« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích hoạt động dịch vụ và giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Ninh Bình


Tóm tắt Xem thử

- Tóm tắt luận văn thạc sỹ 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: “Phân tích hoạt động dịch vụ và giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Ninh Bình” Tác giả luận văn: Đặng Thị Minh Khóa Người hướng dẫn: PGS.TS Phan Thị Thuận 1.Lý do chọn đề tài: Tạp chí Stephen Timewell từng nhận định: xu hướng ngày nay thể hiện rõ rằng, ngân hàng nào nắm được cơ hội mở rộng việc cung cấp các dịch vụ tài chính cho một lượng dân cư khổng lồ đang “đói” các dịch vụ này tại các nền kinh tế mới nổi, sẽ trở thành những gã khổng lồ toàn cầu trong tương lai.
- Điều này thể hiện xu thế phát triển tất yếu của ngân hàng bán lẻ.
- Hệ thống BIDV nói riêng không nằm ngoài xu thế phát triển đó.
- Mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại với nhau và với các tổ chức tài chính ngày càng trở nên gay gắt.
- Sự cạnh tranh này không chỉ đến từ những ngân hàng thương mại nước ngoài với tiềm lực tài chính mạnh, công nghệ hiện đại mà ngay cả từ ngân hàng nội địa.
- Đối với BIDV Ninh Bình, nguồn thu từ dịch vụ ngân hàng bán lẻ đóng góp đáng kể vào doanh thu của cả chi nhánh.
- Điều này thấy được vai trò ngày càng quan trọng của mảng dịch vụ ngân hàng bán lẻ.
- Trên địa bàn tỉnh Ninh Bình nói riêng, khu vực cá nhân, hộ gia đình và những doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng thể hiện tính linh hoạt, dễ thích ứng với thị trường.
- Vì thế, tốc độ phát triển cũng như nhu cầu vay vốn kinh doanh của khu vực này ngày càng phát triển.
- Xuất phát từ tầm quan trọng của mảng ngân hàng bán lẻ, và đòi hỏi ngày càng cao từ việc cung cấp dịch vụ ngân hàng bán lẻ, em đã lựa chọn đề tài “Phân tích hoạt động dịch vụ và giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Ninh Bình” Tóm tắt luận văn thạc sỹ 2 2.Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Hệ thống hoá và làm rõ thêm lý luận cơ bản về dịch vụ ngân hàng bán lẻ của NHTM.
- Đánh giá thực trạng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Ninh Bình.
- Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu và phát triển Ninh Bình 3.
- Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Ninh Bình.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Ninh Bình đối với cá nhân, hộ gia đình và DNNVV giai đoạn 2010 đến tháng 06/2013 Phương pháp nghiên cứu: Đề tài chủ yếu sử dụng các phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh, thay thế liên hoàn kết hợp với bảng biểu, đồ thị, phân tích, đối chiếu… 4.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn: Về mặt lý luận: Luận văn đã thực hiện tiếp cận, luận giải một cách có hệ thống làm rõ thêm những vấn đề cơ bản về dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Ninh Bình.
- Về mặt thực tiễn: Trên cơ sở phân tích thực trạng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Ninh Bình trong những năm gần đây.
- Luận văn đã chỉ rõ những kết quả nhất định đã đạt được, những tồn tại và hạn chế trong dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Chi nhánh.
- Do đó, để mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu, Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam nói chung và BIDV Ninh Bình nói riêng tất yếu phải chú trọng đến việc phát triển dịch vụ này.
- Tóm tắt nội dung chính: BIDV Ninh Bình nói riêng, muốn phát triển được mảng dịch vụ ngân hàng bán lẻ thì trước hết phải nắm bắt rõ được tình hình hoạt động dịch vụ bán lẻ của ngân hàng như thế nào.
- Dựa trên cơ sở lý luận chung về dịch vụ ngân hàng bán lẻ ở chương 1, bài Tóm tắt luận văn thạc sỹ 3 viết đã đi sâu vào phân tích hoạt động dịch vụ ngân hàng bán lẻ của chi nhánh trên 3 hoạt động chính: thanh toán, cho vay và huy động vốn.
- Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định song hoạt động cung ứng dịch vụ của BIDV Ninh Bình vẫn cho thấy những tồn tại: Về hoạt động tín dụng: Cơ cấu nợ nhóm 2, nợ cần chú ý của chi nhánh tăng lên.
- Danh mục sản phẩm tín dụng còn đơn giản, cán bộ QHKH chưa mặn mà tư vẫn cho khách hàng những sản phẩm tín dụng mới mà chỉ dừng lại ở những sản phẩm cho vay kinh doanh truyền thống.
- Công tác chăm sóc khách hàng vay không được chú ý.
- Hệ thống định hạng tín dụng nội bộ chưa được thống nhất triển khai đối với khách hàng cá nhân.
- Mạng lưới phòng giao dịch còn mỏng hạn chế khả năng tiếp cận vốn của khách hàng.
- Về hoạt động thanh toán: Mảng thẻ quốc tế chưa được chi nhánh quan tâm phát triển.
- IBMB mang lại nguồn thu đáng kể cho chi nhánh nhưng chưa có một bộ phận riêng để phát triển mảng dịch vụ này mà phần lớn là cán bộ kiêm nhiệm thêm dẫn đến tình trạng đăng ký, xử lý khiếu nại, tư vấn cho khách hàng không kịp thời.
- Hoạt động POS yếu kém.
- Tốn kém chi phí đầu tư ban đầu cho hoạt động POS nhưng doanh thu đem lại rất thấp.
- Về hoạt động huy động vốn: Huy động vốn của chi nhánh kỳ hạn dài còn thấp, không đủ để cung ứng vốn cho nhu cầu vay dài hạn của khách hàng.
- Kỳ hạn huy động vốn và kỳ hạn cho vay chưa tương thích.
- Chương trình tiết kiệm chưa thực sự hấp dẫn và cạnh tranh với những ngân hàng TMCP khác trên địa bàn.
- Chưa chú trọng chăm sóc khách hàng huy động.Tốc độ tăng trưởng huy động vốn của chi nhánh chưa vượt hẳn so với tốc độ tăng của hoạt động tín dụng Từ những mặt tồn tại của chi nhánh ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Ninh Bình, bài viết đã đưa ra các giải pháp nhằm phát triển mảng dịch vụ ngân hàng bán lẻ.
- Nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ ngân hàng bán lẻ - Đa dạng hóa các kênh thanh toán Tóm tắt luận văn thạc sỹ 4 - Đẩy nhanh việc thu hồi nợ và rà soát khách hàng vay - Cơ cấu lại kỳ hạn huy động vốn và kỳ hạn cho vay - Phát triển nguồn nhân lực của chi nhánh - Phát triển chính sách marketing và chăm sóc khách hàng Sau khi thực hiện 6 giải pháp đề ra, tình hình hoạt động của chi nhánh kỳ vọng sẽ cải thiện đáng kể.
- Cụ thể, số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán tăng lên, cho vay hiệu quả và kiểm soát được khả năng trả nợ của khách hàng, thu hồi được lãi treo đúng theo kế hoạch để ra, huy động vốn tăng trưởng, cơ cấu lại kỳ hạn vốn của chi nhánh cũng như kỳ hạn nợ, giảm thiểu rủi ro.
- Và cuối cùng, cái đích lợi nhuận của chi nhánh tăng lên, hoạt động ngân hàng bán lẻ hiệu quả và an toàn.
- Tuy nhiên, để thực hiện các giải pháp trên cần có sự nỗ lực, đồng lòng của toàn thể cán bộ của chi nhánh trong đó Ban giám đốc nắm vai trò chỉ đạo và giám sát.
- Bên cạnh đó, đề cải thiện tình hình hoạt động của chi nhánh đòi hỏi phải có sự áp dụng kết hợp tất cả các giải pháp, có như thế mới đạt được các mục tiêu đề ra.
- Để hoàn thành luận văn này, với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo PGS.TS Phan Thị Thuận đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt