« Home « Kết quả tìm kiếm

Một số giải pháp hoàn thiện công tác tín dụng cho vay đối với hộ nghèo tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Hà Nội.


Tóm tắt Xem thử

- ĐẶNG CÔNG SƠN MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TÍN DỤNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.
- TÁC GIẢ LUẬN VĂN Đặng Công Sơn 2LỜI CẢM ƠN Luận văn này được hoàn thành với sự hướng dẫn giúp đỡ của Khoa Sau Đại học trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
- Xin chân thành cảm ơn Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Hà Nội đã tạo môi trường làm việc, học tập tích cực để tôi có điều kiện thuận lợi hoàn thành luận văn.
- Mục đích nghiên cứu của luận văn.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu.
- CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TÍN DỤNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI.
- Tổng quan về hộ nghèo và sự cần thiết phải giảm nghèo ở Việt Nam.
- Khái niệm về đói- nghèo.
- Những đặc trưng của hộ nghèo ở Việt Nam.
- Nguyên nhân khách quan.
- Nguyên nhân chủ quan.
- Vai trò của tín dụng cho vay đối với hộ nghèo ở Việt Nam.
- Nội dung công tác tín dụng cho vay đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách Xã hội.
- Quy trình cho vay.
- Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động công tác tín dụng cho vay đối với hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội.
- Kinh nghiệm cho vay đối với hộ nghèo ở một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội.
- 27 1.6.1 Chính sách tín dụng đối với hộ nghèo.
- Nhận thức của hộ nghèo.
- 29 Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TÍN DỤNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2009-2012.
- Những đặc điểm của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Hà Nội.
- Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh Ngân hàng CSXH thành phố Hà Nội.
- Chức năng nhiệm vụ của NHCSXH thành phố Hà Nội.
- Đặc điểm của Ngân hàng CSXH thành phố Hà Nội.
- Một số kết quả hoạt động chi nhánh Ngân hàng CSXH thành phố Hà Nội (2009-2012.
- Các chủ trương và chính sách về XĐGN ở Việt Nam trong thời gian qua 2009-2012.
- Thực trạng công tác tín dụng cho vay đối với hộ nghèo tại chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội Thành phố Hà Nội từ năm 2009-2012.
- Thực trạng triển khai chương trình tín dụng cho vay hộ nghèo tại NHCSXH thành phố Hà Nội.
- Thực hiện cơ chế cho vay đối với hộ nghèo tại ngân hàng CSXH thành phố Hà Nội.
- Đánh giá kết công tác tín dụng cho vay đối với hộ nghèo tại chi nhánh .
- Tổng hợp các kết quả, tồn tại và nguyên nhân chương trình cho vay đối với hộ nghèo tại chi nhánh.
- Nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác tín dụng cho vay đối với hộ nghèo tại Chi nhánh ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Hà Nội.
- GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TÍN DỤNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI THÀNH PHỐ HÀ NỘI.
- Chiến lược xoá đói giảm nghèo của Hà Nội đến năm 2015.
- Định hướng, mục tiêu hoạt động của Chi nhánh NHCSXH Thành phố Hà Nội.
- Xây dựng các giải pháp hoàn thiện công tác tín dụng cho vay đối với hộ nghèo tại chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Hà Nội.
- Nâng suất đầu tư cho hộ nghèo lên mức tối đa, tập trung cho vay theo dự án.
- Tiếp tục đẩy mạnh ủy thác qua các tổ chức chính trị xã hội.
- 81 6DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT NHCSXH Ngân hàng chính sách xã hội NHTM Ngân hàng thương mại NHNN Ngân hàng nhà nước UBND Ủy ban nhân dân HĐQT Hội đồng quản trị Tổ TK&VV Tổ tiết kiệm và vay vốn NSNN Ngân sách nhà nước XĐGN Xóa đói giảm nghèo 7 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu chủ yếu về hoạt động tín dụng của Ngân hàng CSXH thành phố Hà Nội giai đoạn 2009-2012.
- Trang 43 Bảng 2.2 Tình hình ủy thác qua các hội đoàn thể tại NHCSXH TP Hà Nội Trang 50 Bảng 2.3 Chỉ tiêu Cho vay hộ nghèo tại chi nhánh NHCSXH thành phố Hà Nội Trang 54 Bảng 2.4 Kết quả hoạt động tài chính giai đoạn Trang 55 Biểu 2.5 Tổng hợp dư nợ hộ nghèo các quận huyện đến Trang 57 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Sơ đồ 1 Quy trình cho vay thông qua tổ tiết kiệm và vay vốn Trang 18 Sơ đồ 2 Cơ cấu bộ máy quản lý của NHCSXH thành phố Hà Nội Trang 39 Hình 1 Mô tả tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn TW Trang 52 Hình 2 Mô tả tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn Hà Nội Trang 53 8PHẦN MỞ ĐẦU 1.
- Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó, thì việc phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế khu vực đã làm nảy sinh nhiều vấn đề búc xúc, trong đó có vấn đề nghèo đói, phân hoá giàu nghèo, phân tầng xã hội.
- Trong các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng hiện nay tình trạng nghèo đói vẫn chiếm tỷ trọng lớn.
- Chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo lần đầu tiên được chính phủ Việt Nam phê chuẩn năm 1998, và đây cùng là lần đầu tiên các nhiệm vụ xoá đói giảm nghèo được đưa vào quá trình lập kế hoạch thường kỳ của Chính phủ.
- Các mục tiêu về xoá đói giảm nghèo được xác định một cách cụ thể với các hoạt động và nguồn lực được kế hoạch hoá như một phần của kế hoạch phát triển của chính quyền địa phương.
- Xuất phát từ quan điểm: vấn đề nghèo khó không được giải quyết thì không có một mục tiêu nào mà cộng đồng quốc tế, cũng như quốc gia đặt ra như tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân, hoà bình, ổn định bảo đảm các quyền của con người được thực hiện.
- Vì vậy, xoá đói giảm nghèo trở thành một chủ trương lớn, một quyết sách lớn của Đảng và Nhà nước ta và cao hơn nữa xoá đói giảm nghèo là một nội dung quan trọng của định hướng Xã hội Chủ nghĩa.
- Do đó, nhiệm vụ xoá đói giảm nghèo đã được xác định là nhiệm vụ có tính chất xã hội hoá ở Việt Nam, không phải là nhiệm vụ của riêng một ngành nào,cấp nào, mà là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân.
- Trên giác độ tài chính, người nghèo được tiếp cận vay vốn theo hai phương thức tín dụng, đó là: tín dụng nhà nước và tín dụng ngân hàng.
- Tín dụng nhà nước thực hiện theo các chương trình và thường bị hạn chế bởi nguồn vốn, việc dẫn vốn lại được thực hiện theo nhiều kênh khác nhau với nhiều phương thức quản lý và lãi suất khác nhau, dẫn đến chồng chéo và kém hiệu quả.
- Còn tín dụng ngân hàng thực hiện theo lãi suất thị trường, cho vay vốn theo các điều kiện của tín dụng thương mại, nên các hộ nghèo rất khó tiếp cận với các dịch vụ tín dụng ngân hàng.
- Trong những năm qua, Chính phủ đã chỉ đạo các ban, ngành, các địa phương tập trung tiến hành nhiều giải pháp đồng bộ để thực hiện nhiệm vụ xoá đói giảm 9nghèo.
- Phải trợ giúp người nghèo bằng cách cho vay vốn, hướng dẫn cách làm ăn, hình thành quỹ xoá đói giảm nghèo ở từng địa phương trên cơ sở dân giúp dân, nhà nước giúp dân và tranh thủ các nguồn vốn quốc tế, phấn đấu tăng hộ giàu và tiến tới xoá đói giảm nghèo” Trên cơ sở đó, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) là tổ chức được Chính phủ giao cho thực hiện nhiệm vụ này.
- Là ngân hàng mới ra đời trên cơ sở tổ chức lại của Ngân hàng Phục vụ Người nghèo và tách ra khỏi Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, NHCSXH đang đứng trước nhiều thử thách.
- Theo chuẩn nghèo mới hiện nay của quốc tế, số hộ nghèo của Việt Nam tăng lên, nhưng các hộ nghèo cần vốn và được vay vốn ở ngân hàng còn hạn chế, tuy nhiên, bên cạnh đó việc sử dụng vốn vay của số hộ nghèo được vay vốn ở NHCSXH lại nảy sinh nhiều điều bất cập làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cho vay của ngân hàng.
- Với mục đích nhằm nâng cao chất lượng cho vay giảm nghèo ở NHCSXH Hà Nội, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Một số giải pháp hoàn thiện công tác tín dụng cho vay đối với hộ nghèo tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Hà Nội” làm luận văn nghiên cứu của mình.
- Mục đích nghiên cứu của luận văn Luận văn hướng tới xây dựng một tổng luận về những vấn đề cơ bản liên quan tới chất lượng tín dụng, trong đó trọng tâm là.
- Làm rõ cơ sở khoa học vấn đề chất lượng tín dụng trong hoạt động kinh doanh của các NHTM, các lý luận về hộ nghèo, hoạt động cho vay đối với hộ nghèo.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của chương trình tín dụng ưu đãi hộ nghèo tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Hà Nội.
- Phân tích, đánh giá những thực trạng, những kết quả đạt được, những tồn tại và hạn chế từ đó tìm ra những nguyên nhân trong công tác cho vay xoá đói giảm nghèo tại NHCSXH thành phố Hà Nội.
- Đề xuất một số giải pháp và các kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ nghèo tại NHCSXH thành phố Hà Nội.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng về hoạt động cho vay đối với nghèo của NHCSXH thành phố Hà Nội.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu công tác tín dụng đối với Hộ nghèo tại chi nhánh Hà Nội, giai đoạn 2009-2012.
- Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, phương pháp nghiên cứu thực tế dựa trên những tư liệu thực tiễn của NHCSXH Hà Nội để phân tích.
- Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn chia làm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác tín dụng cho vay đối với hộ nghèo của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội.
- Chương 2: Phân tích thực trạng công tác tín dụng cho vay đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách Xã hội thành phố Hà Nội 2009-2012.
- Chương 3: Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tín dụng cho vay đối với hộ nghèo tại chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Hà Nội.
- CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TÍN DỤNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI 1.1.
- Tổng quan về hộ nghèo và sự cần thiết phải giảm nghèo ở Việt Nam 1.1.1.
- Khái niệm về đói- nghèo Vấn đề đói, nghèo được nhiều tổ chức trên thế giới nghiên cứu và từ đó đưa ra nhiều quan điểm khác nhau về đói – nghèo.
- Tháng 9/1993 tại Hội nghị về xoá đói giảm nghèo khu vực Châu Á- Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức đã đưa ra khái niệm về nghèo như sau.
- Nghèo là một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế, xã hội và phong tục tập quán của địa phương” Năm 1998, trong báo cáo của UNDP nhan đề “Khắc phục sự nghèo khổ của con người” đã nêu: Sự nghèo khổ của con người: Thiếu những quyền cơ bản của con người như biết đọc, biết viết và được nuôi dưỡng tạm đủ.
- Để xác định được mức đói nghèo về mặt định lượng, người ta thường dùng các chỉ tiêu để đo lường trực tiếp xem người đó có cuộc sống ở mức độ nào đối với những điều kiện cơ bản như nước sạch, có đủ thức ăn, điều kiện khám chữa bệnh, học hành và những tiêu chuẩn khác.
- 12Để đưa ra tiêu chí xác định mức nghèo cần thiết có khái niệm chuẩn đói nghèo.
- Việc xác định mức này là một vấn đề chủ quan gây khó khăn cho việc so sánh giữa các nước.
- Ba nhà kinh tế của Ngân hàng Thế giới là Montek S..
- Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường việc đo lường chuẩn mực đói nghèo thường được căn cứ theo đơn vị tiền tệ.
- Như Ngân hàng thế giới đưa ra các chỉ tiêu đánh giá mức độ giàu nghèo của quốc gia bằng mức thu nhập quốc dân bình quân đầu người.
- Chuẩn mực về đói nghèo thay đổi theo thời gian tương ứng với sự phát triển của kinh tế- xã hội.
- Những đặc trưng của hộ nghèo ở Việt Nam * Hộ nghèo là hộ được quy định tại Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30 tháng 01 năm 2011 áp dụng cho giai đoạn 2011-2015 như sau:[11] Khu vực nông thôn: Thu nhập bình quân đầu người từ 400.000đ/ người/tháng (từ 4.800.000 đ/người/ năm) trở xuống.
- Những hộ gia đình nghèo thường là những hộ gia đình thiếu việc làm, hoặc những người làm việc có tính thời vụ, hoặc do vấn đề sức khoẻ nên không có cơ hội tiếp cận với việc làm hoặc không thể tự tạo ra việc làm.
- 13 - Những người sống ở nông thôn, có thể vẫn có sức khoẻ, có ruộng vườn nhưng do thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm, thiếu kiến thức sản xuất, nên họ không biết cách tổ chức làm ăn, hoặc làm ăn theo kiểu “thuần nông”, những người này vẫn có nguy cơ rơi vào tình trạng hộ nghèo.
- Những hộ nghèo đa số lại là những hộ gia đình đông con, do đó con em của họ ít được học hành, ít được tiếp cận với những dịch vụ ytế, nên thường ốm đau, bệnh tật.
- Cuộc sống của hộ nghèo thường rơi vào vòng luẩn quẩn: đói nghèo- ốm đau- đói nghèo…hết thế hệ này đến thế hệ khác.
- Những hộ nghèo thuộc vùng dân tộc ít người do giao thông không thuận tiện nên chịu nhiều bất lợi do sự tách biệt về mặt địa lý, khó được tiếp cận với cuộc sống văn minh, nên cuộc sống vẫn rất lạc hậu, sống du canh du cư, chủ yếu phụ thuộc vào thiên nhiên, thu nhập không đủ sống.
- Nguyên nhân của đói nghèo 1.1.3.1.
- 14- Do dân số tăng nhanh và vấn đề thiếu việc làm: Lao động từ dân số mà ra, dân số càng tăng nhanh thì tỷ lệ gia tăng của lực lượng lao động xã hội ngày càng nhiều.
- Các nước nghèo thường có tỷ lệ thất nghiệp cao và đây là nguyên nhân quan trọng dẫn đến đói nghèo, dẫn đến mất ổn định xã hội.
- Vấn đề giải quyết việc làm hiện nay ở các nước nghèo là vấn đề khá nan giải, vì các nước này nền kinh tế nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, lao động có trình độ kỹ thuật thấp, đặc biệt là lao động ở nông thôn và miền núi.
- Đây là nguyên nhân dẫn đến số hộ nghèo ở nông thôn và miền núi cao hơn nhiều ở thành thị.
- Do đó, giải quyết việc làm và tạo thu nhập ổn định, thường xuyên là vấn đề đang được đặt ra khá bức thiết cho những nước đang phát triển.
- Giải quyết việc làm cho người lao động là giải pháp quan trọng nhất để giải quyết vấn đề đói nghèo.
- Đây là những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo.
- Nguyên nhân do mắc những tệ nạn xã hội: Do trình độ tri thức thấp dẫn đến thiếu những hiểu biết trong cuộc sống, hoặc do những đam mê đời thường nên đã mắc vào những tệ nạn như rượu, chè, cờ bạc, ma tuý…mà dẫn đến đói nghèo.
- Nguyên nhân thuộc về cơ chế chính sách: Mỗi quốc gia đều có những chính sách phát triển kinh tế, chính sách về quản lý xã hội, cũng như các chính sách giải quyết vấn đề đói nghèo, tuy nhiên kết quả đạt được thường không giống nhau.
- Các chính sách đưa ra hợp lý, đồng bộ được thực hiện tốt sẽ có tác động tích cực cho mục tiêu xoá đói giảm nghèo.
- Ngược lại, các chính sách đưa ra không đồng bộ, không hợp lý hoặc thực thi không tốt sẽ có tác động tiêu cực đến xã hội và khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng.
- Sự cần thiết phải xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam Thế giới ngày nay có đủ nguồn lực để mỗi người được hưởng một cuộc sống ấm no và hạnh phúc.
- Vì vậy, vấn đề xoá đói giảm nghèo không phải là vấn đề riêng có của bất cứ quốc gia nào mà nó đã trở thành vấn đề có tính toàn cầu, là vấn đề của cả các nước phát triển lẫn các nước đang phát triển.
- Xét về mặt kinh tế, sự phân hoá giàu nghèo là nhân tố tác động ngược lại với quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế, khi tình trạng nghèo đói gia tăng sẽ kéo theo sự bất ổn định trong nền kinh tế từ đó nó kìm hãm sự tăng trưởng của nền kinh tế.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt