« Home « Kết quả tìm kiếm

Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khu vực ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh


Tóm tắt Xem thử

- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI LÊ THỊ PHÚ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI KHU VỰC NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.
- NGUYỄN VĂN BẢO Hà Nội – Năm 2013 LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo Khoa kinh tế và Quản lý, Viện sau đại học trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
- Ban lãnh đạo và các phòng ban nghiệp vụ của Cục thuế tỉnh Quảng Ninh.
- vii PHẦN MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP VÀ QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP KHU VỰC NGOÀI QUỐC DOANH .
- Thuế Thu nhập doanh nghiệp.
- Khái niệm Thuế Thu nhập doanh nghiệp.
- Đặc điểm thuế Thu nhập doanh nghiệp.
- Vai trò thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Nội dung cơ bản của Thuế Thu nhập doanh nghiệp.
- Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với Doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
- Doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
- Quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp đối với Doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
- Nhân tố ảnh hưởng tới quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp đối với Doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
- 38 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI KHU VỰC NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH .
- Khái quát Tổ chức Bộ máy quản lý thuế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
- Quá trình hình thành và phát triển của Bộ máy quản lý thuế tại tỉnh Quảng Ninh.
- Chức năng và nhiệm vụ của Bộ máy quản lý thuế tại Quảng Ninh.
- Sơ đồ cơ cấu tổ chức Bộ máy quản lý thuế tại tỉnh Quảng Ninh.
- Tình hình quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh thời gian 2008-2012.
- Quản lý thông tin về Người nộp thuế.
- Công tác kiểm tra, thanh tra thuế Thu nhập doanh nghiệp.
- Đánh giá công tác quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2008-2012.
- Những hạn chế trong công tác quản lý thuế giai đoạn 2008-2012.
- 75 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI KHU VỰC NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH .
- Định hướng hoàn thiện công tác quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp đối với khu vực ngoài quốc doanh.
- Các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp đối với khu vực ngoài quốc doanh.
- Tăng cường công tác đăng ký, kê khai, xử lý tính thuế và thu thuế theo quy trình.
- Quản lý thống nhất các quy định về xác định doanh thu, chi phí hợp lý.
- Tăng cường nắm bắt và quản lý thông tin hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra.
- Tăng cường công tác cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.
- Tăng cường công tác xử lý vi phạm pháp luật về thuế.
- Tăng cường công tác giải quyết tố cáo, khiếu nại về thuế.
- Nâng cao công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế.
- Củng cố, hoàn thiện bộ máy quản lý thuế.
- 109 KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO vDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ Viết tắt Chữ viết đầy đủ Thuế TNDN Thuế thu nhập doanh nghiệp Doanh nghiệp NQD Doanh nghiệp ngoài quốc doanh SXKD Sản xuất kinh doanh Thuế TNCN Thuế Thu nhập cá nhân XDCB Xây dựng cơ bản TSCĐ Tài sản cố định NSNN Ngân sách Nhà nước viDANH MỤC CÁC BẢNG Bảng số 2.1: Tình hình thu thuế Thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh giai đoạn Bảng số 2.2: Tình hình nợ đọng thuế các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
- Bảng 2.3 số: Kết quả công tác kiểm tra và thanh tra các doanh nghiệp viiDANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 2.1.
- Kết quả thực hiện Dự toán thu thuế TNDN doanh nghiệp NQD Hình 2.2: Trình độ cán bộ tại Cục Thuế Quảng Ninh năm PHẦN MỞ ĐẦU 1.
- Việt Nam đang đi trên con đường đổi mới sau khi gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO để hội nhập với nền kinh tế thế giới.
- Quá trình mở cửa, hội nhập kinh tế trong khu vực đang dần chứng tỏ là một quy luật tiến bộ của loài người.
- Để bắt kịp với quá trình này thì mỗi quốc gia phải liên tục có những cải cách nền kinh tế để phù hợp và thích nghi với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới.
- Trong công cuộc cải cách đó, cải cách và hiện đại hóa ngành thuế luôn được Việt Nam và các quốc gia đặc biệt chú trọng bởi tầm quan trọng của nó đối với sự phát triển bền vững và ổn định lâu dài về mọi mặt của mỗi quốc gia.
- Bắt đầu từ năm 1990, cải cách thuế giai đoạn I được thực hiện với nội dung cơ bản là ban hành một hệ thống chính sách thuế áp dụng thống nhất trong cả nước và cho mọi thành phần kinh tế.
- Từ năm 1997, cải cách thuế giai đoạn II được đánh dấu bằng việc ban hành thuế Giá trị gia tăng (GTGT), thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN) và các luật thuế liên quan khác nhằm làm cho hệ thống chính sách thuế phù hợp với kinh tế thị trường đã và đang hình thành ở nước ta.
