nghĩa tư bản phù hợp với quy luật phát triển của xã hội.
- điều đó quyết định tính tất thắng và vai trò có ý nghĩa lịch sử toàn thế giới của giai cấp vô sản.
- Thứ ba: trong cuộc đấu tranh với giai cấp tư sản, giai cấp vô sản không có gì để mất ngoài mất xiềng xích nô lệ.
- Giai cấp tư sản có trong tay một bộ máy nhà nước đồ sộ với cảnh sát và quân đội.
- điều kiện lao động đó đã tạo cho họ một ý thức tổ chức kĩ luật vững vàng + Thứ tư: trong quá trình đấu tranh với giai cấp tư sản, giai cấp vô sản không chỉ mưu lợi ích riêng cho mình nên được sự ủng hộ của tất cả các tầng lớp nhân dân lao động để chống lại bọn tư bản bóc lột.
- Do những nguyên nhân trên, giai cấp vô sản không chỉ là nạn nhân của sự bóc lột mà còn là một giai cấp cách mạng, đảm nhận sứ mệnh lịch sử lật đổ chủ nghĩa tư bản, là người đào huyệt chôn chủ nghĩa tư bản, giải phóng cho toàn nhân loại.
- Mác và Ăngghen khẳng định: “sự sụp đổ của giai cấp tư sản và thắng lợi của giai cấp vô sản là đều tất yếu như nhau”.
- Chương hai: Những người vô sản và những người Cộng sản Để giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh giai cấp và giải phóng loài người, giai cấp vô sản phải lập một chính đảng vô sản, một nền chuyên chính vô sản và phải dùng những biện pháp bạo lực cách mạng.
- Phân biệt ranh giới giữa những người cộng sản và giai cấp vô sản, Mác và Ăngghen đã nêu lên rằng người cộng sản không đối lập, không tách khỏi toàn thể giai cấp vô sản mà là “đại biểu lợi ích cho toàn bồ phong trào”.
- Người cộng sản còn là người có tinh thần quốc tế, coi trọng bảo vệ lợi ích chung của toàn thể giai cấp vô sản.
- Mác viết: “Giai cấp vô sản của mỗi nước trước hết phải giành lấy chính quyền, phải tự xây dựng một giai cấp dân tộc, phải tự mình trở thành dân tộc”.
- cho nên họ vẫn có tính chất dân tộc, tuy hoàn toàn không phải theo cái nghĩa như giai cấp tư sản hiểu Muốn xóa bỏ quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa thì điều trước tiên là phải xóa bỏ chính quyền tư sản, xây dựng chính quyền vô sản.
- Tuyên ngôn” chỉ ra mục địch trước mắt của những người cộng sản là tổ chức những người cộng sản thành giai cấp, lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản, giai cấp vô sản giành lấy chính quyền.
- muốn giành được chính quyền và sử dụng chính quyền đó vào mục đích của giai cấp vô sản thì phải trải qua cách mạng vô sản, phải dùng bạo lực cách mạng.
- Chương III: Văn học xã hội chủ nghĩa Để bảo vệ chân lí của chủ nghĩa cộng sản khoa học, Mác và Ăngghen phê phán các loại quan điểm xã hội chủ nghĩa không mang tính giai cấp vô sản.
- tuy vậy, các ông rất chú ý đến chủ nghĩa xã hội không tưởng mà đại biểu xuất sắc là Xanh xi mông, Phuri ê và Ô oen.
- Những nhà xã hội không tưởng đã nhìn thấy đối kháng giai cấp trong xã hội, họ đã kích cơ sở xã hội đương thời và có những kết luận tích cực về xã hội tương lai.
- Nhưng họ không nhìn thấy vai trò, tính chất cách mạng của giai cấp vô sản mà chỉ muốn cải tạo xã hội theo những kế hoạch chủ quan, muốn thực hiện bằng những biện pháp hòa bình với những cuộc thí nghiệm luôn thất bại.
- tuy vậy, những lập luận của các nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng cũng khơi gợi nhiều sáng kiến của việc xây dựng xã hội mới.
- vì thế chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp thời đó được coi là cội nguồn của học thuyết Mác.
- Chương IV: Thái độ của những người Cộng sản đối với các đảng phái đối lập Mác và Ăngghen đưa ra những nguyên lí cơ bản về sách lược của Đảng cộng sản trong cuộc đấu tranh vì dân chủ và chủ nghĩa xã hội.
- Về mặt lí luận và thực tiễn, người cộng sản tự đặt cho mình nhiệm vụ lãnh đạo cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản.
- nhưng trong hoàn cảnh xã hội chằng chéo nhiều mâu thuẫn thì không riêng gì giai cấp vô sản chịu đau khổ mà còn có nhiều tầng lớp khác nhau chịu đau khổ vì ách áp bức bóc lột hoặc vì quyền lợi bị đe dọa, nên bất mãn với chế độ đương thời.
- cho nên, cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản có thắng lợi hay không, là ở chỗ giai cấp vô sản có đoàn kết được xung quanh mình quần chúng nhân dân bị bóc lột hay không, có tranh thủ được những lực lượng chống đối chính quyền tư sản đương thời hay không.
- “Tuyên ngôn” chỉ ra rằng “những người cộng sản đều ủng hộ mọi phong trào cách mạng chống trật tự xã hội và chính trị hiện có”.
- Vì vậy, nhiều khi giai cấp vô sản phải liên minh cả với bộ phận cấp tiến trong giai cấp tư sản.
- Trong khi đấu tranh chung với giai cấp tư sản, Đảng Cộng sản không quên phê phán tính chất không triểt để của người bạn đồng hành tạm thời đó.
- Đồng thời giáo dục cho giai cấp vô sản nhận thức đầy đủ mục đích cuối cùng của mình là đấu tranh cho chủ nghĩa cộng sản.
- Những người cộng sản công khai tuyên bố rằng mục đích của họ chỉ có thể đạt được bằng cách dùng bạo lực lật đổ tất cả trật tự xã hội hiện có.
- Mặc cho giai cấp thống trị run sợ khi nghĩ đến một cuộc cách mạng cộng sản.
- nó đã chỉ ra được quy luật phát triển của xã hội loại người từ thấp đến cao và cao nhất là xã hội cộng sản chủ nghĩa.
- Con đường phát triển của xã hội là đấu tranh giai cấp.
- Xã hội tiếp theo cũng là xã hội cuối cùng mức cao nhất là xã hội cộng sản chủ nghĩa để xây dựng xã hội đó thì cần phải lật đổ giai cấp tư sản để thiết lập chuyên chính vô sản và điều đó là hoàn toàn phù hợp với tiến trình phát triển của lịch sử.
- giai cấp vô sản muốn làm được điều đó thì phải có chính đảng cách mạng của mình – Đảng Cộng sản là đảng không chỉ đại diện cho lợi ích của giai cấp công nhân mà cho toàn thể quần chúng lao động bị áp bức.
- trong tiến trình cách mạng những người cộng sản không chỉ tiến hành cuộc đấu tranh chống lại giai cấp tư sản mà còn chống lại những tư tưởng phi vô sản để bảo vệ lí tưởng cách mạng của mình.
- Tuyên ngôn chỉ ra phương pháp đấu tranh cách mạng là bằng bạo lực, lực lượng cách mạng gồm nhiều giai cấp tầng lớp kể cả bộ phận tư sản tiến bộ… 2.
- Đóng góp của CNXHKH cho nền văn minh nhân loại 2.1.Biến chủ nghĩa xã hội khoa học từ không tưởng thành khoa học và thực tiễn Nhận thức được mâu thuẫn đối kháng giữa các giai cấp trong xã hội tư sản, trong đó giai cấp vô sản là bộ phận bị áp bức, chịu nhiều đau khổ nhất, những đại diện của chủ nghĩa xã hội không tưởng như Xanh Ximông, Phuriê, Ôoen đã đưa ra những kế hoạch để bảo vệ lợi ích của công nhân.
- Tuy nhiên, họ đã không tìm ra được những điều kiện vật chất, những cơ sở kinh tế, xã hội để biến những kế hoạch đó thành hiện thực.
- “họ đã lấy tài ba cá nhân của họ để thay thế cho hoạt động xã hội.
- đem một tổ chức xã hội do bản thân họ hoàn toàn tạo ra, thay thế cho sự tổ chức một cách tuần tự và tự phát của giai cấp vô sản thành giai cấp”.
- vì vậy, những dự đoán và kế hoạch của các nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng về giải phóng giai cấp công nhân và xây dựng một xã hội mới rút cục chỉ là những giấc mơ viễn vông mang tính chủ quan.
- Chỉ đến khi xuất hiện Mác và Ăngghen, hai ông đã làm một cuộc cách mạng sâu sắc nhất trong lịch sử với việc phát hiện ra xu thế phát triển khách quan của đời sống xã hội, giải đáp một cách khoa học những vấn đề mà các nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng đã nêu nhưng chưa giải đáp nổi.
- Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản trên cơ sở phân tích bản chất của chủ nghĩa tư bản là một xã hội dựa trên áp bức bóc lột đối với người lao động, Mác và Ăngghen đã đánh giá một cách khách quan và toàn diện vai trò lịch sử của chủ nghĩa tư bản, một giai đoạn phát triển tất yếu của loại người.
- Hay như sự ra đời của chủ nghĩa xã hội hiện thực, M E khẳng định là hoàn toàn phù hợp với quy luật vận động, phát triển khách quan của lịch sử xã hội, phù hợp với tiến trình lịch sử tự nhiên của các hình thái kinh tế - xã hội.
- Cho dù đến nay, chủ nghĩa xã hội vẫn chưa xuất hiện ở những nơi mà chủ nghĩa tư bản đã phát triển đến trình độ cao.
- Theo học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của Mác thì lực lượng sản xuất, xét đến cùng, bao giờ cũng là cái đóng vai trò quyết định trong việc thay đổi phương thức sản xuất, dẫn đến thay đổi toàn bộ các quan hệ xã hội, thay đổi một chế độ xã hội mà Mác gọi là hình thái kinh tế - xã hội.
- Trên cơ sở đó, Mác đi đến kết luận: xã hội loài người phát triển trải qua nhiều giai đoạn kế tiếp nhau, ứng với mỗi giai đoạn của sự phát triển đó là một hình thái kinh tế - xã hội.
- Và tiến bộ xã hội chính là sự vận động theo hướng tiến lên của các hình thái kinh tế - xã hội, là sự thay thế hình thái kinh tế - xã hội này bằng hình thái kinh tế - xã hội cao hơn, tiến bộ hơn.
- Mác khẳng định: “tôi coi sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên”.
- Mặc dù khẳng định quá trình lịch sử tự nhiên của các hình thái kinh tế - xã hội là tiến trình bị quy định bởi các quy luật khách quan, nhưng Mác cũng luôn luôn cho rằng, con người “có thể rút ngắn và làm dịu bớt những cơn đau đẻ”.
- Điều đó có nghĩa là, trong quan niệm của Mác đã hàm chứa tư tưởng: quá trình lịch sử - tự nhiên của sự phát triển xã hội chẳng những có thể diễn ra bằng con đường phát triển tuần tự từ hình thái kinh tế - xã hội này lên hình thái kinh tế - xã hội khác, mà còn có thể diễn ra bằng con đường bỏ qua một giai đoạn phát triển nào đó, một hình thái kinh tế - xã hội nào đó trong những điều kiện và hoàn cảnh khách quan cụ thể nhất định.Và điều đó đã được minh chứng một cách rõ ràng và cụ thể trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hay Trung Quốc.
- 2.2.Đưa ra mẫu hình xã hội mới không có người bóc lột người Một trong những giá trị quan trọng nhất trong tuyên ngôn của ĐCS là việc Mác và Ăngghen phác họa mô hình xã hội mà trong đó con người được giải phóng khỏi ách áp bức bóc lột, có điều kiện để phát triển toàn diện, bằng cách thủ tiêu bằng bạo lực chế độ sở hữu tư bản chủ nghĩa và thiết lập chế độ sở hữu toàn dân.Trong tác phẩm tuyên ngôn của ĐCS, chế độ sở hữu được xem xét trong quá trình phát triển của lịch sử theo quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất.
- Tuy nhiên đến giai đoạn nhất định, những quan hệ sản xuất này trở nên chật hẹp, trở thành sức sản xuất đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất mới, chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa và những quan hệ người bóc lột người, dựa trên cơ sở đó đã kìm hãm sự phát triển của xã hội.
- Với việc xác lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất đã làm thay đổi căn bản mục đích của nền sản xuất thay cho xã hội tư sản cũ, với những giai cấp và đối kháng giai cấp của nó, xuất hiện một liên hợp, trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của mọi người.
- Chỉ khi lực lượng sản xuất được giải phóng thì mới có năng suất cao, sản phẩm xã hội dồi dào.
- Đó là con đường tất yếu để xây dựng xã hội mới.
- E đã khẳng định phải xóa bỏ tự do tư sản, thứ tự do bóc lột sức lao động của người khác để hình thành một xã hội mới mà ở đó mọi thành viên được tự do, tự do định đoạt số phận của mình, và chính sự tự do của mỗi cá nhân ấy là điều kiện cho sự phát triển chung của cả xã hội.
- thay cho xã hội tư sản cũ, với những giai cấp và đối kháng giai cấp của nó, sẽ xuất hiện một liên hợp trong đó sự phát triển tự do của mỗi cá nhân là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người.
- Khẳng định vai trò của giáo dục trong cuộc đấu tranh giải phóng nhân loại Trong cuộc đấu tranh giải phóng nhân loại các vấn đề xã hội được giải quyết một cách hài hòa, bình đẳng nhằm mục tiêu phát triển tự do của mỗi con người trong cộng đồng nhân loại, một số vấn đề xã hội cũng được đề cập trong tuyên ngôn ĐCS như giáo dục, các mối quan hệ trong gia đình.
- Tạo nên sự phát triển đồng đều và cân bằng giữa các vùng miền, đặc biệt giữa thành thị và nông thôn là một đặc trưng cơ bản của xã hội trong tương lai.
- đảm bảo phát triển đồng đều là một trong những yếu tố quan trọng để có sự bình đẳng và công bằng cho mọi thành viên trong xã hội.
- Hạn chế: Trong tuyên ngôn của ĐCS Mác và Ăngghen chưa đặt vấn đề thời kì quá độ và các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa xã hội, mặc dù vậy, hai ông cũng cho thấy sự cần thiết của việc thiết lập tổ chức quyền lực, bộ máy nhà nước của giai cấp công nhân trong quá trình cải tạo và xây dựng chế độ xã hội mới.
- Chủ nghĩa Mác chưa tính đến việc chủ nghĩa xã hội tồn tại song song với chủ nghĩa tư bản và hơn thế nữa, lại ở điểm xuất phát thấp hơn các nước tư bản Tây Âu.Các Mác đã phát hiện ra quy luật phát triển của xã hội tư bản nhưng không đánh giá hết tính co dãn, khả băng tự biến đổi của xã hội tư sản.
- các tác phẩm của chủ nghĩa Mác dường như chúng ta thấy mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản ngày càng tăng lên và dường nhe mọi tiến bộ xã hội được thực hiến trong điều kiện chủ nghĩa tư bản cũng đều chống lại chủ nghĩa tư bản, làm cho chế độ xã hội đó thêm ngắc ngoải.
- Những hạn chế của chủ nghĩa xã hội khoa học là do hoàn cảnh lịch sử để lại bởi học thuyết này ra đời khi chủ nghĩa tư bản còn ở thời kì tự do cạnh tranh chưa chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, những đặc điểm của chủ nghĩa tư bản chưa được bộc lộ hoàn toàn.
- dưới ngọn cờ Tuyên Ngôn của Đảng Cộng Sản, giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới đã thu được những thành tựu vĩ đại trong cuộc đấu tranh không ngừng chống chủ nghĩa tư bản, giải phóng loài người khỏi áp bức, bất công, tiến tới một thế giới hòa bình, ấm no và hạnh phúc.
- về thực chất thì chủ nghĩa xã hội không tưởng từ trong cội rễ sâu xa của nó cũng không khác gì sự an ủi trong tôn giáo hay những ước mơ về một cuộc sống hạnh phúc mà con người gửi gắm trong những câu chuyện cổ tích.
- Kế thừa những nội dung cơ bản của C.Mac, Angghen trong Tuyên ngôn Đảng Cộng Sản, VL Lê nin đã tiếp tục phát triển và vận dụng chủ nghĩa xã hội khoa học trong hoàn cảnh mới, làm nên cuộc cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại.
- Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời đóng góp lớn cho văn minh nhân loại trong việc biến chủ nghĩa xã hội khoa học từ không tưởng thành khoa học và đưa vào thực tiễn, đưa ra một mẫu hình xã hội mới cho lịch sử nhân loại, giải phóng con người khỏi áp bức bóc lột.
- Những thành tựu trên có ý nghĩa quan trọng cho đến tận ngày nay,trở thành một mô hình xã hội lý tưởng mà loài người hướng tới.
- Mặc dù có những đóng góp quan trọng, song Chủ nghĩa xã hội Khoa học cũng còn tồn tại một số hạn chế nhất định.
- Trong tính hình thế giới có nhiều biến động phức tạp như: sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội thực hiện ở Liên Xô và các nước Đông Âu, kẻ thù của chủ nghĩa xã hội âm mưu “diễn biến hoà bình”, không ít người nghi ngờ hoặc phủ nhận vai trò của CNXH KH đối với cải tạo thực tiễn.
- CNXH KH trang bị những nhận thức chính trị- xã hội cho Đảng cộng sản, nhà nước, cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong quá trình bảo vệ và xây dựng xã hội mới- xã hội chủ nghĩa.
- -Về mặc thực tiễn: CNXH KH là một trong những cơ sở lí luận và phương pháp luận của nhiều khoa học xã hội chuyên ngành, đồng thời là cơ sở lí luận giúp cho các Đảng Cộng sản và công nhân quốc tế: xác định con đường đi, định hướng hành động đúng đắn cho đường lối chiến lược, sách lược, chính sách phù hợp với quy luật phát triển khách quan.
- Do đó, muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội phải vận dụng trung thành và phát triển sáng tạo CNXH KH.
- Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, thư viện ebook 5.
- Hội đồng trung ương, Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học, NXB Chính trị quốc gia, 2008