You are on page 1of 90

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.

TS Bùi Đức Tính

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN


-----------

KHÓA LUẬN

TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

CHUỖI CUNG SẢN PHẨM CHUỐI TRÊN


ĐỊA BÀN HUYỆN HƯỚNG HÓA TỈNH
QUẢNG TRỊ

NGUYẾN THỊ THÙY PHƯƠNG

0
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN


-----------

KHÓA LUẬN

TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

CHUỖI CUNG SẢN PHẨM CHUỐI TRÊN


ĐỊA BÀN HUYỆN HƯỚNG HÓA TỈNH
QUẢNG TRỊ

Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn:

Nguyễn Thị Thùy Phương PGS.TS. Bùi Đức Tính

Lớp: K46A – Kinh Tế Nông Nghiệp

Niên khóa: 2012 – 2016

1
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

LỜI CẢM ƠN
Khóa luận tốt nghiệp được hoàn thành là kết quả của chặng đường bốn năm
cố gắng phấn đấu dưới sự dạy dỗ tận tình của thầy cô giáo trường Đại Học Kinh Tế
Huế. Để hoàn thành khóa luận này ngoài sự cố gắng của bản thân, còn có sự giúp
đỡ dìu dắt nhiệt tình của các thầy cô giáo cùng ban lãnh đạo địa phương huyện
Hướng Hóa và các bác, các cô, chác chú trên địa bàn 2 xã Tân Thành và Tân Long.
Đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS. Bùi Đức Tính
đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này với tất cả tinh thần
trách nhiệm và lòng nhiệt tình.
Tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, phòng giáo vụ - công tác sinh
viên, cùng quý thầy cô hết lòng dạy dỗ, truyền thụ những kiến thức, kinh nghiệm
quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường Đại Học Kinh Tế Huế.
Xin cảm ơn cán bộ, Ủy Ban Nhân Dân và bà con nông dân trên địa bàn
huyện Hướng Hóa và 2 xã Tân Thành, Tân Long đã nhiệt tình giúp đỡ cung cấp
thông tin để tôi hoàn thành tốt đề tài này.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ động viên của người thân gia đình, bạn
bè về mọi mặt trong suốt thời gian qua.
Do thời gian nghiên cứu có hạn, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên không
tránh khỏi những sai sót. Vì vậy tôi kinh mong quý thầy cô giáo và bạn đọc đóng
góp ý kiến để đề tài này được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 5, năm 2016
Sinh viên
Nguyễn Thị Thùy Phương

i
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Chuối là một loại cây ăn quả, cây chuối vốn là cây trồng rất quen thuộc với
người dân Việt Nam, dễ trồng, vốn đầu tư ít. So với nhiều cây trồng khác, thì cây
chuối là một trong những loại cây tốn ít chi phí và thời gian chăm sóc hơn cả, lại đem
lại hiểu quả kinh tế ca, phù hợp với khả năng kinh tế và trình độ của hầu hết người dân
Việt Nam, đặc biệt trong thời gian qua chuối trở thành một mặt hàng nông sản xuất
khẩu mang về nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước, cũng như là một trong những loại
cây trồng có vai trò quan trọng trong việc nâng cao thu nhập của người nông dân,
nhiều người dân đứng lên thoát nghèo nhờ loại cây này. Mặc dù có nhiều thành công
trong sản xuất và xuất khẩu nhưng ngành chuối của nước ta nói chung, Quảng Trị nói
riêng cũng không tránh khỏi những khó khăn thách thức như diện tích chuối không
được quy hoạch, nhiều vườn cây già cỗi không được trồng mới, sản phẩm chuối từ
khâu sản xuất đến người tiêu dùng còn phải trai qua nhiều khâu trung gian rất phức
tạp, quan hệ hợp tác giữa các hộ nông dân với những nhà thu gom, doanh nghiệp, công
ty chế biến xuất khẩu còn nhiều vấn đề bất cập, dẫn đến hiệu quả sản xuất chuối của bà
con nông dân đnag còn thấp và chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có. Đề tài đã chọn
huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị để nghiên cứu, đặc biệt là hai xã Tân Thành và Tân
Long, đây là những địa phương có số hộ trồng chuối nhiều nhất và sản lượng chuối thu
hoạch chiếm 65% tổng sản lượng của toàn huyện, giá trị xuất khẩu chuối cao, tuy nhiên
trong thời gian qua đã gặp không ít khó khăn trong việc tiêu thụ cũng như hiệu quả sản
xuất. Để thấy được thực trạng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chuối trên địa bàn, tôi đã
chọn đề tài “Chuỗi cung sản phẩm chuối trên địa bàn huyện Hướng Hóa, tỉnh
Quảng Trị” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
 Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về chuỗi cung
- Phân tích các hoạt động , các tác nhân tham gia trong chuỗi cung sản phẩm cây
chuối trên địa bàn huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chuỗi cung sản phẩm cây chuối trên
địa bàn huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị trong thời gian tới.
 Dữ liệu phục vụ

ii
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

- Số liệu thứ cấp: Thu thập từ các báo cáo, tài liệu của ban ngành tỉnh Quảng Trị,
huyện Hướng Hóa, xã Tân Thành và Tân Long, thông tin từ các đề tài, bài báo cáo
được công bố trên sách báo, tạp chí, internet…
- Số liệu sơ cấp: Thông qua phỏng vấn hộ nông dân trồng chuối, các hộ thu gom
nhỏ, đại lý thu mua chuối trên địa bàn huyện và hai xã Tân Thành, Tân long để biết
được tình hình tiêu thụ sản phẩm này.
 Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập số liệu
- Phương pháp thống kê kinh tế
- Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
 Kêt quả đạt được
- Phân tích các tác nhân tham gia trong chuỗi cung sản phẩm chuối trên địa bàn
huyện Hướng Hóa.
- Phân tích các hoạt động của chuối cung sản phẩm chuối trên địa bàn huyện
Hướng Hóa
- Phân tích những thuận lợi và khó khăn, thời cơ và thách thức trong sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm, từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung sản phẩm trên
địa bàn nghiên cứu: giải pháp về nguồn lực, tăng cường mối quan hệ hợp tác trực tiếp,
nâng cao chất lượng sản phẩm, đầu tư xây dựng cơ sở chế biến, giải pháp thị trường,
tăng cường công tác thông tin…

iii
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................ 1

1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................... 1

2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................... 2

2.1. Mục tiêu tổng quát .................................................................................................... 2

2.2. Mục tiêu cụ thể .......................................................................................................... 3

3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................. 3

3.1. Phương pháp thu thập số liệu .................................................................................. 3

3.2. Phương pháp thống kê kinh tế ................................................................................ 4

3.3. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo ................................................................. 4

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 4

4.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................ 4

4.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................... 4

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................ 5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................ 5

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUỖI CUNG ................................................................ 5

1.1.1. Khái niệm về chuỗi cung ...................................................................................... 5

1.1.2. Cấu trúc và các tác nhân tham gia chuỗi cung ................................................. 6

1.1.3. Nội dung phân tích chuỗi cung.......................................................................... 10

1.1.3.1. Xác định các tác nhân tham gia chuỗi cung sản phẩm .............................. 10

1.1.3.2. Quá trình tạo giá trị .......................................................................................... 10

1.1.3.3. Quá trình chuyển hóa của dòng sản phẩm vật chất .................................... 11

1.1.3.4. Quá trình chuyển hóa của dòng tài chính ..................................................... 12

1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chuỗi cung ........................................................... 12

iv
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

1.1.5. Kinh nghiệm trong quản lý chuỗi cung, hoàn thiện chuỗi cung ................. 13

1.1.5.1. Kinh nghiệm trong việc cung ứng Rau an toàn theo hướng VietGap ở
Đồng Bằng sông Cửu Long........................................................................................... 13

1.1.5.2. Kinh nghiệm quản lý chuỗi cung ứng của tập đoàn dệt may Esquel ...... 14

1.1.5.3. Kinh nghiệm từ mô hình sản xuất chuối của Ecucador ............................. 15

1.2. Một số đặc điểm về cây chuối .............................................................................. 16

1.2.1. Nguồn gốc và giá trị cây Chuối......................................................................... 16

1.2.1.1. Nguồn gốc .......................................................................................................... 16

1.2.1.2. Giá trị cây chuối................................................................................................ 18

1.2.2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật .................................................................................. 20

1.2.2.1. Đặc điểm kỹ thuật............................................................................................. 20

1.2.2.2. Nhóm nhân tố kinh tế xã hội .......................................................................... 23

1.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ......................................................................... 25

1.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình đầu tư chi phí ............................................... 25

1.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả sản xuất ...................................... 25

1.3.2.1. Chỉ tiêu đánh giá kết quả................................................................................. 25

1.3.2.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế ................................................................. 26

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG SẢN PHẨM CHUỐI Ở


HUYỆN HƯỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ...................................................... 27

2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................................ 27

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................................ 27

2.1.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................................... 27

2.1.1.2. Địa hình, đất đai, thổ nhưỡng ......................................................................... 28

2.1.1.3. Khí hậu, thời tiết, thủy văn ............................................................................. 29

2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội ...................................................................................... 32


v
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

2.1.2.1. Dân số và lao động ........................................................................................... 32

2.1.2.2. Cơ sở hạ tầng ..................................................................................................... 34

2.1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế ............................................................................ 35

2.1.3. Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu ............................................................ 36

2.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ chuối trên thế giới và Việt Nam ......................... 37

2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chuối ở Việt Nam .......................................... 37

2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chuối trên thế giới ......................................... 38

2.3. Phân tích các tác nhân tham gia trong chuỗi cung sản phẩm chuối trên địa
bàn huyện Hướng Hóa ................................................................................................... 41

2.3.1. Tình hình sản xuất chuối trên địa bàn .............................................................. 41

2.3.2. Hộ sản xuất............................................................................................................ 45

2.3.2.1 Tình hình cơ bản của các hộ điều tra ............................................................. 45

2.3.2.2. Diện tích, năng suất và sản lượng Chuối của các hộ điều tra ................... 46

2.3.2.3 Chi phí đầu tư ..................................................................................................... 47

2.3.2.4. Kết quả và hiệu quả sản xuất .......................................................................... 49

2.3.3. Chuỗi cung sản phẩm chuối huyện Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị ................. 52

2.3.3.1. Cấu trúc chuỗi ................................................................................................... 52

2.3.3.2. Phân tích kinh tế chuối cung chuối huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị 55

2.3.3.3. Thông tin trong chuỗi ...................................................................................... 60

2.3.3.4. Tính không bền vững của chuỗi cung sản phẩm chuối ở huyện Hướng
Hóa, Tỉnh quảng Trị ....................................................................................................... 61

2.3.3.5. Phân tích ma trận SWOT cuả chuỗi cung sản phẩm chuối trên địa bàn
huyện Hướng Hóa ........................................................................................................... 65

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUỖI


CUNG SẢN PHẨM ...................................................................................................... 67

vi
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

3.1. Định Hướng trên địa bàn huyện ........................................................................... 67

3.2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện chuỗi cung sản phẩm chuối .......................... 68

3.2.1. Giải pháp về nguồn lực ....................................................................................... 68

3.2.2. Tăng cường mối quan hệ hợp tác trực tiếp giữa các điểm cân thu mua, hộ
thu gom, hộ trồng tiêu và nhà xuất khẩu..................................................................... 69

3.2.3. Nâng cao chất lượng sản phẩm ở khâu sản xuất ............................................ 70

3.2.4. Giải pháp thị trường ............................................................................................ 70

3.2.5. Tăng cường công tác thông tin .......................................................................... 71

3.2.6. Giải pháp giúp nông hộ trực tiếp đưa sản phẩm ra thị trường ..................... 72

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 73

1. Kết luận ........................................................................................................................ 73

2. Kiến nghị ...................................................................................................................... 74

2.1. Đối với nhà nước ..................................................................................................... 74

2.2. Đối với chính quyền địa phương .......................................................................... 74

2.3. Đối với hộ thu gom, nhà xuất khẩu...................................................................... 75

2.4. Đối với hộ trồng chuối ........................................................................................... 75

TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 77

PHỤ LỤC ........................................................................................................................ 78

vii
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ

Sơ đồ 1: Chuỗi cung đơn giản ........................................................................................ 7

Sơ đồ 2: Chuỗi cung mở rộng ......................................................................................... 7

Sơ đồ 3: Mạng lưới chuỗi cung tổng thể ...................................................................... 9

Sơ đồ 4: Quá trình tạo giá trị trong chuỗi cung ......................................................... 11

Sơ đồ 5: Chuỗi cung ứng rau an toàn ở ĐBSCL ....................................................... 14

Sơ đồ 6: chuỗi giá trị chuối ở Ecuador........................................................................ 16

Sơ đồ 7. Chuỗi cung chuối ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị ......................... 53

Sơ đồ 8. Cây vấn đề của chuỗi cung chuối ở huyện Hướng Hóa .......................... 63

Hình 1: Bản đổ huyện Hướng Hóa .............................................................................. 27

Biểu đồ 2: Diện tích chuối huyện Hướng Hóa từ năm 2005 – 2015 ..................... 42

Biểu đồ 3: Sản lượng chuối huyện Hướng Hóa giai đoạn 2005 – 2015 ............... 43

Biểu đồ 4. Biến động giá bán sau khi thương lái Trung Quốc ngừng thu mua
chuối ở Hướng Hóa năm 2015. .................................................................................... 62

viii
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1. Quy mô mẫu điều tra các thành phần tham gia chuỗi giá trị chuối ở
huyện Hướng Hóa ............................................................................................................. 4

Bảng 2: Thành phần dinh dưỡng trong quả chuối ăn tươi và chuối nấu ............... 19

Bảng 3: Hiện trạng sử dụng đất huyện Hướng Hóa năm 2015............................... 29

Bảng 4: Nhiệt độ lượng, mưa huyện Hướng Hóa theo dõi năm 2014................... 31

Bảng 5: Dân số trung bình phân theo giới tính và phân theo thành thị, nông thôn
............................................................................................................................................ 32

Bảng 6: Diện tích, số thôn, dân số và mật độ dân số năm 2014 phân theo xã, thị
trấn ..................................................................................................................................... 33

Bảng7: Sản lượng chuối thế giới năm 2005 (Triệu tấn) .......................................... 39

Bảng 8: Tình hình chung các hộ điều tra (tính bình quân hộ) ................................ 45

Bảng 9: Diện tích, năng suất, sản lượng chuối của các hộ điều tra năm 2015 .... 46

Bảng 10: Chi phí trồng chuối (Tính bình quân trên 1 ha) ....................................... 49

Bảng 11: Đơn giá chuối thị trường trong và ngoài nước ......................................... 50

Bảng 12: Kết quả và hiệu quả sản xuất chuối của các hộ ........................................ 51

Bảng 13: Kết quả và hiệu quả sản xuất chuối của các hộ năm 2016 ..................... 51

Bảng 14: Vị thế tài chính của các thành phần tham gia chuỗi cung chuối xuất
khẩu ................................................................................................................................... 57

Bảng 15. Vị thế tài chính của các thành phần tham gia chuỗi giá trị chuối ......... 59

ở thị trường nội địa ......................................................................................................... 59

ix
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

HTX: Hợp Tác Xã

TCN: Trước công nguyên

 L: Âm lịch

CHDCND: Cộng hòa dân chủ nhân dân

KTTM: Kinh tế thương mại

ĐVT: Đơn vị tính

BQC: Bình quân chung

KT – XH: Kinh tế - xã hội

CN – TTCN: Công nghiệp – tiêu thủ công nghiệp

ĐB SCL: Đồng bằng Sông Cửu Long

BVTV: Bảo vệ thực vật

EWEC: Hành lang kinh tế đông tây

x
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ


1. Lý do chọn đề tài
Phát triển sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản là một chủ
trương kinh tế lớn của Đảng và Nhà nước ta trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước. Nó không những góp phần quan trọng trong việc đảm bảo nhu cầu tiêu
dùng trong nước, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, giải quyết công ăn việc làm
cho người lao động mà còn góp phần đáng kể vào tăng nguồn thu ngoại tệ, tích lũy
vốn cho quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Một trong những vấn đề mà
Đảng và Nhà nước luôn quan tâm, đó là việc tập trung hỗ trợ mọi nguồn lực để phát
triển các cây trồng chủ lực ở các huyện vùng cao, nơi có điều kiện khí hậu, đất đai
không thuận lợi, nhằm nâng cao đời sống cho nhóm dân tộc thiểu số, nâng cao khả
năng tiếp cận thị trường của họ.
Chuối là một loại cây ăn quả, cây chuối vốn là cây trồng rất quen thuộc với
người dân, dễ trồng, vốn đầu tư ít, chỉ cần có đất là có thể triển khai trồng chuối, sau
một năm đã cho thu hoạch. So với nhiều cây trồng khác, thì cây chuối là một trong
những loại cây tốn ít chi phí và thời gian chăm sóc hơn cả, lại đem lại hiểu quả kinh tế
cao, phù hợp với khả năng và trình độ của hầu hết người dân Việt Nam, đặc biệt trong
thời gian qua chuối trở thành một mặt hàng nông sản xuất khẩu mang về nguồn thu
ngoại tệ lớn cho đất nước, cũng như là một trong những loại cây trồng có vai trò quan
trọng trong việc nâng cao thu nhập của người nông dân, nhiều người dân đứng lên
thoát nghèo nhờ loại cây này.
Huyện Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị là nơi tập trung đa số đồng bào dân tộc thiểu
số sinh sống, với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, khí hậu khô nóng vào mùa hè lại lạnh
về mùa đông cộng thêm trình độ dân trí, trình độ kỹ thuật trong nông nghiệp của người
dân còn thấp, vì vậy việc tìm ra một loại cây trồng chủ lực để phát triển kinh tế xã hội
là việc luôn được chính quyền địa phương quan tâm. Với thế mạnh về đất đai, huyện
Hướng Hóa,tỉnh Quảng Trị không chỉ có điều kiện phát triển các loại cây công nghiệp
dài ngày như cà phê, cao su mà còn canh tác thêm một số cây trồng khác như sắn,
chuối. Đây là những loại cây đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều địa phương ở các
xã vùng biên giới như Tân Long, Tân Thành, Tân Phước, Hướng Tân, thị trấn Lao Bảo
và các xã vùng Lìa. Trong đó cây chuối đã trở thành cây xóa đói giảm nghèo và làm

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 1


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

giàu của không ít hộ gia đình ở Hướng Hóa. Vì thế, trong định hướng phát triển kinh tế
-xã hội trước mắt cũng như lâu dài, huyện Hướng Hóa luôn xác định chuối là cây chủ
lực để xóa đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu. Thực tế đã cho thấy ở Huyện Hướng
Hóa hiện nay có nhiều hộ gia đình như Ngô Dương Phước, Đoàn Văn Trang, Võ
Hoành, Đoàn Cao Thắng, Nguyễn Trị mỗi năm thu nhập từ 700- 900 triệu đồng từ
chuối.
Mặc dù có nhiều thành công trong sản xuất và xuất khẩu, nhưng trong thời gian
vừa qua, sản phẩm chuối ở Hướng Hóa không tránh khỏi những khó khăn và thách
thức như: Đầu năm 2015, giá chuối giảm mạnh chỉ còn 2 – 3 nghìn đồng/kg, có lúc
không có ai thu mua. Nguyên nhân là do giá cả tiêu thụ phụ thuộc hoàn toàn vào
thương lái, sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng phải trải qua nhiều khâu
trung gian rất phức tạp, một kiểu thị trường “phập phù” giá rẻ, thiếu thông tin và
không có các cam kết hợp đồng thương mại, dẫn đến tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro, bất
ổn thị trường. Địa hình không thuận lợi cho việc thu mua và thu hoạch nên người dân
thường bị tư thương ép giá, quan hệ hợp tác giữa các hộ nông dân với những nhà thu
gom, doanh nghiệp, nhà xuất khẩu và nhiều thủ tục hải quan còn nhiều vấn đề bất cập,
cộng với tình hình biến động kinh tế - chính trị trong thời gian qua, làm Trung Quốc
(chiếm khoảng 80% tổng sản lượng chuối thu hoạch) đột nhiên ngừng thu mua, gây
nhiều khó khăn cho người trồng chuối, có nguy cơ dẫn đến phá vỡ ngành chuối trên
địa bàn.
Vì vậy nhu cầu tất yếu đặt ra là làm thế nào để giải quyết được thị trường đầu ra
cho sản phẩm chuối, hoàn thiện chuỗi cung sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả sản suất
và tiêu thụ chuối, từ đó cải thiện đời sống của người dân, đặc biệt là đồng dân tộc ít
người trên địa bàn huyện. Xuất phát từ thực tế đó tôi đã chọn đề tài “ Chuỗi
cung sản phẩm Chuối trên địa bàn huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị” làm luận
văn tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở phân tích chuỗi cung sản phẩm cây chuối, đề xuất các giáp hoàn
thiện chuỗi cung sản phẩm cây chuối của các hộ gia đình trên địa bàn huyện Hướng
Hóa, tỉnh Quảng Trị

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 2


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

2.2. Mục tiêu cụ thể


- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về chuỗi cung
- Phân tích các hoạt động , các tác nhân tham gia trong chuỗi cung sản phẩm cây chuối
trên địa bàn huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chuỗi cung sản phẩm cây chuối trên địa
bàn huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp thu thập số liệu
• Số liệu thứ cấp: Thu thập số liệu từ các báo cáo, niên giám thống kê của các ban
ngành huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, thu thập thông tin từ các bài báo, luận văn,
đề tài, các nghiên cứu trước đó, các tài liệu trong sách, internet…
• Số liệu sơ cấp: Thông qua mẫu điều tra phỏng vấn trực tiếp, khảo sát tình hình
thực tế qua các đối tượng: Hộ trồng chuối, thương lái, đại lý thu gom sản phẩm chuối.
• Phương pháp chọn mẫu: Mẫu điều tra tập trung vào những nông dân trồng
chuối và những thương lái thu mua chuối. Điểm điều tra, khảo sát hộ nông dân trồng
chuối được lựa chọn là 2 xã Tân Long và Tân Thành của huyện Hướng Hóa. Đây là
những địa phương có số hộ trồng chuối nhiều nhất và sản lượng chuối thu hoạch
chiếm 65% tổng sản lượng của toàn huyện.
Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên được sử dụng để tiến hành điều tra khảo sát
những tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị chuối. Đối với nông dân trồng chuối, tổng số
hộ trồng chuối ở trên địa bàn xã Tân Long và Tân Thành là 1008 hộ, do đó N = 1008,
sai số kỳ vọng 10%, vậy quy mô mẫu cần điều tra là 91(1) hộ. Để phòng ngừa sai sót
trong quá trình điều tra, nên ta chọn thêm số mẫu điều tra với tỷ lệ 20% tổng số mẫu
(0,2 x 91 = 18 mẫu), do đó quy mô mẫu điều tra cho 2 xã là 109 hộ. Dựa trên danh
sách nông hộ trồng chuối của 2 xã, bắt đầu từ hộ đầu tiên sẽ được chọn để điều tra, và
hộ thứ 2 được chọn là hộ thứ 10 trong danh sách (2)
.Các thành phần khác tham gia
trong chuỗi cung chuối cũng được lựa chọn điều tra theo phương pháp chọn mẫu ngẫu
nhiên. Số lượng mẫu điều tra được thể hiện ở bảng 1.

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 3


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

Bảng 1. Quy mô mẫu điều tra các thành phần tham gia chuỗi giá trị chuối ở
huyện Hướng Hóa
Thành phần chuỗi giá trị Tổng số lượng Cỡ mẫu
Nông dân trồng chuối 1008 109
Thu gom nhỏ 148 60
Điểm cân 32 24
Đầu mối thu gom 5 4
3.2. Phương pháp thống kê kinh tế
- Thống kê mô tả: Sử dụng phần mềm SPSS, Exel nhập các thông tin từ bảng hỏi
điều tra, nhằm mô tả diện tích, tình hình sản xuất chuối và sản lượng chuối của các hộ
trồng chuối.
- Phương pháp so sánh: dùng phương pháp này để so sánh kết quả các trị số của
các chỉ tiêu như: diên tích, sản lượng, giá trị sản lượng….của các đối tượng nghiên
cứu.
- Phương pháp phân tích kênh tiêu thụ: Lựa chọn kênh tiêu thụ nào mang lại lợi
nhuận cao nhất trong chuối cung sản phẩm chuối trên địa bàn huyện Hướng Hóa.
- Phương pháp phân tích chuỗi cung: Sử dụng phương pháp này để phân tích
mạng lưới các tác nhân trong chuỗi, phản ánh mối quan hệ giữa các tác nhân trong
chuỗi và quá trình tạo giá trị của các tác nhân trong chuỗi cung.
3.3. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
Đây là phương pháp điều tra học hỏi kinh nghiệm của nhân dân, các chuyên gia
với tham khảo ý kiến của các nhà chuyên môn, cán bộ kỹ thuật, cán bộ khuyến nông, cán
bộ quản lý.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đề tài tập trung nghiên cứu chuỗi cung sản phẩm chuối trên địa bàn huyện
Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vị không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu trên địa bàn huyện Hướng Hóa,
tỉnh Quảng Trị, chủ yếu là 2 xã có sản lượng chuối nhiều đó là Tân Thành và Tân Long.
- Phạm vi thời gian: Số liệu thứ cấp từ năm 2012 – 2015, số liệu sơ cấp năm 2016.

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 4


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUỖI CUNG
1.1.1. Khái niệm về chuỗi cung
Thuật ngữ chuỗi được sử dụng khá phổ biến ở các nước công nghiệp phát triển
từ những năm 50 của thế kỷ XX. Khởi đầu của việc sử dụng khái niệm chuỗi và
phương pháp phân tích chuỗi để phân tích hệ thống nông nghiệp của các nước đang
phát triển. Khái niệm chuỗi chỉ đơn giản bao hàm các mỗi quan hệ vật chất và kỹ thuật
, được sử dụng lập sơ đồ dòng chuyển động của hàng hóa, xác định những tác nhân
tham gia và hoạt động của họ. Tùy theo góc độ nghiên cứu mà người ta sử dụng những
tên gọi khác nhau cho các chuỗi hoạt động và tổ chức. Khi nhấn mạnh đến hoạt động
sản xuất, người ta xem như các quy trình sản xuất; khi nhấn mạnh đến hoạt động
marketing, họ gọi chúng là kênh phân phối; khi nhìn ở góc độ tạo ra giá trị, người ta
gọi chúng là chuỗi giá trị; khi nhìn nhận về cách thức thỏa mãn nhu cầu khách hàng,
chúng ta gọi là chuỗi cung. Hiện này có nhiều định nghĩa về chuỗi cung:
“Chuỗi cung là sự liên kết giữa các công ty chịu trách nhiệm mang sản phẩm ra
thị trường”
“Chuỗi cung bao gồm tất cả các giai đoạn liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến
việc thõa mãn yêu cầu của khách hàng. Chuỗi cung không chỉ bao gồm nhà sản xuất
và người phân phối mà còn cả người vận chuyển, nhà xưởng, người bán lẻ và bản thân
khách hàng…”
“Chuỗi cung là mạng lưới các nhà xưởng và những lựa chọn phân phối nhằm
thực hiện chức năng thu mua nguyên vật liệu, chuyển vật liệu này thành bán thành
phẩm và thành phẩm, phân phối những thành phẩm này đến các khách hàng”.
Nguồn: https:wikipedia.org
Theo Christoper(2005), “Chuỗi cung là một mạng lưới của các tổ chức có liên
quan, thông qua các mối liên kết phía trên và phía dưới, trong các quá trình và hoạt
động khác nhau nhằm tạo ra giá trị trong từng sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng.
Từ điển Wikipedia khái niệm chuỗi cung là “Hệ thống của các hình thức tổ
chức, con người, công nghệ, hoạt động, thông tin và các nguồn lực liên quan trong
việc đưa sản phẩm hay dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Các hoạt động

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 5


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

của chuỗi cung chuyển nguồn tài nguyên tự nhiên, nguyên liệu thô và các thành phần
thành những sản phẩm hoàn chỉnh và tổ chức đưa sản phẩm đến người tiêu dùng cuối
cùng”.
Như vậy, có thể thấy rằng chuỗi cung thực chất là sự liên kết chuỗi các hoạt
động của những quá trình cung cấp hàng hóa từ khâu sản xuất đến khâu tiêu dùng. Từ
các định nghĩa trên, chúng ta có thể nhận thấy nội hàm của khái niệm về chuỗi cung
gồm 4 nội dung:
- Thành phần của chuỗi cung bao gồm hệ thống các tổ chức, con người tham gia
trực tiếp hay gián tiếp trong việc đáp ứng nhu cấu của khách hàng, là các mắt xích
đóng vai trò làm cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Các tổ chức ở đây
chính là các nhà cung cấp, các doanh nghiệp sản xuất, các nhà phân phối, bán lẻ và
khách hàng.
- Mỗi quan hệ đồng thời của các dòng chảy bên trong chuỗi cung gồm dòng
thông tin, dòng sản phẩm hay dịch vụ, dòng tài chính, dòng thanh toán và chuyển
quyền sở hữu giữa các tác nhân.
- Doanh nghiệp không chỉ quan tâm đến việc đưa ra thị trường sản phẩm hay
dịch vụ gì, giá bao nhiêu mà còn quan tâm đến việc sản phẩm hay dịch vụ được đưa ra
thị trường bằng các nào.
- Mục tiêu của chuỗi cung là tối ưu hóa giá trị cho khách hàng hay nói cách khác
là tối đa hóa giá trị tạo ra cho toàn hệ thống.
Như vậy, chúng ta có thể hiểu rằng là “Hệ thống các tổ chức, con người, công
nghệ, hoạt động, thông tin và các nguồn lực liên quan trong việc đưa sản phẩm hay
dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Các hoạt động của chuỗi cung chuyển
nguồn tài nguyên tự nhiên, nguyên liệu thô và các thành phần thành những sản phẩm
hoàn chỉnh và tổ chức đưa sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng với mục đích tối
đa hóa giá trị tạo ra cho toàn chuỗi”.
1.1.2. Cấu trúc và các tác nhân tham gia chuỗi cung
Với hình thức đơn giản nhất, một chuỗi cung bao gồm công ty, các nhà cung
cấp và khách hàng của công ty đó. Một công ty sản xuất nằm trong “mô hình đơn
giản”, khi họ chỉ mua nguyên vật liệu từ một nhà cung cấp, sau đó tự làm ra sản phẩm
của mình rồi bán hàng trực tiếp cho người sử dụng. Ở đây, chỉ phải xử lý việc mua

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 6


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

nguyên vật liệu rồi sản xuất ra sản phẩm bằng một hoạt động và tại một địa điểm duy
nhất.

Nhà cung cấp Công ty Khách hàng

Sơ đồ 1: Chuỗi cung đơn giản


Nguồn: Micheal Hugos, Tinh Hoa Quản Trị Chuỗi Cung Ứng, 2003.
Với chuỗi cung mở rộng, ngoài 3 thành viên trên còn có thêm 3 thành viên khác
đó là nhà cung cấp của các nhà cung cấp, khách hàng của các khách hàng, và toàn bộ
các công ty cung cấp dịch vụ này sẽ cung cấp dịch vụ cho các công ty trong chuỗi
cung. Các công ty cung cấp dịch vụ này sẽ cung cấp dịch vụ hậu cần, tài chính, tìm
hiểu thị trường, thiết kế sản phẩm và công nghệ thông tin cho các công ty khác nhau
trong chuỗi cung.
Các chuỗi cung theo sơ đồ 2, đòi hỏi phải có sự kết hợp giữa các doanh nghiệp
thực hiện nhiều chức năng khác nhau trong chuỗi cung. Các doanh nghiệp này chính là
nhà sản xuất, nhà phân phối hay nhà bán buôn, bán lẻ hàng hóa và các công ty hoặc
các nhân đóng vai trò là khách hàng - những người tiêu dùng thực sự. Các doanh
nghiệp này được hỗ trợ bởi các nhà cung cấp dịch vụ thiết yếu.
Nhà sản xuất là những đơn vị trực tiếp làm ra sản phẩm, nó có thể chuyên sản
xuất nguyên vật liệu thô cũng như sản xuất những sản phẩm hoàn chỉnh. Nhà sản xuất
nguyên liệu thô là công ty khai khoáng, khai thác dầu và khí đốt, các nông trại chăn
nuôi, nuôi trồng thủy sản.

Nhà Nhà Khách Khách


cung Công ty hàng
cung hàng
cấp cuối cấp cuối
cùng cùng

Nhà cung cấp


dịch vụ

Sơ đồ 2: Chuỗi cung mở rộng


Nguồn: Th.S. Nguyễn Công Bình, Giáo trình Quản Lý Chuối Cung Ứng, 2008.

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 7


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

Nhà phân phối là các doanh nghiệp mua một khối lượng lớn hàng hóa lưu kho
từ nhà sản xuất và phân phối sỉ các dòng sản phẩm cho đến khách hàng. Nhà phân
phối còn được gọi là nhà bán sỉ hay bán buôn, đặc điểm nổi bật của họ là bán sản
phẩm cho các doanh nghiệp khác với số lượng lớn hơn một người tiêu dùng thường
mua. Nhà phân phối thực hiện chức năng “Thời gian và địa điểm” cho khách hàng mọi
lúc và mọi nơi mà khách hàng yêu cầu về sản phẩm. Cùng với việc mua sản phẩm,
thúc đẩy công tác bán hàng và tăng doanh thu, nhà phân phối còn đảm nhận một chức
năng khác là quản lý hệ thống hàng hóa lưu kho, điều hành kho hàng, vận chuyển hàng
hóa cũng như đảm nhận thêm công tác hỗ trợ khách hàng và cung cấp dịch vụ hậu mãi.
Nhà phân phối có thể chỉ thực hiện một việc duy nhất là môi giới sản phẩm của nhà
sản xuất với khách hàng mà họ không bao giờ sở hữu nó. Chức năng chủ yếu của nhà
phân phối kiểu này là xúc tiến và bán hàng. Trong cả hai trường hợp này, do sự thay
đổi không ngừng trong nhu cầu của khách hàng và cả sự thay đổi về chủng loại hàng
hóa, nhà phân phối đóng vai trò là một đại lý liên tục nắm bắt thị hiếu, nhu cầu của
khách hàng rồi đáp ứng họ với những sản phẩm sẵn có.
Nhà bán lẻ trữ hàng hóa trong kho và bán với số lượng nhỏ cho khách hàng nói
chung, nhà bán lẻ cũng nắm bắt đầy đủ những thông tin về sở thích và nhu cầu của
khách hàng mà mình phục vụ, thực hiện việc quảng cáo sản phẩm cho khách hàng ,
trên cơ sở kết hợp giá cả hợp lý, sản phẩm đa dạng, phong phú, dịch vụ tận tình chu
đáo với sự thuận tiện nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng đến với sản phẩm của
mình.
Khách hàng hay người tiêu dùng là bất kỳ một cá nhân hay tổ chức nào thực
hiện hành vi mua và sử dụng hàng hóa. Một khách hàng có thể một sản phẩm và sau
đó bán chúng cho những khách hàng khác. Hay khách hàng có thể là người sử dụng
cuối cùng của một sản phẩm, mua hàng với mục đích chỉ để sử dụng, chứ không bán
lại
Nhà cung cấp dịch vụ là những là những cá nhân hay tổ chức cung cấp dịch vụ
cho nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ và khách hàng. Nhà cung cấp dịch vụ chỉ
tập trung vào một công việc đặc thù mà các tác nhân trong chuỗi cung đòi hỏi và
chuyên sâu vào những kỹ năng đặc biệt để phục vụ cho công việc đó. Nhờ vậy, họ
thực hiện dịch vụ này hiệu quả hơn nhiều so với nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà phân

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 8


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

phối, nhà bán lẻ hay cả người tiêu dùng tự đảm nhận với mức giá phải chăng. Đó là
những công ty vận tải, dịch vụ lưu kho hàng hóa, dịch vụ tài chính, công nghệ thông
tin…
Chuỗi cung bao gồm nhiều đối tượng tham gia và những đối tượng này được
chia ra thành một hay nhiều nhóm. Điều cần thiết của chuỗi cung là duy trì tính tương
đối ổn định theo thời gian. Những gì thay đổi chính là sự tác động vào vai trò của các
đối tượng tham gia trong chuỗi cung. Một sản phẩm có nhiều chuỗi cung, mỗi chuỗi
cung đều nhằm đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng nhanh nhất và giữa các chuỗi
cung có sự cạnh tranh với nhau.
Trong thực tế, đa số các doanh nghiệp được cung cấp nguyên, vật liệu từ nhiều
nhà cung cấp khác nhau và phân phối sản phẩm thông qua một hay nhiều khách hàng
khác nhau tạo nên cấu trúc mạng lưới mỗi chuỗi cung sản phẩm cụ thể khác nhau,
chiều dài và độ rộng của chuỗi cung phụ thuộc và chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố như
yêu cầu của khách hàng, xu hướng chung của nền kinh tế, sự sẵn sàng của dịch vụ hậu
cần, yếu tố văn hóa, tốc độ đổi mới, sự cạnh tranh, thị trường và sự sắp xếp về tài
chính. Như đã đề cập ở trên chuỗi cung hiếm khi tồn tại mà không là một phần của
mạng lưới chuỗi cung tổng thể

Nhà Nhà sản


cung xuất Nhà bán Người
cấp Nhà sản
lẻ tiêu
Nhà cung xuất
cấp dùng
Nhà sản
Nhà bán Người
xuất
lẻ tiêu
Nhà dùng
Nhà Nhà sản
cung cung xuất
cấp cấp
Người
Nhà bán
lẻ
tiêu
dùng

Sơ đồ 3: Mạng lưới chuỗi cung tổng thể


Nguồn: FAO(6), 2007
Sơ đồ 3 mô tả mạng lưới chuỗi cung tổng thể hoàn chỉnh, mỗi doanh nghiệp đặt
trong một lớp mạng và thuộc về ít nhất một chuỗi cung. Các tác nhân khác trong mạng

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 9


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

ảnh hưởng đến hiệu suất của chuỗi, do đó những gì xảy ra trong giao dịch giữa hai
doanh nghiệp không chỉ phụ thuộc vào hai đối tác liên quan mà còn trên các kết quả
của các mối quan hệ khác trong chuỗi và mạng lưới chuỗi cung tổng thể. Các tổ chức
có thể đóng vai trò khác nhau trong các thiết lập chuỗi khác nhau, có thể là hợp tác
hoặc là đối thủ cạnh tranh của nhau.
Tóm lại, chuỗi cung là những quá trình mà nó cung cấp hàng hóa từ người này
sang người khác. Một chuỗi cung là mạng lưới của những sự lựa chọn từ việc sản xuất
đến phân phối. Chúng bao gồm những chức năng như: mua sắm vật tư, vận chuyển
những vật tư này đến các sản phẩm trung gian và sản phẩm cuối cùng, phân phối
những sản phẩm cuối cùng đến tận tay người tiêu dùng.
1.1.3. Nội dung phân tích chuỗi cung
1.1.3.1. Xác định các tác nhân tham gia chuỗi cung sản phẩm
Xác định các tác nhân tham gia chuỗi cung sản phẩm, bao gồm các tác nhân
tham gia cung cấp các yếu tố đầu vào chủ yếu như: cơ sở sản xuất cây giống, phân
bón, dịch vụ đầu vào; các tác nhân tham gia sản phẩm cây chuối như: hộ trồng chuối,
hộ thu gom, đại lý thu gom, nhà sản xuất sản phẩm chuối, người bán lẻ chuối ở chợ.
Mỗi tác nhân là một mắt xích, thực hiện các hoạt động trong từng công đoạn tương
ứng nhằm tạo giá trị cho sản phẩm đáp ứng yêu cầu của khách hàng hàng cuối cùng.
Cũng có thể có những tác nhân tham gia chuỗi cung chỉ để thực hiện các dịch vụ hỗ
trợ như hậu cần, tài chính, kỹ thuật.
1.1.3.2. Quá trình tạo giá trị
Trong khi bị điều khiển bởi người khách hàng cuối cùng, các chuỗi cung được
hình thành bởi nhiều khách hàng trung gian, mỗi khách hàng trong chuỗi phải đáp ứng
nhu cầu của khách hàng phía trên họ. Bởi thế, khi làm những điều này họ đã tạo ra giá
trị cho chuỗi. Như vậy, một quá trình tạo giá trị xảy ra trong toàn bộ chuỗi với mục
tiêu là đáp ứng nhu cầu của khách hàng cuối cùng.

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 10


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

NGƯỜI TIÊU NHU CẦU CỦA


DÙNG NGƯỜI TIÊU DÙNG

KHÁCH HÀNG TRUNG GIAN VÀ TẠO GIÁ TRỊ


CÁC NHÀ CUNG CẤP

NHÀ CUNG CẤP TẠO GIÁ TRỊ

Sơ đồ 4: Quá trình tạo giá trị trong chuỗi cung


Nguồn: ThS. Nguyễn Công Bình, Giáo trình Quản Lý Chuỗi Cung Ứng, 2008.
Các hộ sản xuất hay doanh nghiệp có thể hoạt động tại bất cứ vị trí nào trong
chuỗi như: đầu vào, sản xuất, chế biến, phân phối hay bán lẽ. Ở bất cứ vị trí nào trong
chuỗi, các nguyên tắc tạo giá trị vẫn tương tự nhau. Trước hết doanh nghiệp sẽ phải có
một hệ thống nguồn lực có thể sử dụng để tạo giá trị. Các nguồn lực này có thể là vật
chất hay tự nhiên, vốn và nhân lực. Doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực tài nguyên và
khả năng sáng tạo của mình để tạo ra giá trị cho khách hàng trung gian và từ đó sẽ tạo
ra lợi nhuận. Giá trị được tạo ra chủ yếu thông qua hoạt động của doanh nghiệp nhưng
giá trị có thể nâng cao bằng với khách hàng và nhà cung cấp đầu vào. Doanh nghiệp
tạo giá trị thông qua chế biến hay nâng cao, hoàn thiện sản phẩm. Các mối liên kết này
đối với nhà cung cấp đầu vào có liên quan đến hoạt động mua bán và công tác hậu cần
đầu vào. Việc bảo trì sản phẩm cuối cùng để đảm bảo chất lượng cũng phải liên hệ với
công tác hậu cần đầu ra.
1.1.3.3. Quá trình chuyển hóa của dòng sản phẩm vật chất
Quá trình chuyển hóa của dòng sản phẩm vật chất hình thành dòng sản phẩm
vật chất. Sản phẩm vật chất chuyển động từ các nhà cung cấp đầu vào như chuối
giống, phân bón đến hộ trồng chuối, đến người thu gom và đến khách hàng cuối cùng
hoặc đến các công ty thu mua xuất khẩu. Đây là dòng không thể thiếu được trong
chuỗi cung sản phẩm. Dòng nguyên liệu (giống, phân bón…) đi từ nhà cung cấp đầu
tiên được xử lý qua các trung gian (các đại lý) và được chuyển đến hộ nông dân trồng

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 11


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

chuối (đơn vị trung tâm) để sản xuất ra sản phẩm chuối và chuyển sản phẩm chuối đến
tay khách hàng thông qua các luồng sản phẩm trong dòng hạ nguồn.
1.1.3.4. Quá trình chuyển hóa của dòng tài chính
Theo các chuyên gia của Ngân hàng thế giới (2010), chuỗi cung thực phẩm
trong nông nghiệp là các mạng lưới có ba dòng chảy cơ bản xuyên suốt chiều dài của
chuỗi là sản phẩm vật chất, dòng thông tin và dòng tài chính.
Dòng tài chính: dòng này lưu thông theo hướng ngược lại với dòng sản phẩm
vật chất. Đó là quá trình chi trả, các khoản tín dụng phải thu và phải trả, các khoản cho
vay, lịch thanh toán trả nợ….Việc tối ưu hóa dòng tài chính được thực hiện mang tính
riêng biệt trong mối liên kết của chuỗi cung sản phẩm, hiếm khi một cách tổng thể.
Việc tối ưu hóa dòng tài chính này sẽ làm cho nó cải thiện được lợi ích của mỗi tác
nhân, nâng cao hiệu quả hoạt động của mỗi bộ phận và của toàn bộ chuỗi cung sản
phẩm. Dòng tài chính được đưa vào chuỗi bởi duy nhất người tiêu dùng khi họ đã nhận
được sản phẩm hoặc đầy đủ chứng từ hợp lệ.có thể thấy chính lợi nhuận đã liên kết các
đơn vị kinh doanh lại với nhau. Chuỗi cung tạo nên chuỗi giá trị trong đó các tác nhân
có cơ hội chia sẻ dòng tiền ở mức độ khác nhau, tùy vào vai trò và vị thế của mỗi tác
nhân. Phần thấp nhất thuộc về các tác nhân thực hiện các công đoạn sơ chế vì những
công đoạn này tạo ra rất ít giá trị gia tăng cho sản phẩm.
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chuỗi cung
 Nhóm nhân tố vĩ mô
- Chính sách và sự hỗ trợ của Nhà nước, các chủ trương chính sách của Nhà
nước có ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định của hộ.
- Cơ sở hạ tầng: Hệ thống cơ sở hạ tầng có vai trò quan trọng trong việc thúc
đẩy sản xuất và tiêu thụ. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất và tiêu thụ hàng hóa bao
gồm: hệ thống đường sá, hệ thống thông tin liên lạc, phương tiện vận chuyển, phương
tiện chuyên chở, trung tâm thương mại….
- Thị trường: Bất kỳ hoạt động sản xuất và tiêu thụ hàng hóa nào đều chịu tác
động qua lại của cung cầu trên thị trường. Sự thay đổi cung, cầu hàng hóa dịch vụ sẽ
ảnh hưởng đến cơ chế hình thành giá cả, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của hàng hóa dịch vụ đó.

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 12


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

 Nhóm nhân tố vi mô
- Vốn: Vốn là yếu tố đầu vào cần thiết cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Vốn
dùng để đầu tư mua sắm trang thiết bị cũng như để trang trải các khoản chi phí trong
quá trình sản xuất. Nếu người sản xuất đủ vốn để đáp ứng các nhu cầu sử dụng vốn
trong quá trình sản xuất thì kết quả đạt được sẽ tốt hơn, ngược lại nếu sản xuất thiếu
vốn thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn như thiếu tiền mua cây giống, phân bón, phòng
bệnh….dẫn đến kết quả đạt được không cao. Ngay cả trong tiêu thụ, nếu hộ sản xuất
có đủ vốn để mua sắm phương tiện vận chuyển, cất trữ và bảo quản thì làm tăng khả
năng chủ động trong tiêu thụ sản phẩm và lợi nhuận thu được cũng cao hơn.
- Lao động: Lao động trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong sản xuất
chuối nói riêng mang tính mùa vụ rất cao. Thời gian cần nhiều lao động chủ yếu là đến
vụ thu hoạch, nếu lao động đáp ứng đủ thì sẽ thu hoạch đảm bảo yêu cầu về chất lượng
và số lượng.
- Quy mô diện tích: Quy mô diện tích là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến
giá trị sản lượng của nông hộ. Việc mở rộng quy mô diện tích của nông hộ là cơ sở
cho việc tăng giá trị sản lượng, đáp ứng nhu cầu của thị trường tiêu thụ và nâng cao
thu nhập cho hộ nông dân.
- Tập quán canh tác, trình độ và kỹ năng của người sản xuất: Tập quán canh
tác là những kinh nghiệm sản xuất được tích lũy lâu đời và mang nét đặc trưng của
mỗi vùng miền, tuy nhiên trên địa bàn huyện với tập quán canh tác còn thô sơ, ít sử
dụng cơ giới hóa vào sản xuất làm năng suất chuối không cao, gây nhiều khó khăn và
hao phí nhiều thời gian lao động...Vì vậy việc áp dụng cơ giới hóa và những tiến bộ kỹ
thuật trong sản xuất và nâng cao trình độ kỹ thuật cho người dân trong các khâu sản
suất là điều hết sức cần thiết.
1.1.5. Kinh nghiệm trong quản lý chuỗi cung, hoàn thiện chuỗi cung
1.1.5.1. Kinh nghiệm trong việc cung ứng Rau an toàn theo hướng VietGap
ở Đồng Bằng sông Cửu Long
Đồng bằng Sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực lớn nhất cả nước, nổi
tiếng về lúa, thủy sản, cây ăn trái nhiệt đới. Trong những năm trở lại đây, người nông
dân ở Đồng Bằng sông Cửu long cũng dần chuyển đổi thế độc canh cây lúa sang trồng
một số loại cây rau màu ngắn ngày cho năng suất cao, không những cung cấp cho

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 13


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

nhiều tỉnh trong khu vực, thành phố Hồ Chí Minh, Hà nội mà còn xuất khẩu sang một
số nước như Campuchia và Trung Quốc.
Trong chuỗi giá trị rau ở ĐBSCL, Hợp tác xã nông nghiệp đóng vai trò đặc biệt
quan trọng vì HTX là nơi làm trung gian thu mua rau của người dân một cách tập
trung, sau đó bán cho thương lái và công ty xuất khẩu, hay bán cho các quán ăn, nhà
hàng và bỏ sỉ cho người thu mua ở chợ địa phương, vì vậy thị trường được ổn định cả
về giá cả lẫn số lượng, tránh tình trạng người nông dân bị thương lái chèn ép giá, đây
là một điểm đáng quan trọng và góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hiểu quả
chuỗi cung ứng rau trong vùng.

Nông dân

Hợp tác xã

Doanh Người bán Nhà


nghiệp Thương lái
lẻ/ siêu thị hàng,quán
ăn.
Xuất
khẩu Bán tại các tỉnh
khác.

Sơ đồ 5: Chuỗi cung ứng rau an toàn ở ĐBSCL


Nguồn: Luanvan.net.vn “chuỗi cung ứng rau ở ĐBSCL theo hướng GAP”.
Người nông dân ở những vùng chuyên canh rau thường nắm khá vững yêu cầu
quy định về trồng rau an toàn, tập trung đầu tư (nhà lưới, phân bón…) cho rau. Tuy
nhiên, việc có sự góp mặt của HTX trong chuỗi tiêu thụ sản phẩm nhằm đảm bảo việc
thực hiện nghiêm ngặt các quy định theo đúng chuẩn GAP, mang lại nhiều thành công,
nâng cao thu nhập cho nông dân của vùng, nhiều nông dân đã thoát nghèo, vươn lên
thành những hồ giàu trong vùng, nhờ trồng rau với quy mô lớn.
1.1.5.2. Kinh nghiệm quản lý chuỗi cung ứng của tập đoàn dệt may Esquel
Tập đoàn Equel là một trong những nhà sản xuất hàng đầu về áo sơ mi chất
lượng cao được thành lập tại Hồng Kông, nhưng nó lại là công ty tiên phong trong
việc sử dụng hình thức buôn bán bù trừ để xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ. Tính đến
năm 2010, chuỗi cung ứng nội bộ của Equel đã bao gồm những công đoạn chính trong

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 14


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

quy trình sản xuất may mặc. Tất cả các hoạt động từ việc nuôi trồng và sản xuất sợ
xám đều được tiến hành dựa trên những yêu cầu của khách hàng, chuỗi cung ứng độc
đáo này cho phép Esquel mang đến cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ với chất
lượng tốt nhất
Bài học đầu tiên rút ra từ Esquel là việc tham gia vào khâu đầu tiên trong chuỗi
cung ứng là nuôi tằm hay trồng bông, trong khi đó các doanh nghiệp dệt may khác chỉ
thường quan tâm đến việc mua nguyên liệu ở đâu sao cho đạt yêu cầu mà chưa nghĩ tới
việc tạo ra nguyên liệu cung cấp cho chính hoạt động của mình. Việc tham gia vào
việc nuôi trồng bông, công ty có thể kiểm soát nguồn cung và chất lượng nguyên vật
liệu. Thứ hai là việc áp dụng phương thức kiểm tra lại cho mỗi hoạt động, mỗi công
đoạn và mỗi công việc. Việc kiểm tra chất lượng không chỉ được thực hiện trên thành
phẩm mà nó còn được tiến hành thường xuyên tại mỗi mắt xích để đảm bảo chất
lượng, giảm sai xót và chi phí.
Tiếp theo là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc sản xuất và quản lý nội
bộ, ban đầu là việc thiết lập hệ thống thông tin mới, thu thập thông tin từ những giai
đoạn đầu của chuỗi cung ứng như thiết kế sản phẩm, sau đó là ứng dụng công nghệ
vào việc theo dõi chất lượng và tình trạng hàng tồn kho và cuối cùng là ệ thống thông
tin tương tác với khách hàng không những để phục vụ tốt hơn mà còn giúp Esquel nắm
bắt được nguồn thông tin phản hồi từ khách hàng.
1.1.5.3. Kinh nghiệm từ mô hình sản xuất chuối của Ecucador
Buổi bình minh của ngành chuối Eucador bắt đầu từ những năm 30 và bùng nổ
vào giữa những năm 40. Kể từ đó đến nay, ngành công nghiệp chuối nước này không
ngừng mở rộng quy mô và liên tục đóng góp vào nền kinh tế. Xuất khẩu chuối chiếm
đến 61% tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của nước này vào năm 2009. Lợi nhuận
ngành chuối Ecuador khi nền kinh tế ổn định vào khoảng 20%.
Ecuador sở dĩ có thể thành công rực rỡ với chuối vì đã cải tạo được giống chuối
thu hoạch cao và có thể chuyên chở bằng đường biển với thời gian rất dài. Nhờ công
nghệ sản xuất và marketing tiên tiến nhất, cùng hệ thống vận chuyển bằng tàu biển
hiện đại, chuối Ecuador đã kết nối thành công với thị trường thế giới.

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 15


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

- Chuỗi giá trị Chuối ở Ecuador


Đóng góp lớn nhất vào thành công của ngành xuất khẩu chuối là Ecuador phải
kể đến chuỗi giá trị chuối mà nước này đã xây dựng được. Chuỗi giá trị liên hoàn từ
nơi sản xuất cho đến khi những nải chuối được đưa đến các kệ hàng tại những siêu thị
châu Âu và đến tay người tiêu dùng cuối cùng

Chuỗi giá trị ngành chuối


ECUADOR

Nhà sản xuất Người tiêu


dùng

Nhà xuất khẩu/


Nhà môi giới Nhà bán
lẻ/siêu thị

Vận chuyển
Các nhà bán
đường biển
buôn

Nới giấm chuối


Nhà nhập chín Nhà phân
khẩu phối

Sơ đồ 6: chuỗi giá trị chuối ở Ecuador


Nguồn: http://www.xaluan.com
Tại các đồn điền trồng chuối luôn có một đội ngũ chuyên viên kiểm soát về kỹ
thuật và chất lượng: từ độ ẩm, nhiệt độ đất trồng, phân bón, đến kiểm soát chất lượng
thu hoạch. Chuối thu hoạch được đem rửa sạch, hong khô và dán nhãn, đóng gói, từng
khâu này đều được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng.
1.2. Một số đặc điểm về cây chuối
1.2.1. Nguồn gốc và giá trị cây Chuối
1.2.1.1. Nguồn gốc
Chuối là tên gọi các loài cây thuộc chi Musa; trái của nó là trái cây được ăn
rộng rãi nhất. Những cây này có gốc từ vùng nhiệt đới ở Đông Nam Á và Úc. Ngày
nay, nó được trồng khắp vùng nhiệt đới. Chuối được trồng ở ít nhất 107 quốc gia. Ở
nhiều vùng trên thế giới và trong thương mại, "chuối" là từ thường được dùng để chỉ

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 16


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

các loại quả chuối mềm và ngọt. Những giống cây trồng có quả chắc hơn được gọi
chuối lá.
Chuối được thuần hóa ở Đông Nam Á. Nhiều loài chuối dại vẫn còn mọc lên ở
New Guinea, Malaysia, Indonesia, và Philippines. Gần đây, di tích về khảo cổ học và
môi trường cổ tại đầm lầy Kuk ở tỉnh Cao nguyên Tây, Papua New Guinea gợi ý rằng
chuối được trồng ở đấy bắt đầu trễ nhất năm 5000 TCN, nhưng có thể từ 8000
TCN.Vụ khám phá này có nghĩa rằng cao nguyên New Guinea là nơi mà chuối được
thuần hóa đầu tiên. Có lẽ những loài chuối dại khác được trồng ở những vùng khác tại
Đông Nam Á.
Một số vùng cô lập ở Trung Đông có thể nuôi chuối từ thời gian trước khi Hồi
giáo ra đời. Có chứng cớ trong văn kiện rằng nhà tiên tri Muhammad biết ăn nó. Sau
đó, văn minh Hồi giáo trải ra nhiều nước, và chuối đi theo. Những văn kiện Hồi giáo
nói đến nó nhiều lần, bắt đầu từ thế kỷ 9. Vào thế kỷ 10, những văn kiện Palestine và
Ai Cập đã nói đến chuối. Từ đó, chuối lan qua Bắc Phi và Tây Ban Nha. Thực tế là
vào thời Trung cổ, chuối từ Granada (Tây Ban Nha) được coi là những chuối ngon
nhất trong thế giới Ả Rập.
Các phytolith được khám phá trong một số cây chuối hóa thạch ở Cameroon từ
thiên niên kỷ 1 TCN đã gây ra cuộc tranh luận về lúc bắt đầu trồng cây chuối ở châu
Phi. Có chứng ngôn ngữ học rằng người Madagascar đã biết về chuối vào lúc đó.
Trước các khám phá này, chứng cớ sớm nhất về sự trồng chuối ở châu Phi có từ cuối
thế kỷ 6 TCN về sau. Người Hồi giáo Ả Rập chắc buôn chuối từ bờ biển đông của
châu Phi đến bờ biển Đại Tây Dương và về phía nam tới Madagascar. Năm 650, quân
đội Hồi giáo mang chuối đến vùng Palestine.Đến nay, người ta ước lượng có khoảng
100-300 giống chuối trên thế giới.
Cây chuối được nói đến trong bài là giống chuối xiêm, hay người ta còn gọi là
chuối mật mốc, bao gồm các giống chuối tây hồng, tây phấn, tây sứ, được trồng phổ
biến ở nhiều nơi, cây cao sinh trưởng khoẻ, không kén đất, khả năng chịu hạn cao song
dễ bị héo rụi (vàng lá Panama), quả to, mập, ngọt đậm và kém thơm hơn so với giống
khác.

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 17


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

1.2.1.2. Giá trị cây chuối


 Giá trị kinh tế
Chuối là loại quả có giá trị dinh dưỡng cao và giá thành rẻ nên chuối được tiêu
thụ với số lượng lớn trên thế giới. bên cạnh tiêu thụ quả tươi, sản phẩm chuối có thể là
nguyên liệu sản xuất ra bột chuối và chuối sấy khô. Bột chuối là loại sản phẩm có giá
trị kinh tế cao, với giá xuất khẩu từ 1500 – 2300 USD/tấn ( năm 2011). Chuối sấy là
một sản phẩm cho năng lượng cao, khối lượng nhẹ, dễ dàng vận chuyển và bảo quản
Chuối là một trong những loại cây đem lại rất nhiều sản phẩm có giá trị từ quả
chuối cho đến thân cây, lá chuối hay bắp chuối. Theo đề án quy hoạch phát triển rau
quả và hoa, cây cảnh đến năm 2010, tầm nhìn 2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, chuối được nhiều địa phương chọn làm cây trồng chủ lực.
Theo ông Vũ Mạnh Hải, Viện trưởng Viện Nghiên cứu rau quả Trung ương,
chuối là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Hàng năm kim ngạch xuất khẩu của Việt
Nam sang Trung Quốc chiếm tỷ lệ lớn và không bị cảnh được mùa, mất giá. Chuối có
thể được coi là cây chủ lực mà các tỉnh nên quan tâm. Không chỉ là xuất khẩu quả
chuối, mà những năm gần đây một lượng lá chuối được xuất khẩu sang thị trường thế
giới như Thái Lan, Mỹ thu về một nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước.
Xác định cây chuối là một trong những cây ăn quả mang lại giá trị kinh tế cao,
cho thu nhập quanh năm, vốn đầu tư ít nên người dân ở nhiều địa phương trên cả nước
đã tập trung mở rộng diện tích, trong đó có một số địa phương như: Lào Cai, Đồng
Nai, Chuối còn được nông dân nhiều địa phương trồng xen canh, như xã Quang Trung,
huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai trồng xen canh hơn 1.200 ha. Chuối được trồng khá
đa dạng như chuối bom, chuối sứ, chuối ngọc nữ, chuối chà bột và chuối cau. Nhiều
hộ dân cho rằng, trồng chuối ít lo mất mùa, gần đây các tiểu thương đến tận vườn mua.
Nhiều địa phương trồng chuyên canh cây chuối. Gần 600 ha chuối mốc tập
trung ở một số xã huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên đang vào mùa thu hoạch. Chuối
móc năng suất bình quân 250 kg/sào, cao gấp đôi chuối tiêu bình thường, bình quân
thu lãi trên 100 triệu đồng/ha, gấp khoảng 4 lần trồng lúa.
So với nhiều loại cây trồng khác, toàn bộ sản phẩm của cây chuối có thể làm
lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc, thuốc nhuộm, công nghiệp chế biến thực phẩm
(làm rượu, mứt) và vì lý do đó trong sản xuất kinh doanh, việc sản xuất quả tươi gặp

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 18


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

trở ngại thì cũng dễ dàng sử dụng sản phẩm chuối vào những mục đích khác với trang
thiết bị yêu cầu không cao như chuối sấy khô, làm bột, ủ chua.
 Giá trị dinh dưỡng
Chuối là loại cây ăn trái rất được ưa chuông trên thế giới. Ở một số quốc gia,
đặc biệt là các nước có khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới, trái chuối là món ăn chính
trong thực đơn của họ.
Theo Anon (1963), thành phần dinh dưỡng trong quả tính theo trọng lượng tươi
và khô đối với chuối ăn và chuối nấu như sau:

Bảng 2: Thành phần dinh dưỡng trong quả chuối ăn tươi và chuối nấu
Thành phần Chuối ăn tươi(%) Chuối nấu(%)

Theo trọng Theo trọng Theo trọng Theo trọng


lượng tươi lượng khô lượng tươi lượng khô

Nước 75,7 66,4

Gluxit 22,2 91,4 31,2 92,8

Protein 1,1 4,5 1,1 3,3

Lipit 0,2 0,8 0,4 1,2

Tro 0,8 3,3 0,9 2,7

Nguồn: Theo thanhnien.vn/ sức khỏe.


Trong quả chuối có một lượng vitamin khá lớn, đặc biệt là các vitamin nhóm A
và C. Tùy thuộc vào giống, hàm lượng vitamin có thể thay đổi, các giống chuối ăn
được thường giàu vitamin C và B6, còn các giống chuối trong nhóm chuối nấu lại giàu
vitamin A.
Tác giả Champion J. cho rằng quả chuối có giá trị dinh dưỡng cao, thể hiện khi
ăn 100g thịt quả cho mức năng lượng 110 – 120 calo. Trong khi đó, 100g táo chỉ cho
mức năng lượng 64 calo, 100g cam cho 53 calo…Mặt khác, các thành phần dinh
dưỡng trong quả chuối được cơ thể hấp thụ nhanh. Vì vậy, chuối được coi là loại quả

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 19


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

lý tưởng cho người già, sức khỏe yếu, suy dinh dưỡng, mệt mỏi….Ngoài ra, quả chuối
cũng có vị trí đặc biệt trong khẩu phần ăn giảm mỡ, Cholesteron và muối Natri.
Đối với người Việt Nam, từ xưa tới nay chuối mang lại nhiều lợi ích thiết thực
và rất gần gũi với cuộc sống, cây chuối được trồng rất phổ biến trong vườn của mỗi
người dân ở nông thôn. Quả chuối là một loại thức ăn quý cho người ở bất kể lứa tuổi
nào. Hoa chuối và thân cây chuối non cũng là một thứ rau tốt,củ chuối cũng ăn được,
thân chuối già dùng làm thức ăn gia súc, lá chuối dùng để gói bánh. Hạt của giống
chuối hột được ngâm với rượu là vị thuốc chữa bệnh sỏi thận và tiểu đường... Chuối
xanh còn có tác dụng diệt nấm, làm se. Quả Chuối chín nhuận tràng, chống scorbut và
làm dịu. Chuối chín thúc đẩy sự lên da non của các vết thương tổn của ruột trong viêm
ruột kết có loét. Lá non dùng băng bó để làm dịu vết bỏng, vết cháy. Ở Ấn Độ, thân
giả và củ Chuối dùng chữa rối loạn về máu và trị bệnh hoa liễu còn nhựa cây được
dùng trị bệnh đau về thần kinh như icteria và động kinh, trị lỵ và ỉa chảy và làm nước
giải khát khi bị thổ tả.
1.2.2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật
1.2.2.1. Đặc điểm kỹ thuật
Ở nước ta, khí hậu bốn mùa đều phù hợp cho chuối phát triển, từ Bắc đến Nam,
đồng bằng cũng như miền núi, ở đâu và mùa nào cũng có chuối. chuối phù hợp với địa
hình cao ráo lẫn đồng bằng bởi tính ưa nước tuy nhiên chịu hạn kém, vì vậy cần bố trí
chăm sóc phù hợp để cho ra năng suất cao.
 Điều kiện sinh thái
- Nhiệt độ:Chuối sinh trưởng và phát triển thuận lợi trong phạm vi 25-350C. Khi
nhiệt độ giảm đến 100C thì quả chuối nhỏ, phẩm chất kém, sinh trưởng chậm. Chuối
sợ rét và sương muối, khi gặp sương muối kéo dài lá chuối sẽ xám lại và héo khô. Như
vậy, ở nước ta, nhất là các tỉnh miền Nam, Nam Trung bộ, bình quân nhiệt độ hàng
năm lớn hơn 240C, nên có lượng nhiệt rất tốt cho chuối phát triển.
- Nước: Hàm lượng nước trong các bộ phận cây chuối rất cao, trong thân già
92,4%, trong rễ 96%, trong lá 82,6% và trong quả 96%. Độ bốc hơi của lá rất lớn, dưới
ánh nắng mặt trời, sức tiêu hao nước của chuối từ 40-50mg/dm2/phút. Với giống chuối
mật mốc, cần từ 15-20 lít nước/ngày tuỳ theo trời râm hay trời nắng, vào mùa đông ở

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 20


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

nước ta thường khô hanh, ít mưa nên cần có biện pháp tưới ẩm để cung cấp đủ nước
cho chuối.
- Ánh sáng: Chuối có khả năng thích ứng trong phạm vi cường độ ánh sáng
tương đối rộng. Cho nên lượng ánh sáng ở điều kiện nước ta cũng cho phép cây chuối
sinh trưởng và phát triển tốt.
 Điều kiện về giống
Hình thức nhân giống chuối chủ yếu là nhân giống vô tính. Người ta thường
dùng loại chồi con để trồng. Chồi con được hình thành từ những mầm ngủ mọc trên
thân ngầm của chuối, thường có 2 loại chồi con: chồi con đuôi chiên và chồi con lá
rộng. Theo nhiều kinh nghiệm, loại chồi con đuôi chiên được sử dụng trồng tốt nhất,
nó được sinh ra khoảng tháng 4 đến tháng 6. Trong điều kiện đầy đủ ánh sáng, nhiệt
độ thích hợp, loại chồi non này sinh ra rất nhanh, tốc độ sinh trưởng rất mạnh, chồi
này rất sung sức, khi trồng mau bén rễ, tốc độ hồi sinh nhanh, sinh trưởng mạnh và
mau ra buồng, sản lượng cao.
Ngoài chồi con, ở một số nơi đã chọn củ chuối (thân ngầm) để nhân giống, ở
nước ta chưa áp dụng nhiều nhưng ở Trung Quốc, các nước châu Phi, châu Mỹ đã áp
dụng nhiều phương pháp trồng bằng củ chuối. Theo họ, phương pháp này có lợi ở
những mặt: dễ vận chuyển, con giống mọc ra từ củ tương đối đồng đều nên khi trồng
dễ chăm sóc và thu hoạch, hệ số nhân giống cũng tương đối cao vì khi ta bổ một củ ra
đem trồng có thể đạt được từ 4 đến 6 cây con.
 Điều kiện đất đai
Chuối là loại cây dễ trồng, yêu cầu về đất không quá nghiêm khắc. Tốt nhất đối
với chuối là đất thịt nhẹ, đất pha cát, đất phù sa (tốt hơn cả), đất thoáng có cấu tượng
tốt và độ xốp cao. Về hóa tính đất, chuối rất cần các chất khoáng trong đất như N, P,
K, Ca, Mg, trong đó hai yếu tố chính là N và K.
Chuối mọc bình thường trong đất có pH từ 4,5-8, tốt nhất trong khoảng 6-7,5.
Trường hợp đất quá chua hoặc quá kiềm có thể gây ra hiện tượng thiếu vi lượng trong
đất, ảnh hưởng đến sinh trưởng của chuối.
 Mật độ trồng
Mật độ trồng dày hay thưa phụ thuộc vào giống chuối. Đối với giống càng thấp
cây, tán lá hẹp như chuối mật mốc, chuối ngự có thể trồng dày, còn các loại như chuối

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 21


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

tiêu vừa, chuối tiêu cao, chuối lá, chuối gòn,…lại trồng thưa hơn. Ở các vườn chuối
nước ta, mật độ trồng phổ biến khoảng trên dưới 1.000 cây/ha (với chuối tiêu vừa và
lùn), khoảng cách trồng: 3m x 3m (1100 cây/ha) hoặc 3m x 2,5m (1.300 cây/ha). Tuy
nhiên, so với các nước khác, mật độ trồng nước ta quá thưa nên năng suất thấp hơn
nhiều. Theo nhiều kinh nghiệm cho biết, ở nước ta đối với giống chuối mật mốc, có
thể trồng 20.00-2.500 cây/ha. Tuy nhiên, khi trồng mật độ dày cần phải chú ý: Chọn
cây con thật đồng đều nhằm tránh hiện tượng lấn át, tranh giành dinh dưỡng và ánh
sáng giữa các cây; chú ý bón phân đúng mức và phòng tránh kịp thời bệnh đốm lá cho
cây; trồng dày hợp lý có tác dụng tốt cho vườn chuối, vườn sớm được che bóng, ít cỏ
dại, tạo điều kiện nóng ẩm phù hợp với cây chuối và tốt hơn cả là tăng năng suất
chuối.
 Thời vụ
Đối với khí hậu nước ta, chuối có thể trồng quanh năm đều sống được, vì vậy
về mặt thời vụ không yêu cầu nghiêm ngặt lắm. Đối với các giống chuối gòn, chuối lá
mật, chuối ngự,… có thể trồng được vụ xuân (tháng 2-3 ÂL), nhưng với chuối tiêu thì
phải trồng vụ thu (tháng 6-7 ÂL) và cây sẽ ra hoa vào tháng 6-8 năm sau, đến tháng 9-
11 thu hoạch, lúc này năng suất, phẩm chất chuối tiêu rất tốt. Vì vậy mà trong dân gian
cũng đã có kinh nghiệm ăn chuối: vào mùa nóng thì nên ăn chuối gòn, chuối lá, còn
vào mùa rét thì ăn chuối tiêu ngon hơn.
 Phân bón, chăm sóc
Đạm (N), Lân (P), Kali (K) đều rất cần thiết bón cho chuối, ảnh hưởng đến
năng suất chuối, K liên quan đến sự phát triển chiều cao và P có tác dụng tạo phẩm
chất quả tốt, chống sâu bệnh. Lượng bón phân tuỳ thuộc vào sản lượng thu hoạch. Đối
với nước ta, qua các thí nghiệm cho thấy liều lượng N, P, K thích hợp bón cho 1 cây
chuối tiêu trong 1 năm ở đất phù sa ven sông là: 100-200g N nguyên chất, 20-40g P
nguyên chất, 250-300g K. Hàm lượng chất hữu cơ trong đất trồng chuối nhất thiết phải
đạt 3-4% là tốt, nếu thấp hơn phải bón phân hữu cơ. Đối với chuối thường bón 30-
50kg phân chuồng cho một gốc một năm. Có thể phủ cỏ, vỏ cà phê, mùn cưa, lá
thông,…một lớp dày 30-40cm quanh gốc chuối để dần thành mùn và giữ ẩm cho đất
cũng rất tốt. Hoặc có thể trồng cây phân xanh để tạo chất hữu cơ cho đất. Nên nhớ vào
các tháng 7-8-10 sau khi trồng là giai đoạn bón thúc quan trọng, giúp nâng cao năng

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 22


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

suất và phẩm chất chuối. Chuối có nhu cầu nước cao, chịu hạn kém, cho nên cần lưu ý
tưới nước đủ cho chuối. Một nghiên cứu đã cho biết một cây chuối có diện tích bộ lá
13,5m2 cần 50-70kg nước để thoát nước trong một phút. Mùa mưa không nên đi lại,
cày xới trong vườn chuối. Và quan trọng phải theo dõi sâu hại chuối và có cách phòng
trừ hiệu quả.
1.2.2.2. Nhóm nhân tố kinh tế xã hội
o Thị trường tiêu thụ
Trong những năm gần đây, chuối trờ thành một loại cây ăn quả không chỉ tiêu
thụ ở trị trường nội địa mà còn là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao, thị
trường xuất khẩu chủ yếu của chuối trước đây là Trung quốc tuy nhiên thời gian gần
đây Trung quốc hạn chế thu mua, vì vậy chuối đang được xuất khẩu mở rộng sang
Thái Lan, Lào, Ấn Độ, các nước Trung Đông, châu Âu… và đang có xu hướng mở
rộng thị trường xuất khẩu.
Thị trường có tính ảnh hưởng rất lớn đến quyết định sản xuất chuối của người
dân. Bao gồm những quyết định về diện tích, sản lượng, chất lượng…nhằm mang lại
lợi nhuận cao nhất. Nhu cầu thị trường còn là cơ sở cho các nhà hoạch định chính sách
đưa ra các quyết định đúng đắn về quy hoạch, kế hoạch, định hướng cho ngành sản
xuất chuối như xây dựng vùng chuyên môn hóa, mở rộng thị trường, có các biện pháp
chính sách vĩ mô để phát triển chuối một cách bền vững, và thông qua thị trường, lợi
nhuận được phân phối hợp lý cho cả nhà sản xuất , người tiêu dùng và các khâu thu
gom trung gian.
o Tổ chức sản xuất: Chuối là một nông sản hàng hóa nên việc tổ chức sản
xuất là rất cần thiết, cần phải sản xuất tập trung và có quy mô lớn, trình độ thâm canh
cao. Việc quy hoạch, phân vùng để khai thác mọi tiềm năng, lợi thế của vùng là hết
sức quan trọng. phân vùng hợp lý sẽ giữ được cân bằng sinh thái, tận dụng được mọi
tiềm năng về đất đai, lao động và các điều kiện khai thác trong vùng nhằm đảm bảo
hiểu quả trước mắt và lâu dài của vùng.
Tổ chức sản xuất chuối nên theo hướng chuyên môn hóa kết hợp với phát triển
tổng hợp, xen canh với nhiều loại cây khác nhằm tạo ra sự cạnh tranh cao hơn trên thị
trường đồng thời đa dạng hóa sản phẩm. Thúc đẩy việc áp dụng khoa học kỹ thuật,
người dân mạnh dạn đầu tư thâm canh từ đó mang lại năng suất và hiệu quả kinh tế

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 23


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

cao. Phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa còn góp phần thực hiện tốt quá trình
công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
o Các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước
- Chính sách đất đai:
Trung ương đảng đã đề ra chỉ thị 100-CP/TW về cải tiến công tác khoán sản
phẩm về nhóm người lao động. Nghị quyết 10 của bộ chính trị về quản lý đổi mới kinh
tế nông nghiệp, và đặc biệt là các chính sách liên quan tới địa bàn huyện và dân tộc
thiểu số, theo Điều 27 Luật đất đai năm 2013 về trách nhiệm của Nhà nước về đất ở,
đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào dân tộc thiểu số, chính sách kinh tế mới,
nghị quyết 61/CP và luật đất đai 1993 có sửa đổi bổ sung về giao quyền sử dụng đất
lâu dài cho hộ nông dân đã có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của sản xuất nông
nghiệp nói chung và sản xuất chuối nói riêng. Trên cơ sở chính sách của nhà nước,
nông dân gắng bó với đất đai của mình hơn, trách nhiệm đối với đất đai cũng cao hơn.
Họ yên tâm đầu tư lâu dài, thâm canh tăng năng suất, tăng hiệu quả kinh tế, giữ gìn
môi trường sinh thái, đảm bảo cho quá trình sản xuất nông nghiệp bền vững. Mặt khác
các hộ nông dân còn được quyền chuyển nhượng, chuyển đổi đất đai sao cho phù hợp
để thuận tiện cho việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, thực hiện cơ giới hóa, hiện
đại hóa theo hướng sản xuất hàng hóa.
- Chính sách tín dụng
Vốn là một yếu tố quyết định vì sản xuất chuối đòi hỏi một lượng đầu tư ban
đầu lớn. Nếu thiếu vốn, người sản xuất với quy mô nhỏ, đầu tư thấp sẽ dẫn đến không
hiệu quả về sản lượng và chất lượng của cây chuối. Vì vậy, chính sách về tín dụng có
tác dụng hỗ trợ rất lớn cho người dân về vốn đầu tư để mở rộng sản xuất cũng như đầu
tư thâm canh ổn định. Chính sách tín dụng còn là cơ sở, là nền tảng ban đầu cho người
nông dân khi đi vào sản xuất, giúp họ giải quyết được những khó khăn trước mắt, tạo
đà cho họ yên tâm phát triển sản xuất lâu dài, thực hiện tốt các định hướng sản xuất
của mình.
- Chính sách khuyến nông
Một số chính sách khuyến nông như: Tập huấn cho bà con về kỹ thuật trồng
chuối; tổ chức tham quan giới thiệu mô hình trồng chuối hiệu quả; cung cấp thông tin
thị trường đến người dân thông qua các phương tiện đài, báo, vô tuyến truyền

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 24


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

hình…để người dân nắm bắt và đưa ra các quyết định sản xuất đúng đắn, phù hợp với
nhu cầu thị trường. Công tác khuyến nông rất cần thiết đối với người nông dân, vì vậy
để công tác khuyến nông được thực hiện thường xuyên. Nhà nước cần có những chính
sách khuyến khích cán bộ khuyến nông, tạo điều kiện cho họ phát huy khả năng của
mình, đồng thời cũng có những chính sách khuyến khích cả người nông dân để họ
tham gia học tập tích cực hơn. Một số chính sách khác như chính sách giá cả, chính
sách đầu tư …cũng có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của sản xuất chuối.
Chính sách giá cả tác động đến giá cả nguyên vật liệu đầu vào trong nông
nghiệp, đó là chính sách trợ giá giống cây trồng, trợ giá phân bón, thuốc trừ
sâu…những chính sách này đã giúp cho người nông dấn giảm được giá thành sản xuất,
tăng sức cạnh tranh và tăng quy mô sản xuất.
1.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
1.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình đầu tư chi phí
Tổng chi phí sản xuất (TC): Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ chi phí đầu tư vào
quá trình sản xuất.
1.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả sản xuất
1.3.2.1. Chỉ tiêu đánh giá kết quả
- Năng suất: Chỉ tiêu này cho biết trung bình một năm thu được bao nhiêu kg
chuối trên một đơn vị diện tích trồng chuối. N = Q/D
Trong đó: Q: Là tổng sản lượng thu hoạch chuối trong năm.
D: Là diện tích trồng chuối.
- Tổng giá trị sản xuất (GO) : Là toàn bộ giá trị sản phẩm và dịch vụ do các cơ
sở sản xuất (hộ) thu được trong thời gian nhất định (thường là một năm).
GO =∑ Qi ∗ Pi
Qi: Sản lượng loại sản phẩm thứ i
Pi : Giá bán sản phẩm thứ i
- Thu nhập hỗn hợp (MI): Được tính bằng tổng giá trị sản xuất (GO) trừ đi chi
phí sản xuất của hộ (C).
MI = GO – C

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 25


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

Trong đó chi phí sản xuất (C) là toàn bộ chi phí bằng tiền của hộ để tiến hành
sản xuất kinh doanh, bao gồm chi phí sản xuấ trực tiếp (TT) cộng với lãi vay ngân
hàng (I) và khấu hao tài sản cố định (De).
C = TT + I + De
Chi phí sản xuất trực tiếp (TT): Là toàn bộ chi phí bằng tiền mặt của hộ để tiến
hành sản xuất kinh doanh như mua vật tư, thuê lao động, thuê các dịch vụ khác. Các
khoản chi phí này được tính theo giá thị trường.
Chi phí tự có: Là các khoản chi phí mà hộ gia đình không phải dùng tiền mặt để
thanh toán và gia đình có khả năng cung cấp như lao động gia đình, vật tư gia đình tự
sản xuất…thông thường các chi phí này được tính theo chi phí cơ hội.
- Lợi nhuận: Là phần còn lại của tổng giá trị sản xuất (GO) sau khi trừ đi chi phí
sản xuất (TC). Hay lợi nhuận kinh tế ròng là phần còn lại của thu nhập hỗn hợp (MI)
sau khi trừ đi chi phí tự có.
1.3.2.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế
Lợi nhuận trên tổng chi phí (LN/TC): Cho biết một đồng chi phí bỏ ra thu
được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 26


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG SẢN PHẨM CHUỐI Ở HUYỆN


HƯỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Hướng Hóa là huyện miền núi nằm ở phía tây của tỉnh Quảng Trị, cách thành
phố Đông Hà khoảng 65km về phía tây (tính từ thị trấn Khe Sanh của huyện), phía bắc
giáp tỉnh Quảng Bình, phía tây và phía nam giáp CHDCND Lào, phía đong giáp với
các huyện Gio Linh, Vĩnh Linh và Đakrông của tỉnh Quảng Trị..
Toàn huyện có 22 đơn vị hành chính trong đó 20 xã và 02 thị trấn (Khe Sanh và
Lao Bảo) (trong đó có 13 xã đặc biệt khó khăn; 11 xã giáp biên với Lào), có cửa khẩu
Quốc tế Lao Bảo nằm trên trục đường Quốc lộ 9 nối liền với các nước trong khu vực:
Lào, Thái Lan, Mianma và Khu vực Miền Trung Việt Nam. Có đường biên giới dài
156km tiếp giáp với 3 huyện bạn Lào. Diện tích tự nhiên toàn huyện là:1150,86km2,
dân số đến cuối năm 2013 là: 82 nghìn người, Có 03 dân tộc sinh sống chủ yếu là: Pa
Kô, Vân Kiều, Kinh.
Nguồn: http://huonghoa.quangtri.gov.vn

Hình 1: Bản đổ huyện Hướng Hóa


Hướng Hóa là vùng đất có vị trí chiến lược được quan tâm từ thuở xa xưa.
Trong tác phẩm Ô châu cận lục của Dương Văn An (thế kỷ 16), gọi vùng đất này là

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 27


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

rừng Viên kiều, rừng Cao Tuyền; sản vật phong phú cũng như mối lợi về thuế khóa
trong giao thương, buôn bán với các vương quốc láng giềng phía tây. Đặc biệt địa bàn
là nơi có tuyến đường HLKT – ĐT đi ngang qua, vì vậy Hướng Hoá đã và đang là một
trong những địa phương có vị thế đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh
tế của tỉnh nhà.
2.1.1.2. Địa hình, đất đai, thổ nhưỡng
- Địa hình:
Địa thế núi rừng Hướng Hoá rất đa dạng. Núi và sông xen kẽ nhau, tạo thành
địa hình chia cắt, sông suối đều bắt nguồn từ núi cao. Là khu vực duy nhất của Việt
Nam có cả Đông và Tây Trường Sơn với dãy núi cao trên 1.000 m chạy theo hướng
Tây Bắc – Đông Nam chạy dọc ranh giới hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị. Là một
huyện miền núi phía tây tỉnh Quảng Trị, Hướng Hóa có địa hình rất đa dạng và hiểm
trở, có nhiều ngọn núi cao như Động Voi Mẹp (1.701m), Động Chấn (1.257m), Động
Tri (1.009m), sông Sê Pôn chảy qua Hướng Hóa chung dòng với nước bạn Lào. Ngoài
ra, Hướng Hóa còn có sông Rào Quán và hàng trăm khe suối nhỏ. Núi và sông xen kẽ
tạo thành địa hình bát úp. Khí hậu nơi đây mang những nét điển hình của khí hậu nhiệt
đới, gió mùa.
- Đất đai:
Đất đai chủ yếu có hai loại: cát pha và đất đỏ bazan, thuận lợi cho việc phát
triển nông - lâm nghiệp.

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 28


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

Bảng 3: Hiện trạng sử dụng đất huyện Hướng Hóa năm 2015
Đơn vi Cơ cấu
Chỉ tiêu
(ha) (%)
Tổng số 115283,1 100
Đất nông nghiệp 90220,4 78,3
Đất sản xuất nông nghiệp 15430,1 13,4
Đất trồng cây hàng năm 7247,5 6,3
Đất trồng lúa 2160,9 1,9
Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 10,0 0,0
Đất trồng cây hàng năm khác 5076,6 4,4
Đất trồng cây lâu năm 8182,6 7,1
Đất lâm nghiệp có rừng 74663,0 64,8
Rừng sản xuất 21689,2 18,8
Rừng phòng hộ 29468,2 25,6
Rừng đặc dụng 23505,6 20,4
Đất nuôi trồng thuỷ sản 113,9 0,1
Đất làm muối 0,0 0,0
Đất nông nghiệp khác 13,4 0,0
Đất phi nông nghiệp 4286,5 3,7
Đất chưa sử dụng 20776,2 18
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hướng Hóa, năm 2015.
Nhìn vào bảng trên ta thấy, mặc dù địa hình đồi núi là chính, giao thông còn khó
khăn tuy nhiên trên địa bàn huyện đã tận dụng được trên 80% đất đai có sử dụng được,
trong đó diện tích đất lâm nghiệp có rừng chiếm lớn nhất trong tổng số. Diện tích đất
trồng cây lâu năm, đa số là cây ăn quả và cây công nghiệp chiếm 7,1 % và đang có xu
hướng mở rộng trong giai đoạn tới, đất chưa sử dụng vẫn chiếm 18% tính đến năm
2014, vì vậy huyện vẫn đang có các chính sách khai thác và tận dụng triệt để đất đai để
đưa vào phục vụ cho sản xuất.
2.1.1.3. Khí hậu, thời tiết, thủy văn
Hướng Hóa nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh, mùa
khô từ tháng 1 đến tháng 5. Ba tháng có lượng mưa nhiều nhất là tháng 8, 9 và 10. So

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 29


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

với khí hậu Quảng Trị, vùng này là khu vực có khí hậu của Tây Trường Sơn, mùa khô
và mùa mưa cũng đều đến sớm hơn.
Là vùng chịu ảnh hưởng rõ nét của chế độ khí hậu nhiệt đới với nền nhiệt cao
hầu như quanh năm, nhiệt độ trung bình năm là 25,3 độ C. Các tiểu vùng khí hậu đã
tạo cho huyện Hướng Hoá là vùng có tài nguyên khí hậu đa dạng, đây thực sự là một
trong những thế mạnh để phát triển nội lực và thu hút đầu tư vào địa bàn. Tài nguyên
rừng và khoáng sản phong phú, có tiềm năng khai thác lâu dài. Nguồn nước dồi dào từ
những con sông: Sê Păng Hiêng, Sê Pôn, Rào Quán và hệ thống ao hồ, hàng trăm con
suối, khe nhỏ, nước ngầm, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Đặc
biệt, công trình Thuỷ lợi - Thuỷ điện Quảng Trị trên sông Rào Quán giá trị đầu tư trên
2000 tỷ đồng đã hoàn thành cung cấp điện cho Quảng Trị và hoà vào mạng lưới điện
Quốc gia với công Suất 64MW. Ngoài ra, công trình thuỷ điện Hạ Rào Quán và thuỷ
điện La La đang xây dựng sẽ hoàn thành trong nay mai, tạo điều kiện phát triển điện
lưới trên địa bàn huyện nói riêng và tỉnh nhà nói chung, đồng thời tưới tiêu phục vụ
sản xuất nông nghiệp của bà con tại huyện.
Hướng Hóa có lượng mưa vừa phải, trung bình năm đạt tới 1800 - 2200 mm
hoặc lớn hơn và tập trung chủ yếu trong mùa mưa, hai tháng có lượng mưa lớn nhất là
tháng 6 và 7, chiếm tới 45% tổng lượng mưa hàng năm. Mưa ít nhất là tháng 2 và
tháng 3. Độ ẩm không khí trong vùng đạt tới 72% trong đó, trong mùa mưa độ ẩm lên
tới 92% ở tháng cao nhất. Mặc dù vậy, những giá trị cực đoan thấp vẫn đo được trong
thời kỳ khô nóng kéo dài. Với khí hậu và điều kiện tự nhiên nhiều thuận lợi, trong
vùng thuận lợi cho việc trồng các loại cây hàng năm như sắn, lúa rẫy, hoa màu… cũng
như cây công nghiệp dài ngày như hồ tiêu, cao su và một số loại cây ăn quả như: Xoài,
nhãn.. và đặc biệt với độ ẩm và lượng mưa vừa phải trên địa bàn, cộng với địa hình đồi
núi chiếm đa số rất thuận lợi cho việc trồng và mở rộng quy mô với cây chuối, một
loại cây ăn quả dễ trồng và ít tiêu tốn công chăm sóc.

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 30


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

Bảng 4: Nhiệt độ lượng, mưa huyện Hướng Hóa theo dõi năm 2014

độ ẩm
Nhiệt độ Nhiệt độ Nhiệt độ
không Số giờ nắng Lượng
Tháng trung tối cao tối thấp
khí TB (giờ) mưa(mm)
bình (oC) (oC) (oC)
(%)

1 17,2 30,1 9,7 86 151 8,2


2 18,9 32 10,5 89 148 0,3

3 22,1 36,7 14,6 90 146 2,2

4 25,8 35,5 20,3 85 189 121,2

5 27,5 36,3 21,2 75 267 87,8

6 26,4 34,8 21,9 85 119 302,4

7 25,5 32,5 21,3 89 146 238,6

8 25,4 33,3 20,8 88 133 183,5

9 25,6 33 20,8 88 187 146,3

10 23,8 32,2 18,8 90 184 149,9


11 22,8 29,6 18,5 92 156 121,5
12 17,8 24,4 21,2 90 42 124,4

Bình
19,2 27,3 15,0 72,3 127,1 101,5
quân

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hướng Hóa năm 2014


Giờ đây, cây chuối không còn là cây xóa đói, giảm nghèo mà trở thành cây
trồng giúp người dân làm giàu một cách bền vững. Với mục tiêu và cơ cấu cây trồng
đã chọn, huyện Hướng Hóa đang tiếp tục mở rộng diện tích các loại cây công nghiệp
có giá trị kinh tế cao; tích cực chuyển giao tiến bộ khoa học – kỹ thuật; nghiên cứu,
đưa vào ươm trồng các giống cây công nghiệp mới; thường xuyên tổ chức đào tạo
nghề, tập huấn cho nông dân… Bên cạnh đó, huyện luôn ưu tiên phát triển ngành công
nghiệp chế biến; tập trung xây dựng thương hiệu; thu hút các dự án đầu tư… để cây
công nghiệp đứng vững và phát triển, từng bước nâng cao đời sống người dân trên địa
bàn miền núi, biên giới xa xôi này

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 31


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội


2.1.2.1. Dân số và lao động
Theo số liệu tổng điều tra dân số, dân số toàn huyện Hướng Hóa là 80.027
người, trong đó có 39426 người là nam, chiếm 49,3% (năm 2014), có 40602 người là
nữ chiếm 50,7%, dân số khu vực thành thị chiếm 26,7%, khu vực nông thôn chiếm
73,3%(năm 2014). Hướng Hóa là nơi tập trung chủ yếu người đồng bào dân tộc thiểu
số, đặc biệt là dân tộc Vân Kiều, tiếp đến là Pa Cô và một số ít người kinh tập trung
chủ yếu ở Thị trấn Khe Sanh và thị trấn Lao Bảo.
Bảng 5: Dân số trung bình phân theo giới tính và phân theo thành thị, nông thôn
Phân theo thành
Phân theo gới tính
Tổng thị, nông thôn
Năm
số Thành Nông
Nam Nữ
thị thôn
2000 56940 28513 28427 16136 40804
2005 66181 34082 32099 18474 47707
2006 69218 34580 34638 19046 50172
2007 71298 36424 34874 19463 51835
2008 73471 36984 36487 20019 53452
2009 75497 38014 37483 20494 55003
2010 77291 38935 38356 20974 56317
2011 78408 38914 39494 21184 57224
2012 78854 39044 39810 21694 57160
2013 79978 39715 40263 21352 58626

2014 80027 39426 40602 21353 58674


Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hướng Hóa, năm 2014
Mật độ dân số bình quân của huyện là 69.4 người/km2 (thấp hơn mức trung
bình của toàn tỉnh 126 người/km2, của cả nước là 260 người/km2). Dân số của huyện
phân bố không đồng đều giữa các đơn vị hành chính, mật độ dân số cao nhất là Khe
Sanh với 821,3 người/km2; trong khi đó đơn vị có mật độ thấp nhất là xã Hướng Sơn
và xã Hướng Lập chỉ có 9,1 người/km2.

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 32


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

Bảng 6: Diện tích, số thôn, dân số và mật độ dân số năm 2014 phân theo xã, thị
trấn

Diện Dân số Mật độ


Số thôn
tích trung bình dân số
(thôn)
Km2 (Người) (Người/km2)

Tổng số 1152,8 195 80027 69,4


Phân theo xã, phường, thị trấn

Theo danh mục đơn vị hành chính

19429 Khe Sanh 13,4 8 11013 821,3

19432 Lao Bảo 17,2 12 10338 602,4

19435 Hướng Lập 160,2 8 1452 9,1

19438 Hướng Việt 59,4 6 1316 22,1

19441 Hướng Phùng 125,1 15 4916 39,3

19444 Hướng Sơn 207,8 7 1893 9,1

19447 Hướng Linh 114,7 7 2105 18,4

19450 Tân Hợp 33,0 5 4056 122,8

19453 Hướng Tân 25,1 7 2875 114,6

19456 Tân Thành 45,7 8 3370 73,7

19459 Tân Long 20,2 9 3907 193,9

19462 Tân Lập 19,5 8 3810 195,1

19465 Tân Liên 12,9 12 4122 318,5

19468 Húc 63,7 9 3389 53,2

19471 Thuận 22,1 13 2874 129,8

19474 Hướng Lộc 50,7 10 2612 51,5

19477 Pa Tầng 62,0 9 3385 54,6

19480 Thanh 21,2 10 3351 157,9

19483 A Dơi 29,1 10 3035 104,2

19486 A Xing 16,0 7 2250 140,6

19489 A Túc 12,3 9 2137 173,2

19492 Xy 21,3 6 1819 85,4


Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hướng Hóa, năm 2014
Tính đến cuối năm 2014, huyện Hướng Hóa có 41.650 người trong độ tuổi lao
động (chiếm 52,04% dân số), trong đó số lao động, phân bố trong các ngành nông, lâm
nghiệp chiếm 55,44%; thủy sản 4,29%; công nghiệp, xây dựng chiếm 12,3%; thương

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 33


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

mại - dịch vụ chiếm 28,4%... Trong giai đoạn 2005 - 2010 trung bình mỗi năm tăng
560 - 740 lao động.
Công tác đào tạo nguồn nhân lực từng bước được quan tâm đầu tư, tỷ lệ lao
động qua đào tạo ngày càng tăng, năm 2014 tăng lên 8,5% tổng số lao động trong đó:
Cao đẳng và đại học trở lên chiếm 1,8%, trung học chuyên nghiệp chiếm 3,9%, công
nhân kỹ thuật chiếm 5,1%. Trong giai đoạn 2001 - 2010, bình quân hàng năm đã tạo
việc làm mới cho khoảng 900 – 1.500 lao động. Tỷ lệ thất nghiệp ở đô thị giảm từ
16,55% năm 2001 xuống còn 13,91% năm 2010. Tỷ lệ thời gian sử dụng lao động ở
nông thôn tăng từ 53% lên 59,6%. Cơ cấu lao động cũng có sự chuyển dịch tích cực,
phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu GDP, tuy nhiên tỉ trọng lao động nông, lâm nghiệp
vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn(chiếm 85,44% năm 2010). trình độ lao động thủ công, thô
sơ và kém hiệu quả, dẫn đến năng suất lao động thấp, đời sống người dân ở huyện
vùng sâu vùng xa này vẫn còn rất khó khăn và cần sự quan tâm nhiều hơn từ chính
quyền địa phương.
2.1.2.2. Cơ sở hạ tầng
Nằm trên trục hành lang kinh tế đông - tây, Hướng Hóa luôn lấy đó làm lợi thế
trong phát triển kinh tế. Khu KTTM đặc biệt Lao Bảo thu hút hàng trăm hộ tiểu
thương, doanh nghiệp đầu tư kinh doanh. Các khu vực chợ từ trung tâm như Khe
Sanh, Tân Long đến những nơi xa xôi như Hướng Phùng cũng được đầu tư nâng cấp
nên hoạt động giao lưu buôn bán khá sôi động. Năm 2014, doanh thu từ hoạt động
thương mại, dịch vụ ở huyện Hướng Hóa đạt gần 2.700 tỉ đồng (tăng hơn 11% so với
năm 2013). Với những chính sách đặc biệt ưu đãi và hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật
ngày một hoàn thiện, Hướng Hóa đang là một điểm đến đầy triển vọng cho các doanh
nhân và các nhà đầu tư. Hiện trên địa bàn huyện có 4 dự án với tổng mức đầu tư 36,9
triệu USD gồm: Nhà máy chế biến và bảo quản nông sản My Anh tại Khu công nghiệp
Tân Thành; Vườn ươm cây mắc ca, cây đinh lăng và nha đam; Khu du lịch - dịch vụ
đồi thông Tân Độ.
Huyện Hướng Hóa cũng xác định việc đẩy mạnh đầu tư xây dựng, hoàn thiện
kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn, nhất là hệ thống giao thông, thủy lợi, nước
sạch, điện, trường học, trạm y tế, chợ nông thôn, các thiết chế văn hóa, thể thao, viễn
thông,… cần được ưu tiên, nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 34


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

Huy động nguồn lực trong nhân dân, vốn vay, vốn của các doanh nghiệp và các thành
phần kinh tế khác, kết hợp sử dụng, lồng ghép có hiệu quả nguồn vốn từ các
chương trình mục tiêu quốc gia. Tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng
sản xuất hàng hóa, gắn với công nghiệp chế biến và xuất khẩu, góp phần nâng cao thu
nhập cho người dân, giải quyết việc làm và xóa đói giảm nghèo bền vững.
Đặc biệt, đầu tháng 1.2015, tại Hướng Hóa đã thử nghiệm mô hình “một cửa,
một lần dừng” ở cặp Cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo – Đensavan (Lào). Đây là tín hiệu
đáng mừng bởi các thủ tục xuất nhập khẩu cho người dân và các phương tiện hàng hóa
qua lại hai bên cửa khẩu được triển khai nhanh chóng. Nhiều doanh nghiệp qua lại cửa
khẩu này nhận định, “một cửa, một lần dừng” sẽ góp phần đưa đường 9 thành tuyến
vận tải quốc tế huyết mạch.
Hướng Hóa hôm nay đã khoác lên mình màu xanh tràn trề nhựa sống. Những
đồi cà phê ngút ngàn, những vườn chuối phủ xanh đồi núi trọc… dần xóa đi những dấu
tích của đạn bom. Người Pa Cô, Vân Kiều ở đây vẫn nhớ nỗi đau chiến tranh, nhưng
không phải ngậm ngùi với quá khứ, mà để yêu hơn cuộc sống hòa bình. Đổi thay hơn
45 năm qua ở Hướng Hóa hôm nay dễ nhận thấy trên những căn nhà cao tầng, phố chợ
sầm uất. Đặc biệt là những người dân Vân Kiều, Pa Cô bước ra từ mù chữ, nay đã là
những bác sĩ, kỹ sư... đang chung tay xây dựng quê hương.
2.1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế
Năm 2015 tình hình KT-XH của huyện tiếp tục duy trì mức tăng trưởng khá.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 6%. Tổng giá trị sản xuất của nền kinh tế đạt 5.160 tỷ
đồng. Sản xuất CN-TTCN đạt 1.471 tỷ đồng; doanh thu thương mại dịch vụ đạt 2.691
tỷ đồng. Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 10.300 tấn; đàn gia súc 42.638 con;
trồng rừng sản xuất 250 ha. Tỷ lệ hộ nghèo là 18,7%, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là
1,94%; tỷ lệ hộ dùng nước hợp vệ sinh đạt 75%; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng cân nặng
19,5%; tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến trường đạt 99,7%... Kế hoạch phát triển KT-
XH năm 2015 phấn đấu đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 8-10%; tổng giá trị sản xuất
của nền kinh tế đạt 5.600 tỷ đồng; giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn 1,88%, tỷ lệ hộ
dùng nước hợp vệ sinh đạt trên 75%, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 16,5%, so với năm 2014
thì năm 2015 giảm tỷ lệ hộ nghèo đạt 1,93%, đây là một còn số rất tích cực trên địa
bàn, tuy nhiên tình trạng tái nghèo vẫn còn cao đến 0,5%.

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 35


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

Về định hướng phát triển KT-XH từ năm 2015- 2020 là huy động mọi nguồn
lực để khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của huyện nhằm đẩy mạnh tốc độ tăng
trưởng nền kinh tế và tiếp tục phát triển theo hướng chuyển dịch cơ cấu: Thương mại-
dịch vụ, Công nghiệp- xây dựng và Nông-lâm nghiệp. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng
năm đạt 7-8%; tổng giá trị sản xuất nền kinh tế đến năm 2020 đạt 8.000- 8.200 tỷ
đồng; thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 29-31 triệu đồng/người/năm; tổng
sản lượng lương thực từ cây có hạt đạt 13.000 tấn. Tập trung tái cơ cấu sản xuất nông
nghiệp theo hướng hàng hóa chất lượng cao; phát triển nông nghiệp theo hướng hiện
đại, bền vững; đẩy mạnh cơ giới hóa và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất;
phát triển kinh tế trang trại, gia trại. Duy trì ổn định 500 ha cây công nghiệp ngắn
ngày; 5.000 ha cà phê; khôi phục, phát triển 220 ha hồ tiêu; phát triển, mở rộng 2.700
ha cây ăn quả, trong đó chuối đạt 2.500 ha; ổn định diện tích 920 ha cao su; phấn đấu
trồng mới 600- 800 ha cây mắc ca. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp-xây dựng theo
hướng hiện đại gắn với bảo vệ môi trường. Phấn đấu đưa tốc độ tăng trưởng về công
nghiệp -xây dựng hàng năm đạt 6-7%.Phấn đấu bình quân mỗi năm tỷ lệ hộ nghèo
giảm 2-3%, không có xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 50%.
Nguồn: http://huonghoa.quangtri.gov.vn
2.1.3. Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu
Những năm qua, kinh tế xã hội huyện Hướng Hóa đạt được những thành tựu
quan trọng trên các lĩnh vực. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2000 – 2013 đạt
14,8%/năm. Nông nghiệp phát triển tương đối toàn diện và bền vững, kinh tế nông
thôn chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hạ tầng kinh tế xã
hội khu vực nông thôn từng bước được tăng cường. Các dịch vụ phục vụ sản
xuất, kinh doanh và đời sống nông dân ngày càng đáp ứng yêu cầu của bà con.
Sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế vùng nông thôn có những chuyển biến tích cực, an
sinh xã hội cơ bản bảo đảm. Công tác xóa đói giảm nghèo được chú trọng, tỷ lệ hộ
nghèo hằng năm giảm từ 3% 5%, nhờ đó, bộ mặt nông thôn, làng bản ngày một khởi
sắc.
Tuy nhiên, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động nông thôn còn
chậm. Một số sản phẩm nông nghiệp chất lượng chưa cao, năng lực cạnh tranh thấp.
Phần lớn các xã còn lúng túng trong việc xây dựng quy hoạch, định hướng phát triển

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 36


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Hệ thống đường giao thông nông thôn
nhiều nơi chưa đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ nhựa hóa, bêtông hóa và cứng hóa thấp, chỉ
đạt 14,5%. Hệ thống thủy lợi chỉ thực hiện được ở một số xã có diện tích lúa nước.
Các thiết chế văn hóa, thể thao còn thiếu, nhiều xã chưa quy hoạch quỹ đất để xây
dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở. Mặc dù chương trình làm nhà ở cho hộ
nghèo trong những năm qua đã góp phần xóa nhà tạm, dột nát cho đồng bào nghèo,
đồng bào dân tộc thiểu số; tuy nhiên, do nguồn vốn hỗ trợ thấp nên đến nay, tỷ lệ nhà
ở dân cư chưa đạt chuẩn còn cao. Vấn đề đáng quan tâm khác, thu nhập bình quân đầu
người còn thấp, chỉ đạt 16,7 triệu đồng/người/năm (tính chung cả 2 thị trấn). Tỷ lệ hộ
nghèo toàn huyện chiếm 21,39%. Số lao động có việc làm thường xuyên ở khu vực
nông thôn còn thấp. Chất lượng lao động nông nghiệp, nông thôn, nhất là các xã vùng
sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số hạn chế. Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế
ở các xã còn thiếu. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế chủ yếu là các trường hợp
thuộc diện chính sách, như: trẻ em dưới 6 tuổi, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số. Công
tác quản lý môi trường khu vực nông thôn chưa được chú trọng, tỷ lệ người dân được
sử dụng nước hợp vệ sinh còn thấp. Một số ban, ngành chưa nắm bắt thông tin, cập
nhật tình hình để phối hợp, hướng dẫn, hỗ trợ các xã triển khai thực hiện chương trình.
Một số địa phương còn xem đây là công việc của chính quyền. Đảng ủy, chính quyền
một số xã chưa quan tâm, quyết liệt chỉ đạo thực hiện. Hầu hết các xã đều gặp khó
khăn, trở ngại khi thực hiện một số tiêu chí, như: chợ nông thôn, giao thông, thủy lợi,
nhà ở, giáo dục, y tế, môi trường.
2.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ chuối trên thế giới và Việt Nam
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chuối ở Việt Nam
Việt Nam là nước nhiệt đới và cũng là một trong những xứ sở của chuối với
nhiều giống chuối rất quý như: chuối tiêu, chuối tây, chuối bom, chuối ngự, chuối
móc... Các giống chuối của Việt Nam không chỉ phong phú về kích cỡ, hương vị mà
còn có những giá trị sử dụng rất khác nhau. Ở Việt Nam, chuối cũng là loại trái cây có
diện tích và sản lượng cao, chiếm 19% tổng diện tích cây ăn trái của Việt Nam hàng
năm, cho sản lượng khoảng 2,4 triệu tấn/năm.
Theo số liệu thống kê năm 2013, diện tích chuối của cả nước là 303,4 nghìn ha,
sản lượng xấp sỉ 2,45 triệu tấn, vùng trồng chuối lớn nhất là ĐB SCL chiếm 30% diện

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 37


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

tích chuối cả nước, Đồng bằng Sông Hồng 16%, khu vực Bắc Trung Bộ 15,5%. Tuy
nhiên, diện tích trồng chuối không tập trung, với đặc điểm là cây ăn quả ngắn ngày,
nhiều công dụng và ít tốn diện tích, nên chuối được trồng như một cây tận dụng đất
rong các vườn cây ăn quả của các hộ gia đình.Không chỉ vậy, trọng trong quá trình vận
chuyển hoa quả từ các nhà vườn đên nơi tiêu thụ thiếu sự cẩn trọng nên chuối không
thể giữ nguyên được hình thức bên ngoài của chuối và cũng chưa có biện pháp bảo
quản thích hợp. Vì thế, ngay ở thị trường trong nước, chuối Việt Nam còn khó có thể
cạnh tranh được với chuối nhập ngoại.
Tình hình tiêu thụ cây chuối xiêm ở Việt Nam rất rộng, các công ty thực phẩm
thu mua chế biến thành chuối sấy khô đóng gói, công ty Vinamit Việt Nam hiện tại
đang mở rộng nhà máy thu mua chuối xiêm và ở Kiên Giang đã phát triển 1 nhà máy,
công suất hoạt động trên 20 tấn chuối xiêm/ngày.
Hiện nay một số tỉnh miền trung và miền năm như: Thanh Hóa, Nghệ An,
Quảng Trị, Khánh Hòa, Đồng Nai, Sóc Trăng, Cà Mau có diện tích chuối từ 3000 –
8000 ha.
Khối lượng chuối Xuất Khẩu của Việt Nam rất thấp, chỉ đạt khoảng 100 nghìn
tấn/năm, chưa tương xứng với tiềm năng và sản lượng chuối.
Chuối của Việt Nam xuất khẩu sang một số nước như Australia, Nga, Hà Lan,
Trung Quốc, Đức, Mông Cổ, Newziland, Mỹ…và hiện nay đang mở rộng thị trường
sang các nước láng giềng như Lào, Campuchia, Thái Lan, Nhật Bản. Tuy nhiên, thực
trạng sản xuất và tiêu thụ cây chuối Việt nam chỉ ở quy mô nhỏ lẻ, thủ công trong thu
hoạch và chế biến, xúc tiến thương mại kém, chưa khai thác được lợi thế so sánh để
chuyển sang thành lợi thế cạnh tranh của ngành chuối Việt Nam, nên sản xuấ vẫn chưa
phát triển và bền vững, thua kém nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.
Chuối là mặt hàng có triển vọng xuất khẩu của Việt Nam, tuy nhiên ngành
chuối Việt Nam cần phải quy hoạch lại diện tích, quy mô, xây dựng chuỗi giá trị và
đầu tư nghiên cứu phát triển các giống chuối quý mới có cơ hội tìm chỗ đứng trên thị
trường chuối toàn cầu.
2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chuối trên thế giới
Chuối là loại quả nhiệt đới được trồng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới,
chiếm tỷ trọng đáng kể trong thương mai rau quả toàn cầu. Theo số liệu của FAO sản

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 38


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

lượng chuối trên thế giới năm 2005 là 67,1 triệu tấn trong đó sản lượng chuối của các
nước đang phát triển chiếm tới 98%. Nước có sản lượng đứng đầu là Ấn Độ(11,7 triệu
tấn), tiếp đến là Brazil(6,7 triệu tấn), Trung Quốc (6,6 triệu tấn)…Việt Nam đứng thứ
12 về sản lượng với 1,3 triệu tấn
Bảng7: Sản lượng chuối thế giới năm 2005 (Triệu tấn)
Số TT Tên nước Sản lượng

1 Ấn Độ 11,710.30

2 Barazil 6,703.40

3 Trung Quốc 6,666.72

4 Philippines 6,298.23

5 Ecuador 6,118.43

6 Indonesia 4,503.47

7 Costa Rica 2,352.62

8 Mexico 2,250.04

9 Thailand 1,864.85

10 Colombia 1,764.50

11 Burundi 1,538.68

12 Việt Nam 1,344.20

13 Guatemala 1,070.54

14 Bangladesh 898.71

Nguồn: FAO statistical Database,2005


- Các nước nhập khẩu
Chuối không những là loại quả được ưa chuộng trên thế giới mà còn là mặt
hàng có đóng góp lớn vào thương mại quốc tế.

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 39


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

Một trong những nước tiêu dùng chuối lớn nhất phải kể đến là Anh. Năm 2010,
thị trường Anh tiêu thụ khoảng 954 nghìn tấn chuối. Anh là nước tiêu dùng lớn thứ hai
Châu Âu, chiếm 19% tổng lượng tiêu dùng của Châu Âu (dựa trên số liệu thống kê
năm 2009), đứng sau Đức (21%) và trước Italia (13%). Từ năm 2005 đến năm 2009,
tổng lượng tiêu dùng chuối tăng 1,7%/năm. Trong khi đó, lượng tiêu thụ chuối của EU
tăng 2%. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu, lượng tiêu
thụ chuối của Anh giảm vào năm 2008 (giảm 2,2%) và năm 2009 (giảm 2,8%). Tuy
nhiên, năm 2010, lượng tiêu dùng chuối của nước này phục hồi (tăng 7,4%).
Từ năm 2005 đến năm 2010, kim ngạch nhập khẩu chuối tăng trung bình
3,2%/năm. Thông thường kim ngạch nhập khẩu có sự tăng giảm tương tự với sự tăng
giảm của mức tiêu dùng, năm 2008 giảm 2,6%, năm 2009 giảm 1,0% và phục hồi vào
năm 2010 (tăng 3,9%).
Thị trường Anh đã trở thành thị trường lớn nhất tại EU đối với sản phẩm chuối
hữu cơ và là thị trường lớn thứ hai trên thế giới (sau Hoa Kỳ). Chuối hữu cơ chiếm tới
8% thị trường chuối tại Anh vào cuối năm 2007 và thị phần của thị trường ngách này
vẫn liên tục tăng lên. Theo các số liệu thống kê, thị phần của sản phẩm chuối thương
mại công bằng (fair trade banana) cũng chiếm mức tương tự thị phần của sản phẩm
chuối truyền thống, nếu xét về mặt giá trị.
- Các nước xuất khẩu
Xuất khẩu chuối treent hế giới tập trung cao ở các nước đang phát triển
Chuối được trồng ở những vùng nhiệt đới, nguồn cung chuối toàn cầu có thể
chia làm 3 khu vực chính là Mỹ Latinh (Ecuador, Brazil, Colombia…), châu Phi
(Cameroon, Bờ Biển Ngà…) chiếm đến 70% tổng số chuối xuất khẩu của cả thế giới
và châu Á (Philippines). Mặc dù các thị trường nhập khẩu chuối ngày một đa dạng,
các nhà xuất khẩu vẫn tập trung chủ yếu vào các thị trường tiêu thụ chính là Bắc Mỹ,
châu Âu và một vài nước châu Á.
Xuất khẩu chuối là “nguồn sống” của một lượng lớn nông dân các nước Mỹ
Latinh. Chẳng hạn như xuất khẩu chuối của Ecuador chiếm tới 60% doanh số xuất
khẩu nông sản và 16% tổng doanh số xuất khẩu hàng hóa của quốc gia này.
Kể từ đầu những năm 2000 đến nay, thị phần các nhà cung cấp có nhiều thay
đổi, có thêm nhiều quốc gia tham gia xuất khẩu chuối, cũng có nhiều quốc gia không

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 40


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

còn chú trọng mặt hàng này. Tuy nhiên, các nước Mỹ Latinh vẫn chiếm thị phần lớn
nhất trên thị trường xuất khẩu chuối thế giới.
Thực tế, các nước châu Á mới là nơi sản xuất chuối lớn nhất thế giới, thay vì
Mỹ Latinh. Trong đó, Ấn Độ là nước sản xuất lớn nhất với sản lượng chiếm 20% tổng
sản lượng chuối toàn cầu vào năm 2011. Philippines và Trung Quốc cũng nằm trong
tốp các nước sản xuất chuối lớn nhất thế giới.
Tuy vậy, Ecuador mới là nơi xuất khẩu chuối lớn nhất thế giới với thị phần tới
30%, dù chỉ đứng thứ 5 thế giới về sản lượng (khoảng 6% tổng sản lượng thế giới).
Chuối xuất khẩu phải đảm bảo tính cảm quan và thẩm mỹ. Chuối phải đều quả,
vỏ chuối phải được đảm bảo không sứt sẹo, không bị thâm, đồng thời phải đảm bảo
không có bất kỳ dấu vết của loại côn trùng nào. Các nhà xuất khẩu cũng phải tính toán
thời gian thu hoạch sao cho những nải chuối phải đảm bảo độ tươi ngon cho đến khi
chúng đến được các kệ hàng siêu thị các nước châu Âu.
2.3. Phân tích các tác nhân tham gia trong chuỗi cung sản phẩm chuối trên
địa bàn huyện Hướng Hóa
2.3.1. Tình hình sản xuất chuối trên địa bàn
Với lợi thế có nguồn đất đỏ bazan màu mỡ và vị trí địa lý nằm trên tuyến hành
lang kinh tế Đông – Tây, trong những năm gần đây các vùng chuyên canh cây công
nghiệp và cây ăn quả đã hình thành và phát triển như cà phê, cao su, hồ tiêu, chuối và
sắn. Đây là những loại cây đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều địa phương ở các xã
vùng biên giới như Tân Long, Tân Thành, Tân Phước, thị trấn Lao Bảo và các xã vùng
Lìa. Trong đó, chuối được đánh giá là loại cây trồng chủ lực có thị trường tiêu thụ khá
rộng, không chỉ được tiêu thụ ở trong nước mà còn xuất khẩu sang các nước Trung
Quốc và Thái Lan, cây chuối đã trở thành cây xóa đói giảm nghèo và làm giàu của
không ít hộ gia đình ở Hướng Hóa trong những năm qua. Chính vì vậy, diện tích và
sản lượng chuối ở huyện Hướng Hóa trong hơn 10 năm qua đã tăng lên nhanh chóng.
Nếu như năm 2005 diện tích trồng chuối ở trên địa bàn huyện Hướng Hóa chỉ có
2.920ha, thì đến năm 2015 đã tăng lên 6.372ha, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt ở
mức 8,12%/năm. Toàn bộ diện tích đất trồng chuối ở trên địa bàn huyện Hướng Hóa là
đất rừng, tập trung phần lớn ở các xã Thuận, Tân Long, Tân Thành và Hướng Lộc.
Trước đây, hầu hết diện tích đất rừng được người dân địa phương sử dụng để trồng các

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 41


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

loại cây ngắn ngày như mía, ngô, đậu lạc và lúa rẫy. Sau khi có thương lái Trung Quốc
thu mua sản phẩm chuối, gần như toàn bộ diện tích này đã được chuyển đổi sang trồng
chuối, bình quân mỗi hộ có khoảng 1,5ha đất trồng chuối. Đặc biệt, khi thị trường tiêu
thụ chuối ngày càng được mở rộng, nhiều hộ nông dân đã sang Lào để thuê đất trồng
chuối dọc theo dòng sông Xê Pôn (ranh giới giữa Lào và Việt Nam). Ước tính có
khoảng trên 150 hộ ở các xã Thuận, Tân Long và Tân Thành sang thuê đất ở Lào, với
diện tích bình quân khoảng 2,5ha/hộ. Theo kết quả điều tra, mức giá thuê bình quân
cho 1 ha đất trồng chuối là 6 triệu đồng/năm, thời hạn thuê là 7-8 năm (theo vòng đời
của vườn chuối).
Biểu đồ 2: Diện tích chuối huyện Hướng Hóa từ năm 2005 – 2015

diện tích chuối(ha)


7000
6372
5790
6000
5112
5000 4542
4269
3908
4000 3600 3720
3376
3156
2920
3000

2000

1000

0
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hướng Hóa


Cùng với sự gia tăng về diện tích chuối qua các năm, theo đó là sự gia tăng đáng
kể về sản lượng chuối, một mặt làm tăng được thu nhập cho người nông dân trồng
chuối, làm phong phú thị trường cũng như gia tăng sản lượng xuất khẩu chuối, tuy
nhiên thách thức to lớn đặt ra là với mức sản lượng chuối ngày càng lớn, thì việc tìm
kiếm thị trường tiêu thụ là việc hết sức cần thiết.

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 42


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

Biểu đồ 3: Sản lượng chuối huyện Hướng Hóa giai đoạn 2005 – 2015
90,000,000
sản lượng chuối(1000 tấn)
80,000,000 79,650,000

70,000,000
65,480,000
60,000,000

50,000,000

42,426,000
40,000,000 sản lượng
35,440,000 chuối(100
0 tấn)
30,000,000 31,426,000
28,680,000
24,760,000
20,000,000
19,960,000 22,700,000
20,800,000
10,000,000 8,760,000

,000,000
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hướng Hóa


Nhìn vào biểu đồ 3 ta thấy, sản lượng chuối của huyện có xu hướng tăng qua
các năm, tăng mạnh nhất là vào năm 2014, tăng 154,36% so với năm 2013, tiếp đó là
sản lượng chuối năm 2015 cũng tăng 121,64% so với năm 2014, tuy nhiên chuối sản
xuất ra trong những năm này gặp phải khó khăn rất lớn về thị trường tiêu thụ, nguyên
nhân chủ yếu xuất phát từ thị trường xuất khẩu chuối chủ lực của huyện là Trung
Quốc, nhưng hiện nay Trung Quốc giảm thu mua.
 Khó khăn về đầu ra cho sản phẩm chuối ở Hướng Hóa
Từ tháng 4/2015 đến nay, nông dân trồng chuối ở huyện Hướng Hóa lao đao vì
giá chuối rớt “tận đáy”. Hiện nay, giá chỉ khoảng từ 1.500 – 2.000 đồng/kg, nhưng
cũng chẳng có mấy thương lái đến hỏi mua. Trước đây, nếu có dịp đi qua vùng Tân
Long, sẽ dễ nhận thấy không khí thu mua chuối rất nhộn nhịp, đi vào các xã vùng Lìa,
thị trấn Lao Bảo,…nhiều xe tải đậu hàng dài để bốc xếp chuối. Thế nhưng hiện nay,
chợ chuối Tân Long bỗng nhiên trầm lắng lạ thường. Nhiều hộ dân cho biết, gần đây
do giá chuối giảm mạnh nên thương lái chỉ thu mua lẻ tẻ, số lượng sụt giảm. Trước

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 43


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

thực trạng đáng buồn trên, nhiều hộ nông dân trồng chuối chán nản, chẳng thiết tha
đến việc thu hoạch và ngậm ngùi vứt bỏ chuối chín tràn lan ngoài rừng.
Anh Lê Cảnh Tuấn (trú tại thôn Bích La Đông, xã Tân Thành, huyện Hướng
Hóa) cho biết, gia đình anh trồng được 20ha chuối mật mốc đang cho thu hoạch.
Trước kia, giá chuối dao động từ 5.000 - 10.000 đồng/1kg, nên kinh tế của gia đình
anh ổn định. Từ tháng 4/2015, thương lái Trung Quốc không thu mua chuối nữa, nên
giá xuống thấp, chỉ còn từ 2.000 - 3.000 đồng/1kg. Theo lời anh Tuấn, hiện nay
thương lái chỉ thu mua với số lượng ít, giá lại rất thấp, chỉ khoảng 3.000 – 4.000
đồng/kg, gần đây giá giảm mạnh chỉ còn 1.500 – 2.000 nên bị lỗ nặng. Với mức giá
như vậy không đủ bù lại những chi phí đầu tư ban đầu, thuê nhân công chăm sóc, thu
hoạch.
Trong tình hình giá chuối giảm mạnh như thời gian gần đây, nông dân tại huyện
Hướng Hóa đang gặp rất nhiều khó khăn. Được biết, đầu ra của mặt hàng nông sản này
phụ thuộc rất lớn vào thị trường các nước như Trung Quốc, Thái Lan và đặc biệt là
Trung Quốc nhưng từ đầu năm 2015 đến nay, họ không nhập khẩu chuối nữa, thị
trường trong nước tiêu thụ nhỏ lẻ, một số tư thương khác mua số ít chuối đưa về thành
phố Đông Hà và một số tỉnh lân cận như Thừa Thiên - Huế, Quảng Bình phục vụ nhu
cầu thờ cúng của người dân vào dịp ngày rằm, ba mươi, mồng một nhưng không ổn
định. Trên gương mặt người trồng chuối thoáng những nét đượm buồn, âu lo vì còn
hàng trăm cây chuối đến thời kỳ cho thu hoạch quả đang nằm trên nương rẫy không
biết giải quyết đầu ra theo hướng nào.
Huyện Hướng Hóa và tỉnh Quảng Trị cần tính đến việc chế biến chuối theo
hướng công nghiệp để giúp người nông dân tiêu thụ sản phẩm mà không phải bị lệ
thuộc vào thị trường nước ngoài như hiện nay. Ngoài ra, trong xu thế hội nhập, cần
xây dựng “thương hiệu” cho sản phẩm chuối Hướng Hóa để có thể cạnh tranh, tạo chỗ
đứng vững chắc trên thị trường. Nếu làm được điều đó, tin chắc thương hiệu sản phẩm
chuối huyện Hướng Hóa không chỉ tiêu thụ ở thị trường Trung Quốc mà còn được thị
trường nhiều nước khác biết đến và ưa chuộng, mang lại nguồn thu nhập cao và ổn
định, làm giàu cho người trồng chuối ở nhiều vùng quê miền núi này.

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 44


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

2.3.2. Hộ sản xuất


2.3.2.1 Tình hình cơ bản của các hộ điều tra
Sau khi tiến hành điều tra 109 hộ nông dân trồng chuối ở địa bàn hai xã Tân
Thành và Tân Long, ta thấy được tình hình cơ bản như sau: số tuổi trung bình của hộ
là 42,0, trình độ văn hóa trung bình là 6,0 đây là một có số quá là thấp so với cả nước
về trình độ học vấn cũng như tuổi thọ trung bình, nguyên nhân chủ yếu là do số lượng
người dân chiếm đa phần là dân tộc thiểu số, đời sống còn nhiều khó khăn, ít được học
hành đến nơi đến chốn. Nghề nghiệp chính và chủ yếu của các hộ đa phần là nông dân,
một số hộ là công chức nhà nước và kinh doanh buôn bán nhỏ. Tỷ lệ lao động tham gia
vào quá trình sản xuất nông nghiệp cao đáp ứng nhu cầu lao động cao và thường
xuyên của ngành nông nghiệp. Do hoạt động sản xuất chuối mang tính mùa vụ, chăm
sóc chuối tốn ít thời gian và theo từng tháng, chuối được trồng mới định kì 3 năm 1
lần, thời vụ trồng chuối mật móc thường vào mùa xuân, giữa tháng 2,3 âm lịch và thu
hoạch vào tháng 9,10 âm lịch, nên các hộ trồng chuối còn trồng thêm nhiều loại cây
khác như cà phê, lúc nước, lúa rẫy, sắn, ngô.
Bảng 8: Tình hình chung các hộ điều tra (tính bình quân hộ)
Chỉ tiêu Đơn Số lượng
vị

1. Số hộ điều tra Hộ 109

2. Nghề nghiệp chính của chủ Nông dân % 80.60


hộ
Công chức nhà nước % 2.24

Người làm rừng % 0.00

Về hưu % 1.49

Người làm thuê % 0.00

Kinh doanh dịch vụ nhỏ % 7.46

Khác % 7.46

3. Tuổi của chủ hộ Tuổi 42

4. Trình độ chủ hộ Lớp 6

5. Giới tính chủ hộ Nữ % 41.79

Nam giới % 58.21

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 45


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

6. Dân tộc Kinh % 29.85

Vân kiều % 67.16

Lào % 0.00

Pakô % 2.99

Nguồn: Số liệu xử lý năm 2016


2.3.2.2. Diện tích, năng suất và sản lượng Chuối của các hộ điều tra
Diện tích, năng suất và sản lượng chuối của hộ không chỉ phụ thuộc vào điều
kiện tự nhiên mà còn phụ thuộc vào nhiều điều kiện khác như khả năng đầu tư và điều
kiện chăm sóc kỹ thuật.
Theo kết quả điều tra 109 hộ trung bình mỗi hộ có 15 sào trồng chuối, đối với
diện tích gia đình hoặc so với diện tích bình quân cả nước thì đây là một con số lương
đối cao theo số liệu từ niên giám thống kê huyện Hướng Hóa, hai xã Tân Long và Tân
Thành là một trong những xã có nền kinh tế khá trong huyện, với mật độ dân số trung
bình Tân Long là 195,1 người/km2, đối với Tân Thành là 75,7 người/km2, so với mặt
bằng chung cả nước thì đây là con số rất thấp nhưng đối với huyện vùng núi này, đây
là một con số khá cao khi so với những xã nằm vùng sâu như Hướng Lập, Hướng Sơn
thì chỉ có 9,1 người/km2.
Năng suất trug bình hộ đạt 782 kg/sào, năng suất này giảm 20 – 30% so với các
năm trước do gặp hạn hán, một số vườn chuối cháy hết lá và không có quả, xem như
mất trắng, ảnh hưởng rất lớn đến năng suất chuối của bà con nông dân ở địa phương.
Sản lượng trung bình các hộ đạt 39.100 kg, với mức giá hiện tại thì để có thu nhập cao,
người nông dân cần đẩy mạnh tiêu thụ nội địa và tìm kiếm thêm thị trường mới.
Bảng 9: Diện tích, năng suất, sản lượng chuối của các hộ điều tra năm 2016

Chỉ tiêu ĐVT BQC/hộ

Diện tích trồng chuối Sào 15

Năng suất Kg/sào 782

Sản lượng Kg 11.730

Nguồn: Số liệu điều tra và xử lý năm 2016

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 46


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

2.3.2.3 Chi phí đầu tư


Vấn đề về hạch toán và phân bổ chi phí đầu tư là rất cần thiết để người trồng
chuối có cơ sở, định hướng đầu tư phù hợp nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao, tránh
tình trạng đầu tư không hợp lý. Hơn nữa việc phân bổ chi phí cho ta biết mức độ đầu
tư thâm canh của hộ gia đình, tính toán số lượng đồng vốn bỏ ra, so sánh với kết quả
đạt được để từ đó xem xét, đánh giá việc đầu tư như vậy đã đạt hiệu quả hay chưa, nếu
đạt hiệu quả thì hiệu quả đạt được là cao hay thấp.
Chuối là cây có chu kì sống từ 2 – 3 năm tùy thuộc vào giống và điều kiện của
từng vùng mà trong vòng 2-3 năm phải trồng mới lại một lần,tránh tình trạng để chuối
quá già cỗi, làm thái hóa đất và giảm năng suất. Ngoài ra, nếu muốn năng suất chuối
được cao nhất thì sau mỗi vụ thu hoạch nên cắt bỏ cây già và trồng mới. Thường thì
trồng chuối sau 1 năm sẽ cho thu hoạch.
Bảng 10 trình bày chi phí đầu tư tính bình quân cho một ha, tổng chi phí là
1.760 nghìn đồng gồm chi phí đầu tư ban đầu, chi phí chăm sóc, chi phí thu hoạch, vận
chuyển, chi phí sử dụng đất và chi phí lao động. Vậy để trồng và đem tra thị trường
được 1 sào chuối thì ta phải bỏ ra đến 1.760 nghìn đồng, tổng chi phí bao gồm:
Chi phí đầu tư ban đầu: là loại chi phí chiếm tỷ lệ lớn nhất 40,34% trong tổng
chi phí, do sử dụng vào việc mua dụng cụ phát quang và chặt bỏ cây cũ, đào hố, mua
giống để trồng chuối.
+ Phát quang: Chuối có thể trồng quanh năm, tuy nhiên vì Hướng Hóa là huyện
miền núi có khí hậu khắc nghiệt thường khô nóng vào mùa hè nên thông thường người
dân lợi dụng mùa mưa vào tháng 6 – 7 để trồng chuối là thích hợp nhất vì không phải
tưới, có nước mưa đầy đủ để cây phát triển, chi phí bỏ ra trong việc phát quang là 150
nghìn đồng, chiếm 8,53% tổng chi phí.
+ Giống: Hiện nay có rất nhiều giống chuối khác nhau, tùy theo nhu cầu và mục
đích sản xuất mà trồng các giống chuối như sau: Chuối già (già hương, già cui, già
lùn). Chuối sứ, chuối bom, chuối cau, chuối chà bột, chuối hột, chuối lá. Đặc biệt ở
Hướng Hóa trồng giống chuối mật móc là chủ yếu nên sử dụng cây con, Trong quá
trình phát triển cây chuối sinh thêm nhiều cây con, người nông dân chiết những cây
con ấy ra trồng thành những gốc chuối khác và nhân lên ngày càng nhiều hơn, rồi cấy
ra vụ sau đỡ tốn kém chi phí nhưng cho năng xuất không cao, một số khác thì mua cây

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 47


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

giống từ vườn giống. Thường có 2 loại chồi con: chồi con đuôi chiên và chồi con lá
rộng. Theo nhiều kinh nghiệm, loại chồi con đuôi chiên được sử dụng trồng tốt nhất.
Nó được sinh ra khoảng tháng 4 đến tháng 6. Trong điều kiện đầy đủ ánh sáng, nhiệt
độ thích hợp, loại chồi non này sinh ra rất nhanh, tốc độ sinh trưởng rất mạnh. Chồi
này rất sung sức, khi trồng mau bén rễ, tốc độ hồi sinh nhanh, sinh trưởng mạnh và
mau ra buồng, sản lượng cao, bình quân 1 sào cần đến 35 gốc chuối non, với giá 7.000
đồng/ chồi non, vậy tổng là 245 nghìn đồng tiền giống, chiếm 13,92% tổng chi phí.
Chi phí chăm sóc: chi phí chăm sóc bào gồm chi phí sử dụng thuốc diệt cỏ và
phân bón, chiếm 11,36% tổng chi phí. Một điều đáng lưu ý ở đây là Chuối có nhu cầu
nước cao, chịu hạn kém, cho nên việc tưới nước đủ cho chuối là công việc rất cần
thiết, một nghiên cứu đã cho biết một cây chuối có diện tích bộ lá 13,5m² cần 50-70kg
nước để thoát nước trong một phút. Tuy nhiên, khi được hỏi đến việc tưới nước cho
chuối thì hầu hết các hộ nông dân đều bảo là “ nước thì nhờ trời thôi”, người dân hầu
hết canh tác lạc hậu, có đất thì cứ trồng chứ không bón phân cũng rất ít khi chăm sóc,
cộng với điều kiện knh tế của hộ dân còn khó khăn, đa số là người đồng bào dân tộc
thiểu số nên trình độ tiếp cận với kỹ thuật đang còn yếu kém, đây cũng chính là
nguyên nhân dẫn đến năng suất chuối rất thấp.
Chi phí sử dụng đất: một điều lạ ở huyện Hướng Hóa là người dân phải tốn
một khoản Là chi phí sử dụng đất, vì đa số người dân ở đây đều ít có đất, mà thường
thuê đất để trông chuối, và hình thức thuê đất có 2 hình thức, thứ nhất là thuê theo diện
tích, hai nữa là thuê tính trên mỗi góc chuối trồng được.
Chi phí thu hoạch, vận chuyển: chi phí thu hoạch và vận chuyển trên 1 sào là
325 nghìn đồng chiếm 18,47% tổng chi phí, đây là một con số không hề nhỏ, bởi vì
chuối được thu hoạch và tiêu dùng ở địa phương rất ít, đa số được vận chuyển đị các
tỉnh khác trong nước và tiêu thụ ở thị trường nước ngoài như Trung quốc, Thái Lan và
đang có xu hướng xuất khẩu sang nước bạn lào. Chuối là một mặt hàng nông sản khó
bảo quản, lại cồng kềnh, dễ hư hỏng vì vậy tốn kém rất nhiều tiền vào việc mua bao,
xốp để bọc và cột chuối, xuất khẩu phải tốn tiền thuế và cước vận chuyển.
Lao động: Chi phí lao động chủ yếu là công làm đất, phát quang và đào hố
trồng chuối… chi phí lao động bình quân 1 sào là 225 nghìn đồng chiếm 12,78% tổng
chi phí, lao động chủ yếu dùng của gia đình và đôi lúc mùa vụ gay gắt thì có thực hiện

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 48


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

“đổi công” giữa các gia đình với nhau chứ không hề thuê ngoài, với đơn giá tiền công
năm 2016 là 200 nghìn đồng/ngày công.
Qua đó cho thấy chuối là loại cây trồng tốn kém lượng chi phí đầu tư ban đầu
lớn. vì vậy, người dân cần có biện pháp sản xuất hiệu quả nhằm đảm bảo cho nguồn
vốn được sử dụng là tốt nhất, tránh tình trạng đầu tư dàn trải, không chú trọng vào một
mục tiêu nhất định, như vậy sẽ dẫn đến tình trạng sử dụng nguồn vốn không hiệu quả.
Đồng thời cần tăng cường tưới nước, để tránh tình trạng hạn hán, mất trắng toàn bộ.
Bảng 10: Chi phí trồng chuối (Tính bình quân trên 1 sào)
ĐVT: Nghìn đồng
Loại chi phí Số lượng %

I.Chi phí đầu tư ban đầu 710 40,34

- Phát quang 150 8,53

- Giống 245 13,92

- Đào hố, trồng 315 17,89

II. Chi phí chăm sóc 200 11,36

- Thuốc diệt cỏ 125 7,10

- Phân bón 75 4,26

III. Chi phí sử dụng đất 300 17,04

IV. Chi phí thu hoạch, vận chuyển 325 18,46

V. Chi phí lao động 225 12,78

- Lao động gia đình 225 12,78

- Lao động thuê 0,0 0,0

VI. Tổng chi phí 1.760 100

Nguồn: số liệu điều tra năm 2016


2.3.2.4. Kết quả và hiệu quả sản xuất
Giá cả bán chuối ở mối thị trường khác nhau thì khác nhau: thị trường Trung
Quốc chiếm 80% với mức giá 5.100 đồng/kg, thị trường Thái Lan chiếm 5% với mức
giá 4.200 đồng/kg, thị trường nội địa tiêu thụ với mức giá cao nhất 10.000 đồng/kg tuy

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 49


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

nhiên lại chiếm khẩu phần rất thấp chỉ 15%, vậy mức giá trung bình của người dân thu
được là 5.700 đồng/kg, đây là một mức giá còn rất hạn chế, so với chi phí sản xuất thì
lợi nhuận người dân thu được đang còn rất thấp.
Bảng 11: Đơn giá chuối thị trường trong và ngoài nước
Thị trường ĐVT Đơn giá Cơ cấu (%)

Trung Quốc Đồng 5.100 80

Thái Lan Đồng 4.200 5

Nội địa Đồng 10.000 15

Đơn giá trung bình Đồng 5.790

Nguồn: Số liệu điều tra và xử lý năm 2016


Điều khó khăn ở đây là thị trường trong nước tiêu thụ chuối với mức giá cao,
tuy nhiên lại chiếm thị phần rất ít trong tổng cơ câu chỉ 15%, chưa có nhà máy chế
biến các sản phẩm từ chuối trên địa bàn, đây là một hạn chế trong đầu ra cho sản phẩm
chuối
Bảng 12 cho biết kết quả và hiệu quả sản suất chuối của các hộ điều tra trên địa
bàn hai xã Tân Thành và Tân Long thuộc huyện Hướng Hóa, chuối là một loại cây ăn
quả, chỉ sau khi trồng 4-5 tháng thì bắt đầu có hoa, đợi thêm vài tháng sau thì cho ra
quả, từ lúc trồng đến khi thu hoạch khoảng trong vòng một năm, vì vậy ta sử dụng các
chỉ tiêu như tổng giá trị sản suất (GO), tổng chi phí sản xuất (TC), lợi nhuận (P), trong
nông nghiệp ngoài những chi phí có giá thì còn những chi phí không có giá như công
lao động gia đình, phân bón hữu cơ…Vì vậy ta sử dụng chỉ tiêu thu nhập hỗn hợp (MI)
để đánh giá kết quả cũng như hiệu quả sản xuất.

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 50


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

Bảng 12: Kết quả và hiệu quả sản xuất chuối của các hộ
(Tính bình quân sào)
Chỉ tiêu ĐVT Giá trị

Năng suất Kg/sào 782,0

Tổng giá trị sản xuất 1000đ 4.527,78


(GO)
Tổng chi phí sản suất 1000đ 1.760
(TC)
Thu nhập hỗn hợp (MI) 1000đ 2.992,78

Lợi nhuận (P) 1000đ 2.767,78

Nguồn: Số liệu điều tra và xử lý năm 2016


Qua bảng trên ta thấy thu nhập đem lại từ cây chuối còn rất thấp, trong vòng
một năm cho thu nhập chỉ hơn 2 triệu đồng/sào với bình quân mỗi hộ trồng 50 sào thì
thu nhập của các hộ nông dân vùng miền núi này từ cây chuối đang còn bấp bênh,
người dân cần phát huy tiềm năng của mình, quan tâm đầu tư hơn nữa về phân bón,
nước tưới, chăm sóc, khoa học kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất.
Bảng 13: Kết quả và hiệu quả sản xuất chuối của các hộ năm 2016
(Tính bình quân trên 1 tấn chuối)
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Giá trị

Doanh thu 5.790

Chi phí (TC) 2.250

Thu nhập hỗn hợp(MI) 3.827

Lợi nhuận 3.682,5

Lợi nhuận/Chi phí (lần) 1,64

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2016

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 51


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

Để có thể so sánh kết quả và hiệu quả sản xuất của các hộ trồng chuối với các
tác nhân khác trong chuỗi cung sản phẩm chuối, bảng 13 thể hiện kết quả và hiệu quả
sản xuất của các hộ tính trên 1 tấn chuối năm 2016.
Chi phí bình quân để các hộ sản xuất 1 tấn chuối là 2,250 triệu đồng/tấn, doanh
thu bình quân là 5,790 triệu đồng/tấn, lợi nhuận bình quân là 3,682 triệu đồng/tấn. Tỷ
lệ lợi nhuận trên chi phí 1,64 lần, nghĩa là cứ một đồng chi phí bỏ ra, các hộ trồng
chuối thu được 1,64 đồng lợi nhuận. qua đó cho thấy nếu hộ nông dân đầu tư thâm
canh với quy mô lớn thì đạt kết quả và hiệu quả sản xuất tính trên 1 tấn chuối là rất
cao, hộ nông dân với nguồn vốn đầu tư hiện tại là quá thấp, chưa đạt tối đa hóa về lợi
nhuận hay nói cách khác lợi nhuận thu được từ việc trồng chuối chưa đạt trạng thái
max, vì vậy cần tăng cường nguồn vốn, tăng cường đầu tư.
2.3.3. Chuỗi cung sản phẩm chuối huyện Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị
Kết quả điều tra cho thấy, sản phẩm chuối của các nông hộ ở huyện Hướng Hóa
được tiêu thụ ở cả 2 thị trường trong nước và ngoài nước, do đó cấu trúc chuỗi giá trị
được tổ chức khá phức tạp với nhiều thành phần tác nhân tham gia và hoạt động trên
không gian địa lý rộng lớn, đặc biệt là đối với những thành phần tham gia vào kênh
phân phối sản phẩm chuối xuất khẩu. Chính vì thế, ta tập trung phân tích cấu trúc
chuỗi, dòng sản phẩm, quan hệ trao đổi mua bán và vị thế tài chính của những tác nhân
hoạt động ở phạm vi không gian huyện Hướng Hóa.
2.3.3.1. Cấu trúc chuỗi
Theo số liệu ở sơ đồ 7, sản phẩm chuối ở huyện Hướng Hóa được tiêu thụ chủ
yếu ở thị trường Trung Quốc và Thái Lan, chiếm đến 85% tổng sản lượng chuối của
người sản xuất. Trong khi đó, khối lượng chuối được xuất bán ở thị trường trong nước
là khá thấp, chỉ chiếm 15% tổng sản lượng thu hoạch.
Ở thị trường trong nước: sản phẩm chuối được tiêu thụ ở các tỉnh thành lân
cận của tỉnh Quảng Trị, bao gồm: Quảng Bình, Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng. Theo
hướng này, chuối được bán trực tiếp cho 3 thành phần tham gia vào chuỗi giá trị, đó
là: (1) – Người thu gom quy mô nhỏ ở huyện Hướng Hóa(3); (2) – Các thương lái đến
từ các tỉnh Quảng Bình, Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng; (3) Điểm cân chuối ở huyện
Hướng Hóa(4). Chuối được tiêu thụ ở thị trường trong nước là sản phẩm loại 1, có
trọng lượng bình quân khoảng 13 – 17kg/buồng và được người tiêu dùng mua với mục

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 52


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

đích chủ yếu để thờ cúng vào các ngày Rằm và dịp Tết. Mặc dù có khá nhiều tác nhân
tham gia vào hướng tiêu thụ ở thị trường nội địa, nhưng khối lượng sản phẩm được
tiêu thụ chỉ chiếm khoảng 15% tổng sản lượng chuối thu hoạch, chủ yếu đi qua 3 kênh
như sau:
Sơ đồ 7. Chuỗi cung chuối ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị

Thị trường trong nước Thị trường Thị trường


(Quảng Bình, TT. Huế, Đ. Nẵng Trung Quốc Thái Lan

100% 95% 5%

Đầu mối thu gom


chuối xuất khẩu

100 100
70%

100% 30%
Thương lái Điểm cân Thu gom nhỏ

3 10 80 2% 5%

Nông dân trồng chuối

Dòng tiêu thụ nội địa


Dòng xuất khẩu
Nguồn: Kết quả điều tra năm 2016
Kênh 1: Sau khi thu hoạch, người trồng chuối vận chuyển sản phẩm đến tại các
điểm cân để bán, sau đó các điểm cân bán lại cho các thương lái ở Quảng Bình, Thừa
Thiên Huế và Đà Nẵng theo một trong hai phương thức: (1) – Các thương lái đến thu
mua trực tiếp tại điểm cân; hoặc (2) – Điểm cân thực hiện phân loại, gói hàng và vận
chuyển đến các thương lái ở Quảng Bình, Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng. Theo kết quả

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 53


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

điều tra, sản phẩm chuối xuất bán ở thị trường nội địa chủ yếu đi theo kênh này, chiếm
khoảng 10% tổng sản lượng chuối thu hoạch của các nông hộ.
Kênh 2: Khác với kênh thứ nhất, quan hệ mua – bán sản phẩm chuối ở trong
kênh này được thực hiện bởi 2 tác nhân, đó là nông dân trồng chuối và thương lái.
Khối lượng sản phẩm tiêu thụ ở trong kênh này khá thấp, chỉ chiếm 3% tổng sản lượng
chuối thu hoạch của hộ. Sở dĩ khối lượng tiêu thụ thấp là do hoạt động mua – bán giữa
2 tác nhân này không được diễn ra thường xuyên, các thương lái chỉ đến thu mua vào
những ngày 10 – 13 âm lịch hàng tháng và những ngày giáp Tết nhằm mục đích cung
cấp cho người tiêu dùng các loại chuối để thờ cúng vào dịp Rằm và Tết.
Kênh 3: Những người thu gom tiến hành mua chuối từ người sản xuất để bán
lại cho các điểm cân hoặc những thương lái nhằm phục vụ tiêu dùng trong nước. Khối
lượng chuối tiêu dùng nội địa được xuất bán theo kênh này là rất nhỏ, chỉ chiếm
khoảng 2% tổng sản lượng chuối thu hoạch của hộ. Điều này có thể được giải thích bởi
lý do là những người thu gom nhỏ thực hiện các hoạt động thu mua chuối chủ yếu là
phục vụ cho thị trường chuối xuất khẩu, trong khi đó việc trao đổi mua bán với các
điểm cân và thương lái không được diễn ra thường xuyên, chỉ tập trung vào những
ngày 10 – 13 âm lịch hàng tháng và những ngày giáp Tết nhằm cung cấp sản phẩm
chuối tiêu dùng nội địa.
Thị trường xuất khẩu: So với thị trường trong nước, hoạt động mua – bán
chuối xuất khẩu được tổ chức khá chặt chẽ và có sự phân công rõ ràng giữa các tác
nhân tham gia chuỗi. Sản phẩm chuối ở huyện Hướng Hóa được xuất bán sang thị
trường Trung Quốc và Thái Lan, trong đó thị trường Trung Quốc chiếm đến 95% tổng
khối lượng chuối xuất khẩu. Khác với chuối tiêu dùng nội địa, chuối xuất khẩu là sản
phẩm loại 2 và loại 3, có trọng lượng nhỏ hơn hoặc bằng 10kg/buồng và mức giá bán
của người sản xuất giao động từ 4.200 – 5.000đ/kg. Tham gia vào thị trường xuất khẩu
này có 4 tác nhân chính hoạt động ở trên địa bàn huyện Hướng Hóa, đó là: (1) nông
dân trồng chuối; (2) thu gom quy mô nhỏ; (3) Điểm cân; (4) Đầu mối thu gom (5)
.
Quan sát ở hình 3 cho thấy, có 2 kênh phân phối sản phẩm chuối xuất khẩu chủ yếu, cụ
thể:
Kênh 1: Hộ nông dân trồng chuối xuất bán trực tiếp cho các điểm cân, sau đó
được các đầu mối thu gom ở trên địa bàn huyện Hướng Hóa đến thu mua để cung cấp

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 54


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

cho các thương lái ở nước ngoài thông qua cửa khẩu Lao Bảo (xuất khẩu sang thị
trường Thái Lan) và cửa khẩu Hà Thanh (xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc). Số
liệu ở sơ đồ 7 cho thấy, khối lượng chuối xuất khẩu sang thị trường nước ngoài chủ
yếu đi theo kênh này, chiếm đến 80% tổng sản lượng chuối thu hoạch.
Kênh 2: Chuối được bán cho những người thu gom nhỏ, sau đó được bán lại
cho những đầu mối thu gom lớn ở huyện Hướng Hóa để xuất khẩu qua thị trường Thái
Lan và Trung Quốc. Khối lượng sản phẩm chuối xuất khẩu đi theo kênh này là khá
thấp, chỉ chiếm khoảng 5% tổng sản lượng chuối thu hoạch của hộ. Khác với thị
trường tiêu thụ nội địa, những người thu gom chuối quy mô nhỏ hoạt động ở thị
trường xuất khẩu có vai trò giống như các điểm cân chuối. Họ có mối quan hệ trao đổi
hàng hóa khá chặt chẽ với những đầu mối thu gom lớn, đồng thời được xem như là
những người hỗ trợ, giúp việc cho các đầu mối trong việc thu mua sản phẩm. Theo ý
kiến của chính những người thu gom, cứ mỗi đầu mối thu gom sẽ có khoảng 25 – 30
người thu gom quy mô nhỏ cam kết, hợp tác chặt chẽ và lâu dài trong việc trao đổi
mua bán sản phẩm chuối xuất khẩu.
2.3.3.2. Phân tích kinh tế chuối cung chuối huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng
Trị
Nghiên cứu lựa chọn 2 kênh phân phối chính, đại diện cho 2 thị trường tiêu thụ
sản phẩm chuối, bao gồm thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu nhằm làm rõ vị thế
tài chính, sự phân chia lợi nhuận giữa các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị. Ở thị
trường xuất khẩu, nghiên cứu lựa chọn kênh thứ nhất với sự tham gia của 3 tác nhân
chính: hộ nông dân trồng chuối; điểm cân và đầu mối thu gom. Đây được xem là kênh
phân phối chủ đạo và chi phối toàn bộ thị trường tiêu thụ sản phẩm chuối ở trên địa
bàn huyện Hướng Hóa của tỉnh Quảng Trị, với sản lượng tiêu thụ chiếm đến 80% tổng
sản lượng chuối thu hoạch. Đối với thị trường tiêu thụ nội địa, kênh thứ nhất được đưa
vào phân tích, với 3 tác nhân chính: hộ nông dân trồng chuối; điểm cân; thương lái.
Sản lượng chuối tiêu thụ theo kênh này chiếm 10% tổng sản lượng thu hoạch và chiếm
71,43% sản lượng chuối xuất bán ở thị trường nội địa.
Số liệu ở bảng 14 chỉ ra rằng doanh thu biên của toàn bộ chuỗi giá trị đối với
1kg chuối xuất bán sang thị trường Trung Quốc là 10.700 đồng, trong đó chi phí tăng
thêm trên 1kg chuối là 3.547 đồng, chiếm 33,15% doanh thu biên của toàn bộ chuỗi và

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 55


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

lợi nhuận là 7.153 đồng/kg, chiếm 66,85% doanh thu biên của chuỗi giá trị. Đóng góp
lớn nhất vào chi phí tăng thêm của 1kg chuối là các hộ nông dân trồng chuối, tương
ứng với 2.250đồng, chiếm 63,43% tổng chi phí tăng thêm. Tác nhân đầu tư chi phí
thấp nhất của chuỗi đó chính là các điểm cân (150đồng/kg, chiếm 4,23%).

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 56


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

Bảng 14: Vị thế tài chính của các thành phần tham gia chuỗi cung chuối xuất khẩu

Chi phí Lợi nhuận Doanh thu


Thành phần
Thị tham gia chuỗi Chi % Chi
Tổng Đơn giá % Tổng
trường phí phí Lợi Doanh % Doanh
chi lợi
tăng tăng nhuận thu biên thu biên
phí nhuận
thêm thêm

Nông dân 2.250 2.250 63,43 5.100 2.850 39,84 5.100 47,66

Trung Điểm cân 5.250 150 4,23 6.000 750 10,49 900 8,41
Quốc
Đầu mối thu gom 7.147 1.147 32,34 10.700 3.553 49,67 4.700 43,93

Tổng cộng 3.547 100 7.153 100 10.700 100

Nông dân 2.250 2.250 78,07 4.200 1.950 49,77 4.200 61,76

Thái Điểm cân 4.350 150 5,20 5.000 650 16,59 800 11,76
Lan
Đầu mối thu gom 5.482 482 16,72 6.800 1.318 33,64 1.800 26,47

Tổng cộng 2.882 100 3.918 100 6.800 100

(Nguồn: Kết quả tính toán từ số liệu điều tra năm 2016)

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 57


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

Mặc dù chi phí tăng thêm của người trồng chuối chiếm 63,43% tổng chi phí gia
tăng nhưng tỷ lệ lợi nhuận mà họ nhận được chỉ chiếm 39,84% tổng lợi nhuận thu
được từ 1kg chuối của toàn bộ chuỗi bán ở thị trường Trung Quốc. Trong khi đó, tỷ lệ
chi phí tăng thêm mà những đầu mối thu gom chuối bỏ ra chỉ chiếm 32,34% nhưng tỷ
lệ lợi nhuận mà họ nhận được từ 1kg chuối bán ra lên tới 49,67%. Như vậy, có thể nói
rằng các đầu mối thu gom không phải là tác nhân giữ vị thế tài chính cao nhất trong
chuỗi nhưng là tác nhân hưởng lợi nhiều nhất từ chuỗi giá trị chuối xuất bán sang thị
trường Trung Quốc. Tác nhân hưởng lợi sau đầu mối thu gom chính là các điểm cân,
và cuối cùng là hộ nông dân trồng chuối.
Các trật tự về vị thế tài chính, lợi ích của những tác nhân tham gia vào chuỗi giá
trị chuối xuất khẩu sang thị trường Thái Lan cũng không có sự thay đổi nhiều so với
chuỗi giá trị chuối xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Mặc dù tỷ lệ lợi nhuận thu
được từ 1kg chuối xuất khẩu ở thị trường này có sụt giảm do giá bán thấp, nhưng các
đầu mối thu gom vẫn là người hưởng lợi cao nhất. Trong khi đó, nông dân vẫn là tác
nhân hưởng lợi thấp nhất trong số những tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị.
Ở thị trường nội địa, doanh thu biên của toàn bộ chuỗi giá trị đối với 1kg chuối
là cao hơn nhiều so với thị trường xuất khẩu, đạt ở mức 14.500đồng/kg, trong đó chi
phí tăng thêm trên 1kg chuối là 2.770 đồng, chiếm 19,10% doanh thu biên của toàn bộ
chuỗi và lợi nhuận là 11.730đồng/kg, chiếm 80,90% doanh thu biên của chuỗi giá trị.
Tương tự như chuỗi giá trị chuối xuất khẩu, đóng góp lớn nhất vào chi phí tăng thêm
của 1kg chuối vẫn là các hộ nông dân trồng chuối, chiếm đến 81,23% tổng chi phí tăng
thêm. Ở trong chuỗi giá trị chuối tiêu dùng nội địa, các điểm cân đóng vai trò như các
đầu mối thu gom, họ thực hiện đồng thời nhiều chức năng như thu mua, gói hàng hoặc
có thể vận chuyển sản phẩm đến các thương lái ở Quảng Bình, Thừa Thiên Huế và Đà
Nẵng, do đó chi phí tăng thêm cho 1kg chuối cao hơn nhiều so với kênh xuất khẩu.
Bình quân 1kg chuối tiêu dùng nội địa, các điểm cân phải bỏ ra 320đồng, chiếm
11,55% tổng chi phí tăng thêm của toàn bộ chuỗi.

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 58


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

Bảng 15. Vị thế tài chính của các thành phần tham gia chuỗi giá trị chuối
ở thị trường nội địa
ĐVT: Đồng/kg
Thành Chi phí Lợi nhuận Doanh thu
phần Chi % Chi % %
Tổng Đơn Doanh
tham phí phí Lợi Tổng Doanh
chi giá thu
gia tăng tăng nhuận lợi thu
phí biên
chuỗi thêm thêm nhuận biên
Nông
2.250 2.250 81,23 10.000 7.750 66,07 10.000 68,97
dân
Điểm
10.320 320 11,55 12.500 2.180 18,58 2.500 17,24
cân
Thương
12.700 200 7,22 14.500 1.800 15,35 2.000 13,79
lái
Tổng cộng 2.770 100 11.730 100 14.500 100
(Nguồn: Kết quả tính toán từ số liệu điều tra năm 2016)
Số liệu ở bảng 15 cho thấy, các điểm cân chính là tác nhân hưởng lợi cao nhất,
tiếp sau đó là thương lái và cuối cùng là người trồng chuối. Xét về vị thế tài chính thì
hộ trồng chuối giữ vị thế cao nhất trên cả ba khía cạnh chi phí gia tăng, lợi nhuận và
doanh thu biên, nhưng trật tự hưởng lợi vẫn không có gì thay đổi khi họ bán sản phẩm
ở thị trường trong nước. Rõ ràng trồng chuối mang lại lợi nhuận cho người nông dân
nhưng so với các tác nhân khác trong chuỗi thì họ vẫn là người hưởng lợi thấp nhất.

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 59


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

2.3.3.3. Thông tin trong chuỗi


Trong kinh doanh, các nhà sản xuất, các trung gian phân phối phải nắm bắt
được nhu cầu của người tiêu dùng cuối cùng về chất lượng, chủng loại, mẫu mã, giá cả
hàng hóa để từ đó có thể điều chỉnh quá trình sản xuất sao cho phù hợp với thị hiếu
của người tiêu dùng. Tùy vào từng khâu , từng mắt xích của chuỗi mà có những loại
thông tin cần được quan tâm khác nhau và từng mức độ rõ ràng của thông tin khác
nhau.
 Theo chiều dọc
- Thông tin các yếu tố đầu vào như cây giống, phân bón, thuốc BVTV. Người
dân tiếp cận khá dễ dàng vfa chính xác thông qua các cơ sở bán buôn, bà con hàng
xóm. Các cơ sở cung cấp các yếu tố đầu vào luôn quan tâm trao đổi thông tin với hộ
trồng chuối vì đây là khách hàng của họ. Tuy nhiên các thông tin về khoa học kỹ thuật,
chăm sóc, các chương trình dự án sắp triển khai thì người dân ít có cơ hội tiếp cận.
thông thường thì khi nào chính quyền địa phương tổ chức phổ biến cho người dân mới
biết.
- Thông tin về giá cả, chất lượng:
Người nông dân là thành phần trong chuỗi có khả năng thu thập thông tin kém
nhất. Các hộ thu gom nhỏ và đại lý thu gom trao đổi thông tin với hộ trồng chuối chủ
yếu là thông tin về giá cả, số lượng, yêu cầu chất lượng.
Thông tin vê số lượng và giá cả giữa các nhà thu gom với các công ty khá đầy
đủ và rõ ràng. Họ thường xuyên liên lạc với nhau, có thông báo về giá và hợp đồng
khối lượng sản phẩm với nhau. Khi có biến động về giá, sản lượng thì các công ty và
nhà xuất khẩu chuối sẽ gọi điện báo trước cho các nhà thu gom. Từ các thông tin này
mà nhà thu gom có thể quyết định giá mua đối với hộ nông dân.
 Theo chiều ngang
Mức độ trao đổi thông tin giữa các tác nhân trong cùng một khâu có sự khác
nhau. Các hộ trồng chuối có mức độ trao đổi thông tin cao, họ thường xuyên trao đổi
những thông tin về kinh nghiệm trồng và chăm sóc, xử lý bệnh,giá bán…Giữa các hộ
thu gom nhỏ hay đại lý thu gom chỉ trao đổi với nhau về giá bán và giá mua, tuy nhiên
mức độ trao đổi còn thấp và không thường xuyên.

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 60


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

Như vây, các hộ thu gom nhỏ, các đại lý và công ty là những người nắm rõ
thông tin hơn cả trong chuỗi, còn hộ trồng chuối là những người nhận thông tin kém
nhất, đa số các hộ nông dân ở Hướng Hóa không có điện thoại, chưa tiếp cận được với
các phương tiện thông tin đại chúng, vì vậy bản thân họ cũng không có khả năng phân
tích thị trường để dự báo mức độ biến động giá cả của thị trường. Dòng thông tin trong
chuỗi còn nghèo nàn, chủ yếu là thông tin về giá cả, đây là vấn đề hạn chế của chuỗi
cung sản phẩm chuối trên địa bàn huyện.
Nhìn chung mức độ trao đổi thông tin giữa các tác nhân trong chuỗi còn hạn
chế, các thông tin có được qua mối quan hệ mua bán trực tiếp giữa các tác nhân trong
chuỗi là chủ yếu. đây là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến quan hệ
hợp tác giữa các tác nhân, làm giảm hiệu quả kinh tế của chuỗi cung.
2.3.3.4. Tính không bền vững của chuỗi cung sản phẩm chuối ở huyện
Hướng Hóa, Tỉnh quảng Trị
Trong ngắn hạn, hoạt động sản xuất chuối đã trở thành sinh kế quan trọng,
mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
Tuy nhiên, khi đi sâu tìm hiểu về cấu trúc thị trường tiêu thụ cũng như thực trạng sản
xuất ở trên địa bàn huyện Hướng Hóa đã cho thấy tính không bền vững của chuỗi giá
trị sản phẩm chuối. Điều này có thể được giải thích bởi các vấn đề sau đây:
Thứ nhất, quan sát cấu trúc chuỗi giá trị sản phẩm chuối cho thấy mức độ phụ
thuộc vào thị trường tiêu thụ ở Trung Quốc là rất cao, trong khi quy mô tiêu thụ sản
phẩm chuối ở thị trường Thái Lan và nội địa là rất thấp. Sự phụ thuộc hoàn toàn vào
một thị trường dẫn đến giá bán thấp, đồng thời tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro thị trường
tiêu thụ đối với nông dân trồng chuối. Minh chứng cho điều này là từ giữa tháng 2 đến
cuối tháng 9 năm 2015, các nhà nhập khẩu của Trung Quốc đã ngừng thu mua chuối ở
huyện Hướng Hóa và dẫn đến lượng cung sản phẩm bị tồn đọng rất cao, kéo theo giá
bán chuối xuất khẩu sang thị trường Thái Lan cũng như giá bán chuối tiêu dùng nội
địa giảm xuống nghiêm trọng.

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 61


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

Biểu đồ 4. Biến động giá bán sau khi thương lái Trung Quốc ngừng thu mua
chuối ở Hướng Hóa năm 2015.

Nguồn: nongnghiep.vn
Nếu như trước đây khi thị trường Trung Quốc chưa đóng cửa đối với mặt hàng
chuối ở Hướng Hóa, người trồng chuối nhận được 4.000 – 4.200 đồng cho 1kg chuối
xuất khẩu sang thị trường Thái Lan, thì đến thời điểm nhà nhập khẩu Trung Quốc
ngừng thu mua, giá bán giảm xuống chỉ còn 1.200 – 1.800đồng/kg. Đặc biệt nghiêm
trọng hơn, giá bán 1kg chuối loại 1 xuất bán ở thị trường trong nước giảm từ 10.000
đồng xuống còn 3000 đồng. Với mức giá này đã không bù đắp đủ chi phí sản xuất,
người trồng chuối bị thua lỗ nghiêm trọng và dẫn đến mất khả năng tái sản xuất.
Khi được hỏi về lý do thị trường Trung Quốc đóng cửa đối với sản phẩm chuối
ở huyện Hướng Hóa, tất cả các thành phần tham gia chuỗi cũng như cán bộ chính
quyền địa phương đều trả lời là không biết được lý do. Điều này cho thấy thông tin thị
trường tiêu thụ chuối ở Trung Quốc là không hoàn hảo, thậm chí người trồng chuối và
những tác nhân tham gia thu gom chuối cũng không biết mục đích Trung Quốc thu
mua chuối ở Hướng Hóa là để làm nguyên liệu chế biến hay tiêu dùng trực tiếp.

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 62


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

Sơ đồ 8. Cây vấn đề của chuỗi cung chuối ở huyện Hướng Hóa


Nông dân ngừng sản Nguy cơ phá vỡ ngành chuối ở
xuất huyện Hướng Hóa

Tính không bền vừng của chuỗi cung sản phẩm


chuối ở Hướng Hóa

Nguồn cung
Rủi ro thị Chưa có không bền
Thị trường tự
trường chính sách vững
phát
phát triển
Sự phụ thuộc
thị trường tiêu Không có Suy thoái đất
thụ ở Trung cam kết, hợp Thiếu quy canh tác
Quốc đồng hoạch sử
dụng đất

Nhu cầu tiêu Tính bất ổn Chưa có


Không nhận
dùng nội địa giống mới
trong thu mua được các dịch
thấp thay thế
vụ khuyến nông

Tính không bền Thông tin thị


vững của thị trường không Không có Kỹ thuật
trường tiêu thụ hoàn hảo chính sách về canh tác của
Thái Lan thị trường và người dân
xúc tiến thương tộc thiểu số
mại còn lạc hậu

Nhập khẩu Thái Lan có


chuối chất lượng nguồn cung
thấp và giá rẻ để chuối dồi
phục vụ chăn dào và chất Bệnh héo rũ
nuôi lượng cao panama đang xuất
hiện cảng nhiều

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra, phỏng vấn năm 2016

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 63


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

Đối với thị trường tiêu thụ ở Thái Lan, nguồn cung sản xuất chuối trong nước
của Thái Lan khá dồi dào với nhiều giống chuối có chất lượng cao, do đó sản phẩm
chuối của huyện Hướng Hóa rất khó cạnh tranh được sản phẩm chuối của Thái Lan về
chất lượng để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người Thái. Theo ý kiến của một số đầu
mối thu gom, các trang trại sản xuất nông nghiệp ở vùng Đông Bắc Thái Lan (nơi có
EWEC đi qua) đã nhận biết giá xuất khẩu chuối ở huyện Hướng Hóa sang thị trường
Trung Quốc là tương đối thấp, vì vậy họ đã tiến hành thu mua sản phẩm chuối có chất
lượng thấp (chuối loại 3) được trồng ở huyện Hướng Hóa nhằm phục vụ chế biến thức
ăn chăn nuôi gia súc. Theo nhận định của người Thái, mức giá chuối nhập khẩu thấp
hơn nhiều so với chi phí đầu tư thức ăn chăn nuôi công nghiệp, trong khi hàm lượng
dinh dưỡng giữa chuối và thức ăn công nghiệp là như nhau. Như vậy, rõ ràng nhu cầu
của thị trường Thái Lan đối với sản phẩm chuối ở Hướng Hóa là sản phẩm nhập khẩu
có chất lượng thấp và giá rẻ, dẫn đến giá trị xuất khẩu thấp và tính bền vững của thị
trường là không cao.
Thứ hai, kỹ thuật canh tác của người dân vẫn còn hạn chế, đặc biệt là đồng bào
dân tộc Bru-Vân Kiều và Pa Cô; cộng với trình độ đầu tư thâm canh thấp (không sử
dụng phân bón) là những nguyên nhân chính dẫn đến năng suất, chất lượng sản phẩm
thấp và có thể dẫn đến suy thoái đất canh tác. Bên cạnh đó, qua điều tra khảo sát cho
thấy mức độ sử dụng thuốc diệt cỏ trong sản xuất chuối là rất cao (bình quân 1 ha
chuối, các hộ sử dụng 25-35 chai thuốc diệt cỏ), do đó tính bền vững về sinh học của
sản phẩm cũng như chất lượng môi trường không còn được đảm bảo. Hơn thế nữa,
giống chuối được người dân huyện Hướng Hóa đưa vào trồng là giống địa phương có
tên gọi là chuối mật mốc, đến nay vẫn chưa có giống mới nào thay thế. Chuối được
trồng ở những cánh rừng có độ dốc khá cao, đồng thời sau khoảng 8 năm thì việc trồng
mới lại vườn chuối không thể thực hiện được do hàm lượng dinh dưỡng của đất bị suy
giảm, không đủ để cung cấp cho cây chuối sinh trưởng và phát triển, vì vậy buộc
người dân phải chuyển sang diện tích khác.
Thứ ba, theo kết quả điều tra khảo sát các hộ nông dân trồng chuối ở huyện
Hướng Hóa, việc hình thành vùng chuyên canh cây chuối ở địa phương là hoàn toàn
mang tính chất tự phát, chạy theo phong trào dựa trên tín hiệu của thị trường tiêu thụ ở

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 64


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

Trung Quốc. Trong khi đó, chưa có một chính sách nào của chính quyền địa phương
trong việc định hướng, quy hoạch và hỗ trợ phát triển sản xuất chuối cho người dân.
Việc trồng chuối được diễn ra trên quy mô nhỏ lẻ, phân tán gây khó khăn trong việc
tiêu thụ và vận chuyển chuối khi thu hoạch, đặc biệt ở huyện hướng Hóa hiện nay
không có một nhà máy nào chuyên về chế biến các sản phẩm từ chuối, vì vậy một khi
Thị trường Trung Quốc hay Thái Lan ngừng thu mua thì giá chuối giảm mạnh, nông
dân lao đao.
2.3.3.5. Phân tích ma trận SWOT cuả chuỗi cung sản phẩm chuối trên địa
bàn huyện Hướng Hóa
Điểm mạnh ( Strengths) Điểm yếu (Weaknesses)

- Huyện Hướng Hóa nằm trên tuyến - Phần lớn vườn chuối đều quá già cỗi,
đường hành lang kinh tế đông tây đi dịch bệnh, thời tiết phức tạp, đặc biệt là
ngang qua, thuận lợi cho việc xuất hạn hán thường xuyên xảy ra, nên năng
khẩu, vị trí mang tính chiến lược nên suất cũng như sản lượng tiêu có xu
luôn được nhà nước quan tâm. hướng giảm.
- Địa hình, thổ nhưỡng ở huyện thích hợp - Trên địa bàn huyện chưa có hợp tác xã
cho trồng cây chuối nông nghiệp, đây là một hạn chế lớn và
- Chuối là loại cây dễ trồng, tốn kém ít gây khó khăn cho việc sản xuất và tiêu
chi phí nên phù hợp với người nông thụ chuối.
dân, đặc biệt là người dân tộc thiểu số - Dòng thông tin trong chuỗi còn gặp
trên địa bàn huyện. nhiều trở ngại và không hoàn hảo, chính
- Hai xã được đưa vào nghiên cứu là Tân người nông dân là nhà sản xuất nhưng họ
Thành và Tân Long đã tiến hành rà soát lại là đối tượng tiếp cận với thông tin
để phục hồi và phát triển vườn hồ tiêu trong chuỗi kém nhất, cũng là đối tượng
trong những năm tới. chịu chi phí lớn nhất nhưng lại hưởng lợi
- Nhờ sự lãnh đạo của chính quyền địa nhuận thấp nhất. Điều đó làm cho họ trở
phương, các dự án trồng mới và phục thành người thiệt thòi nhất trong chuỗi.
hồi vườn chuối mà các hộ nông dân - Phần lớn các tác nhân tham gia trong
được thế chấp vay vốn, tạo điều kiện về chuỗi chỉ mới nghỉ tới lợi ích của mình
nguồn vốn phục vụ cho quá trình sản mà chưa ý thức được tầm quan trọng về
xuất. mối quan hệ với các đối tác.
- Hằng năm, chính quyền địa phương, hội - Tính ổn định và hợp tác trong chuỗi
nông dân phối hợp với trung tâm thấp. chuỗi mang tính cơ hội hơn là hợp
khuyến nông, tổ chức các lớp tập huấn tác với nhau, hộ thu gom có xu hướng
cho bà con nông dân. xem các tác nhân trên và dưới chuỗi là
địch thủ, do đó làm thiếu sự cam kết hợp
tác với chuối.
- Tính phụ thuộc vào thị trường Trung
Quốc quá lớn, đến một khi Trung Quốc

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 65


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

ngừng thu mua thì không có đầu ra cho


chuối, người nông dân chịu thiệt hại rất
lớn.
- Thiếu phương tiện bảo quản và vận
chuyển khiến cho người trồng chuối
không có điều kiện chủ động trong việc
tiêu thụ sản phẩm của mình, do vậy phải
bán cho nhà thu gom.
- Người nông dân trên địa bàn huyện
phần lớn là đồng bào dân tộc ít người,
trình độ dân trí còn thấp, nắm bắt thông
tin chưa cao, dẫn đến việc luôn bị thương
lái ép giá.
- Giá chuối phụ thuộc nhiều vào thị
trường bên ngoài,nhiều rủi ro.

Cơ hội (Opportunities) Thách thức (Threats)

- Việt Nam gia nhập các tổ chức khu vực - Cơ chế thị trường luôn biến động liên
và trên thế giới như ASEAN, WTO, tục làm tình trạng được mùa rớt giá lặp
APEC… Kỳ vọng từ các hiệp định đi lặp lại khiến người nông dân không
thương mại tự do trong thời gian tới như yên tâm sản xuất.
hiệp định Đối Tác Kinh Tế chiến lược - Biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng
xuyên Thái Bình Dương (TPP), Thương phức tạp gây ra nhiều loại sâu bệnh trên
Mại Tự Do Việt Nam – EU và cộng đồng cây chuối.
kinh tế ASEAN (AEC). Tạo điều kiện mở - Yêu cầu của người tiêu dùng ngày càng
rộng thị trường tiêu thụ. cao về chất lượng sản phẩm cũng như
- Nhu cầu tiêu thụ chuối trên thế giới vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên
ngày càng tăng, trung bình mỗi năm tăng cạnh đó người tiêu dùng cũng quan tâm
thêm 25.000 – 30.000 tấn. nhiều hơn đến quy trình sản xuất thân
- Chuối mật mốc Tân Long vừa được bầu thiện với môi trường.
chọn là “cây trồng số một của năm” ở - Thị trường Trung Quốc giảm thu mua
huyện và chủ tịch huyện cũng cho biết sẽ chuối mạnh tính từ năm 2014 đến nay
sớm khẳng định thương hiệu cho loại vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi, Thái Lan
chuối này. thu mua chuối với giá rẻ, chất lượng thấp
- Hiện trên địa bàn huyện có 4 dự án với để làm thức ăn chăn nuôi mang tính
tổng mức đầu tư 36,9 triệu USD gồm: không bền vững.
Nhà máy chế biến và bảo quản nông sản
My Anh tại Khu công nghiệp Tân Thành;
Vườn ươm cây mắc ca, cây đinh lăng và
nha đam; Khu du lịch - dịch vụ đồi thông
Tân Độ, tạo điều kiện củng cố thị trường
tiêu thụ cho sản phẩm chuối trên địa bàn.

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 66


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG


SẢN PHẨM
3.1. Định Hướng trên địa bàn huyện
Cây chuối là một trong những cây trồng chủ lực của huyện, có hiệu quả và giá
trị kinh tế cao, góp phần vào xóa đói giảm nghèo và nâng cao đời sống của người dân
và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện, đặc biệt là hai xã có diện tích chuối
tập trung chủ yếu là Tân Thành và Tân Long. Tuy nhiên những năm gần đây sản phẩm
chuối gặp nhiều khó khăn do những bất lợi về thời tiết, sâu bệnh, nhiều vườn chuối đã
quá già cỗi, khó khăn nhất là trong việc tiêu thụ và tìm đầu ra cho sản phẩm, một số
nông dân chia sẻ “không muốn thu hoạch chuối vì chi phí thu hoạch còn cao hơn cả
phần tiền thu về khi bán chuối”… Từ những khó khăn trên chính quyền địa phương
huyện Hướng Hóa đã đưa ra một số định hướng cho phát triển sản xuất cây chuối
trong thời gian tới như sau:
- Đầu năm 2015, thông qua đề tài “Phục tráng một số giống chuối trên địa bàn
huyện Hướng Hóa bằng phương pháp Invitro” của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa
học và Công nghệ tỉnh Quảng Trị thực hiện, đã đưa công nghệ vào trồng thí nghiệm ở
một số hộ gia đình và cho ra kết quả tốt, chuối được cấy phát triển nhanh và cho năng
suất cao, chính quyền địa phương cho biết sẽ cố gắng hỗ trợ để mô hình được nhân
rộng làm nguồn cung cấp giống chuối chính trên địa bàn.
- Giai đoạn 2016 – 2020 sẽ quy hoạch trồng thêm 5,7 ha tại vườn hộ gia đình
được cấp mới và trên quỹ đất hiện có. Đến năm 2020, toàn huyện đều sử dụng được tối
đa diện tích đất còn trống và bỏ hoang đưa vào sản xuất, tăng sản lượng chuối.
- Đầu năm 2016, Chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa, Võ Thanh cho biết sẽ chỉ
đạo các cơ quan chức năng của huyện làm thủ tục đăng ký thương hiệu “Chuối mật
mốc Tân Long” để không chỉ xuất khẩu mặt hàng nông sản này sang Trung Quốc, mà
còn xuất qua các nước châu Âu, châu Mỹ.
- Đầu tư mở rộng, cải tạo hệ thống thủy lợi để chủ động nguồn nước tưới cho
sản xuất chuối.
- Tăng cường hoạt động giới thiệu sản phẩm, tạo điều kiện cho các hộ sản xuất
kinh doanh trong địa bàn tiếp cận thị trường tiêu thụ.

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 67


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

- Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Trị cho biết
đơn vị này đã thực hiện nghiên cứu phục tráng thành công hai giống chuối trên địa bàn
huyện Hướng Hóa bằng phương pháp Invitro. Hai loại chuối được chọn ứng dụng
công nghệ sinh học để phục tráng là giống chuối mốc (chuối tây) và chuối lùn (chuối
bà lùn) đã được trồng từ lâu trên địa bàn huyện Hướng Hóa. Sau gần 1 năm triển khai
thực hiện, đến nay Trung tâm đã nhân giống thành công các loại chuối này. Cây chuối
được phục tráng đã phát triển tốt, theo đúng yêu cầu nghiên cứu đặt ra, từ đầu năm
2013 các loại giống đã được nhân rộng và cung cấp cho người dân, nhằm phát triển
bền vững ngành chuối ở Hướng Hóa.
3.2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện chuỗi cung sản phẩm chuối
3.2.1. Giải pháp về nguồn lực
- Về vốn: Nhu cầu về vốn đầu tư vào hoạt động sản xuất chuối là rất cần thiết
bởi người dân ở huyện còn nghèo nàn, ăn chưa đủ no, áo chưa đủ ấm. Nhà nước cần có
chính sách vay vốn tín dụng phù hợp về mức vay, thời gian vay và lãi suất vay. Hạn
chế các thủ tục rườm rà để người dân mạnh dạn đầu tư vào vườn chuối của mình một
cách có hiệu quả nhất. Tuy nhiên, cần định hướng người dân sử dụng vốn đúng mục
đích, tránh lãng phí và không hiệu quả… bên cạnh đó cần phối kết hợp, lồng ghép các
chương trình dự án nhằm huy động nguồn vốn cho các hộ trồng chuối.
- Về nhân lực: Chính quyền địa phương cần tiếp tục phối hợp với công ty
Thương Mại Quảng Trị mở nhiều lớp tập huấn đào tạo ngắn hạn về kỹ thuật chăm sóc
và phục hồi vườn chuối. Những hộ chưa tham gia thì vận động tham gia, những hộ
trồng chuối đã có một người tham gia tập huấn, thì tất cả những người có khả năng
tham gia lao động trong lĩnh vực sản xuất này của hộ cũng nên tham gia nhằm đảm
bảo nguồn nhân lực.
- Về đất đai: Cần có giải pháp vùng chuyên canh cây chuối một cách đồng bộ
và chặt chẽ, nhằm tạo điều kiện tốt cho việc đầu tư thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa
học kỹ thuật, thuận lợi cho việc thu gom tiêu thụ. Kết hợp trồng luân canh một số loại
cây họ đậu để cải tạo đất sau khi thu hoạch và chuẩn bị trồng mới vườn chuối.
- Về thủy lợi: Cần xây dựng thêm hệ thống thủy lợi, củng cố đê đập, tránh tình
trạng hiện tại ở huyện luôn ngập úng về mùa mưa do nước ở các con sông và bên Lào

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 68


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

xả về, nhưng lại hạn hán nặng vào mùa hè, gây nhiều vườn chuối cháy khô( bệnh
panama) mất trắng và không thu hoạch được.
Đối với những vườn chuối quá già cỗi, lẫn tạp, độ đông đặc quá thấp mang lại
hiệu quả kinh tế không đáng kể thì mạnh dạn phá bỏ để trồng mới hoặc chuyển qua
trồng loại cây khác có hiệu quả hơn như cà phê, sắn….Để giảm bớt sự quá tải về việc
tiêu thụ.
3.2.2. Tăng cường mối quan hệ hợp tác trực tiếp giữa các điểm cân thu
mua, hộ thu gom, hộ trồng tiêu và nhà xuất khẩu
Tăng cường sự hợp tác giữa các điểm cân thu mua, các đối tượng thu gom với
hộ trồng chuối là giải pháp quan trọng để hoàn thiện chuỗi cung. Thực tế thì sản phẩm
chuối phải qua nhiều khâu trung gian mới đến tận tay người tiêu dùng cuối cùng, việc
thiết lập mối quan hệ trực tiếp để các doanh nghiệp xuất khẩu hoặc bán lẻ ở thị trường
trong nước là rất khó khăn vì chính bản thân các doanh nghiệp ít có điều kiện tiếp xúc
và mua sản phẩm trực tiếp từ hộ trồng chuối. 100% hộ trồng chuối đều trả lời không
đủ điều kiện về số lượng sản phẩm chuối, phương tiện vận chuyển, chất lượng,
vốn…Để đưa sản phẩm của mình đến bán trực tiếp cho các doanh nghiệp xuất khẩu
hay điểm cân thu mua. Đặc biệt, một vấn đề khó khăn lớn ở huyện miền núi này là
giao thông đi lại còn rất khó khăn, nhiều bản cách chợ chuối hoặc nơi thu gom gần vài
chục kilomet. Năm 2013, công ty Thương Mại Quảng Trị đã đặt một điểm thu mua
chuối tại địa phương nhưng không mang lại hiệu quả nên đã ngừng hoạt động. Để mối
quan hệ hợp tác được bền vững thì cần có sự hợp tác như sau:
- Các cơ sở cung cấp các yếu tố đầu vào tăng cường hợp tác với hộ trồng chuối
nhằm trao đổi một cách đầy đủ và chính xác các thông tin về kỹ thuật, giá cả và chất
lượng của các yếu tố đầu vào. Qua đó góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất của các
hộ trồng chuối, cũng như nang cao hiệu quả kinh doanh của các cơ sở.
- Các đại lý thu gom lớn hợp tác trực tiếp với các hộ gia đình nông dân trong việc
cung ứng vật tư. Cụ thể hộ trồng chuối phải cung cấp đủ số lượng, đúng thời gian và
yêu cầu chất lượng, đại lý phải thumua sản phẩm kịp thời vì chuối nhanh chín và dễ
hư hỏng…Tạo mối quan hệ buôn bán uy tín, có thể hỗ trợ cho hộ trồng chuối vay
vốn, tạm ứng lúc cần tiền. Các điểm cân hợp tác với đại lý thu gom cần có hợp đồng
cụ thể, cung cấp đầy đủ các thông tin về giá cả, yêu cầu chất lượng.

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 69


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

3.2.3. Nâng cao chất lượng sản phẩm ở khâu sản xuất
- Chọn giống: Nếu người dân tự lấy cây non hay chồi tự tách ra từ cây mẹ ở vụ
trước trồng cho vụ sau thì tỷ lệ sống không cao, dễ bị sâu bệnh, về lâu dài sẽ làm thái
hóa giống, người dân cần chọn giống tốt từ các công ty bán giống. hiện tại, Trung tâm
Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Trị cho biết đơn vị này đã thực
hiện nghiên cứu phục tráng thành công hai giống chuối trên địa bàn huyện Hướng Hóa
bằng phương pháp Invitro, được thực hiện bằng ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ
trong công tác chọn giống, phục tráng giống, tạo ra một số lượng lớn cây sạch bệnh,
đảm bảo về mặt di truyền, góp phần quan trọng vào việc phát triển bền vững nghề
trồng chuối ở Hướng Hóa.
- Vệ sinh an toàn thực phẩm: Xây dựng hướng phát triển cho các mặt hàng nông
sản nói chung và cây chuối nói riêng là đảm bảo quy trình an toàn thực phẩm trong
từng công đoạn, liên kết tạo thành chuỗi thực phẩm an toàn theo hướng “Từ trang trại
đến bàn ăn”. Chuỗi cung thực phẩm an toàn phải bắt đầu từ công đoạn cung cấp vật tư
nông nghiệp (Giống, phân bón, thuốc…) đến khâu sản xuất(Trồng trọt, chăn nuôi…)
và cuối cung là giai đoạn sơ chế, bảo quản một cách an toàn nhất để chuyển đến tay
người tiêu dùng cuối cùng. Điều này đỏi hỏi cần phải có một hệ thống các yêu cầu đối
với hộ nông dân, cơ sở thu gom chuối, tránh tình trạng hiện này có một số tư thương vị
lợi nhuận giấm chuối xanh bằng hóa chất để làm nhanh chín, gây ảnh hưởng đến sức
khỏe người tiêu dùng và mất uy tín ngành chuối của địa phương. Để đáp ứng những
yêu cầu về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm thì cần quan tâm, chú trọng đến công
tác chăm sóc ngay từ khi trồng, thu hoạch, bảo quản và ủ chín. Sản phẩm chuối là mặt
hàng nông sản cồng kềnh, khó vận chuyển, dễ hư hỏng và khó bảo quản sau khi chuối
đã chín….Vì vậy sau khi thu hoạch cần có bao xốp, bó chuối để tránh bị bầm dập, để
nơi khô ráo. Việc này giúp sản phẩm chuối được đảm bảo an toàn, phù hợp với người
tiêu dùng cả trong và ngoài nước, góp phần xây dựng ngành chuối tại địa phương lớn
mạnh.
3.2.4. Giải pháp thị trường
- Để sản phẩm chuối Hướng Hóa được biết đến trên thị trường trong nước và thị
trường quốc tế, cần quan tâm tới khâu quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu
riêng, tham gia các hội chợ giới thiệu sản phẩm. Chuối mật mốc Tân Long vừa được

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 70


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

bầu chọn là “cây trồng số một của năm” ở huyện và chủ tịch huyện cũng cho biết sẽ
chỉ đạo các cơ quan chức năng tiến hành khẳng định thương hiệu cho loại chuối này.
- Cần có sự gắn kết chặt chẽ bốn nhà: Nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa
học và nhà nông nhằm hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ vốn và giải quyết đầu ra cho sản phẩm.
- Trên địa bàn vẫn chưa có một công ty lớn nào chuyên về chế biến chuối thành
các loại thực phẩm khác, đây là một thiếu hụt lớn của ngành công nghiệp chế biến nói
chung và ngành chuối Hướng Hóa nói riêng. Cần đầu tư xây dựng nhà máy chế biến
chuối thành các loại bánh kẹo hoặc thức ăn chăn nuôi, tạo đầu ra ổn định cho sản
phẩm.
- Tất cả các thành viên trong chuỗi cần phải chủ động nắm vững các thông tin, giá
cả, hoàn thiện khâu vận chuyển trao đổi sản phẩm đến tay người tiêu dùng nhanh nhât,
phù hợp nhất. chính quyền địa phương cần phân công cán bộ, lãnh đạo các cấp theo
dõi, định hưỡng thị trường nông sản cho người dân, xây dựng hệ thống truyền thông
thôn xóm để cập nhật thông tin về giá cả và tình hình thị trường cho toàn dân, định
hướng nguồn cung cho vụ tiếp theo tránh trồng một cách tự phát, tràn lan. Khi mọi
người trong chuỗi cung nắm vững tình hình, giá cả thì sẽ không xảy ra tình trạng chèn
ép nhau, gây mất công bằng trong toàn chuỗi.
- Tránh tình trạng phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc (đến 80%),
tìm kiếm thị trường mới đầy tiềm năng như Mỹ, Nhật Bản và đẩy mạnh tiêu dụng nội
địa.
3.2.5. Tăng cường công tác thông tin
- Các thông tin của người tiêu dùng về số lượng chủng loại, chất lượng sản
phẩm, giá cả sản phẩm là không rõ ràng ở một số mắt xích đặc biệt là hộ nông dân. Vì
vậy các hộ nông dân cần chủ động tìm hiểu những thông tin này, nâng cao khả năng
tiếp cận thông tin từ nhiều nguồn để có thông tin đầy đủ.
- Các cơ quan chức năng cần khảo sát thực tế để cung cấp những thông tin thị
trường cho người dân, đưa ra các yêu cầu về sản phẩm đồng thời tiếp nhận thông tin
phản hồi từ nông dân khi họ tham gia vào chuỗi cung, người nông dân sẽ yên tâm sản
xuất và yên tâm về thị trường đầu ra.
- Các điểm thu mua, thương lái, công ty xuất khẩu cần thiết lập mối quan hệ
hợp tác lâu dài và ổn định, nắm rõ luật kinh doanh quốc tế và thủ tục xuất nhập khẩu

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 71


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

nhằm xây dựng được nguồn nguyên liệu ổn định và bền vững. cần cung cấp đầy đủ
thông tin thị trường cho các tác nhân dưới mình thông qua điện thoại hoặc găp mặt
trao đổi.
3.2.6. Giải pháp giúp nông hộ trực tiếp đưa sản phẩm ra thị trường
Để nông hộ trực tiếp đưa sản phẩm ra thị trường thì đòi hỏi hộ phải có lao động
và nguồn vốn lớn đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm.
Các hộ trồng chuối nên tập hợp lại thành từng tổ,nhóm theo quan hệ họ hàng
hay làng xóm, hoặc hình thành nhiều câu lạc bộ theo từng thôn, bản,dựa trên nguyên
tắc tự nguyện, hợp tác về mọi mặt. Chọn ra một hoặc hai người có kinh nghiệm và
năng lực để làm trưởng nhóm. các nhóm này có thể tập hợp những sản phẩm của mình
lại hoặc có thể thu gom thêm ở hộ khác, sau đó trưởng nhóm sẽ cử một vài người có
khả năng vận chuyển và đem bán sản phẩm cho các điểm cân, doanh nghiệp xuất khẩu
hoặc xuất đi tỉnh khác. Như vậy thì các hộ gia đình sẽ chú ý đến chất lượng sản phẩm
của mình hơn, kéo theo chất lượng sản phẩm trong toàn chuỗi được nâng cao hơn, đem
lại lợi ích cho mọi người. Bên cạnh đó, người nông dân cần tìm hiểu về sở thích và các
yêu cầu về sản phẩm chuối của người nước ngoài (Thái Lan, Trung Quốc) và người
tiêu dùng trong nước để sản phẩm phù hợp với yêu cầu của thị trường. Với mô hình
này sẽ giúp hộ giảm bớt được khâu giao dịch trung gian giúp hộ nâng cao thu nhập,
không bị ép giá.
Bên cạnh đó, họ trồng chuối cần nâng cao kiến thức kỹ thuật, hiểu biết về đặc
điểm cây chuối, năm bắt thông tin và nhu cầu thị trường, tránh trồng chuối một cách
tràn lan hoặc trồng rồi không đầu tư chăm sóc.
Đây là một trong những giải pháp quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả của
chuỗi cũng san phẩm chuối trên địa bàn huyện, bỏ bớt một số tác nhân trung gian như
hộ thu gom và đặc biệt là điểm cân. Tuy nhiên việc để nông dân trực tiếp đưa sản
phẩm ra thị trường là rất khó khăn vì họ không am hiểu thị trường, chưa nắm bắt kịp
thời thông tin và đặc biệt là nguồn vốn hạn chế….Vì vậy cần phải có sự phối kêt hợp
của các ban ngành chức năng.

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 72


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


1. KẾT LUẬN
Ở Hướng Hóa, chuối được xem là cây nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao.
Trước đây, đất đai bạc màu, thời tiết khắc nghiệt, người dân ở vùng biên giới Việt -
Lào không biết trồng cây gì cho hiệu quả, chủ yếu làm cửu vạn, thồ hàng lậu từ Lào về
Việt Nam kiếm sống. Sau khi cây chuối được chính quyền địa phương khuyến khích
trồng, người dân nơi đây dần dần bỏ buôn lậu, tập trung vào trồng chuối. Từ đó đến
giờ, cây chuối đã "đổi đời" bao phận người, từ kiếm gạo ăn từng bữa đến xây nhà cao
tầng, tậu xe ô tô. Sản phẩm chuối đã trở thành một trong những mặt hàng nông sản
xuất khẩu chủ lực mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn, đóng góp tích cực vào sự tăng
trưởng kinh tế của huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Ngoài ra, chuối trở thành cây
trồng chủ lực, giúp giải quyết việc làm, tăng thu nhập và xóa đói giảm nghèo cho rất
nhiều người dân ở trên địa bàn huyện Hướng Hóa, đặc biệt là đồng bào dân tộc Vân
Kiều và Pa Cô. Tuy nhiên tính bền vững của ngành chuối ở Hướng Hóa đang rất bấp
bênh, do đầu ra của sản phẩm hay chuối cung sản phẩm chuối thiếu mất tính liên kết,
có đến 80% sản lượng chuối ở huyện Hướng Hóa được tiêu thụ ở thị trường Trung
Quốc, và 5% được xuất khẩu sang thị trường Thái Lan và khoảng 15% còn lại là được
tiêu thụ ở thị trường nội địa. trong thời gian qua, giá chuối liên tục giảm, chuối chín
đầy vườn không có người thu mua, nguy cơ phá hủy ngành chuối ở Hướng Hóa là rất
cao. Điều này xuất phát từ 3 nguyên nhân chính, đó là: rủi ro về thị trường tiêu thụ,
trực tiếp là sự phụ thuộc nhiều vào thị trường tiêu thụ ở Trung Quốc; nguồn cung
không bền vững; và chưa có chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất của chính quyền địa
phương. Có 3 kênh tiêu thụ chuối ở thị trường trong nước và 2 kênh tiêu thụ ở thị
trường nước ngoài, với 4 tác nhân tham gia thu mua chuối ở trên địa bàn huyện Hướng
Hóa. Mặc dù, hộ nông dân trồng chuối là tác nhân giữ vị thế tài chính cao nhất trên cả
ba chỉ tiêu về chi phí, doanh thu biên và lợi nhuận, nhưng họ là tác nhân hưởng lợi ít
nhất trong chuỗi ở cả 3 thị trường: Trung Quốc, Thái Lan và nội địa.
Vì vậy, vấn đề đặt ra ở đây là cần sớm xây dựng thương hiệu chuối ở huyện
Hướng Hóa; đa dạng hóa thị trường tiêu thụ bằng cách kêu gọi doanh nghiệp tham gia
vào chuỗi cung ứng sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa; tăng cường các
dịch vụ khuyến nông nhằm nâng cao trình độ kỹ thuật canh tác cho người dân, đảm

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 73


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

bảo sự ổn định về nguồn cung cho thị trường và nâng cao chất lượng sản phẩm; thực
hiện điều tra thông tin, cập nhật tình hình tiêu thụ chuối của huyện Hướng Hóa tại thị
trường Trung Quốc và Thái Lan là rất cần thiết nhằm đưa ra các dự báo chính xác về
thông tin thị trường cho người sản xuất. bên cạnh đó, cần có sự hỗ trợ về tài chính,
nâng cao năng suất và chất lượng cũng như giảm giá thành, giúp cải thiện đáng kể đầu
ra cho sản phẩm chuối cũng như tăng tính bền vững chuỗi cung chuối hay bền vững
cho ngành chuối ở huyện Hướng Hóa.
2. KIẾN NGHỊ
2.1. Đối với nhà nước
- Định hướng phát triển lâu dài và cụ thể cho người dân để họ thực hiện đúng
theo chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, tránh tình trạng sản xuất theo kiểu
tự phát
- Nhà nước cần sớm thành lập các trung tâm nghiên cứu khoa học kỹ thuật để
sản xuất và cung cấp các giống chuối phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng, làm
sao nghiên cứu được giống chuối cho ra năng suất cao mà lại ít sâu bệnh hại, đưa tiến
bộ kỹ thuật mới về cho người dân.
- Nhà nước cần hoàn thiện các hệ thống chính sách về nông nghiệp như chính
sách đất đai, chính sách thuế, miễn thuế nông nghiệp có tín dụng ưu đãi, bảo hộ và trợ
giá nông sản, khuyến khích nông dân làm giàu, quan tâm hơn nữa đến công tác khuyến
nông, công tác đào tạo cán bộ.
- Tăng cường tiếp thị, thu hút đầu tư công nghệ chế biến các sản phẩm về chuối,
xây dựng doanh nghiệp, thương hiệu mặt hàng chuối Việt Nam, đặc biệt là chuối mật
mốc Tân Long.
- Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tìm thị trường mới nhằm ổn định thị trường
tiêu thụ, tránh phụ thuộc quá nhiều vào thị trường xuất khẩu Trung Quốc, gây ra nhiều
rùi ro.
2.2. Đối với chính quyền địa phương
- Chính quyền địa phương phối hợp cùng các ban ngành liên quan để quy hoạch
lại đất đai, tạo thành các vùng chuyên canh chuối tạo điều kiện cho việc nâng cao chất
lượng sản phẩm và dễ dàng trong vận chuyển, thu gom.

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 74


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

- Chính quyền địa phương cần hỗ trợ thêm vốn vay và kỹ thuật để người dân có
điều kiện dầu tư vào sản xuất. Mở các lớp tập huấn và hướng dẫn người dân áp dụng
các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại tổng hợp cho cây chuối.
- Cần cử các cán bộ khuyến nông trực tiếp về vườn chuối của các hộ để kiểm
tra, theo dõi quá trình chăm sóc, thu hoạch của người dân, từ đó tìm ra các điểm yếu
kém để khắc phục. tuyên truyền người dân, đặc biệt là người dân tộc thiểu số nên trồng
kết hợp với việc cải tạo và phục hồi, thay mới các vườn chuối già cỗi để cho ra năng
suất cao hơn.
- Cần nắm bắt thông tin về giá cả và nhu cầu thị trường để từ đó tạo ra kênh
thông tin cho người dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng hoặc trực tiếp
gặp mặt và trao đổi. Đứng ra làm cầu nối trung gian để tạo sự gắn kết giữa các doanh
nghiệp thu mua chuối nhằm tạo thị trường ổn định cho người trồng chuối.
- Chính quyền đứng ra kêu gọi các dự án đầu tư trong nước và ngoài nước giúp
đỡ, hỗ trợ bà con đầu tư thâm canh cây chuối, tiếp tục triển khai thực hiện tốt các
chương trình dự án đnag có tai địa phương.
2.3. Đối với hộ thu gom, nhà xuất khẩu
Những hộ thu gom chuối cần mua đúng giá, tránh chèn ép giá của bà con nông
dân trồng chuối, cố gắng tạo quan hệ và tìm kiếm thị trường sao cho thu mua được số
lượng chuối ổn định, ngoài ra là đầu mối thu gom uy tín, tạo dựng và nâng cao chất
lượng chuối, tạo lòng tin cho người tiêu dùng, góp phần vào việc xây dựng ngành
chuối bền vững ở Hướng Hóa.
Đối với doanh nghiệp xuất khẩu chuối trên địa bàn, cần nắm rõ quan hệ kinh
doanh thương mại quốc tế, nộp thuế đầy đủ và đúng quy định, hoàn thành thủ tục xuất
nhập khẩu và đảm bảo uy tín để tạo mối quan hệ hợp tác lâu dài, bên cạnh đó không
quá phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, mà nên tím kiếm thêm thị trường mới.
Tăng cường hợp tác và trao đổi thông tin lâu dài giữa những hộ thu gom nhỏ,
đại lý thu gom và những hộ trộng chuối.
2.4. Đối với hộ trồng chuối
- Tích cực tham gia các lớp tập huấn khuyến nông để nâng cao trình độ kỹ
thuật, học hỏi thêm kinh nghiệm. Trong các buổi tập huấn cần mạnh dạn trao đổi

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 75


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

những khó khăn, thắc mắc, phản hồi với cán bộ khuyến nông và chính quyền địa
phương nhằm nâng cao hiệu quả của các lớp tập huấn.
- Tăng cường đầu tư thâm canh, cải tạo đất đai, hầu hết các hộ nông dân đều
không tưới nước và rất ít bón phân làm cho chuối kém phát triển, buồng nhỏ, không
được thu mua, không đtạ hiệu qảu kinh tế cao, vì vậy người nông dân cần có ý thức,
nắm rõ đặc điểm của cây chuối để trồng có hiệu quả và bền vững.
- Người dân cần chủ động nắm bắt thông tin thị trường thông qua các phương
tiện truyền thông địa chúng tránh để các thương lái và những người thu gom có cơ hội
chèn ép giá, làm mình trở thành đối tượng chịu thiệt hại.
- Cần có mối quan hệ hợp tác lâu dài với một đối tượng thu mua nhằm đảm bảo
tính ổn định cho đầu ra của sản phẩm mình, tránh những rủi ro.

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 76


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Niên giám thống kê huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị năm 2014
2. Th.S. Nguyễn Manh Hùng “Phân tích chuỗi giá trị sản phẩm chuối ở huyện
Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị” (Nghiên cứu khoa học), Đại Học Kinh Tế Huế,
năm 2016.
3. Hoàng Thị Huế “Phân tích chuỗi cung sản phẩm chè trên địa bàn xã Thanh
Thủy, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An”, (khóa luận tốt nghiệp đại học,
2011), thư viện trường Đại Học Kinh Tế Huế.
4. Lê Thị Như Diệu “Tình hình sản xuất cây hồ tiêu của các hộ nông dân trên địa
bàn xã Cam Chính, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị” (khóa luận tốt nghiệp đại
học, 2012), thư viện trường Đại Học Kinh Tế Huế.
5. Lê Thị Ái Liên “chuỗi cung sản phẩm cây hồ tiêu của các hộ nông dân trên địa
bàn xã Cam Chính, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị” (khóa luận tốt nghiệp đại
học, 2015), thư viện trường Đại Học Kinh Tế Huế.
6. Lê Văn Thu “Nghiên cứu chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam”
(luận án tiến sĩ kinh tế, 2015), Đại học Huế.
7. PGS.TS.Mai Văn Xuân, marketing và phân tích chuỗi cung trong nông nghiệp.
NXB Đại học Huế, 2010.
8. PGS.TS. Bùi Đức Tính, giáo trình kinh tế nông hộ và trang trại, Đại học Kinh
Tế Huế.
9. Th.S. Nguyễn Công Bình, Giáo trình quản lý chuỗi cung ứng, 2008.
10. Micheal Hugos, Tinh hoa quản trị chuỗi cung ứng, 2003.
11. Các Websites:
http://tinquangtri.com/huong-hoa-mau-xanh-tren-dat-tan-long.html
https://vi.wikipedia.org/wiki/Hành_lang_kinh_tế_Đông_-_Tây
https://vi.wikipedia.org/wiki.
http://cucthongke.quangtri.gov.vn
http://www.fao.org
luanvan.net.vn

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 77


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

PHỤ LỤC
(1)
Áp dụng công thức xác định cỡ mẫu điều tra của Slovin (1960): n=N/(1+Ne2).
Trong đó: n – cỡ mẫu điều tra; N – Quy mô hộ trồng chuối ở 2 xã; e – sai số kỳ vọng.
(2)
Việc lựa chọn hộ điều tra được thực hiện bằng cách sử dụng hệ số bước nhảy K.
Với N = 1008, n = 109, do đó K=N/n = 9 hộ
(3)
Thu gom quy mô nhỏ là những người dân địa phương ở huyện Hướng Hóa
chuyên làm nghề thu gom chuối từ các hộ nông dân. Khối lượng thu mua bình quân
đạt khoảng 7-8 tạ/ngày (theo kết quả điều tra).
(4)
Điểm cân là những người dân địa phương ở huyện Hướng Hóa chuyên làm
nghề thu gom chuối từ các hộ nông dân và thu gom nhỏ. Khối lượng thu mua bình
quân đạt khoảng 10 tấn/ngày. Các điểm cân có khả năng dự trữ chuối từ 2 – 3 ngày,
đồng thời thực hiện các công việc phân loại, đóng gói để phân phối sản phẩm chuối đi
thị trường trong và ngoài nước (theo kết quả điều tra).
(5)
Đầu mối thu gom là những người chuyên làm nghề thu mua chuối từ các điểm
cân và những người thu gom chuối quy mô nhỏ để phân phối sang thị trường các nước
Trung Quốc và Thái Lan. Họ chính là nhà xuất khẩu mặt hàng chuối ở trên địa bàn
huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị (theo kết quả điều tra).
(6)
FAO: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc
(7)
GAP: GAP là viết tắt đầu 3 từ tiếng Anh (Good Agriculture Production) dịch
sang tiếng Việt là Thực hành nông nghiệp tốt. GAP là một chứng chỉ áp dụng công
nghệ sản xuất tiên tiến của nhà nông. Sản xuất phải theo quy trình kỹ thuật, năng suất
cao, chất lượng tốt, hàng đẹp và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, sản xuất trong
môi trường không ô nhiễm. ( nguồn: http://sac.edu.vn ).

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 78

You might also like