- Tuy nhiên, thời gian qua nước ta mới tập trung nhiều vào cải cách hệ thống chính sách thuế, khâu tổ chức thực hiện tuy có được tiến hành nhưng chưa tương xứng nên kết quả quản lý nhà nước về thuế còn bị hạn chế.
- Các sắc thuế trực thu còn bao hàm nhiều chính sách kinh tế xã hội khác nên quản lý thuế trực thu luôn phức tạp nhiều so với với quản lý thuế gián thu.
- Vì vậy, việc đi sâu nghiên cứu các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế trực thu, nhằm góp phần làm cho chính sách thuế được thực hiện đúng hơn, đầy đủ, 2kịp thời hơn, đạt kết quả cao, góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước (NSNN).
- Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế đang là vấn đề được xã hội quan tâm.
- Một trong những khoản thuế trực thu chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn thu NSNN hiện nay là Thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Trong đó Khu vực kinh tế NQD là một khu vực kinh tế có nhiều tiềm năng lớn cả về số lượng và quy mô, đóng góp lớn cho NSNN.
- Tuy nhiên khu vực này còn thất thu nhiều trong công tác quản lý thu thuế.
- Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, Tôi đã chọn đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khu vực ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn, góp phần giải quyết những vẫn đề còn tồn tại nêu trên.
- Mục tiêu chung Trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý thuế TNDN đối với các doanh nghiệp NQD Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn vừa qua, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế TNDN đối với khu vực NQD trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn tới.
- 2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về thuế TNDN và quản lý thuế TNDN đối với các doanh nghiệp NQD.
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế TNDN đối với khu vực ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2008-2012.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế TNDN đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn tới, góp phần làm cho chính sách thuế được hoàn thiện và thực hiện đúng hơn, đầy đủ, kịp thời hơn, đạt kết quả cao, góp phần tăng thu cho NSNN.
- 3.1 Đối tượng nghiên cứu Công tác quản lý thuế TNDN đối với các doanh nghiệp NQD trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
- Phạm vi về nội dung Công tác quản lý thuế TNDN đối với các doanh nghiệp NQD trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
- Luận văn có giá trị lý luận và thực tiễn: Vận dụng lý luận cơ bản về Thuế thu nhập doanh nghiệp, xem xét những vấn đề bất cập của chính sách trong việc áp dụng thực tiễn nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh, góp phần làm cho chính sách thuế được thực hiện đúng hơn, đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quá trình quản lý thuế TNDN.
- Trên cơ sở đó đề xuất với Cục Thuế Quảng Ninh một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế TNDN đối với khu vực ngoài quốc doanh, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý thuế, chống thất thu NSNN.
- Luận văn còn có thể sử dụng làm tài liệu dùng trong công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học trong nhà trường.
- Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, chuyên luận văn được thiết kế thành 3 chương theo quy định như sau: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về thuế thu nhập doanh nghiệp và quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp khu vực ngoài quốc doanh.
- Chương 2: Thực trạng quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp khu vực ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh .
- Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khu vực ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
- 5CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP VÀ QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP KHU VỰC NGOÀI QUỐC DOANH 1.1.
- Theo Trung tâm chính sách thuế, thuế TNDN là thuế đánh vào lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Thu nhập chịu thuế của một doanh nghiệp là phần thu nhập còn lại sau khi đã trừ đi các khoản chi phí có thể được khấu trừ và khấu hao vốn.
- Thuế TNDN, về bản chất, là một bộ phận sản phẩm xã hội được sáng tạo ra trong quá trình hoạt động kinh tế.
- Bên cạnh chủ doanh nghiệp, các nhà điều hành doanh nghiệp, lực lượng lao động làm việc cho doanh nghiệp, thì nhà nước luôn là một chủ thể đặc biệt trong quá trình phân phối lợi nhuận của các doanh nghiệp.
- Thuế TNDN chính là phần giá trị sản phẩm mới được tạo ra mà nhà nước nhận được trong quá trình phân phối lợi nhuận của các doanh nghịêp.
- Thuế TNDN là một loại thuế trực thu vì người chịu Thuế TNDN (là các doanh nghiệp) trực tiếp là người nộp thuế.
- Thuế TNDN xác định đối tượng tính thuế, nộp thuế là doanh nghiệp, nhưng gánh nặng thuế thì khác.
- Đối với thuế TNDN, có hai vấn đề trọng tâm.
- Đó là thuế suất và thu nhập chịu thuế.
- Nói chung, thuế suất thuế thu nhập thay đổi đáng kể giữa các nước.
- Thu nhập chịu thuế thường rất đa dạng, tuỳ thuộc vào việc xác định tổng thu nhập và các khoản được tính trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
- Thuế suất thuế TNDN: Thuế suất để tính nghĩa vụ thuế TNDN là thuế pháp định - thuế suất được qui định trong các văn bản pháp lý, trong các luật thuế.
- Đối với nhiều nước, ngoài chính phủ trung ương, các địa phương cũng được phép đặt ra thuế TNDN.
- Bên cạnh đó còn có các khoản phụ thu, các khoản thu bổ sung… Thuế 6suất thuế TNDN có thể được thiết kế tỷ lệ thuận với lợi tức chịu thuế, lũy tiến theo mức thu nhập hoặc có thể phân biệt giữa các loại hình doanh nghiệp, các ngành nghề, lĩnh vực hoạt động kinh tế.
- Việc phân biệt thuế TNDN giữa các lĩnh vực, ngành nghề kinh tế thường chỉ diễn ra trong giai đoạn đầu phát triển, ở các nền kinh tế chuyển đổi.
- Thu nhập chịu thuế là thu nhập để tính toán nghĩa vụ thuế của các doanh nghiệp.
- Để xác định thu nhập chịu thuế, trước hết cần phải tính toán thu nhập.
- Mặc dù ít khi được định nghĩa một cách rõ ràng, cụ thể, song thu nhập thường được xác định theo các nguyên tắc hạch toán kế toán, dựa vào lợi nhuận trên các tài khoản của doanh nghiệp, từ tất cả các nguồn, kể cả thu nhập kinh doanh, buôn bán, thu nhập từ các họat động phi kinh doanh… 1.1.2.
- Thứ nhất, thuế TNDN là loại thuế trực thu đánh vào phần thu nhập sau khi đã trừ đi các chi phí liên quan đến quá trình tạo ra thu nhập của cơ sở sản xuất kinh doanh.
- Đối tượng nộp thuế TNDN là các doanh nghiệp, các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đồng thời cũng là đối tượng chịu thuế.
- Thứ hai, thuế TNDN phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp hoặc các nhà đầu tư.
- Thuế TNDN được xác định trên cơ sở thu nhập chịu thuế, nên chỉ khi các doanh nghiệp, các nhà đầu tư kinh doanh có lợi nhuận mới phải nộp thuế TNDN.
- Thứ ba, thuế TNDN điều tiết thu nhập.
- Đặc điểm này giống với thuế Thu nhập cá nhân, tuy nhiên khác với Thuế Thu nhập cá nhân là việc đánh thuế vào các doanh nghiệp, còn thuế Thu nhập cá nhân là đánh vào các cá nhân và hộ kinh doanh có phát sinh thu nhập chịu thuế.
- Ở các nước trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, thuế TNDN giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo ổn định nguồn thu NSNN, đồng thời là công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế và thực hiện phân phối thu nhập, cụ thể: 7Thứ nhất, thuế TNDN là khoản thu quan trọng của NSNN Thuế TNDN là một trong những loại thuế trực thu.
- Thuế này và thuế thu nhập cá nhân chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu thu NSNN.
- Trong khi đó hầu hết các nước có thu nhập quốc dân bình quân đầu người thấp thì thuế gián thu thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số thu ngân sách, ví dụ: Philipin chiếm 60%, Thái Lan chiếm 66%, Ấn Độ chiếm 63%, Kênia: 61%, Gana: 65.
- Ở Việt Nam, tỷ trọng thuế TNDN trong tổng số thu NSNN (trừ dầu thô) năm 2008 là 24,1%, năm 2009 là 24,4%, năm 2010 là 30%, năm 2011 là 20% và năm 2012 là 22,1%.
- Cùng với xu hướng tăng trưởng kinh tế, quy mô của các hoạt động kinh tế ngày càng được mở rộng, hiệu quả kinh doanh ngày càng cao sẽ tạo ra nguồn thu về thuế TNDN ngày càng lớn cho NSNN.
- Thứ hai, thuế TNDN là công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
- Nhà nước ban hành một hệ thống pháp luật về thuế TNDN áp dụng chung cho các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế, tạo sự bình đẳng trong cạnh tranh, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển.
- Như vậy, với các doanh nghiệp cùng sản xuất một mặt hàng như nhau, cùng bán giá bán trên thị trường như nhau, nếu cơ sở sản xuất nào càng hạ thấp được giá thành sản phẩm, càng thu được nhiều lợi nhuận thì càng phát triển mạnh và ngược lại thì dễ dẫn tới bị phá sản.
- Thông qua việc xác định phạm vi thu thuế và không thu thuế, Nhà nước thể hiện sự ưu đãi của mình đối với một số đối tượng trong xã hội không phải nộp thuế hoặc thể hiện sự khuyến khích của Nhà nước đối với việc phát triển của một lĩnh vực ở một vùng nào đó.
- Ngoài việc quy định thuế suất chung cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh, Nhà nước cũng đưa ra thuế suất ưu đãi để áp dụng đối với từng ngành nghề, mặt hàng,

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt