Academia.eduAcademia.edu
Hệ thống thông tin của cảng Hải Phòng Nhóm 3: Phan Thị Mỹ Tiên Nguyễn Thị Thùy Nguyễn Thị Ngọc Tuyết Nguyễn Thanh Tùng Lâm Văn Tiến Sơ lược về cảng Hải Phòng Cảng Hải Phòng là cảng có lưu lượng hàng hóa thông qua lớn nhất ở phía Bắc Việt Nam, có hệ thống thiết bị hiện đại và cơ sở hạ tầng đầy đủ, an toàn, phù hợp với phương thức vận tải, thương mại quốc tế.              Hải Phòng được người Pháp xây dựng năm 1874, là nơi được sử dụng để đổ bộ và tiếp tế cho quân đội viễn Một số dịch vụ chính ở cảng Hải Phòng Bốc xếp,giao nhận, lưu giữ hàng hóa Lai dắt,hỗ trợ tàu biển Trung chuyển hàng hóa,container quốc tế Dịch vụ vận tải Đại lý tàu biển và mô giới hàng hải Dịch vụ đóng gói,vận tải hàng hải đường bộ, đường sông Cảng Hải Phòng có 05 Chi nhánh chính Chi nhánh Cảng Chùa Vẽ +Tổng số 5 cầu với tổng chiều dài 848 m    +Bốc xếp đồng thời được 05 tàu với  550.000 TEU/năm Chi nhánh Cảng Tân Vũ +Tổng số 5 cầu với tổng chiều dài 1.002 m      +Bốc xếp đồng thời được 05 tàu Công ty TNHH một thành viên Cảng Hoàng Diệu +Tổng số 11 cầu với tổng chiều dài 1.717m      + Khu vực hàng bách hóa tổng hợp: từ cầu 1 đến cầu 11      + Bốc xếp đồng thời được 11 tàu với 6.000.000 tấn/năm. Công ty TNHH một thành viên Trung tâm Y Tế Cảng Hải Phòng Công ty TNHH một thành viên Đào tạo Kỹ thuật Nghiệp vụ Cảng Hải Phòng Ngoài ra còn có Bến phao Bạch Đằng:      - Số lượng bến phao: 3 phao.     - Cỡ tàu lớn nhất tiếp nhận được: 7.000 DWT Khu chuyển tải Lan Hạ:      - Số lượng điểm neo: 3 điểm.      - Cỡ tàu lớn nhất tiếp nhận được: 40.000 DWT Khu chuyển tải Hạ Long - Hòn Gai:      - Số lượng điểm neo: 7 điểm.      - Cỡ tàu lớn nhất tiếp nhận được: 30.000 DWT Khu chuyển tải Bến Gót:      - Số lượng điểm neo: 2 điểm.      - Cỡ tàu lớn nhất tiếp nhận được: 15.000 DWT Công nghệ thông tin của cảng Hải Phòng Hệ thống mạng Nối mạng xuyên suốt từ văn phòng cảng tới các chi nhánh cảng Hoàng diệu, chi nhánh cảng Chùa vẽ, chi nhánh cảng Tân vũ bằng hệ thống mạng xương sống Cáp quang Mạng không dây( wireless) 54Mbps Công nghệ thiết bị Trung tâm dữ liệu (datacenter): 1 máy chủ song sinh với hệ thống lưu trữ, 8 máy chủ HP và IBM Máy tính và các trang thiết bị mạng: Gần 600 trạm PC, 300 máy in các loại,thiết bị mạng CISCO Phần mềm hệ thống Microsoft Mô hình ứng dụng: dựa trên mô hình 2 lớp khách/chủ, cơ sở dữ liệu tập trung. Giao diện đồ họa trên hệ điều hành Window XP, window 8 Hệ thống camera Quy mô: gồm 200 camera quay quét và cố định được lắp đặt lại tất cả các khu vực cầu tàu, bến bãi, 12 hệ thống kiểm soát, giám sát, điều hành hoạt động sản xuất và lưu trữ dữ liệu bằng hình ảnh đặt tại văn phòng Cảng, chi nhánh Cảng Hoàng Diệu, Chùa Vẽ, Tân Vũ và Phòng Quân sự bảo vệ Công nghệ: sử dụng đường truyền cáp quang thông qua công nghệ IP để truyền hình ảnh về trung tâm kiểm suát Phạm vi: ứng dụng trong công tác quản lý, điều hành khai thác, sản xuất và bảo vệ an ninh của cảng Hệ thống quản lý bến container (CTMS) CTMS là hệ thống quản lý container tiên tiến đem lại hiệu quả quản lý mọi thành phần của thiết bị đầu cuối. Nó tích hợp các các tiêu chí tốt nhất về quản lý hoạt động container với công nghệ an toàn với khả năng mở rộng và đáng tin cậy giúp tăng dòng container lưu chuyển. Hệ thống đề ra chiến lược quản lý hàng tồn kho thời gian với thời gian thực, các công cụ quy trình làm việc linh hoạt và tích hợp toàn diện với các hệ thống kinh doanh quan trọng khác,CTMS giúp hiểu rõ và kiểm soát tất cả hàng hóa đầy đủ: tại cổng cảng, trong kho bãi, các container chồng trên cao cũng như đang ở trên tàu hoặc toa xe đường sắt Các ưu điểm của CTMS - Nhanh : Năng động, kiểm soát mạng lưới có nghĩa là nâng container và như vậy tàu container quay vòng thời gian nhanh hơn. Triển khai quốc tế, hệ thống quản lý container Autostore giúp gia tăng quay vòng chế biến hàng hóa của bạn, làm tăng sản lượng container, cải thiện năng suất và cung cấp sử dụng vượt trội của không gian có sẵn. Thông minh Hỗ trợ các nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp của bạn, Autostore cung cấp báo cáo toàn diện và linh hoạt trong thời gian thực để hỗ trợ ra quyết định cuối cùng. - Tích hợp hệ thống: Tích hợp một cách an toàn, dễ dàng và trơn tru với tất cả các hệ thống thứ ba kinh doanh bên quản lý / ERP / kế thừa - cộng với công nghệ tiên tiến như cổng OCR. - Quyền lực... Từ nhập khẩu, xuất khẩu và chế biến trung chuyển vào hoạt động cửa khẩu, quản lý kho bãi, hoạt động tàu / đường sắt và phân tích thống kê, Autostore tăng thanh cho kiểm soát chuỗi cung ứng container. - Web điện tử mở... Khách hàng tùy chọn và được truy cập lấy thông tin về hàng hóa của mình và ra lệnh điều khiển phù hợp với chức năng hệ thống từ bất kỳ máy tính kết nối Internet cho sự linh hoạt và kiểm soát tối đa. - Thực tế đem lại:  Cải thiện khả năng sinh lời cho khách hàng do: cắt giảm được chi phí, tăng năng suất, tận diệt các lỗi - động tác thừa và tối ưu hóa các nguồn lực để xử lý hàng hóa của doanh nghiệp đạt hiệu suất cao nhất. Hệ thống thông tin quản lý MIS MIS là viết tắt của Management Information System – là hệ thống thông tin quản lý quá trình hoạt động kinh doanh theo một khóa duy nhất trên hệ thống là mã vụ việc. Các thông tin được sản sinh ra từ khi có cơ hội kinh doanh đến khi bảo hành, đóng dự án, phục vụ cho tất cả đối tượng từ nhân viên, cấp quản lý đến cấp lãnh đạo. Ngoài ra MIS còn có khả năng trao đổi thông tin với các ứng dụng ngoài như Kế toán, Mua hàng, Kho, CRM... thông qua lớp Datamining. Nói cách khác, MIS là hệ thống bao gồm con người, thiết bị, các dữ liệu, thông tin và các thủ tục quản lý/tổ chức nhằm cung cấp những thông tin cần thiết, kịp thời, chính xác cho các nhà quản lý ra quyết định. Đây là hệ thống thông tin tổng thể có khả năng phân phối thông tin đến đúng đối tượng cần thông tin để xử lý. Thông tin được quản lý và cảnh báo sớm theo các quy định của tổ chức. Hệ thống bao gồm rất nhiều luồng xử lý công việc. MIS có sự liên kết, gắn kết các giao dịch theo dòng tiền của công ty, mô tả cho người dùng hệ thống bức tranh nguồn lực, tài chính của doanh nghiệp, xác định được khả năng tài chính hiện có của doanh nghiệp, đưa chi phí lợi nhuận về đúng bản chất, từ đó cải tiến và phân tích tài chính cho KPI. Bên cạnh đó, MIS còn có những tính năng tích hợp mở, có thể tích hợp với các ứng dụng ngoài (như kế toán, nhân sự, kho...) Về cấu trúc, MIS được mô tả như một cấu trúc kim tự tháp, bao gồm: Hệ thống thông tin xử lý giao dịch (TPS – Transaction Processing System); Hệ thống thông tin quản lý (MIS – Management Informaton System); Hệ thống trợ giúp ra quyết định (DSS – Decision Support System); Hệ thống Thông tin điều hành (EIS – Executive Information System). Thông tin là cần thiết ở tất cả các cấp trong một tổ chức kinh doanh. Tuy nhiên, phạm vi, nội dung của nó và trình bày khác nhau từ một cấp độ khác. Dựa trên vị trí mà tại đó thông tin được sử dụng, nó có thể được phân loại như thông tin hoạt động, chiến thuật, và chiến lược. MIS có rất nhiều tính năng, chung quy lại có 3 nhóm Tài chính – Nhân lực – Vật lực. Tài chính: đó là dòng tiền, là các tính năng tạm ứng, hoàn ứng, thanh toán được chạy trong các hạn mức chi phí cho phép. Việc quản lý dự toán và hợp đồng, phân phối đến nhiều đầu mối review và phân tích – giảm rủi do khi thực hiện dự án. Nhân lực: đó là con người, phân tích hiệu quả sử dụng nguồn lực, đo Utilization và Billable mất đi tương ứng với doanh thu đem về. Quản lý được hoạt động của nhân viên, dùng thế mạnh của từng người để kết hợp thành nhóm. Quản lý dự toán triển khai (Nhân lực và chi phí triển khai), phân phối đến đúng người review phương án. Quyết toán dựa trên dự toán nhằm đưa ra các thông tin tham khảo để hình thành định mức và các cải tiến trong công tác triển khai. Vật lực: là tri thức, là các kho dữ liệu KMS, tri thức phải đưa vào luồng công việc. Từ đó hình thành các thông tin có giá trị của công ty được ánh xạ theo mã vụ việc, các kết quả của từng quá trình trong quy trình kinh doanh tổng thể được lưu trữ và khai thác khi cần. Tính năng nhân lực, vật lực nhằm giúp tài chính tốt hơn. Việc quản lý nhân lực, vật lực nhằm giúp giảm thi phí, tăng doanh thu, từ đó mới có thể cạnh trạnh được với các đối thủ trên thị trường. Thông tin trên hệ thống chỉ được cung cấp 1 lần và chia sẻ nhiều lần cho các bên cần thông tin. Hệ thống capture được thông tin quá khứ, chia sẻ thông tin kịp thời, ra các báo cáo nhanh chóng phục vụ cho công tác quản lý điều hành. Các ứng dụng cụ thể của MIS trong cảng Quản lý,khai thác, xếp dỡ hàng hóa trên tàu và tình hình cầu/bến; Quản lý giao nhận cầu tàu; quản lý bãi container, kho CFS, quản lý kho/ bãi hàng ngoài container Quản lý hợp đồng, lập và phát hành hóa đơn, phân tích doanh thu Quản lý,giám sát doanh thu dịch vụ khai thác cảng của các chi nhanh, kiểm soát quá trình luân chuyển chứng từ hóa đơn đã phát hành. Quản lý công nợ phải thi của khách hàng. Hạch toán nội bộ, thuế VAT đầu ra Quản lý phương tiện, định mức bảo dưỡng,nhiên liệu tiêu thụ; sản lượng- giờ hoạt động và nhiên liệu tiêu thụ; cảnh báo và ghi nhận sửa chữa,bảo dưỡng phương tiện; dự trù vật tư thay thế Ngoài ra, MIS còn quản lý hệ thống nhân sự, tiền lương trong cảng (MIS – G3) Quản lý hồ sơ cán bộ Quản lý điều chuyển lao động Theo dõi và báo cáo tình hình nhân sự Chấm công, tính lương Theo dõi,quản lý diễn biến lương Theo dõi tình hình đóng nộp các loại bảo hiểm Lợi ích của cảng Hải Phòng khi áp dụng MIS Tối ưu hóa thời gian quản lý hoạt động trong từng đơn vị nhỏ, các công việc trở nên đơn gian hơn Chuẩn hoá được quy trình kinh doanh trước khi áp dụng (Vì nếu không chuẩn hóa thì không áp dụng thành công MIS); Kiểm soát được tài chính và dòng tiền (kiểm soát nguồn vốn, giảm chi phí tài chính/chi phí hoạt động) Sử dụng nhân lực khoa học và hiệu quả hơn Giảm thiểu chi phí giấy tờ Nguồn http://haiphongport.com.vn https://www.cmc.com.vn http://www.central-systems.co.uk/