« Home « Kết quả tìm kiếm

Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Agribank Nghệ An


Tóm tắt Xem thử

- BÙI TRỌNG ĐẠI MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA AGRIBANK NGHỆ AN LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Hà Nội – 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI.
- BÙI TRỌNG ĐẠI MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA AGRIBANK NGHỆ AN CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS.
- 1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NHTM.
- Cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.
- Khái niệm cạnh tranh.
- Cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng.
- Phương thức cạnh tranh trong hoạt động của NHTM.
- Năng lực cạnh tranh của ngân hàng.
- Khái niệm năng lực cạnh tranh của ngân hàng.
- Các chỉ tiêu đánh giá năng lực canh tranh của ngân hàng.
- Các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của NH.
- Tiềm lực tài chính của ngân hàng.
- 21 1.4 Một số bài học kinh nghiệm về nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM 22 1.4.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc sau khi gia nhập WTO.
- 22 1.4.1.1 Chiến lược phát triển hệ thống NHTM của Chính phủ Trung Quốc Chiến lược “xi măng và con chuột” của các NHTM Trung Quốc 23 1.4.2 Những bài học cho Việt Nam về tăng cường năng lực cạnh tranh của NHTM trong bối cạnh hội nhập.
- Về phía các Ngân hàng thương mại.
- 26 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN NGHỆ AN.
- Khái quát chung về NHNo&PTNT tỉnh Nghệ An.
- Khái quát về NHNo&PTNT tỉnh Nghệ An và hệ thống các TCTD trên địa bàn.
- Sự ra đời và quá trình triển của NHNo&PTNT Nghệ An.
- Khái quát về các TCTD khác trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
- Khái quát về hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Nghệ An trong thời gian vừa qua.
- Hoạt động dịch vụ.
- Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo Nghệ An.
- 40 2.1.4 Đánh giá năng lực cạnh tranh của Agribank bằng mô hình SWOT.
- Thực trạng năng lực cạnh tranh của NHNo Nghệ An.
- Đánh giá về năng lực cạnh tranh của Agribank Nghệ An.
- Những lợi thế của Agribank Nghệ An.
- Những khó khăn thách thức của Agribank Nghệ An.
- 59 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NHNO&PTNT NGHỆ AN 60 3.1.
- Mục tiêu, định hướng của Agribank Nghệ An.
- Xu thế cạnh tranh giữa các TCTD trong tương lai.
- Thách thức từ các đối thủ cạnh tranh.
- 63 3.1.4 Vận dụng mô hình SWOT để nâng cao năng lực cạnh tranh của Agribank Nghệ An.
- Những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Agribank Nghệ An.
- Không ngừng nâng cao năng lực tài chính.
- Kiến nghị với UBND tỉnh Nghệ An.
- 79 DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ Bảng 2.1: mạng lưới các chi nhánh NHTM trên địa bàn Nghệ An.
- 44 Bảng 2.10: Tỷ lệ nợ xấu của NHNo Nghệ An so với các TCTD khác.
- 46 Sơ đồ 1.1: Mô hình các chỉ tiêu đo lường năng lực cạnh tranh của NHTM.
- Cũng qua đây, cho phép em gửi lời cảm ơn sâu sắc tới ban giám đốc cùng tập thể cán bộ công nhân viên trong ngân hàng Agribank Nghệ An đã giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu và thu thập thông tin phục vụ cho luận văn Cuối cùng em xin được cảm ơn toàn thể các anh chị học viên trong lớp cao học QTKD3 khóa 2011B trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, những người đã hỗ trợ và động viên em rất nhiều trong thời gian học tập cũng như thực hiên đề tài luận văn này.
- Đề tài: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Agribank Nghệ An 1 LỜI MỞ ĐẦU 1.
- Tính cấp thiết của đề tài Cạnh tranh là một quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường.
- Cạnh tranh có trong mọi lĩnh vực kinh tế cũng như trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta và trong lĩnh vực ngân hàng cũng không ngoại lệ.
- Tuy nhiên, trong những năm gần đây mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng mới trở nên nóng bỏng và quyết liệt.
- Nhất là sau khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO thì mức độ cạnh tranh càng trở nên gay gắt khi mà các hiệp định thương mại được ký kết, chúng ta phải mở cửa mọi lĩnh vực trong nền kinh tế.
- Các doanh nghiệp ồ ạt đưa vốn vào Việt Nam đầu tư, trong đó có lĩnh vực tài chính ngân hàng.
- có rất nhiều NH mới được thành lập, chính vì vậy các NH Việt Nam phải biết nắm bắt thời có, vận hội, vượt qua khó khăn thách thức, khai thác phát huy có hiệu quả những lợi thế tiềm năng của mình để chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập.
- các NHTMCP tuy ra đời sau nhưng lại được thừa hưởng kinh nghiệm từ các NHTMQD, các NH nước ngoài có bề dày kinh nghiệm trên thương trường quốc tế và tiềm lực về kỹ thuật công nghệ, trình độ quản lý...Chính vì vậy, làm sao để đứng vững và nâng cao năng lực cạnh tranh đã và đang trở thành một đề tài nóng bỏng trong mỗi ngân hàng cũng như đối với NHNo&PTNT tỉnh Nghệ An.
- Với sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ, nhân viên NHNo&PTNT tỉnh Nghệ An và những kiến thức tiếp thu được ở nhà trường em đã nhận ra sự cấp thiết của vấn đề “Nâng cao năng lực cạnh tranh” và quyết định nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Agribank Nghệ An”.
- Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh Đề tài: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Agribank Nghệ An 2 của NHTM, các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh và các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của một NHTM.
- Phân tích và đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của Agribank Nghệ An từ đó đánh giá năng lực cạnh tranh của Agribank Nghệ An với các NHTM khác trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
- Đề ra các giải pháp và kiến nghị nhằm năng cao năng lực cạnh tranh của Agribank Nghệ An trong bối cảnh hội nhập.
- Đối tượng nghiên cứu - Những lý luận cơ bản về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại - Xu thế cạnh tranh của các NHTM và thực trạng năng lực cạnh tranh của Agribank Nghệ An giai đọan Giải pháp và những kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Agribank Nghệ An 4.
- Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động của Agribank Nghệ An 5.
- Những đóng góp chủ yếu của luận văn Những kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần bổ sung và hệ thống hóa các vấn đề lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh, khái quát xu thế cạnh tranh của các NHTM trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong thời gian sắp tới, đánh giá được những điểm mạnh, điểm yếu, những thời cơ và thách thức của Agribank Nghệ An, đưa ra những giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của Nghệ An, làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, học tập về chuyên ngành.
- Kết cấu của luận văn Đề tài: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Agribank Nghệ An 3 Ngòai phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương, bao gồm.
- Chương 1: Những vấn đề cơ bản về năng lực cạnh tranh của NHTM - Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển nông thôn Nghệ An - Chương 3: Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của NHNo&PTNT Nghệ An Đề tài: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Agribank Nghệ An 4 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NHTM 1.1.
- Cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh ngân hàng 1.1.1.
- Khái niệm cạnh tranh: Cạnh tranh là sự ganh đua về kinh tế giữa những chủ thể trong nền sản xuất hàng hoá nhằm giành giựt những điều kiện thuận lợi trong sản xuất, tiêu thụ hoặc tiêu dùng nhằm thu được nhiều lợi ích nhất cho mình.
- Cạnh tranh có thể xảy ra giữa những người sản xuất với những người tiêu dùng (người sản xuất muốn bán đắt còn người tiêu dùng muốn mua rẻ).
- Dễ thấy cạnh tranh là một quy luật kinh tế của sản xuất hàng hoá bởi thực chất nó xuất phát từ quy luật giá trị của sản xuất hàng hoá.
- Trong sản xuất hàng hoá, sự tách biệt tương đối giữa những người sản xuất, sự phân công lao động xã hội tất yếu dẫn đến sự cạnh tranh để giành được những điều kiện thuận lợi hơn trong sản xuất kinh doanh, nhằm giảm mức hao phí cá biệt thấp hơn mức hao phí xã hội cần thiết từ đó thu được nhiều lợi nhuận hơn.
- Khi còn sản xuất hàng hoá, còn phân công lao động thì còn có cạnh tranh.
- Cạnh tranh có vai trò quan trọng và là trong những động lực mạnh mẽ nhất thúc đẩy phát triển sản xuất.
- ở đâu thiếu cạnh tranh hoặc xuất hiện sự độc quyền thì ở đó sản xuất phát triển trì trệ.
- Bên cạnh những mặt tích cực đó, cạnh tranh cũng đem lại những mặt tiêu cực do người kinh doanh vì mục đích lợi nhuận đã không từ những thủ đoạn xấu để kiếm được nhiều tiền: buôn lậu, trốn thuế, tung tin phá hoại...Chính vì vậy mà Đề tài: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Agribank Nghệ An 5 chúng ta cần có những chính sách, chiến lược để vượt qua những thử thách và đứng vững trên thị trường.
- Cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng: 1.1.2.1.
- Khái niệm ngân hàng thương mại (NHTM): NHTM là một tổ chức trung gian tài chính được thành lập và hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận.
- Khái niệm: Cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng có thể hiểu là việc các ngân hàng sử dụng tối đa các nguồn lực của mình để vượt qua các đối thủ cạnh tranh, thu hút được nhiều khách hàng và khẳng định vị trí của mình trên thị trường.
- Các đặc trưng của cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng.
- Chẳng hạn khi một ngân hàng mất khả năng thanh toán sẽ làm mất lòng tin của khách hàng, khách hàng của ngân hàng đó sẽ ồ ạt đến đòi rút tiền và hành động này sẽ tác động tâm lý lên khách hàng của những ngân hàng khác làm cho họ hoang mang về khoản tiền mà mình đang gửi, từ đó dễ gây ra khủng hoảng cho cả hệ thống.
- Đề tài: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Agribank Nghệ An 6 - Thứ hai: Hoạt kinh doanh ngân hàng liên quan hầu hết đến vấn đề tài chính của các tổ chức kinh tế trong xã hội thông qua các hoạt động tiết kiệm, cho vay cũng như các hoạt động dịch vụ tài chính khác.
- Chính vì vậy khi một ngân hàng khó khăn hay có nguy cơ đổ vỡ thì dễ gây nên phản ứng dây truyền và nguy cơ khủng hoảng nền kinh tế là khó tránh khỏi.
- Do vậy, các ngân hàng vừa phải cạnh tranh nhau để giành giật thị trường vừa phải cùng nhau hợp tác nhằm hướng tới một môi trường kinh doanh lành mạnh, an toàn để tránh rủi ro hệ thống.
- Thứ ba: Hoạt động kinh doanh ngân hàng được giám sát chặt chẽ bởi NHTW, NHTW theo dõi diễn biến của thị trường và tình hình hoạt động của từng ngân hàng từ đó đưa ra những chính sách hợp lý giúp nền kinh tế đi đúng hướng.
- Thứ tư: Hoạt động kinh doanh ngân hàng không chỉ trong phạm vi một nước mà bao gồm rất nhiều nước khác nhau, chính vì vậy mà nó chịu chi phối của không chỉ các yếu tố trong nước mà còn cả các yếu tố nước ngoài như : môi trường pháp luật, tập quán kinh doanh, thông lệ quốc tế...đặc biệt, nó chịu chi phối mạnh mẽ của cơ sở hạ tầng nhất là công nghệ thông tin đóng vai trò cực kì quan trọng.
- Vai trò của cạnh tranh trong kinh doanh ngân hàng : NHTM là một tổ chức tài chính trung gian quan trọng trong nền kinh tế.
- Vì thế cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng đến sức khoẻ nền kinh tế.
- Cạnh tranh sẽ thúc đẩy hoạt động ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung.
- Cạnh tranh tạo sức ép làm cho các ngân hàng phải nâng cao chất lượng hoạt động, mở rộng phạm vi, tăng cường khả năng thanh toán cùng với đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ.
- Từ đó đẩy mạnh sự phát triển của hệ thống ngân hàng an toàn, bền vững, hiệu quả.
- Cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng mang lại cho khách hàng nhiều lợi ích, giúp cho khách hàng được hưởng những dịch vụ tốt nhất với giá hợp lý.
- Đề tài: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Agribank Nghệ An 7 1.1.2.3.
- Phương thức cạnh tranh trong hoạt động của NHTM: Phương thức cạnh tranh trong hoạt động của NHTM căn cứ theo phạm vi ngành kinh tế chủ yếu là cạnh tranh trong nội bộ ngành (giữa các NHTM với nhau.
- Căn cứ theo chủ thể tham gia thị trường chủ yếu là phương thức cạnh tranh giữa những người mua với nhau (ví dụ như trong lĩnh vực huy động vốn): Mức độ cạnh tranh phụ thuộc vào quan hệ cung - cầu trên thị trường, khi cung nhỏ hơn cầu thì mức độ cạnh tranh sẽ trở nên gay gắt, giá cả hàng hoá sẽ tăng lên, người mua sẽ phải chấp nhận giá cao để mua được hàng hoá mà họ cần.
- Song song với phương thức cạnh tranh giữa những người mua (các NHTM) với nhau chủ yếu lại là cuộc cạnh tranh giữa những người bán với nhau (trong lĩnh vực cấp tín dụng, cung ứng các sản phẩm dịch vụ NHTM): Là cuộc cạnh tranh giành giật khách hàng và thị trường, kết quả là giá cả giảm xuống và có lợi cho người mua, trong cuộc cạnh tranh này NHTM nào tỏ ra đuối sức, không chịu được sức ép sẽ phải rút lui khỏi thị trường nhường thị phần của mình cho các đối thủ mạnh hơn.
- Ngoài ra phương thức cạnh tranh trong hoạt động của NHTM còn là phương thức cạnh tranh giữa người mua và người bán (giữa NHTM và khách hàng): Người bán muốn bán hàng hoá của mình với giá cao nhất, còn người mua muốn mua được hàng hoá đó với giá thấp nhất.
- Vì vậy, NHTM phải luôn tìm mọi biện pháp nâng cao các yếu tố nhằm đảm bảo nâng cao khả năng cạnh tranh bao gồm: năng lực tài chính.
- năng lực công nghệ.
- năng lực quản trị điều hành.
- mức độ đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh cao hơn các NHTM khác…trong đó, năng lực tài chính và năng lực công nghệ được xem là những yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định năng lực cạnh tranh của NHTM.
- Năng lực cạnh tranh của ngân hàng 1.2.1.
- Khái niệm năng lực cạnh tranh của ngân hàng Cũng giống như mọi doanh nghiệp, NHTM cũng là một doanh nghiệp Đề tài: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Agribank Nghệ An 8 và là một doanh nghiệp đặc biệt, vì thế NHTM cũng tồn tại vì mục đích cuối cùng là lợi nhuận.
- Vì thế, các NHTM cũng tìm đủ mọi biện pháp để cung cấp sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao với nhiều lợi ích cho khách hàng, với mức giá và chi phí cạnh tranh nhất, bên cạnh sự đảm bảo về tính chính xác, độ tin cậy và sự tiện lợi nhất nhằm thu hút khách hàng, mở rộng thị phần để đạt được lợi nhuận cao nhất cho ngân hàng.
- Do vậy, cạnh tranh trong NHTM là cũng là sự tranh đua, giành g i ậ t khách hàng dựa trên tất cả những khả năng mà ngân hàng có được để đáp ứng nhu cầu của khách hàng về việc cung cấp những sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao, có sự đặc trưng riêng của mình so với các NHTM khác trên thị trường, tạo ra lợi thế cạnh tranh, làm tăng lợi nhuận ngân hàng, tạo được uy tín, thương hiệu và vị thế trên thương trường.
- Với những đặc điểm chuyên biệt của mình, sự cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng cũng có những đặc thù nhất định.
- Thứ nhất, lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng có liên quan trực tiếp đến tất cả các ngành, các mặt của đời sống kinh tế - xã hội.
- Thứ hai, lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng là dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ có liên quan đến tiền tệ.
- Đây là một lĩnh vực nhạy cảm nên: Năng lực của đội ngũ nhân viên ngân hàng là yếu tố quan trọng nhất thể hiện chất lượng của sản phẩm dịch vụ ngân hàng.
- Yêu cầu đối với đội ngũ nhân viên ngân hàng là phải tạo được sự tin tưởng với khách hàng bằng kiến thức, phong cách chuyên nghiệp, sự am hiểu nghiệp vụ, khả năng tư vấn và đôi khi cả yếu tố hình thể.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt