« Home « Kết quả tìm kiếm

Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực Tây Bắc của Việt Nam.


Tóm tắt Xem thử

- NGUYỄN XUÂN HẢI THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO KHU VỰC TÂY BẮC CỦA VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS.
- TRẦN THỊ BÍCH NGỌC HÀ NỘI - 2013 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu và soạn thảo Luận văn với đề tài “Thực trạng và Giải pháp thu hút Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực Tây Bắc của Việt Nam”, tôi đã nhận được sự quan tâm đầy trách nhiệm của các thầy cô, đặc biệt là sự hướng dẫn nhiệt tình và tận tâm của TS.
- Yêu cầu về kiến thức là vô hạn, mặc dù đã rất cố gắng song do khả năng còn hạn chế nên nội dung của Luận văn chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót và khiếm khuyết, rất mong nhận được sự thông cảm của các thầy cô và những ý kiến đóng góp quý báu của bạn đọc để đề tài được hoàn thiện và mang tính ứng dụng thực tiễn cao, góp phần đẩy mạnh hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài vào các tỉnh Tây Bắc Việt Nam, qua đó phần nào tạo ra nhiều công ăn việc làm, giúp cải thiện và nâng cao chất lượng sống cho đồng bào các dân tộc miền núi - trung du phía Bắc.
- Hà Nội, tháng 8 năm 2013 Nguyễn Xuân Hải LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực Tây Bắc của Việt Nam” do tôi tự nghiên cứu, tìm tài liệu tham khảo và hoàn thành dưới sự hướng dẫn của TS.
- Hà Nội, tháng 8 năm 2013 Nguyễn Xuân Hải MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI.
- LÝ THUYẾT VỀ ĐẦU TƯ.
- Khái niệm về Đầu tư.
- Phân loại đầu tư.
- Vốn Đầu tư.
- LÝ THUYẾT VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI.
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài và các khái niệm liên quan.
- Hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- 6 1.3.ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) TẠI VIỆT NAM.
- 14 1.3.2.Hạn chế của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.
- 23 1.4.1.Kinh nghiệm thu hút FDI của Mỹ.
- 23 1.4.2.Kinh nghiệm thu hút FDI của Singapore.
- 28 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH TÂY BẮC.
- 29 2.1.1.Khái quát về Vùng Tây Bắc.
- 29 2.1.2.Tình hình sản xuất - kinh doanh vùng Tây Bắc.
- Tình hình đầu tư.
- 37 2.1.4.Tình hình phát triển doanh nghiệp.
- 38 2.2.THỰC TRẠNG THU HÚT FDI KHU VỰC TÂY BẮC.
- 39 2.2.2.Thực trạng FDI của các Địa phương trong vùng Tây Bắc.
- Đánh giá tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tình hình phát triển kinh tế-xã hội vùng Tây Bắc.
- Một số tồn tại và nguyên nhân tác động đến hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn các tỉnh Tây Bắc.
- 85 3.1.1.Định hướng và chiến lược phát triển FDI tại Tây Bắc.
- 93 3.2.2.Phát triển nguồn nhân lực.
- Phát triển cơ sở hạ tầng.
- 116 3.3.2.Với các tỉnh vùng Tây Bắc.
- 5 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TW Trung ương HĐND Hội đồng nhân dân UBND Ủy ban nhân dân CP Chính phủ CNH-HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa BCĐTB Ban Chỉ đạo Tây Bắc KHĐT Kế hoạch đầu tư TNHH Trách nhiệm hữu hạn QLNN Quản lý Nhà nước NSNN Ngân sách Nhà nước NSTW Ngân sách Trung ương ĐTNN Đầu tư nước ngoài XTĐT Xúc tiến đầu tư DA Dự án ĐKKD Đăng ký kinh doanh GPĐT Giấy phép đầu tư KCHT Kết cấu hạ tầng KCN Khu công nghiệp CCN Cụm công nghiệp XDCB Xây dựng cơ bản KT-XH Kinh tế - xã hội XTĐT Xúc tiến đầu tư GTVT Giao thông vận tải GPMB Giải phóng mặt bằng ATGT An toàn giao thông TNGT Tai nạn giao thông DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 1.
- Danh mục các bảng Bảng 1.1: GDP/người của Việt Nam và một số nước trong khu vực Bảng 2.1: Giá trị sản xuất Vùng Tây Bắc Bảng 2.2: Một số Dự án công nghiệp lớn của Vùng giai đoạn Bảng 2.3: Tình hình huy động vốn đầu tư trên địa bàn Bảng 2.4: Các chương trình/dự án được hỗ trợ vốn từ ngân sách nhà nước Bảng 2.5: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng Tây Bắc theo ngành Bảng 2.6: FDI vào vùng Tây Bắc theo địa phương Bảng 2.7: FDI vào vùng Tây Bắc theo đối tác đầu tư Bảng 2.8: Chỉ số PCI của tỉnh Lào Cai giai đoạn Bảng 2.9: Chỉ số PCI của tỉnh Lạng Sơn giai đoạn Bảng 2.10: Chỉ số PCI của tỉnh Hòa Bình giai đoạn Bảng 2.11: Chỉ số PCI của tỉnh Yên Bái giai đoạn Bảng 2.12: Chỉ số PCI của tỉnh Bắc Kạn giai đoạn Bảng 2.13: Chỉ số PCI của Phú Thọ giai đoạn Bảng 2.14: Chỉ số PCI của Điện Biên giai đoạn Bảng 2.15: Chỉ số PCI của Lai Châu giai đoạn Bảng 2.16: Chỉ số PCI của tỉnh Tuyên Quang giai đoạn Bảng 2.17.: Chỉ số PCI của tỉnh Sơn La giai đoạn Bảng 2.18: Chỉ số PCI của tỉnh Cao Bằng giai đoạn Bảng 2.19: Chỉ số PCI của tỉnh Hà Giang giai đoạn Bảng 2.20: Một số dự án FDI tiêu biểu trên địa bàn Vùng Bảng 2.21: Một số chỉ tiêu và số liệu so sánh của các tỉnh Tây Bắc năm Bảng 2.22: So sánh chỉ số PCI giữa các tỉnh trong Vùng Bảng 3.1: DS các Trung tâm XTĐT và cơ quan liên quan của các tỉnh Tây Bắc ....95 2.
- Biểu đồ 1.3: Tỷ trọng FDI trong tổng vốn đầu tư xã hội.
- Song trong phạm vi quản lý của Ban Chỉ đạo Tây Bắc, ngoài 6 tỉnh trên, khu vực Tây Bắc còn bao gồm các tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Phú Thọ, Tuyên Quang và các huyện phía tây tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An với diện tích 110 km2 và 11,5 triệu dân.
- Vùng Tây Bắc có địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng, có nhiều tiềm năng về đất đai, rừng, tài nguyên khoáng sản.
- có lợi thế về phát triển các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, du lịch, công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thủy điện, lợi thế về cửa khẩu để phát triển các ngành kinh tế… Thời gian qua, Đảng và Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách, hỗ trợ cho khu vực này nhằm thực hiện chủ trương: “đẩy nhịp độ phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ cao hơn nhịp độ phát triển chung của cả nước.
- cải thiện rõ rệt hệ thống kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và bảo đảm quốc phòng, an ninh.
- Phát biểu của Nguyên Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng tại Diễn đàn Xúc tiến đầu tư Vùng Tây Bắc năm 2008.
- thu nhập bình quân đầu người đạt trên 18 triệu đồng/năm, tổng vốn huy động đầu tư phát triển trên địa bàn năm 2012 đạt 96.012 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách nhà nước đạt 32.690 tỷ đồng (chiếm 34.
- vốn tín dụng đầu tư đạt 5.840 tỷ đồng (chiếm 6,1.
- vốn đầu tư nước ngoài đạt 6.415 tỷ đồng (chiếm 6,7.
- vốn khu vực dân cư và thành phần kinh tế khác đạt 40.601 tỷ đồng (chiếm tr2].
- Tuy nhiên, do xuất phát điểm thấp, công tác quản lý hành chính, quảng bá và tạo điều kiện thu hút đầu tư…còn hạn chế nên nhiều tiềm năng, lợi thế của Vùng vẫn chưa được tập trung khai thác.
- Tình trạng thiếu vốn kèm theo đó là công nghệ lạc hậu và năng suất lao động thấp, có nguyên nhân từ thực trạng tích lũy thấp của các nền kinh tế địa phương vẫn đang là một thách thức lớn đối với toàn khu vực.
- Trước thực trạng đó, những năm vừa qua, chính quyền các tỉnh Tây Bắc và các cơ quan, ban ngành liên quan đã chủ trương tận dụng “cú huých từ bên ngoài” là đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) như một nguồn lực quan trọng cho đầu tư phát triển, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Vùng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo ra nhiều ngành nghề, giúp giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương.
- Bước đầu, nguồn vốn FDI đã chứng tỏ vai trò trong việc tạo ra động lực thúc đẩy kinh tế của các tỉnh Tây Bắc phát triển.
- Mặc dù vậy, do điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, kinh nghiệm và năng lực quản lý còn hạn chế nên trong quá trình thu hút và triển khai các dự án FDI các tỉnh vùng Tây Bắc đã gặp không ít khó khăn và vướng mắc.
- Mặt khác, các tỉnh thành trong cả nước nói chung và các tỉnh lân cận nói riêng cũng đang tạo mọi điều kiện, cơ chế để thu hút nguồn vốn FDI nên đã phần nào tạo ra những áp lực và sự cạnh tranh nhất định trong công cuộc thu hút FDI với các tỉnh vùng Tây Bắc.
- Do đó, vấn đề thu hút đầu tư nước ngoài FDI của vùng Tây Bắc đang trở nên hết sức bức thiết.
- Luận văn “Thực trạng và giải pháp thu hút Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực Tây Bắc của Việt Nam” vì vậy mang tính cấp thiết cao.
- Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Đánh giá vai trò, tác động của dòng vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong phát triển kinh tế - xã hội khu vực Tây Bắc của Việt Nam.
- Phân tích thực trạng hoạt động thu hút Đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn các tỉnh Tây Bắc.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: là thực trạng thu hút và triển khai nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các tỉnh miền núi phía Bắc (trừ các huyện phía tây tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An.
- Về thời gian: chủ yếu tập trung nghiên cứu và phân tích số liệu về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài của các tỉnh vùng Tây Bắc giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2013 và xem xét, đề xuất các giải pháp đến năm 2020.
- Về không gian: nghiên cứu tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài của 12 tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam thuộc phạm vi quản lý trực tiếp của Ban Chỉ đạo Tây Bắc gồm: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn và Phú Thọ.
- Kết cấu của luận văn Luận văn gồm có 3 chương: Chương 1 Cơ sở lý luận về Đầu tư nước ngoài Chương 2 Thực trạng và tác động của Đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn các tỉnh Tây Bắc Chương 3 Giải pháp tăng cường thu hút Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực Tây Bắc Luận văn Thạc sỹ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Nguyễn Xuân Hải – Lớp QTKD Viện Kinh tế & Quản lý 1 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 1.1.
- LÝ THUYẾT VỀ ĐẦU TƯ 1.1.1.
- Khái niệm về Đầu tư - Đầu tư theo nghĩa rộng được hiểu là sự hi sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được kết quả đó.
- Theo nghĩa hẹp, đầu tư chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng các nguồn lực hiện tại, nhằm đem lại cho nền kinh tế xã hội những kết quả trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được các kết quả đó.
- Theo Luật Đầu tư được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thông qua ngày Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư”.
- Phân loại đầu tư Căn cứ vào các kết quả của hoạt động đầu tư, bản chất và lợi ích do đầu tư đem lai chúng ta có thể chia đầu tư ra làm 3 loại: đầu tư tài chính, đầu tư thương mại và đầu tư phát triển.
- Đầu tư tài chính: là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ ra cho vay hoặc mua các giấy tờ có giá trị để hưởng lãi suất định trước, hay lãi suất theo kết quả kinh doanh của cơ quan phát hành (không tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế.
- Đầu tư thương mại: là hình thức đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra mua hàng hóa và sau đó bán với giá cao hơn nhằm thu lợi nhuận chênh lệch do giá khi mua và khi bán (loại đầu tư này không tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế.
- Đầu tư phát triển: là những hoạt động đầu tư tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, làm tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh và mọi hoạt động xã hội khác, là điều kiện chủ yếu để tạo việc làm, nâng cao đời sống của mọi người dân trong xã hội.
- Ba loại đầu tư trên luôn tồn tại và có mối quan hệ tương hỗ với nhau, trong đó đầu tư phát triển là cơ bản nhất, tạo tiền đề để tăng tích lũy, phát triển hoạt động đầu tư tài chính và đầu tư thương mại, đảm bảo sự ra đời, tồn tại và tiếp tục phát triển Luận văn Thạc sỹ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Nguyễn Xuân Hải – Lớp QTKD Viện Kinh tế & Quản lý 2 của mọi cơ sở sản xuất kinh doanh.
- Đầu tư tài chính, vốn được lưu chuyển dễ dàng, khi cần có thể rút ra nhanh chóng.
- Đầu tư thương mại có tác dụng thúc đẩy quá trình lưu thông của cải vật chất do đầu tư phát triển tạo ra.
- Vốn Đầu tư Vốn đầu tư là khái niệm dùng để chỉ các nguồn lực hiện tại cho các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thu về một nguồn lực mới có khối lượng và giá trị lớn hơn nguồn lực đã bỏ ra.
- Vốn đầu tư của quốc gia được hình thành từ hai nguồn: vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư nước ngoài.
- Nguồn vốn Nhà nước: gồm nguồn vốn của ngân sách nhà nước, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và nguồn vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước.
- Theo đánh giá sơ bộ, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh vẫn sở hữu một lượng vốn rất lớn chưa được huy động triệt để.
- b) Nguồn vốn nước ngoài: Từ nguồn gốc của vốn đầu tư nước ngoài đã hình thành nên hai hình thức đầu tư chính là Đầu tư trực tiếp nước ngoài và Đầu tư gián tiếp nước ngoài.
- Đầu tư gián tiếp nước ngoài (Foreign Porfolio Investment - FPI): Là hình thức chuyển vốn vào một quốc gia khác để cho vay, mua cổ phần hoặc chứng khoán trên thị trường tài chính nhằm thu lợi nhuận nhưng không trực tiếp tham gia quản lý, điều hành, gồm các hình thức.
- Nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (Offcial Development Assistance - ODA): Vốn ODA là nguồn vốn phát triển do các tổ chức quốc tế và các chính phủ nước ngoài cung cấp với mục tiêu tài trợ các nước đang phát triển.
- Đây chính là nguồn vốn mang tính ưu đãi nhiều nhất đối với các nước đi vay như nguồn vốn lớn, Luận văn Thạc sỹ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Nguyễn Xuân Hải – Lớp QTKD Viện Kinh tế & Quản lý 3 thời hạn vay dài và thường có thêm yếu tố không hoàn lại đạt ít nhất 25.
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment - FDI): Là nguồn vốn quan trọng cho đầu tư và phát triển không chỉ đối với các nước nghèo mà kể cả các nước công nghiệp phát triển.
- Đây là nguồn vốn mà việc tiếp nhận không phát sinh nợ và nhà đầu tư sẽ được nhận phần lợi nhuận thích đáng khi dự án đi vào hoạt động có hiệu quả.
- Bên cạnh đó, nguồn vốn này còn mang theo toàn bộ tài nguyên kinh doanh vào nước nhận vốn nên nó có thể thúc đẩy phát triển nghành nghề mới, đặc biệt là các dây chuyền công nghệ đòi hỏi kĩ thuật cao hay cần nhiều vốn.Vì vậy, nguồn vốn này có vai trò cực kì quan trọng đối với quá trình công nghiệp hoá-hiện đại hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước tiếp nhận.
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài chính là đối tượng nghiên cứu của luận văn này.
- Nguồn vốn đầu tư từ việc bán cổ phiếu, trái phiếu cho người nước ngoài: Đây là hình thức huy động vốn tự nguyện, không có quá nhiều ràng buộc tuy nhiên cũng hàm chứa nhiều rủi ro do khó kiểm soát, dễ dẫn tới hiện tượng đầu cơ, thao túng thị trường tài chính.
- LÝ THUYẾT VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 1.2.1.
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài và các khái niệm liên quan a) Khái niệm về Đầu tư trực tiếp nước ngoài Xuất hiện vào cuối thế kỷ 19, Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI: Foreign Direct Investment) nhanh chóng khẳng định được vị trí của mình trong hệ thống các quan hệ kinh tế quốc tế.
- Đến nay khi FDI đã trở thành xu hướng của thời đại thì Luận văn Thạc sỹ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Nguyễn Xuân Hải – Lớp QTKD Viện Kinh tế & Quản lý 4 cũng là một nhân tố quan trọng góp phần đẩy mạnh lợi thế so sánh của các nước và mang lại quyền lợi cho cả đôi bên.
- Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đưa ra định nghĩa về FDI như sau: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó.
- Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) khái niệm: “FDI là một công cuộc đầu tư ra khỏi biên giới quốc gia, trong đó người đầu tư trực tiếp đạt được một phần hay toàn bộ quyền sở hữu lâu dài một doanh nghiệp FDI trong một quốc gia khác.
- Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (Organization for Economic Cooperation and Development - OECD) đưa ra khái niệm: “FDI phản ánh những lợi ích khách quan lâu dài mà một thực thể kinh tế tại một nước (nhà đầu tư) đạt được thông qua một cơ sở kinh tế tại một nền kinh tế khác với nền kinh tế thuộc đất nước của nhà đầu tư (doanh nghiệp đầu tư trực tiếp.
- Theo Luật Đầu tư Việt Nam được thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005: “Đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư”.
- Như vậy có thể hiểu đơn giản: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh.
- Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm (toàn bộ hoặc một phần) quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này (tùy thuộc vào hình thức hợp tác đầu tư/kinh doanh).
- b) Nguyên nhân hình thành đầu tư trực tiếp nước ngoài Từ trước đến nay có rất nhiều nhà kinh tế học lý giải nguyên nhân hình thành FDI tuy nhiên chỉ tập trung ở hai nhóm.
- Nhóm lý thuyết kinh tế vĩ mô: Lý thuyết kinh tế vĩ mô về FDI dựa trên mô hình cổ điển 2x2 (hai nước, hai hàng hóa, hai yếu tố sản xuất như Heckcher - Ohlin- Samuelson: mô hình HOS, Macdougall-Kemp: mô hình Macdougall-Kemp) chỉ ra nguyên nhân xuất hiện đầu tư nước ngoài là do sự chênh lệch về hiệu quả sử dụng vốn đầu tư giữa các nước.
- Luận văn Thạc sỹ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Nguyễn Xuân Hải – Lớp QTKD Viện Kinh tế & Quản lý 5  Nhóm lý thuyết kinh tế vi mô: Nhìn chung, các lý thuyết kinh tế vi mô về FDI (như lý thuyết chu kỳ sản phẩm của Vernon năm 1966.
- lý thuyết chu kỳ sản phẩm, Akamatsu năm 1969…) chủ yếu tập chung phân tích một công ty, một hàng hóa cụ thể như là kết quả tự nhiên của quá trình khai thác các lợi thế độc quyền ở nước ngoài.
- Song, lý thuyết kinh tế vi mô về FDI cũng chưa phản ảnh hết những nguyên nhân thực tế của sự hình thành FDI.
- Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa Mác - Lênin: Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa Mác - Lênin cung cấp những cơ sở khoa học để hiểu rõ về bản chất của đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay.
- Để thu được lợi nhuận cao trong điều kiện tỷ suất lợi nhuận thấp nếu đầu tư trong nước, nhiều nước tư bản đã chuyển nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài, ở đó tỷ suất lợi nhuận cao hơn”.
- Các nhà kinh tế học tư sản cũng đã đưa ra lý thuyết về đầu tư nước ngoài, như thuyết "Vòng luẩn quẩn" và "Cú hích từ bên ngoài" của nhà kinh tế học P.A.Samuelson.
- Ông cho rằng: “bốn nhân tố ảnh hưởng quyết định đến sự tăng trưởng kinh tế là: nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, cấu thành của tư bản và kỹ thuật”.
- điều này lại làm cho tiết kiệm và đầu tư thấp.
- Theo P.A.Samuelson để phá vỡ vòng luẩn quẩn này ở các nước đang phát triển cần có cú hích từ bên ngoài, đó chính là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
- c) Xu hướng dịch chuyển vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Tuy có những bước thăng trầm, song nhìn chung luồng vốn FDI đã có khối lượng lớn, chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng vốn đầu tư quốc tế

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt