« Home « Kết quả tìm kiếm

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị thương hiệu chè Thái Nguyên


Tóm tắt Xem thử

- 1TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ Đề tài: “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị thương hiệu Chè Thái Nguyên” Tác giả luận văn: Nguyễn Thị Kim Dung Khóa 2011A Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Minh Duệ Nội dung tóm tắt: a, Lý do chọn đề tài.
- Nhãn hiệu tập thể Chè Thái Nguyên đã được đăng ký bảo hộ từ năm 2006, tuy nhiên, sau 7 năm quản lý và phát triển, thương hiệu này vẫn còn là một khái niệm rất xa lạ với người tiêu dùng, chưa mang lại lợi ích cho những người trồng chè.
- Để hoàn thiện các hoạt động quản lý và phát triển thương hiệu nhằm mang lại lợi ích nhiều hơn cho ngành chè tỉnh Thái Nguyên tôi thực hiện luận văn với đề tài “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị thương hiệu Chè Thái Nguyên.
- b, Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Mục đích nghiên cứu.
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về thương hiệu nói chung và thương hiệu tập thể nói riêng + Đánh giá thực trạng quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu Chè Thái Nguyên trong những năm vừa qua, phân tích tìm ra các nguyên nhân ảnh hưởng đến việc quản lý và phát triển thương hiệu Chè Thái Nguyên.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản trị thương hiệu Chè Thái Nguyên trong những năm tới.
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các tác nhân liên quan đến quá trình xây dựng phát triển thương hiệu Chè Thái Nguyên như: Hộ trồng Chè, cơ sở chế biến và kinh doanh chè trong tỉnh, Hội chè Thái Nguyên, Hội nông dân tỉnh Thái Nguyên, thương lái, các chợ đầu mối, một số đại lý bán buôn, bán lẻ, siêu thị, người tiêu dùng, cán bộ quản lý.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu Chè Thái Nguyên.
- Khảo sát tại một số vùng có diện tích trồng chè nhiều trong tỉnh Thái Nguyên như Thành phố Thái Nguyên, huyện Phổ Yên, Đại Từ và Phú lương.
- Nhằm 2đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý và phát triển thương hiệu Chè Thái Nguyên cho những năm tới c, Nội dung chính và đóng góp của tác giả.
- Cơ sở ý luận về thương hiệu và quản trị thương hiệu sản phẩm Chương 2.
- Thực trạng công tác xây dựng và quản trị thương hiệu Chè Thái Nguyên Chương 3.
- Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị thương hiệu Chè Thái Nguyên.
- Hệ thống hóa các cơ sở khoa học của việc xây dựng và phát triển thương hiệu tập thể dưới dạng chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ.
- Hệ thống, đánh giá quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu tập thể Chè Thái Nguyên, từ đó rút ra những hạn chế của các công tác này, phân tích các nguyên nhân của các hạn chế đó.
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện các hoạt động trong công tác quản trị thương hiệu tập thể Chè Thái Nguyên.
- d, Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng một số các phương pháp nghiên cứu như sau:Phương pháp so sánh, đối chiếu, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp phân tích lý luận, phương pháp nghiên cứu kinh nghiệm của các nước.
- Qua phân tích thực tế, luận văn rút ra được các hạn chế của công tác quản trị thương hiệu Chè Thái Nguyên là: Hệ thống các văn bản phục vụ quản lý thương hiệu chưa đầy đủ, không rõ ràng và còn mang tính hình thức.
- hoạt động tuyên truyền, truyền thông, quảng bá cho thương hiệu còn hạn chế.
- Từ đó, đề xuất 4 nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện công tác này: Hoàn thiện cơ chế tài chính, cơ cấu tổ chức và thể chế pháp lý cho công tác quản trị thương hiệu.
- đẩy mạnh công tác bảo vệ thương hiệu.
- đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, quảng bá thương hiệu.
- nâng cao chất lượng các sản phẩm chè mang nhãn hiệu tập thể Chè Thái Nguyên.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt