You are on page 1of 2

Mâu thuẫn của công thức chung của tư bản và chìa khóa giải quyết mâu thuẫn đó?


sao gọi là công thức lưu thông chung của tư bản?
phân tích mâu thuẫn công thức chung của tư bản?vì sao việc phát hiện ra hàng hóa sức lao
động là chìa khóa giải quyết mâu thuẫn đó?
+ Để giải quyết mâu thuẫn chung của tư bản trước hết phải nghiên cứu 2 lưu thông sau: 
-Tiền:là sản vật cuối cùng trong lưu thông hàng hóa đồng thời cũng là hình thức biểu hiền
đầu tiên của tư bản,bản thân tiền ko phải là tư bản. 
Tiền trong lưu thông hàng hóa giản đơn vận động theo công thức H-T-H (1) còn tiền đc coi là
tư bản thì vận động theo công thức T-H-T (2).sự giống và khác nhau giữa 2 công thức là: 
Giống nhau:-đều do 2 yếu tố cấu thành nên là hàng và tiền 
-đều chứa đựng 2 hành vi đối lập nhau là mua và bán. 
-đều biểu hiện quan hệ kinh tế giữa người mua và bán khác nhau. 
Khác nhau: 
-lưu thông hàng hóa giản đơn bắt đầu= hành vi bán (H-T)và hành vi mua(T-H),điểm xuất
phát và kết thúc đều là hàng hóa ,tiền chỉ dóng vai trò trung gian nhưng mục đích là gía trị sử
dụng. 
-ngược lại lưu thông của tư bản bắt đầu bằng hành vi mua(T-H) và kết thúc bằng hành vi
bán(H-T),tiền vừa là điểm xuất phát vừa là điểm kết thúc còn hàng hóa đóng vai trò trung
gian, 
=>tiền trở thành tư bản khi đem lại giá trị thặng dư cho nhà tư bản. 
Công thức T-H-T' với T'=T+m là công thức chung của tư bản=>điểm khác biệt lớn nhất giữa
(1) và (2) là sự lớn lên của đồng tiền. 
=>mâu thuẫn công thức chung của tư bản. 
Mua bán ngang giá..... 
Mua bán ko ngang giá...... 
=>lưu thông ko đẻ ra giá trị thặng dư.nhưng nếu người có tiền ko tham gia lưu thông thì cũng
ko làm cho tiền của mình lớn lên đc. 
Vậy "giá trị thặng dư ko thể xuất hiện từ lưu thông cũng ko thể xuất hiện ở ngoài lưu
thông.Nhưng nó vẫn lớn lên trong lưu thông"=>mâu thuẫn 
*để giải quyết mâu thuẫn chung củacông thức tư bản cần tìm cho thị trường 1 loại hàng hóa
mà việc sử dụng nó tạo gia giá trị lớn hơn giá trị của bản thân nó,hàng hóa đó là sức lao
động. 
Sức lao động là cái có trước hàng hóa,còn lao động chính là quá trình sử dụng sức lao động
đó.giống với các hàng hóa khác,hàng hóa sức lao động cũng có 2 thuộc tính:giá trị và giá trị
sử dụng. 
Hàng hóa sức lao động là sự tổng hợp về thể lực và trí lực của con người có thể sử dụng trong
qtrinh lao động để tạo ra của cải vật chất. 
Giá trị sức lao động ......... 
Giá trị sử dụng sức lao động thể hiện ở quá trình tiêu dùng(sử dụng)sức lao đông,tức là quá
trình lđ để sx ra 1 loại hàng hóa,1 dịch vụ nào đó.Trong quá trình lao động,sức lđ tạo ra 1
lượng giá trị mới lớn hơn gí trị của bản thân nó,phần gí trị mới đó dôi ra so với giá trị sức lao
động là giá trị thặng dư. 
=>đó là điểm khác biệt với hàng hóa thông thường vì sau quá trình tiêu dùng hay sd thì cả giá
trị hay gt sử dụng đều biến mất theo tg. 
=>Đó là chìa khóa để giải quyết mâu thuẫn cho công thức của tư bản.
Nếu nhà tư bản bán đúng giá (giá cả bằng giá trị) thì họ có lời không? Tại sao?
Nếu nhà tư bản bán hàng hóa theo đúng giá trị thì chắc chắn có cái mà bạn gọi là “lời”, vì giá
trị hàng hóa = C + V + M. M biểu hiện ra ngoài thành lợi nhuận. Tham khảo thêm BÓC LỘT
GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TƯ BẢN CHỦ NGHĨA: là hiện tượng nhà tư bản chiếm một phần giá
trị mới do người công nhân tạo ra. Nguyên nhân là, nhà tư bản được quyền sở hữu toàn bộ giá
trị mới cho công nhân tạo ra, nhưng vì nhà tư bản phải trả công nhân một phần bằng đúng giá
trị sức lao động, thế nên, phần giá trị thặng dư mà nhà tư bản được hưởng = giá trị mới – giá
trị sức lao động. Bóc lột giá trị thặng dư là một hiện tượng liên quan đến quá trình phân phối
giá trị mới do công nhân tạo ra. Bản thân quá trình tạo ra giá trị KHÔNG CÓ TÍNH CHẤT
BÓC LỘT nào cả. Tức là, việc người lao động làm việc dưới sự kiểm soát của nhà tư bản,
việc người lao động ngồi trong phòng làm việc đầy tiện nghi để lao động sản xuất cũng
KHÔNG CÓ TÍNH CHẤT BÓC LỘT. HIỆN TƯỢNG BÓC LỘT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ
CHỈ DIỄN RA SAU ĐÓ, ở trong khâu phân phối, khi phần giá trị mới do công nhân tạo ra là
rất lớn (ví dụ 6$), nhưng tất cả giá trị mới đó đều thuộc về nhà tư bản. Công nhân chỉ được
nhận lại 1 phần bằng đúng giá trị sức lao động của mình. Có sinh viên lại hỏi rằng, vậy nếu
có một nhà máy hoàn toàn chỉ có Robot làm việc, không có con người ở trong đó, thì có sự
bóc lột giá trị thặng dư không? Câu trả lời là KHÔNG! Trong bản thân nhà máy đó thì không
có sự bóc lột giá trị thặng dư, nhưng trên toàn xã hội thì vẫn còn sự bóc lột giá trị thặng dư, vì
có phải nhà tư bản nào cũng đạt đến trình độ thay toàn bộ con người bằng máy móc. Hơn
nữa, mặc dù không tạo ra giá trị thặng dư, nhưng những chiếc máy móc tự động trong nhà
máy hiện đại đó vẫn giúp người chủ nhà máy thu được lợi nhuận cực cao, vì việc thu lợi
nhuận và việc tạo ra giá trị thặng dư là 2 việc hoàn toàn khác nhau. Khi sử dụng máy móc tự
động hóa hoàn toàn, giá cả sản xuất cá biệt của nhà máy sẽ cực kỳ thấp, trong khi đó, ông chủ
vẫn bán hàng hóa theo giá cả sản xuất chung cao hơn nhiều, vậy phần chênh lệch giữa giá cả
sản xuất chung (cao) với giá cả sản xuất cá biệt (rất thấp) sẽ tạo ra lợi nhuận siêu ngạch cho
chủ nhà máy hiện đại (trong đó, Robot thay thế con người). Tất nhiên, mặc dù tiến bộ khoa
học công nghệ đã vượt bậc rất nhiều kể từ ngày C.Mác và Ph.Ăng ghen nằm xuống, nhưng
viễn cảnh mảy móc thay thế con người hoàn toàn còn rất xa vời. VÌ thế lý luận của C.Mác sẽ
còn hữu dụng chừng nào con người vẫn tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản
xuất. Khi hoạt động sản xuất của cả xã hội đều hoàn toàn do Robot đảm nhận, con người
hoàn toàn không phải lao động gì nữa, thì lúc đó, chẳng phải con người đã được giải phóng
hoàn toàn khỏi việc “bắt buộc phải lao động để tồn tại” hay sao? Khi ấy, con người chẳng
phải đã giải phóng đó sao? Mọi lý luận của C.Mác đều hướng về viễn cảnh con người được
giải phóng. THế nên, khi Robot hoàn toàn thay thế con người trong việc sản xuất của cải vật
chất, thì lý luận của C.Mác không cần dùng đến nữa (Lý luận đó đã hoàn thành sứ mệnh giải
phóng con người rồi).!!! Bao giờ thì máy móc có thể thay thế con người trong quá trình sản
xuất của cải vật chất??? Câu trả lời chỉ có ở... chính con người!!!, vì đây là chủ thể tạo ra máy
móc. Muốn con người sáng tạo ra những chiếc máy đủ sức thay thế mình, thì con người cần
phải được hoạt động trong một nền sản xuất cực kỳ phát triển, nền sản xuất ấy phải không bị
giới hạn bởi sự tù túng do “quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa” mang lại, tức là, nền sản xuất
ấy phải phát triển hơn cả nền sản xuất tư bản chủ nghĩa đang có. Tôi đang muốn nói tới nền
sản xuất Cộng sản chủ nghĩa, khi đó, con người sẽ sáng tạo ra những “nô lệ” cho chính mình,
đó là những chiếc máy thay thế hoàn toàn con người trong việc tạo ra của cải vật chất đủ
dùng cho toàn nhân loại.

You might also like