You are on page 1of 5

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU:

1.Tên đề tài : Chiết xuất, phân lập Mangifirin từ lá Xoài.


2. Lý do chọn đề tài :Cây cỏ dùng làm thuốc ở Việt Nam rất nhiều và đa dạng . Trong mỗi cây
dùng làm thuốc có công dụng riêng góp phần làm giàu cho kho tàng dược điển Việt Nam.
Trong dân gian ta thường nói: “đói ăn rau, đau uống thuốc”. Dưới cặp mắt của các bậc tiền
bối ngành đông y thì nhân dân ta đang sống trên đống thuốc, các cây cỏ xung quanh ta đều là
vị thuốc Nam. Việc nghiên cứu để sản xuất ra thuốc và nguyên liệu làm thuốc từ cây, cỏ, lá
bình thường mang ý nghĩa quan trọng.
Đặc biệt thuốc trị các bệnh herpes zoster, ekzema và bệnh zona mà hiện nay ở nước ta đang
dùng đa số từ hàng nhập khẩu, giá rất cao, không phù hợp với túi tiền của đa số dân lao động.
Cây Xoài là loại cây ăn trái trồng nhiều ở Việt Nam ,dịch triết xuất từ lá xoài có rất nhiều chất
quý hiếm và các nguyên tố vi lượng. Trong đó chủ yếu là chất Mangiferin, chất này dễ tan
trong nước nóng, có tác dụng tăng cường tiêu hóa, chống viêm, lợi tiểu, bảo vệ răng miệng,
chống bựa răng và các mảng phủ quanh chân răng, chống được các vi rút.
Những nghiên cứu ngoài nước và trong nước:
Các nhà khoa học Nga đã dùng lần lượt bốn loại dung môi để chiết xuất Mangifirin từ lá
Xoài : acetone, chloroform, n-butanol, dioxane.
Chọn dung môi và phương pháp phù hợp điều kiện Việt Nam để chiết xuất mangifirin là
điều tiên quyết. Nguyên liệu dùng để sản xuất: lá xoài và dung môi là nước .Phương pháp
công nghệ sinh học mà nhóm nghiên cứu thực hiện dưới sự hướng dẫn của cố giáo sư Nguyễn
Viết Tựu là dùng nước nóng sau đố rửa lại sản phẩm ba lần.
Một vài loại thực vật khác có chứa Mangifirin được tách chiết từ như cây quần đầu bảo
chánh, nghiên cứu của Nguyễn Thị Lương Thiện trường Đại học Vinh, bằng cách sử dung
phổ tử ngoại (UV) phổ hồng ngoại(IR) phổ khối lượng(MS)… Đầu tiên lá được phơi khô, xay
nhỏ và ngâm chiết kiệt với metanol trong 7 ngày. Dịch chiết được cất thu hồi và qua nhiều
công đoạn để có được Mangifirin.Hay chiết xuất mangifirin từ cây Tri mẫu.
Các nhà khoa học Hong Gang Hu,Ming Juan Wang, Qing Jie Zhao, Shi Chong Yu, Chao Mei
Liu ,và Qiu Ye Wu đã nghiên cứu tổng hợp 8 dẫn xuất Mangifirin và nghiên cứu hiệu lực của
nó lên việc ngăn cấm hoạt động của protein tyrosin phosphatase 1B ( PTP1B).
Ở Việt Nam ngoài việc nghiên cứu ứng dụng các tính chất đã có sẳn của Mangifirin để sản
xuất thuốc trong điều trị bịnh.
3. Mục tiêu đề tài :
Chiết xuất , phân lập Mangifirin từ lá Xoài.
4. Nội dung nghiên cứu:
- Tổng quan:
+ Tổng quan về thực vật:
• Tên khoa học : Mangifera indica L
• Họ:
• Bộ phận dùng : Lá được phơi khô hay sấy. Nhiều công trình nghiên cứu cho ta thấy ở
giai đoạn sau thu hái vài tháng, vào khoảng tháng 10 đến tháng 12, lá xoài chứa hàm
lượng Mangiferin cao nhất. Lúc này cũng phù hợp với mùa thu hoạch lá. Vì để bảo vệ
quả, trong mùa thu hoạch quả người ta không thu hái lá.
• Phân bố: Cây xoài được trồng ở hiều nước nhiệt đới như Việt nam, Ấn độ,
Campuchia, Philippin …
Ở Việt Nam, Xoài được phân bố tự nhiên trên mọi miền đất nước. Cây Xoài là loại cây ăn
quả. Quả xoài có giá trị dinh dưỡng cao, thịt quả có hàm lượng vitamin B, C chiếm từ 2 - 3%,
đường chiếm 20% (là loại đường đơn được hấp thu hoàn toàn), Axitsitric, Caroten (tiền sinh
tố A) 15%.
+ Tổng quan về hóa học:
Mangiferin được sử dụng trong y học ở nhiều nước trên thế giới như chống oxy hoá, kháng
viêm, kháng virus, tăng cường miễn dịch, giảm đau. Thực tế cho thấy, Mangiferin có tác động
kháng virus Herpes, chống lão hoá tế bào thần kinh, tế bào gan, suy giảm trí nhớ, ức chế
chuyển glucogen thành gluco, giảm nguy cơ tiểu đường...
Mangifirine có thể kiềm chế aldose độ hoạt động men khử bằng cách cản trở tấn công
hay phát triển của biến chứng bịnh đái đường Thành phần polyphenol cấu thành của thuốc
nhuộm ,có thể góp phần đến việc chống tiêu chảy là đặc tính của cây .
-Tên khoa học hợp chất : 1,3,6,7-tetrahydroxy-2-[(2S,3R,4R,5S,6R)-3,4,5-trihydroxy-6-
(hydroxymethyl)oxan-2-yl]xanthen-9-one.
-Công thức phân tử: C19H18O11
- Công thức cấu tạo:

- Phần thực nghiệm:


+ Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp tiếp cận:
Lá xoài → Chiết bằng dung môi thích hợp → Lên men dịch chiết → Lọc lấy tủa
Mangiferin thô → Tinh chế → Mangiferin dược dụng.
Áp dụng ly trích mangifirin bằng phương pháp CO2 siêu tới hạn . Đây là phương pháp trích
ly có hiệu suất cao và han chế thấp ô nhiễm môi trường do không sử dụng dung môi trong khi
tách chiết ; đặc biệt sau khi sử dụng CO2 sau khi sử dụng được tái sử dụng lại nên không gây
ô nhiễm , tiết kiệm chi phí cho công trình .
CO2 không độc, được chấp nhận trong thực phẩm và dược phẩm.
- CO2 không cháy, không nổ, không đắt, không mùi, không màu, không hư hại sản phẩm.
- Thời gian trích nhanh.Có thể điều chỉnh nhiệt độ và áp suất để ly trích những thành phần hóa
học khác nhau.
1.Bình CO2.
V3
V1
2.
V4
4

V2
2 3

Bơm nén cao áp. 3. Bộ điều nhiệt. 4. Bình chiết chịu áp. 5. Bình phân tách
6. V1, V2, V3, V4: van
Lá xoài được phơi khô nghiền thành bột . đ ể tăng diện tích tiếp xúc bột lá xoài v à CO2
Áp suất: Pc = 73,79 bar

Tiến trình SFE :


+ H ệ th ống SFE.
+ Nhiệt đ ộ : 500C – 800C.
+ Áp suất : 150- 350 bar
+ Tốc độ dòng: 45ml/ phút
+ Bước sóng: 350nm.
5. Ứng dụng: Sản xuất thuốc kháng virut Herpes, thuốc chống lão hoá, thuốc điều trị Zona
thuỷ đậu…
6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn:
Theo kinh nghiệm dân gian nước nấu từ lá xoài được dùng để trị số bịnh ngoài da…
Theo y học hiện đại Mangifirin dùng để sản xuất vài loại thuốc kháng virut Herpes, kích
thích hệ miễn dịch tạo kháng thể chống virut
7. Sản phẩm dự kiến: bào chế thành các dạng thuốc thì có tác dụng chữa bệnh Ecgema, Zona,
chữa hen, long đờm, hạ huyết áp, chống lão hóa tăng tuổi thọ. Đặc biệt, còn có khả năng
chống lão hóa các tế bào thần kinh, tế bào gan, bệnh suy giảm trí nhớ, tăng cường khả năng
miễn dịch của tế bào, chống bệnh trầm cảm nhất là ở phụ nữ ở tuổi tiền mãn kinh. Ngoài ra
nó còn có thể chữa mỡ máu, chống sơ vữa động mạch. Nó giảm Insilin làm hạ đường huyết,
ức chế Glocogen thành Gluco giảm nguy cơ tiểu đường, tăng cường kháng thể để chống đỡ
các bệnh tật và Stress từ bên ngoài.
bào chế thuốc nhỏ mắt chứa hoạt chất Mangifirin từ nguồn nguyên liệu trong nước
7. Sản phẩm dự kiến : Mangifirin thô.
- Khối lượng phân tử: 422.33962(g/mol).
- H-bond donor: 8.
- H-acceptor: 11
Xác định cấu trúc :
Mangifirin được đặc trưng bởi 2 ionizable chức năng ( pKa, 7,5 và 12,2) và UV hấp thu
của nó quang phổ thay đổi đáng kể với pH, tần số thu hút lớn được thấy ở pH 4 (λmax,
317 và 364 nm) và 9 (λmax, 390 nm). Phản ứng của mangifirin với oxidizing khác nhau
và giảm bớt phản ứng với gốc tự do (•OH),( N3 •) và (CCl3O2 •) đã được nghiên cứu bởi
kỹ thuật xung radiolysis. Sau khi phản ứng với gốc tự do, mangifirin được chuyển đổi
thành 2 phenoxyl gốc tự do (λmax, 390 và 470 nm). Với sự phân rả bởi phản ứng góc tự
do – gốc tự do, một gốc tự do thứ hai phản ứng với muối ascorbate tạo trở lại mangifirin.
8. Phạm vi đề tài:
Chỉ chiết suất phân lập , định lượng Mangifirin từ lá Xoái
9. Tiến độ thực hiện: 6 tháng
Tuần 1-3 3-5 5-6 6- 13 13-17 17-18 18-22 22-24
Công việc
Tìm tài
liệu và viết X
đề cương
Thu
nguyênliệu X
Báo cáo sơ X
kết lần 1
chiết suất, X
phân lập
Mangifirin.
Định lượng X
Mangifirin.
Báo cáo sơ X
kết lần 2.
Viết báo X
cáo.
Hoàn
chỉnh báo X
cáo,

10. Dự kiến kinh phí thực hiện :

STT NỘI DUNG CÔNG VIỆC CHI PHÍ( VNĐ) THUYẾT MINH
1 Xây dựng đề cương, thu thập tài liệu. 2.000.000
2 Thu mua nguyên liệu. 4.000.000
3 Thuê thiết bị 8.000.000
4 Mua dung môi, hoá chất chiết suất 5.000.000
phân lập.
5 Trả chi phí cho định lượng, phổ cộng 2.000.000
hưởng …xác định cấu trúc.
6 Chi phí tàu xe, công tác phí… 4.000.000
7 Mua văn phòng phẩm. 300.000
8 In tài liệu, báo cáo… 200.000
Tổng kinh phí: 25.500.000

You might also like