« Home « Kết quả tìm kiếm

Một số giải pháp nâng cao chất lượng và tín dụng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, chi nhánh Hà Nội.


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Hà Nội.
- Trần Việt Hà Nội dung tóm tắt: a) Lý do chọn đề tài Trong thời gian qua, lĩnh vực tín dụng của NHTM phát triển quá nóng nên tiềm ẩn nhiều rủi ro có thể gây sụp đổ cả một ngân hàng, biểu hiện rõ nhất đó là nợ xấu vượt ngưỡng an toàn, ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng vì vậy vấn đề chất lượng tín dụng rất được quan tâm.
- Đối với ngân hàng SHB tại chi nhánh Hà nội, thu nhập của chi nhánh phần lớn là hoạt động cho vay và tỷ lệ nợ xấu cũng tăng rất nhanh qua giai đoạn đặc biệt trong đó cơ cấu nợ xấu của đối tượng DNV&N tăng rất nhanh chiếm 43% so với tổng nợ xấu của chi nhánh(2012) làm ảnh hưởng đến hiệu quả, an toàn tín dụng nói riêng và hệ thống SHB nói chung do đó tác giả chọn đề tài.
- Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Hà Nội’’ b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Tổng hợp những vấn đề lý luận tín dụng, chất lượng tín dụng DNV&N, đặc thù của DNV&N và vai trò của tín dụng đối với DNV&N qua đó thấy được tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng tín dụng cho vay đối với DNV&N.
- Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng Ngân hàng đối với DNV&N tại Ngân hàng SHB chi nhánh Hà Nội trong đó thể hiện rõ những kết quả đã đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.
- Đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm cao chất lượng tín dụng cho vay đối với DNV&N và đề xuất một số kiến nghị liên quan.
- Đối tượng phạm vi nghiên cứu trong luận văn là tín dụng và chất lượng tín dụng ngân hàng thương mại, đứng trên góc độ ngân hàng thương mại là người cho vay Phạm vi nghiên cứu của luận văn là tín dụng và chất lượng tín dụng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng SHB chi nhánh Hà nội trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012 c) Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả Nội dung chính của luận văn.
- Tổng hợp lý thuyết cơ bản về tín dụng và chất lượng tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ, vai trò của tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ - Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động cho vay và chất lượng tín dụng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh hà nội của ngân hàng TMCP Sài gòn – Hà nội thông qua các chỉ tiêu định tính, định lượng và các nhân tố ảnh hưởng, từ đó thấy được những tồn tại và nguyên nhân - Đưa ra giải pháp và kiến nghị để khắc phục những tồn tại Đóng góp của tác giả.
- Hệ thống phần lý thuyết cơ bản tín dụng và chất lượng tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ - Phân tích, đánh giá các chỉ tiêu định tính và định lượng, các nhân tố, ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng và chất lượng tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại SHB hà nội - Phân tích quy trình tín dụng và bổ sung thêm bước sàng lọc số liệu vào quy trình chung khi thực hiện với doanh nghiệp vừa và nhỏ - Phân loại khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, ưu tiên những doanh nghiệp của nhóm ngành y tế dược phẩm, giáo dục, lương thực thực phẩm và an ninh quốc phòng - Xây dựng mô hình quản trị rủi ro và liên kết kiểm tra giám sát và hỗ trợ khách hàng sau khi vay vốn - Các giải pháp khác: tăng cường vốn, nâng cao trình độ và đạo đức cán bộ tín dụng, thực hiện đầy đủ các quy định về đảm bảo tiền vay, giải quyết nợ có vấn đề, thu thập xử lý thông tin và liên kết tín dụng d) Phương pháp nghiên cứu.
- kết hợp nghiên cứu lý luận và thực tiễn hoạt động của SHB chi nhánh Hà nội.
- e) Kết luận Trước các yêu cầu của công cuộc phát triển đất nước, với phương châm phát huy đối ta nguồn nội lực, tín dụng ngân hàng là một giải pháp quan trọng về vốn.
- Hệ thống ngân hàng nói chung và SHB Hà Nội nói riêng đã có nhiều cố gắng trong việc góp phần tăng trưởng kinh tế đặc biệt là công tác tín dụng, hoạt động ổn định – hiệu quả.
- Để đạt được những thành tích vừa qua, bên cạnh những thuận lợi của tình hình phát triển kinh tế còn có đóng góp tích cực của các cán bộ ngân hàng.
- Thêm nữa các DNV&N ở nước ta có số lượng lớn và chất lượng tín dụng DNV&N chưa ổn định.
- Vì vậy việc nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cho vay đối với DNV&N luôn là đề tài vừa có tính cấp thiếp vừa có tính lâu dài.
- Bám sát mục tiêu và phạm vi nghiên cứu, chuyên đề đã thực hiện các nhiệm vụ đã đề ra: 1.Trên cơ sở tổng hợp những lý luận chung về tín dụng ngân hàng, chất lượng tín dụng cho vay đối với DNV&N.
- Chuyên đề đã đi sâu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quan hệ tín dụng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng từ đó đưa ra các giải pháp để công tác hoạt động tín dụng DNV&N ngày càng tốt hơn an toàn và hiệu quả 2.
- Chuyên đề phân tích thực trạng tình hình kinh doanh và chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng tín dụng cho vay đối với DNV&N nói riêng tại chi nhánh hà nội của ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà nội từ năm 2010 đến năm 2012.
- Chuyên đề đi tìm hiểu các biện pháp quản lý nâng cao chất lương tín dụng của SHB hà nội đã thực hiện trong thời gian qua.
- Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn ở SHB hà nội chuyên đề đã xây dựng các giải pháp hoàn thiện quản lý nâng cao chất lượng tín dụng cho vay đối với DNV&N, đồng thời đưa ra một số kiến nghị đề xuất với các cấp chính quyền, các cấp ngân hàng thực thi các biện pháp hữu hiệu để hỗ trợ tích cực cho các chi nhánh trong toàn hệ thống từ đó công tác tín dụng ngày càng tốt hơn hiệu quả và an toàn.
- Nhưng nếu chỉ có sự cố gắng của các cấp, các ngành và ngân hàng không thì chưa đủ mà phải có sự cố gắng của bản thân các DNV&N vì đây là nơi trực tiếp đưa đồng vốn vào sản xuất, kinh doanh và thực hiện các nghĩa vụ của mình trong quan hệ tín dụng.
- Với các giải pháp đó được kết hợp đồng bộ thì chắc chắn việc đầu tư vốn cho DNV&N sẽ được mở rộng,có chất lượng tốt và mang lại hiệu quả cho cả doanh nghiệp và ngân hàng từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế, khai thác các tiềm năng sẵn có, tạo việc làm cho người lao động, thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh của Đảng và Nhà nước.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt