You are on page 1of 44

TÊN GỌI CỦA CÂY THUỐC

VÀ DƯỢC LIỆU
CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC

TS.Dương Hồng Tố Quyên


dsduongquyen@gmail.com

1
Mục tiêu :
- Biết sơ lược nguyên tắc hình thành tên cây thuốc, tên dược liệu

- Trình bày Cách viết đúng tên cây thuốc, tên dược liệu theo quy định

- Sơ lược cách đọc tên khoa học của thực vật

- Sơ lược đặc điểm hình thái của cây

- Sơ lược đặc điểm một số họ cây thường gặp

- Biết một số tài liệu tham khảo khi nghiên cứu về dược liệu

2
MỘT SỐ KHÁI NIỆM

• Luật Dược số 105/2016/QH13


• Dược liệu là nguyên liệu làm thuốc có nguồn gốc tự nhiên từ
thực vật, động vật, khoáng vật và đạt tiêu chuẩn làm thuốc.
• Thuốc dược liệu là thuốc có thành phần từ dược liệu và có tác
dụng dựa trên bằng chứng khoa học.
• Thuốc y học cổ truyền (bao gồm cả vị thuốc y học cổ truyền và
thuốc thang) là thuốc có thành phần là dược liệu được chế biến,
bào chế hoặc phối ngũ theo lý luận và phương pháp của y học
cổ truyền hoặc theo kinh nghiệm dân gian thành chế phẩm có
dạng bào chế truyền thống hoặc hiện đại.
• Vị thuốc cổ truyền là dược liệu được chế biến theo lý luận và
phương pháp của y học cổ truyền dùng để sản xuất thuốc cổ
truyền hoặc dùng để phòng bệnh, chữa bệnh.
Tên gọi cây thuốc – Dược liệu
5
Bạch hoa xà thiệt thảo [Hedyotis diffusa Herba Hedyotis Lưỡi rắn trắng
(Willd.)], diffusae
TÊN GỌI CỦA CÂY THUỐC

Tên chung: dạng cây, công dụng: cây nổ, dây


đau xương, cỏ may

Tên thông
thường Tên riêng: liên quan đặc điểm: Cỏ mực

Tên cây Tên phái sinh: ban đầu sau đó mở rộng ra:
thuốc cà à cà gai leo

Tên khoa Tên chi + tên loài + tên tác giả, Họ


học (+ tên thứ + tên tác giả)
Việc nhầm lẫn tên gọi àdẫn tới nhầm lẫn trong thu hái
à sử dụng dược liệu có thể ảnh hưởng tới chất lượng của thuốc và sức
khoẻ người sử dụng.
à Vì vậy cần phải có một hệ thống tên gọi tương đối thống nhất trên toàn
cầu để có thể trao đổi thông tin và tránh nhầm lẫn trong sử dụng.
à Sử dụng Tên khoa học của thực vật (và các loài sinh vật khác)
- Tên khoa học căn bản của một thực vật là bao gồm tên đầu chỉ Chi
và tên sau chỉ Loài.
- Một tên khoa học đầy đủ của cây còn có tên của tác giả (hay các tác giả) đã đặt tên
cho cây được viết ở sau phần tên loài.
- Sau phần tên tác giả có thể còn có thêm họ thực vật của cây.
- Theo quy định chung, chỉ chữ đầu của tên của chi được viết hoa
- Tên chỉ loài và các đơn vị phân loại dưới loài thì không viết hoa.
- Tên chi, loài, phân loài, thứ, dạng thì được viết in nghiêng
- Tên của các tác giả, tên của họ thực vật thì viết in chữ thường với chữ đầu
viết hoa.
- Các từ viết tắt của tên tác giả phải có dấu chấm phía sau để chỉ sự viết tắt.

- Bách hợp: Lilium brownii F. E. Brown var. colchesteri Wilson, Liliaceae


tên chi tên loài tên tác giả thứ tên thứ tên tác giả họ thực vật
TÊN GỌI CỦA DƯƠC LIỆU
Tên cây thuốc kèm bộ phận dung
- Củ Bình vôi

Tên thông
thường tên sử dụng cho dược liệu không giống
như tên thông dụng , do sử dụng tên Hán-
Tên Dược Việt : Xa tiền tử: hạt của cây Mã đề.
liệu
Tên khoa
Tên bộ phận dùng + tên khoa học
học
à tên thông thường của các loại dược liệu có thể gây khó hiểu hay nhầm
lẫn trong thu hái và sử dụng.
à Vì thế người ta cũng sử dụng tên khoa học của dược liệu để thống nhất
chung về tên gọi của dược liệu

- Thông thường, tên khoa học của dược liệu bắt nguồn từ tên khoa học của cây
thuốc và có thêm một từ để chỉ bộ phận dùng của dược liệu.
- Tên dược liệu được viết bằng tiếng Latinh, thường với tên bộ phận dùng làm thuốc
đứng trước -- tên khoa học của cây đứng sau và không có tên tác giả
- Theo quy định chung, tên khoa học của dược liệu được in nghiêng
- với chữ cái đầu tiên của từ chỉ tên bộ phận dùng và từ chỉ tên chi
được viết hoa

Với những dược liệu kinh điển, trong đó một chi chỉ có một cây sử dụng chính
làm thuốc hoặc các loài sử dụng làm thuốc như nhau, không phân biệt
à thì tên khoa học của dược liệu chỉ gồm chữ chỉ bộ phận dùng của dược liệu và
tên chi.
à Fructus Lycii: Câu kỷ tử (Quả của cây Câu kỷ - Licium chinense Mill.).
Nếu một chi có hơn một loài dược liệu được sử dụng làm thuốc với các
công dụng khác nhau hoặc muốn phân biệt rõ các dược liệu này người ta
ghi thêm cả tên loài cho mỗi dược liệu.
Herba Phyllanthi amari: Toàn cây trên mặt đất của cây Diệp hạ châu đắng
(Phyllanthus amarus Schum. et Thonn.)
Herba Phyllanthi urinariae: Toàn cây trên mặt đất của cây Diệp hạ châu thân đỏ
(Phyllanthus urinaria L.)
Một số từ Latinh dùng để chỉ bộ phận dùng của dược liệu
Cortex: vỏ (thân, rễ)
Flos: hoa
Folium: lá
Fructus: quả
Herba: toàn cây
Lignum: gỗ
Pericarpium: vỏ quả
Radix: rễ
Ramulus: cành
Rhizoma: thân rễ
15
16
17
CÁCH ĐỌC TÊN KHOA HỌC CỦA THỰC VẬT

18
“Tiếng Latinh hay Latin (tiếng Latinh: lingua latīna) là ngôn ngữ thuộc
nhóm ngôn ngữ gốc Ý của ngữ hệ Ấn-Âu, được dùng ban đầu khu vực
quanh thành phố Roma (còn gọi là thành La Mã) thuộc vùng Latium lịch
sử (ngày nay là vùng Lazio của Ý). Thông qua sức mạnh của nền Cộng
hòa La Mã, tiếng Latinh trở thành ngôn ngữ thống trị tại bán đảo Ý, tiếp đó
là lãnh thổ Đế quốc La Mã trải dài quanh khu vực Địa Trung Hải, và về sau
trở thành một ngôn ngữ chết.
Tiếng Latinh đã đóng góp rất nhiều từ vực cho ngôn ngữ tiếng Anh. Đặc
biệt, các gốc từ tiếng Latinh (và tiếng Hy Lạp cổ đại) được sử dụng trong
các thuật ngữ về thần học, khoa học, y học và luật pháp”.
Y học Hylap
•Sử dung trên 200 cây thuốc
•Ảnh hưởng lớn tới Y học phương tây
•Giai đoạn chủ yếu của thầy phù thủy
•Chẩn đoán bệnh dựa trên lâm sàng
•Lời thề Hyporate
•Hippocrates (460-370 TCN): nguyên nhân gây bệnh không
nhất thiết phải thuộc về tâm linh, ông thừa nhận việc điều trị Hyporate 460 Tcn
bằng thực vật và các sản phẩm tự nhiên khác.
Y học La mã
Thừa hưởng thành tựu y học Hylap
Là nguồn gốc của y học phương tây
Suy vong 476 scn
• Là một nhà y học của quân đội
• Quyển De Materia Medica (Dược liệu học) có 600 Dioscorides (40-90 Scn)
loài cây thuốc
• Là tác giả nổi tiếng trong lĩnh vực dược liệu
• Có ảnh hưởng lớn tới Y học phương tây
Bảng chữ cái latinh tt Chữ in Âm tương đương
Hoa Thường trong tiếng Việt
Trong tiếng Latin có 24 chữ cái gồm có: 1 A a /a/
6 nguyên âm (a, o, e, i, u, y) và 18 phụ âm 2 B b /b/
3 C c /k/, /x/
(b, c, d, f, g, h, k, l, m, n, p, q, r, s, t, v, x, z). 4 D d /đ/
5 E e /ê/
6 F f / f / , / ph /
Các chữ cái này được xếp theo thứ tự trong 7 G g /g/
bảng chữ cái như sau: 8 H h /h/
9a I i /i/
9b J j /i/
10 K k /k/
11 L l /l/
12 M m /m/
13 N n /n
14 O o /ô/
15 P p /p/
16 Q q /q/
17 R r /r/
18 S s /s/, /z/
19 T t /t/, /x/
20 U u /u/
21 V v /v/
22 X x /x/
23 Y y / uy /
24 Z z / z / , / ts /
Nguyên tắc đọc các nguyên âm
Nguyên âm đơn
Các nguyên âm a, i , u đọc như âm [a], [i], [u] tiếng
Việt
Labium: môi, cánh môi
Panicula: cờ
- Chữ j đọc như âm [i] tiếng Việt
Juventas: tuổi trẻ
- Nguyên âm e đọc như âm [ê] tiếng Việt
Epidermis: biểu bì
Semen: hạt
- Nguyên âm o đọc như âm [ô] tiếng Việt
Lobus: thùy
Sapo: xà phòng
- Nguyên âm y đọc như âm [uy] tiếng Việt
Calyculus: tiểu đài
Nguyên âm kép và nguyên âm ghép
Nguyên âm ghép: là 2 nguyên âm đi liền nhau, đọc thành 2 âm,
nhưng nguyên âm đầu đọc ngắn, nguyên âm sau đọc dài.
Opium: thuốc phiện
Hordeum: lúa mạch
Nguyên âm kép: Là 2 nguyên âm đi liền nhau nhưng được đọc
thành một âm
- ae (ỉ): đọc như âm [e] tiếng Việt
Aegirophyllus: lá xanh thẫm
Aeruginosa: màu xanh đồng
- oe (œ): đọc như âm [ơ] tiếng Việt
Foeninus: màu xanh lam
Foetidus: có mùi hôi
- au: đọc như âm [au] tiếng Việt
Caulis: thân
Autumnus: mùa thu
- eu: đọc như âm [êu] tiếng Việt
Eucalyptus: đậy kín, tên của cây Bạch đàn
Eugenius: chân thực
Nguyên tắc đọc các phụ âm
- Những phụ âm đọc giống tiếng Việt: b, h, k, l, m, n, p, v.
Bulbus: hành Bilobus: hai thùy
Herbaceus: cỏ, dạng cỏ Heterophyllus: lá khác kiểu
Kola: cây côla Kaki: quả hồng
Latifolius: lá rộng Laccifer: có nhựa
Multiflorus: nhiều hoa Major: to hơn

- Phụ âm c
Đứng trước các nguyên âm: a, o, u đọc như [k] tiếng Việt
Calyx: đài hoa
Corolla: tràng hoa
Đứng trước e, i, y, ae, oe, đọc như [x] tiếng Việt
Cera: sáp Caeruleus: màu xanh da trời
Citratus: mùi chanh
Cylindrica: hình trụ
Nguyên tắc đọc các phụ âm
- Phụ âm d đọc như [đ] tiếng Việt
Dulcis: ngọt
Dichrous: hai màu
- Phụ âm f đọc như [ph] tiếng Việt
Folium: lá
Flos: hoa
- Phụ âm g đọc như [gh] tiếng Việt
Glycyrrhizus: rễ ngọt
Granatus: nhiều hạt
- Phụ âm q thường đi kèm với chữ u đọc như [q] tiếng Việt
Quadrangularis: bốn góc
Quinquelobus: năm thùy
- Phụ âm r đọc như âm [r] tiếng Việt (rung lưỡi khi đọc)
Rhynchophyllus: lá nhọn
Roseus: màu hoa hồng
Phụ âm ghép, phụ âm kép và phụ âm đôi
Phụ âm ghép:
Là 2 phụ âm đi liền nhau, khi phát âm phụ âm đầu đọc nhẹ và lướt
nhanh sang phụ âm sau
Species: loài Fructus: quả
Drupa: quả hạch Glabra: trơn, nhẵn
Phụ âm kép:
Là 2 phụ âm đi liền nhau nhưng được đọc như một phụ âm duy
nhất (thường phụ âm sau là h)
- Phụ âm ch: đọc như âm [kh] tiếng Việt
Chrysanthemum: hoa vàng
Rhynchophylla: lá nhọn
- Phụ âm ph: đọc như âm [ph] tiếng Việt
Heterophyllus: lá khác
- Phụ âm rh: đọc như âm [r] tiếng Việt (rung lưỡi)
Rheum: cây đại hoàng
Rhizoma: thân rễ
- Phụ âm th: đọc như âm [th] tiếng Việt
Anthus: thuộc về hoa
Erythroxylon: gỗ đỏ
Phụ âm đôi:
Là 2 phụ âm của cùng một chữ, đi liền với nhau như hình thức một
phụ âm ghép nhưng phụ âm đứng trước thuộc về âm tiết trước, phụ
âm đứng sau thuộc về âm tiết sau

Aryllus: áo hạt
Senna: cây Phan tả
Immaturus: chưa chín
CÁC ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CỦA CÂY THUỐC
TÓM TẮT ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ HỌ CÂY THUỐC
THƯỜNG GẶP

29
Các đặc điểm thường dùng trong mô tả hình thái cây thuốc:
Rễ, thân, lá, quả, hạt

Loài cỏ nhỏ, thân màu nâu nhạt, tròn ở gốc, thân non có bốn
cạnh, mang rất nhiều cành. Lá hình mác thuôn, dài khoảng 1,5 –
3,5 cm, rộng 1– 2 mm, nhọn ở đầu, màu xám, dai, gần như
không có cuống, lá kèm khía răng cưa ở đỉnh. Hoa mọc đơn
độc, hoặc từng đôi ở nách lá. Hoa nhỏ có 4 lá đài hình giáo
nhọn, ống đài hình cầu. Tràng gồm 4 cánh hoa, 4 nhị dính ở
họng ống tràng. Quả bế, bầu hạ, còn đài, hình cầu hơi dẹt ở 2
đầu, bên trong có chứa nhiều hạt nhỏ, có góc cạnh [1].
Các đặc điểm thường dùng trong mô tả hình thái cây thuốc

. Các đặc điểm mô tả dạng sống

Theo dạng cây người ta phân làm các loại:


- Cây gỗ (cây thân gỗ): cây đa niên có thân chính hóa gỗ phát triển mạnh, trên
thân mang cành lá. Thân cao có thể tới 40 m hay hơn. Tuỳ theo chiều cao cây,
người ta phân ra:
Cây gỗ nhỏ (tiểu mộc): cây gỗ cao dưới 15 m
Cây nhỡ: cao 15 - 25 m
Cây gỗ lớn (đại mộc): cao trên 25 m
- Cây bụi: cây thân gỗ, đa niên, không có thân chính hoặc thân chính không phát
triển, cành nhánh bắt đầu từ gốc của thân chính, chiều cao không quá 7 m.
- Cây thảo (cây thân thảo): cây có thân mềm, thân không hoá gỗ, chết lụi vào cuối
thời kỳ tạo quả. Tuỳ vào thời gian sinh trưởng mà người ta phân ra:
Cây thảo nhất niên (cây một năm): cây hoàn thành chu kỳ sống trong 1 năm.
Cây thảo lưỡng niên: cây ra hoa kết trái sau hai năm và sau đó sẽ chết.
Cây thảo đa niên (cây nhiều năm): cây có thân ngầm sống nhiều năm còn phần
trên mặt đất có thể tàn lụi hàng năm.
Các đặc điểm thường dùng trong mô tả hình thái cây thuốc

. Các đặc điểm mô tả dạng sống

- Dây leo: cây phát triển nhờ dựa trên các giá tựa. Cây có thể leo
bằng nhiều cách:
Nhờ thân quấn: thân cuốn quanh giá tựa.
Nhờ rễ: các rễ phụ bám vào giá tựa
Nhờ các bộ phân chuyên biệt: cành hay tua cuốn (do lá, lá chét, lá
kèm biến đổi thành) cuốn vào giá tựa.
Mọc trườn: cây mọc trườn lên trên các cây khác, dựa trên các cây
khác.
- Cây mọc bò: thân cây chủ yếu mọc bò lan trên mặt đất, phần thân
khí sinh thường ngắn hay không có.
Các đặc điểm thường dùng trong mô tả hình thái cây thuốc

Các đặc điểm mô tả hình thái của cây

Rễ
Về hình thái và / hoặc chức năng rễ được phân làm các loại như sau:
- Rễ trụ (rễ cọc): rễ chính (rễ cái) phát triển từ rễ mầm phát triển mạnh mọc thẳng xuống
đất. Từ rễ chính mọc ra các rễ phụ nhỏ hơn. Là đặc trưng của rễ cây hai lá mầm.
- Rễ chùm: tập hợp của nhiều rễ có kích thước gần như nhau, ít phân nhánh, mọc từ cổ
rễ. Là đặc trưng của cây một lá mầm.
- Rễ củ: rễ chuyên hoá có chức năng dự trữ các chất dinh dưỡng cho
cây. Rễ chính hoặc các rễ con có thể phồng to lên vì tích trữ nhiều chất
dự trữ như Khoai lang, Củ mài, Bách bộ.

Rễ khí sinh: rễ mọc trong không khí, rễ non có diệp lục nên có màu xanh như
rễ các loài Phong lan
Các đặc điểm thường dùng trong mô tả hình thái cây thuốc

Thân
Thiết diện ngang của thân thường là tròn hoặc gần như tròn nhưng cũng có thể là:
- Vuông: các cây họ Hoa môi (Lamiaceae).
- Tam giác: cây thuộc họ Cói (Cyperaceae).
- Năm góc: cây thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae).
- Dẹp: cây Quỳnh (Epiphyllum oxypetalum), Xương rồng bà (Opuntia vulgaris) thuộc họ Xương
rồng (Cactaceae).
- Có cạnh lồi: cây thuộc họ Xương rồng (Cactaceae).
- Ngoài ra cũng có thể có những loại thân khác có hình dạng rất khác nhau gọi là thân không
đều hay gặp ở các loài dây leo thân gỗ.
Thân cây có thể có cấu tạo sơ cấp hay thứ cấp hóa gỗ. Thân có thể rất mỏng mảnh như các loài dây
leo hay vững chắc như các loài thân gỗ. Thân cây có thể đặc hay rỗng hoặc xốp ở giữa. Một số loài
cây có thân mọng nước (thân mọng) như các cây họ Xương rồng (Cactaceae).
Thân có thể đồng nhất hay phân thành nhiều đoạn, mỗi đoạn được gọi là một lóng (gióng), giữa các
đoạn là đốt (hay mấu) nơi mọc của lá. Thường gặp trong các cây họ Lúa (Poaceae).
Người ta phân thân ra làm hai loại chính, trong mỗi loại có thể được phân chia nhỏ hơn như sau:
Các đặc điểm thường dùng trong mô tả hình thái cây thuốc

Thân
- Thân trên mặt đất (thân khí sinh)
Thân đứng
Thân gỗ: là thân của các cây to (Nhãn, Quế )
Thân cột: là những thân thẳng không phân nhánh, mang 1 chùm lá ở ngọn (Cau, Dừa).
Thân thảo: là thân của những loài cỏ, cây nhỏ sống 1 năm hay lâu năm, thân thường nhỏ, mềm và
thấp.
Thân rạ: là những thân rỗng ở lóng và đặc ở các mấu (Tre, Lúa)
Thân bò: là loại thân mềm, mọc bò sát mặt đất (Rau má, Sài đất)
Thân leo: là loại thân mềm, tựa lên các giá thể bằng cách quấn (Dy cóc, Thần thông, Mơ lông),
bám bằng tua cuốn (Lạc tiên, Gấc) hay rễ bám (Trầu không, Tiêu) v.v…
- Thân dưới mặt đất (thân địa sinh, thân ngầm)
Thân nằm dưới mặt đất nên dân gian thuờng bị gọi nhầm là rễ hay củ:
Thân rễ: là những thân mọc nằm ngang ở dưới mặt đất tựa như rễ cây, mang các lá biến đổi thành
vảy khô (Gừng, Nghệ, Riềng, Cỏ tranh).
Thân hành (giò): là những thân rất ngắn, xung quanh phủ bởi những lá biến đổi thành các vảy mọng
nước (Hành, Tỏi).
Thân củ: là những thân phồng to lên vì chứa nhiều chất dự trữ (Khoai tây, Su hào).
Các đặc điểm thường dùng trong mô tả hình thái cây thuốc


- Lá là cơ quan sinh trưởng của cây, mọc có hạn trên thân cây.
- Lá có cấu tạo đối xứng đối với một mặt phẳng, thường có màu xanh lục.
- Lá có nhiệm vụ quang hợp, hô hấp và thoát hơi nước.
- Các loại lá
Lá đơn: cuống lá không phân nhánh, lá có một phiến duy nhất.
Lá kép: là lá có cuống phân nhánh, mỗi nhánh mang một phiến gọi là lá chét hay lá phụ.
Lá kép lông chim: là lá kép có các lá chét sắp xếp thành hai dãy trên cuống lá chính,
dạng giống như lông chim. Lá kép lông chim được chia thành:
- Lá kép lông chim chẵn: lá kép lông chim với số lá chét chẵn
- Lá kép lông chim lẻ: lá kép lông chim với số lá chét lẻ, tận cùng bằng 1 lá chét.
- Lá kép ba là một loại lá kép lông chim lẻ với một cặp lá chét và một lá chét tận
cùng.
- Lá kép lông chim nhiều lần: là lá kép có các lá chét sắp xếp thành hai dãy trên
cuống lá phụ, các cuống lá phụ này lại xếp thành dãy trên cuống lá chính. Lá
kép lông chim nhiều lần có thể có cả lá kép lông chim chẵn và lông chim lẻ.
Lá kép chân vịt: lá kép có nhiều lá chét đính tại đầu cuống, xoè ra như chân vịt.
Các đặc điểm thường dùng trong mô tả hình thái cây thuốc
Các đặc điểm thường dùng trong mô tả hình thái cây thuốc

- Cấu tạo của lá


phiến lá: là phần mỏng, rộng, có những đường lồi của gân lá.
Hình dạng phiến lá: phiến lá có thể có nhiều hình dạng khác nhau như: hình tròn,
hình trứng, hình bầu dục, hình mũi mác v.v…
Các đặc điểm thường dùng trong mô tả hình thái cây thuốc

Mép lá: mép lá (hay bờ của phiến lá) có thể có nhiều dạng có ý nghĩa về phân loại
học.
Các đặc điểm thường dùng trong mô tả hình thái cây thuốc
Các đặc điểm thường dùng trong mô tả hình thái cây thuốc: Hoa
Các đặc điểm thường dùng trong mô tả hình thái cây thuốc:
Rễ, thân, lá, quả, hạt

Loài cỏ nhỏ, thân màu nâu nhạt, tròn ở gốc, thân non có bốn
cạnh, mang rất nhiều cành. Lá hình mác thuôn, dài khoảng 1,5 –
3,5 cm, rộng 1– 2 mm, nhọn ở đầu, màu xám, dai, gần như
không có cuống, lá kèm khía răng cưa ở đỉnh. Hoa mọc đơn
độc, hoặc từng đôi ở nách lá. Hoa nhỏ có 4 lá đài hình giáo
nhọn, ống đài hình cầu. Tràng gồm 4 cánh hoa, 4 nhị dính ở
họng ống tràng. Quả bế, bầu hạ, còn đài, hình cầu hơi dẹt ở 2
đầu, bên trong có chứa nhiều hạt nhỏ, có góc cạnh [1].
Các đặc điểm thường dùng trong mô tả hình thái cây thuốc:
Rễ, thân, lá, quả, hạt
Tài liệu tham khảo
1. Bộ y tế (2015), thông tư 05/2015/TT –BYT
2. Bô Y Tế (2017), Dược Điển Việt Nam V, tập 2.
3. Trần Hùng (2014), giáo trình nhận thức Dược liệu
4. Võ Văn Chi (2012), Từ Điển cây thuốc Việt Nam

44

You might also like