« Home « Kết quả tìm kiếm

Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG


Tóm tắt Xem thử

- NGUYỄN THỊ HÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI TNG Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC QUẢN TRỊ KINH DOANH Người hướng dẫn khoa học: TS.
- Tác giả Nguyễn Thị Hà iiLỜI CẢM ƠN Tác giả xin cảm ơn các thầy giáo, cô giáo khoa kinh tế và quản lý trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường.
- Xin chân thành cảm ơn! iiiDANH MỤC TỪ VIẾT TẮT OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế IMD Viện phát triển quản lý WTO Tổ chức thương mại quốc tế GCI Chỉ số năng lực cạnh tranh tăng trưởng GDP Tốc độ tăng trưởng kinh tế DN Doanh nghiệp CBCNV Cán bộ công nhân viên CIEM Viện nghiên cứu quản lý trung ương CIF Giao hàng với tiền hàng, bảo hiểm, cước phí trả tới FOB Giao hàng lên boong tàu tại cảng nước xuất khẩu R&D Nghiên cứu và phát triển ROA Hệ số sinh lợi của tổng tài sản ROE Hệ số sinh lợi của vốn sở hữu ROS Doanh lợi toàn bộ TSLĐ Tài sản lưu động Garmex(GMC) Công ty CP sản xuất thương mại may Sài Gòn GILIMEX(GIL) Công ty Cổ phần Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Bình Thạnh HANOSIMEX Công ty dệt may Hà Nội Hanosimex HOATHO Công ty CP dệt may Hòa Thọ May 10 Công ty CP may 10 NBC Tổng công ty cổ phần may Nhà Bè SONGHONG Công ty TNHH may măc Sông hồng TC(TCM) Công ty CP dệt may Thành Công TNG May Thái Nguyên VIETTIEN Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến ivMỤC LỤC Lời cam đoan.
- Mục tiêu nghiên cứu của luận văn .
- Kết cấu của luận văn Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP .
- Năng lực cạnh tranh và sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh trạnh của DN .
- Cạnh tranh và vai trò của cạnh tranh trong kinh doanh .
- Khái niệm về cạnh tranh trong kinh doanh .
- Vai trò của cạnh tranh .
- Năng lực cạnh tranh và sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp .
- Khái niệm về năng lực cạnh tranh .
- Các cấp độ của năng lực cạnh tranh .
- Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp .
- Nội dung và các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh .
- Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh về nguồn lực .
- Năng lực tài chính .
- Năng lực quản trị v1.2.1.3.
- Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh theo kết quả và hiệu quả kinh doanh .
- Các công cụ cạnh tranh .
- Các nhân tố ảnh hưởng năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp .
- Các đối thủ cạnh tranh trong ngành .
- Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn .
- Môi trường kinh tế .
- Môi trường công nghệ KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI TNG .
- Khái quát về CTCP đầu tư và thương mại TNG .
- Cơ cấu tổ chức Công ty .
- Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty vi2.1.3.1.
- Lĩnh vực hoạt động của Công ty .
- Đặc điểm về nguồn lực của Công ty .
- Kết quả kinh doanh của Công ty .
- Phân tích năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG .
- Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh theo nguồn lực của DN .
- Năng lực quản trị .
- Phân tích các công cụ cạnh tranh .
- Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty .
- Đối thủ cạnh tranh trong ngành .
- Môi trường kinh tế vii2.5.
- Đánh giá chung về thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG .
- Những tồn tại hạn chế và nguyên nhân KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI TNG .
- Phương hướng mục tiêu chiến lược của Công ty .
- Mục tiêu chiến lược chung của Công ty .
- Mục tiêu phát triển năng lực cạnh tranh của Công ty .
- Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần đầu tư và Thương mại TNG .
- Nâng cao chất lượng sản phẩm .
- Phát triển kênh phân phối .
- Kiến nghị với Chính phủ KẾT LUẬN CHƯƠNG TÀI LIỆU THAM KHẢO ixDANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Cơ cấu về tài sản và nguồn vốn của công ty Bảng 2.2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm Bảng 2.3: Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của Công ty qua các năm Bảng 2.4: So sánh tình hình tài chính của các Doanh nghiệp May năm Bảng 2.5: So sánh các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của các DN may năm Bảng 2.6: Một số loại máy móc thiết bị chuyên dùng của Công ty năm Bảng 2.7: Một số phần mềm ứng dụng tại Công ty TNG Bảng 2.8: Xếp hạng “Những DN lớn trong ngành dệt may Việt Nam Bảng 2.9: So sánh thị phần may của các Doanh nghiệp lớn tại Việt Nam Bảng 2.10: Bảng tỷ suất lợi nhuận kinh doanh của CTCP TNG Bảng 2.11: Thị phần doanh thu của TNG với ngành dệt may Việt Nam Bảng 2.12: Thị phần doanh thu của TNG so với đối thủ cạnh tranh Bảng 2.13: Thu nhập của CBCNV công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG.....68Bảng 2.14: Năng suất lao động của Công ty qua các năm Bảng 2.15: Tình hình thực hiện đơn giá gia công của TNG so với Việt Tiến Bảng 2.16: So sánh ROE và ROA của một số DN tiêu biểu ngành dệt may năm Bảng 2.17: Một số hợp đồng mua nguyên, phụ liệu chủ yếu năm Bảng 2.18: Tên khách hàng chính của Công ty Bảng 3.1: So sánh phương án nhập khẩu và mua trong nước xDANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1: Các loại hình kênh phân phối Hình 1.2: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter Hình 2.1: Mô hình tổ chức Công ty Hình 2.2: Biểu đồ tăng trưởng nhân lực giai đoạn Hình 2.3: Tăng trưởng doanh thu của Công ty Hình 2.4: Biểu đồ trình độ lao động của Công ty năm Hình 2.5 : Biểu đồ lao động theo giới tính Hình 2.6: Tỷ trọng doanh thu tại các thị trường của TNG năm Hình 2.7: Thị phần may xuất khẩu vào thị trường Mỹ PHẦN MỞ ĐẦU 1.
- Trên quan điểm của Nhà nước ta là xây dựng nền kinh tế thị trường có điều tiết theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải thích ứng một cách năng động với sự biến chuyển của thời đại, phải luôn tự làm mới mình để phù hợp với nhu cầu, xu thế thị trường, để chủ động đón nhận mọi thách thức trong môi trường cạnh tranh.
- Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG là một doanh nghiệp Nhà nước cũng nằm trong sự phát triển chung của xã hội.
- TNG kinh doanh chủ yếu là hàng may mặc, bán tại thị trường nội địa và thị trường trọng tâm là thị trường nước ngoài như Mỹ, Canada, Nga, Hàn quốc,… TNG phải đối mặt với hơn 5000 doanh nghiệp may mặc lớn nhỏ trong nước và rất nhiều Công ty may mặc nước ngoài, nhất là Trung Quốc.
- Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế, nhu cầu tiêu dùng, thu nhập gia tăng, thị trường may mặc đã rộng mở cùng với nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia, tạo nên bức tranh sôi động và cạnh tranh khắc nghiệt.
- TNG đã hơn 30 năm trong ngành may mặc, đạt được những thành công bước đầu, tạo thêm công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, đời sống cho người lao động, đóng góp vào việc nâng cao các chỉ tiêu kinh tế của ngành, của đất nước.
- Tuy nhiên, hiệu quả kinh doanh của Công ty như mức doanh thu và lợi nhuận còn chưa cao, kênh phân phối trong nước còn yếu kém, thương hiệu chưa đứng vững được trên thị trường trong nước, năng lực cạnh tranh còn hạn chế.
- Để tồn tại và phát triển bền vững, doanh nghiệp phải có một chiến lược hợp lý, phải nhận thức được vị thế của mình và phải liên tục nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.
- Nâng cao năng lực cạnh tranh giúp TNG phát triển và có thể trở thành công ty có thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực may mặc trong nước và ngoài nước, góp phần xây dựng, phát triển thương hiệu may mặc việt Nam nói chung, cũng như trở thành doanh nghiệp kinh doanh may mặc có thương hiệu trên thị trường.
- 2Xuất phát từ thực tế đó, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG” làm luận văn tốt nghiệp cao học, với hy vọng góp phần giúp TNG chủ động nâng cao hiệu quả kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.
- Mục tiêu nghiên cứu của luận văn Hệ thống hóa lý luận về năng lực cạnh tranh và sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp.
- Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG.
- Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn Đối tượng nghiên cứu: Lý luận về năng lực cạnh tranh và thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ giới hạn trong việc phân tích, đánh giá thực trạng về năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG thời gian từ 2010 đến 2012.
- Nguồn số liệu được lấy từ tài liệu công bố của các Bộ, Ngành, Viện nghiên cứu, Tổng cục thống kê, các báo cáo kết quả kinh doanh của Doanh nghiệp, các tạp chí, các trang báo mạng, Website của các đơn vị liên quan.
- Kết cấu của luận văn Ngoài các phần mở đầu, kết luận và danh mục các từ viết tắt, danh mục các bảng, hình vẽ, tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp.
- Chương 2: Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG.
- Chương 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG.
- 3Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1.
- Năng lực cạnh tranh và sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh trạnh của DN 1.1.1.
- Cạnh tranh và vai trò của cạnh tranh trong kinh doanh 1.1.1.1.
- Khái niệm về cạnh tranh trong kinh doanh a) Khái niệm Từ khi quyết định mở cửa và hội nhập với thế giới nền kinh tế Việt Nam đã chuyển biến mạnh mẽ và sôi động.
- Tư duy về kinh tế được đổi mới đã làm thay đổi toàn bộ bộ mặt xã hội.
- Cơ chế thị trường đã thể hiện rất rõ nét khi hàng loạt công ty ra đời nhưng cũng rất nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa vì không chịu nổi áp lực cạnh tranh.
- Nhiều nhà kinh tế đều cho rằng: cạnh tranh chỉ xuất hiện và tồn tại trong nền kinh tế thị trường, nơi mà cung – cầu và giá cả hàng hóa là những nhân tố cơ bản của thị trường, cạnh tranh là linh hồn sống của thị trường.
- Xu hướng toàn cầu hóa càng làm tăng thêm áp lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp.
- Đây cũng chính là tác động đầu tiên của toàn cầu hóa kinh tế: Việc giảm bớt ảnh hưởng của vị trí địa lý, cho phép các công ty quốc tế chiếm lợi thế hơn các công ty còn vướng mắc trong thị trường nội địa.
- Michael porter, một bậc thầy về chiến lược kinh doanh đã khẳng định: Điều quan trọng nhất với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào là xây dựng một lợi thế canh tranh bền vững (Sustainable competitive advantage – SAC).
- Theo Các Mác: “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản để giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để thu được những lợi nhuận siêu ngạch.
- Theo từ điển Bách khoa Việt Nam: “Cạnh tranh (Trong kinh doanh) là hoạt động ganh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, 4các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối bởi quan hệ cung cầu nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất.
- Theo từ điển rút gọn về kinh doanh đã định nghĩa: “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình.
- Trong cuốn các vấn đề pháp lý và thể chế về chính sách cạnh tranh và kiểm soát độc quyền kinh doanh, cạnh tranh được định nghĩa: “Cạnh tranh có thể được hiểu là ganh đua giữa các doanh nghiệp trong việc giành một số nhân tố sản xuất hoặc khách hàng nhằm nâng cao vị thế của mình trên thị trường, để đạt được mục tiêu kinh doanh cụ thể, ví dụ như lợi nhuận, doanh số hoặc thị phần”.
- Cạnh tranh là một trong những đặc trưng cơ bản của kinh tế thị trường, là động lực phát triển của kinh tế thị trường.
- Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh, các tín hiệu giá cả, lợi nhuận tạo ra sự kích thích để các doanh nghiệp chuyển nguồn lực từ nơi tạo ra giá trị thấp hơn sang nơi tạo ra giá trị cao hơn.
- Xét rộng hơn thì trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng đều có cạnh tranh, không có cạnh tranh sẽ không có sinh tồn và phát triển.
- Trong kinh tế, cạnh tranh là đấu tranh để giành lấy thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa/dịch vụ bằng các phương pháp và biện pháp khác nhau như kỹ thuật, kinh tế, chính trị, quân sự, tâm lý xã hội.
- biện pháp chính trị - kinh tế là dùng áp lực chính trị để buộc đối phương phải nhượng bộ một hoặc một số nước lớn gây chiến tranh cục bộ, thậm chí chiến tranh thế giới, để gây ảnh hưởng và chiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Theo diễn đàn cao cấp về cạnh tranh công nghiệp của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) cho rằng.
- Cạnh tranh là khả năng của các doanh nghiệp, ngành, quốc gia, khu vực trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế.
- Khái niệm này được coi là phù hợp nhất vì nó được sử dụng kết hợp cho cả doanh nghiệp, ngành, quốc gia, phản ánh được mối liên hệ giữa cạnh tranh quốc gia với cạnh tranh của các doanh nghiệp, tạo việc làm, tăng thu nhập và mức sống nhân dân.
- 5Tựu chung lại, có thể thấy rằng: Khi nói đến cạnh tranh là nói đến sự ganh đua nhằm giành lấy phần thắng giữa nhiều chủ thể khác nhau cùng tham dự.
- Mục đích trực tiếp của cạnh tranh là một đối tương cụ thể nào đó mà các bên đều muốn giành giật.
- Cạnh tranh diễn ra trong một môi trường cụ thể, có các ràng buộc chung mà các bên tham gia phải tuân thủ như: đặc điểm sản phẩm, thị trường, các điều kiện pháp lý, thông lệ kinh doanh,… Để đạt được mục tiêu cạnh tranh của mình, các bên tham gia có thể sử dụng nhiều công cụ khác nhau.
- Như vậy, khái niệm cạnh tranh trong lĩnh vực kinh tế có thể được hiểu như sau: “Cạnh tranh là quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế, ganh đua nhau tìm mọi biện pháp, cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn để đạt được mục tiêu kinh tế của mình, thông thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất, thị trường có lợi nhất.
- Mục đích cuối cùng của các chủ thể kinh tế trong quá trình cạnh tranh là tối đa hóa lợi ích.
- đối với người sản xuất kinh doanh là lợi nhuận.
- b) Phân loại cạnh tranh * Căn cứ vào các chủ thể kinh tế tham gia vào thị trường.
- Cạnh tranh giữa người bán và người mua: Là cuộc cạnh tranh giữa người bán và người mua diễn ra theo quy luật mua rẻ bán đắt trên thị trường.
- Cạnh tranh giữa những người mua với nhau: Là cuộc cạnh tranh xảy ra khi cung nhỏ hơn cầu.
- Khi lượng cung một loại hàng hoá, dịch vụ nào đó quá thấp so với nhu cầu tiêu dùng thì cuộc cạnh tranh giữa những người mua sẽ trở nên quyết liệt

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt