« Home « Kết quả tìm kiếm

Một số giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng


Tóm tắt Xem thử

- Trần Hương Mi MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG Chuyên ngành : Quản Trị Kinh Doanh LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS.
- Những vấn đề lý luận chung về thẩm định dự án đầu tư.
- 3 1.1 .1 Dự án đầu tư.
- 2 Sự cần thiết phải đầu tư theo dự án.
- 4 1.2 Phân loại dự án đầu tư.
- 5 1.3 Tổng quan về thẩm định dự án đầu tư.
- 6 1.3.1 Khái niệm và sự cần thiết phải thẩm định dự án đầu tư.
- 6 1.3.2 Vai trò, mục đích, ý nghĩa của việc thẩm định dự án.
- 11 1.4.3 Thẩm định dựa trên việc phân tích độ nhạy của dự án.
- 11 1.5 Quy trình và nội dung thẩm định dự án đầu tư.
- 13 1.5.4 Dự thảo quyết định đầu tư hay cấp phép đầu tư.
- 13 1.5.5 Phê duyệt Dự án đầu tư.
- 14 1.5.5.1 Nội dung thẩm định các dự án sử dụng Vốn ngân sách Nhà nước.
- 14 1.5.5.2 Nội dung thẩm định các dự án không sử dụng vốn ngân sách Nhà nước.
- 23 1.5.5.3 Nội dung thẩm định các dự án đầu tư nước ngoài.
- 23 1.5.5.4 Các tiêu chí đánh giá chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư.
- 25 1.6.1 Căn cứ để thâm định dự án đầu tư.
- 25 1.6.1.1 Hồ sơ dự án.
- 36 1.7 Các đặc điểm cơ bản của dự án xáy dựng dân dụng và các yêu cầu đặt ra đối với công tác thẩm định.
- Phân tích thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Công ty Cổ phần Tư vấn công nghệ, Thiết bị và Kiểm định xây dựng – CONINCO.
- 44 2.2 Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại Công ty Cổ phần Tư vấn công nghệ, Thiết bị và Kiểm định xây dựng – CONINCO.
- 46 2.3 Minh họa công tác thẩm định dự án cụ thể.
- 51 2.3.1 Giới thiệu chung về dự án.
- 55 2.4.2.1 Thẩm định nội dung phần thuyết minh dự án.
- Thẩm định nội dung thiết kế cơ sở của dự án.
- 73 Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng tại Công ty Cổ phần Tư vấn công nghệ, Thiết bị và Kiểm định xây dựng – CONINCO.
- Đảm bảo xem xét, đánh giá từ chi tiết đến tổng thể các nội dung của dự án.
- 84 3.1.2.4 Đánh giá đầy đủ những rủi ro đến dự án.
- 84 3.2 Các giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư.
- 85 3.2.1 Giải pháp hoàn thiện về tổ chức thẩm định dự án đầu tư.
- 85 3.2.2 Giải pháp hoàn thiện về nội dung thẩm định dự án đầu tư.
- 89 3.2.3 Giải pháp hoàn thiện về phương pháp thẩm định dự án đầu tư.
- 96 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT BXD: Bộ Xây Dựng TTCP: Thủ tướng Chính phủ UBND: Ủy ban nhân dân HĐND: Hội đồng nhân dân DAĐT: Dự án đầu tư QLĐT: Quản lý đầu tư BCKT: Báo cáo kỹ thuật TKKT: Thiết kế kỹ thuật GPXD: Giải pháp xây dựng KHĐT: Kế hoạch đầu tư KQĐT: Kết quả đầu tư KCN: Khu công nghiệp ODA: Official Development Assistance (Quỹ hỗ trợ phát triển) DANH MỤC CÁC BẢNG Tên bảng Trang Bảng 1.1 Thời hạn thẩm định các dự án.
- 35 Bảng 2.1: Tổng vốn đầu tư dự án Nhà ở cán bộ nhân viên các ban Đảng Thành ủy và hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội.
- Hiệu quả kinh tế tài chính của dự án.
- 61 Bảng 2.5: Tổng hợp doanh thu bán hàng của dự án.
- 67 Bảng 2.6: Phân bổ vốn đầu tư của dự án.
- 68 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Tên hình Trang Hình 1.1 Sơ đồ quy trình thực hiện thẩm định dự án.
- 12 Hình 1.2 Sơ đồ thẩm định dự án đầu tư.
- Công cuộc đầu tư diễn ra trong thời gian dài, mang nhiều rủi ro và chịu tác động của nhiều yếu tố.
- Muốn cho công cuộc đầu tư có hiệu quả thì húng ta phải làm tốt từ khâu chuẩn bị cho đến khi thực hiện và vận hành kết quả đầu tư.
- Nhưng không phải mọi dự án đầu tư khi thực hiện đều mang lại hiệu quả.
- Do vậy, trước khi thực hiện dự án đầu tư chúng cần phải được cân nhắc, xem xét một cách toàn diện các mặt của dự án có mang lại hiệu quả cho nền kinh tế hay không.
- Công việc đó gọi chung là thẩm định dự án đầu tư.
- Như vậy có thể thấy, thẩm định dự án đầu tư có vai trò lớn trong việc quyết định hay bác bỏ dự án đầu tư.
- Nó là cơ sở vững chắc giúp cho chủ đầu tư, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định cuối cùng cho công cuộc đầu tư.
- Thẩm định dự án đầu tư giúp cho nền kinh tế hạn chế được những dự án không có hiệu quả khi thực hiện gây lãng phí cho nền kinh tế đồng thời tạo điều kiện cho nhiều dự án khả thi đi vào hoạt động mang lại lợi ích cho nền kinh tế.
- Với tầm quan trọng của công tác thẩm định dự án đầu tư, em quyết định chọn đề tài nghiên cứu “ Một số giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng” tại Công ty Cổ phần Tư vấn công nghệ, Thiết bị và Kiểm định xây dựng – CONINCO nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án trong đầu tư xây dựng cơ bản, cụ thể là.
- Nhằm nâng cao kỹ năng thẩm định dự án.
- Đảm bảo chất lượng thẩm định, cũng như sự thành công của dự án.
- Giảm thiểu những công trình dự án dở dang, chậm tiến độ.
- Đề tài này bao gồm 3 chương: Chương I: Những vấn đề lý luận chung về thẩm định dự án đầu tư.
- 2Chương II: Phân tích thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng tại Công ty Cổ phần Tư vấn công nghệ, Thiết bị và Kiểm định xây dựng – CONINCO Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Công ty Cổ phần Tư vấn công nghệ, Thiết bị và Kiểm định xây dựng – CONINCO.
- Những vấn đề lý luận chung về thẩm định dự án đầu tư 1.1.
- Các khái niệm cơ bản 1.1 .1 Dự án đầu tư Dự án đầu tư được xem xét từ nhiều góc độ tuỳ thuộc vào mục đích nghiên cứu của chủ thể đầu tư: Về mặt hình thức, dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch để đạt được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai.
- Trên góc độ quản lý, dự án đầu tư là công cụ quản lý thể hiện kế hoạch chi tiết của một công cuộc đầu tư, quyết định đầu tư và tài trợ.
- Dự án đầu tư là một hoạt động kinh tế riêng biệt nhỏ nhất trong công tác kế hoạch hoá nền kinh tế chung.
- Xét về mặt nội dung, dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động có liên quan với nhau để kế hoạch hoá nhằm đạt được các mục tiêu đã định bằng việc tạo kết quả cụ thể trong một thời gian nhất định, thông qua việc sử dụng các nguồn lực xác định.
- Theo nghị định 52/1999/NĐ-CP thì dự án đầu tư là một tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ trong khoảng thời gian xác định.
- Mặc dù trên các quan điểm nghiên cứu thì dự án đầu tư có những cách tiếp cận khác nhau, nhưng một dự án bao giờ cũng gồm 4 thành phần chính: -Mục tiêu của dự án thể hiện ở 2 mức: mục tiêu phát triển (lâu dài): hiệu quả và những tác động kinh tế xã hội mang lại cho đất nước thông qua việc thực hiện dự án.
- mục tiêu trước mắt: chính là mục tiêu cụ thể mà dự án phải đạt được trong khuôn khổ thời gian và các nguồn lực của mình để đóng góp vào việc thực hiện mục tiêu phát triển.
- Kết quả của dự án: là những kết quả cụ thể có thể định lượng và được tạo ra từ các hoạt động khác nhau của dự án.
- Các kết quả được coi là cột mốc để đánh dấu 4tiến độ của dự án, vì vậy chu trình của dự án phải thường xuyên theo dõi và đánh giá.
- Các hoạt động của dự án: đó là những nhiệm vụ hoặc hành động được thực hiện trong dự án để tạo ra kết quả nhất định, những nhiệm vụ và hành động này cũng có một lịch biểu và trách nhiệm cụ thể của các bên tham gia thực hiện và từ đó tạo thành kế hoạch làm việc của dự án.
- Các nguồn lực của dự án: là nguồn lực tài chính và con người để tiến hành các hoạt động của dự án, giá trị và chi phí của các nguồn lực này được thực hiện bằng ngân sách của dự án.
- Hoạt động đầu tư trực tiếp tái sản xuất xã hội các cơ sở vật chất kỹ thuật trên đây gọi là đầu tư phát triển.
- Các thành quả của hoạt động đầu tư này cần và có thể được sử dụng trong nhiều năm để các lợi ích thu được tương ứng phải lớn hơn nguồn lực đã bỏ ra.
- Để đảm bảo cho mọi công cuộc đầu tư phát triển được tiến hành thuận tiện, đạt mục đích mong muốn, đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao thì trước khi bỏ vốn phải làm tốt công tác chuẩn bị.
- Do tầm quan trọng của hoạt động đầu tư, do đặc điểm và sự phức tạp về mặt kỹ thuật của đầu tư, do hiệu quả và hậu quả kinh tế xã hội mà hoạt động đầu tư có thể đem lại cho nền kinh tế.
- Tất cả những lý do đó đòi hỏi phải tiến hành hoạt động đầu tư thì phải có sự chuẩn bị cẩn thận nghiêm túc.
- Sự chuẩn bị này được thể hiện bằng việc soạn thảo các dự án đầu tư có nghĩa là công cuộc đầu tư phải được thực hiện theo dự án thì mới đạt hiệu quả mong muốn.
- 1.2 Phân loại dự án đầu tư Có nhiều cách phân loại dự án đầu tư nhằm mục đích để tiện cho việc theo dõi, quản lý hoạt động đầu tư: a.
- Theo trình độ hiện đại của sản xuất: Dự án được chia thành dự án đầu tư theo chiều rộng và theo chiều sâu.
- Dự án đầu tư theo chiều rộng là việc mở rộng sản xuất được thực hiện bằng kỹ thuật lặp lại như cũ nhưng quy mô lớn hơn.
- Dự án đầu tư theo chiều sâu là việc mở rộng sản xuất được thực hiện bằng kỹ thuật tiến bộ hơn và kỹ thuật hơn.
- Theo lĩnh vực hoạt động của xã hội: Người ta phân chia dự án thành: dự án đầu tư cho sản xuất kinh doanh.
- dự án đầu tư cho khoa học kỹ thuật.
- dự án đầu tư cho kết cấu hạ tầng.
- Trong đó hoạt động của các loại đầu tư này có quan hệ tương hỗ với nhau.
- Dự án đầu tư khoa học và công nghệ và dự án đầu tư kết cấu hạ tầng tạo điều kiện cho dự án đầu tư cho sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao.
- Còn dự án đầu tư cho sản xuất kinh doanh lại tạo tiềm lực cho các dự án đầu tư phát triển khoa học công nghệ và dự án đầu tư cho kết cấu hạ tầng.
- Theo quá trình tái sản xuất xã hội: Dự án được phân thành dự án đầu tư thương mại và dự án đầu tư sản xuất.
- Dự án đầu tư thương mại là loại dự án đầu tư có thời gian thực hiện đầu tư và hoạt động của các kết quả đầu tư là ngắn.
- Dự án đầu tư sản xuất là loại dự án đầu tư có thời hạn hoạt động dài, vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn chậm, tính chất kỹ thuật phức tạp do vậy tính rủi ro cao.
- Theo nguồn vốn đầu tư: Dự án được chia thành: dự án đầu tư có vốn huy động trong nước (vốn của ngân sách nhà nước, vốn đầu tư của các doanh nghiệp, tiền tiết kiệm của nhân dân).
- Dự án có vốn đầu tư huy động từ nước ngoài (vốn đầu tư trực tiếp FDI và gián tiếp ODA).
- 1.3 Tổng quan về thẩm định dự án đầu tư 1.3.1 Khái niệm và sự cần thiết phải thẩm định dự án đầu tư.
- Các dự án đầu tư khi được soạn thảo xong mặc dù được nghiên cứu tính toán rất kỹ thì cũng chỉ mới qua bước khởi đầu.
- Để đánh giá tính hợp lý, tính hiệu quả, tính khả thi của dự án và quyết định dự án được thực thi hay không cần phải có một quá trình xem xét, kiểm tra, đánh giá một cách độc lập, tách biệt với quá trình soạn thảo dự án.
- Quá trình đó gọi là thẩm định dự án.
- Có rất nhiều quan điểm khác nhau về thẩm định tuỳ theo tính chất của dự án và chủ thể có thẩm quyền thẩm định, song đứng trên góc độ tổng quát có thể định nghĩa như sau: Thẩm định dự án đầu tư là quá trình thẩm tra, so sánh, xem xét, đánh giá một cách khách quan khoa học và toàn diện các nội dung của dự án, hoặc so sánh đánh giá các phương án của một hay nhiều dự án để đánh giá tính hợp lý, tính hiệu quả và tính khả thi của dự án, để từ đó ra các quyết định đầu tư hoặc cho phép đầu tư và triển khai dự án.
- Sự cần thiết phải thẩm định dự án đầu tư.
- 7Để một lượng vốn lớn bỏ ra hiện tại và chỉ có thể thu hồi vốn dần trong tương lai khá xa, thì trước khi chi vốn vào các công cuộc đầu tư phát triển, các nhà đầu tư đều tiến hành soạn thảo chương trình, dự án hoặc báo cáo đầu tư… tuỳ theo tính chất của dự án.
- Soạn thảo và thực hiện dự án là công việc rất phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều nghề, nhiều lĩnh vực… nên phải huy động sức lực, trí tuệ của nhiều người, nhiều tổ chức.
- Chủ đầu tư muốn khẳng định quyết định đầu tư của mình là đúng đắn, các tổ chức tài chính tiền tệ muốn tài trợ hay cho vay vốn đối với dự án, để ngăn chặn sự đổ bể, lãng phí vốn đầu tư, thì cần kiểm tra lại tính hiệu quả, tính khả thi và tính hiện thực của dự án.
- Tất cả các dự án đầu tư thuộc mọi nguồn vốn, của mọi thành phần kinh tế đều phải huy động các nguồn lực xã hội và đều tham gia vào quá trình khai thác, làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên đất nước và có thể gây tác động xấu đến cả cộng đồng.
- Nhà nước cần kiểm tra lại những ảnh hưởng tích cực, tiêu cực của dự án đến công đồng, nhằm kịp thời ngăn chặn, ràng buộc hay hỗ trợ dự án.
- Một dự án dù có được chuẩn bị kỹ càng đến mấy cũng vẫn mang tính chủ quan của người soạn thảo, bởi người soạn thảo thường đứng trên góc độ hẹp để nhìn nhận vấn đề.
- Đặc biệt khi xem xét cả lợi ích của cộng đồng, người thẩm định ít bị lợi ích trực tiếp của dự án chi phối.
- Khi soạn thảo và giải trình chi tiết dự án có thể có những sai sót, các ý tưởng có thể mâu thuẫn, không phù hợp, không lô gíc, thậm chí có những câu văn, những chữ dùng sơ hở có thể gây ra những tranh chấp giữa các đối tác, thẩm định chính là để phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm của các đối tác tham gia dự án.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt