« Home « Kết quả tìm kiếm

Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực Tây Bắc của Việt Nam.


Tóm tắt Xem thử

- NGUYỄN XUÂN HẢI THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO KHU VỰC TÂY BẮC CỦA VIỆT NAM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS.
- TRẦN THỊ BÍCH NGỌC HÀ NỘI - 2013 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài : “Thực trạng và giải pháp thu hút Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực Tây Bắc của Việt Nam” Tác giả luận văn: Nguyễn Xuân Hải Khóa Người hướng dẫn: TS.
- Lý do chọn đề tài Khu vực Tây Bắc có địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng, có nhiều tiềm năng phát triển về tài nguyên khoáng sản, du lịch, kinh tế cửa khẩu…Tuy nhiên, do xuất phát điểm thấp, đa số các tỉnh trong Vùng lại thuộc địa bàn có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn, cùng với công tác quản lý nhà nước về thu hút các nguồn vốn đầu tư còn hạn chế nên tiềm năng, thế mạnh của Vùng vẫn chưa được khai thác hiệu quả.
- Để thoát ra khỏi “cái vòng luẩn quẩn” của đói nghèo, giải pháp tăng cường thu hút “nguồn lực từ bên ngoài” đã được nhiều địa phương trong Vùng tích cực triển khai.
- Bước đầu, nguồn vốn đầu tư nước ngoài đã chứng tỏ vai trò trong việc tạo ra động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các tỉnh này.
- Mặc dù vậy, để có thể tạo ra bước phát triển đột phá và bền vững trong công tác thu hút đầu tư nước ngoài của cả một vùng Tây Bắc rộng lớn, cần có những nghiên cứu, đánh giá toàn diện về hoạt động quản lý và thu thút đầu tư nước ngoài trên toàn khu vực.
- Có như vậy, các khu vực Tây Bắc mới sớm rút ngắn và thu hẹp dần khoảng cách phát triển với các vùng Kinh tế phát triển khác trong cả nước.
- Mục đích nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn.
- ¾ Mục đích nghiên cứu - Đánh giá vai trò, tác động của dòng vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong phát triển kinh tế - xã hội khu vực Tây Bắc của Việt Nam.
- Phân tích thực trạng hoạt động thu hút Đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn các tỉnh Tây Bắc.
- Đề xuất các giải pháp tăng cường thu hút dòng vốn FDI vào khu vực.
- ¾ Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là thực trạng thu hút và triển khai nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các tỉnh miền núi phía Bắc.
- 2 ¾ Phạm vi nghiên cứu.
- Về thời gian: chủ yếu tập trung nghiên cứu và phân tích số liệu về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài của các tỉnh vùng Tây Bắc giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2013 và xem xét, đề xuất các giải pháp đến năm 2020.
- Về không gian: nghiên cứu tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài của 12 tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam thuộc phạm vi quản lý trực tiếp của Ban Chỉ đạo Tây Bắc gồm: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn và Phú Thọ.
- Chương 1: Phân tích, đánh giá những khái niệm, lý thuyết liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và những bài học kinh nghiệm thu hút FDI thành công.
- Chương 2: Tìm hiểu thực trạng và đánh giá tác động của dòng vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn các tỉnh Tây Bắc.
- Chương 3: Đề xuất các nhóm giải pháp nhằm tăng cường hoạt động thu hút, cải thiện chất lượng và sử dụng hiệu quả nguồn vốn FDI trên địa bàn các tỉnh Tây Bắc.
- ¾ Các đóng góp mới của đề tài - Tổng hợp, phân tích những đặc điểm và thực trạng thu hút đầu tư nước ngoài của không chỉ một địa phương mà trên toàn vùng Tây Bắc - Đề xuất các giải pháp thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài hướng tới các mục tiêu mang tính quốc gia và có tính liên kết.
- đảm bảo phù hợp với thực trạng, năng lực của toàn khu vực và hài hòa với các lợi ích phát triển chung của cả nước.
- Phương pháp nghiên cứu Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở kết hợp hai phương pháp định lượng và định tính để nghiên cứu các mục tiêu đề ra.
- Các phương pháp định lượng (gồm thống kê, phân tích, dự báo…) được sử dụng để phân tích các số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu các mục tiêu.
- Các phương pháp định tính dùng để phân tích các điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức trong việc thu hút FDI của các địa phương trong Vùng.
- Luận văn cũng sử dụng phương pháp phân tích, đánh giá, đối chiếu và so sánh giữa chính sách thu hút FDI của các địa phương với các kết quả và số liệu thực tế.
- Kết luận Do Tây Bắc là khu vực có địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về an ninh, quốc phòng và an sinh xã hội nơi có cộng đồng các dân tộc thiểu số sinh sống, nên mục tiêu quan trọng nhất trong chiến lược thu hút FDI của các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc không phải là số lượng vốn thu nhận được, mà phải là sự kết hợp hài hòa của các yếu tố: hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường, kết hợp hài hòa lợi ích chung của Vùng với lợi ích của nhà đầu tư.
- Đã đến lúc, thu hút FDI vùng Tây Bắc cũng cần coi trọng hơn tới chất lượng và hiệu quả kinh tế - xã hội.
- Trên cơ sở đó, Luận văn đã nghiên cứu và đưa ra những đánh giá về thực trạng của quá trình thu hút và triển khai các dự án FDI trên địa bàn tỉnh Tây Bắc, từ đó thấy được các ưu nhược điểm của quá trình này.
- Trên cơ sở đó, luận văn đã tìm và phân tích những nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trong quá trình thu hút và triển khai dự án FDI, làm cơ sở để đề ra các giải pháp tăng cường hoạt động thu hút và triển khai nguồn vốn FDI trên địa bàn các tỉnh Tây Bắc.
- Hi vọng, những nghiên cứu trên đây tuy sơ sài song cũng rất hy vọng làm cho bức tranh về thu hút vốn FDI Vùng Tây Bắc sáng sủa thêm phần nào, góp phần nhỏ bé vào sự nghiệp phát triển KT-XH của các địa phương trong Vùng

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt